In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 23.....
Cập nhật lúc : 06:10 20/04/2023

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ: 23 từ ngày: 20/2/2023 đến ngày: 24/2 /2023

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 20/2/2023

Sáng

1

HĐTN 1

CHÀO CỜ

 

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Vè chim

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Tập đọc: Vè chim

Bài giảng điện tử

4

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

21/2/2023

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập viết: Chữ hoa U,Ư

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe: Kể chuyện Cảm ơn họa mi

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân

( Tiết 1)

Bài giảng điện tử

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

TN&XH

Bài 14: Cơ quan vận động

Bài giảng điện tử

8

HĐTN 2

Bài 23: Câu chuyện lạc đường

 

4

22/2/2023

Sáng

1

Tiếng Việt

Tập đọc: Khủng long

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Khủng long

Bài giảng điện tử

3

Toán

Tiết 113: Khối trụ, khối cầu

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Anh

   

5

Tin

 

 

5

23/2/2023

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Chính tả: Nghe- viết: khủng long

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

:Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về muông thú; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

Bài giảng điện tử

4

GDTC

   

6

24/2/2023

Sáng

 

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnh về một con vật

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnh về một con vật

Bài giảng điện tử

4

TN&XH

Bài 14: Cơ quan vận động

Bài giảng điện tử

5

     

Chiều

6

L Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

Sơ kết tuần 23:                         Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.

 

8

GDTC

   

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                            

…………………………..                                                                    ……………………………...

TUẦN 23

                                                          Thứ hai ngày  20 tháng 2 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 9: Vè Chim

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp. Biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ

- Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhớ tên và nhận biết đặc điểm riêng của mỗi loài chim.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình yêu đối với thế giới loài vật; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nói về loài chim mà em biết? ( Tên, nơi sống, đặc điểm)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: hài hước dí dỏm thể hiện đặc điểm nghịch ngợm, đáng yêu, thói xấu của từng loài chim

- Đọc nối tiếp câu.

- Luyện đọc từ khó:lom xom ,liếu điếu, chèo bẻo

- HDHS đọc đoạn:Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp, mỗi học sinh đọc hai câu.

- Giải nghĩa từ: lon xon, lân la, nhấp nhem.

- Luyện đọc câu dài:

Hay chạy lon xon/

Là gà mới nở//

Vừa đi vừa nhảy/

Là em sáo xinh//

- Luyện đọc nhóm: Chia nhóm học sinh, mỗi nhóm có 5 học sinh và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi học sinh đọc bài theo nhóm.

Học sinh thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc

- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm.

Đọc đồng thanh

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh bài vè.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.40.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng dí dỏm

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Gv hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bằng cách xóa bớt từ

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.40

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.21.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.40.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.21.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

-Hs đọc nối tiếp

 - 10 học sinh nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi học sinh đọc 2 câu. Đọc 2 vòng.

.

- 2-3 HS đọc.

- Lần lượt từng học sinh đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Các nhóm thi đọc.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

- Lắng nghe.

- Cả lớp đọc đồng thanh bài vè.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Hs hoạt động nhóm 2. Tên các loài chim được nhắc trong bài là gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi,chèo bẻo, chim khác, sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo

C2: Từng cặp đố đáp loài chim trong bài vè theo mẫu dựa vào bài vè

C3: Từ ngữ chỉ hoạt động trong bài vè: chạy lon xon, đi, nhảy, nói linh tinh, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la …

C4: Đáp án mở. hs có thể chọn, giới thiệu về một loài chim bất kì phải nêu được một số nội dung như tên loài chim, đặc điểm nổi bật của loài chim,...

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, Từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim: bác, em, cậu, cô

- 1-2 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án. Lưu ý câu phải đầy đủ 2 phần: phần 1 là các từ ở bài tập 1, phần 2 là các từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm.

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

Bài : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:Củng cố  mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; thực hiện được phép nhân,phép chia;giải  được bài toán đơn( một bước tính )có nội dung thực tế liên quan đến phép nhân.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.BC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.     Kiểm trabài cũ :

Gọi 2-3 hs đọc lại bảng nhân 3,4,5

Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới:Luyện tập

Bài 1/30:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:  2  x 3 = 6

                                     6: 3  =  2

                                     6 :2  = 3

Từ phép tính nhân ta có 2 phép tính chia .

-Em có nhận xét gì về phép tính  2 x 1 = 2 và 2 : 1= 2

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/30:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn mẫu:

8 x 3=  8+8+8= 24

Ta phân tích thành tồng các số hạng bằng nhau rồi sau đó tính kết quả .

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

Bài 3/31:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Để làm được bài này các em lần lượt thực  hiện các phép tính từ trái sang phải .

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4/31:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-Bài toán cho biết gì ?

-Bài toán hỏi gì ?

-Để tìm được kết quả em phải thực hiện phép tính gì ?

- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.

- Nhận xét giờ học.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

 HS làm các bài còn lại .

- 1-2 HS trả lời.

- Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó ; số nào chia cho 1 cũng bắng chính số đó.

- HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm từng phép tính trên BC – sau đó hoàn thành bài tập.

- HS chia sẻ.

-2 Hs đọc bài toán

-HS trả lời

-HS giải bài toán vào vở

…………………………………………………………………………………..

                                                        Thứ ba ngày 21 tháng 2  năm 2023

Tiết 1: Toán

Bài : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép nhân,phépchia ;Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép chia

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng giải toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: phiếu phép tính Trò chơi “Đường  đến kho báu ”.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.     Kiểm trabài cũ :

Gọi 2-3 hs lên bảng làm BT

Gv nhận xét

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1/32:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nêu:

+ Muốn tìm tích  ta làm như thế nào ??

+ Muốn tìm thương ta làm thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2/32:

- Gọi HS đọc YC bài.

-Bài toán cho biết gì ?

-Bài toán hỏi gì ?

-Để tìm được  số quả của mỗi cháu em phải thực hiện phép tính gì ?

- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS.

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3/32:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Thực hiện  lần lượt từng phép tính từ trái sang phải .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

2.2. Trò chơi “Đường đến kho báu ”:

- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.

- GV thao tác mẫu.

- Tổ chức cho HS chơi có thể chia lớp thành 3-4 đội chơi tùy ĐK

Qua trò chơi em thấy trò chơi này có giúp gì cho em không ?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

Hôm  nay em học được những kiến thức gì?

Về nhà cần học thuộc bảng chia 3,4,5 nhé

- Nhận xét giờ học.

 

Hs thực hiện trên BC theo yêu cầu của gv

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

-Ta lấy thừa số nhân vơi thừa số .

-Ta lấy số bị chia chia cho số chia

-HS đọc đề bài .

-Bà có 20 quả vải , bà chia đều cho 2 cháu

-Hỏi mỗi cháu được bao nhiêu quả vải?

-Phép tính chia .

Hs làm bài vào BC

Gọi 1 HS lên bảng lớp giải .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

-HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát hướng dẫn.

- HS thực hiện chơi theo nhóm 4.

-Giúp em ôn lại bảng nhân và bảng chia em đã học .

-Hs trả lời .

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA U, Ư

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Rừng U Minh có nhiều loài chim quý.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa U, Ư

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa U, Ư.

+ Chữ hoa U, Ư gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa U, Ư

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa U, Ư đầu câu.

+ Cách nối từ M sang i.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa U, Ư và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

CẢM ƠN HỌA MI

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các nhân vật và diễn biến câu chuyện. Câu chuyện kể về một vị vua nọ và chú chim họa mi có tiếng hót rất hay.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Gv kể cho hs nghe câu chuyện ( 3 lượt). Gv hướng dẫn hs nhớ lời nhân vật ở đoạn 4

- Gv yêu cầu hỏi đáp theo cặp các câu hỏi dưới tranh để nhớ nội dung câu chuyện.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- YC HS nhớ lại từng đoạn câu chuyện và tập kể từng đoạn.

- Gv cho hs thảo luận nhóm 2 kể lần lượt từng đoạn hoặc kể hết bài

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- Gv hướng dẫn hs đóng vai họa mi

+ Hướng dẫn hs tập kể trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- Tranh 1: nhà vua tự hào vì có chim quý.

Tranh 2: Nhà vua được tặng 1 con chim đồ chơi bằng máy

Tranh 3: con chim đồ chơi bị hỏng mọi người tháo tung ra để sửa nhưng không được

Tranh 4:  Biết vua ốm chim tìm về hoàng cung cất tiếng hót giúp vua khỏi bệnh.

- HS nhìn theo tranh nhớ lại nội dung từng đoạn

- HS thảo luận nhóm

- HS lắng nghe.

- Hướng dẫn hs tập kể trước lớp và về nhà kể cho bố mẹ nghe

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Đạo đức

Chủ đề: Thể hiện cảm xúc bản thân

Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

­- Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của cảm xúc tích cực và tiêu cực.

- Thể hiện được cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

- Biết được vì sao phải thể hiện được cảm xúc tích cực.

3. Phẩm chất:

Chủ động được cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

1.     Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, , Phiếu học tập. 2.     Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Yoga cười”

*Cách chơi:

+ Giáo viên mời học sinh cả lớp đứng lên, hai bạn quay mặt vào nhau cùng cười theo hiệu lệnh của giáo viên. Ví dụ: Cười to, cười nhỏ, cười tủm tỉm, cười sảng khoái

- Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

- Giáo viên nhận xét học sinh chơi.

- Giáo viên đặt câu hỏi để bắt đầu vào bài học:

+ Em cảm thấy như thế nào sau khi tham gia trò chơi?

- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cahs chơi.

- Học sinh tham gia trò chơi: Học sinh quan sát và làm theo hiệu lệnh của giáo viên: Cười to, cười nhỏ, cười tủm tỉm, cười sảng khoái.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi;

+ Khi tham gia trò chơi em cảm thấy rất vui....

7’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh.

Mục tiêu: HS nêu được cảm xúc tích cực, tiêu cực thể hiện qua thái độ, cử chỉ, nét mặt...

GV chia lớp thành nhóm đôi, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi :

a. Các nhân vật trong tranh  đang có cảm xúc gì?

b. Dựa vào đâu em có suy nghĩ như vậy?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động  của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trả lời: to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận. Đặt câu hỏi gợi mở và hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn. Ví dụ:

 + Trong mỗi bức tranh em thấy miệng, mắt của các bạn nhỏ thể hiện như thế nào?

 + Theo em còn có thể dựa vào đâu để biết các nhân vật trong tranh đang vui, buồn hay khó chịu?

 + Còn cách thể hiện niềm vui nào khác mà em biết. Em cảm thấy như thế nào khi vui? Vì sao?

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Giáo viên kết luận: Có rất nhiều cảm xúc khác nhau mà con người thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Đó có thể là cảm xúc tích cực, cũng có thể là cảm xúc tiêu cực. Chúng ta cần có suy nghĩ và hướng đến cảm xúc tích cực.

- Giáo viên nhận xét sự tham gia học tập của các nhóm và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên.

+ Dựa vào từng bức tranh học sinh nói về cảm xúc của mỗi bạn.

+ Có thể dựa vào miệng, mắt của mỗi bạn để biết được các bạn đang vui hoặc đang buồn.

+ Khi có niềm vui em cũng có thể khoe với bạn bè hoặc những người thân trong gia đình. Em sẽ cảm thấy rất vui. Vì em đã chia sẻ niềm vui của mình cho người khác biết để cùng chia sẻ niềm vui với em.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm quan sát lắng nghe – nhận xét.

- Học sinh lắng nghe – ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

6’

Hoạt động 2: Phân biệt cảm xúc tích cực và tiêu cực.

Mục tiêu: Học sinh phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thi hái quả”: Quan sát cây cảm xúc , thi hái quả có từ chỉ cảm xúc và đặt vào giỏ cảm xúc tích cực hoặc giỏ cảm xúc tiêu cực cho phù hợp. Đội nào làm nhanh và đúng nhất thì đội đó chiến thắng.

- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 bạn. Niệm vụ mỗi đội là sẽ hái quả có từ chỉ cảm xúc đặt vào giỏ tương ứng.

- Học sinh thực hiện trò chơi.

-  Giáo viên quan sát học sinh chơi.

- Giáo viên nhận xét – đánh giá.

- Giáo viên tổng hợp lại đáp án hợp lí:

+ Giỏ cảm xúc tích cực có chứa các quả: Vui vẻ, yêu thương, hạnh phúc, phấn khởi ...

+ Giỏ cảm xúc tiêu cực chứa các quả: tức giận, lo lắng, ghen tị, khó chịu, buồn bã, sợ hãi ...

- Giáo viên đưa thêm câu hỏi để học sinh trả lời:

+ Em hãy cho biết còn những cảm xúc tích cực, tiêu cực nào khác em đã trải qua hoặc chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày?

- Giáo viên nhận xét sự tham gia tích cực của mỗi nhóm. Khen thưởng nhóm thực hiện tốt động viên nhóm chưa làm tốt để các bạn tích cực cố gắng.

- Học sinh tham gia trò chơi “Thi hái quả”.

- Nhóm trưởng chọn thành viên tham gia trò chơi.

- Tham gia chơi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi. Nói về những cảm xúc tiêu cực và tích cực mình đã từng trả qua hoặc chúng kiến.

- Học sinh lắng nghe.

7’

Hoạt động 3: Trao đổi về ích lợi của cảm xúc tích cực.

Mục tiêu: Học sinh nêu được ảnh hưởng, ích lợi của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ:

* Nhiệm vụ 1: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:

a. Cảm xúc tích cực mang lại lợi ích gì cho bản thân?

b. Cảm xúc tích cực mang lại lợi ích gì đối với người xung quanh?

* Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của bạn theo các tiêu chí:

+ Trình bày: to, rõ ràng.

+ Nội dung: câu trả lời đầy đủ hợp lí.

+ Thái độ làm việc: tập trung, nghiêm túc.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

- Giáo viên kết luận: cảm xúc tích cực có nhiều tác dụng khác nhau đối với bản thân mỗi người và người xung quanh.

+ Lợi ích 1: Bản thân thấy khỏe mạnh hơn.

+ Lợi ích 2: Bản thân cảm thấy thoải mái, làm việc hiện quả và học tập tốt hơn.

+ Lợi ích 3: Được bạn bè tin yêu, quý mến.

+ Lợi ích 4: Mọi người vui lây.

- Giáo viên đánh giá sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập.

- Học sinh thảo luận nhóm 4. Trả lời câu hỏi nhiệm vụ học tập.

a. Học sinh nói được lợi ích của cảm xúc tích cực cho bản thân.

b. Học sinh nêu được lợi ích mà cảm xúc tích cực đối với mọi người xung quanh.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm quan sát – lắng nghe – nhận xét.

- Học sinh lắng nghe – ghi nhớ.

7’

Hoạt động 4: Thảo luận về những cách thể hiện cảm xúc tích cực.

Mục tiêu: Học sinh nêu được cách thể hiện cảm xúc tích cực.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 với phiếu học tập.

* Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trong phiếu: Tìm hiểu sự thể hiện cảm xúc tích cực qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động.

* Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của bạn theo các tiêu chí:

+ Trình bày: to, rõ ràng.

+ Nội dung: câu trả lời đầy đủ hợp lí.

+ Thái độ làm việc: tập trung, nghiêm túc.

- Các nhóm làm việc theo phiếu.

- Trình bày sản phẩm và trả lời các câu hỏi.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên đánh giá sự tham gia của học sinh trong hoạt động này. Chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- Học sinh thảo luận làm việc theo nhóm 4 với phiếu học tập.

- Trả lời câu hỏi: - Có nhiều cách thể hiện cảm xúc tich cực ví dụ như:

+ Nét mặt: cười ...

+ Cử chỉ: Nhảy lên vui sướng ...

+ Lời nói: Rất vui, rất thích ...

+ Viết ra những lời đầy cảm xúc hạnh phúc, thích thú, phấn khởi ...

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Trình bày kết quả thảo luận.

- Học sinh lắng nghe – nhận xét – đánh giá – bổ sung  ý kiến.

Học sinh lắng nghe.

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Cảm xúc tích cực mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Biết đật câu hỏi kiểu câu Ai thế nào? làm gì?

- Viết được một đoạn văn 3-4 câu về chú hươu đó.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu (5p)

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành (25p)

Bài 1: Đặt câu hỏi….

- Hướng dẫn

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2: Viết đoạn văn 3-4 câu về 1 loài chim.

- HD học sinh làm bài vào vở

- Thu vở nhận xét

- Nhận xét, biểu dương những HS có bài viết hay, sáng tạo

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- Đọc yêu cầu- HS trình bày miệng

- Thấy hươu cao cổ nằm ủ rủ, không ăn, Bi làm gì?( gọi các bạn đến)

- So với cái cổ dài của hươu cao cổ, chiếc khăn của Bi thế nào ? (vừa ngắn vừa nhỏ)

- Học sinh làm bài vào vở.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: TNXH

BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Thực hành trải nghiệm để phát hiện vị trí của cơ xương trên cơ thể và sự phối hợp của cơ, xương khớp khi cử động.

●   Nhận biết được chức năng của xương và cơ quan hoạt động vận động.

3. Phẩm chất

-         Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                            TIẾT 1                                               

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?

- GV dẫn dắt vấn đề: Để múa, hát, một số bộ phận của cơ thể chúng ta phải cử động. Cơ quan giúp cơ thể của chúng ta thực hiện các cử động được gọi là cơ quan vận động. Vậy các em có biết các bộ phận chính của cơ quan vận động là gì? Chức năng của cơ quan vận động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 14: Cơ quan vận động.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể

a. Mục tiêu: Xác định vị trí của cơ và xương trên cơ thể.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát và làm theo gợi ý hình SGK trang 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ.

- GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương.

+ Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu).

Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số xương chính và khớp xương trên hình vẽ bộ xương.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83):

 

Bước 2: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ và nói tên các xương chính trên Hình 1.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.

+ Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống.

+ Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực.

- GV mời 1 số cặp khác lên chỉ và nói tên một số khớp xương trên Hình 2.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, theo dõi.

- GV giới thiệu kiến thức: Nơi hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau được gọi là khớp xương. Ở lớp 2, chúng ta chỉ học về các khớp cử động được.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên xương, khớp xương trên cơ thể mỗi em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi.

+ Cách chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên xương, khớp xương và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS làm câu 1 Bài 14 vào Vở bài tập.

 

 

 

- HS múa, hát.

- HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân để múa; miệng để hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, làm theo gợi ý và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Nắn vào ngón tay thấy cứng.

+ Nắn vào lòng bàn tay và thấy bàn tay mình mềm.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày: Một số tên xương trong hình 1: xương đầu, xương vai, xương đòn, xương sườn, xương cột sống, xương tay, xương chậu, xương chân.

- HS trình bày: Một số khớp xương trong hình 2: khớp sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu gối.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi.

- HS làm bài.

     

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.

-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.    Khởi động:

− GV đọc bài thơ về Cáo.

− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.

– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:

+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ?

+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?

+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?

- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.

2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc.

- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:

-Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa?

-Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?

-Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?

-Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?

-Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?

Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV mời cả lớp quan sát:

+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ

+ Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.

-Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.

Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,…

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

-Cả lớp quan sát

- 2-3 HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày  22 tháng 2  năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 2: KHỦNG LONG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng ngữ điệu, biết nghỉ hơi sau mỗi đoạn

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Khủng long là loài động vật đã tuyệt chủng nên chúng ta không thể gặp khủng long thật.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ bộ phận và từ chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.

- Biết yêu động vật, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Vè chim

- Tìm từ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè?

- 2 hs hỏi đáp: Vd Chim gì vừa đi vừa nhảy? Chim sáo

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Chiếu tranh khủng long. Hỏi: Em đã nhìn thấy loài vật này ở đâu? Em biết gì về chúng?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: nhẹ nhàng, luyến tiếc

- HDHS chia đoạn: 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn

- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý ngắt nghỉ đúng:

Khủng long/ có khả năng săn mồi tốt/ nhờ có đôi mắt tinh tường/ cùng cái mũi và đôi tai thính.//

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: săn mồi, quất đuôi, dũng mãnh, tuyệt chủng,...

- Luyện đọc nhóm

Gv hướng dẫn học sinh đọc nhóm 4

- Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.43

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.43

- Gọi HS trả lời câu hỏi - Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.43

- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 2 HS đọc nối tiếp.

- 2 HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

HS đọc nối tiếp câu..

-4 hs đọc nối tiếp đoạn

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bài đọc cho biết những thông tin về khủng long là: a,b,c

C2: Khủng long có khả năng săn mồi tốt nhờ đôi mắt tinh tường cùng cái mũi và đôi tai thính.

C3: Khủng Long có khả năng tự vệ tốt nhờ cái đầu cứng và cái đuôi dũng mãnh.

C4: chúng ta không thể gặp khủng long thật vì khủng long đã tuyệt chủng trước khi con người xuất hiện.

- HS thực hiện.

- Tai: nhỏ; mắt: to; đầu: cứng; Chân: chắc khỏe

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Toán

Bài 46 :KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận dạng được khối trụ, khối cầu trong các mô hình ở bộ đồ dùng học tập và vật thật .

-Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-Thông qua nhận dạng hình,HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư dauy, mô hình hóa,đồng thời bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian .

-Qua thực hành, luyện tập,HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa…hộp sữa, cái cốc , ống nước …

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.     Kiểm trabài cũ :

GV kiểm ra dụng cụ học sinh như : Bộ dụng cụ học toán ; hộp sữa , cái cốc , viên bi , quả banh … mà cô dặn mang theo.

Gv nhận xét .

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

*GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối trụ :

-Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ?

Em thấy hoặc được sờ vào nó chưa ?

-GV giới thiệu hộp sữa , khúc gỗ …đây là những đồ vật có dạng hình khối trụ.

-Gv cho HS xem cả tư thế đứng và nằm của khối trụ. Gv cho Hs quan sát nhiều mẫu khác nhau .

GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.

*GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối cầu :

- Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ?

GV cho HS quan sát xung quanh những đồ vật có dạng khối cầu .

GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1/34:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách nhận biết khối trụ , khối cầu .

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2/34:

- Gọi HS đọc YC bài.

a/- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS lên bảng lớp thực hành .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

b/Hãy nêu tên một số đồ vật có dạng  khối trụ hoặc khối cầu mà em biết .

-Gv quan sát , giúp đỡ

Bài 3/35:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Gv phóng to tranh , sau đógọi một số em lên chỉ vaò khối hình và cho biết khối gì.

GV cùng HS khai thác tranh và GV hd cách tìm tên sao cho đúng với yêu cầu đề bài .

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà tìm thêm khối trụ khối cầu có trong nhà em nhé .

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS để lên bàn .

 

 

 

 

 

 

- 2-3 HS trả lời.

-HS quan sát xung quanh  và hai đáy của những đồ vật đó .

- HS lấy ví dụ và chia sẻ.

- HS chia sẻ quả bóng , viên bi .

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe và chọn hình khối trụ ( D) hình cầu ( B)

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên bảng chỉ và nêu vật nào có khối trụ vật nào có khối cầu .

Dưới lớp HS làm  miệng theo nhóm cặp .

-HS thi Ai nhanh hơn và nói đúng thì được 1 tràng vỗ tay .

Vd : Viên bi đá khối cầu.

        Thùng phi nước khối trụ …

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

-HS thi nhau nói đúng tên khối  - Cả lớp tuyên dương .

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

Khối trụ : đầu , 2 cẳng tay ,2 cẳng chân , lon nước ngọt

Khối cầu :2 đầu râu , 2 cầu vai , thân của Rô- bốt.

- HS lắng nghe .

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 5: Tin

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

                                                          Thứ  năm ngày 23 tháng 2  năm 2023

Tiết 1: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

……………………………………………………………………………

Tiết 2: Toán

Bài : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố khả năng nhận dạng khối trụ và khối cầu

- Củng cố kĩ năng sử  lí vấn đế trong bài toán có quy luật hình .

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lựcnhận biết khối trụ , khối cầu .

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV-HS chuẩn bi 10 lon bia

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.     Kiểm trabài cũ :

Gọi 2-3 hs lên bảng nêu ví dụ khối trụ , khối cầu mà em biết .

Gv nhận xét

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1/35:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nêu: Quan sát tranh ( Phóng to ) tìm xem có bao nhiêu đèn lồng dạng khối trụ và bao nhiêu đèn lồng dạng khối cầu .

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2/35:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Gv hd cách chọn hình cho phù hợp .

- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS. Chốt đáp án : B

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3/36:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Thực hiện  lần lượt từng phép tính  có trong bài .

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4/36:

-GV  thao tác mẫu.

- Tổ chức cho HS xếp có thể chia lớp thành 3-4 đội  xếp tùy ĐK

Qua cách xếp em thấy hình D có  bao nhiêu lon?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

Hôm  nay em học được những gì?

Về nhà cần tìm thêm một số đồ vật , đồ dùng có dạng khối trụ , khối cầu có trong nhà em  nhé

- Nhận xét giờ học.

 

Hs thực hiện trên BC theo yêu cầu của gv

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS quan sát và nêu kết quả

7  đèn lồng dạng khối trụ .

12  đèn lồng dạng khối cầu .

-HS đọc đề bài .

-HS trả lời .

-HS lắng nghe – HS thảo luận nhóm 2 và tìm đáp án ghi ra BC

Gọi 1 HS lên bảng lớp làm. Hs đọc tên các khối hình  hiện có .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.

-HS chia sẻ.

Bạn khối cầu sẽ rơi vào khoang D là khoang có kết quả lớn nhất và khoang  đó có dạng  khối trụ.

- HS lắng nghe- Thực hành  với số lon mình đem tới lớp  theo nhóm 4.

- HS trả lời 10 lon.

-Hs trả lời .

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt (7)

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: KHỦNG LONG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Bài viết có những chữ nào viết hoa?

+ Bài viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr23

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ MUÔNG THÚ. DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được từ ngữ chỉ muông thú

- Kể được các từ chỉ hoạt động của con vật trong rừngvà đặt câu với từ chỉ hoạt động đó.

- Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ chỉ muông thú

- Rèn kĩ sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nói tên các con vật ẩn trong tranh.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên muông thú có trong tranh

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.23.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Tìm từ chỉ hoạt động của con vật trong rừng. Đặt câu với từ vừa tìm được.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

-HDHS đặt câu theo mẫu

- Yc hs thảo luận nhóm 2

- YC làm vào VBT tr.24

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô vuông

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- Hỏi hs tác dụng của các dấu

- YC làm vào VBT tr.24

- Nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Tên muông thú: công, gà, kì nhông, chim gõ kiến, voi, khỉ

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày 24 tháng 2 năm 2023

Tiết 1: Toán

Bài 47: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố khả năng nhận dạng khối trụ và khối cầu

- Củng cố kĩ năng xếp hình  với khối trụ , khối cầu, khối hộp chữ nhật;kĩ năng  xử lí  vấn đề qua các bài toán  có quy luật hình .

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua bài toán xếp hình HS phát triển năng lực mô hình hóa , phát triển trí tưởng tượng không gian

- Qua giải quyết các bài tập HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV-HS chuẩn bi 15 khối gỗ.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.     Kiểm trabài cũ :

Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ mà Gv đã giao .

Gvnhận xét

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1/37:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nêu: Quan sát tranh ( Phóng to ) hình trên cần bao nhiêu khối trụ, khối cầu,khối hộp chữ nhật ?

- GV cho Hs thực hành xếp hình mà em thích từ các khối hình em mang đến lớp .

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2/37:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Gv hd cách chọn hình cho phù hợp .

- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS. Chốt đáp án : B

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3/37:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

Gv hd cách chọn hình cho phù hợp .

- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS. Chốt đáp án : C

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 4/38:

-GV  thao tác mẫu- Hướng dẫn tìm 1 đường điqua các vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu  để tìm lối ra cho cá ngựa.

- Tổ chức cho HS lên  chỉ đường đi của cá ngựa. Chốt đáp án : C

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

Hôm  nay em học được những gì?

Về nhà cần tìm thêm một số đồ vật , đồ dùng có dạng khối trụ , khối cầu có trong nhà em  nhé. Xếp hình em thích bằng những khối trụ , khối cầu .

- Nhận xét giờ học.

 

Hs bỏ dụng cụ lên bàn gv kiểm tra .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- HS quan sát và nêu kết quả

4  khối trụ .

1  khối cầu .

6 khối hộp chữ nhật

- HS chia sẻ với bạn cùng bàn .

-HS đọc đề bài .

-HS trả lời .

-HS lắng nghe – HS thảo luận nhóm 2 và tìm đáp án ghi ra BC

Gọi 1 HS lên bảng lớp làm. Hs đọc tên các khối hình  hiện có .

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

HS lắng nghe – HS thảo luận nhóm 2 và tìm đáp án ghi ra BC

Gọi 1 HS lên bảng lớp làm. Hs đọc tên các khối hình  hiện có .

- HS lắng nghe- Thực hành  theo nhóm 2.

- HS trả lời.

-Hs trả lời .

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU TRANH ẢNH VỀ CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về con vật em yêu thích

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về con vật

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu con vật

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm với con vật mình thích

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nói tên con vật trong tranh ảnh và viết đoạn văn con vật em yêu thích

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:Trng bức tranh là con vật nào?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yv hs đọc câu hỏi trong sgk trang 45

- Hướng dẫ hs trả lời lần lượt từng câu hỏi, làm theo cặp

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.24

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc sách, báo viết về động vật hoang dã

- Tổ chức cho HS chia sẻ thông tin về loài vật vừa đọc: Tên, nơi sống, thức ăn.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

Hươu, sóc, công

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

-HS đọc

- HS thực hiện nói theo cặp.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc sách, báo ở Thư viện lớp.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TN&XH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xác định tên, vị trí một số cơ chính

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số cơ chính.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình hệ cơ nhìn mặt từ trước và mặt sau trang 84 SGK và yêu cầu HS lần lượt chỉ và nói tên một số cơ chính trong các hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên chỉ vào hình hệ cơ, nói tên các cơ chính. HS khác nhận xét.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên một số cơ trên cơ thể em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi.

- GV giới thiệu luật chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên cơ và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS làm câu 2 Bài 14 vào Vở bài tập.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận chính nào?

Hoạt động 4: Chức năng vận động của cơ, xương, khớp

a. Mục tiêu: Nói được tên các cơ xương khớp giúp HS thực hiện được một sô cử động như cúi đầu, ngửa cổ, quay tay, co chân, đi, chạy,...

b Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS:

+ Nhóm trường điều khiển các bạn: Thực hiện các cử động như các hình vẽ trang 85 SGK và nói tên các cơ, xương, khớp giúp cơ thể em thực hiện được các cử động đó.

+ HS ghi tên các cử động và tên các cơ, xương, khớp thực hiện cư động vào vở theo mẫu trang 85 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bảng tổng kết ghi lại kết quả làm việc cùa nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

- GV chữa bài làm của các nhóm đồng thời chốt lại kiến thức chính của hoạt động này:

+ Chúng ta có thể quay cổ, cúi đầu hoặc ngửa cổ là nhờ các cơ ở cổ, các đốt sống cổ và các khớp nối các đốt sống cổ.

+ Chúng ta có thể giơ tay lên, hạ tay xuống, quay cánh tay là nhờ các cơ ở vai, xương tay và khớp vai.

+ Chúng ta có thể đi lại, chạy nhảy là nhờ các cơ ở chân, các xương chân và các khớp xương như khớp háng, khớp gối.

- GV yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận, trả lời câu hỏi ở trang 85 SGK: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì điều gi sẽ xảy ra với cơ thể?

- GV yêu cầu HS mục “Em có biết?" ở trang 86 SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày: Một số cơ chính: cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng, cơ mông.

- HS chơi trò chơi.

- HS làm bài.

- HS trả lời: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận: bộ xương và hệ cơ.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì các cơ sẽ dần teo đi và con người có nguy cơ bị bại liệt.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- HS  gọi chính xác tên theo vị trí và thành phần và kết quả của phép chia.

- Tìm nhanh kết quả của phép chia.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ BT1, 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

1. Giới thiệu (2p)

2. Thực hành (30p)

Bài 1: Tính nhẩm

- Nhận xét

Bài 2: Tính

- Nhận xét, biểu dương

Bài 3: Tóm tắt

     Sợi dây dài: 9dm

     Chia làm: 3 đoạn

     Mỗi đoạn: … dm?  

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò (3p)

- Chuẩn bị tiết sau: Bảng chia 3

- Nhận xét tiết học.

- Đọc yêu cầu.

- 4 em làm B. H làm VBT.

- Nhận xét

- Nhận xét.

- Nắm yêu cầu

- Học sinh làm vở.

Bài giải

Số dm mỗi đoạn dài là:

9 : 3 = 3 (dm)

Đáp số: 3 dm

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)

SƠ KẾT TUẦN 23

                           Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- HS có thêm ý thức quan sát, ghi nhớ chi tiết để tránh bị lạc; rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp khi bị lạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài. Thẻ chữ: ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ, BÌNH TĨNH.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 23:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 23.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 24:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- HS cùng nhau đọc lại bài thơ “Mẹ cáo dặn” để nhắc lại các “bí kíp” phòng tránh bị lạc.

b. Hoạt động nhóm:

GV hướng dẫn HS: Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.

− GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS sắm vai giải quyết:

+ Một bạn nhỏ đi chơi phố bị lạc mẹ. Một người lạ đến gần hứa sẽ giúp đỡ và rủ đi cùng người ấy.

+ Một bạn nhỏ đi siêu thị, bị lạc. Một chú nhân viên đến gần hỏi thăm.

+ Một bạn nhỏ đi cùng bố mẹ trong công viên, mải ngắm đu quay, ngẩng lên không thấy bố mẹ đâu, bạn chạy lung tung để tìm,…

 − GV gợi ý câu hỏi thảo luận:        

+ Hãy đoán xem nếu bố mẹ bị lạc mất con, khi ấy bố mẹ sẽ làm gì? Bố mẹ có lo lắng, có đi tìm con không?

+ Bố mẹ đang đi tìm mình, mình có nên chạy lung tung để tìm bố mẹ hay đứng yên tại chỗ để chờ đợi? Vì sao? Nếu chạy lung tung, ta có thể sẽ đi các con đường khác, không gặp được nhau. Nếu mình đứng một chỗ, chắc chắn bố mẹ sẽ quay trở lại tìm mình.

+ Em nên nhờ một người lạ hay một chú công an, chú bảo vệ đưa đi tìm mẹ. Vì sao?

Kết luận: Hãy luôn tin rằng BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON.

Hãy ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ và giữ BÌNH TĨNH (thẻ chữ), tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tin cậy như cô chú cảnh sát, công an, người bảo vệ,… nếu em bị lạc.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS vẽ bàn tay của mình lên tờ bìa ấy để làm “Bàn tay thông tin”. Sau đó, với mỗi ngón tay sẽ ghi một thông tin: Địa chỉ lớp và trường của em; Gần nhà em có gì?; Số điện thoại mẹ; Số điện thoại bố; Địa chỉ nhà mình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 24.

-  HS đọc bài thơ

-HS thảo luận theo tổ, sau đó sắm vai giải quyết trước lớp.

-  HS lắng nghe.

-HS lắng nghe

-  HS thực hiện

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

HẾT TUẦN 23

                                                                  

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 Đã kiểm tra, ngày 20/4/2023- PHT

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ