kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 14.
Cập nhật lúc : 17:09 11/12/2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2
NĂM HỌC 2022-2023
Tuần thứ:14 từ ngày: 5/12/2022 đến ngày: 9/12/2022
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
MÔN |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
2 5/12 |
Sáng |
1 |
HĐTN 1 |
Chào cờ |
|
2 |
Tiếng Việt |
Đọc: Sự tích hoa tỉ muội |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Đọc: Sự tích hoa tỉ muội |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
3 6/12 |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Viết: Chữ hoa N |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Nói và nghe: Hai anh em |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
GDTC |
||||
Chiều |
6 |
Luyện TV |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
Tin |
||||
8 |
HĐTN 2 |
Bài 14:Nghĩ nhanh , làm giỏi |
|||
4 7/12 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Đọc: Em mang về yêu thương |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Đọc: Em mang về yêu thương |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Anh |
||||
4 |
Toán |
Điểm , đoạn thẳng |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
TN&XH |
Bài 10:Mua bán hàng hoá t1 |
Bài giảng điện tử |
||
5 8/12 |
Sáng |
1 |
Toán |
Đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Viết: N-V Em mang về yêu thương |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện tập: Luyện từ và câu |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Đạo đức |
Bài 6: Khi em bị lạc (Tiết 2) |
Bài giảng điện tử |
||
6 9/12 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Đường gấp khúc, hình tứ giác |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Luyện viết đoạn, đọc mở rộng |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện viết đoạn, đọc mở rộng |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
TN&XH |
Bài 10:Mua bán hàng hoá T2 |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
Chiều |
6 |
Luyện Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
HĐTN 3 |
Tự phục vụ bản thân |
|||
8 |
GDTC |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
………………………….. ……………………………...
………………………………. ……………………………..
TUẦN 14
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: HĐTN-Ccờ
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 25: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm chị em thắm thiết của Nết và Na.Từ đó hiểu được hoa tỉ muội là loài hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Bồi dưỡng tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Nói về những việc anh, chị thường làm cho em. + Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình? - Nhận xét, thống nhất câu trả lời. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm - HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ. + Đoạn 2: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: sườn núi, ôm choàng, dân làng, rúc rích,... - Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 110. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr 56. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr110. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.56, 57. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110. - HDHS xem lại toàn bài, HĐ nhóm tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, thể hiện tình yêu thương với em Na. -Viết 1 câu nói về việc chị Nết làm cho em Na vào VBT tr57. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc câu của mình. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm bốn . - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Chị Nết cái gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,.... + C2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng. + C3: Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chân Nết đang rớm máu, bỗng lành hẳn, nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. + C4: Vì có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na,.... - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. -HĐ nhóm. - 1-2 HS đọc. - HS chia sẻ. |
__________________________________________
……………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Toán
TIẾT 66: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; các thẻ chữ số 3, 3, 8; bảng nhóm.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn” GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài vào vở - Mời 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. - YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Bài 2: - Gọi HS nêu YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Để điền được số vào ô trống, con cần làm gì? - YC HS làm bài vào VBT Toán. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - HDHS phân tích bài toán. - YC HS giải bài toán vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài tập. - Mời 3 HS đóng đọc lời của Mai, Nam và Rô-bốt. - Đưa ra câu hỏi: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nhãn vở của Rô-bốt? a. 32 – 17 b. 62 – 42 c. 51 -33 - YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài tập. - YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- Tham gia trò chơi. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách đặt tính, cách tính. Lớp NX, góp ý. - Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá. - 2 -3 HS nêu. - HS trả lời. - HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng nhóm. - Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý. -2 HS đọc. - Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. - Lớp NX, góp ý. -2 HS đọc. - 3 HS thực hiện. - HS thảo luận, tìm câu trả lời. - Lớp NX, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 67: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính; vận dụng vào giải các bài toán thực tế và tổ chức trò chơi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài;bảng nhóm.Các tấm thẻ để chơi trò chơi.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn” GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. - Dẫn dắt, giới thiệu vào bài. 2. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm bài vào vở - Mời 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. - YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Chiếu hình ảnh BT 2. - Cần tính tổng của những số nào? - Cần thực hiện phép tính nào? - YC HS làm bài vào vở. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - HDHS phân tích bài toán. - YC HS giải bài toán vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài tập. - Để tìm được số ở ô có dấu “?”, cần làm như thế nào? - YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài tập. - YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài. - Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp. - Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS. 3. Trò chơi “Cặp tấm thẻ anh em”: - Nêu tên trò chơi. - HD cách chơi. - Cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm 10 người. - Quan sát, cổ vũ, động viên học sinh. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- Tham gia trò chơi. - 2 -3 HS đọc. - HS làm bài. - 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách cách tính. Lớp NX, góp ý. - Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá. - 2 -3 HS đọc. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. - Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý. -2 HS đọc. - Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. - Lớp NX, góp ý. -2 HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận, tìm câu trả lời. - Lớp NX, góp ý. - 2 -3 HS đọc. - HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn. - HS chia sẻ. - Nghe HD cách chơi. - Các nhóm chơi trò chơi. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2: Tiếng Việt
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA N
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa N cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Nói lời hay, làm việc tốt.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa N.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa N. + Chữ hoa N gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa N. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa N đầu câu. + Cách nối từ N sang o. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa N và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Việt
Nói và nghe (Tiết 4)
HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về cảnh hai anh em trên cánh đồng lúa.
- Biết được anh em luôn đùm bọc, yêu thương giúp đỡ nhau.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Nghe kể chuyện - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Theo em, các tranh muốn nói tới sự việc gì? - GV kể lại toàn bộ câu chuyện. -GV kể lại từng đoạn và đặt câu hỏi với HS. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. - YC HS nhớ lại câu chuyện cô kể và dựa vào tranh minh họa cùng phần gợi ý phía dưới chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - GV HDHS kể cho người thân nghe những sự việc cảm động trong câu chuyện Hai anh em. -GV nhắc lại những sự việc cảm độngtrong câu chuyện để có thể kể cho mọi người cùng nghe. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
LUYỆN THÊM
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố về mẫu câu kiểu Ai là gì, Ai làm gì.
- Quan sát tranh trả lời câu hỏi về tình cảm anh em.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Giới thiệu bài : (2phút) 2. Thực hành: (30phút) Bài 1: a) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai là gì? b) Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai làm gì? - Nhận xét Bài 2: Viết đoạn văn theo câu hỏi gợi ý: a. Hai anh em đang làm gì? b. Anh đang làm gì? c. Anh nhìn em như thế nào? d. Vẻ mặt em thế nào? - Nhận xét 3. Củng cố -dặn dò: (3 phút) - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học. |
- Đọc đề bài - Làm việc theo nhóm đôi. - Cậu bé là người anh tốt. - Anh trai tặng Sơn xe đạp. - Nhận xét - Đọc y/c, đọc gợi ý, TLCH - Hai anh em đang ngồi chơi. - Anh đang kéo mũ cho em. - Anh nhìn em âu yếm. - Vẻ mặt em tươi cười. - HS Viết đoạn văn về tình cảm anh chị em trong gia đình. - Đọc đoạn văn vừa viết. Lắng nghe |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 7: Tin học
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 8: HĐTN (2)
BÀI 14: NGHĨ NHANH, LÀM GIỎI.
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS chủ động ứng phó với một số tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS trải nghiệm, xử lí các tình huống xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - GV hướng dẫn HS choi trò :" Gà con nhanh nhẹn" GV mời HS vào vai các chú gà con ứng phó nhanh khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. GV hô: “Cáo đến”, HS sẽ nhồi thụp xuống, hay tay vòng ôm lấy mình như đôi cánh gà mẹ che chở con. GV hô: “Mưa rồi!”, HS sẽ chạy vào vị trí ngồi. Cứ thế, GV nghĩ thêm một hoặc hai tính huống hành động tương ứng, thống nhất trước để HS cùng thực hiện (Ví dụ: “Đi kiếm mồi!”, “Trời nắng!”…) - GV tổ chức HS tham gia chơi. - GV nhận xét. - GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống có những tình huống đơn giản bất ngờ xảy ra, chúng ta phải bình tĩnh ứng phó. 2. Khám phá chủ đề: *Xử lí tình huống. - YCHS quan sát hình trong tranh và nói các bạn trong tranh đang làm gì? − GV giới thiệu tình huống : Tranh 1: Đang rót nước bị đổ nước ra ngoài. Tranh 2: Đang đi trên đường, bỗng mây đen kéo đến, có thể sắp mưa. Tranh 3: Đang lạnh, mặc áo khoác nhưng sau khi chạy nhảy bỗng thấy nóng, mồ hôi túa ra. - Tranh 4: Bị chảy máu cam. - GV yêu cầu HS trao đổi chỉ ra cách xử lí tình huống của các bạn trong mỗi tranh. - Yêu cầu HS báo cáo. - GV gọi HS nhận xét . - GV nhận xét . GV kết luận: Trong cuộc sống xảy ra nhiều tình huống bất ngờ nhưng có thể xử lí rất đơn giản mà em cũng làm được. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV yêu cầu HS tìm thêm một số các tình huống khác trong cuộc sống. Ví dụ: Mực đổ ra bàn học. - GV tổ chức cho HS phân tích tình huống đó: + Đang bơm mực không may quệt tay mực đổ ra bàn học ta làm thế nào? - Khi bơm mực chúng ta phải làm gì để mực k bị đổ ? − GV gợi ý một số tình huống cụ thể khác. - GV nhận xét . Và nêu ra điểm chung khi xử lí tình huông : Bình tĩnh, nghĩ, hành động .Yêu cầu dán thẻ ở góc lớp . 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - GV gợi ý HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ để biết thêm các tình huống khác có thể xảy ra và HS có thể tự ứng phó được. |
- HS quan sát, thực hiện theo HD. - HS tham gia chơi. - HS theo dõi. - HS lắng nghe. - HS thực hiện cá nhân. - HS thực hiện. - HS trình bày lại bằng lời và giải thích vì sao mình chọn cách xử lí tình huống như thế. - HS lắng nghe. - HS trao đổi. - HS trả lời. - 2-3 HS trả lời. - HS nêu. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. |
……………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2022
Tiết 1,2 : Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 26: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu tình cản yêu thyowng của bạn nhỏ dành cho em bé
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ đặc điểm, đặt câu nêu đặc điểm.
- Bồi dưỡng tình yêu thương, ý thức quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Sự tích hoa tỉ muội và nêu tình cảm chị dàng cho em. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Em nhìn thấy gì trong bức tranh? Cảnh vẽ ở đâu? Bạn nhỏ đang làm gì trong tranh? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng thể hiện được sự băn khoăn, ngây thơ của nhân vật. - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lẫm chẫm, cuộn tròn, giọt nước,... - Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.112. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.57. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc thể hiện sự băn khoăn của bạn nhỏ. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.112. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.58. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.113. - HDHS đặt câu với từ vừa tìm được. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm bốn. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: + C1: Bạn nhỏ đã hỏi mẹ em bé từ đâu đến. + C2: Bạn nhỏ tả em của mình: Nụ cười như tia nắng,bàn tay như nụ hoa, bước chân đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà. + C3: Đáp án: a,b,c,e + C4: Đáp án b - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. - HS đọc. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: Toán
TIẾT 68: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng thông qua hình ảnh trực quan.
- Đọc tên điểm, đoạn thẳng cho trước.
- Nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế.
- Đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Sử dụng phương tiện và công cụ học toán, Giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
+ Sợi dây, thước thẳng.
- HS: Thước thẳng có chia vạch cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Đưa ra sợi dây, mời 2 HS lên cầm 2 đầu sợi dây và kéo căng. - Đưa ra thước thằng - Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: - GV cho HS mở sgk/tr.98: - YC HS quan sát tranh, dựa vào nội dung bóng nói của Mai, thảo luận nhóm theo bàn để trả lời các câu hói sau: + Trên bảng có những gì? + Đầu mỗi chiếc đinh là gì? Dây treo cờ là gì? - Mời một số HS nêu câu trả lời của mình. - Chỉ vào hình và chốt: Đầu mỗi chiếc đinh là 1 điểm, dây treo cờ là một đoạn thẳng. - Vẽ các điểm A, B, C lên bảng, HD HS cách ghi tên điểm, các đọc tên điểm. - Nối điểm B với điểm C. - YC HS dựa vào lời của Rô-bốt và cho biết ta được gì? - Chốt kiến thức: Nối điểm B với điểm C ta được đoạn thẳng BC. - Chỉ vào hình, YC HS đọc tên đoạn thẳng. - YC 2 HS lên kéo căng sợi dây: + Mỗi đầu sợi dây là gì? + Sợi dây là gì? - YC HS hoạt động nhóm 4 tìm các ví dụ về điểm, đoạn thẳng. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - NX, tuyên dương HS. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:Làm tương tự bài 1. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS quan sát mẫu và HD: + Để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta đặt thước như thế nào? + Điểm A trùng vạch số nào? Điểm B trùng vạch số nào? + Đoạn thẳng AB dài mấy cm? + YC HS đo và ghi độ dài các đoạn thẳng trong VBT Toán. - YC HS đổi vở, kiểm tra chéo bài làm của nhau. - Mời HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về điểm, đoạn thẳng trong lớp, ở nhà, ... - Nhận xét giờ học. |
- Quan sát - HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời. - Lớp NX - HS đọc tên các điểm. - 2 -3 HS trả lời - 1-2 HS trả lời. - HS đọc tên hình. - HS trả lời - Làm việc theo nhóm, tìm ngay trong lớp học các ví dụ về điểm, đoạn thẳng. - 2 -3 nhóm trình bày, lớp NX. - 2 HS đọc - Các nhóm làm việc - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Quan sát, trả lời câu hỏi. - Thực hành đo độ dài các đoạn thẳng. - Kiểm tra và góp ý cho nhau. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 5: TN&XH
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc trung tâm thương mại.
- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về hoạt động mua, bán hàng hóa.
● Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa.
3. Phẩm chất
- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Bộ thẻ chữ (mỗi nhóm một bộ).
- Các thẻ tiền và túi vải.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi: Bạn có thích đi chợ hay siêu thị không? Vì sao? - GV dẫn dắt vấn đề: Có lẽ tất cả các em đều được theo bố mẹ đi chợ hoặc tới siêu thị. Các em có cảm thấy thích thú và hào hứng vì hàng hóa đa dạng, phong phú ở đó không? Và, các em có biết về hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ, ở siêu thị diễn ra như thế nào không? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay - Bài 10: Mua, bán hàng hóa. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ a. Mục tiêu: - Nêu được cách mua, bán hàng hóa ở chợ. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát Hình SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi: + Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ? + Nêu cách mua, bán hàng hóa ở chợ? - GV hướng dẫn HS dựa vào các bóng nói của các nhân vật trong hình để trả lời. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: Giới thiệu được hàng hóa gia đình thường mua ở chợ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV hướng dẫn từng HS trong nhóm sẽ trả lời câu hỏi: + Kể tên chợ mà gia đình em thường mua hàng? + Gia đình em thường mua hàng gì ở chợ? - GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa về chợ. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS, tuyên dương nhóm trình bày hấp dẫn và có hình ảnh minh họa. - GV giới thiệu thêm cho HS về một số chợ đặc sắc ở Việt Nam: + Chợ phiên vùng cao: mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị. + Chợ nổi: một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. |
- HS trả lời. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ: rau, củ, quả, thịt, cá, gà,... + Cách mua, bán hàng hóa ở chợ: hỏi giá hàng, lựa chọn hàng hóa, mặc cả/trả giá, trả tiền cho người bán hàng.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 69: ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG CONG, BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Gọi tên đường thẳng, đường cong, nhóm ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước.
- Nhận dạng đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hang trong thực tế.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, Giao tiếp và hợp tác.
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
+ Một số vật dụng có dạng đường cong: vành nón, cạp rổ, rá bị bật,...
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng, YC HS gọi tên các điểm, đoạn thẳng đó. - Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: - GV cho HS mở sgk/tr.100: - YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Việt, trả lời CH: + Tranh vẽ những gì? + Vạch kẻ đường có dạng gì? Cầu vồng có dạng gì? + Hãy đọc tên các điểm có trong hình vẽ. + Nối điểm A với điểm B ta được gì? - GV giới thiệu: Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB. - Cho HS đọc tên đường thẳng AB. + Ba điểm M, N, P cùng nằm trên đường thẳng nào? - Chỉ vào hình và chốt: Ba điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng. Ta nói ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hang. - Trên bảng vẽ đường cong nào? - Đưa ra các đồ vật có dạng đường cong cho HS nhận biết. - Vẽ thêm một số đường thẳng, yêu cầu HS đọc tên các đường thẳng đó. - YC HS thảo luận nhóm bàn, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng và đường thẳng. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - NX, tuyên dương HS. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Từng HS kể cho bạn theo YC của bài, đồng thời góp ý sửa cho nhau. - Mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS nêu YC bài. - YC HS làm bài vào VBT - Mời một số HS chia sẻ bài làm trước lớp, giải thích rõ vì sao lại điền Đ hoặc S. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm việc theo nhóm bàn. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung. - Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn: Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm việc theo nhóm 4. Từng HS đưa ra ý kiến của mình và thống nhất chung. - Mời đại diện một số nhóm HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 5. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Quan sát, nhận dạng các đường thẳng, đường cong có trong thực tiễn cuộc sống. - Nhận xét giờ học. |
- HS quan sát, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời - Lớp NX. - HS đọc tên các điểm. - 2 -3 HS trả lời - 1-2 HS trả lời. - HS đọc tên hình. - HS trả lời - 2 HS trả lời. - HS quan sát,nhận biết đường cong. - HS đọc tên các đường thẳng vừa vẽ. - Các nhóm làm việc - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Quan sát, trả lời câu hỏi. - 2 HS nêu. - HS làm bài. - 2 HS chia sẻ trước lớp - 2 HS đọc. - Các nhóm thực hiện yêu cầu. - 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc. - Các nhóm thực hiện yêu cầu. - 2 nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp NX, góp ý. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2: Tiếng Việt (7)
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? ( Nụ cười, lẫm chẫm) - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr58. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Việt (8)
Luyện từ và câu (Tiết 8)
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIA ĐÌNH, TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM;
CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ họ hàng, từ chỉ đặc điểm.
- Đặt được câu nêu đặc điểm theo mẫu.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ họ hàng, từ chỉ đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ họ hàng Bài 1+ Bài 2 - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Cho HS hoạt động nhóm, nêu: + Nêu từ ngữ chỉ họ hàng thích hợp. + Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm. - YC HS làm bài vào VBT/ tr.59. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết câu nêu đặc điểm Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu nêu đặc điểm. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2. -Cho HS làm bài trong VBT tr 59. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Từ ngữ chỉ họ hàng: Cậu, chú, dì, cô. + Từ ngữ chỉ đặc điểm: Vắng vẻ, mát, thơm. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. - HS đọc. - HS đặt câu: Đôi mắt của em bé đen láy - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: Đạo đức
Chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ Bài 6: Khi em bị lạc (Tiết 2) |
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS lựa chọn được cách làm và xác định được các việc làm phù hợp với người giúp đỡ mình trong trường hợp bị lạc.
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Biết xử lí một số tình huống khi bị lạc
- Học sinh biết được một số người đáng tin cậy có thể nhờ trợ giúp khi bị lạc.
- Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.
3. Phẩm chất:
- Bình tĩnh, thông minh để xác định được các việc làm phù hợp với người giúp đỡ mình trong trường hợp bị lạc.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:Máy chiếu, máy tính. 2. Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4’ |
1. Khởi động Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nên – Không nên” Khi bị lạc, những người nào có thể giúp đỡ bạn. - GV làm quản trò: Chúng ta Nên nhờ sự trợ giúp của những người sau: Khi quản trò hô “Bác bảo vệ” (hoặc cô nhân viên, ....) thì người chơi vỗ tay. Chúng ta Không Nên nhờ sự trợ giúp của những người sau: Khi quản trò hô “Người say rượu” (hoặc Người có vẻ dữ tợn…) thì người chơi xua tay. Những người nào làm không đúng sẽ được mời lên bảng và thực hiện việc làm gì đó theo yêu cầu của cả lớp (VD: Mô phỏng động tác của cơ thể, hát, múa; thể hiện tiếng kêu của con vật....) - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. |
- HS tham gia chơi - HS lắng nghe |
7’ |
2. Luyện tập Hoạt động 1: Lựa chọn cách làm khi bị lạc và giải thích. *Mục tiêu: HS lựa chọn được cách làm phù họp khi bị lạc và giải thích được vì sao. |
- GV yêu cầu HS đọc to yêu cầu và nội dung của Hoạt động 1, trang 32, SGK Đạo đức 2. - GV nêu yêu cầu cho HS thực hiện: Giơ tay nếu đồng tình với nhận định đó (hoặc sử dụng thẻ mặt cười, mặt mếu). - GV yêu cầu HS giải thích cho sự lựa chọn của mình. - GV mời HS nhận xét, bổ sung, góp ý cho các ý kiến được đưa ra. - GV chia sẻ với HS quan điểm riêng của mình đối với mỗi nhận định: * Đồng tình với các ý kiến: A. Bình tĩnh đứng yên tại chỗ chờ người thân quay lại đón D. Tìm kiếm chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên,... nhờ giúp đỡ. * Không đồng tình với các ý kiến: A. Đi ra khu vực để xe tìm người thân. C. Tiếp tục một mình lang thang tìm người thân. E. Để một người lạ bất kì dắt tay đi tìm người thân. - GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyến sang hoạt động tiếp theo. |
- HS đọc bài -HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV - HS giải thích + Vì khi bị lạc, việc bình tĩnh rất quan trọng, giúp em có những suy nghĩ và quyết đinh sáng suồt. Việc đứng yên tại chồ sẽ giúp người thân dề dàng tìm ra đượcmình hơn. + Vì các chú công an, bác bào vệ, cô nhânviên... (nhữngngưòi thường mặc đòng phục) thường là những người đáng tin cậy mà em có thể nhờ giúp đỡ khi chẳngmay bị lạc và họ có thể đảm bảo sự an toàn cho em. + Khu vực để xe là nơi đông đúc và có nhiều người xấu tụ tập. Em dê bị lạc và dễ gặp phải kẻ xấu. + Việc đi lang thang một mình khi bị lạc sẽ khiến em bị lạc thêm và mọi người càng khó khăn trong việc tìm kiếm em. + Viêc đi theo người lạ bất kì mà không có sự quan sát, để ý xem người đó có đáng tin hay không có thể khiến em gặp phải những nguy hiếm, rủi ro, tai nạn khác do chính người lạ đó gây ra với em (nếu đó là người không tốt). |
6’ |
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS xác định được các việc làm phù hợp với người giúp đỡ mình trong trường hợp bị lạc. |
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: Trao đổi nhóm đôi để lựa chọn các phương án phù hợp, giải thích vì sao lại lựa chọn như vậy. - GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết - GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV tổng hợp và kết luận * Đồng tình A. Nói lời đề nghị lễ phép, lịch sự khi nhờ giúp đỡ. B. Nói với người giúp đỡ địa chỉ nơi ở. D. Nói với người giúp đỡ số điện thoại của người thân. G. Cảm ơn người đã giúp đỡ. * Không đồng tình C. Không ngừng khóc lóc với người giúp đỡ. E. Im lặng không nói gì. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi - HS trình bày câu trả lời + Vì khi đó sẽ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác hơn do người ấy cảm nhận được sự tôn trọng mà em dành cho người ấy. + Vì việc làm này sẽ giúp cho người giúp đỡ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. + Vì việc làm này sẽ giúp cho người giúp đỡ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. + Vì việc làm này cho thấy sự tôn trọng, biết ơn của em dành cho họ và họ xứng đáng được như vậy. + Vì việc làm này khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn, mất thời gian hơn, bản thân em thì thêm mệt. Khóc lóc không giải quyết được gì lúc đó và khiến cho mọi việc thêm căng thẳng. + Vì việc làm này khiến cho việc giúp đỡ trở nên khó khăn hơn. - HS lắng nghe |
10’ |
Hoạt động 3: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS thực hiện được những cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống bị lạc |
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện. Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm 4 và đóng vai xử lí tình huống (mỗi nhóm 1 tình huống) Nhiệm vu 2:Đánh giá, nhận xét theo tiêu chí: + Phương án xử lí: hợp lí + Đóng vai: sinh động, hấp dẫn - GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết. - HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra. - GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV tổng hợp, kết luận. + Khi nhờ giúp đỡ, nên nói rõ ràng chuyện gì đã xảy ra nói cho họ biết tên và số điện thoại của người thân để họ liên lạc. Bạn không nên đi theo nhưng người lạ mặt nguy hiểm như người say rượu, người có vẻ ngoài dữ tợn. Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự cảm ơn người giúp đỡ. - GV nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này |
- HS thảo luận nhóm - HS trình bày: Tình huống 1: Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ Tình huống 2: Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung tự mình tìm kiếm. Điều này có thể khiến bạn bị lạc nữa và người trong đoàn càng khó tìm kiếm bạn. Bạn quan sat xung quanh và tìm những người đáng tin như chú nhân viên ở khu vực lái xe, người lớn đi cùng em nhỏ,...để nhờ giúp đỡ. - HS lắng nghe |
5’ |
Hoạt động 4: Liên hệ Mục tiêu: HS nêu được cách tìm kiếm sự hồ trợ phù họp từ tình huống đi lạc của bản thân. |
GV cho thảo luận nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: + Chia sẻ về một lần em bị lạc và cho biết đã làm gì khi ấy. - GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung, hoặc đặt câu hỏi cho bạn. - GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này |
- HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày |
3’ |
3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
GV hỏi: + Khi bị lạc, các em sẽ làm gì? + Sau khi được giúp đỡ em sẽ làm gì? - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
- 2-3 HS nêu - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 70: ĐƯỜNG GẤP KHÚC, HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được đường gấp khúc thong qua hình ảnh trực quan; tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các đoạn thẳng của nó.
- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học toán hoặc thông qua vật thật.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản lien quan đến các hình đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển các năng lực: Giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học.
- Phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;
+ Một số vật dụng có dạng hình chữ nhật, hình vuông.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Vẽ một số đoạn thẳng AB, BC, CD lên bảng, YC HS đọc tên cácđoạn thẳng đó. - NX - Ghép các đoạn thẳng trên thành các đường gấp khúc, Cho HS quan sát, dẫn dắt vào bài. 2. Khám phá: 2.1. Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc: - GV cho HS mở sgk/tr.102: - YC HS quan sát tranh và dựa vào bóng nói của Rô-bốt, thảo luận nhóm theo bàn trả lời CH: + Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Có dạng hình gì? + Trên bảng có đường gấp khúc nào? + Đường gấp khúc MNPQ có mấy đoạn thẳng? + Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ là bao nhiêu cm? + Tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP, PQ được gọi là gì? - Mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. - GV chốt kiến thức. 2.1. Hình tứ giác: - YC HS quan sáthình trong SGK, đọc lời của các nhân vật - Đưa ra một số hình tứ giác khác nhau: + Đây là hình gì? - YC HS hoạt động nhóm 4, lấy hình tứ giác có trong bộ đồ dùng học toán. - Theo dõi, hỗ trợ những HS chậm. - YC HS tìm những đồ vật có dạng hình tứ giác có ở lớp. 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS hoạt động nhóm đôi: Thảo luận, nêu tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình. - Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2:Làm tương tự bài 1. - Khi HS nêu kết quả, GV YC HS chỉ vào từng hình tứ giác. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm bài vào VBT - Mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Quan sát, nhận dạng các đường gấp khúc, các hình tứ giác có trong thực tiễn cuộc sống. - Nhận xét giờ học. |
- Quan sát, đọc tên đoạn thẳng. Lớp NX. - HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - 2 HS trả lời - Lớp NX. - Đại diện 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các nhóm khác NX, bổ sung. - HS làm việc CN. - HS nêu tên các hình. - Các nhóm hoạt động, mỗi HS đều lấy hình tứ giác trong bộ đồ dùng để lên bàn. - Quan sát, thực hiện yêu cầu. - 2 HS đọc. - 2 nhóm trình bày. Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc - HS làm bài. - 2 HS chia sẻ trước lớp |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ MỘT VIỆC NGƯỜI THÂN ĐÃ LÀM CHO EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 3-4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một câu thơ, bài thơ, câu chuyện nói về tình cảm anh chị em trong nhà.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu về việc người thân đã làm cho em.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi 1 HS đọc bài và đọc câu hỏi. - Cho HS hoạt động cặp trả lời câu hỏi - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - GV đưa ra cấu trúc đoạn văn lên bảng và phân tích cho học sinh hiểu đoạn văn kể về một người thân trong gia đình.( tên người thân, việc làm của người đó, tình cảm của em với người đó.) -Cho HS thực hành trả lời các câu hỏi trong VBT trang 59 theo cặp. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.59. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 1 HS đọc bài. - 2-3 HS trả lời: a) Trong đoạn văn trên, bạn nhỏ kể về ông ngoại. b) Ông ngoại thường kể cho bạn nghe truyện cổ tích, dạy bạn vẽ. c) Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ với ông ngoại là: Mỗi khi ông có việc đi đâu,tôi rất nhớ ông và mong ông về sớm với tôi. - Quan sát, nghe - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: TN&XH
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc trung tâm thương mại.
- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về hoạt động mua, bán hàng hóa.
● Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa.
3. Phẩm chất
- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Bộ thẻ chữ (mỗi nhóm một bộ).
- Các thẻ tiền và túi vải.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
TIẾT 2 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Khám phá về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị a. Mục tiêu: - Nêu được cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị. - Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 54, 55 và trả lời câu hỏi: + Các quầy trong hình bán gì? + Nêu cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: Giới thiệu được hàng hóa gia đình thường mua ở siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu từng HS trong nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên siêu thị gia đình em thường mua hàng? + Gia đình em thường mua gì ở siêu thị? - GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa siêu thị. Bước 2: Làm việc cả nhóm - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV giới thiệu thêm cho HS về trung thâm thương mại: + Trung tâm thương mại bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...được bố trí, tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; có các phương thức phụ văn minh, thuận tiện. + Quy mô của trung tâm thương mại to hơn siêu thị. Siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp, không bao gồm: các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp,... |
- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: + Các quầy trong hình bán: quần áo, túi xách; bánh mì, sữa; các loại trái cây; các loại thịt; chất tẩy rửa;.... + Cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị: lựa chọn hàng hóa; xem giá, hạn sử dụng; trả tiền tại quầy thanh toán; kiểm tra hóa đơn thanh toán. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. |
|
|
|
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 6: LT T oán
LUYỆN THÊM
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố và nâng cao dạng toán trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
II/ ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1,2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Bài cũ: (5’) - Nhận xét 2. Bài mới: a)Giới thiệu, ghi đề bài:(2’) b) HD thực hành:(25’) Bài 1: Đặt tính rồi tính hiệu: a) 35 và 18 b) 57 và 29 c) 76 và 37 d) 68 và 39 - Nhận xét - tuyên dương Bài 2: Tìm x: a) x + 27 = 49 c) 42 + x = 81 b) x – 43 = 78 d) x - 32 = 64 - Gọi 2 HS lên bảng - HD học sinh làm bảng con - Nhận xét Bài 3: Tóm tắt: Hai bao: 63kg Bao thứ nhất: 34kg Bao thứ hai: … kg ? - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học |
- 2-3 HS đọc bảng trừ đã học - Nhận xét - Đọc yêu cầu - Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 2 HS lên bảng- Lớp làm vở 35 57 76 68 - - - - 18 29 37 39 …… …… ……. …… 17 28 39 29 - Đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng - lớp làm vở a) x + 27 = 49 c) 42 + x = 81 x = 49 – 27 x = 81 - 42 x = 22 x = 39 b) x – 43 = 28 d) x - 32 = 64 x = 28 + 43 x = 64 + 32 x = 71 x = 96 - 2 em đọc đề - Phân tích đề - 1 HS lên bảng- lớp làm vở Bài giải: Số kg đường bao thứ hai có là: 63 – 34 = 29 (kg) Đáp số: 29kg đường |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 7: HĐTN (3)
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN
TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS nhớ được những nguyên tắc ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ trong sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 14: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 14. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 14: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - Em đã xử lí tình huống về bản thân trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? b. Hoạt động nhóm: - GV mời các HS ngồi theo tổ và đố: “Đố các bạn, mình phải làm gì nếu….” (bị ngã; làm đổ…; bị bẩn; kẹp tay; bị bỏ quên trên xe ô tô; đang đi trên đường gặp một con chó lạ; bị bật móng chân; mồ hôi ướt áo; bị sặc nước; bị ướt tất; đánh đổ nước ra sàn nhà; …). Mỗi tổ, nhóm có thể chọn vẽ cẩm nang ứng xử với một tình huống bất ngờ trong cuộc sống. - GV Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. - GV mời từng nhóm chia sẻ các “bí kíp”. - GV gợi ý HS cùng bố mẹ thống nhất chỗ để những dụng cụ hỗ trợ ứng xử khi gặp tình huống bất ngờ: hộp y tế trong gia đình; giẻ lau để lau nước; đặt nước đá để chườm khi cần; ô, mũ khi đi nắng đi mưa; quần áo, tất mang theo khi cần thay; chiếc còi nhỏ khi cần gọi trợ giúp,… |
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 14. - Phải : Bình tĩnh, nghĩ, hành động. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. - HS thực hiện. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 8: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
HẾT TUẦN 14
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN |
GIÁO VIÊN |
|
NGUYỄN THỊ BÉ |
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/