kế hoạch bài dạy - lớp 2/2 - tuần 8
Cập nhật lúc : 15:03 17/10/2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2/2
NĂM HỌC 2022-2023
Tuần thứ: 8 từ ngày: 24/10/2022 đến ngày: 28/10/2022
Thứ |
Buổi |
TIẾT |
MÔN |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
2 24/10 |
Sáng |
1 |
HĐTN 1 |
||
2 |
Tiếng Việt |
Đọc: Cuốn sách của em. |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Đọc: Cuốn sách của em. |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
3 25/10 |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Viết: Chữ hoa G |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Nói và nghe: Hoạ mi, vẹt và quạ |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
GDTC |
||||
Chiều |
6 |
Luyện TV |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
Tin |
||||
8 |
HĐTN 2 |
Bài 8:Quý trọng đồng tiền |
|||
4 26/10 |
Sáng |
1 |
Tiếng Việt |
Đọc: Khi trang sách mở ra |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Đọc: Khi trang sách mở ra |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Anh |
||||
4 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
TN&XH |
Bài 6:Giữ vệ sinh trường học |
Bài giảng điện tử |
||
5 27/10 |
Sáng |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Nghe- viết: Khi trang sách mở ra |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện tập: Luyện từ và câu |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
Đạo đức |
Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1) |
Bài giảng điện tử |
||
6 28/10 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Nặng hơn, nhẹ hơn |
Bài giảng điện tử |
2 |
Tiếng Việt |
Luyện viết đoạn |
Bài giảng điện tử |
||
3 |
Tiếng Việt |
Luyện viết đoạn, đọc mở rộng |
Bài giảng điện tử |
||
4 |
TN&XH |
Bài 7:An toàn khi ở trường (tiết 10 |
Bài giảng điện tử |
||
5 |
|||||
Chiều |
6 |
Luyện Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|
7 |
HĐTN 3 |
Gấp ví đựng tiền |
|||
8 |
GDTC |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
………………………….. ……………………………...
………………………………. ……………………………..
……………………………….. …………………………….
TUẦN 8
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: HĐTN-Ccờ
…………………………………………………………………………………..
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, đặc điểm của văn bản thông tin
- Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết được các thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản.
- Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV y/c HS đoán: + Cuốn sách viết về điều gì? + Nhân vật chính trong cuốn sách là ai? + Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - Luyện đọc câu dài: Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục. - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. + Đoạn 4: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - HDHS nói tiếp để hoàn thành câu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS chia đoạn - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa. Tác giả - người viết sách báo. Nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời. Mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng. C2: GV có thể mở rộng, mang cho HS một cuốn sách mới, cho HS quan sát, nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách: Tên sách là gì? Qua tên sách em biết được điều gì? C3: 1-c; 2-a; 3-d; 4-b C4: a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25 - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
……………………………………………………………………………………..
Tiết 4: Toán
TIẾT 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng,phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu bài tập 4
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau. - Gọi các cặp lên chữa bài ( 1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả). - GV lưu ý học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng ( 8 + 7, 7+ 8 ). - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hỏi: + Có mấy chuồng chim? Trên mỗi chuồng ghi số nào? + Có mấy con chim? Nêu từng phép tính ứng với con chim đó? - Gv yêu cầu HS tính kết quả của các phép tính ghi trên các con chim rồi tìm chuồng chim cho mỗi con chim. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hỏi : Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn biết trên giá có tất cả bao nhiêu quyển sách và vở ta làm phép tính gì? - GV cho học sinh làm bài vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS chia sẻ bài làm. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV gắn phiếu bài 4 lên bảng, chia lớp làm 3 tổ ( mỗi tổ cử 3 bạn lên lần lượt điền kết quả vào ô trống) - Tổ nào điền nhanh điền đúng tổ đó thắng. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. + Chuồng của các con chim ghi 8 + 5 và 6 + 7 là chuồng ghi số 13. + Chuồng của các con chim ghi 6 + 9 và 7 + 8 là chuồng ghi số 15. + Chuồng của các con chim ghi 17 – 8 và 14 – 5 là chuồng ghi số 9. -HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. Bài giải Số quyển sách và quyển vở trên giá là: 9 + 8 = 17 ( quyển) Đáp số: 17 quyển vở và sách - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 37: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về:
+ Phép cộng, phép trừ; mối quan hệ về phép cộng và phép trừ.
+ Tính giá trị biểu thức số.
+ Giải toán có lời văn về phép trừ ( qua 10 ) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Tính tổng của 7 + 6, 8+ 4, 6+ 8, 9 + 7 .Sau đó dựa vào kết quả tổng này để thực hiện làm phép trừ. b) GV cho học sinh làm bài vào vở, đổi chéo vở theo cặp đôi. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hỏi: Trong biểu thức có phép tính nào? Muốn tính biểu thức này ta làm thế nào? - GV cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hỏi : Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn biết Mai vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm thế nào? -Cho HS làm bài vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ Ai nhanh hơn ai” - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. + Phép cộng, phép trừ. + Ta tính từ trái qua phải. a) 9 + 7 – 8 = 16 – 8 = 8 b) 6 + 5 + 4 = 11 + 4 = 15 - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. Bài giải Mai vẽ được số bức tranh là: 11 – 3 = 8 ( bức tranh ) Đáp số: 8 bức tranh. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 4. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2: Tiếng Việt
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa G cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa G.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa G. + Chữ hoa G gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa G. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa G đầu câu. + Cách nối từ G sang â. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa G và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Việt
Nói và nghe (Tiết 4)
HỌA MI, VẸT VÀ QUẠ
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.
- Kể lại được câu chuyện dựa vào tranh.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Kể chuyện Họa mi, vẹt và quạ. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh ở đâu? + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Theo em, họa mi muốn nói gì với các bạn? Ý kiến của vẹt thế nào? - Tổ chức cho HS kể lại câu chuyện. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện - GV mời 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện). - GV động viên, khen ngợi. - GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: - GV hướng dẫn HS kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV giúp HS tóm tắt những nội dung chính trong bài học và tự đánh giá những điều mình đã làm được sau bài học. - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 6: Luyện tiếng Việt
LUYỆN THÊM
I/ MỤC TIÊU:
-Giúp HS đọc to rõ ràng bài tập đọc trong tuần, biết TLCH.
- Luyện tập về cách đặt dẩu phẩy
II/ ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ viết bài tập - Vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Bài mới : a) Giới thiệu: ( 2’) - Nêu yêu cầu tiết học. b) Thực hành : ( 27’) Bài 1. - Hướng dẫn học sinh đọc bài và TLCH. Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau 3. Củng cố , dặn dò: (3) - Chuẩn bị tiết sau - Nhận xét tiết học. |
- Nhận xét . HS đọc đoạn, cả bài. TLCH trong SGK - Đọc yêu cầu . - Học sinh làm vở bài tập. a. Bút, thước, vở, truyện là bạn thân của học sinh. b. Em có ba bạn thân là bạn Khánh, bạn Hương, bạn Sơn. - Nhận xét |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 7: Tin học
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 8: HĐTN (2)
BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. Rèn luyện khả năng quan sát.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
-Giúp HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng.
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động:
- GV chiếu trên màn hình các đồng tiền Việt Nam. -GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được in trên tờ tiền). - GV chia lớp thành 2 nhóm sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng” + Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên. Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng. Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động : Tìm hiểu về đồng tiền việt Nam - YCHS thảo luận nhóm 2. Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ: - HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng cảnh,...). - GV quan sát hổ trợ học sinh - Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình. Kết luận: - GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam. - GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền – giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử − lãnh tụ của nhân dân. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - HDHS tham gia trò chơi : Đi chợ - Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi: + Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó? + Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu? Em có mang túi đi mua hàng không? + Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không? Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ: “Nhờ công sức lao động Mới làm ra đồng tiền Em giữ gìn, quý trọng Học tiêu tiền thông minh!” 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà em hãy cùng bố mẹ, người thân quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác. - Về nhà em hãy xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua. |
- HS quan sát. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện đọc nối tiếp. - HS thảo luận nhóm 2. - HS trình bày - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và tham gia trò chơi - HS trả lời - 2-3 HS trả lời. - HS đọc nối tiếp. - HS thực hiện |
……………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2022
Tiết 1,2 : Tiếng Việt
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 16: KHI TRANG SÁCH MỞ RA
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thơ; Quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh quan sát được.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Sách mang cho ta bao điều kì diệu, sách mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới sinh động và hấp dẫn. Nhờ đọc sách chúng ta biết nhiều điều hơn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Biết chia sẻ về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học.
- Yêu quý sách, có thêm cảm hứng để đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Cuốn sách của em. - Nói một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó? - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc; Giới thiệu về cuốn sách mà em thích nhất. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng đọc vui vẻ, háo hức. - HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: cỏ dại, thứ đến - Luyện đọc theo nhóm/cặp. - Luyện đọc cá nhân. - Quan sát, hỗ trợ HS; Tuyên dương HS đọc tiến bộ. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.67. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.33. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc giọng đọc vui vẻ, háo hức. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.34. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.67. - HDHS đặt câu về một cuốn truyện. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - YCHS viết câu vào bài 3, VBTTV/tr.34. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp. - 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - Luyện đọc, giải nghĩa - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS luyện đọc cá nhân - HS đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Thứ tự đúng: cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn. C2: Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ thấy biển, cánh buồm, rừng, gió; Trong khổ thơ thứ 3, bạn nhỏ thấy lửa, ao, giấy. C3: Đáp án C C4: Các tiếng cùng vần là: lại – dại; đâu – sâu; gì – đi. - HS thực hiện. - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS nêu nối tiếp. - HS đọc. - HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: Toán
TIẾT 38: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về:
+ Phép cộng, phép trừ; mối quan hệ về phép cộng và phép trừ.
+ Tính giá trị biểu thức số.
+ Qua trò chơi củng cố,rèn kĩ năng cho HS thực hiện phép cộng, phép trừ (qua 10 ) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; phiếu phép tính Trò chơi “ cầu thang, cầu trượt”.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV hướng dẫn học sinh làm bài: + Đọc tên từng con vật và phép tính tương ứng con vật đó ở cột 1; đọc kết quả của phép tính và tên thức ăn ở cột 2. + HS tính phép tính ở cột 1 tìm kết quả tương ứng ở cột 2, từ đó ta tìm được thức ăn tương ứng với mỗi con vật. - Gọi HS trình bày kết quả. - GV nói: Qua bài này, HS có hiểu biết thêm về thức ăn của các con vật. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS tính kết quả từng phép tính ý a và ý b su đó chọn đáp án đúng theo yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS nêu phép tính trong biểu thức và cách thực hiện biểu thức đó. - Cho HS làm bài trong vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ Cầu thang – cầu trượt ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS hoạt động theo nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. +Kết quả: 14 - 6 = 8; 5 + 6 = 11; 17 – 8 = 9; 7 + 7 = 14, 16 – 9 = 7. Vậy thức ăn của mèo là cá; thức ăn của khỉ là chuối; thức ăn của chó là khúc xương; thức ăn của voi là cây mía; thức ăn của tằm là lá dâu. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. a) Đáp án B b) Đáp án C. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. a) 15 – 3 – 6 = 6 b) 16 – 8 + 5 =13 - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. -HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 4. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 5: TN&XH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường,
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
- Khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác). - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giữ vệ sinh ở trường học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường trong mỗi hình.
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học a. Mục tiêu: Biết thu gom rác hợp vệ sinh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33 và trả lời câu hỏi: + Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường. + Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.
- GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS. |
- HS hát bài Không xả rác. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Những việc nên làm: + Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ. + Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác. + Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu. + Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện. - Những việc không nên làm: + Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở. + Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân. + Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện. - HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường: + Không vẽ bậy lên bàn ghế. + Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ. + Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học. + Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên. + Lau dọn cửa phòng học. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng tay, túi đựng rác. + Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí. - HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường. - HS rửa tay sạch sẽ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 27tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 38: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố về:
+ Phép cộng, phép trừ; mối quan hệ về phép cộng và phép trừ.
+ Tính giá trị biểu thức số.
+ Qua trò chơi củng cố,rèn kĩ năng cho HS thực hiện phép cộng, phép trừ (qua 10 ) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; phiếu phép tính Trò chơi “ cầu thang, cầu trượt”.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: . Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS nêu phép tính trong biểu thức và cách thực hiện biểu thức đó. - Cho HS làm bài trong vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “ Cầu thang – cầu trượt ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS hoạt động theo nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- HS thực hiện chia sẻ. a) 15 – 3 – 6 = 6 b) 16 – 8 + 5 =13 - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. -HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 4. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2: Tiếng Việt (7)
Chính tả (Tiết 7)
KHI TRANG SÁCH MỞ RA
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? + Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.34. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 3: Tiếng Việt (8)
Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM;
DẤU CHẤM CÂU, DẤU CHẤM HỎI.
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm; Đặt được câu nêu đặc điểm của đò vật.
- Biết cách sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm
- Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Tên các đồ vật. + Các đặc điểm - YC HS làm bài vào VBT/ tr.35. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết câu nêu đặc điểm. Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu nêu đặc điểm. - YC làm vào VBT tr.35. - Nhận xét, khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. + Tên đồ vật: thước, quyển vở, bút chì, lọ mực + Các hoạt động: thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. - HS đọc. - HS chọn dấu thích hợp vào mỗi ô trống. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: Đạo đức
Chủ đề: Quý trọng thời gian
Bài 4: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nêu được tác hại của việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác, bày tỏ được thái độ không đồng tình với việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác.
- HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi và cách thực hiện việc nhận lỗi, sửa lỗi.
- HS nêu được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Phẩm chất:Rèn tính trung thực, trách nhiệm.
Giáo viên:Máy chiếu, máy tính, Phiếu thảo luận nhóm,… 2. Học sinh:SGK, VBT đạo đức 2, giấy, bút màu,..III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5’ |
1. Khởi động Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hoa tàn, hoa nở, hoa rung rinh trước gió. - GV nêu cách chơi: + Khi quản trò hô: “Mắc lỗi”, người chơi cụp bàn tay lại, giống hình bông hoa tàn cánh. + Khi quản trò hô: “Nhận lỗi”, người chơi xòe bàn tay ra, giống hình bông hoa xòe cánh nở. + Khi quản trò hô: “Sửa lỗi”, người chơi rung rung bàn tay, giống hình bông hoa rung rinh trước gió. - Luật chơi: Người chơi nào làm động tác tay không đúng quy định đưa ra, sẽ bị xử phạt. Hình phạt có thể là hát múa, mô tả động tác cơ thể theo yêu cầu, để tạo không khí vui tươi cho lớp học. Hình phạt được thống nhất trước với toàn lớp. - GV nhận xét, đánh giá việc tham gia trò chơi của HS, khen những HS có những phản ứng nhanh, chính xác. - GV giới thiệu bài học. |
- HS nghe - HS nghe, nắm rõ luật chơi - HS tham gia chơi - HS lắng nghe - HS lắng nghe |
8’ |
2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi *Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khác, bày tỏ được thái độ không đồng tình với việc không nhận lỗi, đổ lỗi cho người khá. |
- GV cho HS đọc bài thơ “Bạn Cáo” - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc bài thơ và thực hiện 2 yêu cầu sau: * Nhiệm vụ 1: Đọc bài thơ “Bạn Cáo” và trả lời các câu hỏi sau: + Chuyện gì xảy ra khi bạn Cáo và bạn Thỏ đang đọc truyện? + Bạn Cáo đã làm gì sau khi làm rách quyển truyện? + Em có đồng tình với việc làm của bạn Cáo không? Vì sao? * Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau: + Đọc bài: to, rõ ràng. + Trả lời: rõ ràng, hợp lí. + Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc. - GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. - GV đại diện các nhóm HS trả lời, mời lớp nhận xét - GV đặt thêm một số câu hỏi mở rộng để khai thác kĩ vấn đề của bài học: + Trong câu chuyện trên, em thích bạn nào, không thích bạn nào? Vì sao? + Theo em, bạn Thỏ sẽ cảm thấy như thế nào sau khi bị bạn Cáo đổ lỗi cho mình? + Nếu em là người chứng kiến sự việc đó, em sẽ nói hoặc làm gì khi ấy? Vì sao? + Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (Hoặc: Khi mắc lỗi, chúng ta nên làm gì? Vì sao?) - GV kết luận: Bạn Cáo mắc lỗi mà không dám nhận lỗi, còn đổ lỗi cho bạn Thỏ, việc làm đó là không tốt. Chúng ta không đồng tình với việc làm đó. Ai cũng có thể mắc lỗi nhưng quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Chúng ta ủng hộ, tha thứ cho những người biết nhận lỗi, sửa lỗi và không đồng tình, ủng hộ những người mắc lỗi nhưng không biết nhận lỗi, sửa lỗi. - GV đánh giá hoạt động 1, chuyển sang hoạt động tiếp theo |
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV - 1-2 HS/ 1 câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung - 1-2 HS/ 1 câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS lắng nghe |
10’ |
Hoạt động 2: Tìm hiểu lời nói, việc làm thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi và cách thực hiện việc nhận lỗi, sửa lỗi. |
- GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện 2 nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi: + Nếu em là bạn Cáo trong tình huống trên, em sẽ làm gì? + Bạn Cáo nên nhận lỗi, sửa lỗi như thế nào? *Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự hoạt động của bạn theo tiêu chí sau: + Trình bày: Nói to, rõ ràng. + Nội dung: đầy đủ, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: Tập trung, nghiêm túc. - GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng kết và kết luận: + Kết luận: Khi mình mắc lỗi, mình nên thể hiện việc nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành qua những việc làm cụ thể dưới đây: Nói lời xin lỗi chân thành, Sẵn sàng đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra, Thể hiện mong muốn được người bị hại tha lỗi, Nói lời hứa và rút kinh nghiệm sẽ không phạm lại lỗi đã mắc phải. +Lời xin lỗi chân thành dễ dàng được chấp nhận, còn lời xin lỗi không chân thành sẽ khó lòng được người khác chấp nhận. - GV đánh giá hoạt động 2, chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV. -Ví dụ: Câu 1: + Phương án 1: Cáo nói lời xin lỗi Sóc (Mình xin lỗi vì đã làm rách cuốn sách của cậu!) + Phương án 2: Cáo thể hiện mong muốn được đền bù thiệt hại do lỗi lầm mình đã gây ra (Mình có thể đền cho cậu một cuốn sách khác được không?) + Phương án 3: Cáo bày tỏ mong muốn được Sóc tha lỗi (Cậu có thể tha lỗi cho mình được không?) + Phương án 4: Cáo nói lời hứa sẽ không tái phạm lại lỗi lầm nữa (Mình hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn khi đọc để không làm rách sách) - Câu 2:Bạn Cáo nên nhận lỗi và sửa lỗi một cách chân thành. Cách nói lời xin lỗi chân thành: + Đứng ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào người nghe. + Nói lời xin lỗi một cách rõ ràng, từ tốn. + Không nên nói lời xin lỗi mà mặt lại quay đi nơi khác. + Không nên vừa nói xin lỗi vừa làm việc khác, hoặc vừa nói xin lỗi vừa chạy bỏ đi. - 1-2 nhóm/ 1 câu hỏi, nhóm khác nhận xét - HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS lắng nghe |
10’ |
Hoạt động 3: Trao đổi vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi Mục tiêu: HS nêu được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi. |
GV cho HS thảo luận nhóm 2, thực hiện các nhiệm vụ sau: *Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi sau: + Việc bạn Cáo nhận lỗi và sửa lỗi có thể mang đến điều gì? + Theo em, bạn Cáo sẽ cảm thấy như thế nào sau khi nhận lỗi và sửa lỗi? *Nhiệm vụ2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau: + Trả lời: rõ ràng, hợp lí + Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc - GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi là biểu hiện của người có phẩm chất, đức tính tốt. Ai cũng có thể mắc lỗi và việc mắc lỗi, nhận lỗi và sửa lỗi cho thấy đó là một người thật thà, trung thực, dũng cảm, có trách nhiệm với việc làm của mình. Người đó xứng đáng nhận được tin yêu, tha thứ và ủng hộ. Bạn nào mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi cũng cho thấy đó là một người bạn tốt, nên kết thân, chơi cùng. - GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
- HS thảo luận nhóm 2 theo sự hướng dẫn của GV: - Câu 1: + Lợi ích 1: Được bạn bè tin yêu, quý mến. + Lợi ích 2: Dễ được bạn tha lỗi hơn + Lợi ích 3: Được mọi người khen ngợi, ủng hộ. - Câu 2: Bạn Cáo sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không còn áy náy, ăn năn, hối hận vì việc làm không đúng của mình. Bạn Cáo cũng sẽ vui hơn vì có được sự tha thứ, ngợi khen, ủng hộ từ mọi người xung quanh. - Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến - Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý - HS lắng nghe - HS lắng nghe |
2’ |
3. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
GV cho HS nêu: + 2 điều học được qua tiết học. + 1 điều cần làm sau tiết học GV nhận xét, đánh giá tiết học |
2-3 HS nêu HS lắng nghe |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Toán
TIẾT 39: NẶNG HƠN, NHẸ HƠN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
-HS bước đầu cảm nhận, nhận biết về nặng hơn, nhẹ hơn, về biểu tượng đơn vị đo khối lượng ki- lô – gam.( kg)
-Bước đầu so sánh nặng bằng nhau.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.57: + Nếu tình huống: Hai mẹ con đi chợ, người mẹ xách túi ra và túi quả. Làm thế nào để người con biết mẹ xách túi nào nặng hơn, túi nào nhẹ hơn? -GV nói: dùng tay cảm nhận nặng hơn, nhẹ hơn.Ngoài cách này ta còn có thể dùng cân. -Cho HS quan sát hình ảnh a trong sgk tr 57. GV hỏi: + Túi nào nặng hơn? Túi nào nhẹ hơn? -GV giải thích: Khi đặt vật cần so sánh lên hai đĩa cân, nếu kim chỉ về phía bên nào thì vật đó nặng hơn hoặc cân bên nào thấp hơn vật bên đĩa cân đó nặng hơn.Ngược lại vật kia nhẹ hơn. -Cho HS quan sát hình b và cho biết quả dưa hấu như thế nào so với hai quả bưởi? -GV giải thích: Kim chỉ chính giữa hay hai đĩa cân ngang hàng nhau thì hai vật đó có cân nặng bằng nhau. - Nhận xét, tuyên dương. - GV lấy ví dụ: Cô có 1 hộp phấn và 1 quyển sách. Làm thế nào để biết vật nào nặng, vật nào nhẹ? 2.2. Hoạt động: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS quan sát tranh và chọn đáp án đúng. -GV gọi HS chọn đáp án và giải thích đáp án mình chọn. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? -GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo SGK tr 58. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS làm ý a và ý b. Yêu cầu HS dựa vào kết quả ý a và ý b để tìm ra câu trả lời ý c. -GV gọi HS chia sẻ bài làm. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Lấy ví dụ về nặng hơn, nhẹ hơn. - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Người con trong câu chuyện có thể dùng tay xách túi rau và túi quả để nhận biết túi nào nặng hơn, nhẹ hơn. - Quan sát và trả lời: Túi quả nặng hơn túi rau, túi rau nhẹ hơn túi quả. - HS lắng nghe. - 1-2 HS trả lời. - HS trả lời: Quả dưa hấu bằng hai quả bưởi. -HS thực hành và trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. Đáp án A là đáp án đúng. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. a) Con chó nặng hơn con mèo. b) Con mèo nặng hơn con thỏ. c) Con chó nặng nhất, con thỏ nhẹ nhất. - HS nêu. a) Quả cam nặng bằng 4 quả chanh b) Quả táo nặng bằng 3 quả chanh. c) Cả táo và cam nặng bằng 7 quả chanh. Mà quả bưởi nặng bằng quả táo và quả cam.Nên quả bưởi nặng bằng 7 quả chanh. - HS chia sẻ. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
- Bước đầu biết cách ghi phiếu đọc sách với những thông tin cơ bản nhất, nói được những điều em thích nhất trong cuốn sách em đã đọc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng viết đoạn văn.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm khi viết đoạn văn tả đồ dùng học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS hoạt động nhóm (nhóm 2) - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên bảng kể tên các đồ dùng học tập của mình. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài và các gợi ý. - GV và HS hỏi đáp theo từng câu hỏi gợi ý: (1) Em chọn tả đồ dùng học tập nào? (2) Đồ dùng đó có hình dạng, màu sắc ra sao? (3) Nó giúp ích gì cho em trong học tập. (4) Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng đó? - YC HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý trong SGK. - GV có thể đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.35. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 3: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2, 3. + Cho biết phiếu đọc sách của bạn Nam có những nội dung gì? + Ghi chép các thông tin về cuốn sách mà em đã đọc vào phiếu đọc sách. + Nói về điều em thích nhất trong cuốn sách mà em đã đọc. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS hoạt động nhóm 2: Trao đổi với bạn đồ dùng học tập mình có. - 2-3 HS lên chia sẻ - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - HS trả lời. + Bút chì, thước kẻ,… + Hình chứ nhật, hình trụ thon dài, màu trắng, màu vàng,… + Thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng. Bút chì – giúp em vẽ những thứ mình thích… + Em thích đồ dùng đó/ Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích… - HS hoạt động nhóm 2, nói chon hau nghe. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm hiểu, trả lời - HS thực hiện cá nhân - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. - Lắng nghe |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 4: TN&XH
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
● Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường.
3. Phẩm chất
- Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Nêu một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro được thể hiện qua các hình trong SGK trang 35. + Tại sao chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa tìm hiểu qua một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro. Vậy các em có biết cách xác định các tình huống nguy hiểm, rủi ro và cách khắc phục, phòng tránh khi tham gia một số hoạt động ở trường không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: An toàn khi ở trường. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh a. Mục tiêu: - Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường. - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động đó. b. Cách tiến hành: (1) Chơi kéo co Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình Chơi kéo co và trả lời câu hỏi: Khi chơi kéo co, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trong nhóm. - GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi tham gia trò chơi kéo co. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. (2) Đi tham quan Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình Đi tham quan và trả lời câu hỏi: Khi đi tham quan, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trong nhóm. GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu các nhóm treo bảng tổng kết “Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh” trước lớp. - GV mời đại diện một nhóm trình bày, HS khác hỏi lại, bổ sung cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro mà nhóm bạn đã nêu. - GV chốt lại những nội dung chính về các tình huống nguy hiểm rủi ro và cách phòng tránh khi tham gia hoạt động chơi kéo co và đi tham quan. |
- HS trả lời: + Một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro được thể hiện qua các hình trong SGK trang 35: cắt thủ công, bơi lội, chạy. + Chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường để phòng tránh tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác; để không gặp nguy hiểm, rủi ro; để học tập có kết quả,...
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Khi chơi kéo co, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro: sân chơi trơn trượt, một bên thả tay, dây đứt. - HS trả lời: Cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi tham gia trò chơi kéo co: + Kiểm tra sân chơi + Thực hiện đúng luật chơi. + Kiểm tra độ bền chắc của dây.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: Khi đi tham quan, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro: cây, con vật có chất độc; đi lạc; thời tiết xấu. - HS trả lời: Cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất cứ con vật nào; đi theo nhóm dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo; mang trang phục phù hợp như mũ, nón, áo mưa. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 6: LT T oán
LUYỆN THÊM
I- MỤC TIÊU:
- Củng cố về cộng có nhớ trong phạm vi 100
- Giải toán đơn có một phép cộng
II- ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ 1,3,4.
- VBT.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.Bài cũ: (4’) - Nhận xét. B. Bài mới: (29’) 1. Giới thiệu bài: 2. Thực hành: - Bài 1: Tính nhẩm Tổ chức thi tính nhanh tính đúng - Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Nhận xét - Bài 3: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? C. Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học. |
- 2 em làm B. 7 + 3 + 8 = 8 + 2 – 5 = 9 + 5 + 2 = 6 + 9 + 5 = - Đọc yêu cầu - Hai đội ( mỗi đội 4 HS) lên chơi - Nhận xét, bình chọn đội làm đúng làm nhanh 40 + 60 = 100 50 + 50 = 100 20 + 80 = 100 10 + 90 = 100 70 + 30 = 100 60 + 30 + 10 = 100 - Đọc yêu cầu. - 4 HS lên bảng - lớp làm vở 88 73 56 29 + + + + 12 27 44 71 …… …… …… ….. 100 100 100 100 - Đọc đề HS làm bài Bài giải: Đàn bò có là : 85 + 15 = 100( con ) Đáp số : 100 con bò - Nhận xét. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 7: HĐTN (3)
Sinh hoạt lớp + QBPTE BÀI 3
SƠ KẾT TUẦN
GẤP VÍ ĐỰNG TIỀN
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
-Giúp HS thêm trân trọng đồng tiền khi sử dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 8: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 8. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 9: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV mời HS ngồi theo nhóm 4, lần lượt kể cho các bạn nghe về trải nghiệm của mình. b. Hoạt động nhóm: - HDHS thảo luận theo nhóm 3 về cách giữ gìn đồng tiền sao cho tiền không bị hỏng, không bị mất, không để kẻ xấu nảy lòng tham muốn lấy tiền của chúng ta. Câu hỏi thảo luận: + Vì sao cần giữ gìn đồng tiền? + Em lựa chọn cách giữ tiền như thế nào? Vì sao? - Thực hành gấp ví tiền từ tờ bìa. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. Em hãy nhờ bố mẹ sắm con lợn đất (heo đất) để bỏ tiền lẻ, hưởng ứng phong trào “Tiết kiệm tiền, làm việc tốt”. |
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 9. - HS chia sẻ. - HS thảo luận, sau đó chia sẻ trước lớp - HS thực hiện. - HS thực hiện. |
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tiết 8: GDTC
(Giáo viên bộ môn dạy)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
HẾT TUẦN 8
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN |
GIÁO VIÊN |
|
NGUYỄN THỊ BÉ |
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/