In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 30
Cập nhật lúc : 16:42 02/04/2023

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2

 NĂM HỌC 2022-2023

Tuần thứ: 30 từ ngày: 10/4/2023 đến ngày: 14/4 /2023

 

Thứ

Buổi

TIẾT

MÔN

TÊN BÀI

Tên thiết bị

2 10/4/2023

Sáng

1

HĐTN 1

CHÀO CỜ

 

2

Tiếng Việt

Tập đọc: mai An Tiêm

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

4

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

11/4/2023

Sáng

1

Toán

 Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Tập viết: Chữ hoa W

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Nói và nghe: kể chuyện Mai An Tiêm

Bài giảng điện tử

4

Đạo đức

Bài 12: Em với quy định nơi công cộng (Tiết 2)

Bài giảng điện tử

Chiều

6

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

7

TN&XH

Ôn tập và đánh giá chủ đề con người và sức khoẻ T3

Bài giảng điện tử

8

HĐTN 2

Bài 30: Giũ gìn vệ sinh môi trường

 

4

12/4/2023

Sáng

1

Tiếng Việt

Tập đọc: Thư gửi bố ngoài đảo

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

3

Toán

Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Anh

   

5

Tin

 

 

5

13/4/2023

Sáng

1

GDTC

   

2

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

Chính tả: Nghe- viết: Thư gửi bố ngoài đảo

Bài giảng điện tử

4

Tiếng Việt

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp

Bài giảng điện tử

6

14/4/2023

Sáng

 

1

Toán

Luyện tập

Bài giảng điện tử

2

Tiếng Việt

Viết đoạn văn: Viết lời cảm ơn các chú bộ đội hải quân

Bài giảng điện tử

3

Tiếng Việt

4

 

TN&XH

Bài 19:Các  mùa trong năm T1

Bài giảng điện tử

Chiều

6

L Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

7

HĐTN 3

Sơ kết tuần:Thực hành vệ sinh trường, lớp

 

8

GDTC

   

Kiểm tra, nhận xét

          Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu                                                                                                                                                           

…………………………..                                                                    ……………………………...

TUẦN 30

                                                          Thứ hai ngày  10 tháng 4 năm 2023

Tiết 1: HĐTN-Ccờ

CHÀO CỜ

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 2,3: Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 1+2)

BÀI 21: MAI AN TIÊM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các từ khó; đúng lời của nhân vật; phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật để đọc với ngữ điệu phù hợp trong câu chuyện Mai An Tiêm.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu được về nguồn gốc một loại cây trái quen thuộc. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung câu chuyện Mai An Tiêm. Quan sát tranh và hiểu được các chi tiết trong tranh.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: trí tưởng tượng, sự liên tưởng về các sự vật. sự việc trong tự nhiên.

- Tự hào về đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi phẩm chất cần cù, thông minh, sáng tạo của người Việt Nam; có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- GV yêu cầu 1 – 2 HS đọc câu đố:

         Vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen

     Hoa vàng, lá biếc, đố em quả gì?

- GV hướng dẫn HS giải câu đố. Yêu cầu HS chú ý vào đặc điểm của các sự vật để phán đoán xem đặc điểm đó là của quả gì.

- Mời HS chia sẻ đáp án của câu đố.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu. Chú ý đọc đúng lời người kể chuyện. Ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ra đảo hoang.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến quần áo.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến gieo trồng khắp đảo.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hiểu lầm, lời nói, nổi giận, tre nứa, nảy mầm, đảo hoang, hối hận…

- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/ có một người tên là Mai An Tiêm/ được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi.// Một lần,/ vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm/ nên nhà vua nổi giận,/ đày An Tiêm ra đảo hoang.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.93.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.50.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn.

- Gọi HS đọc yêu cầu SGK/ tr.93

 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn, đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.50.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu SGK/ tr.93.

- GV hướng dẫn cách thực hiện

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm đọc bài của nhau và góp ý cho nhau.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- HS đọc câu đố

- HS thảo luận nhóm đôi tìm lời giải đố.

- 3-4 HS chia sẻ trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (Quả dưa hấu)

- Cả lớp đọc thầm.

- HS theo dõi.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm bốn.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Vợ chồng Mai An Tiêm đã dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.

C2: Mai An Tiêm nghĩ thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được.

C3: Quả có vỏ màu xanh, ruột đỏ, hạt đen nhánh, vị ngọt và mát. Quả đó có tên là dưa hấu.

C4: Mai An Tiêm là người cần cù, chịu khó, dám nghi dám làm, thông minh, sáng tạo và hiếu thảo

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn.

- HS chia sẻ kết quả trước lớp: khắc, thả, nhờ, đưa, vớt,..

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm đôi để đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- 4-5 nhóm đọc trước lớp.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

.

Tiết 4: Toán

TIẾT 145: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách làm tính trừ không nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bài tập 1, tranh bài tập 2,4.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Gọi 2HS lên bảng làm.

*Đặt tính rồi tính: HS1: 548 – 312

                              HS2: 592 - 222

- GV sửa bài và nhận xét.

2. Dạy bài mới:

* Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm vào phiếu bài tập

- GV quan sát HS làm và thu nhận xét một số phiếu.

- GV kiểm tra bài làm trên bảng.

- GV cho HS đọc lại các phép tính đúng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

a/ YC HS quan sát tranh.

- GV hỏi:

+ Trong tranh có mấy bông hoa?

+ Con bọ rùa có 2 chấm đậu trên bông hoa thứ mấy?

+ Con bọ rùa có 2 chấm đậu trên bông hoa thứ  nhất có kết quả phép tính bằng bao nhiêu?

+ Em làm thế nào có kết quả như vậy?

- Gv nhận xét.

b/

+ Bông hoa thứ 2 và thứ 3 có kết quả bằng bao nhiêu?

+ Em làm thế nào có kết quả như vậy?

+ Có kết quả của 3 phép tính vậy bạn nào cho cô biết 2 phép tính nào có kết quả bằng nhau?

-GV nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho học sinh tính nhẩm và chọn đáp án đúng.

-Gọi tùng học sinh làm từng phép tính.

-Gv nhận xét qua mỗi bài làm của HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh:

+ Bức tranh thứ nhất có phép tính 245 -125 bằng bao nhiêu?

+ Cái cân đang ở vị trí bằng nhau, thì cân năng của 2 vật trên như thế nào?

+Vậy kết quả cần điền là số mấy?

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV hướng dẫn HS làm 2 tranh còn lại.

- GV nhận xét, lưu ý HS quan sát cẩn thận khi làm.

Bài 5:

       -    Bài toán cho biết gì?

      -     Bài toán hỏi gì?

-          Bài toán yêu cầu tìm gì?

-          Muốn biết số học sinh nam là bao nhiêu ta làm thế nào?

-          GV chốt lại cách giải.

                       

     -     GV thu một số vở nhanh nhất nhận xét.

     -     GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài mới

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS làm.

- HS làm bảng con.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 1HS lên bảng. Cả lớp làm vào phiếu

- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- HS đọc

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS quan sát

+ Có 3 bông hoa.

+ Đậu trên bông hoa thứ nhất.

+ Có kết quả bằng 412.

- HS nhận xét.

-HS trả lời.

- Bông hoa thứ 2 có kết quả bằng 311, bông hoa thứ 3 có kết quả bằng 412

- HS trả lời.

Bông hoa thứ 1 có kết quả bằng bông hoa thứ 3.

- HD đọc

- 1-2 HS trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Bằng 120.

- Cân nặng của hai vật trên bằng nhau?

- HS kết quả là 120 kết quả cần điền là số 0.

- HS lắng nghe.

- HS làm dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- Một trường tiểu học có 465 học sinh, trong đó có 240 học sinh nữ.

- Hỏi trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh nam?

- Tìm số học sinh nam trường tiểu học đó.

- HS trả lời.

-1HS làm bảng lớp cả lớp làm vào vở.

Giải

Số học sinh nam trường tiểu học có là.

465 - 240 = 225 (học sinh)

                     Đáp số: 225 học sinh

HS nhận xét.

…………………………………………………………………………………..

                                                        Thứ ba ngày 11 tháng 4  năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 146: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách làm tính trừ không nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có 2 bước tính.

- Biết so sánh các số, đơn vị đo độ dài mét.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, tranh ảnh các bài tập, phiếu bài tập 4.

- HS: SGK, vở Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: Luyện tập

- Gọi 2HS lên bảng làm.

*Đặt tính rồi tính: HS1: 257– 132

                              HS2: 753 - 354

- GV sửa bài và nhận xét.

2. Dạy bài mới:

* Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV trong tranh vẽ con gì? Vậy con trâu trong tranh ăn gì?

+Trâu sẽ ăn bó cỏ ghi phép tính có kết quả lớn nhất? Vậy con trâu sẽ ăn bó cỏ nào?

+Vì sao?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Bài toán thực hiện mấy phép tính?

- GV cho HS làm việc nhóm đôi.

- GV gọi một số nhóm trả lời.

- GV nhận xét bài làm của các nhóm và bài làm trên bảng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

+ Bài toán cho biết có 2 hình gì?

+ Trong hình tròn có những số nào?

+ Trong hình tròn số nào là số lớn nhất?

+ Trong hình vuông có những số nào?

+ Trong hình vuông số bé nhất là số nào?

+ Hiệu của số lớn nhất trong hình tròn và số bé nhất trong hình vuông là số bao nhiêu?

+ Em làm như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

- GV thu nhận xét một số phiếu.

- GV quan sát nhật xét, sửa bài.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV tổ chức cho học sinh thực hành làm bài tập a.

- GV quan sát học sinh thực hiện và cho nêu cách làm.

- GV chốt: Nhấc 1 que tính ở số 8 (để được số 9) rồi xếp vào số 0 (để được số 8) khi đó số lớn nhất có thể xếp được là 798.

b/ GV cho HS làm vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa bài.

- Kết quả 798 – 780 = 18

3. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài mới

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS làm.

- HS làm bảng con.

 

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Vẽ con trâu. Trâu trong tranh ăn cỏ.

- HS trả lời theo ý của mình.

- HS giải thích so sánh 3 số chọn số lớn nhất.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Bài toán thực hiện 2 phép tính.

- HS làm việc nhóm.

- Gọi 2 nhóm lên bảng.

- HS nhận xét.

- HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Có 1 hình vuông và 1 hình tròn.

- Gồm 3 số 824, 842, 749

- Số lớn nhất trong hình tròn là số 842.

- HS trả lời

- Là số 410

- HS là số 432.

- HS số lớn nhất trong hình tròn là 842, số bé nhất trong hình vuông là số 410. Ta lấy 842 số lớn nhất trong hình tròn trừ 410 số bé nhất trong hình vuông  bằng 432.

- HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 1-2 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm phiếu bài tập.

- HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hành làm.

- HS trả lời theo ý của mình.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp làm.

-HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Tiếng Việt

Tập viết (Tiết 3)

CHỮ HOA N (Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Biết viết chữ viết hoa N (Kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dụng: Người Việt Nam cần cù, sáng tạo.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa N (Kiểu 2).

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa N (Kiểu 2).

+ Chữ hoa N (Kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa N (Kiểu 2).

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa N (Kiểu 2) đầu câu.

+ Cách nối từ N (Kiểu 2) sang g và nối với a.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- Yêu cầu HS thực hiện luyện viết chữ hoa N (Kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc: Người Việt Nam cần cừ, sáng tạo

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

Nói và nghe (Tiết 4)

MAI AN TIÊM

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Mai An Tiêm.

- Chia sẻ được những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc.

- Trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh.

- Biết dựa vào tranh để kẻ lại từng đoạn của câu chuyện.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Quan sát tranh, nói tên nhân vật và sự việc trong từng tranh.

- Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu 1.

- GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh. Giúp HS nhớ lại từng đoạn của câu chuyện tương ứng với mỗi bức tranh.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- GV nêu yêu cầu của BT2

- Yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm 4

- Gọi HS kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng: Viết 2-3 câu về nhân vật Mai An Tiêm trong câu chuyện

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài

- GV hướng dẫn HS xem lại các tranh minh họa và nhớ lại những hành động, suy nghĩ, … của Mai An Tiêm trong thời gian bị đày ra đảo hoang.

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.51. Nhắc nhở khi viết đoạn văn, HS cần giới thiệu tên của nhân vật, nhận xét về ý chí, nghị lực vượt gian khổ của Mai An Tiêm và HS có thể nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về Mai An Tiêm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Tổ chức cho HS nêu ý kiến về bài học. GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

 

 

 

- 1-2 HS chia sẻ.

- 1-2 HS đọc yêu cầu 1 trước lớp.

- HS thảo luận nhóm đôi, nói tên nhân vật, nói các sự việc trong từng bức tranh.

- 2-3 nhóm HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Một số HS tập kể trước lớp. HS khác nhận xét

- 2 HS đọc yêu cầu bài

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- HS suy nghĩ cá nhân, viết vào vở, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS chia sẻ.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích nội dung hay hoạt động nào)

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Đạo đức

TUẦN 30.            Chủ đề: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG

EM VỚI QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 3)

         

I.MUÏC TIEÂU Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết và thực hiện tốt nội quy nới công cộng.

- Đóng vai, xử lí tình huống tuân thủ quy định nơi công cộng.Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

- Thực hiện được các hành vi phù họp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

-Đông tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng- không đông tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- tuyên truyền mọi người trong gia đình tuân thủ quy đinh ở nơi công cộng.

3. Phẩm chất:

Chủ động tuân thủ quy đinh ở nơi công cộng.

II.CHUAÅN BÒ.

1. Giaùo vieân:-SGK, SGV.

Một số phần quà để thưởng cho HS khi trả lời

Tranh phóng to hoạt động 3( phần Luyện tập).

-             Giấy AO, bút dạ, bút màu.

-            Máy tính, máy chiếu.

2. Hoïc sinh:  - Vôû baøi taäp.

-            Thẻ bày tỏ thái độ.

III.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC

TG

Nội dung và mục tiêu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

2’

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.

GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc:  .

- GV đánh giá, giới thiệu bài.

HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

5’

2. Hoạt động  Thảo luận về sự cần thiết phải tuân thủ quy định noi công cộng Mục tiêu:HS nêu được sự cần thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

 

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

*          Nhiệm vụ 1: Thảo luận trả lời các câu hỏi:

a.                   Việc tuân thủ quy định nơi công cộng mang ỉại lợi ích gì? b.                   Nếu không tuân thủ quy định nơi công cộng, điều gì sẽ xảy ra?

*           Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thải độ ỉàm việc: tập trung, nghiêm túc.

GV quan sát, hồ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

-           GV kết luận: Tuân thủ quy định nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh, không làm ảnh hưởng đến người khác, đến môi trường. Nếu không tuân thủ quy định nơi công cộng thì môi trường sẽ bị ô nhiễm do rác thải, tiêng ôn,... ảnh hưởng đên sức khoé và sinh hoạt của mọi người.

-HS thực hiện nhiệm vụ.

-           Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

-            Các nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn, trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

-HS lắng nghe

6’

3. Luyện tập

Hoạt động 1. Nhận xét hành vi

Mục tiêu:HS nhận xét, đánh giá được hành vi, việc làm của các bạn trong tranh về việc tuân thủ quy định nơi công cộng.

 

GV cho HS thảo luận nhóm 2  thực hiện các nhiệm vụ sau:

*          Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh ở mục 1, trang 63, SGK Đạo đức 2 và trả lời các câu hỏi:

- Các bạn trong tranh đang làm gì?

-Em có đồng tình với việc làm đó không? Vì sao?

*          Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá hoạt động của các bạn theo các tiêu chí sau:

+ Trình bày: nói to, rõ ràng.

+ Nội dung: đầy đủ, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhỏm: tập trung, nghiêm túc.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Gv yêu cầu HS các nhóm nhận xét, bổ sung.

-            GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng

GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của nhóm bạn theo các tiêu chí ở nhiệm vụ 2 góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

 - GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét,kết luận:

+ Tranh 1: Các bạn đang đọc sách trong thư viện. Hai bạn nữ ngồi gần nhau tranh giành quyển sách gây mất trật tự. Không đồng tình với hành vi của hai bạn vì đó là hành vi chưa tuân thủ quy định ở thư viện.

+ Tranh 2: Một bạn nam đang bỏ rác vào thùng rác. Đồng tình với việc làm của bạn vì đó là hành vi giữ vệ sinh nơi công cộng.

+ Tranh 3: Bạn nữ đang vẽ lên bức tường của nhà văn hoá. Không đông tình với việc làm của bạn vì đó là hành vi chưa tuan thu C[uy đinh nơi công cộng.

+ Tranh 4: Các bạn đang xếp hàng vào phòng chiếu phim. Đồng tình với việc làm của các bạn vì đó là hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- HS thảo luận nhóm đôi

-HS thực hiện nhiệm vụ, một bạn đặt câu hỏi và một bạn trả lời về từng tranh, sau mỗi tranh lại hoán đổi vị trí

- HS nhận xét, lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS quan sát.

- Đại diện các nhómcác nhóm lên bảng trình bày về từng tranh.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

8’

Hoạt động 2. Bày tỏ ý kiến

Mục tiêu:HS thể hiện thái độ đồng tình/không đồng tình trước các ý kiên, quan điểm về tuân thủ quy định nơi công cộng.

GV quy ước cách bày tò thái độ bằng thẻ (đồng tình thẻ mặt cười, không đồng tình thẻ mặt mếu)

 Gv đính bảng ý kiến ở mục 2, trang 59, SGK Đạo đức 2 lên bảng.

-Gv yêu cầu 1 Hs lên bảng điều khiển hoạt động này. Và cuối mỗi ý kiến mời Gv nhận xét.

-GV kết luận: đồng ý với ý kiến B, D, E vì đó là những ý kiên phù họp với việc tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng ý với ý kiến A, c vì đó là những ý kiên không phù hợp với việc tuân thủ quy định nơi công cộng.

- GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này và chuyển ý sang hoat động tiep theo.

-Hs quan sát.

- HS đọc, xác định từng ý kiến ở mục 2 và yêu cầu các bạn bày tò thái độ bằng thẻ (đồng tình thẻ mặt cười, không đồng tình thẻ mặt mếu), yêu cầu các bạn lí giải vì sao lại chọn như vậy.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

7’

 

Hoạt động 3. Xử lí tình huống

Mục tiêu:HS thực hiện được cách ứng xử phù hợp thể hiện sự tuân thủ quy định nơi công cộng trong một số tình huống cụ thể.

 

- GV đưa ra bài tập .Quan sát các tranh trong mục 3, trang 64, SGK Đạo đức 2

- GV cho HS nêu tình huống trong tranh.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thảo luận và xử lí tình huống trong sách.

- GV tổ chức cho HS đóng vai, xử lí tình huống.

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chốt cách xử lí hợp lí.

- HS đọc, xác định yc

- HS nêu tình huống gắn với tranh.

+ Tình huống 1: Khuyên em bé không được hái hoa ở công viên vì đó là hành vi vi phạm nội quy của công viên.

+ Tình huông 2: Khuyên bạn giữ trật tự, không nên đi lung tung, tham quan theo sự hướng dân của cô hướng dẫn viên.

+ Tình huống 3: Khuyên bạn không được viết tên lên tượng vì đó là việc làm vi phạm nội quy của khu di tích lịch sử.

+ Tình huống 4: Khuyên các bạn không nên đá bóng dưới lòng đường vỉ đó là việc làm gây nguy hiêm cho bản thân và người đi đường, vi phạm quy định nơi công cộng.

- HS đóng vai, xử lí tình huống (1 tình huống/1 nhóm)

- 1 - 2 nhóm đóng vai/ 1 tình huống, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS khác nhận xét

-HS lắng nghe

1’

Hoạt động 4. Liên hệ

Mục tiêu:HS nêu được những hành vi, việc làm của bản thân thể hiện sự tuân thủ quy định nơi công cộng.

-Gv em đã thực hiện những quy định nào khỉ đến nơi công cộng?

-Gv gọi Hs khác nhận xét và bổ sung.

-GV nhận xét câu trả lời của -GV khen những HS đã biết tuân thủ quy định nơi công cộng và nhắc nhở HS tiếp tục thực hiẹn những hành VI, việc làm thê hiện sự tuân thủ quy định nơi công cộng

-HS chia sẻ ý kiến.

+Nói nhỏ.

+không vức rác nơi công cộng.

+Sếp hàng theo thứ tự người đến trước xếp trước, đến sau xếp sau, không chen lấn xô đẩy.

-Hs nhận xét bổ sung thêm ngững quy định.

- HS lắng nghe

3’

4.Vận dụng:

Hoạt động 1. Xây dựng nội quy góc thư viện lp học

 

- GV hỏi:

+ Em học được gì từ bài này?

- GV tóm tắt nội dung chính của bài học.

- GV yêu cầu HS xây dựng bản nội quy cho thư viện lớp học.

-GV cho HS thảo luận nhóm 6,

- GV yêu cầu HS trình bày bản nội quy vào giấy AO và trang trí cho đẹp mắt sau đó dán ở góc lóp học.

- Gọi 1-2 hs đọ to rõ rang nôi quy

- GV đánh giá, khen ngợi HS biết xây dựng bản nội quy cho thư viện lớp học.

động viên HS thực hiện tốt nội quy.

- HS nêu

- HS lắng nghe

-HS thảo luận, thống nhất các nội quy.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS lắng nghe

1’

Hoạt động 2. Sưu tầm nội quy một số nơi công cộng

GV yêu câu HS vê nhà sưu tâm nội quy một số nơi công cộng và chia sẻ với bạn bè.

- HS nghe, nhớ và thực hiện.

2’

5. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học

 

- GV hỏi:

+ Em học được gì từ bài này

- GV tóm tắt nội dung chính của bài học.

- GV cho HS đọc lời khuyên trong sách.

- GV nhận xét, đánh giá tiết học

- HS nêu

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 6: Luyện tiếng Việt

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU:

- Biết điền đúng tr hoặc ch vào chỗ trống.

- Biết điền vần êt hay êch

II. ĐỒ DÙNG

- Vở  TV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu ( 1phút )

2. Bài mới

a. Giới thiệu ( 1phút )

b. HD làm bài tâp ( 24 phút )

Bài tập 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống.

Bài 2: Điền vần êt hay êch

Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp: kính yêu, yêu quý

3. Củng cố, dặn dò ( 5phút )

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Đọc yêu cầu

- trăng tròn, trên trời, trông trăng, chắc một mình

- 2 HS đọc

- chênh chếch, mệt mỏi, nghệt, thếch đãi, hết thãy.

- Nhận xét

- Đọc yêu cầu.

- Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.

- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi..

- Thiếu nhi Việt Nam vô cùng kính yêu Bác.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: TNXH

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

( tiết 3)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.

3. Phẩm chất

-         Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.

-         Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 3

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 3).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Đóng vai

a. Mục tiêu: Biết khuyên các bạn đeo cặp đúng cách và không nhịn tiểu.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình huống trang 108 SGK.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2.

Bước 3: Làm việc cả lớp

Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, đọc hai tình huống.

- HS lắng nghe, thực hiện thảo luận theo nhóm.

- HS đóng vai.

…………………………………………………………………………………..

 

Tiết 8: HĐTN (2)

Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 30: GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học từ đó có ý thức giữ gìn môi trường trường học sạch đẹp hơn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS trải nghiệm lao động, phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm với môi trường xung quanh.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

-  Dụng cụ làm vệ sinh lớp học.

- Mẫu phiếu khảo sát (theo nội dung 1 trong SGK)

- Giấy A0 cho 3 nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

Nhảy một điệu nhảy trên nền nhạc vui vui.

GV lựa chọn bài nhảy bất kì, vui nhộn. Ví dụ: Vũ điệu: rửa tay

GV lựa chọn chủ đề: quét sân, lau bàn

GV thống nhất động tác với HS

GV kết luận: Kể cả khi lao động, tổng vệ sinh môi trường, chúng ta cũng có thật nhiều niềm vui.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường em.

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và giao nhiệm vụ, hướng dẫn các bước và thời gian thực hiện

- Thời gian đi quan sát: 10 phút.

- Thời gian điền thông tin vào giấy A0 và thống nhất thông tin: 5-7 phút.

- GV có thể nhờ các bác lao công, bảo vệ hoặc cô giáo trong trường hỗ trợ theo dõi nhóm HS để đảm bảo an toàn.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

*Hoạt động 2: Báo cáo kết quả khảo sát

- Các nhóm treo các phiếu khảo sát đã được báo cáo trên giấy A0 lên bảng.

- GV đặt câu hỏi cho từng nhóm theo tình hình cụ thể HS quan sát được:

+ Trong nhà vệ sinh như vậy em thấy đã sạch chưa? Nếu chưa sạch thì cần phải làm gì?

+ Em thấy các bạn đã bỏ rác đúng nơi quy định chưa?..

GV kết luận: 

Cùng đưa ra kết luận về thực trạng vệ sinh môi trường ở trường mình và những biện pháp giữ cho ngô trường luôn sạch sẽ.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV khuyến khích HS về nhà cùng bố mẹ tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường ở xung quanh nơi mình ở.

- Đề xuất phương án làm sạch môi trường nơi em ở.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- Cả lớp cùng nhảy trên nền nhạc

- 2-3 HS nêu tên chủ đề bài học

- 2-3 HS trả lời.

HS nhận nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Khảo sát về nước:

Đi quanh trường, ghé phòng vệ sinh, bếp hoặc nơi rửa tay chân − những nơi có vòi nước, quan sát và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 2:  Khảo sát về rác:

Đi quanh trường, đếm số thùng rác và trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

+ Nhóm 3:  Khảo sát về bụi:

Đi quanh trường, quan sát và trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát.

- HS về lớp

- Ổn định nhanh

- Treo phiếu khảo sát lên bảng

- Các nhóm lần lượt báo cáo

- Một số HS trả lời câu hỏi của GV

-2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

                                                                 Thứ tư ngày  12 tháng 4  năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

Tập đọc (Tiết 5 + 6)

BÀI 22: THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Đọc đúng, rõ ràng, diễn cảm bài thơ, biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ đối với bố trong bài thơ.

- Nhận biết được địa điểm, thời gian và các hình ảnh trong bài thơ.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, hiểu văn bản.

- Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Mai An Tiêm.

+ Mai An Tiêm là người như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Em thấy những ai trong 2 bức tranh?

+ Họ đang làm gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, diễn cảm, thể hiện giọng nói/ ngữ điệu của bạn nhỏ trong bài thơ. Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi dung nhịp thơ/ dòng thơ/ câu thơ.

- HDHS chia đoạn: 5 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: hòm thư, xa xôi,… 

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.96.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.51.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài

- Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/ tr.97

- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, đọc các từ cho trước, thảo luận nhóm để tìm ra những từ chỉ hành động của bố và của con.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 3 trong VBTTV/tr.51.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK/ tr.97.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm. Yêu cầu từng HS trong mỗi nhóm thay lời bạn nhỏ nói câu thể hiện tình cảm với bố.

- Mời đại diện một số nhóm nói trước lớp. GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 4, VBTTV/tr.51.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

 

 

 

- HS quan sát 2 bức tranh trong SGK và nói những gì mà HS quan sát được.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc nối tiếp. (HS1 đọc 2 khổ đầu)

- HS luyện đọc từ khó.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp gần Tết.

C2: Bố bạn nhỏ đang làm công việc giữ đảo và giữ trời.

C3: Đáp án:  c. thư

C4: Đáp án: a. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

- HS luyện đọc diễn cảm bài thơ (cá nhân, đọc trước lớp.)

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS chia sẻ:

+ Từ ngữ chỉ hành động của bố: giữ đảo, giữ trời

+ Từ ngữ chỉ hành động của con: viết thư, gửi thư

- HS đọc.

- HS thực hiện.

- Đại diện một số nhóm nói trước lớp.

- HS viết lại câu vừa nói vào VBTTV.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Toán

TIẾT 147: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Phát triển năng lực tính toán và giải quyết vấn đề

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, tivi chiếu nội dung bài, phiếu bài tập 2

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: Luyện tập

- Gọi 2HS lên bảng làm.

*Đặt tính rồi tính: HS1: 257– 132

                              HS2: 753 - 354

- GV sửa bài và nhận xét.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khám phá:

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.91:

+ Trong tranh vẽ gi?

+ Cho từng HS đọc lời thoại của 3 nhân vật?

+ Bạn Việt có bao nhiêu dây thun?

+ Bạn Nam có bao nhiêu dây thun?

+ Nêu phép tính?

+ Để biết bạn Nam có bao nhiêu dây thun ta làm thế nào?

- GV ghi phép tính lên bảng 386 – 139

- GV gọi 1HS lên bảng đặt tính.

- GV nhận xét hướng dẫn HS tính

- GV cho HS nêu cách thực hiện tính.

- GV hướng dẫn học sinh tính.

+ 6 không trừ được 9 ta lấy 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 8 trừ 1 bằng 7, 7 trừ 3 bằng 4 viết 4. 3 trừ 1 bằng 2 viết 2

- GV Bạn Nam có bao nhiêu dây thun?

- 386 – 139  bằng bao nhiêu?

- Nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm bảng con.

- GV cho HS nêu cách thực hiện phép tính và cách tính của một số phép tính.

- GV sửa bài

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

- GV thu và nhận xét một số phiếu.

- GV cho HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính và cách tính của một số phép tính.

- GV sửa bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhắc HS cẩn thận khi thực hiện phép trừ có nhớ.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

-  Bài toán cho biết gì?

-  Bài toán hỏi gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Muốn biết số cây giống trong vườn ươm ta làm thế nào?

- GV chốt lại cách giải.

                        

- GV thu một số vở nhanh nhất nhận xét.

- GV nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Chuẩn bị bài mới.

- Nhận xét giờ học.

 

- HS làm.

- HS làm bảng con.

 

 

 

 

- HS quan sát.

- HS trả lời theo ý kiến của mình.

- HS đọc.

- HS có 386 dây thun.

- Bạn Nam ít hơn bạn Việt 139 dây thun.

- Ta lấy số dây thun của bạn Việt trừ đi số dây thun bạn Nam ít hơn bạn Việt: 386 – 139

- HS lên bảng đặt tính cả lớp quan sát.

- HS nêu

- HS quan sát thao tác của GV trên máy chiếu.

- HS nhắc lại và thao tác trên bảng con.

- Bạn Nam có 247 dây thun.

- 386 – 139 = 247

- HS lắng nghe, nhắc lại.

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS lên làm trên bảng, cả lớp làm bảng con.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2 học sinh làm bảng nhóm, cả lớp làm vào phiếu bài tập.

- HS nêu.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

-Trong vườn ươm có 456 cây giống. Người ta lấy đi 148 cây giống để trồng rừng.

- Hỏi trong vườn ươm còn lại bao nhiêu cây giống?

- Tìm số cây giống trong vườn ươm.

- HS trả lời.

-1HS làm bảng lớp cả lớp làm vào vở.

Giải

            Số cây giống còn lại là.

456 - 148 = 308 (cây)

                     Đáp số: 308 cây

-HS nhận xét.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

 

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Anh

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 5: Tin

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

                                                          Thứ  năm ngày 13 tháng 4  năm 2023

Tiết 1: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2: Toán

TIẾT 148: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách làm tính trừ có nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

- Biết vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Phát triển năng lực tính toán và giải quyết vấn đề

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, tivi chiếu nội dung bài, phiếu bài tập 2.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.

- Gọi 2HS lên bảng làm.

*Đặt tính rồi tính: HS1: 548 – 19

                              HS2: 485 - 128

- GV sửa bài và nhận xét.

2. Dạy bài mới:

* Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính.

- GV hướng dẫn HS làm mẫu phép tính 457 – 285

+ 7 trừ 5 bằng 2 viết 2. 5 không trừ được 8 tay lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7. 4 trừ 1 bằng 3, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.

+ 457 – 285 bằng bao nhiêu?

+ HS đọc lại

- GV cho HS làm các phép tính còn lại vào bảng con.

- Cho HS nêu cách tính.

- GV quan sát HS.

- GV kiểm tra bài làm trên bảng.

- GV cho HS đọc lại các phép tính đúng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

+ Tên thành phần các số ở hàng thứ nhất?

+ Tên thành phần các số ở hàng thứ hai?

+ Hàng thứ ba yêu cầu ta tìm gì?

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

- GV thu và nhận xét một số phiếu.

- GV cho HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính và cách tính của một số phép tính.

- GV sửa bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhắc HS cẩn thận khi thực hiện phép trừ có nhớ.

-GV nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh:

+ Bác đưa thư là con gì?

+ Trong mỗi bức thư có những phép tính nào?

+ Để tìm địa chỉ cho bức thư ta phải làm gì?

- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”

- GV phổ biến luật chơi cách chơi.

- GV quan sát, nhận xét.

- GV đưa ra kết quả đúng.

- GV tuyên dương.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

-  Bài toán cho biết gì?

-  Bài toán hỏi gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Muốn tìm số người làm việc ở công ty cuối năm ta làm thế nào?

- GV chốt lại cách giải.

                        

- GV thu một số vở nhanh nhất nhận xét.

- GV nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát:

+ Bạn Rô – bốt đang làm gi?

- Để biết bạn có đến được kho báu không cô sẽ tổ chức cho lớp mình tham gia kiểm tra xem Rô- bốt đã đến chưa?

- GV chia lớp làm 3 nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn.

- GV cho các nhóm trình bày kết quả của mình.

- GV chốt: 392 – 100, 782 – 245, 728 – 348, 380 – 342, 500 + 500.

+ Kết quả Rô- bốt có đến được kho báu không?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài mới

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS làm.

- HS làm bảng con.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Cả lớp đặt tính vào bảng con.

- HS quan sát

- 1HS lên bảng. Cả lớp làm vào phiếu

- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- HS bằng 172

- HS đọc và thực hiện tính vào bảng con.

- HS nêu.

- HS đọc

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Số bị trừ.

- Số trừ.

- Tìm hiệu.

- 2 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu bài tập.

- HS nêu.

- HS lắng nghe

- HS đọc

- HS trả lời.

- Bác đưa thư là con chuột.

- 382 – 190, 364 – 126, 560 – 226, 900 - 700

- Phải tìm được kết quả của các phép tính.

- HS lắng nghe và thực hiện chơi.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc.

- Đầu năm, một công ty có 205 người đang làm việc. Đến cuối năm, công ty có 12 người nghỉ việc.

- Hỏi cuối năm công ty đó còn lại bao nhiêu người làm việc?

- Tìm số người làm việc còn lại ở công ty.

- HS trả lời.

-1HS làm bảng lớp cả lớp làm vào vở.

Giải

  Số người làm việc ở công ty cuối năm là.

205 - 12 = 193 (người)

                     Đáp số: 193 người

-HS nhận xét.

- HS đọc

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- Bạn đang tìm kho báu.

- HS lắng nghe.

- Lớp làm việc nhóm

- HS trình bày kết quả.

- Rô- bốt đã đến được kho báu.

- HS đọc kết quả đúng

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt (7)

Chính tả (Tiết 7)

NGHE – VIẾT: THƯ GỬI BỐ NGOÀI ĐẢO

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.

- Làm đúng các bài tập chính tả.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. (từ đầu đến cũng nghe)

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?

- Hướng dẫn HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2, 3.

- Hướng dẫn HS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.52.

- GV chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

 

 

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

Bài 2a. dang tay, giỏi giang, dở dang

        b. dỗ dành, tranh giành, để dành

Bài 3a. xoài, sầu riêng, sung, sim

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: Tiếng Việt (8)

Luyện từ và câu (Tiết 8)

MỞ RỘNG VỐN TỪ NGHỀ NGHIỆP;

CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được từ ngữ chỉ người làm việc trên biển.

- Đặt được câu chỉ mục đích.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ chỉ nghề nghiệp.

- Rèn kĩ năng đặt câu.

- Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Tìm những từ ngữ chỉ người làm việc trên biển.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi một số HS đọc các từ ngữ cho trước.

- GV giải thích nghĩa của các từ HS chưa hiểu.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Mời một số nhóm trình bày.

- Yêu cầu HS làm bài tập 7 - VBT/ tr.52.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Tổ chức cho HS đọc các từ ngữ vừa tìm được.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A và cột B.

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B.

- Yêu cầu HS làm bài tập 8-VBT tr.53.

- Tổ chức cho HS đọc các từ ngữ vừa tìm được.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Đặt câu chỉ mục đích

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV cho HS đọc mẫu theo cặp.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu.

- Mời 1 số cặp trình bày trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ chỉ người làm việc trên biển.

- Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: ngư dân, hải quân, thợ lặn, thủy thủ

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- HS đọc theo yêu cầu.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm, cùng tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B

- HS chia sẻ kết quả trước lớp. HS khác nhận xét.

- HS làm bài.

- HS đọc theo yêu cầu:

+ Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

+ Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

+ Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá.

- HS đọc: Dựa vào kết quả ở bài tập 2, đặt 2 câu hỏi và 2 câu trả lời theo mẫu

- HS đọc mẫu theo cặp, một HS đọc câu hỏi, một HS đọc câu trả lời.

- HS làm việc nhóm đôi để đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu. Sau đó 2 HS đổi vai cho nhau đặt câu hỏi và trả lời.

- 3-4 cặp HS đặt câu hỏi và trả lời trước lớp:

+ HS1: Các chú hải quân tuần tra để làm gì?

+ HS2: Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

- HS chia sẻ.

…………………………………………………………………………………..

                                                 

                                                                 Thứ  sáu  ngày 14 tháng 4 năm 2023

Tiết 1: Toán

TIẾT 149: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết cách làm tính trừ có nhớ các số trong phạm vi 1000.

- Làm được dạng toán có lời văn với một bước tính.

- Biết vận dụng phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

-Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

- Phát triển năng lực tính toán và giải quyết vấn đề

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, tivi chiếu nội dung bài, phiếu bài tập 2.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra: Luyện tập

- Gọi 2HS lên bảng làm.

*Đặt tính rồi tính: HS1: 782 – 245

                              HS2: 364 – 126

- GV sửa bài và nhận xét.

2. Dạy bài mới:

*Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm bảng con.

- GV hướng dẫn HS làm mẫu phép tính 800 + 200, 1000 – 200, 1000 – 800.

- GV cho HS thực hiện tính nhẩm.

- GV cho HS thấy mối liên hệ giữa phép trừ và phép cộng.

- GV cho HS lần lượt làm các phép tính còn lại.

- Cho HS nêu cách tính.

- GV quan sát, nhận xét.

- GV cho HS đọc lại các phép tính đúng.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

- GV thu và nhận xét một số phiếu.

- GV cho HS nêu cách tính của một số phép tính.

- GV sửa bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhắc HS cẩn thận khi thực hiện phép trừ có nhớ.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Muốn tìm số huy chương vàng đoàn thể thao Việt Nam giành được ta làm thế nào?

- GV chốt lại cách giải.

                        

- GV thu một số vở nhanh nhất nhận xét.

- GV nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát tranh/T.94.

+ Mỗi cái áo có màu gì?

+ Số lớn nhất ghi trên áo nào?

+ Số nhỏ nhất ghi trên áo nào?

+ Để tìm được số trên mỗi chiếc áo ta làm thế nào?

-GV cho HS chơi trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi cách chơi.

- GV quan sát, nhận xét.

- GV đưa ra kết quả đúng.

+ Số lớn nhất ghi trên áo màu đỏ là số bao nhiêu?

+ Số nhỏ nhất ghi trên áo màu vàng là số bao nhiêu?

- GV viên tuyên dương.

Bài 5:

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát:

+ Bạn Rô – bốt đang làm gi?

+ Cô bé nói gì với Rô- bốt?

- Để giúp Rô- bốt sửa lại kết quả đúng cả lớp làm vào bảng con.

- GV quan sát, sửa bài.

- GV chốt: 529 – 130 = 399.

+ Kết quả Rô- bốt làm sai phép tính nào?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài mới

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS làm.

- HS làm bảng con.

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- Cả lớp viết phép tính vào bảng con.

- HS quan sát

- HS thực hiện tính.

- HS lắng nghe.

- HS cùng làm.

- HS nhận xét.

- HS nêu.

- HS đọc.

- HS đọc.

- 1HS trả lời.

- 2 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu bài tập.

- HS nêu.

- HS lắng nghe

- 2 -3 HS đọc.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Tìm số huy chương vàng đoàn thể thao Việt Nam giành được.

- HS trả lời.

- 1HS làm bảng lớp cả lớp làm vào vở.

Giải

  Số huy chương vàng đoàn thể thao Việt Nam giành được là.

288 - 190 = 98 (huy chương)

               Đáp số: 98 huy chương vàng

-HS nhận xét.

- HS đọc

- HS trả lời.

- Màu đỏ, màu vàng, màu xanh.

- Màu đỏ.

- Màu vàng.

- Ta phải tìm kết quả của các phép tính.

- HS lắng nghe và thực hiện chơi.

- HS nhận xét.

- Số 126

- Số 95

- HS đọc

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- Bạn đang làm tính.

- Cậu tính sai rồi.

- HS lắng nghe.

- 3 HS lên bảng. Cả lớp làm bảng con.

- HS trả lời.

- HS đọc kết quả đúng

- HS lắng nghe.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 2,3: Tiếng Việt

 

Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)

VIẾT LỜI CẢM ƠN CÁC CHÚ BỘ ĐỘI HẢI QUÂN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Nói được những điều đã biết về các chú bộ đội hải quân.

- Viết được đoạn văn 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển kĩ năng nói, viết lời cảm ơn

- Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Biết lắng nghe và bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.

Bài 1: Nói những điều em biết về các chú bộ đội hải quân

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói những gì các em quan sát được.

- Hướng dẫn HS thêm những điều khác mà em biết về các chú bộ đội hải quân.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2: Viết 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gọi HS đọc 4 bước hướng dẫn viết lời cảm ơn trong SGK/tr.99.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nói câu mình định viết ở mỗi bước.

- Yêu cầu HS thực hành viết vào bài tập 9-VBT tr.53.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.

- GV giới thiệu một số bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân phù hợp với HS như: Chú hải quân, Anh hải quân và biển, Bố em là lính biển, Chú bộ đội của Tổ quốc em ơi!...

- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về các chú bộ đội hải quân.

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.

- Tổ chức thi đọc một số câu văn, câu thơ mà HS thích.

- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.

- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến về bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ:

+ Các chú bộ đội hải quân đang tuần tra trên bờ biển.

+ Các chú bộ đội hải quân đang canh gác.

- HS chia sẻ trước lớp.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS đọc 4 bước hướng dẫn viết lời cảm ơn

- HS thảo luận nhóm, nói câu mình định viết ở mỗi bước.

- HS viết lời cảm ơn theo từng bước vào VBT.

- HS trao đổi với bạn để rà soát và sửa lỗi.

- HS chia sẻ bài trước lớp.

- 1-2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.

- HS chia sẻ theo nhóm 4.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS nêu

…………………………………………………………………………………..

Tiết 4: TN&XH

BÀI 19: CÁC MÙA TRONG NĂM

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

-         Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.

-         Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

●   Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

●   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-         Năng lực riêng:

●   Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.

●   Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

3. Phẩm chất

-         Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

-         Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

-         Giáo án.

-         Các hình trong SGK.

-         Video clip bài hát về mùa.

-         Một số hình ảnh về cảnh vật và các hoạt động thích ứng của con người với các mùa khác nhau.

b. Đối với học sinh

-         SGK.

-         Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

                                                          TIẾT 1 - 2                                            

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca bốn mùa.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe và hát theo ca khúc Khúc ca bốn mùa. Vậy có phải nước ta địa điểm nào cũng có bốn mùa không? Mỗi mùa có những đặc điểm gì? Chúng ta se cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Các mùa trong năm.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa nơi bạn An sống

a. Mục tiêu: Sử dụng kĩ năng quan sát tranh, trình bày được sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết đặc trưng của hai mùa nơi bạn An sống. Nêu được tên và đặc điêm của hai mùa đó

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 trang 110 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu nhận xét của bạn.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho hai HS đọc lời giới thiệu của bạn An trước lớp và lời kết luân của con ong về đặc điêm của mùa mưa và mùa khô.

- GV nhấn mạnh đặc điểm chung của cả hai mùa là đều nóng.

Hoạt động 2: Các mùa nơi bạn Hà sống

a. Mục tiêu: Sử dụng kĩ năng quan sát các tranh, trình bày được về sự khác nhau về cảnh vật nơi và thời tiết của bốn mùa nơi bạn Hà sống. Kể được tên các mùa và nêu được đặc điểm của bốn mùa.

b. Cách tiến hành:

Bươc 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 - 4 ở trang 111 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy nhận xét sự khác nhau về cây cối (màu sắc của lá, cành, hoa có trong mồi hình).

+ Hãy nhận xét về quần áo của mọi người trong mồi hình, từ đó suy ra thời tiết trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho hai HS từng người đọc lời giới thiệu của bạn Hà trước lớp và lời kết luận của con ong về đặc điểm của bốn mùa nơi bạn Hà đang sống.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nơi bạn Hà sống có mấy mùa, là những mùa nào?

+ Hình nào ứng với mùa xuân, hè, thu, đông? Đặc điểm của mỗi mùa là gì?

- GV đặt thêm câu hỏi để khai thác kiến thức thực tế về mùa của HS:

+ Các em có biết tết Nguyên đán vào mùa nào không?

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường như thế nào? Mưa xuân thường mưa to hay mưa nhỏ và có tên gọi là gì?

- GV yêu cầu HS làm câu 4 của bài 19 vào Vở bài tập.

- GV kêt luận: Ở Việt Nam, có nơi có hai mùa, có nơi có bốn mùa diễn ra trong năm. Mỗi mùa có những đặc điểm khác nhau về thời tiết. Do những đặc điểm này mà cảnh vật mỗi mùa khác nhau và con người có những hoạt động thích ứng với mỗi mùa.

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Giới thiệu các mùa nơi em sống

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được tên các mùa nơi mình sống.

- Nêu được đặc điểm, cảnh vật của mỗi mùa đó; những hoạt động nổi bật của người dân trong mỗi mùa.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 8

- GV yêu cầu một HS đặt câu hỏi về các mùa, các HS khác trả lời.

- GV gợi ý HS hỏi - đáp:

+ Nơi bạn sống có mấy mùa, là những mùa nào?

+ Mỗi mùa đó có đặc điem gi ?

+ Có những hoạt động nào nổi bật trong mỗi mùa?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận, bổ sung câu trả lời.

 

 

 

 

- HS nghe, hát.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Hình 1 cây cối xanh tốt, hình 2 cây cối khô cằn (thể hiện lá cây màu vàng úa).

+ Hình 1 có mưa, hình 2 trời nắng.

+ Cây cối xanh tốt thể hiện có mưa nhiều ngày. Cây cối cằn khô thể hiện nắng nóng, mưa ít hoặc không có mưa trong nhiều ngày.

- HS trả lời:

- Sự khác nhau vê cây cối:

+ Hình 1: Trên cây có các búp lá mới mọc (còn gọi là chồi non), cô gái cầm cành hoa đào.

+ Hình 2: Cây cối xanh tốt, có hoa phượng.

+ Hình 3: Lá cây bị vàng, nhiều lá vàng rụng trên đường.

+ Hình 4: Cây trụi lá.

- Sự khác nhau về thời tiết:

+ Hình 1: Trời không có nắng, trời hoi lạnh (thể hiện qua người mặc áo khoác mỏng).

+ Hình 2: Trời nắng, nóng (thể hiện qua người mặc áo cộc tay).

+ Hình 3: Thời tiết hơi lạnh (người mặc áo khoác mỏng, áo dài tay).

+ Hình 4: Trời rét (các bạn mặc áo khoác dày, đội mũ len).

- Nơi bạn Hà sống 4 mùa mùa xuân (hình 1), hè (hình 2), thu (hình 3), đông (hình 4).

- Tết Nguyên đán vào mùa xuân.

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường se se lạnh, có mưa phùn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

…………………………………………………………………………………..

Tiết 6: LT T oán

LUYỆN THÊM

I. MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố cho học sinh cách viết số thành tổng các trăm, chục , đơn vị

- Ôn luyện ghép hình

II. ĐỒ DÙNG

- Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài( 2phút )

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học

2. Thực hành ( 28 phút )

Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Nhận xét

Bài 2 : Viết số thành tổng

- Nhận xét, biểu dương

Bài 3: Tính chu vi tam giác

- 1 số em nhắc lại quy tắt

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò( 5phút)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

- Đọc yêu cầu

                         

- Đọc yêu cầu

- 1 HS lên bảng - lớp làm vở bài tập

- Đọc yêu cầu

- 1HS lên bảng - lớp làm vở bài tập

Bài giải

Chu vi  hình tam giác là:

26 + 24 + 18 = 68 (mm)

Đáp số : 6mm

…………………………………………………………………………………..

Tiết 7: HĐTN (3)

SƠ KẾT TUẦN

THỰC HÀNH VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP

I. MỤC TIÊU:

     * Sơ kết tuần:

 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

      * Hoạt động trải nghiệm:

- Tạo một hoạt động chung để HS tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường. HS tham gia hoạt động vui vẻ, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi HS trong vấn đề bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV cùng HS chuẩn bị:

–  Các dụng cụ dọn vệ sinh: khăn lau, chổi, xẻng,...

–  Các thùng các-tông để làm thùng rác.

–  Bút màu, màu vẽ hoặc giấy màu để trang trí thùng rác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần.

a. Sơ kết tuần 30:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 30.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

* Tồn tại

b. Phương hướng tuần 31:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.

2. Hoạt động trải nghiệm.

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

+Chúng ta làm gì để không có tình trạng nước rò rỉ hoặc ứ đọng?

+Thùng rác chưa đủ thì chúng ta nên làm gì?

+Các bạn HS trong trường vẫn vứt rác không đúng nơi quy định thì chúng ta có thể làm gì?

+Mặt bàn nhiều bụi, tường vẫn còn vết bẩn, chúng ta phải làm gì?

GV kết luận: Mỗi HS đều có thể góp sức mình để giữ gìn vệ sinh môi trường mà không chỉ trông vào các bác lao công, các cô bác nhân viên vệ sinh môi trường.

b. Hoạt động nhóm:

- HDHS thực hành vệ sinh trường, lớp.

GV đưa ra cho HS hoạt động nhóm theo phương án sau:

Tổ 1, 2: Mỗi tổ trang trí một thùng rác

Tổ 3,4: Ngày hội “Chiếc khăn ướt

GV theo dõi, cùng làm với HS

- Có thể hỏi HS sau khi cùng nhau làm xong công việc em cảm thấy thế nào?

Kết luận: Mỗi HS đều thấy vui khi cùng các bạn tham gia lao động giữ gìn vệ sinh môi trường để mình được hít thở sâu hơn không sợ bụi, nhìn quanh không thấy rác.

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động.

- Gv nhắc nhở HS luôn biết giữ gìn lớp học sạch sẽ, xây dụng lớp sạch đẹp và thân thiện.

- GV đề nghị HS kể cho bố mẹ nghe về những gì mình đã làm để giữ gìn vệ sinh ở trường, lớp.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 31.

-   HS chia sẻ.

Viết khẩu hiệu, biển hiệu nhắc nhở; lập đội trực nhật kiểm tra các vòi nước trước khi ra về…

-   Làm thêm thùng rác

-    Đội tự quản theo dõi,  nhắc nhở và chấm thi đua giữa các lớp

-   Nhắc nhở; chuẩn bị giẻ lau; tổ chức mỗi tháng một ngày lau bụi,….

HS nhận nhiệm vụ

Tổ 1, 2: Mỗi tổ trang trí một thùng rác bằng các-tông, viết chữ kêu gọi bỏ rác đúng chỗ (VD: “Hãy cho tôi xin rác!” Hoặc: “Bỏ rác vào trong, chớ để bên ngoài!”)  và chọn đặt ở nơi HS thấy cần thiết.

Tổ 3,4: Ngày hội “Chiếc khăn ướt” – HS các tổ lau kĩ bàn ghế, cửa, các bề mặt trong lớp bằng khăn ướt.

- HS chia sẻ

HS lắng nghe

…………………………………………………………………………………..

Tiết 8: GDTC

(Giáo viên bộ môn dạy)

…………………………………………………………………………………..

HẾT TUẦN 30

                                                                  

    DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

 GIÁO VIÊN

 

 

 Đã kiểm trea, ngày 10/4/2023

PHT

 

 

 

NGUYỄN THỊ BÉ