In trang

kế hoạch bài dạy - lớp 3/1 - tuần 29
Cập nhật lúc : 15:29 28/03/2022

TUẦN 29

 

                                            Thứ hai ngày 4  tháng 4 năm 2022

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “BẰNG GÌ?”

 DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.

            - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

            - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?

2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng dấu hai chấm hợp lí    

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Gọi thuyền”:  Đặt và TLCH Bằng gì?

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT

 

-  Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (30 phút):

*Mục tiêu : - Tìm và nêu tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn.

                     - Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

                     - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?

*Cách tiến hành:

*Việc 1: Dấu chấm, dấu hai chấm

Bài 1:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.

- Gọi 1 HS đọc đoạn văn trong bài

-  Yêu cầu Hs N2-> chia sẻ.

+ Trong bài có mấy dấu hai chấm?
+ Vậy theo em, dấu hai chấm thứ nhất dùng để làm gì ?

+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để làm gì ?

 

+ Dấu hai chấm thứ 3 dùng để làm gì ?

- Qua bài tập, em thấy dấu hai chấm được dùng làm gì?
=> Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật  hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

Bài 2:

- Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong bài.

- GV giới thiệu đôi nét về nhà bác học Đác-uyn
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm 4 để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập.

 

 

- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu nhắc lại tác dụng của dấu chấm, dấu hai chấm

*Việc  2: Đặt và trả lời câu hỏi “Bằng gì?”

Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập (Bảng phụ ).

- Gọi 1 HS đọc các câu văn trong bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. Một HS làm bảng nhóm (Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì?  trong mỗi câu văn)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

 

 

*GV lưu ý đối tượng HS M1 đặt và trả lời được câu hỏi Bằng gì?

 

 

* HĐ nhóm đôi -> Cả lớp

 

- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

-  1 HS đọc đoạn văn trong bài.

- HS làm bài N2-> chia sẻ

+ Ba dấu hai chấm

+ Dùng để dẫn lời nói của nhân vật Bồ Chao

+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc.
+  Dấu hai chấm thứ 3 dùng để báo hiệu lời nói của Tu Hú.
- HS trả lời

- Nghe.

 

 

* Nhóm 4 -> Cả lớp

- 2 HS đọc đoạn văn trong bài.

- HS nghe

 

- HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm bàn để điền dấu câu phù hợp (bằng bút chì) vào các ô trống của đoạn văn trong vở bài tập. Một nhóm điền dấu câu vào các ô trống của đoạn văn ghi trên phiếu.
- HS thống nhất đáp án, chia sẻ:

* Đáp án: 1. dấu chấm, 2. dấu hai chấm, 3. dấu hai chấm

 

- 2 HS nhắc lại

 

 

* Cá nhân -> Cả lớp

 

- HS đọc YC

- 1 HS đọc các câu văn trong bài.
-  HS làm bài vào vở bài tập.

- HS chia sẻ KQ

- HS thống nhất KQ -> chữa bài vào vở.

a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu củamình.

3. HĐ ứng dụng (1 phút):

- Ghi nhớ tác dụng của dấu hai chấm

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

 

- VN đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

 

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA X

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa X

- Viết đúng tên riêng : Đồng Xuân

- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:

                                        Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

                                Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Mẫu chữ hoa Đ, X, T  viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

+ 2 HS lên bảng viết từ:  Văn Lang ,... 

+ Viết câu ứng dụng của bài trước

         Vỗ tay cần nhiều ngón

        Bàn kĩ cần nhiều người.

- GV nhận xét, đánh giá chung

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: Chữ  càng đẹp, nết càng ngoan”

- Thực hiện theo YC

- Lớp viết vào bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương bạn

 

- Lắng nghe

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

 

 

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Đồng Xuân

=> Là tên của một chợ lớn ở phố cổ Hà Nội, cũng là tên một huyện của tỉnh Phú Yên

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Đồ dùng muốn bền thì phải có gỗ tốt chứ không phải có nước sơn đẹp. Con người có tính nết tốt đẹp còn hơn có ngoại hình đẹp. Câu ca dao muốn đề cao vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con

 

                  

+ Đ, X, T  

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết

- Học sinh quan sát.

 

- HS viết bảng con: Đ, X, T  

 

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

 

 

+ 2 chữ: Đồng Xuân

+ Chữ Đ, X, g cao 2 li rưỡi, chữ ô, n, u, â,  cao 1 li.

- HS viết bảng con: Đồng Xuân

 

- HS đọc câu ứng dụng.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- HS phân tích độ cao các con chữ

 

- Học sinh viết bảng: Tốt, Xấu

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa X

+ 1 dòng chữa Đ, T

+ 1 dòng tên riêng Đồng Xuân

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Chấm nhận xét một số bài viết của HS

- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

 

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……….……………………………………..

Tiết 4: Toán:   

TIẾT 160: LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

1. Kiến thức:  

- Biết tính giá trị của biểu thức số.

- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức và giải toán

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, .....

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

- TBHT điều hành

+ Nêu quy tắc tính giá trị của BT

+ Thực hành làm phần a, b BT1

 

 

 

- Chốt cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia chơi

         

- 1 HS nêu

a) (13829 + 20718) x 2 =  34547 x 2

                                      = 69094

b) (20354 – 9638 ) x 4 = 10716 x 4

                                = 42864  

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

 

2. HĐ thực hành (28 phút):

* Mục tiêu:

- Biết tính giá trị của biểu thức số.

- Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị.

* Cách tiến hành:

Bài 1c, d: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài – Trao đổi KT lại

- Gọi HS lên chia sẻ làm bài

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

=> GV củng cố lại cách tính giá trị biểu thức có chứa dấu trừ và nhân, chia

 

Bài 3:  (Cá nhân –  Lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS cá nhân

-> GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT

=> GV củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4:  (Nhóm 2 – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2

 => Gv củng cố về cách tính diện tích hình vuông

 

 

 

 

 

Bài  2: (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Yêu cầu HS  tự làm bài.

- GV kiểm tra từng HS

 

 

 

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân – Đổi chéo KT

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

c) 14523 – 24964 : 4 = 14523 - 6241

                                  =  8282

d) 97012 – 21506 x 4 = 97012 - 86024

                             = 10988

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ,  thống nhất KQ chung

* Dự kiến đáp án

Tóm tắt:

3 người nhận: 75000 đồng

2 người nhận: ...đồng?

Bài giải
Mỗi người nhận số tiền là:

75 000: 3 = 25 000(đồng)

Hai người nhận số tiền là:

25 000 x2  = 50 000(đồng)

              Đáp số: 50 000 đồng

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài nhóm 2 – Chia sẻ kết quả

* Dự kiến đáp án

                  Bài giải

     Đổi: 2dm 4cm = 24 cm

         Cạnh hình vuông là:

            24 : 4 = 6 (cm)

         Diện tích hình vuông là:

            6 x 6 = 36 (cm2)

                      Đáp số: 36 cm2

 

 

- HS làm bài cá nhân

* Dự kiến đáp án:

Số tuần lễ mà Hương học là:

         175 : 5 = 35 (tuần)

                      Đáp số: 35 tuần lễ

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Chữa lại các phép tính làm sai

- VN tiếp tục thực hiện giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………..

Tiết 5: Đạo đức

VỆ SINH TRƯỜNG LỚP,  NƠI CÔNG CỘNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được thế nào là nơi công  cộng.

- Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

- Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới

2. Kĩ năng: HS biết thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Tranh ảnh một số hoạt động giữ gìn VS trường lớp, nơi công cộng

- HS: VBT

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

 

- Kết nối bài học. Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- Lắng nghe – Ghi tên bài

2. HĐ Thực hành: (30 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh biết được thế nào là nơi công  cộng.

- Học sinh biêt giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

- Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới

- HS biết thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng bản thân

* Cách tiến hành:

Việc 1:  Thế nào là nơi công cộng?

- Giáo viên phát phiếu HT (các câu hỏi)

+ Nơi công cộng là những nơi nào?

+ Nêu ví dụ về những nơi công cộng mà em biết?

- GV: Các nơi công cộng là nơi có nhiều người qua lại, cần giữ gìn vệ sinh ở những nơi này để có môi trường trong sạch.

Việc 2:  Các việc làm thể hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

- Yêu cầu HS trả lời cá nhân các câu hỏi:

+ Em có nên vứt rác bừa bãi trong lớp học, trên sân trường không? Vì sao?

+ Đi chơi trên công viên, khi ăn quà bánh, em có nên vứt rác ở ngay mặt đường, thảm cỏ, bồn hoa không? Vì sao?

+ Vào bệnh viện, em có được khạc nhổ lung tung trên nền nhà không?

+ Kể tên các việc em có thể làm để giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

+ Vì sao em phải giữ vệ sinh nơi công cộng?

=>Kết luận: Nơi công cộng là trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị…, ta phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh và giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ.

+ Khuyến khích HS M1+ M2 chia sẻ

Việc 2 : Xử lí tình huống

- Giáo viên nêu các tình huống và chia các nhóm thảo luận để đóng vai

- TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp:

+ Tình huống 1: Em cùng bạn đi vệ sinh, đi tiểu xong, bạn em không dội nước và chạy vào lớp học

+ Tình huống 2: Trong giờ thủ công, sau khi hoàn thành xong sản phẩm, trống báo hiệu ra chơi, các bạn trong nhóm học tập của em chạy ùa ra không nhặt giấy vụn

+ Tình huống 3: Giờ ra chơi, em nhìn thấy 2 bạn học sinh ăn quà, xả rác

+ Tình huống 4: Vào công viên chơi, em thấy một nhóm các em nhỏ ăn sữa chua và vứt hộp xuống thảm cỏ

- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận, đóng vai để xử lí các tình huống đó

- Giáo viên nhận xét, chốt ý từng tình huống

 

=> GV nhận xét kết luận chung

* Nhóm 2 -  Lớp

- Nhận phiếu HT ->thực hiện theo YC

- HS chia sẻ -> thống nhất ý kiến

+ Nơi có nhiều người qua lại

+Trường học, bệnh viện, công viên, siêu thị…

- HS lắng nghe

 

 

 

* Cá nhân – Lớp

 

 

- HS chia sẻ cá nhân trước lớp

 

+ Không nên vì sẽ làm không gian nhếch nhác, bẩn thỉu

 

+ Không vì sẽ làm bẩn cảnh quan đẹp

 

 

+ Không vì  làm vậy rất mất vệ sinh

 

+ HS nối tiếp nêu

 

+ Giữ vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn hoá mới.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

* Nhóm 6 – Lớp

 

-  HS thảo luận để đóng vai và trình bày trước lớp

*Dự kiến cách giải quyết tình huống

+ Tình huống 1: Em nên nhắc nhở bạn dội nước sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong

+ Tình huống 2: Các em phải nhặt giấy vụn sạch sẽ rồi mới được ra chơi

 

 

 

+ Tình huống 3: Em nên nhắc 2 bạn đó nhặt rác

+ Tình huống 4: Em cần nhắc các em nhỏ: sau khi ăn quà xong, các em nên bỏ hộp sữa vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung

- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .

- Lắng nghe giáo viên  nhận xét , chốt ý .

- HS lắng nghe

 

 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

 

 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Thực hiện giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng

- VN tuyền truyền mọi cùng thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………………….

                                                              Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022

 

 

Tiết 1,2:                                                    Anh văn                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

.................................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP LÀM VĂN:

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK)

- Viết được một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại việc làm trên.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS: - Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.

            - Đảm nhận trách nhiệm

            - Xác định giá trị

            - Tư duy sáng tạo.

*GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần gợi ý, tranh ảnh về bảo vệ môi trường

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng

- Lớp hát bài  “ Cái cây xanh xanh”

- Nêu nội dung bài hát

 

- Mở SGK

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu:

- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK)

- Viết được một đoạn văn ngắn (7- 10 câu) kể lại việc làm trên.

*Cách tiến hành:

 HĐ 1 : Nói về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường

Bài 1:  Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp

Bài 1:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

 

+ GV đưa bảng phụ có sẵn gợi ý

- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường .

- GV cho HS nói đề tài của mình.

- GV nhắc HS có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghiã bảo vệ môi trường ( ngoài gợi ý trong SGK).

- GV cho HS kể theo nhóm 4

 

- GV cho HS thi kể

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

+ GV đánh giá

* Giáo dục BVMT: Môi trường sống xung quanh chúng ta đang ngày càng ô nhiễm. Cần bảo vệ môi trường bằng các việc làm thiết thực.

Lưu ý: Khuyến khích  M1+M2 chia sẻ nội dung học tập trong nhóm

HĐ 2Viết đoạn văn kể lại việc làm trên

Bài 2: Cá nhân -> cả lớp

- Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

- GV nhắc HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu).

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp.

- GV và lớp nhận xét về thông báo: cách dùng từ, sử dụng dấu câu,...

- Giáo viên tuyên dương, khen ngợi.      

  *Lưu ý: Khuyến khích Hs M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ.

 

 

 

 

- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập -> lớp đọc thầm theo .

+1 HS đọc các gợi ý a và b.

- HS  QS, lắng nghe

 

- HS nói tên đề tài mình chọn kể.

- HS nghe

 

 

- HS từng nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.

+ Một số HS thi kể trước lớp.

- Cả lớp nhận xét.

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

-  Hs nêu yêu cầu bài

 

- Lắng nghe.

 

-  Hs viết bài vào vở BT

+ Hs  nhận xét, chia sẻ, bổ sung

 

- HS đọc  lại đoạn văn trước lớp

- Bình chọn viết tốt nhất

 

- Lắng nghe

3. HĐ ứng dụng (1 phút) :

4. HĐ sáng tạo  (1 phút) :

- Tiếp tục hoàn thiện bài viết

- VN tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………..

Tiết 4:Toán

TIẾT 161: KIỂM TRA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức chủ yếu của học sinh về: Đọc viết số có năm chữ số, tìm số liền sau của số có năm chữ số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong nhóm số đã cho

- Thực hiện tính cộng trừ, nhân, chia số có năm chữ số.

- Biết giải toán có đến hai phép tính.

2. Kĩ năng:  Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Phiếu kiểm tra

- HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Nêu nội quy của tiết kiểm tra

 

- TBHT kiểm tra

- Lắng nghe

3. HĐ kiểm tra (30 phút)

* Mục tiêu:

- Kiểm tra kiến thức chủ yếu của học sinh về: Đọc viết số có năm chữ số, tìm số liền sau của số có năm chữ số, xác định số lớn nhất, bé nhất trong nhóm số đã cho

- Thực hiện tính cộng trừ, nhân, chia số có năm chữ số.

- Biết giải toán có đến hai phép tính.

* Cách tiến hành:

- YC HS làm bài kiểm tra

●       Dự kiến đề bài

 

 

 

 

 

Bài 1: Đọc các số sau:

86 030; 42 980; 54678; 78903.

 

 

 

Bài 2: Đặt tính rồi tính

55739 + 20446         12928 x 3

17482- 9946             15250 : 5      

 

 

 

 

 

                     

 

 

 

Bài 3: Tính giá trị biểu thức

    (16452- 9946) : 2 =                              

    23 432 + 14531  2 =

 

 

Bài 4:  Cửa hàng có 236 m vải. Đã bán được  số mét vải. Hỏi cửa hàng bán còn lại bao nhiêu mét vải?

 

 

- Thu bài làm của HS

 

Biểu điểm + Đáp án:

+ Bài 1: 1 điểm

+ Bài 2: 4 điểm

Mỗi phép tính đúng cho 1 điểm

+ Bài 3 : 2 điểm

+ Bài 4: 3 điểm

Bài 1:

86 030: Tám mươi sáu ngàn không trăm ba mươi.

42 980: Bốn mươi hai ngàn chin trăm tám mươi.

Bài 2:

55739 + 20446         12928 x 3

   53739                    12928

+ 20446               x       3

   74185               38784

 

17482 -  9946           15250 : 5

       17482                15250    5

  +   9946                 02        3050

     27428                    25

                                    00

                                     0

Bài 3:

    (16452- 9946) : 2 =  6506 : 2

                                 =  3253                            

  23432 + 14531  2 = 23432 +29062

                                  =  52494

                  Bài giải

Số mét vải đã bán là:

222 : 3 = 74 ( m)

Còn lại số m vải là:

222 – 74 = 148 ( m)

                           Đáp số : 148 m

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Chuẩn bị cho bài ôn tập tiết sau

- VN tiếp tục thực hiện tự ôn tập các kiến thức

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………..

Tiết 5: Tin                                                                   

  (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

        

……………………………………………

Tiết 6: Tiếng Việt*:                                                                          

Ôn luyện

 

I. Mục tiêu:

- Luyện đọc bài tập đọc

- Làm bài tập hiểu nội dung bài.

II. Đồ dung dạy học: VTH

III. Hoạt động dạy và học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. Giới thiệu và ghi đề:

2. Luyện đọc:

-Giáo viên đọc mẫu

- Luyện đọc câu

 

 

 

 

 

3. Bài tập:

Chọn câu trả lời đúng:

a) Chú chim sâu được nghe họa mi hót ở đâu?

b) Vì sao chú chim sâu muốn trở thành họa mi?

c) Chim bố nói gì với chim con?

d) Sự việc gì đã xảy ra với chim saau sau đó?

e) Vì sao cậu bé thả cho chim bay đi?

g) Trong bài văn, các dấu hai chấm được dung làm gì?

h) Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?

- Theo dói, giúp đỡ học sinh.

- Nhận xét, biểu dương.

4. Củng cố- dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị tiết sau.

- Mỗi em đọc mỗi câu

- Đọc từ khó: Phụng phịu, ngạc nhiên, trong vườn

- Đọc đoạn: Mỗi em đọc mỗi đoạn (2 đoạn)

- Đọc theo nhóm đôi

- Đọc đồng thanh đoạn 2

- Đọc toàn bài

 

 

a) Ở trong rừng.

b) Vì nó muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý.

c) Nười ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót.

d) Trời bão, chim sâu bị gió thổi, một cậu bé bắt được.

e) Vì bố cậu khuyên hãy thả loài chim sâu có ích.

g) Dùng để dẫn lời nói của nhân vật.

h) Trời đầy dông bão.

- Một số em trình bày bài làm của mình.

- Nhận xét.

  

.……………………………………………

Tiết 7: Toán*:                                    

ÔN CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

 

I. Mục tiêu:

  - Giúp học sinh chia được số có năm chữ số cho số có một chữ số.

II. Các hoạt động dạy:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 A. Bài mới:

    1. Giới thiệu:

    2.  Thực hành:

       Bài 1: Tính:

          1850   4                 21421   3    

       
       

                         33686  4        

                                                                              

   - Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?

 

 

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

        10600  :  5                       24903   :   6

                           30175   :   7  

   Bài 3: Hs đọc đề

       Tóm tắt:

          Đường và bột      :          10848  kg

          Đường                 :           ¼  kg

          Mỗi loại               :……..ki-lô-gam?

        - Chấm 1 số vở, nhận xét.

  

3. Củng cố, dặn dò:

    Về nhà xem lại bài.

- Hs đọc yêu cầu.

- Tính.

- 1 Hs lên bảng, cả lớp làm bảng con .

- Hs làm bảng nhóm .

- 2 Hs đọc đề

- 1 Hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.

- Hs chú ý lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

.……………………………………………

Tiết 8: Thủ công                               

 ÔN TẬP CHƯƠNG III - IV

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kỹ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản. 

* HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng gấp, cắt, dán giấy

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Các mẫu sản phẩm trong học kì II

- HS:  Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, hồ dán

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- Kiểm tra đồ dùng của HS

- Kết nối bài học – Giới thiệu – Ghi tên bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- HS ghi bài vào vở

2. HĐ thực hành (30 phút)

*Mục tiêu: Ôn tập, củng cố được kiến thức, kỹ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản. 

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

*Việc 1:  Giáo viên hướng dẫn HS ôn tập.

* Nội dung bài Ôn tập :

- GV YC HS nêu một số sản phẩm đã học, nhắc lại cách làm.

- Hướng dẫn ôn tập: làm một trong những sản phẩm thủ công đã học.

 

- Yêu cầu thực hành làm sản phẩm yêu thích.

- Trong quá trình HS làm bài thực hành,

- GV đến các bàn quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

*Việc 2:Trưng bày sản phẩm

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm .

 

*Việc 3: Đánh giá.

- Đánh giá sản phẩm của HS:

+ Hoàn thành tốt

+ Hoàn thành.

+ Chưa hoàn thành

- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm xong sản phẩm.

- Tuyên dương các em hoàn thành tốt.

 

 

 

- 3-5 HS nêu một số sản phẩm đã học, nhắc lại cách làm.

- HS quan sát một số mẫu sản phẩm thủ công đã học-> Nhắc lại cách làm.

- HS làm bài thực hành.

* HS khéo tay làm được một sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kỹ thuật.

 

 

 

 

 

- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm .

- HS đặt sản phẩm của mình lên bàn

- Đánh giá sản phẩm của bạn.

- Bình chọn HS có sản phẩm đúng các bước, đẹp và sáng tạo,...

3. HĐ ứng dụng (1 phút):

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Về nhà tiếp tục thực hiện làm các sản phẩm thủ công đã học

- Thực hiện trang trí và sáng tạo để sản phẩm thêm đẹp

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................................

 

………………………………………………….……………………………………………

                                                                       

                                                                        Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2022

 

Tiết 1: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

CÓC KIỆN TRỜI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế,... 

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.(TL được các câu hỏi cuối bài)

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,...

- Đọc phân vai được câu chuyện

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời)  gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.       1. Hoạt động khởi động (3 phút)

+ Đọc bài “Cuốn sổ tay"

2.      + Nêu nội dung bài.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét

- HS thực hiện

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (25 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc  đúng: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,...

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

* Cách tiến hành:

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc từng đoạn:

+ Đoạn 1: Giọng khoan thai

+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn (một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,...)

+ Đoạn 3: Giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+  Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra,/ chưa kịp nhìn địch thủ,/ đã bị Ong ở sau cánh cửa bay ra/ đốt túi bụi.// (...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

 

 

 

 

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời.(TL được các câu hỏi cuối bài)

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

 

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?

 

+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?

 

+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?

 

 

+ Sau cuộc chiến thái độ của ông Trời thay đổi như thế nào?

+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen?

+ Nêu nội dung chính của bài?

 

 

 

- GV nhận xét, tổng kết bài

* GDBVMT: Nếu thiên nhiên, hạn hán, lũ lụt do thiên nhiên (Trời) sinh ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường thì cũng phải gánh chịu các hậu quả đó. Vậy theo em, con người cần làm gì để hạn chế thiên tai?

- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

 

+ Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở

+ Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước,..)

+ Cóc một mình tiến tới, lấy dùi tróng đánh ba hồi trống. Trời nổi dậy sai Gà ra trị tội,...)

+ Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng,...

+ Có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí...

*Nội dung: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời

- HS lắng nghe

 

 

- HS lắng nghe, nêu các biện pháp (VD: trồng rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, ...)

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Biết đọc với giọng kể và phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật Cóc, Trời, người dẫn chuyện.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc của các nhân vật trong câu chuyện

- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2

 

 

 

 

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

 

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc phân vai: Cóc, người dẫn truyện, Trời

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................

Tiết 2: Toán:

TIẾT 162: ÔN TÂP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức: 

- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

     -  Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại ; Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm của dãy số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1; 2, 3 (a; cột 1 câu b), 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Phấn màu, bảng phụ

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động  (3 phút):

 

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên

bảng

 

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

 

- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở

2. HĐ thực hành (30 phút):

* Mục tiêu: 

- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

      - Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Củng cố đọc số

Bài 1: (Cá nhân – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

 

 

 

 

+ Nhận xét gì về dãy số trên phần a?

 

 

+ Nhận xét gì về dãy số trên phần b?

*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1 hoàn thành BT:

 

*Việc 2: Củng cố viết số

Bài  2:  (Cá nhân – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

-> GV gợi ý cho HS đối tượng M1  nhận biết đúng các hàng, các lớp trong số tự nhiên

 

 

 

*GV củng cố về cách đọc đúng các hàng, lớp và lưu ý đọc số tự nhiên có chứa chữ số 5.

Bài 3: (a, cột 1 ý b)  (Cá nhân- cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*Lưu ý khuyến khích để đối tượng M1 chia sẻ nội dung bài.

* GV chốt lại ý đúng

(Yêu cầu HS tìm ra chỗ sai để sửa).

 

 

Bài  4:  Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

 

 

 

 

 

 

- GV chốt kết quả, yêu cầu HS  nêu quy luật của dãy số

 

Bài 3 (cột 2 ý b) (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra riêng từng HS

 

 

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

+ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó

10 000 đơn vị

+ Số ứng với vạch liền sau lớn hơn số ứng với vạch liền trước nó 5000

đơn vị

- HS đọc lại các số trên tia số

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân (đọc nhẩm)

-> chia sẻ kết quả

* Dự kiến đáp án:

+ 36 982: Ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai.

+ 71 459: Bảy mươi mốt nghìn bốn trăm năm mươi chín.

+ 10 005:  mười nghìn không trăm linh năm. (...)

 

 

 

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi

- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả

* Dự kiến đáp án:

a) 9725 = 9000 + 700+ 20 +5

   6819 = 6000+ 800 + 10 +9 (...)

b) 4000 + 600+ 30 +1 = 4631

     9000 + 900+ 90 + 9 = 9999

     9000 + 9 = 9009 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm cá nhân – Đổi chéo kiểm tra

- Thống nhất đáp án đúng

* Dự kiến đáp án:

a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.

b)14 300; 14 400; 14 500; 14 600;

14 700

c) 68 000; 68 010; 680 20; 68030; 68040.

 

- HS tự làm và báo cáo kết quả

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- VN thực hiện hoàn thành các dãy số và tìm ra quy luật của dãy số đó

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

     

TIẾT 163: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp các số tự nhiên 100 000

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 5

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: Phiếu học

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Viết nhanh, viết đúng                                       

+ Nội dung chơi: Viết các số 45 320; 705 215; 36 015; 85 755;  (...)

- Tổng kết trò chơi

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia trò chơi                                       

+ 1 HS đọc số

+ 1 HS viết số

 

- Lắng nghe, ghi bài vào vở

2. HĐ thực hành (30 phút)

* Mục tiêu:

     - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000

     - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định 

* Cách tiến hành:

Bài 1:  (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)

- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- TBHT điều hành

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT

- GV củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.

Bài  2 (Cá nhân – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

 

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV lưu ý HS M1 +M2:

=> GV nhận xét, chốt đáp án

 

Bài 3  (Cá nhân – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

 -TBHT điều hành cho lớp chia sẻ

 

=> GV nhận xét, chốt đáp án

Bài 5  (Cá nhân – Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài

 =>GV củng cố  cách sắp xếp một dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn 

Bài  4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

- GV chốt đáp án đúng

 

 

- HS nêu yêu cầu bài tập: <, >, =

- HS làm bài cá nhân vào vở

- Đổi chéo vở KT

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

*Dự kiến đáp án:

27469 < 27470   70000+ 30000 > 99 000

85100 > 85099    80000 +10000 < 99 000

          30 000 = 29 000 + 1000

          90 000 +9 000 = 99 000

- HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm số lớn nhất trong các số sau (SGK trang 170)

- HS làm bài cá nhân vào vở

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

*Dự kiến đáp án: Số lớn nhất:

a) 41800    b) 27998

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài 

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

* Dự kiến đáp án:

+ Từ bé đến lớn:

59825; 67925; 69725; 70100

 

- HS nêu yêu cầu bài tập: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng

* Dự kiến đáp án:

C. 8 763; 8 843; 8 853.

 

 

-> Làm bài cá nhân

-> Báo cáo KQ với GV.

4. HĐ ứng dụng (1 phút):

5. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Chữa các phần bài làm sai.

- VN thực hành sắp xếp các số tự nhiên 

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

CÓC KIỆN TRỜI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

1. Kiến thức:

- Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).

2. Kỹ năng:

- Đọc đúng: nắng hạn, nứt nẻ, trơ trụi, náo động, nổi lọan, nghiến răng,...

- Đọc phân vai được câu chuyện

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: GV liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (Trời)  gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

3.       1. Hoạt động khởi động (3 phút)

+ Đọc bài “Cuốn sổ tay"

4.      + Nêu nội dung bài.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét

- HS thực hiện

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu :

-  Kể lại được một đoạn truyện theo lời kể của một nhân vật trong truyện dựa vào tranh minh hoạ

- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp

a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?

+ Vậy có thể kể theo lời của những ai?

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

+ Cho HS  quan sát tranh trang 124

+ Gv lưu ý HS:  Chỉ cần kể một đoạn truyện mà mình thích theo lời của một trong các nhân vật trên

c. HS kể chuyện trong nhóm

 

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

 

+ Em học được gì từ qua câu chuyện?

* GV chốt bài.

 

 

+ Theo lời của một nhân vật trong truyện

+ Gấu, Cọp, Ong, Cáo, Trời, Thiên Lôi

- HS quan sát tranh

 

 

 

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể trong nhóm.

- Các nhóm thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (cần đoàn kết với nhau, cần biết bảo vệ công lí,...)

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):

 

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tuyên truyền cho người thân bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................………………………………………………..

Tiết 4: Tự nhiên xã hội:

 

BÀI 65: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Học sinh  nêu được  đặc điểm chính của 3 đới khí hậu trên.          

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng  sử dụng quả địa cầu: Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau  và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Quả địa cầu

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (3 phút)

+ Một năm có mấy mùa đó là những mùa nào?...

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Lớp hát bài: Bốn mùa em yêu

+ Trả lời: 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Lắng nghe – Mở SGK

 

2. HĐ khám phá kiến thức (30 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Học sinh  nêu được  đặc điểm chính của 3 đới khí hậu trên. 

- Chỉ được trên quả địa cầu vị trí của các đới khí hậu

*Cách tiến hành:

Việc 1: Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Cho học sinh quan sát hình trong  SGK

 

 

 

+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu…

+ Nêu đặc điểm của các đới khí hậu.

 

 

 

 

 

 

=> GV nhận xét và kết luận : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Mỗi đới khí hậu có đặc điểm riêng.

* Giáo dục BVMT: Ba đới khí hậu này tạo nên 2 loại khí hậu khác nhau là: nóng và lạnh. 2 loại khí hậu này  ảnh hưởng tới sự phân bố của các sinh vật. Có sinh vật ưa nóng, có sinh vật ưa  lạnh.

+ Hãy lấy VD về một số sinh vật sống ở các đới khí hậu khác nhau

*Việc 2: Thực hành

- Hướng dẫn học sinh thực hành theo SGK

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá chung

=> GV chốt lại toàn bộ nội dung bài

* Nhóm 4 – Lớp

- HS quan sát hình và thảo luận theo nhóm 4

- KQ ghi phiếu học tập và chia sẻ trước lớp

+ HS lên chỉ trên hình vẽ phóng to

* Đặc điểm các đới khí hậu:

+ Nhiệt đới: Thường nóng quanh năm

+ Ôn đới: khí hậu ôn hòa, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

+ Hàn đới: rất lạnh, ở hai cực của Trái Đất, quanh năm nước đóng băng.

 

- HS nghe và nhắc lại

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS nối tiếp nêu ví dụ

 

* Cá nhân – Lớp

+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của VN và cho biết VN thuộc đới khí hậu nào?

+ Tìm các đới khí hậu trên quả địa cầu

 

- HS đọc phần bài học trong sách

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Ghi nhớ nội dung bài học

- VN tìm hiểu về đới khí hậu của một số nước  trên thế giới

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................

 

.......................................................................

 

                                                            Thứ năm  ngày 7  tháng 4 năm 2022

Tiết 1: Toán:

TIẾT 164: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:  

- Biết cộng, trừ, nhân ,chia các số trong phạm vi 1000000.

- Biết giải toán bằng hai cách.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Phiếu học tập

- HS: SGK, .....

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) :

- Trò chơi “Hộp quà bí mật”.

+ Nội dung chơi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

VD: 25  369 ...25469;  

       15 200 ...51002

    13000 + 4000 ... 17000   (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia chơi

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

2. Hoạt động thực hành: (27 phút)

* Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân , chia các số trong phạm vi 1000000

- Rèn kĩ năng giải toán bằng hai cách

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)

-  YC HS đọc YC bài

- GV giúp HS  M1 nhẩm đúng KQ

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

 

=> GV củng cố tính nhẩm

 

 

Bài 2: (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV giúp HS  M1 hoàn thành bài tập

 

- GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính và cách tính 

 

 

Bài  3 (Nhóm 2 – Lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2

* GV củng cố các bước giải bài toán có lởi văn

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc YC bài

+ HS làm bài cá nhân-> chia sẻ

* Dự kiến đáp án:

 a) 50 000 + 20 000 = 70 000

     80 000 – 40 000 = 40 000

b) 25 000 + 3000 = 28 000

     42 000 – 2000 = 40 000

               (...)

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm cá nhân – Đổi chéo KT

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

* Dự kiến đáp án:

  39178       86271

+25706     - 43954

  64884        42317      (…)   

 

 

- 1HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài nhóm 2

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

* Dự kiến đáp án:

            Tóm tắt:

        Có : 80000 bóng đèn

        Chuyển lần 1: 38000 bóng

        Chuyển lần 2: 26000 bóng

        Còn               :…..   bóng ?

Bài giải

Số bóng đèn đã chuyển đi là:

26 000 + 38 000 = 64 000  (bóng)

Số bóng đèn còn lại trong kho là;

80 000 – 64 000 =16 000 (bóng)

                     Đáp số: 16 000 bóng đèn

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (4 phút)

- Chữa các phép tính làm sai

- Thực hiện giải cách 2 của BT 3

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………….

 

Tiết 2: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

CÓC KIỆN TRỜI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Viết đúng:  ruộng đồng, chim muông, Trời, Cóc, Gấu, trần gian,...

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

-  Đọc và viết đúng các tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập 3a phân biệt s/x.

2. Kĩ năng: Viết đúng, nhanh và đẹp 

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực:  NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- GV nhận xét, đánh chung.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Viết bảng con: lâu năm, nứt nẻ, nấp,náo động

 

- HS ghi tên bài chính tả

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

* Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

 

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

+ Bài viết có mấy câu ?

+ Tại sao Cóc lại kiện Trời?

+ Cóc đi cùng với ai ?

 

+ Kết quả cuối cùng như thế nào?

 

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

 

 

+ Hướng dẫn viết những từ thường viết sai?

b. HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả  như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- 1 HS đọc lại

+ Bài viết có 3 câu

+ Vì trời hạn hán lâu quá

+ Cóc đi cùng Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo

+ Các con vật đã thắng, Trời phải cho mưa xuống.

 

 

+ Viết hoa các chữ đầu câu, tên riêng của các con vật: Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo

+ Dự kiến: ruộng đồng, chim muông, Trời, Cóc, Gấu, trần gian

 

+ Viết cách lề vở 1 ô li.

 

 

- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: ruộng đồng, chim muông, Trời, Cóc, Gấu, trần gian

 

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con

 

- Học sinh lắng nghe.

 3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh  nghe - viết lại chính xác  bài chính tả

- Viết hoa chữ đầu câu, tên riêng của các con vật.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS nghe và viết bài.

 

 

 

 4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

 

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập chính tả phân biệt s,x (BT3a).

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

 - Giáo nhận xét, tỏng kết trò chơi

 

 

- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về một trong các nước trên

- HS chơi trò chơi: Đọc đúng – Viết nhanh

+ Mỗi đội chơi có 2 thành viên

+ 1 thành viên đọc, 1 thành viên viết bảng

- Nhóm chiến thắng là nhóm đọc đúng, viết nhanh và đúng nhất tên các nước có trong bài tập

- HS nêu (VD: Đông Ti-mo là nước nhỏ nhất khu vực ĐNA, Lào là nước có chung biên giới với VN,...)

Bài 3a:

 

 

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

* Đáp án: cây sào, xào nấu, lịch sử, đổi xử

- HS đọc lại các từ ngữ sau khi điền

 6. HĐ ứng dụng (3 phút)

- Viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- VN tìm hiểu và viết tên các nước ĐNA còn lại vào vở.

         

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................

..........................................................................

Tiết 3: Tin

(Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

……………………………………………

Tiết 4: Tiếng Việt

.

 

TẬP ĐỌC 

MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

            - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: cọ, mặt trời xanh,...

            - Hiểu được tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh "mặt trời xanh" và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (Trả lời được các câu hỏi trong bài, HTL bài thơ)

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng: lắng nghe, lên rừng, lá xòa, mặt trời, lá ngời ngời,...

          - Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp hợp lí ở mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

+ Gọi 2 đọc bài “Cóc kiện trời”.

+ Yêu cầu nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét chung.

- GV kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

 

+ 3 em lên tiếp nối đọc bài.

+ Nêu lên nội dung bài.

- HS lắng nghe

- Quan sát, ghi bài vào vở

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc trôi trảy rành mạch, ngắt nhịp đúng

* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp

a. GV đọc mẫu toàn bài

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài giọng tha thiết, trìu mến

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

 

 

 

 

 

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng các câu thơ, khổ thơ

Đã có ai lắng nghe//

Tiếng mưa trong rừng cọ//

Như tiếng thác/ dội về//

Như ào ào / trận gió.//  (…)

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lắng nghe, lên rừng, lá xòa, mặt trời, lá ngời ngời...)

- HS chia đoạn (4 đoạn thơ như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

- Giải nghĩa từ khó: cọ, mặt trời xanh

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu:  Hiểu được tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh "mặt trời xanh" và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (Trả lời được các câu hỏi trong bài)

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

 

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

 

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào trong rừng?

+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị

 

+Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như  mặt trời?

+ Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?

 

 

+  Nêu nội dung của bài?

 

 

 

=>Tổng kết nội dung bài.

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào

 

+...nhà thơ tìm thấy trời xanh qua từng kẽ lá.

+ Lá cọ hình quạt gân lá xoè ra như những tia nắng...

VD:

+ Em thích cách gọi đó vì nó rất đúng.

+ Vì cách gọi ấy rất lạ: mặt trời không đỏ mà lại có màu xanh. (…)

*Nội dung: Tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ

- HS lắng nghe

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc thuộc lòng bài thơ

*Cách tiến hành: Nhóm 4- cả lớp

 

- Yêu cầu HS chọn đọc diễn cảm 2 khổ thơ

 

 

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Yêu cầu HTL tại lớp

- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)

- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng

- Thi đọc trước lớp

- Bình chọn nhóm đọc tốt

 

- HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ

- Thi đọc thuộc lòng

5. HĐ ứng dụng (1 phút) :

- VN tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- VN tìm đọc toàn bộ bài thơ Mặt trời xanh của tôi.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………….

                                          

                                                          Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022

Tiết 1:                                                    Mỹ thuật                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

....................................................................

Tiết 2:Toán:

TIẾT 165: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (tt)

 

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:  

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, .....

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

+ Thực hành làm BT1 - SGK

 

- Chốt cách tính nhẩm

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia chơi

- HS thực hiện tính nhẩm và báo cáo kết quả tính

 

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

 

2. HĐ thực hành (28 phút):

* Mục tiêu:

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (viết).

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

          - Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân

* Cách tiến hành:

Bài 2 (Cá nhân – Nhóm 2 - Cả lớp)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS cá nhân –> chia sẻ N2

- GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT.

 

- GV củng cố cách làm tính cộng, trừ, nhân, chia

Bài 3:  (Cá nhân –  Lớp)

- Học sinh đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- GV nhận xét chung

=> Gv củng cố về tìm thành phần chưa biết.

 

 

 

Bài 4:  (Cá nhân – Cả lớp)

- Học sinh đọc yêu cầu

- GV YC HS làm bài cá nhân-> chia sẻ

+ Bài toán thuộc dạng nào?

 

 

 

 

- GV củng cố cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị

 

 

 

 

Bài  5: (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Yêu cầu HS  tự làm bài.

- GV kiểm tra từng HS

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân->  đổi chéo vở chia sẻ:

+ HS thống nhất KQ đúng

   3608                4083         6000

X      9        + 3269          -    87 9  

 32472           7352         5121

      

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

* Dự kiến đáp án:

a)     1999 + x = 2005

                       x = 2005 – 1999

                       x = 6

b)     x    2 = 3998

                   x = 3998 : 2

                   x = 1999

 

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân-> chia sẻ

+ Bài toán liên quan rút về đơn vị

* Dự kiến đáp án:

       Tóm tắt:

5 quyển : 28500 đ

8 quyển : ..........đồng?

Bài giải
Giá tiền một quyển sách là:

28 500: 5 = 5 700(đồng)

Giá tiền 8 quyển sách là:

5 700 x 8 = 45 600 (đồng)

                    Đ/S: 45 600 đồng

 

 

 - HS thực hiện yêu cầu bài tập

- Báo cáo KQ với GV

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Chữa lại các phép tính làm sai

- VN tiếp tục thực hiện giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.........................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

NHÂN HOÁ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn.

- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá.

2. Kĩ năng: Ghi nhớ và sử dụng nhân hoá hợp lí   

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: “ Hộp quà bí mật”:  Nội dung liên quan bài: Đặt và TLCH : bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT

 

 

-  Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (30 phút):

*Mục tiêu :

- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn.

- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá.

*Cách tiến hành:

*Bài tập 1:  

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi

- Gọi HS đọc đoạn thơ, đoạn văn

 

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> chia sẻ

 

 

+ Tìm các sự vật được nhân hoá

+ Cách nhân hoá

- GV nhận xét chốt lời giải đúng 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Em thích nhất hình ảnh nào ? Tại sao?

 

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

Bài tập 2:

- Gọi  HS đọc yêu cầu của bài

 

 

 

+ Bài yêu cầu viết đoạn văn để làm gì ?

 

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì?

 

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập

- GV gọi một số HS đọc bài viết

- GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, phân tích.

* GDBVMT: Bầu trời buổi sớm  hay vườn cây có gì đẹp?

+ Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường?

* HĐ nhóm 4 -> Cả lớp

- 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

 

- 2 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ đoạn văn

- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào phiếu ->  báo cáo kết quả.

* Dự kiến đáp án:

- Đoạn văn a)

+ Sự vật được nhân hóa: cây đào

-> Nhân hóa bằng từ ngữ chỉ bộ phận của người: mắt

-> Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người : cười,tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim.

- Đoạn văn b)

+ Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá gạo, cây gạo

-> Nhân hoá bằng cách chỉ bộ phận của người : anh em

-> Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người : kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát

 

* HĐ cá nhân-> Cả lớp

-  HS đọc yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

+ Tả lại bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý sử dụng phép nhân hoá

- HS viết vở bài tập

 

- 5, 6 HS đọc bài viết

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung

- Bình chon bạn có bài viết tốt nhất

+ HS nêu

 

+ HS nêu (VD: chăm sóc cây, tưới nước cho cây, dọn dẹp VS môi trường)

3. HĐ ứng dụng (1 phút):

- Có ý thức sử dụng nhân hoá trong bài viết để bài viết sinh động hơn

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

 

- VN tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và cho biết các sự vật được nhân hoá bằng cách nào.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................

Tiết 4: Tự nhiên & xã hội

 

BÀI 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Phân biệt được lục địa và đại dương

- Biết bề mặt Trái đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương

- Nói tên và chỉ được vị trí các lục dịa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ, quả địa cầu.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* GD BVMT:

- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:            

- GV: Quả địa cầu, Lược đồ

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

+ Có mấy đới khí hậu ?

 

+ Nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu ? (…)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- TBHT điều hành:

+ Có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

+ HS nêu

 

- Lắng nghe – Ghi tên bài.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

- Phân biệt được lục địa và đại dương

- Biết bề mặt Trái đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương

- Nói tên và chỉ được vị trí các lục dịa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.

*Cách tiến hành:

*Việc 1: Tìm hiểu bề mặt của trái đất

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2:

+ Chỉ trên hình vẽ chỗ nào là đất, chỗ nào là nước

- GV: Những phần là đất, phần là nước trên bề mặt Trái Đất được biểu thị trên quả địa cầu bằng các màu sắc khác nhau

+ Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì?

 

+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?

 

+ Theo em các màu đó mang những ý nghĩa gì?

 

 

=>GV tổng hợp, kết luận: Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước, nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất, Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa phần lục địa được chia làm 6 châu lục, những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương, có 4 đại dương như thế trên bề mặt Trái đất.

* GD BVMT: Các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Hãy nêu các việc nên làm để bảo vệ môi trường.

Việc 2: Các châu lục và các đại dương

- Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương

- GV yêu cầu hs lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái đất.

 

 

 

 

 

+ GV yêu cầu hs nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.

+ GV yêu cầu các hs tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?

=> GV chốt kiến thức: ….6 châu lục và 4 đại dương trên trái đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau .

* Nhóm 4 – Lớp

- Hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi

+ HS chỉ trên hình SGK, đại diện nhóm chỉ trước lớp.

 

- HS lắng nghe

 

 

+ Quả địa cầu có các màu: Xanh nước biển, xanh đậm, vàng, hồng, nhạt màu ghi.

+ Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.

+ Theo em các màu đó mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.

 

- HS nghe và nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS nối tiếp nêu các việc nên làm để bảo vệ môi trường sống

 

 

* Cá nhân – Lớp

- HS quan sát, đọc tên lược đồ

 

- HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ và giới thiệu.

+ 6 châu lục trên trái đất là: châu Mỹ châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực

+ 4 đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

- 3 đến 4 HS nhắc lại (có kết hợp chỉ trên lược đồ)

 

+  HS lên tìm. Trả lời: Việt Nam thuộc châu Á

 

- HS lắng nghe

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.

- VN tìm hiểu thêm về đại dương sâu nhất và rộng nhất trên thế giới: Thái Bình Dương.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................

 

Tiết 5: Tiếng Việt*:                  

MÈ HOA LƯỢN SÓNG

I. Mục tiêu:

  - Giúp Hs nghe, viết đúng chính tả các tiếng trong bài Mè hoa lượn sóng .

  - Làm đúng các bài tập .

II. Các hoạt động dạy:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Bài mới:

   1. Giới thiệu:

   2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

      a. Hs chuẩn bị:

        - Gv đọc bài chính tả.

        - 2 Hs đọc bài

Hỏi: Đoạn văn có mấy câu?

       - Cho Hs tìm các tiếng dễ viết sai.

    - Đọc các từ khó cho học sinh viết bảng con .

 b. Gv đọc bài.

        - Hs tự dò bài bạn.

     c. Chấm,  Nhận xét 1 số bài.

  3. Bài tập:

     - Hướng dẫn Hs làm bài.

- Nhận xét .

* Ôn tập tập làm văn

Nêu đề bài (SGK) hướng dẫn hs làm bài

 

 

- Gọi hs đọc bài .

 

 

4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài.

- Hs nghe.

- Hs đọc bài.

- HS trả lời

- Hs nêu các tiếng khi viết hay sai

- Luyện viết .

- Hs viết vào vở

- Hs dò bài

- Hs làm  VBT

- Một em làm bài bảng nhóm .

- Hs lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

- Làm bài theo hướng dẫn .

- Đọc bài làm .

- Nhận xét

 

...............................................................

 

Tiết 6: Toán*

Luyện tập thêm

I. Mục tiêu:

- Ôn luyện về giải toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Lập bảng thống kê theo mẫu.

II. Đồ dùng dạy học:

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Bài tập:

Bài 1: (6’) tóm tắt:

12 phút : 3 km

28 phút : ...km ?

Bài 2: (10’) tóm tắt:

21kg gạo : 7 túi

15 kg gạo: ...      túi?

Bài 3: (10’

a) 32        4       2  =16    b) 24        6         2  = 2

    32        4       2  = 4        24         6         2  = 8

- Hướng dẫn điền dấu thích hợp

- HS khá, giỏi: Bài 3b

2. Củng cố- dặn dò:(2’)

- Nhận xét tiết học

-  HS làm bài

Số phút để đi 1 km:

12 : 3 = 4 (phút)

Số km đi trong 28 phút

28 :  4 = 7 (km)

Đáp số : 7 km

- Đọc đề bài

- HS giải vào vở

- Nhận xét

Số kg gạo của mỗi túi

21 : 7 = 3 (kg)

Số túi để đựng 15 kg:

15 : 3 = 5 (túi)

Đáp số: 5 túi

- HS điền dấu

- Nhận xét

HS khá, giỏi: Bài 3b

 

...............................................................

 Tiết 7: Sinh hoạt lớp  

I. Mục tiêu:

- Nhận xét, đánh giá để HS nhận thấy ưu khuyết điểm.

- HS nắm được kế hoạch để thực hiện.

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

II.Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1/ Đánh giá hoạt động tuần 28:

Tổ trưởng nhận xét các hoạt động của các bạn trong tuần.

-Lớp trưởng đánh giá:

+ Về học tập:

+Về vệ sinh:

+ Các hoạt động khác:

- Giáo viên đánh giá chung.

- Thực hiện hoàn thành chương trình tuần 28

-Nhìn chung lớp học chuyên cần, vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

Về học tập:

-Có ôn lại bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc.

- Làm bài tập về nhà tương đối đầy đủ.

- Duy trì đôi bạn cùng tiến 

- Lao động vệ sinh lớp xung quanh khu vực được phân công sạch sẽ.

2/ Kế hoạch tuần 29

- Thực hiện chương trình tuần 29

- Học kết hợp ôn tập chuẩn bị thi CHKII

- Lao động vệ sinh lớp

- Hoàn thành thu nộp các khoản đóng góp

3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Chủ điểm: Hướng về kỉ niệm 15/5 và 19/5

Cho HS kể hoặc hát những điều em biết về các ngày lễ ấy.

- Tổng kết, nhận xét

- Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua

- Lắng nghe – nêu ý kiến

-         HS lắng nghe

-         HS tham gia chơi

 

.................................................................................................................................................

HẾT TUẦN 29

                                                                                   

    DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU