In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 17
Cập nhật lúc : 15:56 21/12/2022

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ:17 từ ngày: 26/12/2022 đến ngày: 30/12/2022

 

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 26/12

Sáng

1

HĐTN 1

2

Tiếng Việt

Đọc: Ánh sáng của yêu thương

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Đọc: Ánh sáng của yêu thương

Bài giảng điện tử

4

Toán

Luyện tập chung

Bài giảng điện tử

5

3 27/12

Sáng

1

Toán

Ôn tập phép cộng, phép trừ

Trong phạm vi 20

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết: Chữ hoa P

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe:

Bài giảng điện tử

4

GDTC

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

Tin

8

HĐTN 2

Bài  17: Hành trang lê đường

4 28/12

Sáng

1

Tiếng Việt

Đọc: Chơi chong chóng

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Đọc: Chơi chong chóng

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Anh

4

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

5

TN&XH

Ôn tập và  đánh giá chủ đề cộng đồng địa phương

Bài giảng điện tử

5 29/12

Sáng

1

Toán

Ôn tập phép cộng, phép trừ

Trong phạm vi 100

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết: N-V chơi chong chóng

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Luyện tập: Luyện từ và câu

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 7: Tiếp xúc với người lạ (Tiết 2)

Bài giảng điện tử

6

30/12

Sáng

 

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Luyện viết đoạn, đọc mở rộng

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Luyện viết đoạn, đọc mở rộng

Bài giảng điện tử

4

TN&XH

Bài 12:Bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật

Bài giảng điện tử

5

Chiều

6

Luyện Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

Sơ kết tuần,

Chia sẻ về kế hoạch chuyến đi sắp tới của gia đình em Và thực hành sắp xếp đồ vào va li.

8

GDTC

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                           

…………………………..                                                                    ……………………………...

……………………………….                                                              ……………………………..                                                     

 

 

TUẦN 17

                                                          Thứ hai ngày  26 tháng 12 năm 2022

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 31: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài. Biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ.

- Hiểu nội dung bài: Vì sao cậu bé Ê – đi – xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời, cứu mẹ thoát khởi thần chết.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các sự việc trong chuyện

- Qua bài đọc bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Kiểm tra:

- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trong bài thương ông.

? Vì sao con thích khổ thơ đó?

- HS n/xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nếu người thân của em bị mệt, em có thể làm những gì để giúp đỡ, động viên người đó?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng buồn bã, thể hiện sự khẩn khoản cầu cứu bác sĩ.

- HDHS chia đoạn: (4đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời bác sĩ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến được cháu ạ.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ánh sáng.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

Ê – đi – xơn, ái ngại, sắt tây.

- Luyện đọc câu dài: Đột nhiên, / cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn hắt lại/ từ mảnh sắt tây trên tủ. //

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.131.

? Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê – đi – xơn đã làm gì?

? Ê – đi – xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời.

? Những việc làm của Ê – đi – xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào?

? Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Yêu cầu hs đọc lại bài

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

-  GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

? NHững chi tiết nào cho thấy Ê – đi – xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ?

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131.

- Tìm câu văn trong bài văn phù hợp với bức tranh?

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

-HS đọc và TL

 

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê – đi – xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám cho mẹ.

C2: Ê – đi –xơn đã đi mượn gương, thắp đèn nến trước gương để mẹ được kịp phẫu thuật.

C3: Những việc làm của Ê – đi –xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ là rất yêu thương và quý mến mẹ.

C4: HS tự trao đổi ý kiến.

- 2-3 HS đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- 1-2 HS đọc.

- HS TL : liền chạy đi, chạy vội sang

- HS nghe

- Hs đọc.

- Thương mẹ, Ê – đi – xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ?

- HS nghe

- HS chia sẻ.

……………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Toán

TIẾT 80: LUYỆN TẬP CHUNG

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Hs nhận biết được ngày – tháng, ngày – giờ, giờ - phút; đọc được giờ đồng hồ trong các trường hợp đã học.

- HS biết xem tờ lịch tháng.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Mô hình đồng hồ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV sử dụng mô hình đồng hồ: Để đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút:

? Đồng hồ chỉ mấy giờ.

- Gv quay tiếp kim dài chạy qua số 4, 5 đến số 6.

? Vậy lúc này đồng hồ chỉ mấy giờ.

KT: Củng cố kĩ năng đọc giờ trên đồng hồ.

- Mở rộng:

Gv quay tiếp kim dài đến số 7, 8

GV yêu cầu Hs quay kim đồng hồ biểu diễn 4 giờ 30 phút.

Chốt: vậy từ 3 giờ 30 phút đến 4 giờ 30  phút thì 2 kim sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Hãy đọc các địa danh mà Rô-bốt ghé thăm.

- GV yêu cầu HS đọc mẫu.

- Vì sao em biết Rô-bốt ghé thăm Tây Nguyên vào ngày 2 tháng 8?

- Tương tự như vậy, Gv yêu cầu HS thực hiện nhóm

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Chốt: Kĩ năng đọc và xem tờ lịch tháng.

GV cho HS xem video để giới thiệu thêm về vẻ đẹp của các địa danh trong bài.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS chia sẻ:

Theo em những bạn nào sẽ được vào thăm viện bảo tàng.

Vì sao em biết điều đó?

Vậy tại sao bạn Rô-bốt không được vào thăm bảo tàng?

- Chốt: Kĩ năng đọc giờ khi kim dài chỉ số 3 và số 6.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

Gv yêu cầu hs đọc đề bài

- Trước giờ học bóng rổ, Rô-bốt học những môn nào? Vì sao em biết?

- Vậy môn nào được Rô-bốt thực hiện sau giờ học bóng rổ?

Chốt: Kĩ năng đọc giờ với kim dài chỉ số 3, 6 và nhận biết thời gian,

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- Đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút.

- Đồng hồ chỉ 3 giờ 30 phút.

- HS thực hành trên mô hình đồng hồ biểu diễn 3 giờ 30 phút

- HS đọc giờ

- HS thực hành

- Khi kim dài quay đủ 1 vòng thì kim ngắn đi được 1 giờ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Dựa vào tờ lịch tháng tám trong bài : ngày 2 tháng 8 có mũi tên màu đỏ gắn với ảnh chụp của Rô-bốt ở tây Nguyên.

- HS thực hiện nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày: Hỏi-đáp

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

- HS chia sẻ trước lớp

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS đọc các môn học của Rô-bốt

- …. Rô-bốt học hát và học vẽ

……………………………………………………………………………………………

                                                        Thứ ba ngày 27 tháng 12  năm 2022

Tiết 1: Toán

TIẾT 81: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

TRONG PHẠM VI 20

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV phát phiếu bài tập

- Chốt: Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào?

- Yêu cầu HS đọc lại các bảng cộng, bảng trừ ( qua 10)

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gv yêu cầu Hs thực hiện trên bảng con

- Đổi lệnh:

+ Hãy ghi phép tính trong bài có kết quả là 7?

+ Tương tự như vậy với các  kết quả còn lại là 5, 11, ..

KT: Củng cố về phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 20

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV thực hiện qua trò chơi “ Ô cửa bí mật”

- Gv nêu cách chơi và luật chơi.

? Để tìm đúng mã số của từng ô cửa, chúng ta cần thực hiện theo thứ tự nào.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm số HS học võ em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng vận dụng bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện trên phiếu

- Soi bài chia sẻ trước lớp

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bảng con

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Quan sát và thực hiện theo chiều mũi tên.

- HS chọn ô cửa và ghi mã số vào bảng con

- Chia sẻ để giải thích cách làm

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

……………………………………………………………………………………………

Tiết 2: Tiếng Việt

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA P

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa Pcỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Phượng nở đỏ rực một góc sân trường.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa P.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa P.

+ Chữ hoa P gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa P.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa P đầu câu.

+ Cách nối từ P sang h.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa P và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Ánh sáng của yêu thương.

- Nói được các sự việc trong từng tranh.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh và nói về các sự việc trong tùng tranh

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Theo em, các tranh muốn nói về những việc gì?

- Tổ chức cho HS kể lại nội dung của từng tranh

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện.

- YC HS nhắc lại nội dung của từng tranh. Sau đó sắp xếp các tranh theo nội dung bài đã học.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp;

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS viết 2-3 câu về cậu bé Ê – đi – xơn.

- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

-HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 4: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

……………………………………………………………………………………………

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. Mục tiêu

- Đọc đúng bài tập đọc và biết trả lời câu hỏi

- Biết chọn âm, vần điền vào chỗ trống cho phù hợp.

 II. Chuẩn bị - Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK

III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài. (1 phút)

- Nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học 

2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32p)

Gọi HS đọc bài, nêu câu hỏi.

GV nhận xét, khen và nhắc nhở

Bài 1: Điền vần ao hoặc au

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: a) Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi.

b) Nối nghĩa với từ

5: Củng cố, dặn dò. (2phút)

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Lắng nghe

HS đọc bài và trả lời.

- Học sinh đọc yêu cầu, theo dõi.

... rau ... bao ... vào ... màu.

HS đọc BT vừa làm

- Lắng nghe

Đọc y/c làm bài

... rừng...dội ... gió ... dậy ... rừng ... giống...

Hs đọc BT

Tủ sắt đựng tiền, vật quý – két sắt.

Trái nghĩa với “nóng” – rét.

Xe ô tô lớn, chở nước sạch – xe tẹc.

Không đi qua, đi ra được – kẹt.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Tiết 7: Tin học

(Giáo viên bộ môn dạy)

……………………………………………………………………………………………

 

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 17: HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được mình cần chuẩn bị gì cho mỗi chuyến đi xa.

- HS giới thiệu được các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi.

- GV gợi ý HS hãy tự chọn quần áo, giày dép cho phù hợp với chuyến đi sắp tới cùng gia đình.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Tự chuẩn bị được đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi: dã ngoại, về quê, trại hè hay du lịch,…

- Biết tự quản lí đồ dùng cá nhân khi đi ra ngoài và rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Giấy khổ to, bút màu. Một số giấy nhãn chỉ vật dụng cá nhân để phục vụ trò chơi “Hãy mang tôi theo”.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Chia sẻ về một chuyến đi của em.

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo bàn. Kể cho nhau nghe về một chuyến đi mà mình nhớ nhất qua các câu hỏi:

+ Chuyến đi tới địa điểm nào?

+ Hoạt động trong chuyến đi ấy gồm những gì?

+ Bạn đã mang theo những gì trong chuyến đi?

+ Điều gì khiến em nhớ tới chuyến đi đó?

- Gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: Các bạn hình dung được mỗi chuyến đi khác nhau thì cần chuẩn bị những gì cho phù hợp với hoạt động của chuyến đi đó.       

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Giới thiệu về các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi.

- GV chia học sinh theo nhóm. Yêu cầu các nhóm hãy chọn một chuyến đi rồi cùng nhau thảo luận xem mình cần mang những gì?

- Các nhóm viết tên chuyến đi, nơi đến và những thứ cần mang theo ra giấy khổ to.

-  GV mời đại diện nhóm lên trình bày. Các bạn trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung.

- GV kết luận: Các em biết được những vật dụng cần mang theo cho một chuyến đi xa. Mang đi đủ vật dụng cần dùng và tránh mang thừa khiến hành lí cồng kềnh.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV HD trò chơi: Hãy mang tôi theo.

+ GV mời HS lựa chọn và sắm vai một trong các vật dụng cá nhân. Ví dụ: bàn chải đánh răng, ba lô, quần áo, giày dép, kính, mũ, kem chống nắng, bình nước, khăn,...

+ GV mời một bạn sắm vai người chuẩn bị đồ đi xa, cầm thẻ chữ ghi: ĐI BIỂN (hoặc: ĐI TRẠI HÈ, ĐI VỀ QUÊ,…).

+Các vật dụng sẽ lần lượt thuyết phục người đi xa mang mình theo. Ví dụ:“Tôi là… Hãy mang tôi theo, tôi sẽ giúp bạn chải răng”…

+ Sau một hồi bị thuyết phục và lựa chọn, người chuẩn bị hành lí đã chọn ra được hành lí mang theo.

- Tổ chức HS chơi.

- Các bạn trong lớp sẽ nhận xét xem bạn đã mang đủ đồ dùng chưa? Và có mang thừa đồ dùng không? Các vật dụng mang theo cần phù hợp với cả điều kiện thời tiết nơi đến.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Thông qua trò chơi, HS được rèn kĩ năng chuẩn bị hành lí cho mỗi chuyến đi xa.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy tự chọn quần áo, giày dép cho phù hợp với chuyến đi sắp tới cùng gia đình.

- HS lắng nghe và chia sẻ.

- HS chia sẻ nối tiếp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia thành 6 nhóm.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

- HS theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

……………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2022

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 32: CHƠI CHONG CHÓNG.

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, đọc rõ ràng một câu chuyện ngắn. Biết cách ngắt, nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Bài đọc nói về hai anh em chơi một trò chơi rất vui, qua bài tập đọc thấy được tình cảm anh em thân thiết, đoàn kết, nhường nhịn lẫn nhau.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ về tình cảm gia đình, kĩ năng sử dụng dấu phẩy.

- Biết yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn giữa anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Ánh sáng của yêu thương. Trả lời câu hỏi trong SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Tranh vẽ gì?

- Ở nhà các em thường chơi những trò chơi gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất lạ.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hết bài.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: cười toe.

Luyện đọc câu dài: Mỗi chiếc chong chóng / chỉ có một cái cán nhỏ và dài, / một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng,/ xinh xinh như một bông hoa.//

Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.134.

? Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng

? Vì sao An luôn thắng khi chơi chong chóng cùng bé Mai?

? An nghĩ ra cách gì để bé Mai thắng?

? Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của anh em An và Mai thế nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.69.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134.

- Gọi hs nói câu theo ý hiểu của mình.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm hai.

- HS đọc đoạn theo nhóm 2

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

- Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng là: thích, mê.

- Vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn.

- An cho em giơ chong chóng đứng trước quạt máy còn mình thì phùng má thổi.

Anh em An và Mai rất đoàn kết, yêu thương và biết chia sẻ, nhường nhịn nhau

- HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.             

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 3: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

……………………………………………………………………………………………

Tiết 4: Toán

TIẾT 82: LUYỆN TẬP

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV theo dõi chấm chữa cá nhân

Chữa bài qua hình thức trò chơi: “ Tìm sọt cho quả”

Gv nêu cách chơi và luật chơi: Khi chúng ta chọn đúng mã số quả bưởi cho mỗi sọt có phép tính đúng thì quả bưởi đó sẽ rơi đúng sọt. Nếu chúng ta chọn mã số sai thì quả bưởi đó vẫn ở trên cây.  

- Gv tổng kết trò chơi: Số quả bưởi ở từng sọt.

- Chốt: Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Chữa bài: Để thực hiện bài này em thực hiện theo mấy bước:

KT: Củng cố về kĩ năng vận dụng tính cộng có nhớ trong phạm vi 20 để so sánh các số có 2 chữ số

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-Gv đưa đáp án đúng: bao 1 và bao 3

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Chốt : Thực hiện phép tính ở đĩa cân bên phải. Sau đó quan sát ba túi đã cho xem có hai túi gạo nào có tổng bằng 12kg. Từ đó lựa chọn hai túi đó.

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm buổi chiều cửa hàng bán bao nhiêu máy tính  em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào nháp

- Soi bài chia sẻ trước lớp

- Hs tham gia chơi

- 2 -3 HS đọc.

- Hs làm vở

- Soi bài chia sẻ

- 3 bước: tính – So sánh – Điền dấu

- HS làm bảng  con: Ghi số bao cần điền.

- Giải thích vì sao em lựa chọn đáp án đó

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

……………………………………………………………………………………………

Tiết 5: TN&XH

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, trình bày và tranh luận bảo vệ ý kiến của mình.

3. Phẩm chất

-         Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.

-         Tranh ảnh về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 2)

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”

a. Mục tiêu: Bước đầu lập luận được những ưu điểm của việc mua hàng hóa ở chợ hoặc siêu thị.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 6

- GV hướng dẫn HS: Mỗi nhóm chọn thích mua sắm ở chợ hoặc siêu thị và tìm những lí do tại sao nhóm lại thích mua hàng ở đó.

Ví dụ:

+ Tôi thích mua sắm ở chợ vì thực phẩm ở chợ vừa rẻ vừa tươi.

+ Tôi thích mua sắm ở siêu thị vì đến siêu thị có thể mua được nhiều thứ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi hai nhóm lên bảng: một nhóm thích mua sắm ở chợ và một nhóm thích mua sắm ở siêu thị.

- GV hướng dẫn HS: hai nhóm tranh luận, lần lượt đưa ra lí do vì sao thích mua sắm ở chợ và siêu thị.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét phần tranh luận của hai nhóm chơi.

- GV hoàn thiện phần tranh luận của hai nhóm và cùng cả lớp bình chọn cho nhóm có lập luận thuyết phục hơn.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu các nhóm quan sát các tình huống 1 và 2, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong từng tình huống? Vì sao?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên đưa đồ khi xe buýt đang chạy, đợi xe buýt dừng hẳn để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

- Tình huống 2: Em sẽ khuyên các bạn phải ngồi ngay ngắn và nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người, tránh va cham và tai nạn giao thông.

……………………………………………………………………………………………

                                                          Thứ  năm ngày  29  tháng 12  năm 2022

Tiết 1: Toán

TIẾT 83: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ

TRONG PHẠM VI 100

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV theo dõi chấm chữa cá nhân

- Chốt: Các phép tính trong mỗi toa có đặc điểm gì?

- Nêu những toa ghi phép tính có kết quả bé hơn 60

- Nêu những toa ghi phép tính có kết quả lớn hơn 50 và bé hơn 100

 - Nhận xét, tuyên dương HS.

KT: Tính và so sánh các số tròn chục

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Chữa bài:

Nêu cách đặt tính

Khi đặt tính em cần lưu ý gì?

Khi thực hiện tính em thực hiện theo thứ tự nào?

Em có nhận xét gì về các phép tính trong mỗi cột?

KT: Củng cố về kĩ năng đặt tính và tính với phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

- Chữa bài: GV đưa bài trên máy chiếu

 

 

 

 

Bài 4:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

- Để tìm tất cả bao nhiêu người  em thực hiện phép tính gì?

Chốt kĩ năng cộng có nhớ trong phạm vi 100 để giải toán thực tế có lời văn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào bảng con phần a

- Nêu cách nhẩm từng phép tính mỗi toa.

- Các phép cộng, trừ với các số tròn chục trong phạm vi 100

- HS nêu: Toa D và E.

- Toa A và B

- 2 -3 HS đọc.

- Hs làm bảng con

- Nhận xét bài làm của bạn

- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân

- HS làm nháp: Ghi phép tính và kết quả. Sau đó nêu miệng bài làm theo dãy

- HS thực hiện nối:

Ô tô xanh ở vị trí 30

Ô tô vàng ở vị trí 27

Ô tô nước biển ở vị trí 53

Ô tô cam ở vị trí 50

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

……………………………………………………………………………………………

Tiết 2: Tiếng Việt (7)

NGHE – VIẾT:  CHƠI CHONG CHÓNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Bài viết có mấy câu?

+ Những chữ nào viết hoa

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr7 0.

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

MRVT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được từ ngữ về tình cảm gia đình.

- Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy,

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ ngữ về tình cảm gia đình.

- Rèn kĩ năng đặt sử dụng dấu phẩy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Những người trong gia đình là những ai?

- Y/c hs thảo luận nhóm 4 tìm các từ chỉ tình cảm gia đình.

- Gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.71.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Tìm câu nói về tình cảm anh chị em

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Y/c hs suy nghĩ tìm ra câu nói về tình cảm anh chị em.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GV chốt đáp án.

* Hoạt động 3: Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HS TL nhóm 2 tìm ra vị trí của dấu phẩy trong các câu.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt cách sử dụng dấu phẩy.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

- HS TL

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS TL

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HSTL nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 4: Đạo đức

Chủ đề: Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bài 7: Tiếp xúc với người lạ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số cách xử lí tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ.

- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Biết được một số tình huống tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự hỗ trợ.

3. Phẩm chất:

- Thông minh, nhanh nhẹn để đối phó những tình huống khi tiếp xúc với người lạ.

II. Đồ dùng dạy học:

1.     Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, dụng cụ đóng vai 2.     Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

- GV đưa ra tình huống: Bạn đang ở nhà một mình, có người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để vào nhà bạn chơi và tặng bạn đồ chơi, bánh kẹo. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

- GV nhận xét, đánh giá HS, giới thiệu bài.

- HS xử lí tình huống

- HS lắng nghe

7’

2. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

*Mục tiêu: HS nêu được cách xử lí phù hợp và bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ trướccách xử trí hợp lí để ứng phó với người lạ

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ: Đọc tình huống và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ?
+ Bạn nhỏ đã làm gì?

+ Em có đồng tình với cách xử trí của bạn không? Vì sao?

- GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV tổng hợp ý kiến và kết luận:Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói, kêu cứu, việcra dấu hiệu cho người khác nhận biết có thể giúp em tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp. Bên cạnhđó, việc tạo ra rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cáchlàm khôn ngoan. Khi họ quay sang tranh cãi với người bắt cóc thì mình cần nhanh chóngchạy thoát, nhập vào đám đông nào đó để người bắt cóc khó tìm thấy mình. Sau khi thoátkhỏi nguy hiểm, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ những người đã “hỗ trợ” mình,nói lời cảm ơn và xin lỗi, thậm chí đền bù, vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng nhờ đóem được giải thoát.
- GV nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS trình bày (theo tranh) và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

VD Nội dung chính của tình huống: Bạn nhỏ đã bị người lạ mặt bắt cóc và khống chế.Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để xử trí. Khi đi ngang qua 1 đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnhtóc của người thanh niên. Người thanh niên cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình nênrất tức giận, tranh cãi với người ấy. Nhân cơ hội 2 người đàn ông đã cãi cọ với nhau, bạnnhỏ đã nhanh chân tẩu thoát khỏi người bắt cóc. Sau khi thoát khỏi người bắt cóc, bạn nhỏđã cùng mẹ đi tìm gặp người thanh niên nọ để nói lời cảm ơn. Người thanh niên cũng bàytỏ khi nhìn thấy bạn nhỏ, anh ấy đã biết được điều nguy hiểm đang xảy ra với bạn ấy. Khibị giật tóc, anh cũng đoán được là bạn ấy, nhưng anh đã cố tình gây sự với người đàn ôngnọ để bạn nhỏ có cơ hội chạy đi. Bạn nhỏ và mẹ nói lời cảm ơn đối với người đã giúp đỡ
bạn nhỏ và người thanh niên khen bạn nhỏ là một cậu bé rất thông minh, nhanh trí.

10’

Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

Mục tiêu:

HS đưa ra được những cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống tiếpxúc với người lạ cần tìm kiếm sự trợ giúp

GV lần lượt yêu cầu HS quan sát tranh và nêu yêu cầu, nội dung tình huống.

- GV chia lớp làm 3 nhóm và giao mỗi nhóm 1 tình huống:

Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm,đóng vai và xử lí 1 tình huống được đưa ra.

Nhiệm vụ 2: Đánh giá, nhận xét theo tiêu chí:

+ Phương án xử lí: hợp lí

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn
+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫnkhi cần thiết.
- HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổsung.

- GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra,gợi ý thêm các phương án khác hợp lí.

- GV nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

+ Tình huống 1: Người lạ gặp ở công viên và nhờ đi tìm giúp con chó bị lạc: Trongtình huống này bạn nhỏ đang có 1 mình. Việc
nhờ tìm con chó có thể là cái cớ người ta bịa ra để mình động lòng trắc ẩn. Để an toàn, tốtnhất em từ chối và đi về phía chú bảo vệ đứng gần đó và nói với chú chuyện đang xảy ra.Trong trường hợp em muốn giúp đỡ, em không nên giúp đỡ một mình mà nên có người
thân, người quen biết làm cùng.

+ Tình huống 2: Người lạ định bắt cóc em ở ngoài đường: Trong tình huống này,em nên kêu cứu thật to để những người xung quanh đến giải thoát cho em. Trong trườnghợp người lạ giả vờ làm bố của em, em nên cố giãy giụa, di chuyển đến chỗ quán hàng nước, đập phá quán hàng,làm đổ vỡ mọi thứ. Việc ông ta xưng là bố của em thì việc quán hàng do em phá vỡ sẽkhiến chủ quán tức giận mà tranh cãi với ông ấy. Tranh thủ thời gian đó, em có thể bỏ trốn.

+ Tình huống 3: Người lạ giả vờ làm người quen của mẹ đến đón em sau giờ tantrường: Trong tình huống này, em có thể nhờ bác bảo vệ ởtrường gọi điện cho mẹđể xácđịnh sự việc.

- HS nhận xét và bổ sung

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

6’

Hoạt động 3: Liên hệ

Mục tiêu:

HS nêu được cách tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp từ tình huống tiếp xúc với
người lạ của bản thân.

GV cho thảo luận nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện:

+ Chia sẻ về một lần em gặp nguy hiểm khitiếp xúc với người lạ và cho biết sẽ làm gì nếu gặp lại tình huống như thế.
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.
- GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình.

- GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này

- HS thảo luận nhóm đôi

-  HS trình bày trước lớp.

- HS nhận xét.

6’

3. Vận dụng

Mục tiêu: HS nhớ lại các số điện thoại trợ giúp

- GV giới thiệu bảng như trong SGK.
- GV hỏi HS về số điện thoại của cô giáo, cảnh sát, tổng đài tìm kiếm cứu nạn, củabố mẹ học sinh,… Trong trường hợp HS không biết số điện thoại của GV, cảnh sát, tổngđài tìm kiếm cứu nạn, GV có thể cung cấp cho HS điền vào bảng.

- GV hướng dẫn HS cách vẽ bảng ghi số điện thoại, cách ghi số điện thoại vào cộttương ứng.
- HS nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét hoạt động học tập của HS.

- HS quan sát bảng

- HS nêu số điện thoại

- HS làm việc cá nhân kẻ bảng ghi số điện thoại vào cột tương ứng.

- HS trình bày trước lớp.

3’

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

- GV hỏi: Em học được điều gì khi học bài này?

- GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV yêu cầu HS đọc lời khuyên ở cuối bài.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tíchcực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực

- 2-3 HS nêu

- HS lắng nghe

- HS đọc lời khuyên

- HS lắng nghe

 

 

……………………………………………………………………………………………

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày  30 tháng 12  năm 2022

Tiết 1: Toán

 

TIẾT 84: LUYỆN TẬP

 

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài  có mấy yêu cầu làm gì?

- Vì sao ô trống thứ nhất em lại điền 35

- Ô trống ở bông hoa màu xanh có kết quả là bao nhiêu?

- Dựa vào đâu em có kết quả này?

- Tại sao em có số 16

- Để điền đúng kết quả phần a, em thực hiện theo thứ tự nào?

-Chốt: Cách thực hiện bài toán và vận dụng kiến thức cộng có nhớ

- Phần b: GV yêu cầu HS thực hiện tính bảng con

- Em có nhận xét gì về các phép tính trong phần b

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Trong các số từ 11 đến 45 thì hai số nào có tổng bé nhất và hai số nào có tổng lớn nhất. Vì sao?

 

Bài 3:

GV yêu cầu HS đọc đề

Hỏi phân tích đề

Chốt kĩ năng giải toán liên quan đến phép trừ?

Bài 4:

- Gv đưa bài toán

- Để thực hiện bài này em cần dựa vào đâu?

- Chữa bài: HS nêu kết quả GV hoàn thành vào tháp số.

- Đỉnh tháp là số nào?

- 52 là tổng của số nào?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài vào bảng con phần a: Ghi kết quả

- Vì 18 + 17 = 35

- 31

- Dựa vào phép tính 16 + 15

- Vì 24 – 8 - 16

- Thực hiện theo chiều mũi tên từ trái qua phải

- HS làm bài

- Nêu cách thực hiện tính dãy 2 phép tính

- Các số hạng đều bằng nhau và có nhiều số hạng trong một phép tính

- 2 -3 HS đọc.

- Hs ghi phép tính đúng vào  bảng con:

20 + 30 + 40 = 90

11 + 12 = 23

44 + 45 = 99

- Nhận xét bài làm của bạn

- 11 + 12 có tổng bé nhất, vì đây là 2 số bé nhất

44 + 45 có tổng lớn nhất , vì đây là hai số lớn nhất

- HS làm vở

- Soi bài, chia sẻ bài làm

- HS đọc bài toán

- Quan sát “ tháp số” tìm quy luật tính, tìm mối quan hệ giữa các hàng

- Hs làm bài cá nhân – trao đổi nhóm đôi

- 52

24 và 28

 

……………………………………………………………………………………………

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT TIN NHẮN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết được một tin nhắn cho người thân

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ khi viết một tin nhắn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh, đọc tin nhắn và TLCH.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Sóc con nhắn tin cho ai?

+ Sóc nhắn cho mẹ chuyện gì?

+ Vì sao Sóc con lại phải nhắn tin?

- Gọi hs nhắc lại câu TL.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

? Em muốn viết tin nhắn cho ai?

? Em muốn nhắn điều gì?

? Vì sao em phải nhắn?

- YC HS dựa vào các cau hỏi gợi ý trên và mẩu tin nhắn ở bài tập 1 thực hành viết vào VBT tr.71.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.

- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

+ Sóc con nhắn tin cho mẹ

+ Sóc nhắn bà sang đón Sóc sang nhà bà và ăn cơm tối nhà bà xong mới về

+Vì bố mẹ đi vắng Sóc không xin phép trược tiếp được.

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

 

 

 

……………………………………………………………………………………………

Tiết 4: TN&XH

BÀI 11: MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh.

-         Chỉ và nói được tên thực vật, động vật trên cạn, sống dưới nước.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Đặt và trả lời được câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh.

3. Phẩm chất

-         Biết cách phân loại thực vật và động vật dựa vào môi trường sống của chúng.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

-         Thẻ hình hoặc thẻ tên một số cây và con vật.

-         Bảng phụ/giấy A2.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

-         Một số loại cây thông dụng ở địa phương như các cây nhỏ đang được trồng trong bầu hoặc chậu đất hoặc dưới nước; một số hình ảnh qua sách, báo,....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                            TIẾT 1                                               

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát có nhắc đến nơi sống của thực vật, động vật, ví dụ bài: Đàn gà trong sân, Chim chích bông.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+  Bài hát nhắc đến những cây nào? Con vật nào?

+ Những từ nào trong bài hát nói đến nơi sống của chúng?

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được nghe một số bài hát có nhắc đến thực vật, động vật và nơi sống của chúng. Vậy các em có biết nơi sống của thực vật, động vật ở những đâu không? Sự phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ khám phá những điều thú vị và bổ ích này trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Môi trường sống của thực vật và động vật.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật

a. Mục tiêu:

- Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật và động vật xung quanh.

- Biết cách đặt, trả lời câu hỏi và trình bày ý kiến của mình về nơi sống của thực vật và động vật.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát các Hình 1-6 SGK trang 62, 63, nhận biết tên cây, con vật trong các hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Chỉ vào mỗi hình, đặt và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống các cây, con vật.

Bước 2: Làm việc theo cặp

- GV hướng dẫn HS: Từng HS quan sát các hình SGK trang 62, 63. Một HS đặt câu hỏi dựa theo câu hỏi gợi ý trong SGK (Cây bắp cải sống ở đâu?). HS kia trả lời để tìm hiểu về các cây, con vật và nơi sống của chúng.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu mỗi cặp HS chỉ vào một tranh, đặt và trả lời câu hỏi về tên cây/con vật và nơi sống của nó. Lần lượt các cặp khác lên đặt và trả lời câu hỏi cho đủ 6 hình.

- Các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV yêu cầu HS ghi kết quả vào vở theo mẫu 63 SGK.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm một số thông tin, hình ảnh về nơi sống của thực vật, động vật

a. Mục tiêu:

- Kể được nơi sống của một số thực vật và động vật ở xung quanh em.

- Biết cách trình bày kết quả sưu tầm của mình về nơi sống của thực vật, động vật.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ với các bạn về cây mà mình mang đến, tranh ảnh về cây, con vật mà HS sưu tầm được.

- GV bao quát các nhóm và đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

+ Đây là cây gì, con gì?

+ Kể tên nơi sống của cây hoặc các con vật đó.

+ Ghi chép kết quả vào giấy A2 theo mẫu.

Tên cây, con vật

Nơi sống

?

?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV hướng dẫn HS khác nhận xét, bổ sung. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời.

- GV chốt lại: Mỗi loài thực vật, động vật đều có một nơi sống. Thực vật và động vật có thể sống được ở nhiều nơi khác nhau như trong nhà, ngoài đồng ruộng, trên rừng, dưới ao, hồ, sông, biển.

 

 

 

 

- HS hát theo GV bắt nhịp.

- HS trả lời:

+ Bài hát nhắc đến gà, chim chích bông, cây na, cây bưởi, cây chuối.

+ Những từ trong bài hát nói đến nơi sống của chúng: trong vườn, trong sân của gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trả lời:

+ Đây là con gì?/Hươu sao sống trong rừng phải không?

   Đây là con hươu sao/Đúng, hươu sao sống trong rừng.

+ Cây bắp cải sống ở đâu?

   Cây bắp cải được trồng trên cánh đồng.

+ Đây là con gì?/Hãy nói về nơi sống của chim chào mào?

   Đây là con chim chào mào/Chim chào mào sống trong rừng, vườn cây. Chim mẹ và chim non đang ở trong tổ trên cây.

+ Nói tên và nơi sống của cây và con vật trong hình/Mô tả nơi sống của chúng?

   Trong hình có cây hoa súng và cá chép cảnh/Nơi sống của chúng là bể cá hay hồ cá cảnh. Trong hồ có cây hoa súng màu trắng, có nhiều con cá cảnh đang bơi.

+ Đây là cây gì?/Cây hoa hồng sống trong chậu ngoài bàn công phải không?

  Đây là cây hoa hồng/Đúng, hoa hồng được trồng trong chậu ngoài ban công.

+ Cây đước sống ở đâu?/Tôm sú cũng sống ở vùng ngập mặn ven biển phải không?

    Cây đước sống ở vùng ngập mặn ven biển/Đúng, cây đước và tôm sú đều sống ở vùng ngập mặn ven biển.

+ Hoàn thành bảng theo mẫu gợi ý trong SGK trang 63:

Cây/con vật

Nơi sống

Con hươu sao

Rừng

Cây bắp cải

Ruộng

Chim chào mào

Trên cây

Cây hoa súng/cá chép cảnh

Bể/hồ cá cảnh

Cây hoa hồng

Chậu cây ngoài ban công

Cây đước/tôm sú

Vùng ngập mặn ven biển

- HS lắng nghe gợi ý và thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày kết quả theo bảng GV hướng dẫn.

……………………………………………………………………………………………

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I. Mục tiêu

- Ôn tập kiến thức đã học về:24 ,34 ,...,94 trừ đi số có hai chữ số.

II. Chuẩn bị - Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài (1 phút)

- Nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học 

2. Hướng dẫn luyện tập (32 phút)

Bài 1. Đặt phép tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

a. 34 và 16                    b. 84 và 28                                            c. 94 và 45                    d. 94 và 85

Bài 2. Tìm x.

48 + x = 84              19 + 17 + x = 64       

 x – 25 = 44 – 5

 

 

Bài 3. Năm nay ông 64 tuổi và nhiều hơn bố 29 tuổi. Hỏi năm nay bố bao nhiêu tuổi?

 

- Nhận xét,chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò (2 phút)

- Dặn HS tiếp tục ôn tập kiến thức đã học.

- Nhận xét tiết học

- Lắng nghe

- HS làm bài vào vở. 2em lên bảng .

-Nhận xét bài bạn, chữa bài.

- Đọc yêu cầu

- Nêu cách tìm số hạng; số bị trừ

- HS làm bài và 3 em lên bảng làm.

- Nhận xét bài bạn.

- HS làm vở ,1 em lên bảng làm.

Bài giải:

Số tuổi của bố năm nay là:

64 – 29 = 35 (tuổi)

                    Đáp số: 35 tuổi

- Lắng nghe

……………………………………………………………………………………………

Tiết 7: HĐTN (3)

 

SƠ KẾT TUẦN

 CHIA SẺ VỀ KẾ HOACH CHUYẾN ĐI SẮP TỚI CỦA GIA ĐÌNH EM

VÀ THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ VÀO VA LI.

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- Giúp HS chia sẻ về những thứ mình định chuẩn bị cho chuyến đi.

- Giúp HS biết sắp xếp và quản lí đồ mang theo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài.

- HS: SGK, một ba lô với nhiều đồ dùng cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 16:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 16.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 17:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV phân công chia sẻ theo từng bàn. HS trao đổi với bạn xem nhà mình sẽ đi đâu. Mình cần chuẩn bị mang theo những gì.

- Gọi 1 vài HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Các bạn được học tập kinh nghiệm của nhau trong việc chuẩn bị hành lí mang theo.

b. Hoạt động nhóm: Thực hành sắp xếp đồ vào va li.

- GV hướng dẫn cách gấp quần áo và sắp xếp các đồ dùng cá nhân vào ba lô.

- Yêu cầu HS thực hành nhóm đôi gấp đồ vào ba lô.

- GV kết luận: Các bạn biết cách gấp, xếp đồ gọn gàng, tránh rơi, mất khi di chuyển đi xa.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Yêu cầu HS cùng bố mẹ ghi chép danh sách đồ mang theo; xếp đồ vào va li; đánh dấu, dán tên lên đồ dùng để khỏi bị thất lạc.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 17.

- HS chia sẻ.

- 3 -4 HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

* Tự đánh giá theo chủ đề tự phục vụ bản thân.

- GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề vào tờ giấy thu hoạch.

+ Chưa làm:     õ   + Làm một lần:   õ õ     + Làm thường xuyên: õõõ

……………………………………………………………………………………………

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

……………………………………………………………………………………………

HẾT TUẦN 17

                                                                  

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ