kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 27
Cập nhật lúc : 15:50 27/03/2023
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2
NĂM HỌC 2022-2023
Tuần thứ: 27 từ ngày: 20/3/2023 đến ngày: 24/3 /2023
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
MÔN |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
2 20/3/2023 |
Sáng |
1 |
HĐTN 1 |
CHÀO CỜ |
|
2 |
Tiếng Việt |
Tập đọc Ôn tập và kiểm tra GHKII T1 |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Tập đọc:Ôn tập và kiểm tra GHKII T2 |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Toán |
Tiết 131: Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
3 21/3/2023 |
Sáng |
1 |
Toán |
Tiết 132: Đề - xi - mét. Mét |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T3 |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T4 |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Đạo đức |
Bài 11: Kiểm chế cảm xúc tiêu cực ( Tiết 2) |
Bài giảng điện tử |
||
Chiều |
6 |
Luyện TV |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
TN&XH |
Bài 17:Bảo vệ cơ quan hô hấp |
Bài giảng điện tử |
||
8 |
HĐTN 2 |
Bài 27: Chia sẻ khó khăn với người khuyết tật. |
|||
4 22/3/2023 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T5+ T6 |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
: Ôn tập và kiểm tra GHKII T5+ T6 |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Toán |
Tiết 133: Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Tiếng Anh |
||||
5 |
Tin |
|
|||
5 23/3/2023 |
Sáng |
1 |
GDTC |
Bài giảng điện tử |
|
2 |
Toán |
Tiết 134: Ki-lô-mé |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T7 |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T8 |
|||
6 24/3/2023 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Tiết 135: Giới thiệu Tiền Việt Nam |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T9 + T10 |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Ôn tập và kiểm tra GHKII T9 + T10 |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
TN&XH |
Bài 17:Bảo vệ cơ quan hô hấp |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
Chiều |
6 |
L Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
HĐTN 3 |
Sơ kết tuần 27: Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”. |
|||
8 |
GDTC |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
………………………….. ……………………………...
TUẦN 27
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: HĐTN-Ccờ
CHÀO CỜ
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1+2)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện, bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói.
- Biết trao đổi ý kiến về bài đã học (nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
+ Tranh minh họa các bài đọc (Bài tập 1).
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS thi kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu kì II. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - YC HS thảo luận nhóm đôi: 1HS chỉ vào tranh minh họa, 1HS nêu bài đọc tương ứng. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn, có thể mở lại sách để xem lại. - Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Làm bài tập 2 Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau: a) Tìm trong bài đọc những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật b) Nêu tên một nhân vật em yêu thích trong bài đọc và giải thích vì sao em yêu thích nhân vật đó. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS cách làm việc: + B1: Làm việc cá nhân: Từng em chọn đọc một bài mình thích (HS đọc chậm chỉ đọc 1, 2 đoạn; HS khá đọc cả bài) + B2: Làm việc theo nhóm 4: Từng HS thực hiện YC a hoặc b. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Mời một số HS đọc bài trước lớp, Trả lời một trong 2 câu hỏi của bài. - NX, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào? - YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, - CBBS: Ôn tập tiết 3+4. - GV nhận xét giờ học. |
- HS thi đua nhau kể. - 2HS đọc - HS ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau. - HS trao đổi, NX, chốt kết quả đúng - 2-3 HS đọc. - HS chọn bài, đọc trong 2 phút. - HS thực hiện theo nhóm bốn. - HS lần lượt đọc. - 3HS lần lượt đọc và thực hiện các yêu cầu trước lớp. - Lớp NX - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
.
Tiết 4: Toán
TIẾT 130: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nắm vững cách so sánh các số có ba chữ số.
- Biết viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài, chia sẻ kết quả. - Nhận xét, tuyên dương HS. => Củng cố: Cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? + HD mẫu - HSQS hình vẽ để thấy: Các số gắn với đồ vật ở mỗi đĩa chính là cấu tạo của số dưới đĩa. - YCHS làm bài. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. ? Muốn so sánh các số có ba chữ số con làm thế nào? => Củng cố: Cách viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và so sánh các số có ba chữ số. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? + NX: Hai số có cùng số trăm (2) và số đơn vị (3) => So sánh số chục - Cho HSTL nhóm đôi, tìm ra cách xếp thẻ để SS hai số. - Gọi các nhóm nêu kết quả thực hiện. - Mở rộng: GV có thể thay dấu “ >” hoặc “=” để HS tìm những thẻ số thích hợp thay vào. => Củng cố: kĩ năng SS các số có ba c/s. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? ? Số bé nhất có ba c/s? (100) ? Số lớn nhất có ba c/s khác nhau? (987) ?Số bé nhất có ba c/s khác nhau? (102) => Củng cố về số bé nhất, số lớn nhất có ba c/s ( giống nhau và khác nhau) Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GVHD: Bạn Mai cần so sánh hai số ở mỗi ngã rẽ, tìm số lớn hơn => đi theo đường có ghi số lớn hơn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. => Củng cố về so sánh hai số trong phạm vi 1000 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu kiến thức đã được luyện tập. - Nhận xét giờ học. - CBBS: Đề-xi-mét, Mét. |
- HS đọc - HS thực hiện lần lượt các YC. - HS chữa bài. NX 363 = 300 + 60 + 3 408 = 400 + 8 830 = 800 + 30 308 = 300 + 8 239 = 200 + 30 + 9 - 2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài vào vở -> HS đổi chéo vở kiểm tra. - Chữa bài. 158 > 153 257 < 338 989 = 900 + 80 + 9 - HS nêu - HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp - Thẻ số 7, 8 hoặc 9 263 < 273 ( 283, 293) - HS đọc. - 1- 2 HS trả lời. - HS trao đổi nhóm 4 rồi chia sẻ. - HS đọc. - 1- 2 HS trả lời. - HS trao đổi theo cặp, đại diện HS lên chỉ hình vẽ nói đường về nhà bạn Mai. - 1 -2 HS nêu |
…………………………………………………………………………………..
Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 131: ĐỀ-XI-MÉT. MÉT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được các đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, mét và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đó.
- Biết thực hiện chuyển đổi và ước lượng các số đo đơn giản theo độ dài của các đơn vị đo đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, thước mét, thước có kẻ xăng-ti-mét.
- HS: SGK, bộ đồ dùng học toán lớp 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.65: *Đề-xi-mét: + Thước kẻ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? + Bút chì đo được dài bao nhiêu xăng-ti-mét? =>GV nêu: “Bút chì dài 10 xăng-ti-mét hay bút chì dài 1 đề-xi-mét” => GV nhấn mạnh: + Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài. + Đề-xi-mét viết tắt là dm +1dm = 10cm; 10cm = 1dm - YCHS cả lớp q/s bạn Mai trong sgk lấy gang tay ướm thử lên độ dài của chiếc bút chì sau đó y/c cả lớp thực hành ướm thử tay lên bút chì hay bút mực sau đó nhận định: + Gang tay của em dài khoảng 1 đề-xi-mét *Mét: - Cho HS quan sát cây thước dài 1 mét và nêu các số đo cm, dm trên thước=> GV nhấn mạnh: + Mét là một đơn vị đo độ dài. + Mét viết tắt là m +1m = 10dm;1m = 100cm; 10dm = 1dm; 100cm = 1m - YCHS q/s bạn Việt trong sgk đang lấy sải tay ướm thử lên độ dài của chiếc thước 1m sau đó y/c 1 -2 hs lên thực hành và gv nhấn mạnh: + Sải tay của em dài khoảng 1 mét - Lưu ý: Chữ “khoảng” thể hiện sự tương đối (gần đúng) được sử dụng khi chúng ta ước lượng - YC hs nhắc lại tên 2 đơn vị đo và quan hệ giữa 2 đơn vị dm, m. - GV chốt và chuyển hđ 2.2. Hoạt động: Bài 1: Giúp hs thực hiện việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài. - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc bài mẫu: 2dm = 20cm; 3m = 30dm; 2m = 200cm - Y/C hs làm bài vào vở ôli. - GV quan sát, và hỗ trợ hs gặp khó khăn. - Y/C hs đọc bài làm. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giúp hs thực hiện việc ước lượng các số đo độ dài - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn phần mẫu: - YC HS làm việc nhóm: chọn độ dài thích hợp rồi nối. - GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn. - Y/C hs q/sát và ước lượng thêm 1 số đồ vật trong lớp. - Đánh giá, nhận xét Bài 3: Giúp hs thực hiện việc ước lượng và chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài. - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm việc nhóm 4 - Bạn nào nói đúng? - KQ: Mai và Rô-bốt nói đúng. - GV hỏi: Muốn xác định câu nói của các bạn đúng hay sai em cần phải làm gì? (Ước lượng sải tay của Việt dài 1m và sau đó chuyển đổi các đơn vị đo độ dài) - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học? - GV hỏi lại cách chuyển đổi đơn vị đo - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập ước lượng độ dài 1 số đồ vật xung quanh em. - CBBS: Luyện tập |
- 2-3 HS trả lời. + ...10cm + ...10cm - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS cả lớp thực hành - HS nhắc lại - HS quan sát. - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 -3 HS nhắc lại - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS đọc. - HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, đại diện chia sẻ. - HS nêu - HS đọc - HS thảo luận nhóm, đại diện chia sẻ. - HS trả lời. - HS nêu. - HS chia sẻ. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng và rõ ràng,bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói.
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc, các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong trong tranh, biết sử dụng các từ ngữ .
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: GV hỏi HS: + Đã bao giờ con bị lạc gia đình, lạc bố mẹ chưa? + Khi con bị lạc, ai đã giúp đỡ con? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Làm bài tập 3. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - GV HDHS cách làm việc: + B1: Làm việc cá nhân: Từng em đọc thầm bài thơ Cánh cam lạc mẹ để TL 3 câu hỏi cuối bài. + B2: Làm việc theo nhóm 4: - Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: 1HS đọc bài thơ, các HS khác lần lượt trả lời 3 CH. - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 Nói và đáp lời trong các tình huống. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành từng thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các tình huống a, b, c. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách nói đủ ý. - Làm việc cả lớp: GV đưa ra từng tình huống, mời HS nói lời phù hợp với từng tình huống đó, - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Làm bài tập 5: Tìm trong bài Cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS: + Trong bài có những con vật nào? + Tìm TN chỉ HĐ của bọ dừa. - YC HS làm bài vào phiếu BT theo nhóm 2. - Mời một số nhóm gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. - NX, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào? - YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ hoạt động của các sự vật đó. - CBBS: Ôn tập tiết 5+6. - GV nhận xét giờ học. |
- HS kể. - 2HS đọc - HS làm việc cá nhân trong 3 phút. - Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm TL lần lượt từng CH – NX, bổ sung ý kiến cho bạn, - 2HS đọc - Các nhóm làm việc. Từng thành viên trong nhóm đưa ra cách nói của mình. Cả nhóm góp ý. - Một số HS nói trước lớp. Lớp NX, bổ sung. - 2-3 HS đọc. - HS đọc thầm và TLCH. - HS làm bài theo nhóm 2. Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. - Lớp NX |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Đạo đức
Chủ đề: Thể hiện cảm xúc bản thân Bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (Tiết 2) |
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nhận diện được cảm xúc tiêu cực; ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực trong từng tình huống và cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó.
- HS chỉ ra các lợi ích của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
-HS nêu được các cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực trong các tình huống cụ thể.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của cảm xúc tiêu cực.
- Thực hiện được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.
- Biết được ý nghĩa của việckiềm chế cảm xúc tiêu cực.
3. Phẩm chất:
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân một cách hợp lí và hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, các tấm thẻ cảm xúc, đạo cụ để đóng vai 2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||
5’ |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” *Cách chơi: GV chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 2 thành viên. GV tổ chức cho HS chơi dưới hình thức tiếp sức. Sắp xếp các tấm thẻ thể hiện khuôn mặt cảm xúc vào nhóm thích hợp sau đây:
Đội nào nhanh và sắp xếp đúng sẽ là đội thắng cuộc. - GV cho HS nêu các cảm xúc tiêu cực mà các em quan sát được. - Hỏi: Những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? - GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài. |
HS tham gia chơi. 2-3 HS nêu HS trả lời - HS lắng nghe |
||
12’ |
2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Mục tiêu: - HS nhận diện được cảm xúc tiêu cực - HS chỉ ra được ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực trong từng tình huống và cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó.
|
GV chia lớp thành nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: HS đọc các tình huống ở mục 1 (trang 58, 59) vàtrả lời câu hỏi (có thể cho HS đóng vai lại tình huống): a. Bạn trong mỗi tình huống có cảm xúc gì? b. Cảm xúc đó ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và người xung quanh? c. Em sẽ khuyên bạn kiềm chế cảm xúc đó như thế nào? - GV theo dõi, quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. - Đại diện một số nhóm trình bày về mỗi tình huống. *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau: + Trình bày: nói to, rõ ràng + Nội dung: đầy đủ, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết và kết luận: + Tình huống 1: Bạn Long đã nóng giận. Cảm xúc đó đã làm tổn thương Tiến, làm cho các bạn mất vui. Long nên kiềm chế cơn giận bằng cách giữ bình tĩnh, hít thở sâu hoặc giữ chặt ngón tay, không nên to tiền với bạn. + Tình huống 2: Bạn Hoa đã giận dỗi. Cảm xúc đó khiến các bạn chơi cùng mất vui. Hoa nên kiềm chế cảm xúc của mình bằng cách giữ bình tĩnh, chờ đến lượt mình, không nên giận dỗi vô cớ. + Tình huống 3: Vân đã rất tức giận. Cảm xúc đó khiến anh của Vân không vui. Vân có thể kiềm chế cảm xúc đó bằng cách giữ bình tĩnh, uống một cốc nước lạnh, hít thở sâu để kiềm chế cơn tức giận của mình. - GV nhận xét HS tham gia hoạt động và chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. |
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi của GV đưa ra. - HS theo dõi, lắng nghe. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe |
||
6’ |
Hoạt động 2: Liên hệ Mục tiêu: HS nêu được tình huống bản thân đã có cảm xúc tiêu cực và cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. |
- HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS chia sẻ về một tình huống bản thân đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết: ? Khi đó em đã thể hiện cảm xúc như thế nào? ? Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ kiềm chế cảm xúc tiêu cực như thế nào? - Một số HS chia sẻ những tình huống cá nhân đã có cảm xúc tiêu cực - GV nhận xét các tình huống của HS và nhắc nhở: Chúng ta thấy cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều tới chúng ta. Khi gặp phải những tình huống khiến chúng ta có cảm xúc tiêu cực thì chúng ta nên kiềm chế cảm xúc tiêu cực để không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của bản thân và các mối quan hệ xung quanh. |
- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS thực hiện - HS chia sẻ - HS lắng nghe |
||
4’ |
3. Vận dụng: Hoạt động 1: Thư giãn cơ thể Mục tiêu: HS thư giãn thoải mái, đầu óc. |
- GV bật nhạc thư giãn và yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, nhắm mắt, thả lỏng cơ thể, đầu óc thư giãn. |
- HS thực hiện. |
||
5’ |
Hoạt động 2: Tạo góc ghi nhớ. Mục tiêu: HS ghi nhớ và thực hiện được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân. |
- HS đọc yêu cầu 2 - GV cho HS quan sát một số mẫu sổ nhật kí và nêu ý nghĩa của việc viết sổ nhật kí. - GV yêu cầu HS về nhà viết nhật kí, viết lại những cảm xúc tiêu cực mà em đã trải qua và cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó. |
- 1-2 HS đọc yêu cầu - HS quan sát và ghi nhớ nhiệm vụ. |
||
3’ |
3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu:Khái quát lại nội dung tiết học |
- GV hỏi: + Em học được gì qua bài học này? - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. - GV yêu cầu HS đọc lời khuyên - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
2-3 HS nêu - HS lắng nghe - 2 HS đọc, lớp đọc thầm - HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
- Biết đặt câu hỏi Vì sao?, Khi nào ?, Ở đâu?
- Biết điền dấu chấm, chấm hỏi hoặc dấu phẩy vào đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh minh hoạ bài tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu (2p) 2. Bài mới (30p) * HD làm bài tập Bài 1 . Đặt câu hỏi Vì sao?, Khi nào?, Ở đâu? -Mùa hè hoa phượng vĩ nở đỏ rực 2 bên bờ sông Hương. -Nhà Gấu ngủ khì suốt mùa đông ở trong hang. -Cá vàng van xin ông lão đã thả con cá về với biển. Bài 2: Chép lại câu thơ cho đúng 3. Củng cố, dặn dò (3p) - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học |
- Đọc yêu cầu - 2 HS đọc - Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực 2 bên bờ sông Hương ? - Nhà Gấu ngủ khì suốt mùa đông ở đâu ? - Vì sao ông lão thả con cá ? - Nhận xét - Đọc yêu cầu - Học sinh làm Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn. - Nhận xét |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 7: TNXH
( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.
- Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
- Một chiếc gương soi, khăn giấy ướt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nói về ích lợi của việc hít thở đúng cách a. Mục tiêu: Liệt kê được ích lợi của việc hít thở đúng cách. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội và chỉ định một HS làm quản trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm trọng tài. - GV giới thiệu cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào được nói trước. Khi quản trò nêu xong câu hỏi “Hít thở đúng cách có lợi gì?” và hô bắt đầu thì lần lượt mỗi nhóm đưa ra một câu trả lời, trọng tài sẽ đếm số câu trả lời của mồi nhóm. Trò chơi sẽ kết thúc khi các nhóm không còn câu trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc. III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của khói, bụi đối với cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết phải tránh xa nơi có khói, bụi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1-4 trang 99 SGK và nêu nhận xét ở hình nào không khí chứa nhiều khói, bụi. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 99: + Em cảm thấy thế nào khi phải thở không khí có nhiều khói bụi? + Tại sao chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi? + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cần làm gì? - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” SGK trang 99. |
- HS phân chia làm hai đội. - HS lắng nghe luật chơi, chơi trò chơi.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Hình 2 - không khí ở đường phố có nhiều khói, bụi do các ô tô thải ra; Hình 3 - không khí trong nhà có khói thuốc lá. + Em cảm thấy khó chịu, cảm thấy khó thở khi phải thở không khí có nhiều khói bụi. + Chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi vì khói, bụi chứa nhiều chất độc, gây hại cho sức khoẻ. + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cân đeo khẩu trang. |
|
|
…………………………………………………………………………………..
Tiết 8: HĐTN (2)
BÀI 27: CHIA SẺ KHÓ KHĂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thể hiện đồng cảm với những khó khăn của người khiếm thị trong cuộc sống hằng ngày và tìm hiểu cách họ vượt qua.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS trải nghiệm cảm nhận của người khiếm thị khi phải làm việc trong bóng tối.
-HS hiểu, lưu ý quan sát để nhận biết và đồng cảm với các dạng khuyết tật khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một tấm gương nhỏ; thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ.
- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: − GV mời HS tham gia trải nghiệm làm việc trong bóng tối, GV cho HS thực hiện các hành động sau: + HS nhắm mắt và lấy sách Toán, vở bài tập Tiếng Việt để lên bàn. − GV mời HS mở mắt và nhìn kết quả hành động mình vừa làm. GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ về cảm giác của mình: Làm việc trong bóng tối có khó không? - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề:Những người khiếm thị thường gặp phải khó khăn gì trong cuộc sống? − GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ hiểu biết của mình về người khiếm thị, người mù: + Những người nào thường phải làm mọi việc trong bóng tối? + Theo các em, liệu những giác quan nào có thể giúp họ làm việc trong bóng tối? Cái gì giúp người khiếm thị đi lại không bị vấp ngã? Người khiếm thị nhận biết các loại hoa quả bằng cách nào? Cái gì giúp người khiếm thị đọc được sách?(Dùng tờ lịch đục lỗ chữ a, b, c… để HS trải nghiệm cảm giác “đọc chữ bằng tay”) − GV vừa kể chuyện vừa trao đổi với HS về thế giới của người khiếm thị. Những người khiếm thị họ không chỉ ngồi yên một chỗ trợ sự giúp đỡ của người khác mặc dù họ sống trong thế giới không có ánh sáng, không có sắc màu. Mắt kém, không nhìn được nhưng họ vẫn sống và làm việc tích cực nhờ các giác quan khác. − GV hỏi HS về những điều mà HS từng nhìn hay từng nghe kể về những người khiếm thị. Họ có thể hát, đánh đàn, thổi sáo…, có những người khiếm thị vẫn làm việc rất giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có nhiều người là nghệ nhân đan lát, làm hàng thủ công hay có người chữa bệnh bằng mát xa, bấm huyệt. − GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi nghe câu chuyện về những người khiếm thị và khuyến khích HS đưa ra phương án hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị? Làm sách nói; Gửi tặng chiếc gậy dẫn đường. Kết luận: Những người khiếm thị, người mù dù gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn nhìn cuộc sống bằng cách riêng của mình, nhìn bằng âm thanh – nhìn bằng hương thơm – nhìn bằng đôi tay – nhìn bằng hương vị và nhìn bằng cảm nhận. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: -GV dẫn dắt để HS nhớ lại cuộc sống thực tế xung quanh mình: Em đã từng gặp người bị liệt chân, liệt tay, bị ngồi xe lăng chưa? Em đã từng gặp những người không nghe được, không nói được chưa? Kết luận: Nhiều hoàn cảnh không may mắn, không lành lặn như mình – nhưng họ đều rất nỗ lực để sống được và còn cống hiến cho xã hội bằng những việc làm khiêm nhường của mình. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? -Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những điều em biết về người khiếm thị. -Cùng bố mẹ tìm hiểu thêm về những người khuyết tật khác ở địa phương. |
- HS quan sát, thực hiện theo HD. - 2-3 HS nêu. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. |
…………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2 : Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5+6)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong tranh; biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu nêu đặc điểm.
- Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học,
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Phiếu BT, bảng nhóm, VBT Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em. - GV hỏi HS: Lời bài hát có nhắc tới những sự vật nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Làm bài tập 6. Quan sát tranh và tìm từ ngữ: a) Chỉ sự vật b) Chỉ màu sắc của sự vật - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 - GV HDHS cách làm việc: Quan sát tranh, thảo luận nhóm theo bàn, tìm từ theo yêu cầu điền vào phiếu bài tập hoặc bảng nhóm. - Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Làm bài tập 7 Đặt 2-3 câu với từ ngữ em vừa tìm được. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS làm việc: B1: Làm việc cá nhân: Đọc câu mẫu, chọn từ ngữ vừa tìm được ở BT6, đặt câu rồi viết câu vào vở. Khích lệ HS đặt 2-3 câu thành đoạn văn. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. Lưu ý đặt câu phải diễn đạt đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm. B2: Làm việc theo nhóm 4 - Mời một số HS đọc bài làm trước lớp - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Làm bài tập 8: Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS: đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn dấu câu thích hợp thay cho mỗi ô vuông. - YC HS làm bài vào VBT. 1HS làm bài vào bảng nhóm. - Mời HS gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của mình. - NX, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng. - YC HS đọc lại bài khi đã điền dấu câu phù hợp. - Khi đọc, gặp dấu phẩy phải làm gì? Gặp dấu chấm phải làm gì? 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào? - YC HS tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ màu sắc của các sự vật đó. - CBBS: Ôn tập tiết 7+8. - GV nhận xét giờ học. |
- HS hát. - 2HS đọc - HS làm việc theo nhóm bàn. Tìm từ, điền vào phiếu
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - 2HS đọc - HS làm bài. - Các nhóm làm việc. Từng thành viên trong nhóm đọc các câu của mình. Cả nhóm góp ý. - Lớp NX, góp ý - 2-3 HS đọc. - HS làm bài vào VBT. - HS chia sẻ bài làm của mình. - Lớp NX - 3 HS đọc - HS trả lời |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 3: Toán
TIẾT 132: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các đơn vị đo độ dài ( đề-xi-mét; mét).
- Ôn tập việc tính toán, chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài; so sánh các số đo độ dài.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV đưa các phép tính mẫu, HDHS thực hiện. 2dm + 3dm = 5dm ....... 5dm – 3dm = 2dm ....... - YC HS làm bài, chia sẻ kết quả. - Nhận xét, tuyên dương HS. ? Muốn thực hiện các phép tính có đơn vị đo độ dài con làm thế nào? => Thực hiện tính toán với các số đo độ dài có cùng đơn vị. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YCHSQS hình vẽ để TLCH: ? Khoảng cách từ Rô-bốt đến cầu trượt? ? Khoảng cách từ cầu trượt đến bập bênh? ? Muốn biết bạn Rô-bốt đi từ vị trí đang đứng đến chỗ bập bênh con làm thế nào? ? Vậy Rô-bốt cần đi bao nhiêu mét? => Thực hiện tính toán với các số đo độ dài. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? a) Cho HS so sánh rồi nêu (hoặc viết) câu trả lời. b) Cho HS giải vào vở. - Gọi HS chữa bài. - GV nhận xét, khen ngợi HS. => Củng cố so sánh và giải toán trừ các số đo độ dài 2.2. Trò chơi: “Cầu thang- cầu trượt” - GV phổ biến cách chơi, luật chơi: “Người chơi đầu tiên gieo xúc xắc, nếu trên mặt xúc xắc có 4 chấm thì từ ô xuất phát di chuyển 4ô, đến ô có 1dm = ?cm -> người chơi trả lời đúng thì được dừng lại. Tiếp đó đến lượt người khác chơi. TC kết thúc khi có người về đích. - Gọi một số HS chơi thử -> chơi thật. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu kiến thức đã được luyện tập. - Nhận xét giờ học. - CBBS: Ki lô mét. |
- HS đọc. - HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - HS chữa bài. NX + Cộng các số với nhau, viết kết quả kèm đơn vị đo. - HS đọc. - 1-2 HS trả lời. -… 30m -… 15m - Tính tổng độ dài quãng đường 30m + 15m = 45m -…45m - 2 -3 HS nêu - HS đọc. - HS trả lời. Rô bốt đá quả cầu bay xa nhất. Bài giải Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam số mét là: 5 – 4 = 1 (m) Đáp số: 1m - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. - HS nêu |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
Tiết 5: Tin
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
Thứ năm ngày 23tháng 3 năm 2023
Tiết 1: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2: Toán
TIẾT 133: KI-LÔ-MÉT
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và quan hệ giữa đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và mét.
- Biết thực hiện chuyển đổi và ước lượng các số đo đơn giản theo độ dài của các đơn vị đo đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, thước mét.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.69: - Tranh vẽ gì? =>GV: “Để đo những khoảng cách lớn, trong thực tế, người ta thường sử dụng đơn vị đo ki-lô-mét. Trên đường lớn, khoảng cách giữa 2 cột cây số có độ dài 1ki-lô-mét. ” => GV nhấn mạnh: + Ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài. + Ki-lô-mét viết tắt là km +1km = 1000m; 1000m = 1km + Từ một cột cây số đến cột cây số tiếp theo dài 1km. - YCHS so sánh độ dài giữa 2 cột cây số với độ dài của đoàn tàu. GV giới thiệu về cột cây số (trụ xây ở cạnh đường nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông) - YC hs nhắc lại tên đơn vị đo và quan hệ giữa 2 đơn vị km, m. - GV chốt và chuyển hđ 2.2. Hoạt động: Bài 1: Giúp hs thực hiện việc chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài, ước lượng khoảng cách thực tế - Gọi HS đọc YC bài. - GV y/c hs trả lời miệng ý a a) 1km = 1000m ; 1000m = 1km - Y/C HS thảo luận nhóm ý b và chọn đáp án đúng - GV quan sát, và hỗ trợ hs gặp khó khăn. - Khoảng cách từ trường mình đến trung tâm … dài khoảng bao nhiêu ki-lô-mét? -GV chốt câu TL đúng, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giúp hs thực hiện tính toán cộng trừ trong phạm vi 100 với số đo độ dài (km). - Gọi HS đọc YC bài. - GV HD làm mẫu: 3km + 4km = 7km 25km - 10km = 15km - YC HS làm vào vở ô li - HS đọc bài làm - GV hỏi: Bài tập 2 giúp các em ôn luyện KT gì? Bài 3: Giúp hs thực hiện việc so sánh các số đo độ dài trong phạm vi 1000 - Gọi HS đọc YC bài. - YC HS làm việc nhóm: so sánh độ dài các quãng đường từ Hà Nội đến 1 số tỉnh. - GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn. - Em hãy cho biết quãng đường từ trường ta đến thủ đô Hà Nội dài khoảng bao nhiêu ki-lô-mét? - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 4: Giúp hs thực hiện việc tính toán với số đo độ dài - GV cho hs xem video hoặc kể câu chuyện “Cóc kiện Trời” để dẫn vào bài toán. - Y/C HS làm việc nhóm: quan sát tranh, tìm phép tính đúng rồi TL câu hỏi của bài toán: a) Cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp hổ và gấu là: 28 + 36 = 64 (km) b) Tính từ chỗ gặp cua, cóc cần đi số ki-lô-mét để gặp ong mật và cáo là: 36 + 46 = 82 (km) Đáp số: a) 64km; b) 82km - GV chữa bài, chốt bài giải đúng, nx, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học? - GV hỏi lại cách chuyển đổi đơn vị đo - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài ở nhà: GT tiền Việt Nam |
-HS trả lời: … Con đường lớn, đoàn tàu, 2 cột cây số…
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh. - HS so sánh - HS nhắc lại - HS đọc - HS TL - HS thảo luận theo cặp, đại diện nêu kq - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm chia sẻ -HSTL - HS nghe - HS thảo luận nhóm 4, đại diện chia sẻ bài giải. - HS TL - HS nêu |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 3,4: Tiếng Việt (7)
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7+8)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe - Viết đúng bài chính tả ngắn; viết đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn.
-Viết được đoạn văn kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS đọc bài thơ Nắng - GV hỏi HS: Nắng đã giúp đỡ mọi người làm những việc gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Nghe – Viết . - GV nêu YC nghe – viết. - GV đọc lại bài viết. - HDHS NX về cách trình bày bài. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào được viết hoa? + Đoạn thơ có những chữ nào dễ viết sai? - Đọc cho HS luyện viết một số từ khó: vườn hoang, khản đặc,…. - NX, sửa cho HS. - YC HS nêu lại cách trình bày bài, tư thế ngồi viết đúng. - Đọc cho HS viết bài. - Đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Chấm bài của một số HS. - NX, động viên HS, chữa lỗi cơ bản. * Hoạt động 2: Làm bài tập 10 Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng k/c, g/gh, ng/ngh. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS làm việc: + B1: Làm việc cá nhân: tìm và viết vào vở tiếng tìm được theo yêu cầu. + B2: Làm việc theo nhóm bàn. - Mời HS làm bảng nhóm gắn bài làm lên bảng, chia sẻ với cả lớp. - NX, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Làm bài tập 11: Viết 4-5 câu kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ. - Gọi HS đọc YC bài tập và các gợi ý - GV HDHS: + Bài tập yêu cầu làm gì? + YC HS nhớ lại một việc em đã làm để giúp đỡ người khác hoặc người khác đã làm để giúp đỡ em. + Dựa vào các gợi ý để viết thành đoạn văn. - GV theo dõi, góp ý thêm với HS. - Mời một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. - NX, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào? - YC HS chú ý rèn luyện chính tả, luyện viết các đoạn văn - CBBS: Ôn tập tiết 9+10. - GV nhận xét giờ học. |
- 1HS đọc. - HS theo dõi, đọc thầm. - 2 HS đọc lại bài viết. - HS viết vào bảng con. - 1HS nêu. - Nghe - Viết bài vào vở. - HS tự soát lỗi, sau đó 2 HS ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho bạn. - 2 HS đọc. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm. - HS đổi vở, soát bài cho nhau. - Lớp NX, góp ý. - 2 HS đọc - HS trả lời. - HS làm bài. - NX, góp ý bài của bạn. |
…………………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán
TIẾT 134: GIỚI THIỆU TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được các tờ tiền Việt Nam 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng và biết được còn có những tờ tiền Việt nam khác sẽ được học sau.
- Bước đầu có hiểu biết về tài chính thông qua ý nghĩa của đồng tiền và có kĩ năng dùng tiền để mua hàng hóa, bỏ tiền vào lợn đất để tiết kiệm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực quan sát, ghi nhớ, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, một số tờ tiền với các mệnh giá khác nhau.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.71: - YCHS q/sát tranh chụp 2 mặt của từng tờ tiền rồi nêu mệnh giá từng loại hoặc hỏi hs sau đó cho lớp nhắc lại, cho HS nêu chất liệu (tất cả đều là giấy in cotton), màu sắc, hình ảnh in trên 2 mặt của từng tờ tiền … =>GV: chốt, nx và gt bổ sung:“ Tất cả ở mặt trước các tờ tiền đều in dòng chữ: “Cộng hòa XHCN Việt Nam, in hình Quốc huy, chân dung Chủ tịch HCM và mệnh giá của tờ tiền,hoa văn dân tộc. Mặt sau tờ 100 đồng là h/ả tháp Phổ Minh ở Nam Định, tờ 200 đồng là cảnh xs nông nghiệp, 500 đồng là cảnh ở cảng Hải Phòng, 1000 đồng là cảnh khai thác gỗ…” => GV giới thiệu thêm một số hình ảnh các tờ tiền lên lớp trên mới học. - GV chốt và chuyển hđ 2.2. Hoạt động: Bài 1: Giúp hs thực hành nhận biết một số tờ tiền đã giới thiệu ở mục khám phá. - Gọi HS đọc YC bài. - GV y/c hs trả lời miệng làm mẫu loại 100 đồng. - Y/C HS thảo luận nhóm các loại tiền còn lại: Đếm và ghi lại số lượng. - GV quan sát, và hỗ trợ nhóm gặp khó khăn. -GV chốt câu TL đúng, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Giúp hs nhận biết được hình ảnh tờ tiền thông qua tên gọi của tờ tiền. * Trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi với tên gọi “Đi chợ” - GV chuẩn bị: Một số hộp đựng đồ, 1 số vật thật hoặc mô hình đồ vật có ghi giá tiền lên đó => phát cho đại diện 3 hoặc 4 nhóm 1 số tờ tiền thật hoặc thẻ in mệnh giá tiền. => trong thời gian quy định, mỗi nhóm dùng số tiền mình có để mua được càng nhiều đồ càng tốt. -> Lưu ý: GV HD HS xếp hàng để mua đồ =>Kết thúc: Nhóm nào dùng số tiền mình có mua được nhiều đồ nhất thì nhóm đó sẽ chiến thắng. - GV quan sát các đội tham gia chơi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng... - GV nhận xét các đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Hôm nay các con đã học và biết những tờ tiền có mệnh giá nào? - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài ở nhà: TH và TN đo độ dài |
- HS nêu theo hiểu biết - HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh tên mệnh giá từng tờ tiền. - HS nghe và quan sát - HS nhắc lại - HS đọc - HS TL - HS thảo luận theo cặp, đại diện nêu kq - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nghe GV phổ biến cách chơi. - HS tham gia chơi. - HS TL |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 9+10)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Mây đen và mây trắng. Hiểu nội dung bài đọc và ý nghĩa của câu chuyện.
-Viết được đoạn văn kể lại một việc em thích làm trong ngày nghỉ.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm.
- Biết sử dụng dấu phẩy phù hợp.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS hát bài Mưa bóng mây. - GV hỏi HS: Lời bài hát có nói tới những sự vật nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Hướng dẫn học sinh ôn tập * Hoạt động 1: Làm BT12 . - Gọi HS đọc YC bài tập. - HDHS làm bài theo các bước sau: + B1: Đọc thầm bài Mây đen và mây trắng. + B2: Thành lập các nhóm 4 và luyện đọc trong nhóm. + B3: làm bài tập phần đọc hiểu. + B4: Làm việc nhóm 4, thống nhất đáp án đúng. - Chữa bài trước lớp. + 1 HS đọc lại toàn bài. + GV nêu từng CH cho HS trả lời - NX, tuyên dương HS. - Chốt: ND, ý nghĩa của câu chuyện. * Hoạt động 2: Làm bài tập 12 Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ. - Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS: + Bài tập YC làm gì? + Dựa vào các gợi ý để kể. Chú ý viết các câu thành một đoạn văn. - YC HS HĐ theo nhóm 4. Từng HS đọc bài làm của mình để các bạn NX, góp ý. - GV theo dõi, NX, tuyên dương những HS có bài làm tiến bộ 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào? - YC HS chú ý rèn luyện chính tả, luyện viết các đoạn văn - CBBS: Những cách chào độc đáo. - GV nhận xét giờ học. |
- HS hát. - HS trả lời. - 2 HS đọc. - HS tự đọc bài trong 3 phút. - Nhóm trưởng mời 1, 2 bạn đọc, các bạn khác lắng nghe và NX. - Làm bài CN vào VBT. - Nhóm trưởng tổ chức trao đổi trong nhóm. - Phát biểu ý kiến, NX góp ý cho nhau. - 2 HS đọc YC và các gợi ý. - HS làm bài vào vở, - Nhóm trưởng điều nhóm HĐ. . |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 4: TN&XH
( tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.
- Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
- Một chiếc gương soi, khăn giấy ướt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 3 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Xác định một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hấp a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 100 SGK và nói về các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. Đồng thời kể tên các việc nên và không nên làm khác. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và góp ý bổ sung cho nhau. - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi ở trang 100 SGK: Em cần thay đổi thói quen gì để phòng tránh các bệnh về hô hấp? - GV nhắc nhở HS: Mũi, họng nếu được chăm sóc đúng cách không chi giúp chúng ta phòng tránh được viêm mũi, viêm họng mà còn bảo vệ được cả khí quản, phế quản và phổi. - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 100 SGK. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Biết cách nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc tránh xa nơi có khói, bụi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống ở trang 101 SGK để thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó và cử các bạn tham gia đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm lần lượt lên đóng vai, thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên. - GV tổ chức cho HS góp ý lẫn nhau. GV nhận xét, khen các nhóm đã thể hiện tốt. - GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối bài trong SGK trang 101. |
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: - Các việc nên làm và không nên làm trong hình SGK trang 100: + Nên làm: Đeo khẩu trang khi đi đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại; Đeo khẩu trang khi vệ sinh lớp học. + Không nên làm: Quét sân trường không đeo khẩu trang. - Kể tên các việc nên và không nên làm khác: + Nên làm: Sử dụng khăn sạch, mềm để lau mũi; giữ sạch họng bằng cách súc miệng nước muối; đội mũ, quàng khăn, mặc đủ ấm khi đi trời lạnh. + Không nên làm: Dùng tay hoặc vật nhọn ngoáy mũi; uống nước quá nóng hoặc lạnh; chơi ở nơi có nhiều khói bụi; mặc không đủ ấm khi trời lạnh.
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS đóng vai, thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên: Các bạn không chơi ở nơi có nhiều khói, bụi do xe cộ thải ra; Các bạn hãy tránh xa nơi có khói thuốc lá. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 6: LT T oán
LUYỆN THÊM
I. MỤC TIÊU:
- HS đều thuộc bảng nhân, chia.
- Biết vận dụng quy tắt tìm thừa số, số bị chia thực hành tốt.
- Giải các bài toán có phép chia.
II. ĐỒ DÙNG
- Bảng phụ BT1, 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu (2p) 2. Bài mới (30p) *Thực hành Bài 1: Tính (theo mẫu) a) 5cm x 4 = 20cm 5dm x 6 = … 10l x 2 = … b) 20cm : 4 = 5cm 30dm : 5 = … 20l : 2 = … Bài 2: Tìm x - Chốt lại quy tắt Bài 3: Tóm tắt. Có : 24 cái bánh Mỗi hộp : 4 cái bánh Đã chia: … hộp bánh ? 3. Củng cố, dặn dò (3p) - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét. |
- Đọc yêu cầu. a) 5cm x 4 = 20cm 5dm x 6 = 30dm 10l x 2 = 20l b) 20cm : 4 = 5cm 30dm : 5 = 6dm 20l : 2 = 10l - Nhận xét. - Đọc yêu cầu. X x 5 = 35 4 x X = 28 X = 35 : 5 X = 28 : 4 X = 7 X = 7 X : 8 = 4 X = 4 x 8 X = 32 - 2 em đọc đề - Phân tích nắm yêu cầu HS giải vở. Bài giải Số hộp bánh đã chia được là: 24 : 4 = 6 (hộp bánh) Đáp số: 6 hộp bánh. - Nhận xét. |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 7: HĐTN (3)
SƠ KẾT TUẦN 27
Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”.
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS chia sẻ những quan sát của mình về người khuyết tật; thực hiện hoạt động “Tôi đọc bạn nghe”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 27: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 27. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 28: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. − GV mời HS cùng nhớ lại những người xung quanh mình và nêu tên những người khuyết tật em biết. − Nêu tên người khuyết tật mà em muốn giúp đỡ. Nêu công việc em sẽ làm và dự kiến thời gian thực hiện. (gửi thư chia sẻ; học ngôn ngữ kí hiệu để giao lưu với người khiếm thính, học cách đẩy xe lăn,…). Kết luận: Mỗi dạng khuyết tật đều có những khó khăn riêng của mình. Chúng ta cần giúp đỡ họ, đồng thời cũng học hỏi ở họ được nhiều điều. b. Hoạt động nhóm: GV hướng dẫn HS Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”. − GV đề nghị mỗi tổ chọn một bài thơ và mỗi thành viên trong tổ đọc diễn cảm rồi đọc thuộc một hai câu và đọc kết nối. Kết luận: Bạn không đọc được, mình luyện giọng đọc hay để đọc bạn nghe. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. Em hãy thảo luận cùng bố mẹ, người thân tìm cách giúp đỡ một người khuyết tật ở địa phương. |
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 28. - HS chia sẻ. -HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe. -HS thực hiện -HS thực hiện |
…………………………………………………………………………………..
Tiết 8: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
…………………………………………………………………………………..
HẾT TUẦN 27
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN |
GIÁO VIÊN |
|
NGUYỄN THỊ BÉ |
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/