KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 26 LOP 1/1
Cập nhật lúc : 16:44 28/03/2023
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 26 - Từ ngày 13/3/2023 đến ngày 18/3/2023
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 13/3 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-TĐ |
Nếu không may bị lạc |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
TV-TĐ |
Nếu không may bị lạc |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
Toán |
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số |
Giáo án điện tử |
|||
Chiều |
6 |
TV |
Ôn luyện |
|||
7 |
TV |
Ôn luyện |
||||
8 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
Vth |
|||
3 14/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Nếu không may bị lạc |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Nếu không may bị lạc |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Tin học |
|||||
4 |
Luyện tập Toán |
Ôn luyện |
Vth |
|||
4 15/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Đèn giao thông |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Đèn giao thông |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Toán |
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
HĐTN (2) |
Bài 17: Hàng xóm nhà em |
Giáo án điện tử |
|||
5 |
Tiếng Anh |
|||||
5 16/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Đèn giao thông |
||
2 |
TV-TĐ |
Đèn giao thông |
||||
3 |
TNXH |
Các giác quan của cơ thể |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
GDTC |
|||||
6 17/3 |
Sáng |
1 |
TV-TĐ |
Ôn tập |
Giáo án điện tử |
|
2 |
TV-TĐ |
Ôn tập |
Giáo án điện tử |
|||
3 |
Toán |
Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số |
Giáo án điện tử |
|||
4 |
TN&XH |
Các giác quan của cơ thể |
Giáo án điện tử |
|||
Chiều |
6 |
Đạo đức |
Biết nhận lỗi |
Giáo án điện tử |
||
7 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
Vth |
|||
8 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần Lập kế hoạch tuần tới |
TUẦN 26
Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Nếu không may bị lạc
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1.Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi vể nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
5.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức nghe lời cha mẹ, tình cảm gắn bó đối với gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn để đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB tự sự kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba (tuy không phải là VB thông tin, nhưng các chi tiết trong VB có tính chân thực, gần gũi với đời sống hằng ngày của HS); nắm được nội dung của VB Nêu không may bị lạc, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong bài.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (đông như hội, mải mê, ngoảnh lại, suýt và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV nắm được những kĩ năng HS tiểu học cẩn có để bảo vệ bản thân khi ở nơi đông người như công viên, bến tàu hoặc khi bị lạc (cần nhớ số điện thoại của bó mẹ; bình tĩnh; nhớ thống nhất về điểm hẹn và tìm về điểm hẹn; nhờ sự giúp đỡ của nhân viên bảo vệ, công an; không đi theo người lạ;...).
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc phần mềm máy tính phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh:- SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Bạn nhỏ đang ở đâu? Vì sao bạn ấy khóc? b. Nếu gặp phải trường hợp như bạn nhỏ, em sẽ làm gì? - GV cùng HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Nếu không may bị lạc. 2. Đọc. (29- 30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vẩn mới. + HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (ngoảnh lại). + GV đưa từ ngoảnh lại lên bảng và hướng dẫn HS đọc. - GV đọc mẫu vần oanh và từ ngoảnh lại. - Hướng dẫn HS đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (ngoảnh, hoảng, suýt, hướng, đường). - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Sáng chủ nhật,/ bô cho Nam và em/ đi công viên; Nam cứ mải mê xem,/ hết chỗ này/ đến chỗ khác.) - Hướng dẫn HS đọc đoạn + GV chia bài thành 2 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến lá cờ rất to; đoạn 2: phần còn lại) + GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (đông như hội: rất nhiều người; mải mê: ở đây có nghĩa là tập trung cao vào việc xem đến mức không còn biết gì đến xung quanh: ngoảnh lại: quay đầu nhìn về phía sau lưng mình; suýt (khóc): gần khóc).
- GV đọc toàn bài.
+ GV đọc lại cả bài và chuyển tiếp sang phẩn trả lời câu hỏi. |
- Từng học HS nhắc lại. - HS quan sát tranh trao đổi nhóm. + Một số HS trả lời câu hỏi. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm. - HS hoạt động nhóm đôi
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu - HS đọc CN- ĐT
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. - HS lắng nghe. + HS đọc đoạn theo nhóm. + Cả lớp đọc ĐT toàn bài + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
a. Bố cho Nam và em đi chơi ở đâu? b. Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam thể nào? c. Nhớ lời bố dặn, Nam đã làm gì? - GV cho học sinh làm việc nhóm. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. (18-20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên.). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày câu trả lời. a. Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên. b. Khi vào cổng, bố dặn hai anh em Nam nếu không may bị lạc thì nhớ đi ra cổng có lá cờ. c. Nhớ lời bổ dặn, Nam đi theo hướng tấm biển chỉ đường để đi ra cổng. - Các nhóm nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh viết câu trả lời a vào vở. Bố cho Nam và em đi chơi ở công viên
- Học sinh để vở lên bàn.
|
...............................................................................................................................
Tiết 4: Toán Phép cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số
TIẾT 2
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
5 ’
27 ’ 5’
7’
5’
5’
5’
3’
|
1. Hoạt động 1: Khởi động
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính 3 phép tính cộng: 42 + 5; 36 + 3; 54 + 5 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của 3 bạn. - GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: Hoạt động * Bài 1: - GV đọc nội dung bài 1. - Gọi 3 HS lên bảng làm bài 1 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài 1. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. * Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài 2 vào phiếu bài tập. - Gọi 3 nhóm gắn phiếu bài tập lên bảng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 3: - GV gọi 2 HS đọc đề bài - GV đặt câu hỏi: + Muốn biết cả hai chị em gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy thì các em dùng phép tính gì? - Yêu cầu HS ghi phép tính vào vở. 25 + 3 = 28 - GV quan sát, nhận xét bài làm của HS. * Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu các em tự làm. - GV đọc to từng lựa chọn. Ví dụ với lựa chọn A, GV hỏi: Nếu cho tất cả ếch con trên cây bèo này lên lá sen thì trên lá sen có bao nhiêu chú ếch con? - GV làm tương tự với B, C. - GV nhận xét, kết luận: chọn đáp án B. * Bài 5: - GV nêu yêu cầu bài 5. - GV tổ chức bài này thành một trò chơi có hai nhóm tham gia. Mỗi nhóm tìm các phép cộng đúng có một số hạng ở hình thứ nhất và một số hạng ở hình thứ hai ra kết quả ở hình thứ ba. - GV nhận xét, kết luân. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt, nhắc nhở các em chưa chú ý - Dặn dò về nhà làm VBT và xem bài Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. |
-3 HS lên bảng làm. 42 + 5 = 47 36 + 3 = 39 54 + 5 = 59 - Cả lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 3 HS lên bảng làm. 42 + 4 = 46 73 + 6 = 79 34 + 5 = 39 - Cả lớp làm vào vở. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. -HS lắng nghe. - HS thảo luận làm bài vào phiếu. -Đại diện 3 nhóm lên bảng gắn phiếu, trình bày kết quả -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -2 HS đọc đề bài. -HS trả lời: Phép tính cộng -HS viết phép tính vào vở. -HS lắng nghe. -HS đọc đề bài. -HS tự làm bài. -HS lắng nghe, trả lời: Chọn đáp án B. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tham gia chơi. 40 + 2 = 42 52 + 3 = 55 -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. -HS lắng nghe. |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Nếu không may bị lạc
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Uyên không hoảng hốt khi bị lạc.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: (17-18’) Nếu chẳng may bị lạc, em sẽ làm gì? - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - GV và HS nhận xét. - GV có thể gợi ý HS nói thêm về lí do không được đi theo người lạ, về cách nhận diện những người có thể tin tưởng, nhờ cậy khi bị lạc như công an, nhân viên bảo vệ,... để giúp HS củng cố các kĩ năng tự vệ khi bị lạc |
- HS hoạt động theo nhóm chọn từ ngữ phù hợp. - Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp viết vào vở. Uyên không hoảng hốt khi bị lạc - HS quan sát tranh trong SGK - HS hoạt động nhóm quan sát tranh trao đổi. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét. - HS lắng nghe |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7.Nghe viết. (15-18’) - GV đọc to cả đoạn văn. (Nam bị lạc khi đi chơi công viên. Nhớ lời dặn, Nam tìm đến điểm hẹn, gặp lại bố và em.) - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: công viên, lạc, điểm. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Nam bị lạc/ khi đi chơi công viên. Nhớ lời dặn,/ Nam tìm đến điểm hẹn,/gặp lại bố và em.). - Mỗi cụm từ và câu ngắn đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Nếu không may bị lạc từ ngữ có tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần im, iêm, ep, êp. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. 9.Trò chơi: Tìm đường về nhà.(4-5’) - GV giải thích nội dung trò chơi Tìm đường về nhà. Thỏ con bị lạc và đang tìm đường vê nhà. Trong số ba ngôi nhà, chỉ có một ngôi nhà là nhà của thỏ. Để về được đếnnhà của mình, thỏ con phải chọn đúng đường rẽ ở những nơi có ngã ba, ngã tư. ơ mỗi nơi như thế đều có thông tin hướng dẫn. Muốn biết được thông tin đó thì phải điển r/ d hoặc gi vào chỗ trống. Đường về nhà thỏ sẽ đi qua những vị trí có từ ngữ chứa gi. Hãy điền chữ phù hợp vào chỗ trống để giúp thỏ tìm đường về nhà và tô màu cho ngôi nhà của thỏ. - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án phù hợp. - GV hướng dẫn HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ. - GV nhận xét, tuyên dương. 10. Củng cố. (3-4’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần. |
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh viết bảng con. công viên, lạc, điểm.
- Học sinh viết chính tả vào vở.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả. - HS để vở lên bàn.
- HS tìm tiếng chứa vần im, iêm, ep, êp
- HS hoạt động nhóm đôi.
- HS nêu những từ ngữ tìm được. - HS chơi trò chơi Tìm đường về nhà.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm để tìm đường về nhà thỏ.
- HS điền và nối các từ ngữ tạo thành đường về nhà của thỏ
- 1- 2 HS nhắc lại yêu cầu. - HS lắng nghe. |
………………………………………………………………………………………………………….
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Đèn giao thông
I. MỤC TIÊU:
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến thông tin trong VB; hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi với HS; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức tuân thủ luật giao thông, sự tự tin khi tham gia giao thông; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích đến chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Đèn giao thông.
- GV nắm được nghĩa của một số từ ngữ khó trong VB (ngã ba, ngã tư, điều khiển, tuân thu) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
- GV có kiến thức cơ bản về giao thông và luật giao thông.
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: - SGK, VBT, bảng con, phấn, vở ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động. (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh đèn giao thông và trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đẩy đủ hoặc có ý kiến khác. + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Đèn giao thông. 2. Đọc. ( 29-30’) - GV đọc mẫu toàn bài. - GV hướng dẫn HS đọc câu - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó với HS (phương tiện, điểu khiển, lộn xộn, an toàn,...)
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Ở các ngã ba,/ ngã tư đường phố/ thường có cấy đèn ba màu:/ đỏ, vàng, xanh./ Đèn đỏ báo hiệu/ người đi đường/ và các phương tiện giao thông/ phải dừng lại./ Đèn xanh báo hiệu/ đượcphép di chuyển.) + GV chia bài thành 3 đoạn (Đoạn 1: từ đầu đến rồi dừng hẳn, đoạn 2: tiếp theo đến nguy hiểm, đoạn 3: phần còn lại). - GV gọi từng HS đọc nối tiếp đoạn. - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (ngã ba: chỗ giao nhau của 3 con đường; ngã tư: chỗ giao nhau của 4 con đường; điêu khiển: làm cho quá trình hoạt động diễn ra đúng quy tắc; tuân thủ: làm theo điều đã quy định) - GV cho HS đọc đoạn theo nhóm. - GV và HS đọc toàn bài. + GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- 2 học sinh nhắc lại tên bài học trước. - Lớp đọc thầm bài. + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. - HS đọc CN- ĐT + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. - Từng HS đọc câu câu văn dài. - HS đọc đoạn. + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn 2 lượt. - HS lắng nghe. + HS đọc đoạn theo nhóm. + Cả lớp đọc toàn bài. + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn bài. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3.Trả lời câu hỏi. (14-15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi. a. Đèn giao thông có mấy màu? b. Mỗỉ màu của đèn giao thông báo hiệu điều gì?
c. Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại ở các đường phố sẽ như thế nào?. - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. *Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS. 4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. (18- 20’) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Đèn giao thông có ba màu.). - Để HS không phải viết quá dài, GV có thể lược bớt các từ trong ngoặc đơn (trên đường phố). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi. a. Đèn giao thông có ba màu; b. Đèn đỏ; người đi đường và các phương tiện giao thông phải dừng lại, đèn xanh: được phép ải chuyển, đèn vàng: phải ải chuyển chậm lại rồi dừng hẳn; c. Nếu không có đèn giao thông thì việc đi lại trên đường phố sẽ rất lộn xộn và nguy hiểm. - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe. - Học sinh viết vào vở câu trả lời a ở mục 3. Đèn giao thông có ba màu
- HS lắng nghe.
- HS để vở lên bàn giáo viên kiểm tra. |
..................................................................................................................
Tiết 3: Toán Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép cộng (qua bài toán thực tế để hình thành phép cộng cần tính).
- Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số (không nhớ).
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||
4’
2’ 10’
10’
7’
|
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chơi – Bắn tên - Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình. 42 + 4 = ... 73 + 6 = .... 34 + 5 = ... 11+ 8 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi) 2. Khám phá:- GV cho HS thao tác với que tính để minh họa và hình thành phép cộng 32 + 15. - GV yêu cầu HS lấy 3 bó que tính 1 chục và 2 que tính rời màu đỏ, 1 bó que tính 1 chục và 5 que tính rời màu xanh và xếp thành 2 hàng. - GV nêu: Ở hàng thứ nhất có 3 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 3 và có 2 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 2. Ở hàng thứ hai có 1 bó que tính ứng với chữ số hàng chục là 1 và có 5 que tính ứng với chữ số hàng đơn vị là 5. - GV hướng dẫn HS đặt phép tính cộng 32 + 15 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính. - GV nêu: Viết 32 rồi viết 15 dưới 32 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính ở cả hai hàng để kiểm tra kết quả phép tính cộng. * Tương tự cho VD với quả táo 3. Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV lưu ý HS lại cách đặt tính. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con. - Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con. - Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp. - Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho trực thăng). - GV gọi 3-4 HS đọc kết quả. - HS nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 4: Giải bài tập: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Muốn biết có tất cả bao nhiêu quả cà chua thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. 4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS thao tác với que tính. - HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép cộng GV hướng dẫn. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS thảo luận, viết kết quả. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS thực hiện. - HS dùng bút chì nối. - HS đọc kết quả. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………………………………………….
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm : Hàng xóm nhà em
MỤC TIÊU: HS có khả năng- Biết cách ứng xử để tạo mối quan hệ tốt với những người hàng xóm;
- Thể hiện được hàng động thân thiện, quan tâm, kính trọng những người hàng xóm;
- Rèn kĩ năng hợp tác,giải quyết vấn đề; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Các tình huống làm quen với những người hàng xóm mới hoặc giúp đỡ lẫn nhau của những người hàng xóm,… phù hợp với thực tiễn để học sinh tập giải quyết, xử lí. 2. Học sinh: Nhớ lại những kĩ năng làm quen với bạn mới, thân thiện với mọi người để vận dụng vào làm quen với hàng xóm, đồng thời chuẩn bị nội dung chia sẻ với cả lớp về những người hàng xóm của mình; thẻ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’ |
1. KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát để ổn định nề nếp. ? Em hãy kể những việc làm thể hiện quan hệ tốt với hàng xóm |
- HS hát tập thể 1 bài hát. - Chào hỏi lễ phép; giup đỡ hàng xóm; quan tâm, thăm hỏi hàng xóm, chơi thân thiện với các bạn hàng xóm…. |
13’ |
2. THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Sắm vai xử lí tình huống - GV chia lớp thành 4-6 nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhóm 1, 3 và 5 xử lí tình huống 1; nhóm 2, 4 và 6 xử lí tình huống 2. - GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu cần thiết. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên sắm vai thể hiện. Lắng nghe tích cực và quan sát các nhóm thể hiện. Khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến và ghi nhận tất cả những ý kiến phù hợp của học sinh. ? Khi gặp những người hàng xóm mới các em cần làm gì? Và cần có thái độ như thế nào? ? Đối với những người hàng xóm đã quen biết, nếu họ cần giúp đỡ chúng ta sẽ làm gì? - GV tổng hợp ý kiến và chốt lại: |
- HS chia lớp thành 4-6 nhóm. - Các nhóm nhận nhiệm vụ: + Nhóm 1, 3 và 5: Minh vừa bước ra cửa thì gặp bác Hùng mới chuyển đến gần nhà. Nếu là Minh, em sẽ làm gì? + Nhóm 2, 4 và 6: Cô Hằng hàng xóm nhờ Lan trông em giúp vì cô có việc bận.Nếu là Lan em sẽ làm thế nào? - Các nhóm thảo luận cách xử lý và phân công bạn sắm vai và xử lí tình huống. - Mỗi nhóm cử 2 bận đại diện lên sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống của nhóm mình. Cả lớp quan sát để đưa ra nhận xét, bổ sung cách xử lí tình huống. - HS chú ý, lắng nghe tích cực. + Khi gặp những người hàng xóm mới em cần chủ động chào hỏi, thể hiện thái độ vui mừng vì được làm hàng xóm của họ và có thể giới thiệu về mình, gia đình mình. + Đối với những người hàng xóm đã quen biết thì hãy sẵn lòng giúp đỡ những gì mình có thể giúp được. |
11’ |
3. VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Thể hiện lời nói, hành động thân thiện, kính trọng lễ phép với những người hàng xóm. ? Khi gặp những người hàng xóm thì các em cần làm gì? ? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người hàng xóm của mình? ?chúng ta cần làm gì khi hàng xóm cần đền sự giúp đỡ của mình? - GV dặn dò HS rèn luyện thói quen chào hỏi, lễ phép với những người hàng xóm lớn tuổi và thân thiện, quan tâm, sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm của gia đình mình. Tổng kết: GV đưa ra thông điệp “ Mỗi chúng ta cần có quan hệ tốt với những người hàng xóm. Để thiết lập và duy trì mới quan hệ tốt với những người hàng xóm, em cần lễ phép, chủ động chào hỏi và sẵn lòng giúp đỡ mọi người”. |
- Chào hỏi. - thái độ vui vẻ, thân thiện - Hết lòng giúp đỡ nêu mình có thể giúp. - HS nhắc lại thông điệp bài học. |
2’ |
Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị bài sau |
-HS lắng nghe |
……………………………………………………………………….
Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Đèn giao thông
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15 -17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Xe cộ cần phải dừng lại khi có đèn đỏ.) - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (17-18’) - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý. - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. - GV và HS nhận xét. |
- HS chọn từ ngữ viết vào vở.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cả lớp viết câu vào vở. Xe cộ cần phải dừng lại khi có đèn đỏ. - HS để vở lên bàn.
- HS qua sát tranh trong SGK.
- HS hoạt động nhóm quan sát tranh trao đổi. - HS trình bày kết quả nói theo tranh. - HS nhận xét. |
|
TIẾT 4 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
7.Nghe viết. (17-18’) - GV đọc to cả đoạn văn. (Đèn đỏ báo hiệu dừng lại. Đèn xanh báo hiệu được phép di chuyển. Đèn vàng báo hiệu đi chậm rồi dừng hẳn.) - GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết. + Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. +Chữ dễ viết sai chính tả: hiệu, chuyển... - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - GV đọc bài viết cho HS viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cẩn đọc theo từng cụm từ (Đèn đỏ/ báo hiệu dừng lại./ Đèn xanh/ báo hiệu được phép di chuyển./ Đèn vàng/ báo hiệu đi chậm/ rồi dừng hẳn). - Mỗi cụm từ đọc 2- 3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cẩu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8.Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá. (9-10’) - GV có thể sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV nêu nhiệm vụ. - Gọi 2-3 học sinh lên trình bày kết quả (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - GV gọi một số HS đọc to các từ ngữ. - Sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh một số lần. 9.Trò chơi . Nhận biết biển báo. (5-6’) - Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói, nghe hiểu; HS nhận biết và hiểu nội dung biển báo; HS bình tĩnh, tự tin, nhanh nhẹn. - Chuẩn bị: + GV chuẩn bị một số biển báo quen thuộc, gần gũi với HS, VD: biển báo có bệnh viện, biển báo khu dân cư, biển vạch sang đường dành cho người đi bộ, biển báo điện giật nguy hiểm,... + Tranh vẽ một số vị trí cắm các biển báo. - Nội dung trò chơi và cách chơi: + Mỗi đội 6 HS. Mỗi lượt chơi có 2 HS thực hiện như sau: 1 HS nói đặc điểm của biển báo và 1 HS dựa vào việc miêu tả của bạn để tìm được biển báo đó và cắm vào đúng vị trí quy định. + Quy định thời gian chơi. + Đội nào tìm được nhiều biển báo và cắm đúng vị trí phù hợp thì đội đấy chiến thắng. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. 10.Củng cố. (3-4’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày. - GV chuẩn bị một số sách viết về kĩ năng sống để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS. - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau. |
- Lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS chú ý lên bảng.
- HS viết chính tả vào vở.
- HS lấy bút soát lỗi chính tả. - HS để vở lên bàn.
- HS chọn từ phù hợp thay cho chiếc lá.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm dấu thanh phù hợp. - Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp
- Một số HS đọc to các từ ngữ.
- Cả lớp đọc đồng thanh - HS tham gia trò chơi. Nhận biết biển báo
- HS tham gia chơi.
- Chia 6 đội, từng đội lên tham gia chơi .
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS nêu ý kiến về bài học |
|
..................................................................................................................
Tiết 3: TNXH Các giác quan của cơ thể
Tiết 2 |
|
1. Mở đầu:
-GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. Các HS khác theo dõi 2. Hoạt động khám pháHoạt động 1 -GV yêu cầu HS dùng tay bịt mắt lại và đặt câu hỏi +Các em có nhìn thấy gì không? + Bịt tai xem có nghe thấy gì không. - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS tự giác thực hiện hoạt động và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 -GV cho HS quan sát tranh và nêu các việc làm để bảo vệ mắt và tai - GV nhận xét, bổ sung - GV kết luận: đi khám bác sĩ; nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai; bịt tai, đeo kính không cho nước vào tai, mắt khi bơi; nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. -GV khuyến khích HS kể thêm các việc khác không có trong SGK. -GV cho HS quan sát và tìm các việc làm trong hình giúp các em phòng tránh cận thị (đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi viết đúng tư thế). Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mắt và tai. Biết được các việc nên làm để phòng tránh cận thị. Hoạt động 3 -GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: +Theo em, vì sao phải bảo vệ giác quan? - GV nhận xét, bổ sung Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận và trả lời câu hỏi, nêu được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan. 3. Hoạt động thực hành-GV cho HS thảo luận cả lớp để chỉ ra những việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai. -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 4. Hoạt động vận dụng-GV sử dụng phương pháp hỏi đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mắt và tai. - GV nhận xét Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra các việc mình và người thân đã làm ở nhà để bảo vệ mắt và tai. 5. Đánh giáNêu các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành bảo vệ mắt và tai cho mình và người thân. 6. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về những việc làm hằng ngày để chăm sóc, bảo vệ mũi, lưỡi và da. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS tham gia - Các HS khác theo dõi - HS thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh - HS nêu - HS lắng nghe - Nghe - HS kể - HS bổ sung cho bạn - HS quan sát và tìm các việc làm trong hình - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - HS thảo luận cả lớp - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - HS nêu - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………..
Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2023
Tiết 1,2: Tiếng Việt Ôn tập
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Điểu em cẩn biêt thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một vấn đề thuộc chủ điểm Điều em cần biết.
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, vở bài tập, bảng phụ.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vẩn HS cần luyện đọc.
2. Học sinh:- VBT, bảng con, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần oanh, uyt, iêu, iêm. (14-15’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. - GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. - Nhóm vần thứ nhất: + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần oanh, uyt. + HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. - Nhóm vần thứ hai: + GV cho HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần iêu, iêm. + HS nêu những từ ngữ tìm được. - GV viết những từ ngữ này lên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.Tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà em đã học. (18-20’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. - GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, với bài Rửa tay trước khi ăn thì chọn lời khuyên Cần phải rửa tay sạch trước khỉ ăn để phòng bệnh. - Gọi một số HS trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng (Lời chào - Nhớ chào hỏi khi gặp gỡ; Khi mẹ vắng nhà - Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình; Nếu không may bị lạc. - Khi đi chơi chỗ đông người, phải chú ỷ đề phòng bị lạc; Đèn giao thông - Khi đi đường, cần phải tuân thủ sự điều khiển của 3. - Chọn việc cần làm ở B phù hợp với tình huống ở A - Đây là bài tập giúp HS ôn luyện lại một số nghi thức lời nói cơ bản, phổ biến, hầu hết đã học ở học kì 1 và cũng thuộc chủ điểm Điều em cần biết. - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm lời khuyên phù hợp với mỗi bài mà HS đã học. - GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, tình huống Gặp ai đó lần đầu và em muốn người đó biết về em thì cần giới thiệu. - Gọi một số HS trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng (Được ai đó giúp đỡ - cảm ơn, Có lỗi với người khác - xin lỗi, Muốn người khác cho phép làm điều gì đó - xin phép, Khi bạn bè hoặc người thân có niềm vui - chúc mừng.)đèn giao thông). |
- HS tìm từ ngữ chứa tiếng vần oanh, uyt, iêu, iêm. - HS hoạt động theo nhóm đôi. + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp - Cả lớp đọc đổng thanh một số lẩn. + HS làm việc nhóm đôi + Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp; mỗi HS chỉ đọc một số từ - Cả lớp đọc đồng thanh một số lần. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS lắng nghe và nhắc lại câu mẫu. - Từng học sinh trình bày. + Khi mẹ vắng nhà: Không mở cửa cho người lạ khi ở nhà một mình. + Nếu không may bị lạc: Khi đi chơi chỗ đông người, phải chú ỷ đề phòng bị lạc; + Đèn giao thông: Khi đi đường, cần phải tuân thủ sự điều khiển của 3 - Một số HS trình bày kết quả. |
TIẾT 2 |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4.Kể với bạn về một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. -Gọi một số HS kể trước lớp, mỗi HS kể một trường hợp. - GV nhắc lại một số trường hợp tiêu biểu mà HS đã đề cập và có thể bổ sung thêm. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS nêu được những tình huống tiêu biểu, có cách kể rõ ràng. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 5.Viết một câu về điều em nên làm hoặc không nên làm. (10-12’) - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận về điều HS nên làm hoặc không nên GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và có thể bổ sung thêm những điều HS cần làm hoặc không nên làm. - Từng HS tự viết 1-2 câu về nội dung vừa thảo luận. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp. - GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo. 6. Đọc mở rộng. (9-10’) - Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách viết về những điều các em cần biết trong cuộc sống hằng ngày. GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp. - HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em nói với nhau về cuốn sách mình đã đọc, về điều các em học được. GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi: Nhờ đâu em có được cuốn sách này (mua, mượn, được tặng,...)? Cuốn sách này viết về cái gì? Có gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách?... - Gọi một số HS nói trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 7.Củng cố. (3-4’) - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên. - Dặn HS về ôn bài, viết bài vào vở. Chuẩn bị bài tiết sau. |
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Một số (2 - 3) HS kể trước lớp, mỗi HS kể một trường hợp. - HS nhận xét. - HS thảo luận nhóm đôi về điều nên làm, không nên làm. - Cá nhân viết 1-2 câu vào vở và trình bày trước lớp.
- HS nhận xét. - HS chuẩn bị một cuốn sách đọc tại lớp. - HS làm việc nhóm đôi trao đổi với nhau về cuốn sách - Một số (3 - 4) HS nói trước lớp. - HS nhận xét. - 2 HS nhắc lại nội dung. |
.................................................................................................................
Tiết 3: Toán Phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn lại cách đặt tính để thực hiện phép cộng các số có hai chữ số với số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số.
- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế,…
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, các mô hình.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’
25’
5’ |
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chơi – Bông hoa điểm tốt. - Thực hiện nhanh các phép tính khi bốc được bông hoa chứa phép tính. 39 + 40 = ... 70 + 10 = .... 60 + 5 = ... 11+ 23 = ..... - GVNX 2. Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập * Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở. - GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét. * Bài 2: Qủa xoài lớn nhất, bé nhất: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả phép tính mỗi quả xoài, tìm quả xoài có phép tính lớn nhất, bé nhất. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai. * Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho trực thăng: - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: Trên cây có 15 con chim, có thêm 24 con chim đến đậu cùng thì các em làm phép tính gì? - GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 4: Tính nhẩm (theo mẫu): - GV yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở. - HS kiểm tra vở 1 số HS. - GV chốt đáp án. * Bài 5: Tìm số bị rơi trên mỗi chiếc lá chứa dấu (?): - GV hỏi: Muốn tìm số bị rơi các em cần thực hiện phép tính gì với 2 số trước dấu (=). - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau. - HS tính nhẩm hoặc đặt tính viết kết quả vào những chiếc lá. - HS chiếu đáp án trên bảng. 3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn - Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài. - HSNX – GV kết luận . - NX chung giờ học - Dặn dò: về nhà ôn lại cách cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài: Phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX (Đúng hoặc sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS đổi vở kiểm tra kết quả. - HS nhận xét - HS lắng nghe, sửa (nếu sai). - HS nêu yêu cầu. - HS thảo luận, viết kết quả. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS nhận xét. - HS đọc to trước lớp. - HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính cộng. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời: Phép tính cộng. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chơi. - HS lắng nghe, thực hiện. |
..................................................................................................................
Tiết 4: TN&XH Các giác quan của cơ thể
Tiết3 |
|
1.Mở đầu: -GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. 2. Hoạt động khám phá-GV cho HS quan sát hình và nêu tên các việc cần làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. - GV nhận xét, bổ sung -Khuyến khích HS kể thêm những việc làm khác không có trong SGK. -GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. 3. Hoạt động thực hành-GV cho HS thảo luận cả lớp nội dung - GV nhận xét - GV kết luận những việc nên là (súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí, đeo găng tay khi dọn vệ sinh,…). Không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da (ăn quá cay, nóng; dùng tay ngoáy mũi; không đeo găng tay khi làm vườn,…). Một số gợi ý về các hoạt động nên, không nên làm để bảo vệ da: - Nên: tắm, gội đầu, thay quần áo sạch sẽ, mặc quần áo khô, sạch, đeo găng tay khi dọn vệ sinh, rửa tay, đi dép, xoa kem chống nắng khi đi biển, mặc quần áo dài tay khi đi dưới trời nắng gắt,… - Không nên: gãi trầy xước da, đi chân đất, để móng tay, mặc quần áo ẩm, để tóc ướt đi ngủ, phơi quần áo nươi ẩm thấp thiếu nắng, tắm ao, chơi đùa gần ấm hoặc phích nước sôi,… Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nêu được những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. 4. Hoạt động vận dụng-GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. - GV nhận xét Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra những việc mình và người thân đã làm để bảo vệ mũi lưỡi và da. 5. Đánh giá-Nêu được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế, tự giác thực hiện các việc làm đơn giản để chăm sóc và bảo vệ mũi, lưỡi, da. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài theo những câu hỏi: Em bé trong hình đang làm gì? Mình đã nhắc em điều gì? Vì sao? -GV cho HS liên hệ bản thân trong thực tế về vấn đề này. Sau đó cho HS đóng vai theo tình huống. 6. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về các bữa ăn hàng ngày, các hoạt động nên, không nên làm trong ăn uống để đảm bảo an toàn và giúp cơ thể khỏe mạnh. 6. Hướng dẫn về nhà * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS tham gia - Các HS khác theo dõi - HS quan sát hình và nêu tên - 2,3 hs trả lời - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe - HS thảo luận cả lớp - HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe. - - HS nêu -HS nhận xét - HS lắng nghe - 2, 3 hs nêu - HS lắng nghe - HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe và thực hiện - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
………………………………………………………………………….
Tiết 5: Đạo đức Biết nhận lỗi
I.MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được ý nghĩa của việc biết nhận lỗi.
- Thực hiện ứng xử khi mắc lỗi (nói lời xin lỗi một cách chân thành, có hành động sửa sai khi mắc lỗi).
- Rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II.CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Biết nhận lối”;
- Máy tính, máy chiếu projector> bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “Cái bình hoa” (Phỏng theo Kể chuyện Lê-nin) - GV đặt câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Chúng ta cần biết nhận lỗi khi mắc lỗi. Biết nhận lỗi chứng tỏ mình là người dũng cảm, trung thực. 2. Khám pháKhám phá vì sao phải biết nhận lỗi - GV treo ba tranh hoặc chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: Em đồng tình với bạn nào? Không đồng tình với bạn nào? - Cả lớp lắng nghe, GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. + Tranh 1: Anh trai vô tình giẫm vào chân em gái. Khi thấy em gái khóc vì đau, anh trai đã xin lỗi và hỏi han em. + Tranh 2: Trong lớp học, vào giờ uống sữa, bạn gái vô tình làm đổ sữa vào áo của bạn ngồi bên cạnh và đã xin lỗi bạn. + Tranh 3: Ba bạn nam chơi đá bóng làm vỡ cửa kính nhà bác hàng xóm nhưng - GV mời HS chia sẻ: + Vì sao khi mắc lỗi em cần biết nhận lỗi? + Sau khi nhận lỗi và sửa lỗi, em cảm thấy như thế nào? - GV khen ngợi các ý kiến của HS, tổng kết: Kết luận: Khi mắc lỗi, cần thật thà nhận lỗi, xin lỗi giống như bạn trong tranh 1, 2 để lần sau mình không mắc phải lỗi sai đó. Chúng ta không nên học theo hành động không biết nhận lỗi trong tranh 3. 3. Luyện tậpHoạt động 1 Xử lí tình huống - GV cho HS quan sát tranh trong SGK hoặc treo/chiếu tranh lên bảng để HS đưa ra phương án xử lí khi mình ở trong mỗi tình huống đó. + Tình huống 1: Trong giờ học vẽ, chẳng may em làm màu vẽ nước dính vào quần áo đồng phục của bạn. + Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, em và các bạn đùa nhau, xô ngã một bạn và - GV mời HS phát biểu và khen ngợi HS có cách xử lí đúng. Hoặc GV có thể cho HS đóng vai để xử lí tình huống. Kết luận: Biết nhận lỗi khi làm giây màu vẽ nước ra áo bạn; mải chơi, xô ngã làm bạn bị đau, đã thành thật xin lỗi là cách xử lí đáng khen. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em nhớ lại và chia sẻ với bạn: Em đã từng mắc lỗi với ai chưa? Em đã làm gì để nhận lỗi và sửa lỗi. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực và dặn dò HS cần xin lỗi chân thành khi mắc lỗi. 4. Vận dụng Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV cho HS quan sát tranh mục Vận dụng trong SGK, chia HS theo nhóm đôi, nêu rõ yêu cầu: Kể nội dung bức tranh và cho biết: Em có lời khuyên gì cho bạn? - GV mời đại diện một nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu bạn kể nội dung tranh chưa đủ ý. Các nhóm còn lại đưa ra lời khuyên của nhóm mình. - GV lắng nghe, khen ngợi HS, nhắc lại nội dung tranh để kết luận. Kết luận: Khi mắc lỗi, biết nhận lỗi và xin lỗi sẽ được mọi người sẵn sàng tha thứ, yêu quý và tin tưởng mình hơn. Không nên đổ lỗi cho người khác. Hoạt động 2 Em cùng các bạn rèn luyện thói quen biết nhận lỗi và sửa lỗi - HS đóng vai nhắc nhau biết nhận lỗi và sửa lỗi, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theo các tình huống khác nhau. - Ngoài ra, GV có thể lấy một vài tình huống cụ thể để giúp HS có ý thức dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi. Ví dụ: đánh vỡ cốc hoặc bát khi ở nhà, làm rách vở, gãy thước, hỏng bút của bạn khi ở lớp,... - GV hướng dẫn HS cách xin lỗi: + Với người lớn cần khoanh tay, cúi đầu, xưng hô lễ phép, nhin thẳng vào người + Với bạn bè, có thể nắm tay, nhìn vào bạn thành thật xin lỗi. Kết luận: Để trở thành người biết cư xử lịch sự, em cần biết nhận lỗi và dũng cảm sửa lỗi, có như vậy em sẽ nhận được sự tha thứ khi em mắc lỗi. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
|
- - - - HS nghe -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe -HS lắng nghe - HS nêu |
Tiết 7: Hoạt động trải nghiệm
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần
Lập kế hoạch tuần tới
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ 8-3.
- Biết thể hiện tình cảm đới với cô giáo, mẹ, các bạn gái và những người phụ nữ sống xung quanh em.
- Biết thể hiện tình cảm, thái độ thân thiện với hàng xóm.
- Nói được lời chúc mừng ngày 8-3.
- Chia sẻ cảm xúc của mình khi giúp đỡ hàng xóm hoặc khi nhận được lời khen của những người hàng xóm.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV :băng đĩa nhạc, bông hoa khen thưởng… HS: Những lời chúc mừng ngày 8-3.III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút 14 phút
8 phút 10 phút 2 phút |
1.Ổn định tổ chức: - GV mời lớp trưởng lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua. + Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện. - Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. Sinh hoạt theo chủ đề .GV tổ chức cho HS chia sẻ những lời chúc mừng ngày 8-3 tới bạn gái trong lớp theo nhóm. - Mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ lời chúc mừng dành tặng cô giáo, tặng mẹ. - GV tổ chức cho cả lớp hát bài “ Bông hoa mừng cô”. * Chia sẻ cảm xúc khi em giúp đỡ hàng xóm. ?em hãy chia sẻ lại những lời nói hoặc hành động thân thiện, kính trọng, lễ phép mà em đã thể hiện với những người hàng xóm của mình. ? Khi nhận được lời khen ngợi của những người hàng xóm, em đã cảm thấy như thế nào? *ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá -GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây: b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau: - Có sáng tạo trong khi thực hiện hay không - Thái độ tham gia hoạt động có tích cực , tự giác, hợp tác, trách nhiệm hay không. * GV có thể tham khảo thêm sự đánh giá của phụ huynh học sinh để đưa ra đánh giá chung. c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung. 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
-HS hát một số bài hát. - Các tổ trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp. - HS nghe. - HS nghe. - HS nghe. - Các tổ thực hiện theo. - Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới. - Tổ trưởng lên báo cáo. HS chia sẻ với bạn cùng bàn những lời chú mừng mình đã chuẩn bị sẵn. HS cả lớp lắng nghe, góp ý cho những lời chúc chưa được hoàn thiện. - HS hát tập thể. HS chia sẻ theo nhóm, tổ. - chào hỏi; giúp bác trông em bé; Chuyện trò vui vẻ với các bạn hàng xóm… - em cảm thấy vui vẻ,… -Tốt: Thường xuyên thực hiện được các yêu cầu sau: + Chủ động chào hỏi những người hàng xóm. + Tự giới thiệu được bản thân với hàng xóm mới. +Kể được thông tin về hàng xóm. + Tự tin khi thể hiện sự thân thiện, quan tâm với hàng xóm .-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên. -Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ - Dựa vào phần tự đánh giá của học sinh và các bạn gần nhà nhau để các bạn có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất có thể. |
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/