In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 24.....
Cập nhật lúc : 06:11 20/04/2023

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ: 24 từ ngày: 26/2/2023 đến ngày: 23/2 /2023

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 27/2/2023

Sáng

1

HĐTN 1

CHÀO CỜ

 

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Sự tích cây thì là

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Tập đọc: Sự tích cây thì là

Bài giảng điện tử

4

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

28/2/2023

Sáng

1

Toán

Đơn vị, chục, trăm, nghìn

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập viết: Chữ hoa V

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe: Kể chuyện Sự tích cây thì là

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân (Tiết 2)

Bài giảng điện tử

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

TN&XH

Bài 14: Cơ quan vận động 1

Bài giảng điện tử

8

HĐTN 2

Bài 24: Phòng tránh bị bắt cóc

 

4

1/3/2023

Sáng

1

Tiếng Việt

Tập đọc: Bờ tre đón khác

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Bờ tre đón khác

Bài giảng điện tử

3

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Anh

   

5

Tin

 

 

5

2/3/2023

Sáng

1

Toán

Các số tròn trăm

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Chính tả: Nghe- viết: Bờ tre đón khách

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về vật nuôi; Câu nêu đặc điểm của các loài vật

Bài giảng điện tử

4

GDTC

   

6

3/3/2023

Sáng

 

1

Toán

Các số tròn trăm

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về hoạt động cuarcon vật

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn kể về hoạt động cuarcon vật

Bài giảng điện tử

4

TN&XH

Bài 14: Cơ quan vận động 2

Bài giảng điện tử

5

     

Chiều

6

L Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

CSM

Bài 4: Cần làm gì để phòng tránh chấn thương mắt?

 

8

GDTC

   

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                            

…………………………..                                                                    ……………………………...

TUẦN 24

                                                          Thứ hai ngày  27 tháng 2 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 11: SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc lời nói của các nhân vật trong văn bản. Nhận biết một số loại cây qua bài đọc và tranh minh họa.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu được cách giải thích vui về tên gọi của một số loài cây trong câu chuyện và lí do có loài cây tên là “ thì là”.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Có trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên, khiếu hài hước.

- Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Nói tên các cây rau có trong tranh.

+Nói tên mốt số cây rau khác mà em biết?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng của trời đọc chậm rãi, thể hiện giọng nói, ngữ điệu của người có uy lực.

- HDHS chia đoạn: (2đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Chú là cây tỏi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: mảnh khảnh

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.47.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr..

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của giáo viên.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47

- HD HS đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.47.

- HD HS cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.

- - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện trước lớp.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2 HS luyện đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: 4 em đóng vai ( 1em đóng trời, 3 em đóng vai các loài cây): diễn lại cảnh trời đặt tên trời và các loài cây.

C2: Hs hoạt động nhóm: Từng HS đóng vai cây thì là giới thiệu đặc điểm của mình.

C3: Do hấp tấp, vội vàng nên cây nhỏ đã nhầm lời lẩm nhẩm của trời là lời trời đặt tên cho cây.

C4: Từng HS nêu lên ý kiển của mình: Tên hay quả!/ Tên bạn rất dễ nhớ!/…

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

1       hs đọc

-Hs hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai.

- 1-2 HS đọc.

- Hs hoạt động N2 nói và đáp lời đề nghị.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

TIẾT 115: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ và khối cầu.

- HS được liên hệ với ứng dụng của các hình khối trong thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa, trí tưởng tượng không gian, kĩ năng so sánh và tính toán với số có đơn vị là ki-lô-gam.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV chiếu hình các đồ vật như tranh sgk/tr.38 cho HS quan sát.

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu rồi yêu cầu HS đọc tên gọi của khối ứng với hình dạng của mỗi đồ vật.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV chiếu tranh tranh sgk/tr.38, giới thiệu: Tranh minh họa một phi thuyền đang gắp một thiên thạch, bên cạnh có môt số các thiên thể của Hệ Mặt Trời: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.

- Hướng dẫn HS tìm:

+ Các hình có dạng khối trụ.

+ Các hình có dạng khối cầu.

- Yêu cầu HS tìm các hình có dạng khối hộp chữ nhật.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV chiếu tranh tranh sgk/tr.39.

a)

- Gọi HS nêu tên khối và đọc cân nặng của mỗi khối gỗ trong hình.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, so sánh các số đo, trả lời câu hỏi trong bài rồi chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá.

b)

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS nêu cân nặng của các khối gỗ theo yêu cầu.

=> Để biết bạn voi đã kéo bao nhiêu ki-lô-gam gỗ, ta làm như thế nào?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

*GV chiếu hình ảnh voi vận chuyển đồ đạc, hàng hóa,… giúp con người và giới thiệu: Voi là một loài vật có thân hình chắc chắn, thân thiệ với con người. Ở một số vùng miền hoặc ở một số nước,  voi thường giúp con người vận chuyển đồ đạc, hàng hóa,… Hình ảnh voi vận chuyển gỗ rất gần gũi với cuộc sống thường ngày…

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV chiếu tranh sgk/tr.39, giới thiệu: Bức tranh trong bài mô tả khung cảnh ba bạn Nam, Việt và Mai đang ở một triển lãm tranh. Ba bức tranh treo trên tường vẽ ba công trình kiến trúc khá nổi tiếng trên thế giới. Hình ảnh từng tòa nhà là tháp nghiêng Pi-sa ở I-ta-li-a, Kim tự tháp ở Ai Cập, tòa nhà Nur Alem ở Kazakhstan.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhận xét lời nói của từng bạn rồi chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS quan sát, làm theo yêu cầu.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS tìm:

+ Thân tàu, khúc đầu cánh tay máy.

+ Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, thiên thạch và mũ của phi hành gia.

- HS tìm và chia sẻ.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát tranh.

- HS nêu.

- HS làm việc cặp đôi và chia sẻ: Khối gỗ nặng nhất có dạng khối hộp chữ nhật.

- 1-2 HS đọc.

- HS nêu.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS làm việc cặp đôi và chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                        Thứ ba ngày 28 tháng 2  năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 116: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS ôn tập và củng cố về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

- HS năm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, … 1000.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

a) Ôn tập về đơn vị, chục, trăm

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.40:

+ Nêu bài toán: Hai bạn Việt và Rô-bốt đang cùng nhau làm những thanh sô-cô-la để làm quà tặng sinh nhật Mai. Ban đầu, hai bạn làm từng thanh sô-cô-la dài, mỗi thanh có 10 miếng (1 miếng chính là 1 ô vuông đơn vị). Sau đó, Rô-bốt gắn 10 thanh sô-cô-la đó thành một tấm sô-cô-la hình vuông.

+ Tấm sô-cô-la hình vuông đó đã đủ 100 miếng sô-cô-la chưa nhỉ?

- GV gắn các ô vuông (các đơn vị-từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị) và gắn hình chữ nhật 1 chục ngay phía dưới 10 đơn vị. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số đơn vị, số chục.

- 10 đơn vị bằng?

- GV gắn các hình chữ nhật (các chục-từ 1 chục đến 10 chục) và gắn hình vuông 100 ngay phía dưới 10 chục. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số chục, số trăm.

- 10 chục bằng?

b) Giới thiệu về một nghìn

- GV gắn các hình vuông (các trăm-gắn thành từng nhóm 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm, và nhóm 10 trăm).

+ Yêu cầu HS quan sát rồi viết số trăm.

+ 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn, viết là 1000 (một chữ số 1 và ba chữ số 0 liền sau), đọc là “Một nghìn”.

- Yêu cầu HS lần lượt xếp các hình thành nhóm thể hiện số 400 đến 900.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn:

+ Xếp các hình vuông, hình chữ nhật thành một số theo yêu cầu trong phiếu.

+ Các nhóm quan sát sản phẩm của nhau, nêu số mà nhóm bạn xếp được  và đối chiếu với yêu cầu trong tờ phiếu.

- Quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.

2.2. Hoạt động:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.

- Yêu cầu HS đếm rồi viết số theo số đơn vị, số chục, số trăm.

- Quan sát, giúp đỡ HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về số theo số đơn vị, số chục, số trăm.

- Nhận xét giờ học.

 

 

 

 

- HS quan sát.

- 2-3 HS trả lời: Tấm sô-cô-la của Rô-bốt gồm 10 chục hay 100 đơn vị, tức là 100 miếng sô-cô-la.

- HS quan sát và viết theo yêu cầu.

- 2-3 HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.

- HS quan sát và viết theo yêu cầu.

- 2-3 HS nhắc lại: 10 chục bằng 1 trăm.

- HS quan sát.

+ HS viết số theo yêu cầu.

+ HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh: 10 trăm bằng 1 nghìn.

- HS làm việc nhóm bốn, chia sẻ trước lớp và nhận xét nhóm bạn.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA V

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Vườn cây quanh năm xanh tốt.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa V.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa V.

+ Chữ hoa V gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa V.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa V đầu câu.

+ Cách nối từ V sang ư.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

SỰ TÍCH CÂY THÌ LÀ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là qua tranh minh họa. Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nhắc lại sự việc trong từng tranh.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại tưng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- Gv HD HS nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể tưng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của nhân vật trong câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4.

- Gọi HS kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- GS mời một số HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- Hs đọc yêu cầu. Lần lượt từng em nói sự việc được thể hiện trong mỗi tranh.

Tr.1: Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.

Tr.2: Trời đang đặt tên cho từng cây.

Tr.3: rời và cây nhỏ đang nói chuyện.

Tr.4: Cây nhỏ chạy về nói với các bạn.

- Hs theo dõi

- HS kể theo nhóm 4.

- Lần lượt từng nhóm 4 HS kể trước lớp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Đạo đức

Tiết 2

BÀI 10: THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HScókhảnăng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

- Hình thành , vận dụng được  cảm xúc tích cực  vào trong cuộc sông thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Nănglực:

- Thông qua việc hình thành những cảm xúc tích cực HScócơhộiđượcpháttriển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp trong cuộc sống,học tập tốthơn.

b. Phẩmchất:ngoan ngoãn ,chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-SGK; SGV; vở BTĐĐ.  Laptop; màn hình máy chiếu; …….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

ND cáchoạtđộngdạyhọc

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5

 

 

 

 

 

20’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3’

 

 

 

 

 

 

 

A.Hoạtđộngkhởiđộng

Mụctiêu: Tạotâmthếvuitươi, phấnkhởi

 

 

B. Hoạtdộng thực hành luyện tập

Mụctiêu:HS thể hiện và nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau , nêu được cách thức để nhận biết được các loại cảm xúc đó.

 

 

 

 

 

 

 

Mục tiêu : HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp, thể hiện cảm xúc tích cực, phù hợp với các tình huống được đưa ra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục tiêu:HS nêu được cảm xúc của bản thân trong buổi học

C.Hoạt độngvậndụng

Mụctiêu:Vận dụng đượckiếnthứckĩnăngvề cảm xúc tích cực vào thực tế cuộc sông

 

 

D.Củngcố- dặndò

* Ôntậpvàkhởiđộng:

- GV tổchứccho HS  xung phong lên bảng thể hiện biểu cảm nét mặt lời nói tỏ vẻ hạnh phúc ,vui vẻ…

?/ Nêu tác dụng của cảm xúc tích cực đối với bản thân?

- GV kếthợpgiớithiệubài

* HĐ1 : Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực , bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực :

Cách tiến hành :

- GV tổ chức trò chơi toàn lớp học :

+ GV mời lần lượt từng HS lên bục giảng bốc thăm tờ giấy chỉ cảm xúc đã được GV chuẩn bị sẵn. HS sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt để diễn đạt lại cảm xúc để cả lớp đoán.

- GV mời HS đoán cảm xúc dựa trên sự thể hiện của bạn và giải thích vì sao lại có dự đoán như vậy.

- GV nhận xét sự tham gia hoạt động học tập của HS trong hoạt động này.

HĐ2:Đóng vai

Cách tiến hành : GV YC HS quan sát tranh và nêu YC , nội dung tình huống.

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

*/Nhiệm vụ 1 : Thảo luận nhóm 4 và đóng vai xử lí một tình huống được đưa ra.

*/Nhiệm vụ 2 : Đánh giá , nhận xét hoạt động của bạn theo tiêu chí :

+ Phương án xử lí : hợp lí

+ Đóng vai : sinh động hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm : Tập trung , nghiêm túc.

- GV quan sát , hỗ trợ đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

- GV mời HS nhận xét , góp ý bổ sung.

- GV chia sẻ ý kiến , suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra, gợi ý thêm các phương án khác hợp lý . VD :

+ Tình huống 1 : Bạn nhỏ nhận được thư của bố đang công tác nơi xa. Bạn nhỏ nên viết thư hồi đáp.

+ Tình huống 2 : Bạn nhỏ nhận được một món quà như mong muốn từ ông già Nô-en. Bạn nhỏ có thể nhảy lên nói to rằng : “Đây là món quà em đang mơ ước . Thật là tuyệt vời!”.

-GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này

* HĐ3:Liên hệ

Cách tiến hành :

- GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi nói về cảm xúc của mình trong giờ học.

- YC HS chia sẻ lại trước lớp về cảm xúc của mình.

- GV khuyến khích HS duy trì những cảm xúc tích cực trong giờ học để học tập hiệu quả hơn.

Cách tiến hành :

- GV YCHS viết về kỉ niệm vui và cách thức em thể hiện cảm xúc đó.

- YCHS trình bày bài viết của mình.

- GV khai thác nội dung, bài viết của học sinh.

- GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này

-GV nêu câu hỏi : Em học được điều gì khi học bài này ?

- GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV YC HS đọc lời khuyên cuối bài học.

- GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.

- HS  xung phong lên bảng thể hiện biểu cảm nét mặt lời nói tỏ vẻ hạnh phúc ,

- HS trả lời

-HS lên bục giảng bốc thăm tờ giấy chỉ cảm xúc và dùng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt để diễn đạt lại cảm xúc để cả lớp đoán.

-HS đoán cảm xúc dựa trên sự thể hiện của bạn và giải thích vì sao lại có dự đoán như vậy.

HS quan sát tranh và nêu YC , nội dung tình huống.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

- HS nhận xét , góp ý bổ sung.

-         HS lắng nghe

-HS trao đổi theo nhóm đôi nói về cảm xúc của mình trong giờ học.

- HS chia sẻ lại trước lớp về cảm xúc của mình.

- HS thực hiện YC GV đưa ra

- HS trình bày bài viết của mình.

-         HS trả lời

-         HS lắng nghe

-         HS đọc lời khuyên cuối bài học.

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Biết điền dấu chấm, dấu hỏi hoặc dấu phẩy vào đoạn văn.

- Viết được một đoạn văn 3-4 câu về một con vật em thích

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu (5p)

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành (27p)

Bài 1:Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2: Viết đoạn văn 3-4 câu về một con vật em thích

- Đó là con vật gì ?

- Hình dáng của con vật đó có gì lạ ?

- Hoạt động của con vật ấy có gì đặc biệt

- HD học sinh làm bài vào vở

- Thu vở NX

- Nhận xét, biểu dương những HS có bài viết hay, sáng tạo

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- Đọc yêu cầu

- HS trình bày miệng

- Con cua bò như thế nào ?

- Báo leo trèo như thế nào ?

- Đại bàng ăn như thế nào ?

- Hổ nói năng như thế nào ?

- Nghe

- Học sinh làm bài vào vở.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: TNXH

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 BÀI 14: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Thực hành trải nghiệm để phát hiện vị trí của cơ xương trên cơ thể và sự phối hợp của cơ, xương khớp khi cử động.

●   Nhận biết được chức năng của xương và cơ quan hoạt động vận động.

3. Phẩm chất

-         Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                            TIẾT 1                                               

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát?

- GV dẫn dắt vấn đề: Để múa, hát, một số bộ phận của cơ thể chúng ta phải cử động. Cơ quan giúp cơ thể của chúng ta thực hiện các cử động được gọi là cơ quan vận động. Vậy các em có biết các bộ phận chính của cơ quan vận động là gì? Chức năng của cơ quan vận động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 14: Cơ quan vận động.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể

a. Mục tiêu: Xác định vị trí của cơ và xương trên cơ thể.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát và làm theo gợi ý hình SGK trang 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ.

- GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương.

+ Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu).

Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số xương chính và khớp xương trên hình vẽ bộ xương.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83):

 

Bước 2: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ và nói tên các xương chính trên Hình 1.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét.

- GV giới thiệu kiến thức:

+ Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt.

+ Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống.

+ Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực.

- GV mời 1 số cặp khác lên chỉ và nói tên một số khớp xương trên Hình 2.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, theo dõi.

- GV giới thiệu kiến thức: Nơi hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau được gọi là khớp xương. Ở lớp 2, chúng ta chỉ học về các khớp cử động được.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên xương, khớp xương trên cơ thể mỗi em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi.

+ Cách chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên xương, khớp xương và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS làm câu 1 Bài 14 vào Vở bài tập.

 

 

 

- HS múa, hát.

- HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân để múa; miệng để hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, làm theo gợi ý và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Nắn vào ngón tay thấy cứng.

+ Nắn vào lòng bàn tay và thấy bàn tay mình mềm.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày: Một số tên xương trong hình 1: xương đầu, xương vai, xương đòn, xương sườn, xương cột sống, xương tay, xương chậu, xương chân.

- HS trình bày: Một số khớp xương trong hình 2: khớp sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu gối.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chơi trò chơi.

- HS làm bài.

     

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 24: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

 - HS biết được những ai là người lạ xung quanh mình.  Lưu ý không đi cùng người lạ và nói từ chối lịch sự. HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ đề phòng bị bắt cóc.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS có khả năng quan sát, lắng nghe để nhận biết đâu là người lạ, người quen, người thân.

- HS biết cách bày tỏ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Lều cắm trại hoặc mảnh vải, tấm chăn tối màu (1,5m x 2m) ; bìa màu các loại đánh số; bìa tam giác hoặc chuông thật đủ cho mỗi tổ / nhóm. Bìa màu A4;

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: người thân, người quen.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: Trò chơi người lạ - người quen.

GV mời mỗi tổ một thành viên đóng vai “vị khách bí mật” được chui vào tấm lều du lịch đã dựng sẵn hoặc căng tấm vải dài sao cho che được hết đại diện mỗi tổ.

 

 GV hướng dẫn HS đưa ra câu hỏi cho những “vị khách bí mật” và lắng nghe câu trả lời để tìm ra đâu là “người quen” và đâu là “người lạ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và tuyên dương các tổ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

Xử lí tình huống có nguy cơ bị bắt cóc.

- GV chia cho mỗi nhóm bìa tam giác hoặc chuông.

- Mời các nhóm đọc tình huống rồi thảo luận và xác định xem tình huống nào cần phải rung chuông hay không rung chuông báo động.

- Mời HS tham gia sắm vai giải quyết tình huống.

-GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi gặp khó khăn.

-GV nhận xét và khen các nhóm.

- GV đưa ra thêm một số tình huống khác cho HS, trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”?

GV đọc và mời HS đọc thuộc cùng mình.

Người quen dù tốt bụng,

Vẫn không phải người thân!

Người lạ nhìn và gọi,

Rung chuông đừng phân vân!

-         GV kết luận.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

Thảo luận về cách phân biệt người quen, người thân.

-GV cùng HS thảo luận về đặc điểm của một số người thân.

-         GV hỗ trợ giúp đỡ HS gặp khó khăn.

-         GV nhận xét phần chia sẻ.

-Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ. GV đưa ra tình huống để cùng HS thảo luận:

+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?

+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao?

+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao?

-GV nhận xét.

- GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS đặt bàn tay mình lên tờ bìa và vẽ viền bàn tay ấy. Sau đó, HS cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.

4. Cam kết, hành động:

- Em sẽ nói gì để từ chối đi với người lạ?

- Về nhà HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

+ Mỗi đại diện sẽ được cầm một tấm bìa màu khác nhau hoặc đánh số không trùng với số tổ của mình. Các thành viên còn lại của tổ có 2 phút để thảo luận và cử một người đưa ra lần lượt

-HS thảo luận và có thể đưa ra một số câu hỏi.

+ “Bạn thích màu gì?”

+ “Hôm qua, tổ chức mình cùng làm việc gì?”

+ “Tên nhân vật hoạt hình bạn thích nhất?”

+ “Đồ chơi bạn yêu quý là gì?”…

-         HS tham gia chơi.

-         Các nhóm nhận đồ dùng.

-         Nhóm HS thực hiện theo yêu cầu.

-         HS hoạt động nhóm phân vai và tìm cách giải quyết tình huống. Lần lượt các nhóm lên trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ rút ra được bài học sau mỗi tình huống.

-         Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà…

- HS lắng nghe

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 4 đưa ra một số đặc điểm như:

+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào? (cao hay thấp, màu của mái tóc, quần áo bà hay mặc,…).

+Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt? (hắng giọng trước khi nói, giọng trầm hay giọng cao, …).

-         HS chia sẻ trước lớp

-HS sử dụng thẻ chữ người thân, người quen để tham gia trả lời các tình huống và chia sẻ với bạn cùng bàn.

-HS xung phong chia sẻ trước lớp và nói vì sao mình chọn tấm thẻ đó.

- 3 bàn HS trả lời.

- HS lắng nghe.

-         HS lấy giấy và làm theo hướng dẫn.

-HS trả lời.

- HS thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày  1 tháng 3  năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 12: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đứng các từ khó, đọc rõ ràng bài thơ Bờ tre đón khách với tốc độ đọc phù hợp, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui của tre khi được đón khách.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi con vật khi ghé thăm bờ tre.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với loài vật, đặc biệt là vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Sự tích cây thì là. Và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Quan sát và nhận xét về cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó có đẹp không? Em cảm thấy thế nào khi quan sát bức tranh.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng vui tươi, thể hiện được không khí vui nhộn của các con vật khi đến thăm bờ tre.

- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.

Đ1: Từ đầu đến nở đầy hoa nắng.

Đ 2: TT đến Đậu vào chỗ cũ.

Đ 3: TT đến Ồ, tre rất mát.

Đ4: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS nối tiếp đọc từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Gọi hs đọc lại toàn bài.

- Hs đọc đồng thanh toàn bài.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4câu hỏi trong sgk/tr.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.26.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HDHS học thuộc lòng 1,2 khổ thơ mà mình thích.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm lại toàn bộ bài thơ.

- Gọi HS đọc toàn bài;

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk

- HDHS đặt 1 câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vừa tìm được vào VBT.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Hs thảo luận N2 và trả lời: Những con vật đến thăm bờ tre là: Cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu, ếch.

C2: 1 cặp hs làm mẫu. Sau đó Hs thảo luận Nhóm 2 và làm bài vào VBT.

C3: Câu thơ thể hiện niềm vui của bờ tre khi đón khách là: Tre chợt tưng bừng.

C4: khách- bạch, mừng – bừng.

 - HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 3: Toán

TIẾT 117: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.

- GV hỏi: 10 chiếc bánh là bao nhiêu?

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành bài tập.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.

a) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?

b) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?

- GV quan sát, giúp đỡ HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42, nêu: mỗi lọ có 100 viên kẹo, 100 viên kẹo là 1 trăm viên kẹo.

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.

a) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?

b) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?

- GV quan sát, giúp đỡ HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV chiếu tranh sgk/tr.42.

- Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo thập phân của số để hoàn thiện bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42.

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.

a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?

b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- 2-3 HS trả lời: 10 chiếc bánh là 1 chục bánh.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS chia sẻ trước lớp:

a) Có 2 khay bánh; có tất cả 20 chiếc bánh (2 chục tức là 20).

b) Có 10 khay bánh; có tất cả 100 chiếc bánh (10 chục tức là 100).

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc nhóm 2.

- HS chia sẻ trước lớp:

a) Có 4 lọ kẹo; có tất cả 400 viên kẹo (4 trăm tức là 400).

b) Có 7 lọ kẹo; có tất cả 700 viên kẹo (7 trăm tức là 700).

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát tranh.

- HS thực hiện.

- 2-3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS làm việc nhóm 2.

- HS chia sẻ trước lớp.

a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu 400 chiếc bánh.

b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được 80 chiếc bánh.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 5: Tin

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

                                                          Thứ  năm ngày 2 tháng 3  năm 2023

Tiết 1: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Toán

TIẾT 118: CÁC SỐ TRÒN TRĂM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS nhận biết được, biết đọc và viết các số tròn trăm, sắp xếp thứ tự các số tròn trăm.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, phiếu bài tập ghi sẵn nội dung bài tập 2.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.

- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.

- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 200.

- GV gắn hai hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 200 lên bảng cho HS quan sát: 200 gồm 2 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 200; đọc là: “hai trăm”.

- Các số 300, 400,…, 900, 1000 tiến hành tương tự.

- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.

- GV chốt: “Các số 100, 200, 300,..., 900, 1000 là các số tròn trăm. Số 1000 cũng là số tròn trăm.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết các số tròn trăm từ 100 đến 1000 vào vở ô ly.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.44.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.

- Quan sát, giúp đỡ HS.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.44.

+ Rô-bốt xếp bao nhiêu cái bút chì vào mỗi thùng?

+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?

+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?

+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về số tròn trăm?

- Nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS thực hiện.

- HS quan sát GV thao tác.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS thực hiện.

- HS quan sát GV thao tác.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS quan sát, thực hiện.

- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có hai chữ số 0 ở sau cùng.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

+ Rô-bốt xếp 100 cái bút chì vào mỗi thùng.

+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được 300 cái bút chì.

+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được 500 cái bút chì.

+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được 1000 cái bút chì.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt (7)

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr27

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI VẬT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Phát triển vốn từ về vật nuôi.

- Biết đặt câu nêu đặc điểm của loài vật.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ chỉ vật nuôi.

- Bồi dưỡng tình yêu đối với vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1:

Bài 1: Xếp từ vào nhóm thích hợp.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và xếp từ vào nhóm thích hợp.

- YC HS làm bài vào VBT

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* HĐ2: Tìm từ chỉ đặc điểm của con vật trong hình.

Bài 2:- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

YCHS làm việc nhóm và trình bày kết quả.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

YCHS làm vào VBT.

HĐ2: Bài 3:Đặt câu nêu đặc điểm.

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS đặt câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.

HS làm bài vào VBT.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

Hs đặt câu.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày 4 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 119: CÁC SỐ TRÒN CHỤC

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS nhận biết được, biết đọc và viết các số tròn chục, xếp thứ tự các số tròn chục.

- Giúp HS củng cố kĩ năng ước lượng số lượng đồ vật theo số tròn chục.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, phiếu bài tập ghi sẵn nội dung bài tập 1.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 10.

- GV gắn hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 10 lên bảng cho HS quan sát: 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 10; đọc là: “mười”.

- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.

- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.

- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 210.

- GV gắn hai hình vuông to và hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 210 lên bảng cho HS quan sát: 210 gồm 2 trăm, 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 210; đọc là: “hai trăm mười”.

- Các số 650, 990, 1000 tiến hành tương tự.

- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.

- GV chốt: “Các số 10, 20, 30,..., 990, 1000 là các số tròn chục. Số tròn trăm cũng là số tròn chục.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.46.

- GV hướng dẫn HS đếm thêm 1 chục rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?”.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.

- Quan sát, giúp đỡ HS.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhận biết và viết số tròn chục dựa vào mô hình.

- Quan sát, giúp đỡ HS.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.

- GV yêu cầu HS quan sát hai lọ kẹo đã cho trước số kẹo trong lọ.

+ Lọ kẹo thứ nhất có bao nhiêu viên kẹo?

+ Lọ kẹo thứ hai có bao nhiêu viên kẹo?

- GV cho HS tiếp tục quan sát và hướng dẫn HS ước lượng số kẹo trong ba lọ kẹo còn lại: Lượng kẹo trong lọ thứ ba và lọ thứ tư cho cảm giác như 4 lọ kẹo đầu tiên là tăng dần đều (chiều cao của kẹo trong các lọ tăng dần). Vậy ta có thể ước lượng lọ thứ ba và lọ thứ tư có bao nhiêu viên kẹo?

- Nhận xét, đánh giá.

- GV hướng dẫn HS ước lượng số kẹo ở lọ thứ năm: Có thể đếm theo số tầng, mỗi tầng ứng với khoảng 10 viên như trong lọ thứ nhất. Lọ kẹo thứ năm có thể ước lượng có khoảng 10 tầng như vậy. Ta có thể ước lượng lọ thứ năm có bao nhiêu viên kẹo?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Lấy ví dụ về số tròn chục?

- Nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS thực hiện.

- HS quan sát GV thao tác.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS thực hiện.

- HS quan sát GV thao tác.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS thực hiện.

- HS quan sát GV thao tác.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- HS quan sát, thực hiện.

- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có chữ số 0 ở sau cùng hay số đơn vị là 0.

- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS làm việc cặp đôi.

- HS chia sẻ.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS nêu.

+ Lọ kẹo thứ nhất có 10 viên kẹo.

+ Lọ kẹo thứ hai có 20 viên kẹo.

- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ ba có 30 viên kẹo, lọ thứ tư có 40 viên kẹo.

- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ năm có khoảng 100 viên kẹo.

- HS nêu.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

 

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS viết được một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của con vật quan sát được.

- Tìm đọc mở rộng được sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng dung từ, đặt câu, viết đoạn.

- Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: HĐ nhóm: Tìm hiểu đoạn văn.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi:

+ Mùa xuân, nhà Gấu làm gì?

+ Mùa thu, nhà Gấu đi đâu?

+ Tại sao suốt bà tháng rét, nhà gấu không đi kiểm ăn?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn.

Bài 2:- GV gọi HS đọc YC bài.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm : Kể về con vật mình quan sát theo gợi ý trong SGK.

_ YCHS viết lại đoạn văn vừa kể vào VBT.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc một sách, bào viết về một loài vật nuôi trong nhà.

- Tổ chức cho học sinh chia sẻ tên bài, nội dung, tên tác giả

- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay,

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

Hs thảo luận và trả lời.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- Hs thực hiện.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TN&XH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xác định tên, vị trí một số cơ chính

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số cơ chính.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình hệ cơ nhìn mặt từ trước và mặt sau trang 84 SGK và yêu cầu HS lần lượt chỉ và nói tên một số cơ chính trong các hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên chỉ vào hình hệ cơ, nói tên các cơ chính. HS khác nhận xét.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên một số cơ trên cơ thể em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi.

- GV giới thiệu luật chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên cơ và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc.

- GV yêu cầu HS làm câu 2 Bài 14 vào Vở bài tập.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận chính nào?

Hoạt động 4: Chức năng vận động của cơ, xương, khớp

a. Mục tiêu: Nói được tên các cơ xương khớp giúp HS thực hiện được một sô cử động như cúi đầu, ngửa cổ, quay tay, co chân, đi, chạy,...

b Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS:

+ Nhóm trường điều khiển các bạn: Thực hiện các cử động như các hình vẽ trang 85 SGK và nói tên các cơ, xương, khớp giúp cơ thể em thực hiện được các cử động đó.

+ HS ghi tên các cử động và tên các cơ, xương, khớp thực hiện cư động vào vở theo mẫu trang 85 SGK.

 

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bảng tổng kết ghi lại kết quả làm việc cùa nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

- GV chữa bài làm của các nhóm đồng thời chốt lại kiến thức chính của hoạt động này:

+ Chúng ta có thể quay cổ, cúi đầu hoặc ngửa cổ là nhờ các cơ ở cổ, các đốt sống cổ và các khớp nối các đốt sống cổ.

+ Chúng ta có thể giơ tay lên, hạ tay xuống, quay cánh tay là nhờ các cơ ở vai, xương tay và khớp vai.

+ Chúng ta có thể đi lại, chạy nhảy là nhờ các cơ ở chân, các xương chân và các khớp xương như khớp háng, khớp gối.

- GV yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận, trả lời câu hỏi ở trang 85 SGK: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì điều gi sẽ xảy ra với cơ thể?

- GV yêu cầu HS mục “Em có biết?" ở trang 86 SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày: Một số cơ chính: cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng, cơ mông.

- HS chơi trò chơi.

- HS làm bài.

- HS trả lời: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận: bộ xương và hệ cơ.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì các cơ sẽ dần teo đi và con người có nguy cơ bị bại liệt.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Củng cố lại bảng chia 4 qua các bài tập đồng thời rèn kĩ năng vận dụng bảng chia để giải toán.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ BT 2,5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu: (5p)

2. Bài mới: (25p)

Bài 1: Tìm x

Bài 2:             Tóm tắt.

      Có: 35 bông hoa

      Có: 5 lọ hoa

      Mỗi lọ: … bông hoa ?

Bài 3:          Tóm tắt

         Có: 35 bông hoa

         Mỗi lọ: 5 bông hoa

         Cắm được: … lọ hoa ?

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Đọc yêu cầu, nêu cách tìm thừa số

- HS làm bài

X x 3 = 9     3x X = 12     2 x X = 20

- 2 em đọc bài toán

- Phân tích nắm đề bài.

- 1 em giải bảng. HS làm vở.

Bài giải

Số bông hoa mỗi lọ có là

35 : 5 = 7(bông hoa)

Đáp số: 7 bông hoa.

- Nhận xét

- Đọc đọc bài toán, phân tích nắm đề bài.

Bài giải

Số lọ hoa được cắm là

35 : 5 = 7(lọ hoa)

Đáp số: 7lọ hoa.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)GDCSM

Bài 4: Cần làm gì để phòng tránh chấn thương mắt?

SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA CHỦ ĐIỂM: “CHÚNG EM TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN”

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

-HS  mạnh dạn xử lí một số tình huống có nguy cơ bắt cóc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mũ nhân vật sói, mũ nhân vật cừu.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 24:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 24.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 25:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- HS chia sẻ với bạn về 5 ngón tay “người thân” của mình.

b. Hoạt động nhóm:

- GV mời 8 – 10 HS đóng vai cừu, chọn 1 bạn vào vai cừu nhỏ. 10 – 12 bạn đóng vai làm hàng rào nắm tay nhau bao quanh đàn cừu. Các HS còn lại ngồi ở dưới sẽ đóng vai làm những chiếc chuông, kêu “Reng reng” khi cần thiết.  GV vào vai sói và dẫn dắt câu chuyện

-GV lần lượt đưa ra các tình huống để sói đến gần hơn với cừu.

GV khuyến khích HS đưa ra phương án của mình, khi nào “tiếng chuông báo động” sẽ rung lên?

- GV Khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

Đề nghị HS học thuộc số điện thoại của 1 – 2 người thân và địa chỉ của nhà mình.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 25.

-   HS chia sẻ.

-   HS xung phong sắm vai tham gia vào câu chuyện.

- Khi cừu nhỏ thấy nguy hiểm, bạn trong vai cừu phất tay, các HS ở dưới kêu “Reng reng, reng reng”.

-   HS lắng nghe

-   HS lắng nghe để thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

HẾT TUẦN 24

                                                                  

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 Đã kiểm tra, ngày 20/4/2023- PHT

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ