In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 28
Cập nhật lúc : 16:11 27/03/2023

 


KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ: 28 từ ngày: 27/3/2023 đến ngày: 31/3 /2023

 

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 27/3/2023

Sáng

1

HĐTN 1

CHÀO CỜ

 

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Những cách chào độc đáo

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Tập đọc: Những cách chào độc đáo

Bài giảng điện tử

4

Toán

Tiết 136: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài

Bài giảng điện tử

3

28/3/2023

Sáng

1

Toán

Tiết 137: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập viết: Chữ hoa F

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe: Kể chuyện Lớp học viết thư

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 11: Kiểm chế cảm xúc tiêu cực         ( Tiết 3)

Bài giảng điện tử

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

TN&XH

Bài 18:Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận T1

Bài giảng điện tử

8

HĐTN 2

Bài 28: Môi trường quanh em

 

4

29/3/2023

Sáng

1

Tiếng Việt

Tập đọc: Thư viện biết đi

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập đọc: Thư viện biết đi

Bài giảng điện tử

3

Toán

Tiết 138: Luyện tập

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Anh

   

5

Tin

 

 

5

30/3/2023

Sáng

1

GDTC

 

Bài giảng điện tử

2

Toán

Tiết 139: Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Chính tả: Nghe- viết: Thư viện biết đi

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Việt

Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng dấu câu; Dấu chấm , dấu chấm than, dấu chấm phẩy

 

6

31/3/2023

Sáng

 

1

Toán

Tiết 140: Phép cộng (không nhớ)trong phạm vi 1000

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết đoạn văn giới thiệu một đồ dùng học tập

Bài giảng điện tử

4

TN&XH

Bài 18:Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận T2

Bài giảng điện tử

5

     

Chiều

6

L Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

Sơ kết tuần 28:Cùng cả lớp tham quan một cảnh đẹp quê em theo kế hoạch.

 

8

GDTC

   

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                           

…………………………..                                                                    ……………………………...

TUẦN 28

                                                          Thứ hai ngày  27 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 17: NHỮNG CUỐN SÁCH ĐỘC ĐÁO

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tên phiên âm nước ngoài. Nhận biết được cách chào hỏi của người dân một số nước trên thế giới.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản.

- Có ý thức lịch sự trong chào hỏi nói riêng và trong giao tiếp nói chung; có tinh thần hợp tác thảo luận nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- GV hỏi:

+ Hàng ngày, em thường chào và đáp lời chào của mọi người như thế nào?

+ Em có biết đáp lời chào bằng các ngôn ngữ khác với Tiếng Việt không?

+ Ngoài việc nói lời chào, em còn chào bằng các hành động nào?

- Cho HS quan sát thêm tranh và GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến rất đặc biệt.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến từng bước.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Ma-ri-ô, Niu Di-lân, Dim-ba-bu-ê…

- Luyện đọc câu dài: Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/vẫy tay/và cúi chào….

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.78.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.42.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý đọc các tên phiên âm nước ngoài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- YC HS trả lời câu hỏi

+ Trong bài câu nào là câu hỏi?

+ Dấu hiệu nào cho em biết đó là câu hỏi?

- Hoàn thiện bài 3 vào VBTTV/tr.42.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.78.

- HDHS thực hành hỏi – đáp vè những cách chào đực nói đến trong bài.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Hoàn thiện bài 4 vào VBTTV/tr.42.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Trên thế giới có những cách chào phổ biến: Bắt tay, vẫy tay và cúi chào.

C2: Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt: Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân chào chà mũi vào trán; người Ấn Độ chào chắp hai tay, cúi đầu; Nhiều người ở Mỹ chào đấm nhẹ vào nắm tay của nhau….

C3: C: Nói lời chào.

C4: Cách chào khác: Khoanh tay chào, cười chào hỏi, vỗ vai…

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện thực hành theo yêu cầu.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

TIẾT 136: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách làm thước dây chia theo m và dm.

- HS biết đưa ra con số ước lượng kích thước, khoảng cách và đo lại để kiểm tra.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS Phát triển năng lực ước lượng độ dài, khoảng cách theo dm và m.

- Qua hoạt động thực hành sử dụng thước để đo, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực giải quyết vấn đề (tình huống đơn giản).

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Dải dây bằng giấy (hoặc vải hoặc nhựa) dài hơn 3 m , thước kẻ 2 dm , thước dây 1 m.

- HS: SGK, dải dây bằng giấy (hoặc vải hoặc nhựa) dài hơn 3 m , thước kẻ 2 dm , thước dây 1 m.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Hoạt động

Bài 1: Làm thước dây

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS cách làm thước dây.

- GV chia nhóm (nhóm 4) cho HS thực hành làm thước dây.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV đánh giá kết quả của các nhóm.

Bài 2: 

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Lưu ý cho HS việc ước lượng đo kích thước một số vật bằng thước dây.

- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 3: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHD, tổ chức cho HS thực hành ngoài trời.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- GV nhắc HS ghi nhớ Tìm hiểu quãng đường từ nhà em đến trường dài bao nhiêu ki – lô – mét?

 

 

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành ước lượng và đo, ghi kết quả vào phiếu thực hành.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm việc ngoài trời theo nhóm 4.

- HS báo cáo kết quả.

- HS nêu.

…………………………………………………………………………………..

                                                        Thứ ba ngày 28 tháng 3  năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 137: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)

 

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- Biết đo độ dài của đồ vật bằng cách gộp độ dài nhiều lần của thước kẻ.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

- HS Phát triển năng lực ước lượng độ dài, khoảng cách theo dm và m.

- HS có khả năng cảm nhận và so sánh được quãng đường dài, ngắn hơn (theo đơn vị đo km).

- Qua hoạt động thực hành sử dụng thước để đo, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực giải quyết vấn đề (tình huống đơn giản).

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Dải dây bằng giấy (hoặc vải hoặc nhựa) dài hơn 3 m , thước kẻ 2 dm , thước dây 1 m.

- HS: SGK, dải dây bằng giấy (hoặc vải hoặc nhựa) dài hơn 3 m , thước kẻ 2 dm , thước dây 1 m.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Hoạt động

Bài 1:  

a. Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hiểu nội dung trong mỗi bóng nói rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?”.

- GV nhận xét, kết luận.

b.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Lưu ý cho HS việc ước lượng đo kích thước một số vật bằng thước dây.

- GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: 

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS chia nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu thực hành gồm tên và độ dài quãng đường từ nhà đến trường (đã chuẩn bị ở nhà). Mỗi nhóm tìm ra 2 HS xa và gần trường nhất và đánh đấu trong phiểu.

- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

 

 

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành, nhiều em nêu kết quả và cách làm.

+ Cửa sổ rộng 10dm.

+ Bàn dài 8dm.

+ Tủ sách rộng hơn 12dm.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành ước lượng và đo, ghi kết quả vào phiếu thực hành.

- HS báo cáo kết quả.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS chú ý nghe,  làm việc nhóm và báo cáo kết quả.

- HS nêu.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt

CHỮ HOA A (Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa A (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Anh em bốn bienr cùng chung một nhà.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A (kiểu 2).

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A (kiểu 2).

+ Chữ hoa A (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa A (kiểu 2) đầu câu.

+ Cách nối từ A (kiểu 2)  sang n.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

KỂ CHUYỆN LỚP HỌC VIẾT THƯ

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các chi tiết trong câu chuyện Lớp học viết thư qua tranh minh họa.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về một lớp học viết thư của thầy giáo sẻ. Hãy lắng nghe câu chuyện để biết các bạn đã được học những gì về cách viết thư, gửi thư và gửi thư cho ai.

- GV kể 2 lần kết hợp hỏi các câu hỏi dưới tranh để HS ghi nhớ câu chuyện.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV cho HS quan sát lại tranh

- HS thảo luận theo nhóm 4 kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Gọi HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS cho người thân xem tranh minh họa câu chuyện Lớp học viết thư và kể cho người thân nghe về thầy giáo sẻ trong câu chuyện.

- YCHS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.43.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- 1-2 HS kể

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Đạo đức

Chủ đề: Tuân thủ qui định nơi công cộng

Bài 12: Em với nội qui nơi công cộng (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu được một số qui định cần tuân thủ nơi công cộng.

- Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng

- Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ nơi công cộng. Không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng..

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số quy định cần tuân thủ nơi công cộng.

- Thể hiện được sự tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Biết được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

Chủ động được việc tuân thủ quy định nơi công cộng một cách có hiệu quả.

II. Đồ dùng dạy học:

1.     Giáo viên:Máy chiếu, máy tính, một số phần quà.

-         Nội quy của một số nơi công cộng sử dụng cho HĐ 2

-         Tranh ảnh phóng to cho HĐ1, HĐ3, phần luyện tập.

2.     Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ”

*Cách chơi:GV chiếu ô chữ lên bảng và yêu cầu học sinh chọn ô chữ. Sau khi HS đã chọn ô chữ, GV chiếu phần gợi ý lên bảng. HS giải đúng ô chữ sẽ nhận được một phần quà.Trò chơi tiếp tục cho đến khi hết.

Cả lớp cùng chơi

Sauk hi HS giải hết ô chữ, GV hỏi:

-         Những nơi này có tên gọi chung là gì?

-         HS bày tỏ ý kiến

-         GV nhận xét và giới thiệu bài mới

HS tham gia chơi:

2-3 HS nêu

Nhiều HS kể

HS lắng nghe và trả lời

10’

2. Khám phá

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS phân biệt được những hành vi phù hợp, không phù hợp khi đến bệnh viện và nêu được những quy định cần tuân thủ nơi bệnh viện.

GV chia lớp thành nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: HS quan sát tranh, kể lại câu chuyện theo tranh  và trả lời câu hỏi:

+ Khi vào bệnh viện thăm bạn, Duy và Kiên đã có những hành động gì?

+ Hành động của hai bạn có phù hợp không,  vì sao ?

+ Theo em khi đến bệnh viện cần tuân thủ những quy định nào?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Kể chuyện, to, rõ ràng và cuốn hút, thể hiện đúng nhân vật

+ Trả lời: Trả lời rõ ràng, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV dung máy chiếu chiếu tranh lên và mời đại diện nhóm kể lại trước lớp.

- GV kể toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng kể thật truyền cảm, hấp dẫn.

- GV lần lượt nêu lại các câu hỏi và mời HS trả lời. (GV có thể đặt thêm câu hỏi khai thác các câu trả lời của HS như:

+ Em sẽ cảm thấy thế nào về việc làm của hai bạn?

Nếu em có mặt lúc đó em khuyên bạn thế nào?

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

GV chốt : Khi đến bệnh viện, em cần tuân thủ nội quy của bệnh viện: đi nhẹ, nói khẽ, giữ vệ sinh

, trật tự để không ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

-HS làm việc nhóm 2

 kể lại câu chuyện: Một lần đến bệnh viện

Dựa vào tranh để kể lại nội dung câu truyện

HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

7’

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy định nơi công cộng.

Mục tiêu:

­Thông qua hoạt động, HS nêu được một số nơi công cộng và một số quy định chung nơi công cộng.

- GV hỏi :

- Em đã từng đến nơi công cộng nào?

- Em hiểu thế nào là nơi công cộng?

Nhiệm vụ : yêu cầu HS quan sát Hình  sgk trang 62 và trả lời câu hỏi:

+ Nơi công cộng trong mỗi bức ảnh là gì?

+ Em còn biết những nơi công cộng nào khác nữa?

+  Em đã từng đến những nơi công cộng nào ?

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày :Nói to, rõ ràng

+ Nội dung : đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV quan sát, giúp đỡ những vấp váp mà HS gặp phải.

GV trình chiếu một số hình ảnh nơi công cộng gần gũi với các em như khu vui chơi Nhà văn hóa thôn, sân trường, rạp chiếu phim….

GV kết luận: Công viên, bảo tàng, di tích lịch sử, bến xe, bệnh viện, trường học, nhà văn hóa… là những nơi công cộng. Đó là những nơi mọi người đều có quyền đến học tập, vui chơi, sinh hoạt…

ND 2: Vậy nơi công cộng thường có những quy định gì?

Nhiệm vụ 1: Đọc nội quy một số nơi công cộng, thảo luận câu hỏi:

+ Những nơi công cộng thường có quy định gì?

+Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo tiêu chí sau:

+ Trình bày :Nói to, rõ ràng

+ Nội dung : đầy đủ, hợp lí

+ Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc.

GV treo một số bản nội quy sưu tầm như của nhà trường, của địa phương cho hS quan sát.

HS nhận xét

GV kết luận:

Mỗi nơi công cộng đều có nội quy , quy định mỗi người phải thực hiện. Ngoài những quy định riêng, có những quy định chung mà mọi người phải tuân thủ khi đến nơi công cộng như :

+Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi qui định.

+Giữ trật tự không làm ồn, ảnh hưởng đến người khác.

+Trang phục lịch sự, phù hợp.

+Xếp hàng khi vào cửa…..

GV nhận xét, chuyển ý.

- HS đọc sgk và  làm việc cá nhân

.

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...

- HS lắng nghe

- HS trả lời

HS lên trình bày

HS khác nhận xét

HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi

Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả

HS khác nhận xét

 

 

 

 

3’

5. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

GV hỏi:

+ Nếu 2 việc của em thể hiện tuân thủ quy định nơi công cộng.

+ Tuân thủ quy định nơi công cộng  mang lại lợi ích gì?

GV nhận xét, đánh giá tiết học

2-3 HS nêu

HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- Biết điền dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn.

- Viết được một đoạn văn 3-4 câu về một loại quả mà em thích.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

         Hoạt động của thầy

           Hoạt động của trò

1. Giới thiệu  (2phút)

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành (28 phút)

Bài 1: Xếp các từ ngữ A-B viết thành câu.

- Nhận xét, sửa chữa.

Bài 2: Viết đoạn văn 3-5 câu về một loại quả mà em thích.

- Loài quả mà em yêu thích là quả gì ?

- Quả có hình dáng như thế nào ?

- Quả khi chín có màu gì ?

- Hương vị của quả có gì đặc biệt ?

- Nhận xét, biểu dương những HS có bài viết hay, sáng tạo

3. Củng cố, dặn dò (5 phút)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- Đọc yêu cầu. N2 trao đổi

  Mẹ em trồng cam để có quả ăn.

  Chúng em trồng bàng để lấy bóng mát.

  Người dân xã em trồng xoan để lấy gỗ.

- Đọc yêu cầu bài

- Học sinh trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý

- Nhận xét,bổ sung

- Học sinh làm bài vào vở

- Nhận xét

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: TNXH

BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU,

PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN

( tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

-         Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.

3. Phẩm chất

-         Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

-         Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                            TIẾT 1                                               

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu.

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu và một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận. Chúng ta cùng vào Bài 18 - Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 103 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể?

- GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 103 SGK.

- GV yêu cầu một số HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối trang 103.

Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu

a. Mục tiêu: Nêu được chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 104 SGK, chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói chức năng từng bộ phận cùa cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động?

- GV cho HS đọc lời của con ong trang 104 SGK.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu nhiều lần?

+ Cơ quan nào trong cơ thể tạo thành nước tiểu?

+ Trong nước tiểu có gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

- HS trả lời: Nhận xét về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể:

+ Hình dạng: Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu.

+ Hai quả thận đối xứng nhau qua cột sống.

- HS quan sát hình, chỉ và nói chức năng của từng bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.

- HS trình bày: Cầu thận lọc máu và tạo thành nước tiểu - qua ống dẫn nước tiểu - tới bàng quang chứa nước tiểu - sau đó đưa nước tiểu ra ngoài.

- HS trả lời: Nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động, thận sẽ bị tổn thương và lâu về sau sẽ bị hư thận, con người sẽ chết.

 

     

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 8: HĐTN (2)

BÀI 28: MÔI TRƯỜNG QUANH EM

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS cùng lên kế hoạch đến thăm cảnh đẹp quê hương.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-HS nghĩ về danh thắng sắp được đến để chuẩn bị tâm thế tìm hiểu.

-HS nhớ lại tên, hình ảnh các danh thắng của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Video / clip hình ảnh thực tế dùng cho nội dung giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.

–   Tranh ảnh, các câu ca dao về các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam và địa phương.

–   Các thẻ chữ bằng bìa màu.

Phần thưởng cho các Hướng dẫn viên du lịch nhí tài năng.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập

  Bìa màu, bút màu để làm tờ rơi.

  Giấy A4 để viết bài giới thiệu cảnh đẹp quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

-GV lần lượt chiếu / đưa ra những tranh ảnh về các danh thắng của địa phương để gợi cho HS nhớ lại những cảnh đẹp ấy (khoảng 4 địa danh).

-GV hỏi xem HS đã đến các danh lam thắng cảnh ấy chưa.

 +  Nếu đến rồi, em có cảm nhận gì về danh thắng ấy.

+ Nếu chưa, em có muốn đến tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp ấy không? Em muốn đi cùng ai?

GV đề nghị HS chơi theo nhóm 4 : một HS mô tả hình ảnh danh thắng, (các) HS khác đoán tên danh thắng đó của địa phương, có thể dựa trên những hình ảnh GV đã đưa ra trước đó.

Kết luận: Mỗi địa phương, miền quê đều có những danh lam thắng cảnh của mình. Em sống ở nơi nào thì cần hiểu về phong cảnh của nơi đó. Chúng ta rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh đẹp quê hương

-GV đề nghị mỗi tổ viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

-GV dẫn dắt để từ các thẻ chữ (các cảnh đẹp quê hương) ấy HS cùng lựa chọn một địa điểm hợp lí để cả lớp đi tham quan vào ngày cuối tuần. Tiêu chí lựa chọn:

+ Địa điểm không quá xa, đi xe trong khoảng 30 đến 45 phút.

+ An toàn cho trẻ em.

-GV gợi ý HS chuẩn bị cho chuyến đi theo các mục sau:

+ Đồ dùng cá nhân mang theo: Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần); kem chống nắng (nếu cần); sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

+ Cách nhận ra các thành viên trong tổ để không đi lạc: đeo ruy-băng màu vào cổ tay các thành viên mỗi tổ.

+ Ghi vào vở thời gian, địa điểm tập trung.

+ Giáo viên dặn dò HS về việc đảm bảo an toàn, không bị lạc, bị ngã,…

Kết luận: Việc đi tham quan danh lam thắng cảnh cũng cần được chuẩn bị chu đáo để chuyến đi an toàn, hiệu quả, có nhiều cảm xúc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV trình chiếu hoặc cho HS xem vài hình ảnh chụp danh thắng sẽ đến.

-GV cho HS biết, ở đó có gì.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc, GV ghi lại lên bảng. Ví dụ:

+ Tại sao địa điểm đó có tên như vậy?

+ Địa điểm này liên quan đến nhân vật nổi tiếng nào?

+ Có truyền thuyết li kì nào được kể lại về nhân vật này?

HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

Kết luận: Mỗi chuyến đi chúng ta đều thu hoạch được nhiều thông tin thú vị. Các em sẵn sàng để khám phá nhé!

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể với bố mẹ về mong muốn đến thăm cảnh đẹp quê hương và thông báo về chuyến đi sắp tới.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

-HS chơi theo nhóm 4

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

-HS quan sát

- 2-3 HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày  29 tháng 3  năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ sự vật, hoạt động; kĩ năng đặt câu.

- Biết yêu quý sách, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Những cách chào độc đáo.

- Hãy nói điều em thích nhất trong bài đọc?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- GV cho HS quan sát tranh.

- GV hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

+ Em đã bao giờ đến thư viện chưa?

+ Em thường đên thư viện để làm gì?

+ Trong thư viện thường có những gì?

+ Các thư viện mà em biết có thể di chuyển được hay không?

+ Theo em, làm thế nào thư viện có thể di chuyển được?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: đọc chậm, rõ ràng.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thư viện biết đi.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Thư viện Lô-gô-xơ, thủ thư….

- Luyện đọc câu dài: Nó nằm trên một con tàu biển khổng lồ,/có thể chở được 500 hành khách/ và đã từng đi qua 45 nước/ trên thế giới.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.81.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV/tr.43

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc chậm, rõ ràng….

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

+ Từ ngữ chỉ sự vật:

+ Từ ngữ chỉ hoạt động:

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 4 trong VBTTV/tr.44.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.81.

- HDHS thảo luận nhóm đôi, đóng vai cảnh mượn sách.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

 

 

- HS quan sát

 

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

C2: 1-2, 2-1, 2-2

C3: Vì chúng có khả năng di chuyển để mang sách cho người đọc.

C4: Giúp mọi người không cần phải đi xa mà vẫn đọc được sác

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt, lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Toán

TIẾT 138: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng chuyển đổi, cộng và trừ các số đo với đơn vị đo (cùng loại); áp dụng tính độ dài đường gấp khúc trong bài toán thực tế.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Hiểu và vận dụng giải toán đối với các mô hình toán học liên quan đến độ dài.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, phiếu bài tập.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng học Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-  GVHDHS làm bài.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 2: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS đếm khoảng trống để biết chiều dài của mỗi đoạn.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 3:Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- GVHDHS dựa trên cách đánh dấu vạch đo, số đo trên thước rồi tìm số.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS phân tích bài toán và làm bài vào vở.

+ GV quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét, kết luận.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc lại ND tiết học.

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS ghi nhớ nội dung bài và chuẩn bị tiết sau.

 

 

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, làm bài vào phiếu và nối tiếp nêu kết quả.

a. 3dm = 30cm        6dm = 60cm

    6m = 60dm          3m = 300cm …

b. 200cm = 2m        500cm = 5m

    20dm = 2m          50dm = 5m

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, quan sát tranh rồi tìm số thích hợp.

- HS nêu kết quả, lớp nhận xét :

+ Chiều dài đoạn AB là 9m.

+ Độ dài cây cầu là 21m.

- 1 HS đọc.

- HS nêu kết quả:

+ Vạch A chỉ số đo 10dm.

+ Vạch B chỉ số đo 11dm.

+ Vạch C chỉ số đo 12dm.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm vào vở và trình bày bảng lớp.

Bài giải

Trạm dừng nghỉ còn cách điểm tham quan số ki – lô – mét là:

50 – 25 = 25 (km)

Đáp số: 25 km

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 5: Tin

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

                                                          Thứ  năm ngày 30 tháng 3  năm 2023

Tiết 1: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Toán

TIẾT 139: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài đã học; thực hiện phép cộng có cùng đơn vị đo độ dài; áp dụng tính độ dài đường gấp khúc trong bài toán thực tế; củng cố kĩ năng so sánh, sắp xếp các số đo độ dài đã học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng học Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Luyện tập:

Bài 1: Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

-  GVHDHS làm bài.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 2: 

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHD, yêu cầu HS ghi phép tính rồi tính; sau đó nêu câu trả lời.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 3:Số?

- Gọi HS đọc YC bài.

- GVHDHS quan sát tranh so sánh số đo độ dài để trả lời.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS lựa chọn thùng hàng theo chiều dài để xếp lên mỗi xe cho phù hợp, chiều dài thùng hàng không vượt quá chiều dài chỗ xếp thùng hàng của xe tải nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện.

+ GV quan sát giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GVHDHS tìm phép tính thích hợp và nêu kết quả.

- GV nhận xét, kết luận.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV hệ thống lại ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS ghi nhớ ND bài và chuẩn bị cho tiết học sau Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

 

 

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, làm bài vào vở và nối tiếp nêu kết quả.

a. 7dm = 70cm       8m = 80dm

    60cm = 6dm       600cm = 6m …

b. 1km = 1000m        1000m = 1km

     

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, thực hiện và nêu kết quả, lớp nhận xét :

Vườn hoa đã được làm 71m hàng rào.

- 1 HS đọc.

- HS quan sát so sánh và trả lời :

a. Có thể nhìn thấy tàu A.  

b. Có thể nhìn thấy tàu B.  

c. Không thể nhìn thấy tàu C.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận cặp đôi làm BT.

- Đại diện một số cặp trình bày, lớp nhận xét:

+ Xe A xếp thùng hàng chuối.

+ Xe B xếp thùng hàng bắp cải.

+ Xe C xếp thùng hàng thanh long.

 

                    

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS suy nghĩ làm bài và nêu kết quả: số đo cần tìm chính là 45.

                      

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt (7)

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: THƯ VIỆN BIẾT ĐI

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 5,6,7.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.44

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIAO TIẾP, KẾT NỐI.

DẤU CHẤM, DÂU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy.

- Đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Chọn dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu phẩy cho mỗi câu sau:

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thảo luận theo nhóm đôi để chọn dấu thích hợp cho mỗi ô vuông.

- Gọi HS đọc bài làm.

- YC HS làm bài 8 vào VBT/ tr.45.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong câu. Đọc bài làm cho cả lớp nghe.

- YC làm bài 9 vào VBT tr.45.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 2: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu.

+ Đèn sáng quá!

+ Ôi, thư viện rộng thật!

+ Các bạn nhỏ rủ nhau đến thư viện.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HS đặt câu (Bạn An, bạn Lan rất thích đến thư viện).

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày 31 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 140: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng (không nhớ) số có ba chữ số với số có ba, hai hoặc một chữ số (trong phạm vi 1000):

+ Đặt tính theo cột dọc.

+ Từ phải qua trái, lần lượt cộng hai số đơn vị, hai số chục và hai số trăm.

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn, kết hợp phép tính với so sánh số.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

 - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ thẻ; máy tính, ti vi để chiếu bài 3.

- HS: SGK, Bộ đồ dùng học Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.79 và dẫn dắt bài toán.

- GVHD HS phân tích bài toán:

+ Tập sách của Mai có bao nhiêu trang?

+ Tập sách của Việt có bao nhiêu trang?

+ Muốn biết cả hai tập sách có bao nhiêu trang thì bạn Rô – bốt làm  phép tính gì?

- GV hướng dẫn chi tiết kĩ thuật tính trên bảng, từ đó dẫn đến quy tắc tính (như trong SGK). GV vừa trình bày quy tắc tính vừa kết hợp thực hiện phép tính trên bảng.

- YC thêm 2 – 3 HS nhắc lại cách đặt tính và tính.

- Nhận xét, tuyên dương, kết luận:

264 + 312 = 576

2.2. Hoạt động:

Bài 1: Tính

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Lưu ý cho HS viết kết quả cho thẳng hàng.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Lưu ý cho HS việc đặt tính cho thẳng hàng.

- YC HS làm bài vào vở ô li.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- GV giới thiệu câu chuyện dẫn dắt đến yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm kết quả.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV đặt thêm câu hỏi: Thuyền nào vớt được nhiều ngọc trai hơn?

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Nhận xét giờ học.

- GV nhắc HS ghi nhớ cách đặt tính và cách tính (không nhớ) số có ba chữ số với số có ba, hai hoặc một chữ số (trong phạm vi 1000).

 

 

 

- 2 HS đọc lại lời thoại của Mai và Việt.

 

- HS trả lời:

+ 264 trang

+ 312 trang

+ Phép tính cộng 264 + 312= ?

- HS theo dõi và nhắc lại cách đặt tính và tính.

+

264

  *  4 cộng 2 bằng 6, viết 6.   

  * 6 cộng 1 bằng 7, viết 7.

  * 2 cộng 3 bằng 5, viết 5.

312

 

576

- 2 – 3 HS nhắc lại cách đặt tính và tính.

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS nêu cách tính và kết quả. Lớp nhận xét.

   +

247

   +

703

   +

526

351

204

  32

 

598

 

907

 

558

   +

815

    

  60

 

875

 

- 1 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.

   +

460

   +

375

   +

800

231

622

  37

 

691

 

997

 

837

   +

923

    

    6

 

929

 

- HS lắng nghe.

- 1 – 2 HS đọc lại đề bài.

- HS trao đổi tìm kết quả.

- HS trình bày.

Kết quả:

a. Thuyền của mèo vớt được tất cả 478 viên ngọc trai.

b. Thuyền của hà mã vớt được tất cả 457 viên ngọc trai.

- Thuyền của mèo.

- HS nêu.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

 

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nói về một đồ dùng học tập của em.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát một số đồ dùng, hỏi:

+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?

+ Đồ vật có hình dạng màu sắc như thế nào?

+ Công dụng của đồ vật đó là gì?

+ Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó?

- HDHS nói về đồ dùng học tập.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát sơ đồ hướng dẫn HS phát triển các ý trong sơ đồ thành câu văn.

- YC HS thực hành viết vào bài 10 VBT tr.45.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC

- Tổ chức cho HS tìm đọc một cuốn sách về chuyện lạ đó đây.

- Tổ chức cho HS chia sẻ cuốn sách.

- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC

- GV cho HS quan sát phiếu đọc sách và gọi HS đọc to thông tin.

- HDHS tự viết thông tin vào phiếu đọc sách.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS trả lời:

- HS thực hiện nói theo cặp.

- 2-3 cặp thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe, hình dung cách viết.

- HS làm bài.

- HS chia sẻ bài.

- 1-2 HS đọc.

- HS tìm đọc

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

- 1-2 HS đọc.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TN&XH

BÀI 18: CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU,

PHÒNG TRÁNH BỆNH SỎI THẬN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.

-         Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.

3. Phẩm chất

-         Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

-         Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Nhận biết sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

a. Mục tiêu:

- Chỉ được sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết trên sơ đồ.

- Nêu được một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.

b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu với HS: sỏi thận là bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Sỏi có ở những bộ phận nào của cơ quan bài tiết nước tiểu?

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân tạo thành sỏi trong cơ quan bài tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời: Sỏi có ở những bộ phận: thận, bàng quan.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Nguyên nhân tạo thành sỏi do các chất thừa, chất thải độc hại không được đào thải hết lắng đọng lại tạo thành sỏi.

     

…………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU

- HS đọc, viết thành thạo các số tròn chục từ 110- 200.

- So sánh nhanh, đúng các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số tròn chục.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Bài cũ (5phút)

- Nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : ( 2’)

b. Luyện tập ( 25phút )

Bài 1 : Viết (theo mẫu )

Bài 2: Số ?

101 … 103 … 105 … 107 … 109 110

Bài 4: Điền dấu  >,

- Nhận xét

Bài 3:

3. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

- 2HS lên B khoanh vào số lớn nhất.

a. 600, 300, 900. 700.

b. 500, 1000, 900, 700

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu

- Dựa vào HV để đọc số, viết số.

- HS nêu miệng

- Nhận xét.

- Nắm yêu cầu.

101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110

- Đọc yêu cầu

- 3 em lên bảng – lớp vở

- Nhận xét.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)

SƠ KẾT TUẦN 28

          Cùng cả lớp tham quan một cảnh đẹp quê em theo kế hoạch.

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện kế hoạch đi tham quan đã đề ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:  đồ ăn xế, nước, túi thuốc cấp cứu, micro cài, loa phát nhạc, một vài tấm thẻ bìa để ghi các thông tin quan trọng, máy ảnh hoặc điện thoại để chụp ảnh kỉ niệm.

 - HS: ruy-băng để nhận diện HS .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 28:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 28.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 29:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm.

 Hoạt động tập trung:

+ Nhận HS có chữ kí của phụ huynh.

+ Chia tổ theo màu, đề nghị HS đeo ruy-băng vào cổ tay và tập trung theo màu tổ của mình. Dặn dò HS chỉ đi cùng tổ, không tách đoàn.

+ Lần lượt mời từng tổ lên xe, ổn định chỗ ngồi. Sau khi đếm lại đủ sĩ số HS, GV phát lệnh lên đường.

− Trên xe.

+ Chơi trò chơi quan sát qua cửa kính xe, trò chơi đố vui, hát,… để HS không thấy mệt trên đường di chuyển.

+ Dặn dò trước HS cách xuống xe an toàn.

Trong buổi tham quan: Hướng dẫn HS lắng nghe các cô chú hướng dẫn viên. GV có thể bổ sung thông tin hoặc đề nghị HS đặt câu hỏi cho hướng dẫn viên. GV ghi các thông tin thú vị theo con số và từ khoá lên tấm bìa, đưa ra để HS nhìn và ghi nhớ. Đề nghị HS nhớ lại các câu hỏi đã đặt ra trước chuyến đi để phỏng vấn hướng dẫn viên, phỏng vấn người dân gần đó…

− Trên đường về: GV tranh thủ hỏi lại HS những thông tin thu hoạch được.

3. Cam kết hành động.

-Em hãy về nhà chia sẻ với người thân về chuyến tham quan của lớp.

-Em hãy nhớ lại và ghi ra vở thu hoạch những thông tin, câu chuyện ấn tượng nhất đối với mình trong chuyến đi.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 29.

-  HS tham gia.

-HS thực hiện

-HS thực hiện

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

HẾT TUẦN 28

                                                                  

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ