In trang

kế hoạch dạy học - lớp 3/1 - tuần 12
Cập nhật lúc : 20:59 27/11/2021

TUẦN 12

 

                                            Thứ hai ngày 29  tháng 11 năm 2021

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP LÀM VĂN:

 

NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được  những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong sách giáo khoa).

- Học sinh viết được những câu vừa nói thành một đoạn văn, (khoảng 5 câu).

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nói, kỹ năng viết văn.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Ảnh biển Phan Thiết trong sách giáo khoa. Tranh ảnh về cảnh đất nước.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút)

 

- Gọi 2 học sinh nói về quê hương hoặc nơi em đang ở.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát bài: “Quê hương tươi đẹp”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Học sinh nói.

 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu:

- Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) về một cảnh đẹp của nước ta, học sinh nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó (theo gợi ý trong sách giáo khoa).

- Học sinh viết được những câu vừa nói thành một đoạn văn, (khoảng 5 câu).

*Cách tiến hành:

 Bài 1: (Cặp đôi - Cả lớp)

- Gọi học sinh đọc bài tập.

- Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các bức tranh.

- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết.

- Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh.

 

 

 

 

- Gọi 1 học sinh lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh.

- Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói.

 

- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.

 

Bài tập 2: Cá nhân – Cả lớp

- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 vài em.

- Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết.

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

 

- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn.

- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.

 

 

 

- Học sinh quan sát.

 

- Học sinh trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu bài.

- 2 học sinh cùng bàn tập nói cho nhau nghe về cảnh đẹp trong bức tranh.

- Học sinh chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- Một học sinh M4 làm mẫu.

 

- 2 - 3 học sinh lên nối tiếp nhau thi nói về cảnh đẹp...

- Lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay.

 

- Một học sinh đọc đề bài tập 2

- Cả lớp làm bài cá nhân.

 

 

- Học sinh đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 5 - 6 em.

- Lớp theo dõi nhận xét  bình chọn bạn làm tốt nhất.

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo  (1 phút)

- Tiếp tục kể, nói về quê hương.

- Thực hành viết một bức thư giới thiệu về cảnh đẹp ở quê hương mình cho một bạn ở nơi khác để bạn hiểu hơn về quê hương của mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt

 

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (TIẾT 1):

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, sao Rua (Tua Rua), mạnh hung, người Thượng.

          - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.      1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2.     - Học sinh hát: Gà gáy.

- 2 HS đọc bài “Cảnh đẹp non sông”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, thong thả. Chú ý lời của các nhân vật:

+ Lời của anh hùng Núp mộc mạc, tự hào khi nói với lũ làng.

+ Lời cán bộ và dân làng hào hứng, sôi nổi.

+ Đoạn cuối bài thể hiện sự trang trọng, cảm động.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng, /con gái, / con trai,/ người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy/ giỏi lắm.//

+ Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu.//

+ Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi:// một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/ một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng/ và một huân chương cho Núp.//

 

- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: kêu là gọi, mời; coi là xem, nhìn.

 

 

 

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ.,...)

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

- 1 nhóm đọc  nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?

 

+Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?

 

+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng  Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình?

 

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?

 

 

 

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Chúng ta rút ra được điều gì qua bài đọc?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

 

- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.

 

- Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.

-Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ và cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho Núp.

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.

 

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về một số người anh hùng khác của dân tộc, đất nước ta.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 4: Toán:   

TIẾT 64: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán (có một phép nhân 9).

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán trong phép nhân để làm tính và giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (dòng 3, 4).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: Giáo viên nêu các phép tính để học sinh nêu kết quả.

9x 2 = ?

4 x 9 = ?

9 x 5 = ?

9 x 8 =?

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu:

- Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán (có một phép nhân 9).

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trò chơi “Xì điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2:

(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả.

Bài 4 (dòng 1, 2):

Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập.

 

 

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 4 (dòng 3, 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:

9x1=9

9x2=18

9x3=27

9x5=45

9x7=63

9x9=81

 

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

9 x 3 + 9 = 27 + 9

               = 36

9 x 4 + 9 = 36 + 9

               = 45

9 x 8 + 9 = 72 + 9

               = 81

9 x 9 + 9 = 81 + 9

               = 90

 

 

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Số xe ô tô của 3 đội còn lại là:

9 x 3 = 27 (ô tô)

Số xe ô tô của công ty đó là:

10 + 27 = 37 (ô tô)

Đáp số: 37 ô tô

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

x

1

2

3

6

6

12

18

7

7

14

21

 

 

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

x

1

2

3

8

8

16

24

9

9

18

27

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Mỗi túi đựng 9kg ngô. Hỏi 3 túi đựng bao nhiêu ki-lô-gam ngô?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Bắc 9 tuổi. Tuổi ông gấp 8 lần tuổi của Bắc. Tính tổng số tuổi của Bắc và ông?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 5: Đạo đức

 

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu

+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.

+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.

2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .

*GD TKNL&HQ:

- Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí.

- Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của mơi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.

- Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,…nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,…

- Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

*GDBVMT:

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Em yêu trường em”

- Lắng nghe.

 

 2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh tự kiểm tra được công việc của mình về thực hiện nội quy của trường của lớp.

(Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học, giáo viên cũng yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện nội qui mà lớp, trường đề ra. Nên GVCN thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của học sinh trong lớp như: mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ ...).

- Từ các tình huống có sẵn các em đánh giá được bản thân mình.

- Học sinh nhận xét được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự điều chỉnh mình.

* Cách tiến hành:

* Việc 1: Xem xét công việc

Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp

- Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.

 

- Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp

*GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”.

Việc 2: Nhận xét tình huống.

Hoạt động cá nhân – Nhóm - Cả lớp

- Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèn những lý do giải thích phù hợp.

+ Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.

+ Lan làm như thế có được không? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.

*GVKL: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng.

Việc 3: Bày tỏ ý kiến.

Làm việc cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung:

a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.

b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.

c) Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên.

d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng.

 

đ) Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9à10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11.

 

 

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.

*GVKL: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể...

 

 

 

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của nhóm mình.

- Nhận xét, bổ sung ý kiến.

 

 

- Lớp chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Làm việc cá nhân, tương tác với các bạn trong nhóm, chia sẻ trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm nêu ý kiến thảo luận như:

+ Nhóm 1: Lan làm như thế cũng đượ. Có thể là Lan mệt thật, Lan cần nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Nhóm 2: Lan làm như thế là không đúng. Đây là việc chung của lớp, Lan nên cùng các bạn tham gia. Nếu chỉ hơi mệt, Lan có thể một chút rồi lại ra làm vì công việc được giao cũng không quá mệt nhọc.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 

- 1, 2 học sinh nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.

+ À. Đúng, không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc.

+ À.  Đúng, tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc.

 

 

+ À.  Sai, nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động.

+ À.  Sai, đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia.

+ À.  Đúng, các bạn làm thế sẽ làm cho các thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.

 

 

 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):

 

 4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

- Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

                                                              Thứ ba ngày 30   tháng 12  năm 2021

 

Tiết 1,2:                                                    Anh văn                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

.................................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4  kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*Tích hợp QPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được một đoạn của câu chuyện. Đối với học sinh M3+ M4  kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

-Chọn kể lại một đoạn  của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời nhân vật trong truyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

+ Trong đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa, người  kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? 

- Giáo viên nhắc có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, một người dân làng Kông Hoa.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Học sinh tập kể.

- Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.

 

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

 

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

 

+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?

 

 

- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và đoạn  văn mẫu.

- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.

 

 

… Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện  theo lời anh Núp.

 

- Học sinh chọn vai, suy nghĩ về lời kể.

 

 

 

- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1.

- Cả lớp nghe.

 

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Anh hùng Núp là một người con tiêu biểu của Tây Nguyên./ Anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đánh giặc rất giỏi./...

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về một số người anh hùng khác của dân tộc, đất nước ta.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4:Toán

TIẾT 65: GAM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam.

- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.

- Biết tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về đơn vị đo khối lượng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1,2,3,4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa; Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1 gói hàng nhỏ để cân.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu phép tính và kết quả tương ứng của bảng nhân 9?

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)

*Mục tiêu:

- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam.

- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam.

- Giáo viên để đo các vật nhẹ hơn 1kg ta còn đơn vị đo nhỏ hơn kg.

- Giáo viên ghi kí hiệu, cách đọc, yêu cầu học sinh đọc lại.

- Giáo viên giới thiệu quả các cân thường dùng....

- Giáo viên giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ.

- Cân mẫu (cho học sinh quan sát) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả.

- Cho học sinh nêu đơn vị đo khối lượng gam....

- Học sinh nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học.

 

 

- Lắng nghe

 

 

      g:  đọc là gam

 1000g = 1 kg

 

 

 

 

- 1 số học sinh lên thực hành cân.

- Một số học sinh nêu trọng lượng của vật được cân.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (cột 1,2,3): Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi: một bạn nêu câu hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại.

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2:

(Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: Một bạn hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

 Bài 4: (Cá nhân –Lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

Bài 5: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

 

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh làm việc cặp đôi và nêu kết quả:

+ Hộp đường nặng 200g.

+ 3 quả táo cân nặng 700g.

+ Gói mì chính nặng 210g.

+ Quả lê nặng 400g.

 

 

 

- Học sinh chia sẻ theo cặp đôi:

+ Quả đu đủ nặng 800g.

+ Bắp cải cân nặng 600g.

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

Đáp án:

163g + 28g = 191g

42g - 25g = 17g

100g + 45g – 26g = 119g

50g x 2g = 100g

96 : 3 = 32g  

 

 

 

- Học sinh làm cá nhân.

 

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Trong hộp có số gam sữa là.

455 - 58 = 397 (g)

Đáp số: 397g

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

Bài giải:

4 túi mì chính như thế cân nặng số gam là:

210 x 4 = 840 (gam)

Đáp số: 840g

 

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Thử dự đoán, ước lượng xem quyển sách Toán của em nặng bao nhiêu gam?

- Thử ước lượng xem chiếc hộp bút của em nặng bao nhiêu gam và dùng cân cân lại rồi so sánh xem mình dự đoán đúng hay sai.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 5: Tin                                                                   

  (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

        

……………………………………………

Tiết 6: Tiếng Việt*:                                                                          

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Đọc- hiểu bài Đất phương Nam, trả lời đúng câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái.

- Viết đúng đoạn chính tả trong bài Thư gửi bà khi nghe gv đọc

- Tìm được từ chỉ hoạt động, trạng thái; Biết điền  thêm sự vật để tạo câu có hình ảnh so sánh

- Rèn viết đoạn văn giới thiệu về cảnh đẹp qua bức tranh phong cảnh

II. Đồ dùng dạy học:

  Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.      Đọc –hiểu: 12’

Cho HS mở sách Tiếng Việt trang 94 - 95 đọc bài Nắng phương Nam; Cho học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài rồi chữa bài

 

 

2.      Chính tả (Nghe- viết): 25’

Thư gửi bà

- GV giới thiệu đoạn viết và đọc mẫu, hỏi nội dung đoạn viết

- Cho HS viết từ khó vào bảng con: năm ngoái, ánh trăng, mạnh khỏe

- Đọc cho HS viết bài

- Đọc dò lại

- Cho HS chữ bài

-         Tổng kết lỗi

-         Nhắc nhở luật viết đ/v những lỗi phổ biến

GV theo dõi và giúp đỡ các em

IV.Đánh giá, nhận xét: 2’

    Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục.

Dặn các em rèn luyện thêm ở phần tự học.

 

HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi

Trình bày miệng

C1: câu C;

C2: câu C;

C3: câu C

1 HS đọc và cả lớp đọc thầm theo

Nội dung: Nhắc lại kỉ niệm và lời chúc lời hứa của cháu

HS viết từ vào bảng con

Viết vào vở

Dò lại bài

Trao đổi vở với bạn bên cạnh, mở sách chữa bài

Tự chữa lại bài và báo cáo lỗi

……………………………………………

Tiết 7: Toán*:                                    

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu:

- Củng cố bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- Ôn bảng chia 8, rèn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, tìm một thừa số, tìm số bị chia

- Giải toán có lời văn

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 1:

1, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5’

Hướng dẫn HS đọc đề, đếm số ô vuông và số hình tam giác có trong mỗi hình theo yêu cầu.

Nêu cách tìm

2, Nối ( theo mẫu) 10’

Tổ chức nối tiếp sức theo 2 nhóm

3, Bài toán: 10’

Tổ chức đọc đề, tìm hiểu đề, tóm tắt đề

Cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở.

Theo dõi, giúp đỡ HS, nhận xét

Bài 2:

1, Tính nhẩm:5’

Cho HS đọc lại bảng chia 8

2, Viết số thích hợp vào ô trống : 5’

Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện phép tính ghi kết quả

3, Bài toán: 10’

Cho HS đọc đề, tóm tắt đề, giải

Tổ chức chữa bài

V.Củng cố, dặn dò: 2’

Rèn luyện lại ở thời gian tự học

 

HS thực hiện theo y/c

Ta lấy tổng số ô vuông hoặc tam giác chia cho số ô tô màu

HS 2 nhóm thi nối tiếp sức

Nối vào vở

HS có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng

Bài giải

Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:

30: 5 = 6 (lần)

Đáp số: 6 lần

Trình bày, chữa bài

 

 

Đọc thuộc lòng cá nhân, cả lớp

Lần lượt HS nêu miệng, ghi vào vở

Hs làm bài vào vở

1 HS làm bảng lớp

Nhận xét chữa bài

HS làm bài vào vở, 1 hs làm bảng nhóm

Bài giải

Số lít mật ong còn lại là:

30- 14= 16 (l)

Số lít mật ong mỗi chai có là:

16:8 = 2 (l)

Đáp số: 2 lít

 

 

……………………………………………

Tiết 8: Thủ công                               

CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ  thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Mẫu chữ H, U. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Học sinh:  Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu: Nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

* Cách tiến hành:

*Việc 1: Quan sát mẫu

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.

+ Chữ H, U rộng mấy ô, cao mấy ô?

- Cho học sinh so sánh chữ H, U.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét.

*Việc 2: Hướng dẫn học sinh  kẻ, cắt, dán chữ H, U

- Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:

Bước 1:  Kẻ chữ  H, U.

+ Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.

+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H,U vào 2 hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ H,U theo các điểm đã đánh dấu.

*Chú ý: Không yêu cầu học sinh phải cắt lượn như hình 2c, 3b SGV.

Bước 2: Cắt chữ  H, U.

+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H,U theo dường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H,U bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ H,U như chữ mẫu.

+ Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H,U bằng giấy nháp.

Bước 3:  Dán chữ  H, U.

+ Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*Lưu ý:

Quan sát, theo dõi và giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

 

- Học sinh quan sát.

 

- Nét chữ rộng1 ô, cao 5 ô.

- Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.

- Học sinh theo dõi.

 

 

- Học sinh quan sát.

 

 

 

 

 

 

3. HĐ thực hành (15 phút)

*Mục tiêu:

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

*Cách tiến hành

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U trên giấy nháp.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Cho 2 học sinh lên thực hiện.

 

 

- Nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp.

- Thực hành cắt, kẻ, dán chữ H, U trên giấy nháp:

+ Học sinh tập gấp, cắt chữ H, U

+ Học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U bằng giấy nháp.

+ Học sinh tập dán chữ H, U.

+ Đổi chéo sản phẩm, góp ý.

 

4. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục thực hiện gấp, kẻ, cắt chữ H, U.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………….……………………………………………

                                                                      

                                                                        Thứ tư ngày 1 tháng 12  năm 2021

 

Tiết 1: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

ĐÊM TRĂNG BÊN HỒ TÂY

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh nghe, viết đúng bài chính tả “Đêm trăng trên Hồ Tây”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu (bài tập 2); bài tập 3a.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết chính tả.

- Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT:

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Học sinh trả lời.

 

- Lắng nghe.

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

 

- 1 học sinh đọc lại.

- Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn: gió đông hây hẩy; sóng vỗ rập rình;...

 

- Có 6 câu.

- Hồ, Trăng,... (...đầu câu).

 

 

- Học sinh nêu.

 

 

- toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt,...

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+ Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào?  

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Bài viết có mấy câu? 

+ Những chữ nào trong bài viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

 

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

  3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài.

 

 

 

 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

 

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chính tả điền tiếng có vần iu/uyu.

*Cách tiến hành:

Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng: Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.

Bài 3a: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Tổ chức cho học sinh giải câu đố.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, chốt lại đáp án:

a) con ruồi – quả dừa – cái giếng

b) con khỉ – cái chổi – quả đu đủ

 

 

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Đường đi khúc khuỷu.

+ Gầy khẳng khiu.

+  Khuỷu tay.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................

Tiết 2: Toán:

. BẢNG CHIA 9

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 9, vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9)

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm tính với bảng chia 9

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: BT1( cột 1,2,3); BT 2 (cột 1,2, 3); BT3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.

- HS: Bộ đồ dùng Toán 3

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động  (3 phút):

- Trò chơi: “ Điền đúng điền nhanh”

+ Nêu 1 số phép tính trong bảng nhân 9:

VD: 9 x 2 = ?     9 x 6 =?       9 x 7 = ?    

       5x 9 = ?      8 x 9 =?      9 x 9 = ?    

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên

bảng

 

- HS tham gia chơi, điền KQ nhanh, đúng

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 9 để lập bảng chia 9. Thuộc bảng chia 9.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Hướng dẫn lập bảng chia 9

*HS lập được bảng chia 9 và học thuộc lòng bảng chia 9

- GV dùng các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 9 thành một công thức chia 9 .

- GV đưa ra một tấm bìa có 9 chấm tròn (yêu cầu HS làm cùng mình)

+  9 lấy một lần thì được mấy ?                  

GV viết ;   9 x 1 = 9

+ Lấy 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được mấy nhóm ?

- GV ghi :        9 : 9 = 1

- GV cho HS QS và đọc phép tính :

       9 x 1 = 9      ;    9 : 9 = 1

- Tương tư như vậy hướng dẫn các em tìm hiểu các phép tính :

      9 x 2 = 18    ; 18 : 9 = 2  

      9 x 3 = 27    ; 27 : 9 = 3

- Qua 3 ví dụ trên em rút ra kết kuận gì ?

-Vậy các em vận dụng kết luận vừa nêu tự lập bảng chia 9.

- Gọi đại diện nhóm nêu

Việc 2.HTL bảng chia 9:

- Nhận xét gì về số bị chia? Số chia? Thương?

-Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 9

- GV gọi HS thi đọc

 

- GV nhận xét chung – Chuyển HĐ

 

 

 

 

- HS thao tác cùng GV

 

 

 

                    

 

 

 

 + … 9 lấy 1 lần được 9

 

 +… 9 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được 1 nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 +… khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia .

- HS các nhóm tự lập bảng chia 9 .

 

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

 

- HSTL.

 

- HS tự HTL bảng chia 9

 

- HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 9

 - HS đọc xuôi, ngược bảng chia 9

 

3.Hoạt động thực hành (15 phút)

* Mục tiêu:

-Thực hành chia trong phạm vi 9 và giải toán có lời văn (về chia thành 9 phần bằng nhau và chia theo nhóm 9).

*Cách tiến hành:

Bài 1 : Tính nhẩm

- Cho HS chơi TC “Truyền điện”

-Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 9 nêu miệng kết quả

 

Bài 2 : Tính nhẩm

- GV giúp các em củng cố mối quan hệ giữa nhân và chia (khi ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta được kết quả là thừa số kia)

 

Bài 3: Bài toán

- GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.

 

- GV nhận xét, chốt lại

 

 

 

Bài 4:

 

- GV đánh giá - nhận xét 7 – 10 bài

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.

 

 

*BT chờ (dành cho đối tượng HS đã hoàn thành các BT theo YC của tiết)

- GV kiểm tra KQ làm bài của HS

* Làm việc cá nhân – Cả lớp

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính.

18 : 9 =  2;  27 : 9 = 3;  63 : 9 = 7

  45 : 9 = 5;   72 : 9 = 8;  63 : 7 = 9

* Làm việc cá nhân - Cả lớp

- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả tính nhẩm

9 x 5 = 45     9 x 6 = 54    9  x 7 = 63

45 : 9 = 5      54 : 9 = 6     63 : 9 = 7

45 : 5 = 9       54 : 6 = 9     63 : 7 = 9 ..

 

* Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Cả lớp

- HS tự tìm hiểu đề toán. Làm bài vào vở

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

            Bài giải

Mỗi túi có số ki - lô - gam gạo là:

          45 : 9 = 5 (kg)

                       Đ/S: 5 (kg) gạo

 

* Cá nhân – Cả lớp

- HS tự tìm hiểu đề toán. Làm bài vào vở

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

            Bài giải

         Số túi gạo có là:

              45 : 9 = 5 (túi)

                       Đ/S: 5 túi gạo.

- HS thực hiện vào nháp bài 1 và  2 (cột 4)

- Báo cáo KQ

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Về nhà tiếp tục HTL bảng chia 9. Thực hiện các phép chia cho 9

- Ôn lại các bảng chia đã học. Tìm ra mối liên quan giữa chúng.

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

..............................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC: 

CỬA TÙNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim.

          - Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: sông, mênh mông, lịch sử, lũy tre làng, nước biển, xanh lơ, chiến lược, mướt màu xanh, đỏ ối, bạch kim,...

          - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT:

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác BVMT.

*Tích hợp QPAN:

- Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh, ảnh về Cửa Tùng, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên đọc bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh cho học sinh nghe.

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

 

- Học sinh nghe.

 

 

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả thể hiện sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của Cửa Tùng. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả: in đậm, mướt màu xanh, rì rào gió thổi, mênh mông, Bà Chúa, đỏ ối, hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục, chiếc lược đồi mồi, mái tóc bạch kim.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó:

+ Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải//- con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.// (nghỉ hơi sau dấu gạch nối)

+ Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.//

+ Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi/ cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.//

 

- Giáo viên giảng thêm dấu ấn lịch sử là sự kiện quan trọng, đậm nét trong lịch sử.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (sông, mênh mông, lịch sử, lũy tre làng, nước biển, xanh lơ, chiến lược, mướt màu xanh, đỏ ối, bạch kim,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

 

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Cửa Tùng ở đâu?

+ Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

+ Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm?

+ Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?

+ Người  xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?

*Giáo viên kết luận: Bài đọc tả vẻ đẹp kỳ diệu của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

 

- Ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.

- Thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng,...

- Vì đó là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.

- Thay đổi 3 lần trong ngày.

 

… chiếc lược đồi mồi cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển.

4. HĐ Đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm đoạn 2.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Giáo viên đọc mẫu. 

- Hướng dẫn học sinh cách đọc.

- Gọi vài học sinh đọc diễn cảm toàn bài.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Lớp theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc.

 

- Lớp lắng nghe, nhận xét.

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

 

 

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Hãy nói một câu phát biểu cảm nghĩ của mình về Cửa Tùng.

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc.

- Viết một đoạn văn ngắn (hoặc vẽ tranh) về một cửa biển của quê hương đất nước.

- Luyện đọc trước bài: Người liên lạc nhỏ.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Tự nhiên xã hội:

BÀI 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Kỹ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy);

 tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng tự bảo vệ.

*GDTKNL&HQ

- Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

VD: tắt bếp khi sử dụng xong…

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Hình vẽ trang 44, 45 sách giáo khoa, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh trả lời.

 

- Lắng nghe – Mở sách giáo khoa.

 

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được một số vật dễ cháy và hiểu được lý do sao không được đặt chúng gần lửa. Biết nói và viết được những thiệt hại do cháy gây ra.

- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra

*Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:

+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?

+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa?

+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.

*GVKL: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.

- Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.

 Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai

*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân. Liên hệ Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?

 

 

 

- Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà

+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình ?

+ Nhóm 2: theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa… nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.

+ Nhóm 3: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?

+ Nhóm 4: trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?

- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận.

 

 

- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.

*GVKL: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong vừa an tồn vừa tiết kiệm gas, chất đốt là góp phần tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta sử dụng bền lâu nguồn năng lượng.

Hoạt động 3: Thực hành

*Mục tiêu: Học sinh biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. GDKNS: Kĩ năng tự bảo vệ.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu tình huống cháy cụ thể cho cả lớp.

- Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của học sinh.

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, …, cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên. 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tham gia kể chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.

- Học sinh hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe.

 

- Học sinh thực hành.

 

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Tự liên hệ bản thân, nêu các cách phòng cháy khi ở nhà của gia đình mình.

- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình và mọi người cách phòng cháy và chữa cháy.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................

.......................................................................

 

                                                            Thứ năm  ngày 2 tháng 12 năm 2021

Tiết 1: Toán:

TIẾT 68. LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức: HS thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nhẩm tính đúng với bảng chia 9.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng vẽ nội dung BT4

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.

GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

+)   27 : 9 =?      36 : 9 =?           45 : 9 = ?

+)  54: 9 = ?       72: 9 =?            90 : 9 =?     (…)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia chơi

- Học sinh thi đua nêu nhanh và đúng kết quả phép tính. 

 

 

 

- Lắng nghe                                       

3. HĐ thực hành (30 phút)

* Mục tiêu: HS vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia).

* Cách tiến hành:

Bài 1 : Tính nhẩm

- Cho HS chơi TC “Truyền điện”

-Yêu cầu HS dựa vào bảng chia 9 nêu miệng kết quả

- Cho HS nhận xét 1 cột ở câu a) và 1 cột ở câu b) để rút ra KL.

 

Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp

- GV gợi ý cho HS dựa vào mối liên quan giữa SBC, SC và Thương để tìm nhanh đáp số.

- Về cách trình bày, yêu cầu HS dóng thẳng hàng thẳng cột để trình bày, không nhất thiết phải kẻ bảng.

Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp

- HD tóm tắt để tìm hiểu nội dung bài toán:

Dự định xây: 36 ngôi nhà.

Đã xây: 1/9 số nhà

Còn phải xây: ... nhà?

- Quan sát và gợi ý cách làm cho đối tượng M1, M2.

 

 

 

Bài 4: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp

 

 

- GV yêu cầu HS giải thích cách làm

* Làm việc cá nhân – Cả lớp

- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính.

 

-  Lấy tích chia cho thừa số này thì được kết quả là thừa số kia (câu a). Lấy SBC chia cho Thương thì được SC (câu b).

 

- HS làm bài cá nhân

- Chia sẻ kết quả trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp

 

 

 

- HS làm bài cá nhân

- Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ trước lớp:

       Bài giải:

Số ngôi nhà đã xây là:

      36: 9 = 4 (ngôi nhà)

Số ngôi nhà còn phải xây tiếp là

       36 - 4 = 32 (ngôi nhà)

                      Đáp số: 32 ngôi nhà

 

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp.

+ HS nêu cách làm: Đếm số ô vuông, sau đó lấy tổng số ô vuông chia cho 9.

a)     2 ô vuông.

b)    2 ô vuông.

 3. HĐ ứng dụng (1 phút):

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút):

- Về nhà ôn lại bảng chia 9. Thực hiện các phép tính chia có số chia là 9.

- Tìm hiểu về tổng các chữ số trong mỗi SBC của bảng chia 9 để tìm ra điểm đặc biệt của chúng.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP VIẾT:

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa I.

- Viết đúng, đẹp tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết  nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm quê hương.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa I, Ô, K viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp

- HS lên bảng viết: Ghềnh Ráng, Hàm Nghi, Hải Vân, vịnh Hàn.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh tham gia thi viết.

 

 

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

 

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm.

=> Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Ông quê ở Quảng Nam, con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

 

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

 

 

- I, Ô, K. 

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

 

- Học sinh viết bảng con: I, Ô, K. 

 

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

 

 

 

 

- 3 chữ: Ông Ích Khiêm.

- Chữ Ô, g, I, h, K cao 2 li rưỡi, chữ n, c, i, ê, m cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Ông Ích Khiêm.

 

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

 

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

 

- Học sinh viết bảng: Ít.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa I.

+ 1 dòng chữa Ô, K. 

+ 1 dòng tên riêng Ông Ích Khiêm.

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

 

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính chắt chiu, tiết kiệm và luyện viết cho đẹp.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

Tiết 3: Tin

(Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

……………………………………………

Tiết 4: Tiếng Việt

 

TẬP LÀM VĂN:

 

VIẾT THƯ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết thư.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Giao tiếp: ứng xử văn hóa.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Tư duy sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút)

- Cho học sinh xung phong đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp đất nước (…)

 

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giáo viên đưa phong bì thư (có lá thư). Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

 

- 3 học sinh đọc.

 

- Đọc bài văn nói về “Cảnh đẹp đất nước”.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

 2. HĐ hình thành kiến thức: (10 phút)

*Mục tiêu: Biết  cấu tạo của một bức thư.

*Cách tiến hành

Việc 1: Phân tích đề

 Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên treo bảng phụ (ghi đề bài).

+ Đề yêu cầu gì?

 

 

+ Viết cho ai?

+ Xác định được bạn tên là gì? Ở tỉnh nào miền nào?

+ Mục đích viết thư.

+ Nội dung cơ bản của lá thư?

+ Hình thức viết thư?

 

* Giáo viên lưu ý cấu tạo của một bức thư, lời xưng hô,…

 

 - Học sinh thực hiện yêu cầu theo hệ thống câu hỏi gợi ý:

 

- Đọc đề: Viết một bức thư cho bạn thuộc tỉnh miền Nam (Trung, Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

- Cho bạn ở khác miền em ở. (Bắc, Trung)

 

 

- Làm quen.

- Làm quen, hẹn cùng thi đua học tốt.

- Nêu lí do viết thư – tự giới thiệu về mình – hỏi thăm bạn – hẹn cùng học tốt.

+ (Học sinh tham khảo thư gửi bà sách giáo khoa trang 81).

2. HĐ thực hành: (20 phút)

*Mục tiêu: Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.

*Cách tiến hành:

Việc 2: Làm mẫu

Làm việc cá nhân - Cặp đôi

- Giáo viên cho học sinh đọc lại bài Thư gửi bà.

- Yêu cầu làm mẫu trước khi viết vở.

- Theo dõi, hướng dẫn.

*Giáo viên trợ giúp về lí do viết thư, tự giới thiệu,(...) cho học sinh còn lúng túng.

 

- Nhận xét, bổ sung.

Việc 3: Viết bài vào vở:

Hoạt động cả lớp

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài

- Giáo viên giúp đỡ học sinh còn lúng túng để hoàn thành bức thư.

- Nhận xét – Tuyên dương

 

 

- Đọc Mẫu: Thư gửi bà.

- 2 học sinh M4 làm mẫu nói về nội dung theo gợi ý:

+ Lí do viết thư

+ Tự giới thiệu

+ Lời hỏi thăm (...)

+ Lời hứa hẹn

- 2 học sinh cùng bàn trao đổi, chia sẻ,..

 

 

 

- Học sinh viết vào vở bài tập.

- Đọc thư.

- Bình chọn lá thư viết tốt nhất.

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

4. HĐ sáng tạo  (1 phút)

- Về nhà viết tiếp bức thư.

- Gửi bức thư đó cho một bạn ở nơi khác để làm quen với bạn.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………………………………………………………….

                                          

                                                          Thứ sáu ngày 3  tháng 12  năm 2021

Tiết 1:                                                    Mỹ thuật                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

....................................................................

Tiết 2:Toán:

TIẾT 69. CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chưa hết và chia có dư).

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ước lượng thương trong tính toán

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); bài 2 và bài 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- TC "Nối nhanh, nối đúng"

9  x 7

 

56

7 x 8

63

     32 : 8

8

72 :9

4

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

 

- HS tham gia chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

2. HĐ khám phá kiến thức (15 phút):

* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia đúng các số có hai chữ số cho số có một chữ số

* Cách tiến hành:

HD thực hiện phép chia:

* Ghi bảng: 72: 3 =?

 

- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép chia.

- Nêu cách thực hiện chia:

 

 

 

 

+ Vậy 72 : 3 = ?

* Ghi 65 : 2= ?

 

 

* Chốt kiến thức: Khi chia 1 số có 2 chữ số cho 1 số có 1 chữ số ta thực hiên theo những bước nào?

 

- Nêu thành phần và kết quả của phép tính

- Hs thảo luận trong cặp để tìm ra cách làm

- Nhắc lại cách thực hiện phép chia: Chia từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng chục.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ 7: 3 = 2 viết 2, 2 nhân 3 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1.

+ Hạ 2 được 12, 12 chia 3 bằng 4, 4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.

- Bằng 24

- HS tự tìm hiểu về phép chia sau đó tự làm ra bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

- Thực hiện theo 2 bước:

+ Bước 1: Đặt tính.

+ Bước 2: Thực hiện tính chia theo thứ tự từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng chục.

2. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết vận dụng để đặt tính và chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chưa hết và chia có dư).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tính

 

 

- Nhận xét sửa chữa bài.

=> Nhắc nhở HS đặt tính đúng

Bài 2:

-YC làm cá nhân, chia sẻ với các bạn

 

 

 

 

 

 

 

 

- Câu hỏi chốt KT: Muốn tìm 1/5 của 1 số ta làm thế nào?

Bài 3: Bài toán

- Gợi ý tóm tắt:

1 bộ: 3m

31m: ... ?bộ, dư ....? m

- GV quan sát, có thể gợi ý, hỗ trợ cách trình bày cho HS, đặc biệt là đối tượng M1, M2.

* Làm việc cá nhân - Cả lớp

- HS làm bảng con. 

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

- Đọc đồng thanh 2 phép tính thứ 3.

 

* Cá nhân - Cả lớp

- HS làm bài cá nhân.

 - Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

1 giờ: 60 phút

1/5 giờ:  ...phút 

Bài giải:

Số phút của 1/5 giờ là

60  :5 = 12 ( phút )

          Đ/S: 12 phút

- Ta lấy số đó chia cho 5

 

* Cá nhân - Nhóm 2 - Cả lớp

- HS tự tìm hiểu bài

- Làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

Ta có: 31 ; 3 = 10 (dư 1)

Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải

 ĐS: 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà thực hiện các phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số cho thành thục.

- Về nhà thử làm bài toán sau: Lớp 3A có 24 học sinh. Nếu xếp 3 em ngồi 1 bàn thì vừa hết số bàn. Vậy nếu xếp 2 em ngồi 1 bàn thì còn thiếu mấy bàn?

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

.........................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (TIẾT 1):

                                          NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm.

- Hiểu nội dung: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi  làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

2. Kỹ năng:

- Hiểu các từ ngữ được chú giải cuối truyện (Ông Ké, Nùng, thầy mo, mong manh).

- HS bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GDQPAN: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bản đồ địa lí để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.      1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2.      

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Hát bài: Anh Kim Đồng

- Nêu nội dung bài hát

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Cho HS luyện đọc câu khó:

 

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS tìm hiểu từ mới.

 

 

 

 

 

d. Đọc toàn bài:

 

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm,…)

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- HS luyện đọc câu khó:

+ Nào, bác cháu ta lên đường! (Lời của ông ké thân mật, vui vẻ)

+ Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.( Lời của Kim Đồng: bình tĩnh, thản nhiên)

+ Già ơi!Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa lắm đấy! (Lời của Kim Đồng tự nhiên, thân tình khi gọi ông ké) 

- Đọc phần chú giải (cá nhân). 1 HS đọc to phần chú giải

- 1 – 2 nhóm đọc  nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn đầu. Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi  làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài

 

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

+ Vì sao bác cán bộ phải đóng một vai ông già Nùng?

+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

 

+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?

+ Qua câu chuyện, em thấy anh Kim Đồng là người như thế nào?

=> GV chốt ND: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi  làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng

*GDQPAN: Ngoài anh Kim Đồng, em còn biết thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam nào nữa không?

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

 

 

- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

- Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng.

- Đi rất cẩn thận, Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước. Ông ké lững thững đi đằng sau,..

- Khi gặp địch Kim Đồng tỏ ra rất nhanh tri không hề bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo … khi địch hỏi thì Kim Đồng trả lời rất nhanh trí.

- HS nêu

 

 

 

 

 

- Dự kiến trả lời: Lê Văn Tám, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Nguyễn Bá Ngọc

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai:

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét.

 

 

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):

 

 

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về anh Kim Đồng, tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề .

- Tìm hiểu thêm các câu chuyện về các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam.

- Luyện đọc trước bài: Nhớ Việt Bắc

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Tự nhiên & xã hội

BÀI 24: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập,vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.

2. Kĩ năng: Học sinh biết hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém. Rèn kĩ năng bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Kĩ năng hợp tác.

- Kĩ năng giao tiếp.

*GDBVMT:

- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây…

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

 

- Giáo viên cho học sinh nêu một số cách phòng cháy khi ở nhà.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

 

- Học sinh nêu.

 

- Mở sách giáo khoa.

 

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập,vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.

*Mục tiêu: Biết một số hoạt động học tập diển ra trong các giờ học. Biết mối quan hệ giữa: Giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động học tập. GDKNS: Kĩ năng hợp tác.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức ảnh trong sách giáo khoa.

+ Nhóm 1: đây là giờ TNXH, các bạn đang quan sát cây hoa hồng.

+ Nhóm 2: đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô.

+ Nhóm 3: đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy.

+ Nhóm 4: đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem.

+ Nhóm 5: đây là giờ Toán. Các bạn đang làm bài tập Toán mà cô giáo giao cho.

+ Nhóm 6: đây là giờ tập thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường.

- Giáo viên yêu cầu: quan sát và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh.

- Giáo viên phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm.

- Nhận xét.

- Giáo viên hỏi:

+ Em thường làm gì trong giờ học?

+ Em có thích học theo nhóm không?

+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+ Em thường làm gì khi học nhóm?

+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?

*GVKL: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc Cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn,… tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.

Hoạt động1: Làm việc theo tổ học tập

*Mục tiêu: Biết kể một số môn học mà học sinh được học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn. Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn. GDKNS: Kĩ năng hợp tác.

*Cách tiến hành:

+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường?

- Giáo viên cho từng học sinh nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do.

- Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích nhất và giải thích vì sao.

- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.

- Cho lớp nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên liên hệ tình hình học tập của học sinh trong lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

 

- Lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh kể tên môn học theo dãy bàn.

- Học sinh nêu.

 

 

- Học sinh nêu và giải thích lí do.

 

- Học sinh kể ra.

 

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh liên hệ.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Nêu nhiệm vụ chính của học sinh.

- Có ý thức tham gia các hoạt động ở trường góp phần bảo vệ môi trường như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây... và tham gia các hoạt động ở trường.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

...............................................................

 

Tiết 5: Tiếng Việt*:                  

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Tìm được từ chỉ hoạt động, trạng thái; Biết điền  thêm sự vật để tạo câu có hình ảnh so sánh

- Rèn viết đoạn văn giới thiệu về cảnh đẹp qua bức tranh phong cảnh

II. Đồ dùng dạy học:

  Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

3.      Luyện từ và câu:15’

Câu 1: Cho hs đọc y/c, tìm từ chỉ hoạt động , trạng thái:

Câu 2: Cho HS hiểu y/c

Hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh bằng cách viết tiếp

Tổ chức cho HS trình bày, GV viết một số câu lên bảng để nhận xét

4.      Tập làm văn: 20’

Cho HS đọc y/c, y/c một số hs trình bày một số hình ảnh trong bức tranh (bức ảnh)

Cho HS làm bài theo 1 số gợi ý

-         Đây là cảnh gì?

-         Giới thiệu từng sự vật trong tranh có gì đẹp?

-         Cảm nghĩ của em về bức tranh

GV theo dõi và giúp đỡ các em

IV.Đánh giá, nhận xét: 2’

    Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục.

Dặn các em rèn luyện thêm ở phần tự học.

 

Viết vào vở

Dò lại bài

Trao đổi vở với bạn bên cạnh, mở sách chữa bài

Tự chữa lại bài và báo cáo lỗi

Từ chỉ hoạt động: quay lại, rung rinh

Từ chỉ trạng thái: hớn hở

Đọc y/c

Trao đổi với bạn bên cạnh

a, Tiếng gió thổi vi vu như tiếng sáo diều

b, Mặt trăng đêm rằm tròn, to và sáng lấp lánh như chiếc thau đồng.

c, Sông Hương hiền hòa chảy qua thành phố như dải lụa đào

HS nêu, nhận xét

HS đọc y/c, 1 số HS trình bày

HS làm bài vào vở, trình bày một số em

Nhận xét

...............................................................

 

Tiết 6: Toán*

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu:

- Củng cố bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- Ôn bảng chia 8, rèn nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số, tìm một thừa số, tìm số bị chia

- Giải toán có lời văn

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 2:

1, Tính nhẩm:5’

Cho HS đọc lại bảng chia 8

2, Viết số thích hợp vào ô trống : 5’

Hướng dẫn HS lần lượt thực hiện phép tính ghi kết quả

3, Bài toán: 10’

Cho HS đọc đề, tóm tắt đề, giải

Bài 3:

1, Đặt tính rồi tính: 10’

Hướng dẫn HS đặt tính, nhân theo thứ tự từ phải sang trái, lưu ý phần có nhớ

2, Tìm x: 12’

Cho HS đọc đề bài

Nhắc lại cách tìm một thừa số, tìm số bị chia

3, Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 5’

4, Bài toán: 12’

Cho học sinh đọc đề, tóm tắt, giải

Tổ chức chữa bài

V.Củng cố, dặn dò: 2’

Rèn luyện lại ở thời gian tự học

 

Đọc thuộc lòng cá nhân, cả lớp

Lần lượt HS nêu miệng, ghi vào vở

HS làm bài vào vở

1 HS làm bảng lớp

Nhận xét chữa bài

HS làm bài vào vở, 1 hs làm bảng nhóm

Bài giải

Số lít mật ong còn lại là:

30- 14= 16 (l)

Số lít mật ong mỗi chai có là:

16:8 = 2 (l)

Đáp số: 2 lít

 

8

11

a, 232          217            88     

   3          x   4            8

    696          868            08

                                        8

                                        0

Trao đổi tự nhận xét, sửa chữa bài

HS nêu, làm bài vào vở, 3 hs làm bảng nhóm, nhận xét chữa bài

a, 8 x x = 48          X : 8 = 30

          x = 48:8             X= 30 x 8

       x = 6                  X= 240

Nêu miệng, ghi kết quả

Khoanh vào B.5

 

Bài giải:

            Long có số bi là:

24 x 3 = 72 ( viên)

            Cả hai bạn có số bi là:

                  24 + 72 = 96 ( viên)

Đáp số: 96 viên bi

...............................................................

 Tiết 7: Sinh hoạt lớp  

 

ATGT: BÀI 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

.................................................................................................................................................

HẾT TUẦN 12

                                                                                   

    DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU