In trang

KẾ HOẠCH BAI DẠY TUẦN 27 LÓP 1/1
Cập nhật lúc : 22:13 02/04/2023

KẾ HOẠCH DẠY HỌC       

        Tuần thứ 27 - Từ ngày 20/3/2023 đến ngày 25/3/2023

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh kế hoạch tuần

2

20/3

Sáng

1

HĐTN-CC

Sinh hoạt dưới cờ

2

TV-TĐ

Kiến và chim bồ câu

Giáo án điện tử

3

TV-TĐ

Kiến và chim bồ câu

Giáo án điện tử

4

Toán

Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

Giáo án điện tử

Chiều

6

TV

Ôn luyện

Bảng con

7

TV

Ôn luyện

 

8

Luyện tập TV

Ôn luyện

Vth

3

21/3

Sáng

1

TV-TĐ

Kiến và chim bồ câu

Giáo án điện tử

2

TV-TĐ

Kiến và chim bồ câu

Giáo án điện tử

3

Tin học

4

LT Toán

Ôn luyện

Vth

4

22/3

Sáng

1

TV-TĐ

Câu chuyện của rễ

Giáo án điện tử

2

TV-TĐ

Câu chuyện của rễ

Giáo án điện tử

3

Toán

Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

Giáo án điện tử

4

HĐTN (2)

Bài 18: Em tham gia các hoạt động xã hội

Giáo án điện tử

5

Tiếng Anh

5

23/3

Sáng

1

TV-TĐ

Câu hỏi của sói

 

2

TV-TĐ

Câu hỏi của sói

 

3

TNXH

Ăn uống hàng ngày

Giáo án điện tử

4

GDTC

6

24/3

Sáng

1

TV-TĐ

Câu hỏi của sói

Giáo án điện tử

2

TV-TĐ

Câu hỏi của sói

Giáo án điện tử

3

Toán

Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

Giáo án điện tử

4

TN&XH

Ăn uống hàng ngày

Giáo án điện tử

Chiều

6

Đạo đức

Thực hành kĩ năng giữa HKII

Giáo án điện tử

7

Luyện tập TV

Thực hành Tiếng Việt

VTh

8

HĐTN (3)

Sinh hoạt lớp

Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần

Lập kế hoạch tuần tới

TUẦN 27

                            Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ

Tiết 2,3: Tiếng Việt         Kiến và chim bồ câu

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS:

Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- GV nắm đặc điểm của truyện ngụ ngôn (mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học vê đạo lí và kinh nghiệm sống); nắm được nội dung của VB Kiến và chim bồ câu, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

Ê-dốp, La Phông-ten và Lép Tôn-xtôi là những tác giả của những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới. Các câu chuyện này từ lâu đã được dịch sang tiếng Việt. Nhiều câu chuyện mang tính nhân văn và tính giáo dục cao, đã được sử dụng nhiều trong các sách giáo khoa của Việt Nam. Kiến và chim bổ câu của Ê-dốp là một trong những câu chuyện đó.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (vùng vẫy, nhanh trí, thợ săn} và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

  2. Học sinh: - VBT, bảng con, SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động. (4-5’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về hành động của những người trong tranh

Những người trong tranh đang làm gì?

- GV đưa ra những gợi ý để HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ cấu. Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào nhân vật  và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản.

* Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó.

2. Đọc. (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn VB Kiến và chim bồ câu.

- Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- Hướng dẫn HS đọc câu

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (vùng vẫy, nhanh trí, giật mình,...).

- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Nghe tiếng kêu cứu của kỉẽn,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt một chiếc lá/ thả xuống nước; Ngay lập tức,/ nó bò đến/ cắn vào chân anh ta.)

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn.

+ GV chia VB thành 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến leo được lên bờ; đoạn 2: một hôm đến liền bay đi; đoạn 3: phẩn còn lại).

+ Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài. (vùng vẫy: hoạt động liên tiếp để thoát khỏi một tình trạng nào đó; nhanh trí: suy nghĩ nhanh, ứng phó nhanh; thợ săn: người chuyên làm nghề săn bắt thú rừng và chim)

- GV và HS đọc toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

 

- HS quan sát tranh trao đổi nhóm.

- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

- Cả lớp đọc thầm.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1

- HS đọc CN-ĐT

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2

- Từng HS đọc câu văn dài.

- HS đọc đoạn

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Bổ câu đã làm gì để cứu kiến?

b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu?

c. Em học được điều gì từ câu chuyện này?.

- GV cho HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến; b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn. c. Câu trả lời mở, VD: Trong cuộc sổng cần giúp đỡ nhau, nhất là khi người khác gặp hoạn nạn,...)

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3. (18-20’)

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta).

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

a. Bồ câu nhanh trí nhặt một chiếc lá thả xuống nước để cứu kiến.

b. Kiến bò đến cắn vào chân người thợ săn.

- HS nhận xét.

- HS viết vào vở câu trả lời ở mục 3.

Kiến bò đến chỗ người thợ sân và cắn vào chân anh ta.

...............................................................................................................................

Tiết 4: Toán      Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.

2. Phát triển năng lực:

- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Rèn luyện tư duy, khả năng diễn đạt khi giải các bài toán vui, trò chơi, toán thực tế,…

 3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Que tính, các mô hình, vật liệu, xúc xắc,.. để tổ chức trò chơi trong bài học (SGK).

HS: Đồ dùng học toán 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 1

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2’

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

1.    Hoạt động 1: Khởi động: 

- Trò chơi – Bắn tên

- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.

70 + 20 = ...           73 + 11 = ....

34 + 26 = ...           13+ 22 = .....

- GVNX

2.  Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1- Giới thiệu bài (linh hoạt qua Trò chơi)

2.    Khám phá: 

- GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính.

- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời.

- GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra.

- GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ.

- GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.

- GV nêu: Viết 76 rồi viết 5 dưới 76 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.

76

* 6 trừ 5 bằng 1, viết 1

 -

* 7 trừ 0 bằng 7, viết 7

5

Vậy: 76 – 5  = 71

 

71

 

- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ.

* Tương tự cho VD với quả táo

3.  Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập

* Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.

- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét.

* Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.

- Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con.

- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe oto:

- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.

- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe oto).

- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét.

* Bài 4: Giải bài tập:

- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.

- GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì?

- GV yêu cầu HS viết phép tính và kết quả ra vở.

- HS kiểm tra vở 1 số HS.

- GV chốt đáp án.

4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

- Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng

*Ví dụ: GV nêu phép tính, Hs cài kết quả vào bảng cài.

- HSNX – GV kết luận .

- NX chung giờ học

- Dặn dò: về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .

- HSNX (Đúng hoặc sai).

- HS thao tác với que tính.

- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép trừ GV hướng dẫn.

- HS nêu yêu cầu.

- HS thực hiện.

- HS đổi vở kiểm tra kết quả.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).

- HS nêu yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận, viết kết quả.

- HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS thực hiện.

- HS dùng bút chì nối.

- HS đọc kết quả.

- HS đọc to trước lớp.

- HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ.

- HS thực hiện.

- HS chơi

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………………………………………………………………………….

                       Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt           Kiến và chim bồ câu

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (15-17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh (a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố; b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6.Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu.(17-18’)

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh trong SHS.

- GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bổ câu thành 4 đoạn nhỏ (tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện:

+ Kiến gặp nạn + Bồ câu cứu kiến thoát nạn

+ Người thợ săn ngắm bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn

+ Hai bạn cảm ơn nhau.

- GV chia lớp thành các nhóm (tuỳ thuộc số lượng HS trong lớp), yêu cầu các nhóm cùng xây dựng nội dung câu chuyện và mỗi bạn trong nhóm kể lại cho cả nhóm nghe câu chuyện đó.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm kể câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác bổ sung, đánh giá.

- GV nhắc lại bài học của câu chuyện Kiến và chim bổ câu để kết thúc buổi học: Cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn (Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn.)

- HS làm việc nhóm chọn từ ngữ phù hợp.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

a. Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố

b. Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động.

- HS để vở lên bàn.

- Hs kể chuyện Kiến và chim bồ câu

- HS quan sát tranh trong SGK.

- 4 nhóm thảo luận kể lại câu chuyện.

- Đại diện 4 nhóm kể chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe.

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết. (14-15 )

- GV đọc to cả đoạn văn. (Nghe tiếng kêu cứu của kiến, hồ cấu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiến bám vào chiếc lá và leo được lên bờ.)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc cấu có dấu chấm.

   + Chữ dễ viết sai chính tả: tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước.

- GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết bài. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Nghe tiếng kêu cứu/ của kiến,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt chiếc lá/ thả xuống nưốc./ Kiến bám vào chiếc lá/ và leo được lên bờ.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lẩn toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Kiến và chim bồ câu từ ngữ có tiếng chứa vần ân, àng, oat, oàt. (9-10’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât.

- HS nêu những từ ngữ tìm được.

- GV viết những từ ngữ này lên bảng.

9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói: Việc làm của người thợ săn là đúng hay sai? Vì sao?. (5-6’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi để nói theo tranh.

  Em nhìn thấy gì trong tranh?

  Em nghĩ gì về hành động của người    thợ sân? Vì sao em nghĩ như vậy?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. Các nội dung nói theo tranh có thể là:

+ Trả lời cho câu hỏi: Em nghĩ gì về hành động của người thợ săn? (không yêu loài vật; phá hoại môi trường thiên nhiên)

+ Trả lời cho câu hỏi: Vì sao em nghĩ như vậy? (Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;...)

- GV và HS nhận xét.

10.Củng cố. (3-4’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Dặn học sinh về nhà ôn bài và viết bài vào vở.

- HS đọc thầm đoạn văn.

- HS từ khó vào bảng con. tiếng, kiến, nhanh, xuống, nước.

- Cả lớp viết bài vào vở.

- HS đổi vở cho nhau soát lỗi chính tả.

- HS đọc thầm bài Kiến và chim bồ câu

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần ân, ăng, oat, oât.

- Từng HS nêu từ ngữ.

- Một số HS đánh vần, đọc trơn.

- Lớp đọc đồng thanh một lần.

- HS quan sát tranh nói về Việc làm của người thợ săn.

- HS trả lời câu hỏi theo tranh.

- HS quan sát tranh hoạt động theo n

 + Chim hót đánh thức em vào mỗi buổi sáng; Chim là bạn của trẻ em; Chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng;...

- HS nhắc lại nội dung của bài.

………………………………………………………………………………………………………….

                        Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt            Câu chuyện của rễ

 

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS:

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc: đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: đức tính khiêm nhường; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ:

   1.Giáo viên:

- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Câu chuyện của rễ; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy

   2.Học sinh:

- SGK, bảng con, VBT, vở tập viết.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ôn và khởi động. (4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài hoc đó.

* Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Cây có những bộ phận nào?

b. Bộ phận nào của cây khó nhìn thấy? Vì sao?)

- GV gọi các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

   + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Câu chuyện của rễ.

   + Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tên bài thơ và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản.

2. Đọc. (24-25’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- GV cho HS đọc từng dòng thơ

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (sắc thắm, trĩu, chồi, khiêm nhường, lặng lẽ).

- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (sắc thắm: màu đậm và tươi (thường nói về màu đỏ); trĩu: bị sa hoặc cong oằn hẳn xuống vì chịu sức nặng (quả trĩu cành nghĩa là quả nhiều và nặng làm cho cành bị cong xuống) (GV nên dùng hình minh hoạ); chồi: phần ở đầu ngọn cây, cành hoặc mọc ra từ rễ, về sau phát triển thành cành hoặc cây (GV nên dùng hình minh hoạ); khiêm nhường: khiêm tốn, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác).

- GV hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

- Gọi một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- Gọi  từng HS đọc cả bài thơ

3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẩn với nhau. (4-5’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng thơ.

- GV cho HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ).

- HS nhắc lại bài tiết trước

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm.

+ Một số HS trả lời câu hỏi.

- HS bổ sung thêm.

- HS đọc thầm bài thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần

- HS đọc CN- ĐT

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần

- HS đọc từng khổ thơ

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ  thơ.

- HS lắng nghe.

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ,

- HS nhận xét.

- HS đọc cả bài thơ

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- Cả lớp tìm tiếng cùng vần với nhau.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- Từng HS trình bày kết quả.

(cành - xanh; lời - đời; bé - lẽ).

- HS nhận xét.

- Vài HS nhắc lại.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4.Trả lời câu hỏi. (9-10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. (a. Nhờ có rễ mà hoa, quả, lá như thế nào? b.Cây sẽ thế nào nếu không có rễ? c.Những từ ngữ nào thể hiện sự đáng quý của rễ?)

- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh); b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ)

5.Học thuộc lòng. (9-10’)

- GV treo bảng phụ hai khổ thơ cuối lên bảng.

- GV gọi một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

6.Nói về một đức tính em cho là đáng quý. (9-10’)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, mỗi HS nêu ý kiến của mình.

-Gọi  một số HS nói trước lớp.

- GV và HS nhận xét, đánh giá. Cần tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến riêng của từng cá nhân.

7. Củng cố. (4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi.

- Từng học sinh trả lời.

a. Rễ chìm trong đất để cho hoa nở đẹp, quả trĩu cành, lá biếc xanh; b. Nếu không có rễ thì cây chẳng đâm chồi, chẳng ra trái ngọt, chẳng nở hoa tươi; c. khiêm nhường, lặng lẽ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

- HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

- HS thảo luận nhóm nói về một đức tính.

- Một số HS nói trước lớp.

- 1HS nhắc lại nội dung của bài.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học

..................................................................................................................

Tiết 3: Toán            Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Que tính, mô hình.

HS: Đồ dùng học toán 1

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 2

TG                                                        

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4’

1.    Hoạt động 1:  Khởi động.

-2 HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính trên bảng. Lớp làm bảng con.

+ HS 1: 65 – 5

+ HS 2: 97 – 6

- GVNX

- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.

28’

2.  Hoạt động 2: Luyện tập

Bài 1: Tìm số thích hợp theo mẫu.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài.

a) 35 – 2 = ? (Bài mẫu).

- GV hỏi:  35 – 2 ta có thể lấy 35 – 1 mấy lần?

- Gv hướng dẫn HS  thực hiện

- Gọi HS nhắc lại cách tính.

b) 18 – 3 = ?

- Tương tự bài mẫu, để thực hiện được 18 – 3 ta lấy 18 trừ 1 mấy lần?

- Yêu cầu HS nêu cách tính. Gọi một vài HS nhắc lại.

- HS thực hiện

- Nhận xét

c) 16 – 4 = ?

- HS tự làm.

- GV nhận xét: Khi thực hiện tính nhẩm các phép tình trừ đơn giản, ta có thể trừ dần 1 để tìm kết quả.

Bài 2: Đúng hay sai?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi tự đặt tính và giải thích vì sao điền Đ, S?

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

Bài 3: Hai phép tính nào có cùng kết quả?

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính, tìm các phép tính có cùng kết quả.

- GV hướng dẫn HS nối các phép tính cùng kết quả với nhau.

- GV nhận xét.

Bài 4:

- GV nêu bài toán.

- Hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài.

- Để tìm số bạn thỏ, ta làm phép tính gì?

- Gọi HS đặt lời giải.

- GV nhắc lại các bước. (lời giải, phép tính, đáp số)

- HS tự thực hiện bài vào vở.

- Nhận xét.

- HS theo dõi

- HS trả lời: 35 – 2 ta có thể lấy 35 – 1 hai lần.

35 – 1 = 34, 34 – 1 = 33.

- HS nhắc lại.

- HS trả lời: 18 – 3 ta lấy 18 trừ 1 ba lần.

- HS nêu: 18 – 1 = 17, 17 – 1 = 16, 16 – 1 = 15. Vậy 18 – 3 = 15

- HS thực hiện.

- HS theo dõi.

- HS làm bài.

- HS theo dõi

- HS nêu

- HS thực hiện

- Đại diện nhóm trình bày:

a) Đ

b) S (sai khi trừ ở hàng chục)

c) S (sai ở đặt tính)

d) Đ

- HS theo dõi.

- HS nêu

- HS tự thực hiện

- HS nối:

98 – 3 = 96 – 1

66 – 5 = 65 – 4

77 – 7 = 76 - 6

- HS theo dõi.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

+ Có 18 bạn rùa và thỏ, rùa 8 bạn.

+ Tìm số bạn thỏ.

- HS theo dõi.

- Ta thực hiện phép trừ: 18 – 8

- HS đặt lời giải: Số bạn thỏ có là:

- HS nhắc: (lời giải, phép tính, đáp số).

- HS thực hiện

Bài giải:

    Số bạn thỏ có là:

         18 – 8 = 10 (bạn thỏ)

Đáp số: 10 bạn thỏ.

- HS thực hiện.

- Hs theo dõi.

3’

 4: Củng cố, dặn dò

- NX chung giờ học

- Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Xem bài giờ sau.

 

………………………………………………………………………….

Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm : Em tham gia các hoạt động xã hội

I. MỤC TIÊU:HS có khả năng

      - Biết được những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổ;

      - Có ý thức trách nhiệm với xã hội; biết yêu thương, chia sẻ với mọi người;

     - Tích cực tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi;

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Thiết bị phát nhạc, bài hát “Sức mạnh của nhân đạo” ( sáng tác Phạm Tuyên) hoặc một số bài hát về hoạt động xã hội phù hợp với HS lớp 1. Học sinh: Thẻ có 2 mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

5’

1.    KHỞI ĐỘNG

GV mở thiết bị phát nhạc bài hát “sức mạnh của nhân đạo”.

- HS nghe, nhún nhảy theo nhạc.

25’

2.    KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của một số hoạt động xã hội và xác định những hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

? Những hoạt động xã hội trong tranh đem lại lợi ích gì?

? Ở lứa tuổi các em có thể tham gia hoạt động xã hội nào?

? Khi tham gia các hoạt động xã hội em cảm thấy như thế nào?

GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

 

- HS thảo luận N4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Những hoạt động này đem lại lợi ích như giúp chia sẻ khó khăn với những người được giúp đỡ, dọn vệ sinh, nhổ cỏ… sẽ góp phần làm đẹp, giữ gìn khu di tích.

- Em có thể tham gia các hoạt động như tặng sách, truyện, quần áo cũ, quyên góp tiền để ủng hộ bạn nghèo, nhặt cỏ, rác ở khu di tích…

- Khi tham gia các hoạt động xã hội em cảm thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn.

9’

Hoạt động 2: Chia sẻ những hoạt động xã hội em biết hoặc tham gia.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2 để trả lời câu hỏi;

? Đã bao giờ em giúp đỡ người khác chưa? Đó là việc gì?

? Khi đó em cảm thấy thế nào?

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp;

+ Yêu cầu cá nhân HS xung phong chia sẻ trước lớp những điều đã chia sẻ với bạn cùng bàn.

+ Mời các bạn khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS thảo luận, chia sẻ theo nhóm 2:

- Nêu những việc đã từng làm để giúp đỡ người khác như: tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường, mua tăm tre ủng hộ người mù, quyên góp tiền ủng hộ vùng lũ lụt….

- chia sẻ cảm xúc của mình: em vui vì đã giúp được người khó khăn hơn mình, cảm thấy tự hào vì bản thân đã làm được những việc có ích…

- HS chia sẻ cá nhân trước lớp

- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

2’

Củng cố - dặn dò

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

-HS lắng nghe

……………………………………………………………………….

                  Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt         Câu hỏi của sói

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS:

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc: đúng và rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý mọi người và sự quan tâm, cảm thông giữa con người và con người trong cuộc sống; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II.CHUẨN BỊ:

  1. Giáo viên:

- GV nắm được đặc điểm của truyện ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nói về việc đời, nhằm thể hiện những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống; nắm được nội dung của VB Câu hỏi của sói, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (ngái ngủ, van nài, nhảy tót, gảy gổ) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

2. Học sinh: - SGK, bảng con, VBT, vở tập viết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ôn và khởi động. (4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về điểu thú vị học được từ bài học đó.

* Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

a. Các con vật trong tranh đang làm gì?

b.Em thấy các con vật này thế nào?

- Gọi các HS khác có thể bổ sung

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Câu hỏi của sói. Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của văn bản.

* Chú ý đến quan hệ giữa các con vật thể hiện qua hai bức tranh khác nhau (bức tranh vẽ cảnh các con vật rất vui vẻ với nhau và bức tranh vẽ sói trông rất hung dữ, còn sóc trông rất sợ hãi).

2. Đọc. (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS đọc câu

   

- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS như van nài, lúc nào, lên, buồn.

- GV luyện HS đọc những câu dài. (VD: Một chú sóc/ đang chuyền trên cành cấy/ bỗng trượt chân/ rơi trúng đầu lão sói đang ngái ngủ; Còn chúng tôi/ lúc nào cũng vui/ vì chúng tôi/ có nhiều bạn tốt.)

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn

     + GV chia VB thành 2 đoạn (đoạn: 1: từ đầu đến rồi tôi sẽ nói, đoạn 2: phần còn lại).

- Gọi một số HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.

      + GV giải thích nghĩa một số từ ngữ khó trong bài (ngái ngủ: chưa hết buồn ngủ hoặc chưa tỉnh táo hẳn sau khi vừa ngủ dậy; van nài: nói bằng giọng khẩn khoản, cầu xin; nhảy tót: nhảy bằng động tác rất nhanh lên một vị trí cao hơn; gây gổ: gây chuyện cãi cọ, xô xát với thái độ hung hãn).

- GV đọc toàn VB.

- GV gọi  1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB.

- GV đọc toàn VB và chuyển sang phần trả lời câu hỏi.

- HS nhắc lại tên bài tiết trước.

- HS quan sát tranh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.

 + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm bài.

- HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- HS đọc CN- ĐT

+ HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

- HS đọc đoạn

+ Một số HS đọc nối tiếp từng trước lớp (2- 3 lượt).

- HS lắng nghe

+ HS đọc đoạn theo nhóm (nhóm đôi).

- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả VB.

 

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a.Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?

b. Sói hỏi sóc điều gì?

c.Vì sao sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực?

- GV cho HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời. (a. Khi đang chuyển trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói; b. Sói hỏi sóc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào củng thấy buồn bực; c. Sói lúc nào củng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.)

* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. (18-20’)

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.)

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đẩu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.

a. Khi đang chuyển trên cành cây, sóc trượt chân rơi trúng đầu lão sói.

 b. Sói hỏi sóc vì sao họ nhà sóc cứ nhảy nhót vui đùa suốt ngày, còn sói thì lúc nào củng thấy buồn bực.

c. Sói lúc nào củng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.

- HS làm việc nhóm

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS viết câu trả lời đúng ở mục c vào vở. Sói lúc nào cũng cảm thấy buồn bực vì sói không có bạn bè.

- HS để vở lên bàn.

..................................................................................................................

Tiết 3: TNXH           Ăn uống hàng ngày

I.               MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

-        Nói được tên các bữa ăn chính trong ngày; nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe.

-        Nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Nói được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh trong ăn, uống, nhận biết được sự cần thiết của việc thực hiện vệ sinh ăn, uống đối với sức khỏe.

-        Có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống đầy đủ, sạch sẽ, an toàn, có lợi cho sức khỏe, có kĩ năng ăn, uống đầy đủ và an toàn.

II.            CHUẨN BỊ

GV: Hình SGK phóng to (nếu ), giỏ đi chợ, mô hình các loại thức ăn, rau củ, quả (bằng nhựa),…

III. Các hoạt động dạy- học

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.Mở đầu: Khởi động

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’Ai nhanh? Ai đúng?’’  để vừa khởi động vừa ôn lại kiến thức về các bài trước: những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan.

- GV nhận xét, vào bài mới

2.Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu nội dung của hình

- GV từ đó rút ra kết luận: hằng ngày cần ăn đủ 3 bữa chính (lưu ý  thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng hoặc đầu bữa chiều).

Yêu cầu cần đạt: HS kể được tên các bữa ăn trong ngày.

3. Hoạt động thực hành

-GV cần điều kiện để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về những nội dung thể hiện ở các hình trong SGK

-GV cho HS thảo luận nhóm, dán tranh theo nhóm, lên trình bày

- GV nhận xét, góp ý

- GV nhấn mạnh những thói quen ăn, uống tốt có lợi cho sức khỏe; ăn đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm, ăn đủ no, ăn đúng giờ, uống đủ nước và giữ gìn vệ sinh ăn uống để HS nhớ và có ý thức tự giác thực hiện.

Yêu cầu cần đạt: HS biết và nói được những việc nên và không nên làm để thực hiện ăn, uống đầy đủ hợp lí. HS có ý thức tự giác, ăn uống đầy đủ đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

3. Hoạt động vận dụng

- GV cho HS chơi trò chơi chọn thực đơn cho ba bữa trong ngày.

- GV  cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm thảo luận và chọn thực đơn cho ba bữa ăn trong ngày, tiếp theo sử dụng giỏ đi chợ và chọn thức ăn cho ba bữa trong ngày. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu về các loại thức ăn, đồ uống mà nhóm mình đã chọn cho bữa tối và lí do vì sao nhóm mình lại chọn chúng, các bạn ở dưới sẽ nhận xét xem thực đơn mà nhóm trên bảng lựa chọn đã hợp lí và tốt cho sức khỏe chưa (có đủ chất và phù hợp với bữa tối không,…), phần trình bày có rõ ràng mạch lạc và hấp dẫn không,…

-GV là người quan sát và có những kết luận cần thiết sau phần trình bày của các nhóm.

Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn thực phẩm cho một bữa ăn đảm bảo sức khỏe.

4.    Đánh giá

-GV yêu cầu HS kể được tên các bữa ăn chính trong ngày, nêu được tên một số thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe, biết lên thực đơn một bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe.

5.    Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS tự lên thực đơn 3 bữa ăn trong ngày.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình trong SGK

-  HS thảo luận nhóm

- HS lắng nghe

- HS  bày tỏ ý kiến, thái độ của mình

- HS thảo luận nhóm

- HS lắng nghe

HS lắng nghe

-        HS tham gia trò chơi

-        HS chơi theo nhóm

-        Các nhóm theo dõi nhóm bạn

-        HS lắng nghe kết luận của GV

- HS lắng nghe

…………………………………………………………………………..

                        Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt          Câu hỏi của sói

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17-18’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh, (a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây; b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và nói nội dung tranh theo các từ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- GV và HS nhận xét.

- HS làm việc nhóm chọn từ ngữ phù hợp.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

a. Mấy chú chim sẻ đang nhảy nhót trên cành cây

b. Người nào hay gây gổ thì sẽ không có bạn bè.

- HS nhắc lại các câu hoàn chỉnh.

- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- HS làm việc theo nhóm nói theo tranh

- Một số HS trình bày bài kết quả nói theo tranh.

- HS nhận xét.

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết. (14-15’)

- GV đọc to cả đoạn văn. (Sói luôn thấy buồn bực vì sói không có bạn bè. Còn sóc ỉúc nào cũng vui vẻ vì sóc có nhiều bạn tốt.)

- GV lưu ý HS một sò vấn đề chính tả trong đoạn viết:

   + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đẩu câu, kết thúc câu có chấm.

   + Chữ dễ viết sai chính tả: sói, sóc, vui vẻ,...

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Sói luôn thấy buồn bực/ vì sói không có bạn bè./ Còn sóc/ lúc nào cũng vui vẻ/ vì sóc có nhiều bạn tốt). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần.

- GV đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

 + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cẩu HS rà soát lỗi.

 + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Chọn dấu thanh phù hợp thay cho chiếc lá. (9-10’)

- GV sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ.

- GV gọi một số HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

- Gọi một số HS đọc to các từ ngữ.

- Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

9. Giải ô chữ. Đi tìm nhân vật. (5-6’)

- GV gọi HS đọc từng câu đố.

- GV hướng dẫn HS giải đố và viết vào vở.

- Tên nhân vật cần tìm xuất hiện ở cột dọc là SÓC.

 

- GV cùng HS nhận xét.

10.Củng cố. (3-4’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.

 

- 3 học sinh đọc lại đoạn văn trên bảng.

- HS viết bảng con. sói, sóc, vui vẻ,...

- HS viết chính tả vào vở.

              

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

- HS để vở lên bàn giáo viên kiểm tra.

- HS nhắc lại yêu cầu.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm dấu thanh phù hợp.

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết

quả trước lớp.

- 3 học sinh đọc các từ ngữ.

- Từng HS đọc từng câu đố.

- HS viết kết quả giải đố vào vở.

1. Chim sâu

2. Chó

3. Cú mèo

- HS nêu ý kiến về bài học

.................................................................................................................

 Tiết 3: Toán           Phép trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Que tính, mô hình.

HS: Đồ dùng học toán 1

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 3

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4’

1.  Khởi động.

-Gọi HS thực hiện tính nhẩm:

+ HS 1: 67 – 4

+ HS 2: 55 – 2

+ HS khác nhận xét, nêu cách tính.

- GVNX

- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi

24’

2. Luyện tập – thực hành

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- GV cho HS nêu yêu cầu bài.

- Nhắc HS chú ý đặt thẳng cột.

- Lớp thực hiện bảng con.

- Nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

Bài 2: Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tự thực hiện phép cộng, trừ theo sơ đồ và tìm số thích hợp điền vào mỗi ô.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

Bài 3: Diều nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 55?

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV cho HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính.

- Gọi HS trình bày.

- GV hỏi: Diều nào có kết quả lớn hơn 55?

- GV nhận xét.

Bài 4:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV nêu bài toán.

- Hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Để tìm số quả còn lại, ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS tính và điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.

- GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu

- HS theo dõi.

- HS làm bài.

- HS theo dõi.

- HS nêu: Tìm số thích hợp điền vào mỗi ô trống.

- HS thực hiện nhóm

- Đại diện nhóm trình bày:

a) 57, 53

b) 49, 42

- HS theo dõi.

- HS nêu

- HS thực hiện

- HS trình bày:

59 – 2 = 57, 59 – 6 = 53

59 – 9 = 50, 58 – 3 = 55

- HS trả lời:  Diều màu vàng có kết quả lớn hơn 55.

- HS theo dõi.

- HS trả lời: Bài tập yêu cầu điền phép tính vào ô trống cho phù hợp.

- HS theo dõi.

- HS trả lời:

+ Cây dừa có 48 quả, hái xuống 5 quả.

+ Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả?

- Ta thực hiện phép trừ: 48 – 5

- HS thực hiện: 48 – 5 = 43

- HS theo dõi.

- HS theo dõi.

       7’

3. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trò chơi: Lấy đồ chơi nào?

- Gv nêu cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 6 bạn, khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm nhận được ở trên mặt xúc xắc. Lấy 49 trừ đi số nhận được. Lấy đồ chơi ghi số bằng kết quả phép tính. Trò chơi kết thúc khi lấy được 6 đồ chơi.

- Tổ chức cho HS chơi

- GV nhận xét trò chơi.

- NX chung giờ học

* Dặn dò:

- HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Xem bài giờ sau.

- HS chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

..................................................................................................................

Tiết 4: TN&XH                 Ăn uống hàng ngày

 

Tiết 2

1.Mở đầu: Khởi động

-GV cho HS chơi trò chơi truyền tin. Các câu hỏi trong hộp tin có nội dung liên quan đến các kiến thức đã học ở tiết 1.

2.    Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình từ đó rút ra được lợi ích của việc, ăn uống đầy đủ.

-GV nhận xét các nhóm

-GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ. Ăn, uống đầy đủ giúp em lớn dần lên, phát triển cân đối, có sức khỏe để học tập, vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao.

Hoạt động 2

-GV tổ chức cho HS quan sát tranh và trao đổi để tìm ra các lí do  khiến Minh bị đau bụng từ đó rút ra được kết luận: ‘’Ăn, uống an giàn giúp chúng ta khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật’’.

-GV nhận xét, đánh giá

-GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được một số nguyên nhân gây đau bụng có liên quan đến việc ăn, uống chưa đảm bảo vệ sinh (hàng rong), dùng tay bẩn lấy đồ ăn,… từ đó nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện vệ sinh ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

3.    Hoạt động thực hành

- GV tổ chức hoạt động nhằm giúp HS củng cố, tập hợp lại các việc làm, thói quen đảm bảo việc ăn, uống đầy đủ, an toàn.

- Ở hình HS rửa hoa quả, GV  đưa ra một tình huống: gọi 3 HS ở dưới lớp lên, đưa cho mỗi em một quả táo và nói: “Con ăn đi’’.

-GV cùng cả lớp sẽ theo dõi phần xử lí của 3 HS trong tình huống trên và nhận xét, từ đó đi đến kiến thức.

-        GV nhận xét, kết luận

Yêu cầu cần đạt:HS kể được tên các việc làm và biết cách thực hành ăn, uống sạch sẽ, an toàn.

Hoạt động vận dụng

-GV  đưa ra tình huống: 1 gói bánh còn hạn sử dụng, quả cam bị mốc, một bắp ngô có ruồi đậu, yêu cầu HS lựa chọn ra các loại thức ăn, đồ uống an toàn theo ý mình và giải thích vì sao lại lựa chọn hoặc không lựa chọn các loại thức ăn, đồ uống đó.

-HS nói với bạn về cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống, thảo luận

- GV nhận xét, góp ý

- GV giúp HS để rút ra được cách lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn: Đầu tiên, với gói bánh cần phải xem hạn sử dụng trước khi ăn, bắp ngô thấy có ruồi bâu mất vệ sinh không được ăn ( còn bị ôi thiu). Qủa cam bị mốc có màu sắc khác lạ thì không được ăn.

-GV nhấn mạnh: để đảm bảo an toàn trong ăn uống, trước khi ăn bất cứ thức ăn, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, đồ uống nào cần chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá độ an toàn của chúng qua màu sắc, mùi vị,… và cần tập thành thói quen.

Yêu cầu cần đạt: HS nói được cách mình và người thân đã làm để lựa chọn thức ăn, đồ uống an toàn, từ đó hình thành cho mình các kĩ năng sử dụng các giác quan để kiểm nghiệm thực phẩm an toàn, sạch.

4.    Đánh giá

-HS nêu được lợi ích của việc ăn, uống đầy đủ, nêu được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, có ý thức tự giác thực hiện việc ăn, uống an toàn có lợi cho sức khỏe.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi:

+Minh và mẹ Minh đang làm gì? (xem chương trình dự báo thời tiết).

+Tivi đã nói gì về thời tiết ngày mai? (trời nóng).

+Mình đã nói gì với mẹ?

+Bạn nào đã biết theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục và đồ dung, ăn uống phù hợp,… như Minh?

-        GV kết luận

5.    Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS xem trước bài Vận động và nghỉ ngơi.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-        HS quan sát hình trong SGK

-        HS thảo luận và trình bày

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh và trao đổi

- HS trả lời

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

-        HS thực hành theo yêu cầu của SGK và GV

-        HS xử lý hình huống

-        HS nhận xét bạn

-        HS lắng nghe

-        HS theo dõi

-        HS lựa chọn và chia sẻ với bạn

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

- HS lắng nghe

-        HS nêu và lắng nghe

-        HS quan sát hình tổng kết cuối bài và thảo luận để trả lời các câu hỏi

-        Đại diện nhóm trình bày

-        Nhóm khác nhận xét, bổ sung

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

-        HS nhắc lại

…………………………………………………………………………..

Tiết 6: Đạo đức         Thực hành kĩ năng giữa HKII

Tiết 7: Hoạt động trải nghiệm 

Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần

                        Lập kế hoạch tuần tới

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

- GDHS chủ đề THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

- Biết thu gom 1 số rác thải có thể tái chế  như giấy loại, chai nhựa, lon bia để mang đến lớp.

- Hiểu được ý nghĩa của việc mình làm: tham gia kế hoạch nhỏ là trách nhiệm của mỗi HS đối với cộng đồng, với tập thể lớp, trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

GV : Kế hoạch tuần 28 HS: Chai nhựa, giấy loại….

III. Các hoạt động dạy – học:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1 phút

14 phút

           

8 phút

10 phút

2 phút

1.Ổn định tổ chức:

- GV  mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

+ Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

- Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện.

- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

3. Sinh hoạt theo chủ đề

GV nêu một số câu hỏi để HS hiểu đc ý nghĩa việc làm;

? Hôm trước cô giáo dặn các em chuẩn bị một số phế liệu để tham gia chương trình kế hoạch nhỏ, các em đã mang đến chưa?

? Việc thu gom rác thải mang lại lợi ích gì?

? Các em có biết số tiền từ kế hoạch nhỏ dùng để làm gì không?

ĐÁNH GIÁ

a)    Cá nhân tự đánh giá

-GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các  độ dưới đây:

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có tham gia hoạt động “ Em làm kế hoạch nhỏ” ở lớp, ở trường hay không.

- Thái độ tham gia có tích cực, tự gác, hợp tác, có trách nhiệm,… hay không.

- GV giúp đỡ các nhóm khi ầần thiết.

 

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.

4.Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

 

-HS hát một số bài hát.

-Các tổ  trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

-  HS nghe.

- Các tổ thực hiện theo.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- Tổ trưởng lên báo cáo.

- HS trả lời.

- góp phần bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các chương trình công tác của Đội.

-Tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu dưới đây:

+ Biết được các hoạt động xã hội em có thể tham gia.

+ Tham gia hoạt động em làm kế hoạch nhỏ ở lớp, ở trường.

-Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.

 -Cần cố gắng: Chưa thực hiện tốt các yêu cầu trên.

- HS trong nhóm đánh giá lẫn nhau dưới sự điều hành của nhóm trưởng.