In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 26
Cập nhật lúc : 15:45 09/03/2023

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ: 26 từ ngày: 13/3/2023 đến ngày: 17/3 /2023

 

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 13/3/2023

Sáng

1

HĐTN 1

CHÀO CỜ

2

Tiếng Việt

Đọc: Những con sao biển

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Đọc: Những con sao biển

Bài giảng điện tử

4

Toán

Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Bài giảng điện tử

3

14/3/2023

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết: Chữ hoa Y

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe: Bảo vệ môi trường

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (Tiết 2)

Bài giảng điện tử

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

TN&XH

Bài 16:Cơ quan hô hấp t2

Bài giảng điện tử

8

HĐTN 2

Bài 26: Tôi luôn bên bạn

4

15/3/2023

Sáng

1

Tiếng Việt

Đọc: Tạm biệt cánh cam

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Đọc: Tạm biệt cánh cam

Bài giảng điện tử

3

Toán

So sánh các số có ba chữ số

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Anh

5

Tin

 

5

16/3/2023

Sáng

1

GDTC

Bài giảng điện tử

2

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Viết: Nghe -viết: Tạm biệt cánh cam

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Việt

Mở rộng vốn từ về các loài vật nhỏ bé; Dấu chấm, dấu chấm hỏi

6

17/3/2023

Sáng

 

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn kể về việc làm bảo vệ môi trường                                                     Đọc mở rộng

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn kể về việc làm bảo vệ môi trường                                                     Đọc mở rộng

Bài giảng điện tử

4

TN&XH

Bài 17:Bảo vệ cơ quan hô hấp t1

Bài giảng điện tử

5

Chiều

6

L Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

Tham gia chủ điểm:             Trao yêu thương và cùng lan toả

8

GDTC

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                           

…………………………..                                                                    ……………………………...

TUẦN 26

                                                          Thứ hai ngày  13 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

BÀI 15: NHỮNG CON SAO BIỂN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc đúng lời người kể chuyện, lời của các nhân vật trong văn bẳn với ngữ điệu phù hợp.

- Hiểu nội dung bài: Cậu bé đang nhặt những con sao biển và ném chúng trở lại đại dương trong khi có người nói cậu làm vậy là vô ích.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

- Có tình cảm yêu quý biển, biết làm những việc làm vừa sức để bảo vệ biển; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Hãy nói về sự khác nhau giữa 2 bức tranh?

+ Theo em, chúng ta nên làm gì để giữ cho biển luôn sạch đẹp.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi, thể hiện giọng nói/ ngữ điệu của người kể chuyện và các nhân vật.

 - HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến trở về với đại dương

+Đoạn 2: Tiếp cho đến tất cả chúng không

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: liên tục, chiều xuống, thủy triều, dạt.

- Luyện đọc câu dài: Tiến lại gần, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển/ bị thủy triều đánh rạt lên bờ/ và thả chúng trở về với đại dương.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.12.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.33.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

 

 

 

 

 

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý lời thoại của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.62.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.33.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.62

- HDHS tìm câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.

- HDHS đóng vai, đọc lời các nhân vật trong bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Vì thấy cậu bé liên tục cúi người xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.

C2: Ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương. Cậu làm như vậy vì cậu thấy những con sao biển sắp chết vì thiếu nước, cậu muốn giúp chúng.

C3: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được chúng không?

C4: HS trả lời tùy thuộc vào nhận biết và suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, đọc lại những những từ chỉ hoạt động: cúi xuống, dạo bộ, thả, nhặt, tiến lại.

- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo nhóm, thống nhất phương án.

- 1-2 HS đọc.

- 4-5 nhóm lên bảng đọc.

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

TIẾT 126: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị (theo cấu tạo thập phân của nó)

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực gia tiếp toán học

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, Bộ đồ dùng Toán.

- HS: SGK,Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* GTB:

* Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC Hs làm việc cá nhân đọc, viết các số có ba chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số đó

a. 471: bốn trăm bảy mươi mốt

b. 259: hai trăm năm mươi chín

c. 505: năm trăm linh năm

d. 890: tám trăm chín mươi

- GV nêu:

+ Số gồm 4 trăm, 7 chục và 1 đơn vị là số nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Thông qua hình ảnh minh họa, GV có thể giới thiệu về một số nghề nghiệp cho HS

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài

- Tổ chức chữa bài qua trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

+ GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 người chơi, xếp thành hàng, khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, HS lần lượt cầm những tấm thẻ “thùng hàng” xếp vào các tàu tương ứng. Các đội thi trong 2 phút. Đội nào làm nhanh và chính xác thì đội đó dành chiến thắng

+ Tổ chức cho HS chơi

+ Nhận xét, tuyên dương đội chơi thắng

- GV yêu cầu một vài HS nêu cách nối đúng.

- Nhận xét

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV nêu: số hòm tương ứng với số trăm, số túi tương ứng với số chục và số đồng tiền vàng bên ngoài tương ứng với số đơn vị. Như vậy làm thế nào để tìm được số đồng tiền vàng bên ngoài?

- YC HS viết và nêu số đồng tiền vàng bên ngoài của Rô-bốt

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Nếu Rô-bốt có 235 đồng tiền vàng thì bạn ấy cần mấy cái hòm, mấy cái túi để đựng số tiền vàng và còn mấy đồng bên ngoài?

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC hướng dẫn.

- Đại diện các tổ lên chơi

- 1-2 HS trả lời.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- Cần viết số 117 thành tổng các trăm, chục, đơn vị

- 117 = 100 + 10 + 7. Như vậy sau khi Rô - bốt cất tiền vàng thì còn 7 đồng tiền vàng bên ngoài

- HS trả lời

…………………………………………………………………………………..

                                                        Thứ ba ngày 14 tháng 3  năm 2023

Tiết 1: Toán

Toán

TIẾT 127: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách so sánh các số có ba chữ số

- HS nắm được thứ tự các số (trong phạm vi 1000)

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài,Bộ đồ dùng Toán.

- HS: SGK,Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV yc HS nhắc lại cách so sánh các số có hai chữ số?

- GV cài các tấm thẻ lên bảng, y/c HS viết các số có ba chữ số tương ứng với mỗi nhóm hình và so sánh các số có ba chữ số bằng cách đếm ô vuông

- GV lấy ví dụ tương tự trong SGK, yc HS nêu cấu tạo số rồi lần lượt so sánh các số trăm, chục, số đơn vị

- GV nêu: Muốn so sánh các số có ba chữ số ta làm thế nào?

- Gv kết luận: Muốn so sánh các số có 3 chữ số, ta làm như sau:

+ Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng số trăm và số chục: Nếu số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- YC Hs nhắc lại

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài

- Tổ chức chữa bài qua trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

+ GV phổ biến luật chơi, cách chơi: Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 4 người chơi, xếp thành hàng, khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, HS lần lượt cầm những chiếc ô tô xếp vào các ngôi nhà tương ứng. Các đội thi trong 2 phút. Đội nào làm nhanh và chính xác thì đội đó dành chiến thắng

+ Tổ chức cho HS chơi

+ Nhận xét, tuyên dương đội chơi thắng

- GV yêu cầu một vài HS giải thích, với những phép tính sai có thể yêu cầu HS sửa lại cho đúng

- Nhận xét

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- 2 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- YC HS giải thích tại sao lại lựa chọn dấu so sánh như vậy

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm việc theo cặp, một bạn hỏi, một bạn trả lời các câu hỏi trong sgk

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Gv có thể giới thiệu thêm kiến thức: Hươu cao cổ được xác định là loài động vật cao nhất thế giới hiện nay.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

? Để tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong 4 số đó, em làm như thế nào?

- GV yc HS lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba tấm thẻ trên

3. Củng cố, dặn dò:

? Hôm nay em học bài gì?

? Nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số

- Nhận xét giờ học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau

 

 

 

- HS nêu

 

- HS lần lượt thực hiện các yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời - nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

- 2, 3 HS nhắc lại.

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lên chơi

- 1-2 HS trả lời.

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân, HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Các nhóm làm việc, trình bày kết quả

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS hoàn thành bài. 1 HS lên chia sẻ

- Hs lập các số

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA Y

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa Y cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Y

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Y.

+ Chữ hoa Y gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Y.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa Y đầu câu.

+ Cách nối từ Y sang ê.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Biết rao đổi với bạn về những việc làm ảnh hưởng đến môi trường; những việc làm bảo vệ môi trường; chia sẻ được những việc em dã làm đểngiữ môi trường sạch đẹp.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nói tên các việc trong tranh. Cho biết những việc làm đó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trao đổi trong nhóm về các việc làm được thể hiện trong mỗi tranh.

+ Tranh1: Người đàn ông đang vớt rác trên mặt hồ.

+Tranh 2: Hai bạn nhỏ đang phá tổ chim

+Tranh3: Xe rác đổ rác xuống sông ngòi

+ Tranh 4: Các bạn nhỏ đang thu nhặt rác trên bãi biển.

- Hướng dẫn HS trao đổi về ảnh hưởng của các việc làm trong tranh đối với môi trường xung quanh.

- GV gợi ý để hs phân biệt được những việc làm đẹp; những việc làm chưa đẹp trong mỗi bức tranh.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Em đã làm gì để góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp?

- YC mỗi HS nói về việc mình đã làm để góp phần giữ gìn môi trường xung quanh sạch đẹp.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- Nói với người thân những việc làm để bảo vệ môi trường mà em và các bạn đã trao đổi trước lớp.

- GV hướng dẫn cách thực hiện: Về nhà nói với người thân về việc làm của mình. Đề nghị người thân nói cho mình biết them về những việ làm để bảo vệ môi trường.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm tổng hợp những việc mà các bạn đã làm được

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- HS thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Đạo đức

Chủ đề: Thể hiện cảm xúc bản thân

Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Phân biệt được cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực.

- Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và người khác xung quanh.

­- Thông qua hoạt động, HS biết một số việc làm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số việc làm kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Thể hiện được việc làm kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Biết được vì sao phải kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

3. Phẩm chất:

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân một cách hợp lí và hiệu quả.

II. Đồ dùng dạy học:

1.      Giáo viên:Máy chiếu, máy tính, các mẩu giấy chuẩn bị cho trò chơi 2.      Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”

*Cách chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 thành viên. Sau đó GV phát cho mỗi HS một mẩu giấy bên trong có ghi những cảm xúc cần thể hiện, ví dụ như: vui vẻ, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, buồn bã… Từng HS sẽ phải diễn tả cảm xúc qua nét mặt tương ứng với cảm xúc ghi trong mẩu giấy mà mình nhận được để cho thành viên đội kia đoán. Đội nào có số lần đoán đúng nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng

- Hỏi: Ngoài những cảm xúc quan sát vừa rồi, còn những cảm xúc nào khác mà em biết?

- GV cho HS diễn tả những cảm xúc đó.

- GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.

HS tham gia chơi: Quan sát và diễn tả cảm xúc qua nét mặt: lo lắng, sợ hãi, vui vẻ, buồn bã…

2-3 HS kể

 HS thực hiện

HS lắng nghe

10’

3.      Khám phá

Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được một số tác hại của cảm xúc tiêu cực và biết được một số cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1

GV chia lớp thành nhóm đôi, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Đọc bài thơ “Bạn Bin” và trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao các bạn xa lánh Bin?

+ Mẹ đã khuyên Bin điều gì?

+ Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã mang lại cho Bin điều gì?

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Đại diện các nhóm đọc thơ và trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh

giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày: đọc to, rõ ràng

+ Nội dung: câu trả lời đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

- GV mời một nhóm HS đọc lại bài thơ.

- GV đọc lại bài thơ cuốn hút, truyền cảm

- GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Em học được gì qua bài thơ trên?

- GV nhận xét hoạt động của HS và kết luận: Nóng giận là một trong những cảm xúc tiêu cực. Vì thế, chúng ta nên kiềm chế cơn nóng giận để không làm ảnh hưởng đến người khác.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- 1-2 HS đọc.

-HS làm việc nhóm đôi, đọc bài thơ: Bạn Bin:

- Vì bạn Bin tính hay nóng giận với mọi người.

- Mỗi khi nóng giận hãy hít thở thật sâu và đếm số trong đầu thật chậm.

- Giúp Bin thấy vui vẻ và được các bạn yêu quý hơn.

+ …..

- Các nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

10’

Hoạt động 2: Chia sẻ về tác hại của cảm xúc tiêu cực

Mục tiêu:

­Thông qua hoạt động, HS nêu được tác hại của cảm xúc tiêu cực đến bản thân và mọi người xung quanh.

* Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôivà trả lời câu hỏi:

? Kể tên những cảm xúc tiêu cực mà em biết?

? Những cảm xúc tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bản thân?

? Cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của bản thân?

? Cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình bạn?

- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách vấn đáp (1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời)

* Nhiệm vụ 2: HS nhận xét theo các tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

- GV hỏi thêm: Cảm xúc tiêu cực còn gây ra những tác hại nào khác nữa?

- GV kết luận:

+ Cảm xúc tiêu cực gây hại cho sức khỏe bản thân như: mất ngủ, ảnh hưởng đến tiêu hóa, nặng hơn có thể bị trầm cảm.

+ Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, làm mất tập trung dẫn đến kết quả học tập sa sút.

+ Cảm xúc tiêu cực còn làm ảnh hưởng đến tình bạn: làm tổn thương người khác, bị cô lập, xa lánh…

+ Cảm xúc tiêu cực còn làm cho mọi người xung quanh mất vui, làm cho bầu không khí trong gia đình căng thẳng….

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS đọc yêu cầu sgk và thực hiện yêu cầu.

- 1 -2 HS nêu ý kiến/ câu hỏi:

+ Nóng giận, lo lắng, buồn bã…

+ Làm ta mất ngủ, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và hệ thần kinh.

+ Mất tập trung trong học tập khiến kết quả không tốt.

+ Khiến bạn bè không vui và không khí tò chuyện căng thẳng hơn.

- HS lắng nghe.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 2-3 HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

7’

Hoạt động 3: Thảo luận về cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Mục tiêu:

­Thông qua hoạt động, HS xác định được một số cách để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Đọc yêu cầu 3

* Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4và trả lời câu hỏi: Quan sát các tranh ở mục 3 trang 58 SGK và cho biết:

? Chúng ta kiềm chế cảm xúc tiêu cực bằng cách nào?

- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

* Nhiệm vụ 2: HS nhận xét theo các tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

- GV hỏi thêm: Ngoài những cách mà trong SGK đã giới thiệu, em còn biết những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực nào khác?

- GV kết luận: Trong cuộc sống có rất nhiều các tác động khiến cho chúng ta nảy sinh ra những cảm xúc tiêu cực. Dựa vào các tình huống cụ thể mà chúng ta có thể kiềm chế cảm xúc bằng một số cách sau đây: Luôn suy nghĩ tích cực; giữ bình tĩnh; uống một cốc nước lạnh; hít thở sâu; nghe nhạc; tập thể dục thường xuyên; ngồi thiền; tâm sự với người mà mình tin tưởng; bỏ ra chỗ khác, giữ chặt ngón tay, viết nhật kí…

- GV đánh giá, nhận xét HS trong hoạt động chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- HS đọc yêu cầu

- HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu/

- HS trả lời theo ý hiểu: Nghe nhạc, chơi thể thao, trò chuyện với bạn bè, đọc truyện, viết nhật kí….

- Các nhóm trình bày ý kiến.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 2-3 HS trình bày ý kiến cá nhân.

3’

3. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu:Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nếu một số việc làm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

+ Kiềm chế cảm xúc tiêu cực mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Biết điền dấu phẩy còn thiếu vào các câu.

- Biết quan sát ảnh chụp cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu (5p)

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành (25p)

Bài 1: Điền những dấu phẩy còn thiếu vào 2 câu

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2: Quan sát ảnh chụp cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương, rồi trả lời câu hỏi:

- Tấm ảnh chụp cảnh sông Hương vào lúc nào ?

- Hình dáng cây cầu thế nào ?

- Dòng sông như thế nào ?

- Bên bờ sông em thấy gì ?

- Dưới sông em thấy gì ?

- Nhận xét, biểu dương những HS có bài viết hay, sáng tạo

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

- Nghe

- Đọc yêu cầu

- …. Tôi bé tẹo, thịt tanh ông ăn chẳng bõ. Ông thả tôi ra, tôi lớn lên thịt thơm hơn, bấy giờ ông hãy bắt.

- Học sinh quan sát tranh, làm bài.

HS đọc bài viết.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: TNXH

BÀI 16: CƠ QUAN HÔ HẤP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-          Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

-          Nêu được chức năng từng bộ phận chính của cơ quan hô hấp.

2. Năng lực

-          Năng lực chung:

●    Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-          Năng lực riêng:

●    Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra.

●    Làm mô hình phổi đơn giản.

3. Phẩm chất

-          Biết cách bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-          Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-          Giáo án.

-          Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-          SGK.

-          Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan hô hấp (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp

a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu lần lượt đại diện HS các nhóm giới thiệu những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ quan hô hấp với cả lớp.

- GV làm mẫu mô hình cơ quan hô hấp cho HS cả lớp quan sát.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp theo hướng dẫn của GV và SGK.

- GV hỗ trợ các nhóm, đặc biệt ở khâu tạo thành khí quản và hai phế quản.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời các nhóm giới thiệu mô hình cơ quan hô hấp, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên mô hình và cách làm cho mô hình cơ quan hô hấp hoạt động với cả lớp.

- GV tổ chức cho HS nhận xét và góp ý lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm thực hành tốt.

- GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 95 SGK và nhắc lại phần kiến thức cốt lõi của bài.

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 26: TÔI LUÔN BÊN BẠN

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

 - HS biết quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Biết lập kế hoạch để thể hiện sự chia sẻ với người gặp khó khăn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS được trải nghiệm cảm xúc khi chia sẻ về hoàn cảnh của người gặp khó khăn.

- HS biết cách bày tỏ sự quan tâm qua các việc làm thiết thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giấy A0 hoặc A1 đủ cho mỗi tổ một tờ; bút dạ, giấy A4

- HS: Sách giáo khoa; thẻ chữ: chia sẻ, đồng cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: Tìm hiểu về những người có hoàn cảnh khó khăn.

-  GV mời HS xem video hoặc hình ảnh chụp những người dân vùng bão lũ; hình ảnh những em nhỏ bị ốm nặng không được đi học,… và nêu cảm nghĩ của mình.

+ Hãy kể lại một vài hoàn cảnh khó khăn mà em biết?

- GV nhận xét

2. Khám phá chủ đề: Tham gia xây dựng kế hoạch “Tôi luôn bên bạn” của tổ.

-GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch theo 3 bước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GV nhận xét kế hoạch từng nhóm.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bưu thiếp gửi động viên các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- Tổ chức hoạt động làm thiệp.

GV cam kết gửi thư, bưu thiếp đó đến tay các bạn nhỏ gặp khó khăn.

- GV nhận xét và khen ngợi

4. Cam kết, hành động:

- Về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về những hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi xung quanh mình qua thông tin từ người quen, hàng xóm, trên báo chí, ti vi, đài báo.

- Lựa chọn một trong những hoàn cảnh gần gũi với gia đình mình nhất để hỗ trợ. Lên kế hoạch các hành động thiết thực, vừa sức để thực hiện.

-HS xem video, hình ảnh.

- HS đặt mình ở vị trí những người ấy để nêu được cảm xúc của họ

 − HS lần lượt nhớ lại và kể về một hoàn cảnh khó khăn mình từng biết, từng nghe được thông tin qua bố mẹ, thầy cô, ti vi,…

HS bàn bạc, thảo luận theo nhóm về 3 bước lập và thực hiện dự án:

+ Bước 1: TÌM HIỂU về một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.

+ Bước 2: CÁCH GIÚP ĐỠ: Tiết kiệm tiền để ủng hộ, chuẩn bị quà, quần áo, viết thư, làm bưu thiếp gửi để động viên.

+ Bước 3: PHÂN CÔNG, HẸN NGÀY GIỜ.

− HS ghi ra những hành động có thể làm được trên giấy A0 hoặc A1; hẹn ngày giờ cụ thể cùng thực hiện.

-          HS  láng nghe

- HS làm thiệp cá nhân, viết và thu lại gửi GV

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày  15 tháng 3  năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 16: TẠM BIỆT CÁNH CAM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời nhân vật.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Cần có ý thức bảo vệ và tôn trọng sừ sống của các loài vật trong thế giới tự nhiên.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển vốn từ về các loài vật nhỏ bé; biết nói lời động viên an ủi.

- Biết yêu quý con vật nhỏ bé xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Nhwngc con sao biển.

- Kể tên loài vật được nhắc đến trong bài?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Em nhìn thấy những hình ảnh nào trong bức tranh? Tìm xem cánh cam đang ở đâu? Đoán xem chuyện gì đã xảy ra với cánh cam?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm, lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: 3 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu đến của Bống.

Đoạn 2: Tiếp theo đến xanh non.

Đoạn 3: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: tập tễnh, óng ánh, khệ lệ.

- Luyện đọc câu dài: Hằng ngày,/ em đều bỏ vào chiếc lọ/ một chút nước/ và những ngọn cỏ xanh non.

- Luyện đọc tiếp nối theo đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.65

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.34.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm. tình cảm, lưu luyến.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.65

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr34.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.65.

- HDHS nói lời động viên an ủi cánh cam khi bị thương.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 3, VBTTV/tr34.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- 3-4 HS đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm ba.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Đặt cánh cam vào một lọ nhỏ đựng đầy cỏ.

C2: Cho cánh cam uống nước và ăn cỏ xanh non.

C3: Vì Bống thương cánh cam không có bạn bè và gia đình.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Toán

TIẾT 128: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách so sánh các số có ba chữ số

- HS biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài,Bộ đồ dùng Toán.

- HS: SGK,Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* GTB:

* HD HS Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- 2 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- YC HS giải thích tại sao lại lựa chọn dấu so sánh như vậy

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm việc theo cặp, một bạn hỏi, một bạn trả lời các câu hỏi trong sgk

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

? Để biết được chú mèo nào đeo số bé nhất, chú mèo nào đeo số lớn nhất, em đã làm như thế nào

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm vào vở, trao đổi chéo vở kiêm tra bài cho nhau

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

? Để nối đúng các điểm đó theo thứ tự các số từ bé đến lớn em làm như nào?

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn HS làm theo các bước:

+ Đầu tiên hãy sắp xếp các số ghi trên cửa theo thứ tự từ bé đến lớn

+ Dựa vào gơi ý đã cho để xác định các bạn chọn cửa nào?

- YC HS làm bài

- Gọi HS chữa bài.

- Nhận xét, nêu đáp án đúng: Nam chọn đến sao Mộc, Việt chọn đến Sao Hải Vương, Mai chọn đến Sao Thổ

3. Củng cố, dặn dò:

? Tiết học hôm nay chúng ta luyện tập về kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

 

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- 1, 2 HS trả lời.

- Các nhóm làm việc, trình bày kết quả: chú mèo A đeo số bé nhất, chú mèo D đeo số lớn nhất

- HS trả lời

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC hướng dẫn.

- HSTL (so sánh rồi sắp xếp các số)

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS chữa bài, nhận xét bài bạn

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 5: Tin

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

                                                          Thứ  năm ngày 16 tháng 3  năm 2023

Tiết 1: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Toán

TIẾT 129: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS nắm được cách đọc, viết các số có ba chữ số

- HS nắm được cách so sánh và sắp xếp các số có ba chữ số

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, Bộ đồ dùng dạy học Toán 2

- HS: SGK, Bộ đồ dùng dạy học Toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* GTB:

* HD HS luyện tập

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, tuyên dương

- YC HS nhắc lại cách đọc, viết các số có ba chữ số

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài, trao đổi chéo vở để chữa bài cho nhau

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS. Có thể yêu cầu HS chữa câu sai thành câu đúng

- Mở rộng:

? Ảnh thẻ của Nam hay Việt che số bé hơn?

? Ảnh thẻ của ai che số lớn nhất?

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm việc theo cặp, một bạn hỏi, một bạn trả lời các câu hỏi trong sgk

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

a. 679     b. 1000     c. 600    d.799

? Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS tô màu vào phiếu học tập sau đó trả lời các câu hỏi của bài toán

- Gv yêu cầu HS giải thích vì sao tô màu đỏ/ màu xanh vào những quả táo đó?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài

- Gọi HS đọc nối tiếp kết quả. YC HS giải thích cách làm ở từng ý

- Nhận xét, nêu đáp án đúng

3. Củng cố, dặn dò:

? Hôm nay chúng mình được ôn lại những kiến thức gì?

? Em hãy nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số?

? Nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số?

- Nhận xét giờ học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau

 

 

 

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS làm bài

- Nhận xét

- HS nêu

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS thực hiện làm bài cá nhân, HS đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS hoàn thành bài. 1 HS lên chia sẻ

- Hs trả lời

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân

- HS chữa bài, nhận xét?

- HS trả lời

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt (7)

Chính tả (Tiết 7)

NGHE VIẾT: TẠM BIỆT CÁNH CAM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2,3

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.34.

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM.

DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết tìm từ ngữ chỉ loài vật.

- Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.

- Rèn kĩ năng nói, viết câu hỏi – đáp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn thơ.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu:

+ Tên các con vật có trong tranh.

+ Các từ ngữ chỉ loài vật có trong đoạn thơ.

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.35.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đọc các từ ngữ ở cột A, cột B.

- GV tổ chức cho hs ghép các từ ngữ tạo thành câu.

- YC làm vào VBT tr.36.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Hỏi- đáp theo mẫu, viết vào vở câu hỏi, câu trả lời của em và bạn.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS hỏi – đáp theo mẫu.

- YC làm bài vào VBT tr.36.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Các từ ngữ chỉ loài vật: dế , sên, đom đóm.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đọc.

- HS chia sẻ câu trả lời.

+ Ve sầu báo mùa hè tới.

+ Ong làm ra mật ngọt.

+ Chim sâu bắt sâu cho lá.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HS hỏi- đáp theo cặp.

- Viết bài vào vở.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày 17 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 130: LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS nắm vững cách so sánh các số có ba chữ số; viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK, Bộ đồ dùng dạy học Toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* GTB:

* HD HS luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài vở ô li, 1 vài HS lên bảng chữa bài

- Nhận xét, tuyên dương

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- 2 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm bài vào vở ô li. GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Đánh giá, nhận xét bài HS.

- YC HS giải thích tại sao lại lựa chọn dấu so sánh như vậy

? Hình ảnh minh họa các số gắn với đồ vật ở mỗi đĩa là gì?

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV YC HS quan sát số trăm, số đơn vị của hai số được so sánh và nhận xét.

GV nêu: Để số thứ nhất bé hơn số thứ hai thì số chục của số thứ nhất phải bé hơn số chục của số thứ hai. Vậy ta có thể đặt vào đó các thẻ ghi số nào?

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng

- Mở rộng: Gv có thể thay dấu < trong bài thành dấu > hoặc dấu = để HS tìm những thẻ số thích hợp

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm việc theo cặp, một bạn hỏi một bạn trả lời các câu hỏi trong SGK

- Gọi các cặp lên trả lời

- GV nhận xét và kết luận:

+ Số bé nhất có ba chữ số là số 100

+ Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là số 987

+ Số bé nhất có ba chữ số khác nhau là số 102

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS làm bài

- Gọi HS lên bảng chữa bài

? Để tìm được nhà Mai em làm như thế nào?

- Nhận xét, nêu đáp án đúng

3. Củng cố, dặn dò:

? Hôm nay chúng mình được ôn lại những kiến thức gì?

? Nêu lại cách so sánh các số có ba chữ số?

- Nhận xét giờ học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau

 

 

 

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS làm bài, trao đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS làm bài, chữa bài, nhận xét bài bạn trên bảng

- 1-2 HS trả lời.

- Đó chính là cấu tạo của số bên dưới đĩa

- 1, 2 HS trả lời.

- HS quan sát, nhận xét và tìm các số phù hợp với yêu cầu của bài

- HS nêu

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Các nhóm làm việc, trình bày kết quả

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS hoàn thành bài.

- So sánh các số ở ngã rẽ và đi theo đường có ghi số lớn hơn

- Hs nêu

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

 

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết được đoạn văn 4-5 câu kể về một việc đã làm để bảo vệ môi trường.

- Tìm đọc được một bài thơ, câu chuyện hoặc VB thông tin về chủ đề bv động vật.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Qs tranh và nói về việc làm của từng người trong tranh.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, hỏi:

+ Mọi người trong tranh đang làm gì?

+ Theo em, việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì Sao?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS nói về việc làm của từng người trong mỗi tranh.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Viết câu văn

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV gợi ý HS thảo luận về các việc làm để bảo vệ môi trường.

- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.

- YC HS thực hành viết vào VBT tr.36.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 3: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.

- Tổ chức cho HS tìm đọc sách, báo nói về việc bảo vệ động vật.

- HDHS viết vào phiếu đọc sách trong VBT.

- Tổ chức cho HS đọc phiếu đã hoàn thành.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ đang hái hoa, bẻ cành cây.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ đang giúp bố trồng cây.

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện hỏi – đáp theo gợi ý.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TN&XH

BÀI 17: BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-          Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.

-          Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

2. Năng lực

-          Năng lực chung:

●    Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-          Năng lực riêng:

●    Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.

3. Phẩm chất

-          Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-          Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-          Giáo án.

-          Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-          SGK.

-          Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

-          Một chiếc gương soi, khăn giấy ướt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                                             TIẾT 1                                                            

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của con ong:

+ Sử dụng gương soi để quan sát phía trong mũi của mình và trả lời câu hỏi: “Bạn nhìn thấy gì trong lông mũi?”

+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thu được của nhóm mình.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 96 để biết vai trò của mũi trong quá trình hô hấp.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được thực hành hoạt động nhìn xem trong mũi có những gì và biết được lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách là gì và sự cần thiết của việc phải tránh xa nơi khói bụi là như thế nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 17: Bảo vệ cơ quan hô hấp.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động l: Tìm hiểu về các cách thở

a. Mục tiêu:

-   Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.

- Xác định được cách thở đúng.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ thể hiện 4 cách thở trong trang 97 SGK và nói với bạn về hằng ngày bản thân thường thở theo cách nào.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Vì sao hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng?

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Khi ngạt mũi em có thể thở bằng gì?

+ Khi bơi người ta thở như thế nào?

- GV chốt lại: Thở bằng mũi giúp không khí vào cơ thể được loại bớt bụi bẩn, làm ấm và ẩm. Trong một số trường hợp chúng ta phải thở bằng miệng hoặc kết hợp thở cả bằng mũi và miệng. Tuy nhiên, thở bằng miệng lâu dài dễ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm lạnh. Vì vậy, các em cần tránh tạo thành thói quen thở bằng miệng.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Thực hành tập hít thở đúng cách

a. Mục tiêu: Biết cách thở đúng.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV làm mẫu tư thế ngồi hoặc đứng thẳng và thực hiện ba bước của một nhịp thở (như trang 98 SGK)

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Làm việc theo nhóm                                  

- GV yêu cầu HS thực hành thở đúng cách.

- GV đi đến các nhóm đểuốn nắn tư thế và động tác thở cho HS.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời một số nhóm lên trình bày trước lớp và góp ý cho nhau.

- GV chốt lại ý chính: Hầu hết chúng ta không chú ý đến cách hít thở. Chúng ta chỉ coi nó như một hoạt động tự nhiên cuả cơ thể. Vì vậy, chúng ta thở không đủ sâu và điều đó không tốt cho sức khoẻ. Thở đúng cách được thực hiện thông qua mũi và cần hít thở sâu, chậm, nhịp nhàng.

 

 

 

 

- HS trả lời: Trong mũi có lông mũi. Lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn.

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Chúng ta thở bằng cách hít vào qua mũi, thở ra qua mũi.

+ Hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng vì lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Các chất nhầy sẽ cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vảo phổi; các mạch máu nhỏ li ti sẽ sưởi ấm không khí khi vào phổi.

+ Khi ngạt mũi, có thể thở bằng miệng.

+ Khi bơi chúng ta thở ra bằng mũi, và khi ngoi lên khỏi mặt nước thì chúng ta sẽ hít vào bằng miệng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

- HS thực hành thở đúng cách theo nhóm.

- HS thực hành trước lớp.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I.MỤC TIÊU

- Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác

II. ĐỒ DÙNG

- VBT toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu (5p)

- Nêu mục đích yêu cầu

2. Thực hành (25p)

Bài 1: Tính chu vi hình tam giác

Bài 2 : Tính chu vi hình tứ giác

-          Nhận xét sửa chữa

Bài 3 : Tính chu vi hình tam giác

3. Củng cố, dặn dò (5p)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

- Nghe

- Đọc yêu cầu

- - 1 HS lên bảng - lớp làm vở bài tập

Bài giải

Chu vi hình tam giác là:

15 + 20 + 30 = 65 (cm)

Đáp số : 65 cm

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu

- 1 HS làm câu a

Bài  giải

Chu vi hình tứ giác là

3 + 5 + 7 + 9 = 24 (dm)

Đáp số : 24 dm

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu

- 1HS lên bảng - lớp làm vở bài tập

Bài giải

Chu vi hình tam giác là

7 + 5 + 10 = 25 (cm)

Đáp số: 25 cm

- Nhận xét.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)

SƠ KẾT TUẦN

               THAM GIA CHỦ ĐIỂM:  TRAO YÊU VÀ CÙNG LAN TỎA

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- HS biết tạo động lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 26:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 26.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 27:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- Lựa chọn những hoạt động có thể làm ngay trên lớp như quyên góp đồ, sách, viết thư hoặc bưu thiếp chia sẻ.

- GV nhận xét và khen ngợi

b. Hoạt động nhóm:

- GV có thể lựa chọn một địa điểm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của địa phương.

+ Ví dụ: một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi; một mái ấm tình thương; cơ sở nuôi dưỡng người già, làng trẻ SOS,…

- Trình chiếu hình ảnh thu thập được để học sinh dễ hình dung lên kế hoạch.

-          HD HS lên kế hoạch cụ thể

 

 

 

 

 

 

 

- GV khen ngợi, đánh giá.

- GV kết luận.

3. Cam kết hành động.

- Về nhà HS tiếp tục thực hiện những việc làm phù hợp để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. HS có thể nhờ bố mẹ đặt những chiếc hộp các-tông hoặc giỏ to để hằng ngày, hằng tuần quyên góp quần áo, sách vở, đồ chơi,… khi cần sử dụng ngay.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 27.

-   HS làm việc theo nhóm và chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện được kế hoạch.

-   Lên kế hoạch cụ thể về:

+ Những đồ dùng cần mang theo (trang phục, nhận diện người của đoàn; đồ dùng tự bảo vệ mình, đồ ăn đồ uống; sổ bút để ghi chép).

+ Nhiệm vụ cho từng nhóm, tổ.

+ Quà tặng.

+ Lịch trình chuyến đi (tập trung ở đâu, bao giờ, giờ nào làm việc gì,…).

-   HS chia sẻ trước lớp

-   HS lắng nghe để thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

HẾT TUẦN 26

                                                                                   

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ