In trang

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 10 LỚP 3/2
Cập nhật lúc : 20:05 13/01/2022

TUẦN 10

 

                                            Thứ hai ngày 15  tháng 11 năm 2021

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC: 

THƯ GỬI BÀ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

2. Kĩ năng:

- Bước đầu đọc bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kểu câu.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Thể hiện sự cảm thông.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Một phong bì thư và một bức thư của học sinh trong trường gửi người thân.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- GV kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Hát bài: Cháu yêu bà

- Nêu nội dung bài hát.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.

* Cách tiến hành:

a. GV đọc mẫu toàn bức thư:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm,... lưu ý cần ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ, đọc đúng câu thể hiện tình cảm: “Bà kính yêu!”.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng phần trong bức thư và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Dạo này bà có khỏe không ạ?

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lâu rồi, cháu nhớ bà lắm, chăm ngoan, vẫn nhớ,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn tương ứng với 3 phần của bức thư).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng phần trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

 

 

 

- Lớp đọc đồng thanh bức thư.

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

 

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Đức viết thư cho ai? 

+ Dòng đầu bức thư, bạn ghi như thế nào? 

 + Đức hỏi thăm bà  những điều gì?

+ Đức kể với bà những gì?

+ Đọan cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào?

 

*GVKL: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- Đức viết thư cho bà của Đức ở quê.

- Học sinh trả lời.

 

- Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà.

 

- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ nội dung trước lớp: Đức rất kính trọng và yêu quý bà.

4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm 1đoạn trong bài.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Giáo viên đọc đoạn 1.

- Giáo viên chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 2 HS. HS mỗi nhóm tự chia sẻ giọng đọc cho nhau.

- Mời 1 học sinh M4 đọc lại bức thư.

- Tổ chức cho HS thi đọc bức thư.

 

- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay.

- HS lắng nghe.

- Đọc nâng cao trong N2.

- Luyện đọc theo cặp đôi.

 

 

- Các nhóm thi đọc trước lớp.

- Nhận xét.

 

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Thực hiện lối sống đẹp, kính trọng và yêu quý ông bà, yêu quý cảnh vật quê hương.

- Hãy viết 1 bức thư cho ông bà, kể về cuộc sống của mình và gia đình mình.

- Luyện đọc trước bài: Đất quý đất yêu.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

SO SÁNH – DẤU CHẤM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh (BT 1, 2).

- Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn (BT 3).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương, nơi người anh hùng dân tộc -nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng lớp viết đoạn văn ở BT3. 3 tờ phiếu to kẻ bảng để HS làm bài tập 2.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Dấu câu

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu: Biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh âm thanh với âm thanh (BT 1, 2). Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn (BT 3).

*Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

 

 

+ Tiếng mưa rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

+ Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

*GV giải thích thêm: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn.

Bài 2: (Cặp đôi - Lớp)

- Yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp.

- Mời 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn.

 

- Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi nhận xét.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Treo bảng phụ ghi nội dung.

 

 

- Cho HS chia sẻ kết quả trên bảng lớp.

 

 

 

 

 

- HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Tiếng thác, tiếng gió.

 

+ Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động.

 

 

 

 

 

- Một em đọc bài tập 2. lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Các cặp trao đổi hoàn thành bài tập.

- 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn đã treo sẵn.

- Lớp theo dõi, nhận xét.  

 

 

- HS làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

- 1 số HS đọc lại đoạn văn.

3. HĐ ứng dụng (3 phút):

 

 

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

 

- Tìm đọc các đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh để thấy được vẻ đẹp của nó.

- Suy nghĩ xem các dấu câu khác thường được sử dụng như thế nào.

- Suy nghĩ và viết các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 4: Toán:   

TOÁN:

TIẾT 53: BẢNG NHÂN 8

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 8.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các tấm bìa 8 chấm tròn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh truyền điện đọc thuộc lòng bảng nhân 8.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.                                         

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12 phút)

* Mục tiêu: Học thuộc bảng nhân 8.

* Cách tiến hành:

* Lập bảng nhân 8:

- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi: Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 8?

- Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích thì tích như thế nào?

- Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích của các phép nhân vừa tìm được.

- Mời học sinh nêu kết quả.

 

- Yêu cầu học sinh tính:  8 x 1 = ?

+ Vì sao em tính được kết quả bằng 1.

- Giáo viên ghi bảng:     

8 x 1 = 8

8 x 2 = 16 

...............

8 x 7 = 56

+ Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau?

+ Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Lập tiếp các phép tính còn lại.

- Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi bảng để được bảng nhân 8.

- Tổ chức cho học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 8 vừa lập được.

 

- Các bảng nhân đã học: 2, 3, 4, 5, 6, 7.

- Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.

- Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.

- .... tích của nó không đổi.

 

- Các nhóm trở lại làm việc.

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:

- Học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

- Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 8 đơn vị.

- ... lấy tích liền trước cộng thêm 8.

- Tương tự  hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 8.

- 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.

- Học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 8.

 

3. HĐ thực hành (18 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng bảng nhân 8 vào giải các bài tập.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trò chơi “Xì điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: Cá nhân – Lớp

 

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

Bài 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đếm thêm 8 rồi điền vào ô trống.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, chốt đáp án, nhận xét chung.

 

- Học sinh làm bài cá nhân, sau đó nối tiếp nhau chia sẻ kết quả trước lớp.

8x3=24

8x5=40

8x8-64

8x2=16

8x6=48

8x10=80

8x4=32

8x7=56

8x9=72

8x1=8

0x8=0

8x0=0

 

 

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Số lít dầu trong 6 can là:

8 x 6 = 48 (l)

Đáp số: 48 l dầu

- Học sinh tham gia chơi.

 

- Lắng nghe.

 3. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân 8. Áp dụng làm bài tập sau: Mỗi tổ có 8 bạn. Lớp em có 4 tổ thì có bao nhiêu bạn?

- Suy nghĩ và giải bài tập sau: Trên sân có 8 con vịt. Số gà gấp 2 lần số vịt. Hỏi trên sân có bao nhiêu con gà và vịt?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 5: Đạo đức

CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức: Học sinh biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.

2. Kĩ năng: Biết cảm thông, chia sẻ cuộc sống buồn vui cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV:

+ Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.

+ Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập cá nhân.

+ Đồ dung để sắm vai; Thẻ màu xanh, đỏ, vàng

- HS: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

 

- Tổng kết trò chơi.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Bốn phương trời ta về đây chung vui”

- Lắng nghe.

 

 2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. 

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu  BT 5, vở bài tập rồi  làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.

- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.

*GV kết luận:  SGV.

Việc 2: Liên hệ và tự liên hệ   

- Cho nội dung thảo luận cả lớp với nội dung sau:

+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?

+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?

*GV kết luận.

Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên

- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.

 

 

- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.

*GV kết luận chung.

 

 

- Đọc thầm yêu cầu  BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là  phù hợp.

- 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, cả lớp bổ sung.

 

 

- HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp.

- Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.

 

 

 

 

- HS nhắc lại.

 

- Lớp tiến hành  thực hiện trò chơi theo hướng dẫn  của giáo viên.

- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn  trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học.

 

 

 

- Lắng nghe.

 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút) 

- Thực hiện như nội dung bài học, cảm thông, chia sẻ cuộc sống buồn vui cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.

- Thực hiện lối sống đẹp, biết cảm thông, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống cùng với những người sống quanh mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

                                                              Thứ ba ngày 16   tháng 11  năm 2021

 

Tiết 1: Tiếng Việt

ÔN CHỮ HOA G (TIẾP)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa G, Ô, T .

- Viết đúng, đẹp tên riêng Ông Gióng  và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết  nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Mẫu chữ hoa G, Ô, T  viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngốn tay ngoan.

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 5 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Ông Gióng.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

-Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích nghĩa câu ứng dụng: Ca ngợi vẻ đẹp yên ả, thanh bình của kinh thành Thăng Long xưa kia (nay thuộc Thủ đô Hà Nội)

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con.

                

               

 

- G, Ô, T, V, X.

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết

- Học sinh quan sát.

 

- HS viết bảng con: G, Ô, T, V, X.

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

- 2 chữ: Ông Gióng

- Chữ Ô, g, G cao 2 li rưỡi, chữ n, i, o cao 1 li.

- HS viết bảng con: Ông Gióng.

 

- HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

 

 

 

- HS phân tích độ cao các con chữ.

 

- Học sinh viết bảng: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa G

+ 1 dòng chữa Ô, T, V, X.

+ 1 dòng tên riêng Ông Gióng.

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi cảnh đẹp của quên hương đất nước và luyện viết chúng cho đẹp.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

...............................................................

Tiết 2:Toán

 

TIẾT 54: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng bảng nhân 8, tính chất giao hoán của phép nhân trong tính giá trị biểu thức và giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2 (cột a), 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn sơ đồ tóm tắt bài tập 3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

 

 

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Trưởng ban học tập tổ chức chơi trò chơi “Bỏ bom” với nội dung về bảng nhân 8.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu:

- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trò chơi “Truyền điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

 

 

 

 

- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về kết quả của từng cột tính trong ý b.

*Giáo viên kết luận: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi.

Bài 2 (cột a): (Cá nhân - Lớp)

 

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 4: (Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những cặp còn lúng túng.

 

 

 

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả..

Bài 2b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:

a) 8x1=8

    8x2=16

    8x3=24

b) 8x2=16

    2x8=16

8x5=40

8x4=32

8x7=56

8x4=32

4x8=32

8x0=0

8x6=48

8x10=80

8x6=48

6x8=48

8x8=64

8x9=72

0x8=0

8x7=56

7x8=56

- Học sinh nêu.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

8 x 3 + 8 = 24 + 8

               = 32

8 x 4 + 8 = 32 + 8

               = 40

 

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Số mét dây điện cắt đi là:

8 x 4 = 32 (m)

Số mét dây điện còn lại là

50 - 32 = 18 (m)

Đáp số: 18m

 

 

- Học sinh trao đổi cặp đôi để tìm ra kết quả.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) ... 8 x 3 = 24 (ô vuông)

b) ... 3 x 8 = 24 (ô vuông)

Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8

 

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

8 x 8 + 8 = 64 + 8

               = 72

8 x 9 + 8 = 72 + 8

               = 80

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Mỗi khối xếp thành 8 hàng. Hỏi ba khối xếp thành bao nhiêu hàng?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Khối lớp Ba có 8 học sinh tham gia thi viết chữ đẹp. Tổng số học sinh tham gia thi viết chữ đẹp của các khối  Một, Hai, Bốn và Năm gấp 6 lần khối Ba. Hỏi toàn trường có bao nhiêu học sinh tham gia thi viết chữ đẹp?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

……………………………………………

Tiết 3: Tự nhiên & xã hội                                                                  

BÀI 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết các thế hệ trong một gia đình.

2. Kĩ năng: HS phân biệt được gia đình  hai thế hệ và ba thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong một gia đình của mình.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Kĩ năng giao tiếp.

- Trình bày.

*GD BVMT:

- Biết các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội.

- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Hình vẽ trang 38, 39 sách giáo khoa. Một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ (có thể thay bằng tranh vẽ).

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

 

+ Để bảo vệ cơ quan thần kinh, ta phải làm gì?

- HS hát bài: Tập thể dục buổi sáng.

- Trả lời.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu: Biết các thế hệ trong một gia đình.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp

* Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.

* Cách Tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi:

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.

*GVKL: Như vậy, trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống, VD như ông bà, bố mẹ, anh chị em và em. Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình. Đó cũng chính là nội dung bài mà hôm nay các em sẽ học.

- GV ghi đầu bài: “Các thế hệ trong một gia đình”

Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm

* Mục tiêu: Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ.

* Cách Tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong tr38 và tr39, thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sau:

+ Tr.38 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Minh là ai?

+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình?

+ Tr.39 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?

+ Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan là ai?

+ Thế hệ thứ hai trong gia đình bạn Lan là ai?

+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?

- GV gọi đại diện 3, 4 cặp HS trình bày trước lớp (mỗi cặp trả lời 1 câu hỏi).

 

- Giáo viên chốt lại.

- GV đặt các câu hỏi cho cả lớp: Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?

- GV ghi lên bảng câu trả lời chung nhất của HS.

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ.

*GV kết luận

Hoạt động 3: Giới thiệu gia đình mình

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình -GDKNS: KN trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.

* Cách Tiến hành:

- GV cho học sinh thảo luận nhóm tổ, dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm về gia đình mình.

- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi.

(Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “hướng dẫn viên”.)

- Yêu cầu học sinh phải nêu được:

+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.

+ Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ.

+ Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (VD: gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?…).

- GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn.

*GV Kết luận

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của GV. 

 

 

- 4 HS trả lời.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Lặp lại đầu bài.

 

 

 

 

 

- HS QS, thảo luận theo yêu cầu của GV.

 

+ Gia đình bạn Minh. Có 3 thế hệ.

 

+ Ông, Bà của Minh.

 

+ Cha, Mẹ của Minh.

+ Thế hệ thứ 3.

 

+ Gia đình bạn Lan.

 

+ Cha, Mẹ của Lan.

+ Lan và em Lan.

+ Thế hệ thứ hai.

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.

 

- 3, 4 HS trả lời: 3 thế hệ, 2 thế hệ, nhiều thế hệ...

 

 

- HS trả lời (3 – 4 HS).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm.

 

- HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình.

 

 

 

- HS lưu ý trình bày đúng yêu cầu của GV.

3. HĐ ứng dụng (5 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (5 phút)

 

- Tìm hiểu xem gia đình mình là gia đình mấy thế hệ.

- Thu thập thông tin về số thế hệ trong gia đình các bạn trong lớp xem gia đình bạn nào sống với nhiều thế hệ nhất.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

        

……………………………………………

Tiết 4,5:                                                    Anh văn                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

.................................................................

 

Tiết 6: Tiếng Việt*:                                                                          

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU – CHÍNH TẢ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy bài Giọng quê hương (SGK, trang 76-77) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

- Nghe viết bài Giọng quê hương, từ Thuyên và Đồng rời quê đến chuyện trò luôn miệng( SGK, trang 76)

II. Đồ dùng dạy học:

    Vở thực hành

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Giới thiệu:

 2. Luyện tập:

Phần 1: Đọc hiểu

     GV hướng dẫn HS đọc bài Giọng quê hương (SGK, trang 76-77) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

   Câu 1: Câu chuyện bắt đầu từ sự việc nào?

  

   Câu 2: Điều gì khiến Thuyên và Đồng lúng túng khi trả tiền ăn trưa?

   Câu 3: Điều gì khiến anh thanh niên xúc động khi gặp Thuyên và Đồng?

Phần 1: Chính tả

    GV đọc cho HS nghe viết bài Giọng quê hương, từ Thuyên và Đồng rời quê đến chuyện trò luôn miệng( SGK, trang 76)

 

3. Củng cố, dặn dò: (5,)

  Nhận xét tiết học

  HS đọc bài Giọng quê hương (SGK, trang 76-77) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.  

 -Thảo luận nhóm đôi, trình bày:

Chọn ý B.

-Thảo luận nhóm đôi, trình bày:

Chọn ý C

-Thảo luận nhóm đôi, trình bày:

Chọn ý B

    HS viết bài Giọng quê hương, từ Thuyên và Đồng rời quê đến chuyện trò luôn miệng

( SGK, trang 76)

……………………………………………

Tiết 7: Toán*:                                   

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH BÀI 1

I. Mục tiêu:

- Biết nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học .

- Biết đọc và sắp xếp các số đo theo thứ tự và so sánh các số đo đó .

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Bài cũ: (5’)

 Đo chiều cao của các bạn trong tổ sau đó nêu số đo

B. Bài mới:

1. Bài tập:

Bài 1: Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được cho dưới đây

Hướng dẫn bài

Bài 2: Đo độ dài và kết quả đo:

 Hướng dẫn bài

Bài 3: Em hãy ước lượng

Hướng dẫn bài

Bài 4: Viết tên các đồ vật

Hướng dẫn bài

2. Củng cố- dặn dò:(5’)

Về nhà ôn lại bảng nhân, chia

Nhận xét tiết học

- 1 em đo chiều cao của 2 bạn

- Làm vào vở

- Nhận xét

-Nêu y/c

2 em bảng, vở thực hành.

-Nhận xét

- Nêu y/c

-Thảo luận nhóm đôi, trình bày

- Nhận xét

-Nêu y/c

1 số em đọc tên đồ vật đã viết

-Nhận xét

……………………………………………

Tiết 8: Thủ công                               

  ÔN TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP CẮT, DÁN HÌNH

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

m

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.

- Làm được ít nhất  hai đồ chơi đã học.

- Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất  ba đồ chơi đã học.

2. Kỹ năng: Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệGóp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.

- HS:  Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động (5 phút):

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới:

- Hát bài: Năm cánh sao vui.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ thực hành (25 phút)

*Mục tiêu: Phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. Làm được ít nhất  hai đồ chơi đã học.

* Cách tiến hành:

- Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I.

 

 

 

- Cho HS quan sát lại các mẫu.

- Giáo viên ghi đề bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên trợ giúp học sinh lúng túng hoàn thành bài ôn tập.

 

 

- Giáo viên thu bài, đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Hoàn thành: (A)

+ Nếp gấp thẳng, phẳng.

+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.

+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Hoàn thành tốt (A+):

+ Những em hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+).

- Chưa hoàn thành: (B).

+ Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.

+ Không hoàn thành sản phẩm.

- 3 HS nhắc lại, lớp theo dõi: “Gấp tàu thủy hai ống khói”, “Gấp con ếch”, “Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng”, “Gấp, cắt, dán bông hoa”.

- HS quan sát.

- Học sinh nhận đề, đọc đề.

-  Học sinh làm bài.

- Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán  được ít nhất  hai đồ chơi đã học ở chương I .

- Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất  ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán.

những hình đã học ở chương I theo ý mình chọn

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.

 

 

 

4. HĐ ứng dụng (4 phút):

 

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Về nhà tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm.

- Vẽ và tô màu trang trí thêm cho sản phẩm.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………….……………………………………………

                                                                      

                                                                        Thứ tư ngày 17 tháng 11  năm 2021

 

Tiết 1: Toán:

TIẾT 55: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Đặt tính rồi tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2 (cột a), 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) :

- Trò chơi: Đố bạn: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:

34 x 5

15 x 6

22 x 4

17 x 5

30 x 3

41 x 2

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):

* Mục tiêu: Đặt tính rồi tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

* Cách tiến hành:

- Hướng dẫn thực hiện phép nhân .

- Ghi bảng: 123 x 2 =?

- Hướng dẫn đặt tính và tính như sách giáo viên.

* Giáo viên nêu phép nhân 326 x 3 = ?

- Yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm phép tính.

- Yêu cầu dựa vào ví dụ 1 để đặt tính và tính ra kết quả.

- Gọi học sinh nhắc lại.

- Học sinh đặt tính và tính.

           

 

 

 

 

 

- Là phép tính số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

 

- Học sinh đặt tính rồi tính ra kết quả.

 

- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Vận dụng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số trong giải bài toán có phép nhân.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

 

 

 

 

 

- Gọi một số em chia sẻ cách làm bài.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2a: (Cá nhân - Lớp)

 

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

 - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)

 

 

 

 

- Gọi học sinh nêu cách làm.

Bài 2b: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

 341

x   2

 682

 213

x   3

 639

 212

x   4

 848

 110

x   5

 550

 209

x   3

 627

- Học sinh nêu.

 

 

 

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

 437

x   2

 874

 205

x   4

 820

 

 

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Số người trên 3 chuyến bay là:

116 x 3 = 348 (người)

Đáp số : 348 người

 

 

- Học sinh làm cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp kết quả:

x : 3 = 212

     x = 212 x 3

     x = 636

x : 5 = 141

     x = 141 x 5

     x = 705

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

 319

x   3

 957

 171

x   5

 855

 

4. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Mỗi rổ có 150 quả trứng. Hỏi 3 rổ như thế có bao nhiêu quả trứng?

- Thử suy nghĩ, tìm cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

..............................................................

 

 

Tiết 2: Tiếng Việt

 

TẬP LÀM VĂN:

TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

-  Dựa theo mẫu bài tập đọc thư gửi bà và gợi ý về thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoẳng 5 đến 7 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.

- Đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư gửi theo đường bưu điện.

2. Kĩ năng: Viết lại  được viết một bức thư ngắn, biết trình bày đúng hình thức một bức thư và đẹp.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*THGDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý của bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư mẫu.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát bài: Cháu yêu bà

- Nêu nội dung bài hát.

 

 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu:

- Viết một bức thư ngắn (khoẳng 5 đến 7 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.

- Đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư.

*Cách tiến hành:

 Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)

- Gọi 1 học sinh đọc ND bài tập.

-  Gọi 2HS đọc câu hỏi gợi ý.

- Mời 4 -5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai.

- Gọi một em chia sẻ.

- Nhắc nhở 1 số điều cần lưu ý trước khi viết thư.

- Yêu cầu HS đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.

- Yêu cầu HS thực hành viết thư trên giấy rời.

- Mời 1 số em thi đọc thư trước lớp.

 

- GV đánh giá.

Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)

- Gọi 1 em nêu yêu cầu BT.

- Yêu cầu HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK,trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì thư.

+ Góc bên trái (phía trên) viết gì?

+ Góc bên phải (phía dưới) viết gì?

+ Góc bên phải (phía trên) có gì?

- Thực hành viết nội dung cụ thể trên phong bì.

- Mời 5 - 7 em  đọc kết quả trước lớp.    

 

- Giáo viên theo dõi nhận xét sản phẩm của học sinh

 

- 1 em đọc ND bài tập.

- 2 em đọc câu hỏi gợi ý.

- HS trả lời.

 

- Một em lên chia sẻ.

 

 

- Đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.

 

- Thực hành viết thư vào giấy rời.

- Chia sẻ cặp đôi.

- 3 em lên thi đọc lá thư của mình.

- Lớp theo dõi bình chọn.

 

 

- Một học sinh đọc đề bài tập 2.

- Quan sát mẫu  trong SGK trao đổi về cách trình bày phong bì thư.

 

+ Tên, địa chỉ người gửi thư.

+ Tên, địa chỉ người nhận.

+ Tem thư của bưu điện.

- Thực hành ghi nội dung vào phong bì thư.

- 5 - 7 em  đọc kết quả trước lớp.

- Lớp theo dõi nhận xét.

- Lắng nghe.

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

4. HĐ sáng tạo  (1 phút):

- Viết một bức thư cho mọt người thân ở xa, kể về tình hình học tập của em.

- Viết phong bì thư (theo đúng địa chỉ người thân ở HĐ ứng dụng), cùng bố hoặc mẹ đi gửi bức thư đó cho người thân.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.

            - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc 1 đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị.

- Giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực.

*GDBVMT:

- Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.       1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2.      - Đọc thuộc lòng một đoạn bài Thư gửi bà.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh thực hiện.

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại. 

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//

+ Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên).

+ Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.//

 

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: sản vật là vật được làm ra, lấy được từ trong thiên nhiên (như lúa, ngô, trái cây, tôm cá,...). Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa với từ khâm phục.

 

 

 

d. Đọc đồng thanh:

 

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

 

 

 

- 1 nhóm đọc  nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Hai người khách  được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi thế nào?

 

+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra?

+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ?

+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a  đối với quê hương?

*THGDBVMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…

=> Giáo viên chốt nội dung: Giáo viên chốt ý như sách giáo viên.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

 

- Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.

- Viên quan bảo họ cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày.

- Vì họ coi đất quê hương là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 

- Họ coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.

 

 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc lời của viên quan ở đoạn 2.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.

- Gọi học sinh nêu kết quả.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

 

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

*Giáo viên giáo dục học sinh: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-ti-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại đúng trình tự của câu chuyện.

+ Học sinh làm việc cá nhân.

- 2 học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.

 

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất...

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Về nhà tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

..............................................................

Tiết 4: Tự nhiên xã hội:

BÀI 20: HỌ NỘI, HỌ NGOẠI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Sau bài học, HS có khả năng: Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.

2. Kĩ năng: Xưng hô đúng với các anh, chị em của bố mẹ. Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Khả năng diễn đạt.

- Giao tiếp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

- Giáo viên gọi học sinh lên nói về gia đình của mình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những người họ hàng mà em biết.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- HS hát.

- Học sinh trình bày.

 

- Học sinh kể.

 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

* Mục tiêu:

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa

* Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.

* Cách Tiến hành:

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 tr.40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. Yêu cầu HS tiến hành TL nhóm và ghi kết quả ra giấy.

+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai?

 

+ Quang cho các bạn xem ảnh của những ai?

 

+ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh?

+ Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh?

- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên hỏi tiếp học sinh:

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?

 

+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?

 

*GV kết luận.

Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại

* Mục tiêu: Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình. GDKNS: Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn.

* Cách Tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn.

- Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm: nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.

 

- GV giúp học sinh hiểu: mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.

Hoạt động 3: Đóng vai

* Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình. GDKNS: KN giao tiếp.

* Cách Tiến hành:

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau:

+ Em / anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.

+ Em/anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.

+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.

- Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.

 

 

*GV Kết luận

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.

 

+ Ông bà ngoại, mẹ và cậu ruột Hương.

+ Ông bà nội, bố và cô ruột Quang.

+ Mẹ và cậu ruột Hương.

 

+ Bố  và cô ruột Quang.

 

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

- Họ nội gồm: ông bà nội, bố, cô, chú, bác...

- Họ ngoại gồm: ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu,…

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn thực hành.

 

- Cả nhóm trao đổi với nhau về cách xưng hô của mình với các mối liên hệ theo phong tục của địa phương. Từng nhóm treo tranh. Vài HS lên giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống.

 

 

 

 

 

- Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình/

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.

- Tìm hiểu về họ nội, họ ngoại của một số bạn trong lớp rồi ghi lại theo danh sách.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................

 

                                           ……………………………………………

Tiết: 5 Anh văn                        ( Giáo viên bộ môn dạy )

…………………………………………………………………………………………………..

 

                                                            Thứ năm  ngày 18 tháng 11 năm 2021

Tiết 1: Thể dục :                     ( Giáo viên bộ môn dạy )

                                              ………………………………………………

Tiết 2: Toán

TIẾT 56: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

- Học sinh biết giải bài có phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số;  nhẩm tính “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,3,4), 2, 3, 4, 5.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn bảng như nội dung bài tập 1 (phiếu học tập).

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Trò chơi: Thi nối nhanh: Nối phép tính ở cột A với đáp số ở cột B:

A

B

427 x 2

933

189 x 4

705

235
x 3

944

106 x 5

756

31
 x 3

530

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu:

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

- Học sinh biết giải bài có phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (cột 1,3,4):

Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập.

 

 

 

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá.

*Giáo viên củng cố về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

*Giáo viên củng cố về tìm số bị chia.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.

 

 

 

 

 

- Tổ chức cho học sinh nhận xét.

*Giáo viên nhận xét chung, củng cố về giải toán đơn.

Bài 4: (Cá nhân - Lớp)

- Giáo viên cho học sinh  nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

Bài 5: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh làm bài.

 

 

 

- Tổ chức cho học sinh nhận xét.

Bài 1 (cột 2, 5): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

Đáp án:

Thừa số

423

105

241

Thừa số

2

8

4

Tích

846

840


64

 

- Học sinh nghe.

 

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

     x : 3 = 212              x : 5 = 141

          x = 212 x 3             x = 141 x 5

          x = 636                   x = 705

     

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

4 hộp như thế có số kẹo là :

120 x 4 = 480 (cái)

Đáp số : 480 cái kẹo

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc và vẽ tóm tắt bài toán.

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Số lít dầu trong 3 thùng là:

125 x 3 = 375 (lít)

Đáp số: 375 lít dầu

 

- Học sinh quan sát mẫu.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

Số đã cho

6

12

24

Gấp 3 lần

6 x 3 = 18

12 x 3 = 36

24 x 3 = 7

Giảm 3 lần

6 : 3 = 2

1
 : 3 = 4

24 : 3 = 8

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

Thừa số

210

170

Thừa số

3

5

Tích

630

850

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Mỗi ngày kho xuất được 250 bộ quần áo. Hỏi 3 ngày kho xuất được bao nhiêu bộ quần áo?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tổ thứ nhất sản xuất được 235 chiếc cặp. Tính số chiếc cặp cả bốn tổ sản xuất được, biết năng suất mỗi tổ là như nhau.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

..............................................................

 

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN ( TIẾT 2):

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc 1 đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Xác định giá trị.

- Giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực.

*GDBVMT:

- Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được…

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

 

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.

- Gọi học sinh nêu kết quả.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

 

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

*Giáo viên giáo dục học sinh: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-ti-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại đúng trình tự của câu chuyện.

+ Học sinh làm việc cá nhân.

- 2 học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.

 

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Nhiều học sinh trả lời: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất...

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Về nhà tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                           ……………………………………………

Tiết 4: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong; làm đúng bài tập 3a có tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết chính tả.

- Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài (Gái, Thu Bồn); ghi đúng các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng).

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Học sinh yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2, giấy khổ lớn để học sinh thi tìm nhanh bài tập 3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

 

 

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Viết bảng con: là cầu tre nhỏ, đêm trăng, rụng trắng.

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

 

- 1 học sinh đọc lại.

- Chị Gái đang hò trên sông.

- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái làm cho tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều và con sông Thu Bồn.

 

- Bài văn có 4 câu.

- Tên riêng: Gái, Thu Bồn.

- Những chữ đầu câu và tên rieeng phải viết hoa.

 

- trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời,...

 

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+ Ai đang hò trên sông?

+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì?

 

 b. Hướng dẫn trình bày:

+ Bài văn có mấy câu?

+ Tìm các tên riêng trong bài?

+ trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?

 c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

 3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài.

 

 

 

 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

 

 

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong; làm đúng bài tập 3a có tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x.

*Cách tiến hành:

Bài 2a: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

 

 

 

 

 - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

Bài 3a: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp

- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3a.

- Chia nhóm, các nhóm thi làm bài trên giấy, xong đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 học sinh đọc lại kết quả.

- Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên nhận xét chung.

 

 

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

- Lời giải:

a) Chuông xe đạp kêu kính coong

   Vẽ đường cong

b) Làm việc xong

   Cái xoong

 

 

 

 

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

 

- Các nhóm thi làm bài trên giấy.

- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Lớp bình chọn nhóm làm đúng nhất.

 

 

- 1 học sinh đọc lại kết quả.

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………………………………………………………….

                                          

                                                          Thứ sáu ngày 19  tháng 11  năm 2021

 

Tiết 1:Toán:

TIẾT 57: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ + LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết so sánh  số lớn gấp mấy lần số bé.

- Biết thực hiện “gấp 1số lên nhiều lần”.

- Vận dụng để giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải toán. Có kĩ năng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động  (5 phút)

- Trò chơi: Điền đúng, điền nhanh: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua điền vào chỗ chấm:

7 gấp lên 4 lần được...

7 gấp lên 6 lần được...

6 gấp lên 5 lần được...

6 gấp lên 8 lần được... 

...

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (10 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nắm được cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

* Cách tiến hành:

*Giới thiệu bài toán.

- Giáo viên gọi học sinh nêu bài toán.

               

- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích bài toán và vẽ sơ đồ minh hoạ.   

    

+ Đoạn thẳng Ab dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?

+ Em làm thế nào để biết đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD?

- Giáo viên gọi học sinh lên giải.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nêu: Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

+ Vậy khi muốn so sánh gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?

* Giáo viên chốt kiến thức về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

 

- Học sinh nêu bài tập, học sinh khác chú ý nghe.

- Học sinh trao đổi nội dung bài, thống nhất vẽ sơ đồ.

- Học sinh cùng tiến hành vẽ sơ đồ.

- Dài gấp 3 lần.

 

- Thực hiện phép tính chia: 6 : 2 = 3.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- 1 học sinh lên giải, chia sẻ cách bài làm.

                         Bài giải:

 Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài doạn thẳng CD số lần là:

6 : 2 = 3 (lần)

Đáp số: 3 lần

 

 

 

- Ta lấy số lớn chia cho số bé.

 

- Nhiều học sinh nhắc lại.

2. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để làm BT về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài:

+ Bước 1: Chúng ta phải làm gì?

+ Bước 2: Làm gì tiếp theo?

- Tổ chức cho học sinh làm bài theo cặp theo hình thức một bạn hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại.

 

 

- Tỏ chức cho học sinh nhận xét.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức cho học sinh nhận xét.

*Giáo viên củng cố về  cách giải bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

Bài 3: (Cá nhân – Lớp)

- Giáo viên cho học sinh  nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

Bài 1: Cặp đôi – Lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi cặp đôi (miệng) rồi chia sẻ trước lớp: Một bạn hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: Cá nhân – Cặp đôi – Lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: Cá nhân – Lớp

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

 

 

 

 

- Đếm số hình tròn màu xanh, trắng.

- So sánh bằng cách thực hiện phép chia.

- Học sinh làm bài theo cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) 6 : 2 = 3 (lần)

b) 6 : 3 = 2 (lần)

c) 16 : 4 = 4 (lần)

- Học sinh nhận xét.

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

Bài giải:

Số cây cam gấp số cây cau số lần là:

20 : 5 = 4 (lần)

Đáp số: 4 lần

 

 

 

 

 

- Cả lớp làm vào vở.

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

Bài giải:

 Con lợn cân nặng gấp con ngỗng số lần là:

42 : 6 = 7 (lần)

Đáp số: 7 lần

 

- Học sinh chia sẻ:

+ 18 : 6 = 3 (lần) ; 18m dài gấp 3 lần 6m.

+ 35 : 5 = 7 (lần); 35 kg nặng gấp 7 lần 5 kg. 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

                         Bài giải:

       Số con bò gấp số con trâu số lần là:

                20 : 4 = 5 (lần)

                         Đáp số : 5 lần

- Học sinh nhận xét.

 

 

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

                    Bài giải :

Số kg cà chua thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là:

         127 x 3 = 381 (kg)

Cả hai thửa ruộng thu hoặch được là:

          127 + 381 = 508 (kg)

                    Đáp số : 508 kg cà chua

 

 

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Góc Thư viện lớp mình có 8 quyển truyện ngụ ngôn và 24 quyển truyện cười. Hỏi số quyển truyện cười gấp mấy lần số quyển truyện ngụ ngôn?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay Minh 8 tuổi. Tuổi của ông hơn tuổi Minh 64 tuổi. Hỏi tuổi của ông gấp mấy lần tuổi Minh?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.........................................................

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC: 

VẼ QUÊ HƯƠNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: sông máng (sông đào).

            - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của 1 bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 khổ thơ trong bài; Học sinh M3, M4 thuộc cả bài thơ).

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,...

            - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Cảm nhận được vẽ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

 

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- Hát bài: Quê hương tươi đẹp.

- Nêu nội dung bài hát.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó:

Xanh tươi, /đỏ thắm.//

Tre xanh,/ lúa xanh/

A,/ nắng lên rồi/

 

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm:

+ Chói ngời: chói sáng và đẹp rực rỡ.

+ Bát ngát: rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng dòng thơ trong nhóm.

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ thơ trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

 

 

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của 1 bạn nhỏ.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

 

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?

 

+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó?

+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất?

*Giáo viên kết luận: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của 1 bạn nhỏ.

- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

 

- Tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.

- Tre xanh, cây lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, Mặt Trời đỏ chót.

- C) Vì bạn nhỏ yêu quê hương

4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

 

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)

 

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

 

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Tìm các bài thơ, bài văn viết về quê hương đất nước.

- Hãy vẽ một bức tranh về đề tài quê hương nơi em ở.

- Luyện đọc trước bài: Nắng phương Nam

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3:                                                    Mỹ thuật                                              

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

....................................................................

Tiết 4,6: Tiếng Việt*:                  

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu:

- Biết đặt câu và dấu chấm vào chỗ thích hợp.

- Biết viết một bức thư ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ) cho bạn hoặc người thân của em đang ở xa.

II. Hoạt động dạy và học:

- Vở thực hành

III.Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài: (2’)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

     Phần 1: Luyện từ và câu

Bài 1: Đặt một câu nói về quê hương em, trong đó có dùng hình ảnh so sánh.

-         Hướng dẫn

-         Nhận xét

Bài 2: Đặt dấu chấm câu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau ( lưu ý chữa các chữ cái đầu câu thành chữ viết hoa sau khi đã điền thêm dấu chấm.

Phần 2: Tập làm văn

   GV hướng dẫn viết một bức thư ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ) cho bạn hoặc người thân của em đang ở xa.

3 .Củng cố ,dặn dò :(3)

- Em nào chưa hoàn thành về nhà làm tiếp

- Nhận xét chung

- Đọc yêu cầu

-1 em bảng, lớp vở thực hành.

-1 số em đọc lại câu văn

-Đọc đề bài

-Tự viết bài vào vở

HS viết vào vở

...............................................................

 

Tiết 7: Toán*

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH BÀI 2

I. Mục tiêu:

- Củng cố thực hiện phép tính có kèm theo đơn vị .

- Giải đúng bài toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành

III.Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ầ. Bài cũ

-Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu :

2. Thực hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a)     17 x 6

b)     36 x 5

c)     84 : 4

d)     96 : 3

Bài 2 :Tìm x

a)     3 x X = 63

b)     X x 4 = 88 : 2

c)     X x 2 = 13 x 2

Bài 3: Tính

a)     72 cm : 6 + 33 cm

b)     34 hm x 5 – 82 hm

Bài 4: Cho HS đọc đề, phân tích đề

GV hướng dẫn

2. Củng cố- dặn dò:(5’)

- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài

- Nhận xét tiết học

- 1 số em nêu lại các đơn vị đo độ dài

-Nhận xét

-Nêu y/c

-4 em bảng ,VTH

- Nhận xét

- Nêu y/c

3 em bảng ,VTH

- Nhận xét

- Nêu y/c

2 em bảng ,VTH

- Nhận xét

- Đọc đề bài, làm vào vở

            Đổi: 1 km = 1000 m

Quảng đường từ trường học đến hiệu sách là :

             1000 – 450 = 550 ( m )

                        Đáp số :  550 m

...............................................................

 Tiết 8: Sinh hoạt lớp  

.................................................................................................................................................

HẾT TUẦN 10

                                                                                   

    DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU