KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 23 LỚP 1/1
Cập nhật lúc : 20:48 06/03/2022
Trường TH&THCS Lê Văn Miến Kế hoạch bài dạy lớp 1/1
TUẦN 23
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ
Trò chơi sinh hoạt cộng đồng
Tiết 2,3: Tiếng Việt Rửa tay trước khi ăn
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh.) - GV yêu cẩu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (18-20’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh, (tranh 1: nhúng nước, xát xà phòng lên hai bàn tay; tranh 2: chà xát các kẽ ngón tay; tranh 3: rửa sạch tay dưới vòi nước, tranh 4: lau khô tay bằng khăn). - GV nhận xét, tuyên dương. |
- Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Từng học sinh nhắc lại. (Ăn chín, uống sôi để phòng bệnh.) - Học sinh viết câu hoàn chỉnh vào vở. - Học sinh quan sát tranh nói theo mẫu. - Học sinh trình bày kết quả. - Học sinh nhận xét. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7.Nghe viết. ( 15-17’) - GV đọc to cả hai câu (Để phòng bệnh, chúng ta phải rửa tay trước khi ăn. Cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.) - GV lưu ý HS một số vân đề chính tả trong đoạn văn. + Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: bệnh, trước, xà, nước, sạch. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách. - GV đọc cho HS viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cẩn đọc theo từng cụm từ (Để phòng bệnh/ chúng ta phải rửa tay/ trước khi ăn./ Cẩn rửa tay bằng xà phòng/ với nước sạch. - Mỗi cụm từ đọc 2- 3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa. (8-10’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - Gọi từng HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lẩn. 9.Trò chơi Em làm bác sĩ. (5-6’) - Mục đích của trò chơi: Thông qua việc nhập vai bác sĩ và bệnh nhân, HS có cơ hội phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và mở rộng hiểu biết về vấn đề giữ gìn vệ sinh, sức khoẻ. - Cách thức: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 HS (số nhóm tuỳ thuộc vào sĩ số của mỗi lớp). Mỗi nhóm cử 1 người làm bác sĩ, những bạn còn lại làm bệnh nhân. Hình dung tình huống diễn ra ở phòng khám. Bác sĩ khám, chẩn đoán bệnh, và đưa ra những lời khuyên phòng bệnh. - GV có thể cho lớp biết trước những bệnh và nguyên nhân thường gặp ở trẻ em: 1. Đau bụng (do ăn quá no, ăn uống không hợp vệ sinh) 2. Sâu răng (do ăn nhiều kẹo, không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách) 3. Cảm, sốt (do đi ra nắng không đội mũ nón hoặc dầm mưa lâu bị lạnh) Sau khi các nhóm thực hành, GV cho một số nhóm trình diễn trước cả lớp và cả lớp chọn ra nhóm xuất sắc.
10. Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - Hôm nay chúng ta học tập đọc bài gì? - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn học sinh về nhà học bài. |
- Học sinh đọc thầm.
- Từng học sinh nhắc lại, viết bảng con.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở.
- Học sinh đổi vở cho nhau soát lỗi. + 2- 3 học sinh lên trình bày kết quả trước lớp. - 2 học sinh đọc các từ ngữ - Học sinh chơi trò chơi. Em làm bác sĩ - Chia 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 người làm bác sĩ khám bệnh, còn lại làm bệnh nhân. - 2 HS nhắc lại nội dung của bài. Rửa tay trước khi ăn |
.................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận đúng về dài hơn – ngắn hơn, cao hơn – thấp hơn.
- Thực hành giải quyết được các vấn đề thực tế đơn giản liên quan đến đo độ dài.
2. Phát triển năng lực:
-Thực hiên thao tác tu duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát,
- Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.
- Xác định cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1: Luyện tập
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 5’
5’
5’
7’
5’
|
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Yêu cầu HS dùng thước có vạch chia xăng- ti – mét đê đo độ dài các đồ dùng học tập của mình (sách, vở, bút chì, hộp đựng bút,…). - Gọi 2-3 HS trình bày kết quả làm việc của mình. -GV nhận xét, tuyên dương 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Đồ vật nào dài hơn? - GV cho HS nêu tên các đồ vật trong tranh. - GV nêu lưu ý bài này HS không dùng thước để đo độ dài mà chỉ ước lượng. -GV hỏi từng câu một cho HS trả lời. -Gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận a. Bút chì dài hơn bút sáp. b. Cục tẩy dài hơn cái ghim. * Bài 2: Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi: + Trong tranh gồm những bạn nào? + Bạn nào cao nhất? + Bạn nào thấp nhất? -Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. a. Bạn Nam cao nhất. b. Bạn Mi thấp nhất. * Bài 3:Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? Thước hay bút chì dài hơn? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi: a. Ngựa hay hươu cao cổ cao hơn? + Trong bức tranh thứ nhất, có con gì? + Con nào cao hơn? + Con nào thấp hơn? - Yêu cầu HS nhận xét. -GV nhận xét, kết luận. + Hươu cao cổ cao hơn. + Ngựa thấp hơn. b. Thước hay bút chì dài hơn? + Trong tranh có những đồ vật nào? GV lưu ý cho HS: bút chì đặt đứng, thước kẻ đặt ngang nên không so sánh trực tiếp chiều dài của hai vật với nhau được. Vì thế các em so sánh gián tiếp thông qua vật trung gian là quyển sách Toán 1. + Bút chì hay quyển sách Toán 1 dài hơn? + Thước kẻ hay quyển sách Toán 1 dài hơn? + Thước kẻ hay bút chì dài hơn?
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét, kết luận. Thước kẻ dài hơn quyển sách Toán 1, quyển sách Toán 1 dài hơn bút chì. Vậy thước kẻ dài hơn bút chì. * Bài 4: Đo độ dài mỗi đồ vật - GV nêu yêu cầu của bài 4. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. + Trong tranh có những đồ vật nào? - GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi đồ vật. - GV yêu cầu HS nêu đồ dài mỗi đồ vật. Một HS nêu một đồ vật. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bút chì dài 8cm + Bút sáp màu dài 6cm + Đồng hồ dài 12cm + Điện thoại dài 10cm. * Bài 5: Đồ vật nào dưới đây cho được vào trong hộp bút? - GV yêu cầu HS nêu các đồ vật trong tranh và hỏi độ dài của từng đồ vật. + Đồ vật nào cho được vào trong hộp bút? - GV nhận xét, kết luận: Bút chì, cục tẩy cho được vào trong hộp bút. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Luyện tập chung tiết 2. |
-HS thực hành đo. -HS trình bày. -HS lắng nghe. -HS nêu: Bút chì, bút sáp màu, cục tẩy, cái ghim. -HS lắng nghe. -HS trả lời. a. Bút chì dài hơn bút sáp. b. Cục tẩy dài hơn cái ghim. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Nam, Mi, Việt, Mai. - HS trả lời: Bạn Nam - HS trả lời: Bạn Mi - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Hươu cao cổ, ngựa vằn -HS trả lời: Hươu cao cổ -HS trả lời: Ngựa -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Sách toán 1, bút chì, thước kẻ. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Sách Toán 1dài hơn. -HS trả lời: Thước kẻ dài hơn -HS trả lời: Thước kẻ dài hơn bút chì -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh. -HS trả lời: Bút chì, bút sáp màu, đồng hồ, điện thoại. -HS lắng nghe. -HS trả lời. + Bút chì dài 8cm + Bút sáp màu dài 6cm + Đồng hồ dài 12cm + Điện thoại dài 10cm. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe, trả lời: Hộp bút: 15cm, bút chì: 9cm, thước kẻ: 20cm, cục tẩy: 3cm. -HS trả lời: Bút chì, cục tẩy. |
.................................................................................................................................................
Tiết 5,6: Tiếng Việt
Lời chào
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tôn trọng mọi người trong giao tiếp; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Lời chào.
- GV nắm được sự khác biệt về cách thức chào hỏi theo bối cảnh (lớp học, ở nhà, ngoài xã hội,...), theo đặc trưng xã hội của người chào và người được chào (tuổi tác, giới tính,...), theo vùng địa lí (nông thôn, thành thị, miền Bắc, miền Nam,...).
- GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ được dùng theo phương thức tu từ so sánh và ẩn dụ trong bài (lời chào - bông hoa - cơn gió - bàn tay).
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp.
2. Học sinh: - SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động ( 4-5’) - Ôn: GV gọi HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động. + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
a. Hai người trong tranh đang làm gì?
b. Em thường chào những ai? Em chào như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời (a. Họ gặp nhau, hắt tay nhau và nói lời chào nhau; b. Câu trả lời mở), sau đó dẫn vào bài thơ Lời chào. 2. Đọc. (24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ. - GV hướng dẫn cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (chân thành: rất thành thật, xuất phát từ đáy lòng; cởi mở: dễ bày tỏ suy nghĩ, tình cảm). + Gọi một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV gọi một số HS đọc cả bài thơ.
3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau (5-6’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ. - GV cho học sinh viết những tiếng tìm được vào vở.
- GV yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả. - GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời (nhà - xa, ngày-tay,nào - bao, trước- bước). |
- 2 học sinh nhắc lại bài tiết học trước.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời. - Từng học sinh trả lời câu hỏi. a. Họ gặp nhau, hắt tay nhau và nói lời chào nhau. - HS trả lời
- HS đọc thầm bài trong SGK. - HS đọc từng dòng thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. - HS đọc từng khổ thơ. + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ 2 lượt. - Học sinh lắng nghe.
+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm. - Một số HS đọc từng khổ thơ. - HS đọc cả bài thơ + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- Lớp đọc thầm bài thơ, tìm tiếng cùng vần với nhau. - HS viết vào vở.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét. - Từng học sinh nhắc lại. |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Trả lời câu hỏi. (9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi, a. Lời chào được so sánh với những gỉ?
b. Em học được điểu gì từ bài thơ này? - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Học thuộc lòng. (10-12’) - GV treo bảng phụ hai khổ thơ đầu lên bảng. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. - Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này. 6. Hát một bài hát về lời chào hỏi.(5-6’) - Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo. - Giáo viên cho cả lớp hát. 7. Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - Gọi HS nêu ý kiến về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Dặn học sinh về nhà đọc lại bài nhiều lần. |
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi. a. Lời chào được so sánh với bông hoa, cơn gió, bàn tay. b. Đi đâu cũng cần nhớ chào hỏi.
- HS nhận xét, đánh giá
- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu. - Học sinh học thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- Cả lớp hát bài hát. Lời chào - 1 học sinh nhắc lại nội dung bài. - Từng học sinh nêu. |
................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Khi mẹ vắng nhà
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: nghe lời cha mẹ, có ý thức bảo vệ an toàn cho bản thân; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đê đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB (truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Khi mẹ vắng nhà, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (giả giọng, tíu tít) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- Nắm vững những kĩ năng HS tiểu học cần có để tự bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình, VD: không mở cửa cho người lạ, không với đồ vật trên cao,... (Vì sao phải phòng tránh? Phòng tránh như thế nào?...)
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp.
2. Học sinh:- SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: Gọi HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điểu thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Em thấy những gì trong bức tranh? b.Theo em, bạn nhỏ nên làm gì?Vì sao? + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Khi mẹ vắng nhà. 2.Đọc. (29-30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi HS đọc từng câu.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ khó. - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Trong khu rừng nọ/ có một đàn dê con sổng cùng mẹ; Đợi dê mẹ đi xa,/ nó gõ cửa/ và giả giọng dê mẹ.) * Bài được chia làm mấy đoạn? + GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến nghe tiếng mẹ; đoạn 2: tiếp theo đến Sói đành bỏ đi-, đoạn 3: phẩn còn lại). - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (giả giọng: cố ý nói giống tiếng của người khác; tíu tít: tả tiếng nói cười liên tiếp không ngớt). - GV cho HS đọc đoạn theo nhóm.
+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- Từng học HS nhắc lại bài.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm. - 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS bổ sung thêm. - Lớp đọc thầm bài. + HS đọc nối tiếp từng câu. + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Từng học sinh đọc câu văn dài.
- Chia làm 3 đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn - Cả lớp lắng nghe + HS đọc đoạn theo nhóm. + HS đọc toàn bài. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. |
|
TIẾT 2 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
a. Dê mẹ dặn dê con chỉ được mở cửa khi nào? b. Sói làm gì khi dê mẹ vừa đi xa?
c. Nghe chuyện, dê mẹ đã nói gì với đàn con?) - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - GV và HS thống nhất câu trả lời. 4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ.) - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Dê mẹ dặn đàn con chỉ được mở cửa khi nghe tiếng mẹ. b. Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ.
c. Nghe chuyện, dê mẹ khen đàn con ngoan.
- Đại diện nhóm trình bày câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại câu trả lời đúng và viết vào vở. - Khi dê mẹ vừa đi xa, sói gõ cửa và giả giọng dê mẹ. - Học sinh để vở lên bàn. |
|
..................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Khi mẹ vắng nhà
TIẾT 3 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17 -18’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Khi ở nhà một mình, em không được mở cửa cho người lạ.) - GV yêu cẩu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Quan sát tranh và kể lại câu chuyên Khi mẹ vắng nhà.(17-18’) - Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5- 6 HS. - Các nhóm tập đóng vai kể lại câu chuyện - GV gọi 1-2 nhóm đóng vai kể lại câu chuyện theo gợi ý. - Các nhóm còn lại quan sát, nghe và nhận xét. - Lớp bình bầu nhóm kể chuyện hay nhất |
- Học sinh hoạt động nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Khi ở nhà một mình, em không được mở cửa cho người lạ. - 3 học sinh nhắc lại câu trên bảng. - Học sinh viết vào vở. - Học sinh quan sát tranh kể lại câu chuyện Khi mẹ vắng nhà. - Chia 4 nhóm lên bảng đóng vai. - Học sinh đóng vai kể chuyện. -1HS đóng vai dê mẹ, số HS còn lại đóng vai dê con. Các nhóm tập đóng vai kể lại câu chuyện. - Học sinh quan sát. - Học sinh nhận xét nhóm kể hay. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết. (17- 18’) - GV đọc to cả hai câu. (Lúc dê mẹ vừa đi, sói đến gọi cửa. Đàn dê con biết sói giả giọng mẹ nên không mở cửa.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: dê, sói, giọng. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - GV đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Lúc dê mẹ vừa đi,/ sói đến gọi cửa./ Đàn dê con/ biết sói giả giọng mẹ/ nên không mở cửa.). - Mỗi cụm từ đọc 2- 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (9-10’) - GV cho học sinh sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - GV gọi từng cặp trình bày kết quả trước lớp
9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh: (5-6’) Những gì em cẩn phải tự làm? Những gì em không được tự ý làm? - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh (những gì em cần phải tự làm, những gì không được tự ý làm), có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số nhóm trình bày kết quả nói theo tranh. (Tranh 1: Một bạn nhỏ đang tự mặc quần áo. (Trẻ em 6 - 7 tuổi phải tự làm được); Tranh 2: Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đô vật trên tủ bếp cao. (Trẻ em 6-7 tuổi không được làm vì có thể ngã, nguy hiểm). - GV và HS nhận xét. - GV có thể gợi ý HS nói thêm về một sò việc trẻ cần tự làm và một số việc trẻ em không được phép làm vì nguy hiểm. 10.Củng cố. (2-3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - Gọi HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). - GV nhận xét, khen ngợi, động viên hs - Dặn học sinh về nhà ôn bài. |
- Cả lớp lắng nghe và đọc thầm.
-Học sinh viết bảng con. dê, sói, giọng.
- Học sinh viết từng câu vào vở.
- 3 học sinh đọc cụm từ trên bảng.
- Học sinh lấy bút soát lỗi chính tả. - Học sinh để vở lên bàn.
- HS làm việc theo nhóm đôi. - Một số nhóm HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điển vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần. - Học sinh quan sát tranh trong khung để nói theo tranh.
- Học sinh lắng nghe. - Học sinh hoạt động nhóm, quan sát tranh trao đổi trong nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Tranh 1: Một bạn nhỏ đang tự mặc quần áo. - Tranh 2: Bạn nhỏ đang đứng trên ghế và kiễng chân lấy một đồ vật trên tủ bếp cao. - HS nhận xét. - 2 học sinh nhắc lại nội dung của bài. - Từng học sinh nêu. |
................................................................................................................
Tiết 4: Toán Luyện tập chung (tiết 2)
TIẾT 2: Luyện tập
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 6’
7’
7’
7’
|
2. Hoạt động 1: Khởi động:
- Yêu cầu HS so sánh xem mình và bạn ngồi bên cạnh ai cao hơn, ai thấp hơn? 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. + Bục nào cao nhất? + Bục nào thấp nhất? GV nêu: Bạn về đích thứ nhất đứng ở bục cao nhất. Bạn về đích thứ ba đứng ở bục thấp nhất. + Bạn nào về đích thứ nhất? + Bạn nào về đích thứ hai? + Bạn nào về đích thứ ba? - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bạn Thỏ về đích thứ nhất. + Bạn Cáo về đích thứ hai. + Bạn Sóc về đích thứ ba. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV hỏi: + Trong tranh gồm bao nhiêu cây? + Số cây từ chỗ cáo tới chỗ sóc là bao nhiêu? + Số cây từ chỗ cáo tới chỗ thỏ là bao nhiêu? + Cáo đứng gần thỏ hay sóc hơn? -GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Từ chỗ cáo tới chỗ sóc dài hơn từ chỗ cáo tới chỗ thỏ. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. + Sóc có thể đến chỗ hạt dẻ bằng hai con đường nào? (đường màu vàng, đường màu xanh). + Đường màu vàng gồm bao nhiêu bước?(4 + 6 = 10 bước). + Đường màu xanh gồm bao nhiêu bước?( 8 bước). + Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường nào ngắn hơn? (đường màu xanh). - GV nhận xét, kết luận: Bạn sóc đi đến chỗ hạt dẻ theo đường màu xanh ngắn hơn. * Bài 4: - GV nêu yêu cầu của bài 4a. - GV yêu cầu HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét để đo đúng độ dài mỗi cây bút chì. - GV yêu cầu HS nêu độ dài mỗi cây bút chì. Một HS nêu một đồ vật. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: + Bút chì A: dài 7cm + Bút chì B: dài 8cm + Bút chì C: dài 3cm + Bút chì D: dài 5cm + Bút chì E: dài 9cm - GV nêu yêu cầu của bài 4b. -GV hỏi: + Bút chì nào dài nhất? + Bút chì nào ngắn nhất? -GV nhận xét, kết luận: + Bút chì E dài nhất + Bút chì C ngắn nhất. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài tiếp theo Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. |
-HS thực hành -HS lắng nghe. -HS trả lời: Bục 1. -HS trả lời: Bục 3. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Bạn Thỏ -HS trả lời: Bạn Cáo -HS trả lời: Bạn Sóc -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS trả lời: 10 cây -HS trả lời: 6 cây -HS trả lời: 4 cây -HS trả lời: Cáo đứng gần Thỏ -HS nhận xét. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS trả lời: đường màu vàng, đường màu xanh. - HS trả lời: 10 bước - HS trả lời: 8 bước - HS trả lời: đường màu xanh - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS quan sát tranh -HS thực hành đo -HS trả lời. + Bút chì A: dài 7cm + Bút chì B: dài 8cm + Bút chì C: dài 3cm + Bút chì D: dài 5cm + Bút chì E: dài 9cm -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe -HS trả lời: Bút chì E -HS trả lời: Bút chì C -HS lắng nghe. -HS lắng nghe |
..............................................................................................................
Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Luyện tập tuần 23
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Điểu em cẩn biêt thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một vấn đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, vở bài tập, bảng phụ.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vẩn HS cần luyện đọc.
2. Học sinh:- VBT, bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oanh, uyt, iêu, iêm. (14-15’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. - GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. - Nhóm vần thứ nhất: + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần oanh, uyt. + HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. - Nhóm vần thứ hai: + GV cho HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iêm. + HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học. (18-20’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. - GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, với bài Rửa tay trước khi ăn thì chọn lời khuyên Cần phải rửa tay sạch trước khỉ ăn để phòng bệnh. - Gọi một số HS trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng (Lời chào - Nhớ chào hỏi khi gặp gỡ; Khi mẹ vắng nhà - Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình; Nếu không may bị lạc. - Khi đi chơi chỗ đông người, phải chú ỷ đề phòng bị lạc; Đèn giao thông - Khi đi đường, cần phải tuân thủ sự điều khiển của 3. - Chọn việc cần làm ở B phù hợp với tình huống ở A - Đây là bài tập giúp HS ôn luyện lại một số nghi thức lời nói cơ bản, phổ biến, hầu hết đã học ở học kì 1 và cũng thuộc chủ điểm Điều em cần biết. - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. - GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, tình huống Gặp ai đó lần đầu và em muốn người đó biết về em thì cần giới thiệu. - Gọi một số HS trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng (Được ai đó giúp đỡ - cảm ơn, Có lỗi với người khác - xin lỗi, Muốn người khác cho phép làm điều gì đó - xin phép, Khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui - chúc mừng.)đèn giao thông). |
- HS tìm từ ngữ chứa tiếng vần oanh, uyt, iêu, iêm. - HS hoạt động theo nhóm đôi. + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp - Cả lớp đọc đổng thanh một số lẩn. + HS làm việc nhóm đôi + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ - Cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS lắng nghe và nhắc lại câu mẫu. - Từng học sinh trình bày. + Khi mẹ vắng nhà: Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình. + Nếu không may bị lạc: Khi đi chơi chỗ đông người, phải chú ỷ đề phòng bị lạc; + Đèn giao thông: Khi đi đường, cần phải tuân thủ sự điều khiển của 3 |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Kể với bạn về một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. -Gọi một số HS kể trước lớp, mỗi HS kể một trường hợp. - GV nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu mà HS đã đề cập và có thể bổ sung thêm. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS nêu được những tình huống tiêu biểu, có cách kể rõ ràng. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 5.Viết một câu về điều em nên làm hoặc không nên làm. (10-12’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận về điều HS nên làm hoặc không nên GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và có thể bổ sung thêm những điều HS cần làm hoặc không nên làm. - Từng HS tự viết 1-2 câu về nội dung vừa thảo luận. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp. - GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo. 6. Đọc mở rộng. (9-10’) - Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày. GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. - HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em nói với nhau về cuốn sách mình đã đọc, về điều các em học được. GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi: Nhờ đâu em có được cuốn sách này (mua, mượn, được tặng,...)? Cuốn sách này viết về cái gì? Có gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách?... - Gọi một số HS nói trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 7.Củng cố. (3-4’) - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên. - Dặn HS về ôn bài, viết bài vào vở. Chuẩn bị bài tiết sau. |
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số (2 - 3) HS kể trước lớp, mỗi HS kể một trường hợp. - HS nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi về điều nên làm, không nên làm. - Cá nhân viết 1-2 câu vào vở và trình bày trước lớp. - HS nhận xét. - HS làm việc nhóm đôi trao đổi với nhau về cuốn sách - Một số (3 - 4) HS nói trước lớp. - HS nhận xét. - 2 HS nhắc lại nội dung. |
.............................................................................................................................................
...............................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức
Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất
I. MỤC TIÊU
Sau hài học này, HS sẽ:
- Biết được ý nghĩa của việc nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
- Biết cách xử lí khi nhặt được của rơi.- Chủ động thực hiện những cách xử lí khi nhặt được của rơi, nhắc nhở người khác trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
II.CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, âm nhạc (bài hát “Bà còng đi chợ trời mưa” - sáng tác: Phạm Tuyến),... gắn với bài học “Nhặt được của rơi tra lại người đánh mất”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể - chia sẻ trải nghiệm - GV đặt câu hỏi: Hãy kể về một tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất mà em biết. - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là hành động nên làm, đáng 2. Khám phá Khám phá vì sao nhặt được của rơi cân trỏ lại người đánh mất - GV cho HS quan sát tranh “Bà Còng đi chợ trời mưa” (trên bảng hoặc trong SGK), mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung). + Tranh 1: Bà Còng đi chợ trời mưa; Tôm, Tép dẫn đường cho bà. + Tranh 2: Tôm, Tép đưa bà đến đoạn đường cong thì bà đánh rơi tiền và Tôm + Tranh 3: Tôm, Tép đưa bà về tới nhà, trả tiền cho bà. + Tranh 4: Bà Còng cẩm tiền, cảm động ôm hai cháu: “Các cháu ngoan quá!” - GV mời một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV mời HS cả lớp chia sẻ: + Em nhận xét gì về hành động của Tôm và Tép? + Bà Còng cảm thấy thế nào khi nhận lại tiền? + Theo em, vì sao nhặt được của rơi cần trả lại người đánh mất? - GV khen ngợi HS, sử dụng bĂng nhạc cho cả lớp hát theo bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”. Kết luận: Người bị mất tiền hay đồ thường cảm thấy buồn và tiếc vì đó là những thứ họ phải mất công sức làm ra, hay đó là tiền của người thân, bạn bè tặng,... Vi thế, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất là việc làm tốt, đem lại niềm vui cho họ. 3. Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm GV chia HS theo nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát tranh, trong tranh có ba cách GV có thể dùng mặt cười, mặt mếu hay thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận: lựa chọn cách làm nào dưới các tranh. + Mặt cười: cách làm 2 (Cô giáo đã dạy... Mình phải nhờ mẹ tìm cách trả lại). + Mặt mếu: cách làm 1 (Mình sẽ không nhặt vì không phải của mình) và cách - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao chọn cách làm 2, vì sao không chọn cách làm 1 và 3. - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau: Kết luận: Nhìn thấy của rơi, bỏ đấy, không quan tâm; hoặc coi của rơi nhặt được là của mình là không nên. Nhặt được của rơi nhờ người đáng tin cậy trả lại người đánh mất là hành động nên làm. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV đặt câu hỏi: Đã bao giờ em nhặt được đổ của người khác chưa? Lúc đó, em đã làm gì? - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn nhặt được của rơi biết tìm cách trả lại người đánh mất. Vận dụng Hoạt động 1 Xử lí tình huống - GV cho HS quan sát ba tranh tình huống trong SGK, nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì khi ở trong các tình huống sau? - GV lần lượt treo từng tranh (hoặc chiếu hình hay sử dụng vật thật như: tiền, đồng hồ đeo tay, ba lô đẹp - để tạo tình huống). Ở mỗi tình huống, GV mời một sổ HS lên chia sẻ cách xử lí. - GV khen ngợi, tổng kết các cách xử lí tình huống của HS qua lời kết luận sau: Kết luận: Các cách xử lí đáng khen: - Nếu em là bạn trong tranh 1, khi quét nhà thấy tờ tiền rơi, em sẽ báo cho người thân trong nhà. - Nếu em là bạn trong tranh 2, khi nhìn thấy chiếc đồng hồ rơi trên sân trường, em sẽ, tìm thấy, cô chủ nhiệm hay cô Tổng phụ trách, cô trực tuần hoặc bác bảo vệ nhờ trợ giúp người đánh mất. - Nếu em là bạn trong tranh 3, khi nhìn thấy ba lô của ai để quên trên ghế ở công viên em sẽ nhờ bố mẹ (nếu bố mẹ đi cùng) hoặc nhờ bảo vệ công viên, nhờ công an ở gần mình nhất trả giúp người bỏ quên. Hoạt động 2 Em trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi GV hướng dẫn HS đóng vai theo cặp nhắc nhau cách trả lại người đánh mất mỗi khi nhặt được của rơi. HS có thể chọn các tình huống ở mục Luyện tập hoặc có thể tưởng tượng và chủ động đóng vai các tình huống khác nhau. Kết luận: HS biết xác định người đáng tin cậy để nhờ trả lại đổ mà mình nhặt được. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
|
-HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu - HS quan sát |
…………………………………………………………………………..
Tiết 4: TN&XH: Các giác quan của cơ thể
Tiết 2 |
|
1. Mở đầu:
-GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. Các HS khác theo dõi 2. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -GV yêu cầu HS dùng tay bịt mắt lại và đặt câu hỏi +Các em có nhìn thấy gì không? + Bịt tai xem có nghe thấy gì không. - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS tự giác thực hiện hoạt động và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 -GV cho HS quan sát tranh và nêu các việc làm để bảo vệ mắt và tai - GV nhận xét, bổ sung - GV kết luận: đi khám bác sĩ; nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai; bịt tai, đeo kính không cho nước vào tai, mắt khi bơi; nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. -GV khuyến khích HS kể thêm các việc khác không có trong SGK. -GV cho HS quan sát và tìm các việc làm trong hình giúp các em phòng tránh cận thị (đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi viết đúng tư thế). Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mắt và tai. Biết được các việc nên làm để phòng tránh cận thị. Hoạt động 3 -GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: +Theo em, vì sao phải bảo vệ giác quan? - GV nhận xét, bổ sung Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận và trả lời câu hỏi, nêu được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan. 3. Hoạt động thực hành-GV cho HS thảo luận cả lớp để chỉ ra những việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai. -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 4. Hoạt động vận dụng-GV sử dụng phương pháp hỏi đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mắt và tai. - GV nhận xét Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra các việc mình và người thân đã làm ở nhà để bảo vệ mắt và tai. 5. Đánh giáNêu các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành bảo vệ mắt và tai cho mình và người thân. 6. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về những việc làm hằng ngày để chăm sóc, bảo vệ mũi, lưỡi và da. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS tham gia - Các HS khác theo dõi - HS thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh - HS nêu - HS lắng nghe - Nghe - HS kể - HS bổ sung cho bạn - HS quan sát và tìm các việc làm trong hình - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - HS thảo luận cả lớp - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe HS nêu - HS nhận xét - HS lắng nghe |
..................................................................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt
Nếu không may bị lạc
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
5.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn để đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba (tuy không phải là VB thông tin, nhưng các chi tiết trong VB có tính chân thực, gần gũi với đời sống hằng ngày của HS); nắm được nội dung của VB Nêu không may bị lạc, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong bài.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (đông như hội, mải mê, ngoảnh lại, suýt và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV nắm được những kĩ năng HS tiểu học cẩn có để bảo vệ bản thân khi ở nơi đông người như công viên, bến tàu hoặc khi bị lạc (cần nhớ số điện thoại của bó mẹ; bình tĩnh; nhớ thống nhất về điểm hẹn và tìm về điểm hẹn; nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, công an; không đi theo người lạ;...).
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh:- SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Bạn nhỏ đang ở đâu? Vì sao bạn ấy khóc? b. Nếu gặp phải trường hợp như bạn nhỏ, em sẽ làm gì? - GV cùng HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nếu không may bị lạc. 2. Đọc. (29- 30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vẩn mới. + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (ngoảnh lại). + GV đưa từ ngoảnh lại lên bảng và hướng dẫn HS đọc. - GV đọc mẫu vần oanh và từ ngoảnh lại. - Hướng dẫn HS đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (ngoảnh, hoảng, suýt, hướng, đường). - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Sáng chủ nhật,/ bô cho Nam và em/ đi công viên; Nam cứ mải mê xem,/ hết chỗ này/ đến chỗ khác.) - Hướng dẫn HS đọc đoạn + GV chia bài thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến lá cờ rất to; đoạn 2: phần còn lại) + GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (đông như hội: rất nhiều người; mải mê: ở đây có nghĩa là tập trung cao vào việc xem đến mức không còn biết gì đến xung quanh: ngoảnh lại: quay đầu nhìn về phía sau lưng mình; suýt (khóc): gần khóc). - GV đọc toàn bài. + GV đọc lại cả bài và chuyển tiếp sang phẩn trả lời câu hỏi. |
- Từng học HS nhắc lại. - HS quan sát tranh trao đổi nhóm. + Một số HS trả lời câu hỏi. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm. - HS hoạt động nhóm đôi - HS đọc CN- ĐT
|
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
a. Bố cho Nam và em đi chơi ở đâu? b. Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam thể nào? c. Nhớ lời bố dặn, Nam đã làm gì? - GV cho học sinh làm việc nhóm. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên.). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày câu trả lời. a. Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên. b. Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam nếu không may bị lạc thì nhớ đi ra cổng có lá cờ. c. Nhớ lời bổ dặn, Nam đi theo hướng tấm biển chỉ đường để đi ra cổng. - Các nhóm nhận xét. - Học sinh lắng nghe.
- Học sinh viết câu trả lời a vào vở. Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên - Học sinh để vở lên bàn. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (hình thành phép cộng thông qua thao tác với que tính, bài toán thực tế).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán thực tế có liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
17 ’
25 ’ 7’
8’
10’
3’
|
1. Hoạt động 1: Khám phá
- GV yêu cầu HS quan sát hình thứ nhất. - GV hỏi HS số lượng que tính trong mỗi hàng. + Để biết có tất cả bai nhiêu que tính ta làm phép tính gì? (phép tính cộng) - GV hướng dẫn viết phép tính 41 + 5 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn: Đặt tính: + Viết 41 rồi viết 5 thẳng cột với 1. + Viết dấu - + Kẻ vạch ngang. Tính: + 1 cộng 5 bằng 6 viết 6. + Hạ 4 viết 4. Vậy 41 + 5 = 46 - GV yêu cầu HS đếm tổng số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả. - GV yêu cầu HS quan sát hình thứ hai. - GV hỏi HS số lượng quả táo ở mỗi hàng. + Để biết có bao nhiêu quả táo ta làm phép tính gì? (Phép tính cộng). - GV hướng dẫn viết phép tính 20 + 4 theo hàng dọc rồi thực hiện tính, bắt đầu từ hàng đơn vị đến hàng chục. Lưu ý các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Chẳng hạn: Đặt tính: + Viết 20 rồi viết 4 thẳng cột với 0. + Viết dấu - + Kẻ vạch ngang. Tính: + 0 cộng 4 bằng 4 viết 4. + Hạ 2 viết 2. Vậy 20 + 4 = 24 - GV yêu cầu HS đếm tổng số qủa táo ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính của hai phép tính đó. - GV nhận xét, chốt lại. 2. Hoạt động 2: Hoạt động * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 2. Có thể cho HS thực hiện thành hai bước: bước thứ nhất đặt đúng phép tính, GV kiểm tra cả lớp xem đã đặt đúng chưa rồ mới chuyển sang bước thứ hai là tính. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 2. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS quan sát tranh trong sách. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi thực hiện phép tính ở bên trái và tìm kết quả ở bên phải. Thực hiện đúng, HS sẽ ghép được cặp con vật – thức ăn. - GV yêu cầu HS trình bày. - GV yêu cầu HS nhận xét. - GV nhận xét. GV giới thiệu thêm kiến thức về thức ăn của các loài vật gần gũi.
3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số (tiết 2). |
-HS quan sát. - HS trả lời: Hàng 1: 41que tính, hàng 2: 5 que tính. -HS trả lời: Phép tính cộng -HS quan sát, lắng nghe -HS đếm. -HS quan sát. -HS trả lời: Hàng 1: 20 quả táo. Hàng 2: 4 quả táo. -HS trả lời: Phép tính cộng. -HS quan sát, lắng nghe. -HS đếm. -HS nhắc lại. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 3 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. 24 + 3 = 27; 60 + 7 = 67; 82 + 5 = 87 -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -Cả lớp làm vào vở. 11 + 8 = 19; 71 + 5 = 76; 94 + 4 = 98 -3 HS lên bảng làm. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -HS quan sát. -HS thực hành. - HS trả lời. 40 + 9 = 49 76 + 2 = 78 90 + 8 = 98 25 + 1 = 26 - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. |
..............................................................................................................
Tiết 4: TN&XH
Các giác quan của cơ thể
Tiết 3 |
|
1.Mở đầu: -GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. 2. Hoạt động khám phá-GV cho HS quan sát hình và nêu tên các việc cần làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. - GV nhận xét, bổ sung -Khuyến khích HS kể thêm những việc làm khác không có trong SGK. -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. 3. Hoạt động thực hành-GV cho HS thảo luận cả lớp nội dung - GV nhận xét - GV kết luận những việc nên là (súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, đeo găng tay khi dọn vệ sinh,…). Không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da (ăn quá cay, nóng; dùng tay ngoáy mũi; không đeo găng tay khi làm vườn,…). Một số gợi ý về các hoạt động nên, không nên làm để bảo vệ da: - Nên: tắm, gội đầu, thay quần áo sạch sẽ, mặc quần áo khô, sạch, đeo găng tay khi dọn vệ sinh, rửa tay, đi dép, xoa kem chống nắng khi đi biển, mặc quần áo dài tay khi đi dưới trời nắng gắt,… - Không nên: gãi trầy xước da, đi chân đất, để móng tay, mặc quần áo ẩm, để tóc ướt đi ngủ, phơi quần áo nươi ẩm thấp thiếu nắng, tắm ao, chơi đùa gần ấm hoặc phích nước sôi,… Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. 4. Hoạt động vận dụng-GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. - GV nhận xét Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra những việc mình và người thân đã làm để bảo vệ mũi lưỡi và da. 5. Đánh giá-Nêu được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế, tự giác thực hiện các việc làm đơn giản để chăm sóc và bảo vệ mũi, lưỡi, da. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài theo những câu hỏi: Em bé trong hình đang làm gì? Mình đã nhắc em điều gì? Vì sao? -GV cho HS liên hệ bản thân trong thực tế về vấn đề này. Sau đó cho HS đóng vai theo tình huống. 6. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các bữa ăn hàng ngày, các hoạt động nên, không nên làm trong ăn uống để đảm bảo an toàn và giúp cơ thể khỏe mạnh. 6. Hướng dẫn về nhà * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS tham gia - Các HS khác theo dõi - HS quan sát hình và nêu tên - 2,3 hs trả lời - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - HS thảo luận cả lớp - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe. - - HS nêu -HS nhận xét - HS lắng nghe - 2, 3 hs nêu - HS lắng nghe |
...............................................................................................................................
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/