In trang

kế hoạch dạy học - lớp 3/1 - tuần 13
Cập nhật lúc : 22:09 05/12/2021

TUẦN 13

 

                                            Thứ hai ngày 6  tháng 12 năm 2021

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (TIẾT 2):

                                          NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

2. Kỹ năng:

                                                           

- Có kĩ năng kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với HS M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GDQPAN: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bản đồ địa lí để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.      1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2.      

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- Hát bài: Anh Kim Đồng

- Nêu nội dung bài hát

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

 

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu :

- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện: Người liên lạc nhỏ

* Cách tiến hành:

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh

- Luyện kể truyện

 

 

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung 1 đoạn.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu từ 2 – 4 đoạn

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

+ Em thấy anh Kim Đồng là người như thế nào?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

- Lắng nghe

 

 

- Học sinh nối tiếp nhau nêu nội dung từng tranh.

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

- HS trả lời theo ý đã hiểu

 

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài

 

 

 

 

- Nhiều Hs trả lời

6. HĐ ứng dụng ( 1phút):

 

 

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu thêm về anh Kim Đồng, tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề .

- Tìm hiểu thêm các câu chuyện về các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam.

- Luyện đọc trước bài: Nhớ Việt Bắc

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – vIếT):

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS viết đúng: lên đường , ông ké, Nùng, Đức Thanh, Kim Đồng, Hà Quảng lững thững,

- Nghe - viết đúng một đoạn bài Người liên lạc nhỏ; tRình bày đúng hình thức bài văn xuôi

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay / ây ( BT 2 ).

- Làm đúng BT3a

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả và biết viết hoa các tên riêng: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng,..

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Bảng phụ viết nội dung BT3a)

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Nhận xét việc rèn chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”

- Lắng nghe

 

- Mở SGK

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

 

- GV đọc đoạn văn một lượt. Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

+ Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn để làm gì?

+ Ông ké ăn mặc như thế nào?

 b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn vỪa đọc có những tên riêng nào cần viết hoa?

+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào?

 c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs

- 1 Học sinh đọc lại.

 

- Dẫn đường cho ông ké

 

- HS trả lời

 

- Đoạn văn có 7 câu.

- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.

 

- Nào, Bác cháu ta lên đường. Là lời ông Ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

 

- Nùng, lên đường , ông ké, Đức Thanh, Kim Đồng, Hà Quảng, lững thững.

 3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, khi viết lời của ông ké phải thục vào 1 ô mới gạch đầu dòng; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc và viết bài.

 

 

 

 4. HĐ chấm, nhận xét bài (5 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- GV đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

 

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay / ây ( BT 2 ). Làm đúng BT3a

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

Bài 2: (Cá nhân – cả lớp)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

 - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

- Giải nghĩa từ: +Đòn bẩy: Vật làm bằng tre, gỗ,... giúp nâng một vật nặng theo cách tì đòn bẩy vào một điểm tựa rồi dùng sức nâng vật đó lên.

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài cá nhân

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Cây sậy / Chày giã gạo

+ Dạy học / ngủ dậy

+Số bảy / đòn bẩy.

 

 

Bài 3a: (Cá nhân – cặp đôi - cả lớp)

- Gọi HS  nêu yêu cầu

- GV dán bảng 3, 4 băng giấy.

                                         

 

- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả.

 

 

- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài

- Làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) Trưa naynằm - nấu cơm - nát - mọi lần.

 6. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Tìm và viết ra các tiếng có vần ay/ây và các tiếng có âm đầu là l/n.

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà sưu tầm 1 bài thơ và tự luyện chữ cho đẹp hơn

       

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

Tiết 4: Toán:   

TIẾT 70. CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp)

 

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lượt chia).

- Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Các tấm bìa hình tam giác có gắn nam châm để HS thi xếp hình (BT4)

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút) :

- Trò chơi: "Gọi thuyền"

- HD cách chơi và cho HS tham gia chơi

 

 

 

 

 

 

- Tổng kết TC – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

 

- HS tham gia chơi:

+Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai

+ Trưởng trò hô: Thuyền A (Tên HS)

+ HS hô: Thuyền A chở gì ?

+ Trưởng trò : Chuyền A chở ...(nêu phép nhân hoặc chia cho 9)

+ HS A nêu kết quả

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):

* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(có dư ở các lượt chia).

* Cách tiến hành: Cả lớp

Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4

- Gv kết hợp hỏi Hs và ghi bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý giúp đỡ đối tượng HS hạn chế biết đặt tính và ước lượng thương ở các lượt chia.

 

 

 

 

 

- Nhận xét chung

*78 : 4 = ?

- 7 chia 4 được 1 viết 1.

  1 nhân 4 bằng 4; 7trừ 4 bằng 3.

- Hạ 8, được 38; 38 chia 4 được 9 viết 9

  9 nhân 4 bằng 36 ; 38 trừ 36 dư 2

 

Vậy: 78 : 4 = 19 (dư 2 )

-Vài HS nêu lại

- Lớp đọc đồng thanh cách thực hiện phép chia trên.

 

* Áp dụng thực hiện phép tính 65 : 4

- HS tự đặt tính rồi thực hiện phép tính

65 : 4

65   4

4     16

25

24

  1

- Chia sẻ kết quả trước lớp

2. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Biết giải toán có phép chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Lớp)

 

- Lưu ý HS đặt tính đúng, ngay ngắn.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

*Lưu ý: GV yêu cầu HS trình bày bài giải ra vở nháp.

 

- Sau khi HS chia sẻ kết quả trước lớp, nếu HS có cách trình chưa hợp lý, GV gợi ý và hướng dẫn để HS có cách trình bày đúng. Sau đó cho Hs chép lại bài giải vào vở.

 

 

Bài 4: Tổ chức cho HS chơi TC

 

 

-Tổng kết trò chơi, tuyên dương

 

Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

- HS làm bảng con.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

- HS đọc đồng thanh 2 phép tính cuối.

 

- HS làm cá nhân

- Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

           Bài giải:

Thực hiện phép chia, ta có:

            33 : 2 = 16 (dư 1)

Số bàn có hai HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa cần có thêm một bàn. Vậy số bàn cần có ít nhất là:

           16 + 1 = 17 ( bàn)

                    Đáp số: 17 cái bàn.

- HS thi đua chơi (2 lượt chơi, mỗi lượt 3 nhóm HS)

- HS chú ý từ 8 hình tam giác Hs tìm cách sắp xếp thành hình vuông như SGK trang 71

 

- Hs vẽ một hình tứ giác có 2 góc vuông

- HS báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Thực hiện các phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.

- Tìm cách thực hiện các phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 5: Đạo đức

ĐẠO ĐỨC

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu

+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.

+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.

2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác,

NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*KNS:

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .

*GD TKNL&HQ:

- Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí.

- Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.

- Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí,…nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh,…

- Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

*GD BVMT:

- Tích cực tham gia và nhắc nhỡ các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Em yêu trường em”

- Lắng nghe.

 

 2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập để  học sinh tự đánh giá được bản thân mình.

* Cách tiến hành:

* Việc 1: Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”.

Làm việc cả lớp - Trao đổi nhómn - Chia sẻ trước lớp

+ Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu hỏi sau:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tường? Vì sao?

 

 

2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như  thế nào?

 

- Giáo viên trợ giúp cho học sinh M1+M2 hoàn thành nội dung yêu cầu.

- Nhận xét câu trả lời của bạn.

 

*Giáo viên kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt.

Việc 2  Liên hệ và tự liên hệ 

Trao đổi cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua.

- Nhận xét.

- Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc nhở với học sinh.

+ Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường?

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét.

*Giáo viên kết luận: Như vậy “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành tốt các công việc mà mình được giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng, có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

 

 

 

Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

1. Bạn Tường làm thế là không đúng. Trong khi các bạn ai cũng hăng say làm việc thì Tường lại mãi chơi, không chịu làm việc.

2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ cùng các bạn hăng hái làm việc. Em sẽ để con Chích chòe ở nhà vì học ra học, làm ra làm, chơi ra chơi.

 

 

- Các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau.

- 1, 2 học sinh nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

- Tiến hành thảo luận cặp đôi, 2à4 cặp đứng lên trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

- Thảo luận cả lớp, 3-4 học sinh trả lời. Ví dụ: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường, tức là:

+ Việc gì của lớp, của trường cũng tham gia.

+ Làm xong việc của mình, nếu còn thời gian thì làm giúp công việc của người khác.

+ Làm hết tất cả công việc được giao.

 

 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)

 

 

 4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia, kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.

- Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

                                                              Thứ ba ngày 7   tháng 12  năm 2021

 

Tiết 1,2:                                                    Anh văn                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

.................................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC: 

NHỚ VIỆT BẮC

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Đọc đúng: nắng ánh, dao gài, chuốt, rừng phách,thắt lưng, núi giăng.

- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.

- Biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: đỏ tươi, giăng thành lũy sắt dày, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù...

- Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi ( HS trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu )

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu:

+Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Giang, phách, ân tình, thủy chung,...

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bản đồ để chỉ cho HS biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc (nếu có)

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- GV kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

- HS nghe bài hát: Đường về Việt Bắc

- Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe

- Mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ

* Cách tiến hành :

a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. 

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Hướng dẫn đọc câu khó :

 

 

 

 

 

 

+ GV yêu cầu HS đặt câu với từ “ân tình”

+ Tìm từ trái nghĩa với “Thủy chung”

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => Cả lớp (nắng ánh, dao gài, chuốt, rừng phách,thắt lưng, núi giăng)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn (4 dòng thơ) trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- HS luyện đọc:

Ta về / mình có nhớ ta/

Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/

Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.// 

- Đọc phần chú giải (cá nhân). 1 HS đọc phần chú giải trước lớp.

- Người dân quê em đối xử với nhau rất ân tình.

- Phản bội, bội bạc

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi *Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

 

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?

+ Tìm những câu thơ cho thấy cảnh Việt Bắc đẹp; Việt Bắc đánh giặc giỏi?

 

 

+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?

+ Bài thơ ca ngợi ai?

 * GVKL: Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- …nhớ hoa, nhớ người

 

+ Việt Bắc đẹp: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng,...

+ Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây,... Rừng che bộ đội, từng vây quân thù.

- Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng( chăm chỉ lao động)

- HS trả lời

- Lắng nghe

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 10 dòng thơ trong bài.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

 

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.

- Thi đọc thuộc lòng

 

 

 

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu (M1, M2)

- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)

5. HĐ ứng dụng (1 phút) :

- VN tiếp tục HTL bài thơ.

- Đọc diễn cảm bài thơ cho gia đình nghe

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề về Việt Bắc

=> Luyện đọc trước bài: Hũ bạc của người cha

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4:Toán

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

-  Làm tính đúng nhanh chính xác.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

84 : 2              18

90 : 5              42

89 : 4              22 dư 1

97 :7               14 dư 1

- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

                 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 

* Cách tiến hành:

- Giáo viên viết lên bảng phép tính: 648 : 3=?

- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính.

+ Nêu cách thực hiện phép chia.

+ Hướng dẫn học sinh chia từng bước.

- Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu?

* Giáo viên nêu phép chia: 236 : 5

- Tiến hành các tương tự như phép tính

    648 : 3

- Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính.

*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2.

- Đặt tính.

- Cách tính.

+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).

+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của thương (2).

+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương (1).

+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương (6).

Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 : 5)

- Học sinh đọc.

 

- Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.

- Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.

 

 

 

 

 

- 648 : 3 = 216

 

- Học sinh đặt tính và tính

   236 : 5 = 47 ( dư 1)

 

 

 

- Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư…

 

 

 

- Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

 

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); Bài 2; Bài 3.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (cột 1,2,3):

Cá nhân – cặp đôi – Lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Giáo viên cho học sinh  nêu và phân tích bài toán.

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

*Giáo viên củng cố: áp dụng bảng chia 9 để thực hiện giải.

Bài 3: (Nhóm - Lớp)

- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mẫu.

- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 1 (cột 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

Đáp án:

a, 218; 75; 65

b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4)

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Có tất cả số hàng là:

234  : 9 = 26 ( hàng)

Đáp số: 26 hàng                    

     

 

 

 

- Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của giáo viên.

 

 

- Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp.

Số đã cho

432m

888kg

600 giờ

312 ngày

Giảm 8 lần

432 : 8 = 54m

888 : 8 = 111kg

600 : 8 = 75 giờ

312 : 8 = 39 ngày

Giảm 6 lần

432 : 6 = 72m

888 : 6 = 148kg

600 : 6 = 100 giờ

312 : 6 = 52 ngày

 

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

a) 181

b) 38 (dư 2)

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng  số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Trong 6 tháng đầu tiên cửa hàng bán được 480 bộ quần áo. Trong 3 tháng tiếp theo cửa hàng bán được số bộ quần áo chỉ bằng  số bộ quần áo bán được trong 6 tháng đầu. Hỏi cả 9 tháng cửa hàng bán được bao nhiêu bộ quần áo?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………

Tiết 5: Tin                                                                   

  (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

        

……………………………………………

Tiết 6: Tiếng Việt*:                                                                          

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN

I.  Mục tiêu:

-         Đọc- hiểu câu chuyện Chuyện của Vinh trả lời đúng câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

-         Viết đúng đoạn văn trong bài Cửa Tùng (SGK trang109) khi nghe GV đọc.

-         Tìm được một số từ địa phương ở Thừa Thiên Huế

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.      Đọc –hiểu: 12’

Cho HS mở sách thực hành trang 62 đọc truyện Truyện của Vinh; Cho học sinh thảo luận nhóm đôi, làm bài rồi chữa bài

 

 

2. Chính tả Nghe- viết: Cửa Tùng 20’

- GV giới thiệu đoạn viết và đọc mẫu,

+ Từ nào được viết hoa

+ Cách ghi dấu ngoặc kép

- Cho HS viết từ khó vào bảng con: Hiền Lương, mênh mông, Bến Hải, Cửa Tùng

- Đọc cho HS viết bài

- Đọc dò lại

- Cho HS chữ bài

-         Tổng kết lỗi

-         Nhắc nhở luật viết đ/v những lỗi phổ biến

  

 

 

 

 

IV.Đánh giá, nhận xét: 2’

    Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục.

Dặn các em rèn luyện thêm ở phần tự học.

 

HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi

Trình bày miệng

C1: câu C;

C2: câu C;

C3: câu C

1 HS đọc và cả lớp đọc thầm theo

HS viết từ vào bảng con

Viết vào vở

Dò lại bài

Trao đổi vở với bạn bên cạnh, mở sách chữa bài

Tự chữa lại bài và báo cáo lỗi

HS đọc y/c, thảo luận,1 số HS trình bày miệng, nhận xét

Ghi bài vào vở

Một số từ địa phương ở Thừa Thiên Huế: Mô, tê, răng, rứa, côi nớ, chi ri?...

……………………………………………

Tiết 7: Toán*:                                   

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu:

-     Củng cố về Bài toán tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn, số lớn gấp mấy lần số bé

xác định được 1/5 số ô vuông có trong mỗi hình.

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 1:

1, Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)10’

Hướng dẫn HS đọc đề, nắm y/c đề

Cho HS nêu cách tìm số bé bằng một phần mấy số lớn, cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé

Hướng dẫn HS làm mẫu

2, Hướng dẫn HS đọc đề,  hiểu yêu cầu 8’

Hướng dẫn HS đếm tổng số ô vuông có trong mỗi hình muốn tìm một phần 5 thì chia tổng ô vuông đó cho 5

Tổ chức chữa bài

                                               

3,’Tổ chức đọc đề, tìm hiểu đề, tóm tắt đề 10’

Hỏi HS bài toán có dạng gì đã học?

Cho HS làm bài vào vở.

Theo dõi, giúp đỡ HS Tổ chức nhận xét, chữa bài

IV.Củng cố, dặn dò 2’

Rèn luyện lại ở thời gian tự học

 

HS đọc y/c, Xác định số lớn, số bé có trong mỗi cột

HS nêu

trao đổi với bạn làm bài rồi trình bày chữa bài lẫn nhau

HS đọc đề, nêu cách tìm, thực hiện nối theo y/c

HS lần lượt nêu miệng, nhận xét chữa bài:

Hình có 40 ô vuông ở A nối với hình có 8 ô vuông ở B;...

HS đọc y/c, tóm tắt đề

Dạng toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm, trình bày nhận xét, chữa bài

Bài giải

Trong một giờ, QĐ người đi xe máy gấp QĐ người đi xe đạp số lần là:

40 : 8 = 5( lần)

Vậy một giờ QĐ người đi xe đạp bằng 1/5 QĐ người đi xe máy

ĐS: 1/5

 

……………………………………………

Tiết 8: Thủ công                               

 CẮT, DÁN CHỮ V (TIẾT 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.

- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ  thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Mẫu chữ V. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V, giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

- Học sinh:  Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh biết  cách kẻ, cắt, dán chữ V.

- Kẻ cắt dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

* Cách tiến hành:

*Việc 1: Quan sát mẫu

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ V.

+ Chữ V rộng mấy ô, cao mấy ô?

- Cho học sinh so sánh chữ V.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét.

*Việc 2: Hướng dẫn học sinh  kẻ, cắt, dán chữ H, U

- Giáo viên hướng dẫn quy trình trên hình vẽ:

Bước 1:  Kẻ chữ  V

- Kẻ cắt hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái của tờ giấy thủ công.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu.

Bước 2: Cắt chữ  V

- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đúng đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ V bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ V như chữ mẫu.

Bước 3:  Dán chữ  V

- Kẻ một đường chuẩn, đặt ướm chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*Lưu ý:

Quan sát, theo dõi và giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

 

- Học sinh quan sát.

 

- Nét chữ rộng1 ô, cao 5 ô.

- Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.

- Học sinh theo dõi.

 

 

- Học sinh quan sát.

 

 

 

 

 

3. HĐ thực hành (15 phút)

*Mục tiêu:

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.

- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

*Cách tiến hành

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ V trên giấy nháp.

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Cho 2 học sinh lên thực hiện.

 

 

- Nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp.

- Thực hành cắt, kẻ, dán chữ V trên giấy nháp:

+ Học sinh tập gấp, cắt chữ V.

+ Học sinh tập kẻ, cắt chữ V bằng giấy nháp.

+ Học sinh tập dán chữ V.

+ Đổi chéo sản phẩm, góp ý.

 

4. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục thực hiện gấp, kẻ, cắt chữ V.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………….……………………………………………

                                                                      

                                                                        Thứ tư ngày 8 tháng 12  năm 2021

 

Tiết 1: Tiếng Việt

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ BT1.

- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào BT2.

- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, dùng từ đặt câu với kiểu câu Ai thế nào?

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh

Nối cột A với cột B – Giải thích vì sao?

A

B

Cây cau

Chăm chỉ

Cây bàng

Thẳng tắp

Con ong

Xanh mát

Con chó

Chậm chạp

Con rùa

Trung thành

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

 

- HS thi đua nhau nêu kết quả

 

 

- Giải thích lý do nối: Vì liên tưởng tới đặc điểm của chúng.

 

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ. Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào. Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?

*Cách tiến hành:

Bài  tập 1 (miệng):

- Yêu cầu: Tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ.

- Gợi ý:

+Tre và lúa ở dòng 2 có đặc điểm gì?

+ Sông máng có đặc điểm gì?

+ Các từ nào chỉ đặc điểm của trời mây và mùa thu?

Lưu ý: xanh ngắt (chỉ màu sắc của bầu trời mùa thu)

Bài  tập 2 (Phiếu học tập)

- Gợi ý:

+ Tác giả so sánh sự vật nào với  nhau?

+ So sánh về đặc điểm gì?

 

 

 

 

 

Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì,con gì) - Thế nào?

- Yêu cầu Hs tự làm vào vở

- Đánh giá, nhận xét bài của Hs.

- Gọi HS làm bài tốt chia sẻ kết quả trước lớp.

 

*GV củng cố về kiểu câu: “Ai thế nào?”, tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gi, con gì) – thế nào?”

* Làm việc cá nhân - Chia sẻ trước lớp

- HS tự tìm hiểu bài.

- HS tự làm bài cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

+ Tre xanh, lúa xanh.

+ Xanh mát

+ Bát ngát, xanh ngắt

 

 

*Làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp

- HS tự tìm hiểu yêu cầu.

- Thảo luận N2

- Chia sẻ trước lớp:

a) Tiếng suối  = tiếng hát  (trong)

b) Ông   =  hạt gạo          (hiền )

    Bà    =  suối trong       (hiền)

c) Giọt cam Xã Đoài = Mật ong (vàng)   

* Cá nhân –Cả lớp

 

- HS tự làm bài cá nhân.

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a, Anh Kim Đồng  =>  Nhanh trí,...

b, Những hạt sương sớm =>  long lanh...

c, Chợ hoa =>  đông nghịt người

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút):

 

- Tìm thêm các từ chỉ đặc điểm của sự vật, đặt câu để nói về chúng.

 4. HĐ sáng tạo (1 phút):

 

- Tìm các sự vật có đặc điểm giống nhau, đặt câu có hình ảnh so sánh về chúng.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................

....................................................................

Tiết 2: Toán:

TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

(TIẾP THEO)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính, giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4), 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Phiếu học tập (bài 3).

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động  (2 phút)

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu các bạn thực hiện:

578 : 3       230 : 6         905 : 5

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiệu các phép chia

a) Giới thiệu phép chia 560 : 8

- Giáo viên viết phép chia 560 : 8

- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.

 

 

 

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại.

 

b) Giáo viên giới thiệu phép chia 632 :7

- Giáo viên yêu cầu đặt tính, nêu cách tính.

 

- Giáo viên chốt cách đặt tính và cách thực hiện tính.

*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2

+ Ví dụ phần a với ví dụ phần b có gì giống nhau? khác nhau?

 

 

 

 

+ Ta cần chú ý điều gì khi thực hiện phép chia có dư?

- Đặt tính.

- Cách tính.

+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).

+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của thương.

+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương.

+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương.

Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy  1 hoăc 2 chữ số để chia (tùy từng trường hợp),...

- Học sinh làm việc cá nhân (nháp)

 

 560  8    56 chia 8 được 7, viết 7

 56   70   7 nhân 8 bằng  56; 56

00                                 trừ 56 bằng 0

0                  Hạ 0; 0 chia 8 được 0; viết 0; 0 trừ       0 bằng 0…        

- 1 số học sinh nhắc lại cách thực hiện.

Vậy 560 : 8 = 70

 

 

- Học sinh làm bảng con.

- Trình bày cách đặt tính và cách thực hiện tính.

 

 

 

+ Cùng là phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có một chữ số,...

+ Khác: Phép chia ở phần a là phép chia hết, phép chia ở phần b là phép chia có dư

- Khác: VD phần a là phép chia hết, VD phần b là phép chia có dư

- ... số dư luôn nhỏ hơn số chia.

3. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Bài tập cần làm; Bài 1 (Cột 1,2,4 ); Bài 2; Bài 3.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (cột 1,2,4):

Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

Bài 2: Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

*Giáo viên củng cố giải toán có lời văn liên quan đến chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có dư.

Bài 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập.

 

 

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

- Giáo viên củng cố phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết, trường hợp có dư).

Bài 1 (cột 3): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

a) 50; 70; 120

b) 70; 80; 120 (dư 5).

 

- Học sinh nghe.

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

Bài giải:

Thực hiện phép chia ta có:

365 : 7 = 52 (dư 1)

Năm đó gồm 52 tuần lễ và 1ngày

Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

+ 185 : 6 =30 (dư5 ) là đúng.

+ 283 : 7 = 4 (dư 3) là sai.

- Học sinh nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

a) 130

b) 120 (dư 1)

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Có 775 quả cam được xếp đều vào 5 thùng. Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu quả cam?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tuần thứ nhất bán 450 quyển truyện. Tuần thứ hai bán số truyện bằng  số truyện của tuần thứ nhất bán được. Hỏi số truyện tuần thứ hai bán được ít hơn số truyện tuần đầu bán là bao nhiêu quyển?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA  K

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa K, Kh, Y  ( 1 dòng ).

- Viết đúng, đẹp tên riêng Yết Kiêu ( 1 dòng ).

- Viết câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết  nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Mẫu chữ hoa K, Kh, Y  viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Hát: Ở trường cô dạy em thế

- Lắng nghe

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

 

 

 

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 2 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Yết Kiêu

=>Là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

 

-Viết bảng con

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Ý nói tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, thủy chung trước sau như một.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con

    

 

- K, Y  

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết

- Học sinh quan sát.

 

- HS viết bảng con: K, Y  

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 chữ: Yết Kiêu

- Chữ Y cao 4 li, chữ K cao 2.5 li, chữ ê, i cao 1 li, chữ t cao 1.5 li

 

- HS viết bảng con: Yết Kiêu

 

- HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

 

 

- HS phân tích độ cao các con chữ

 

- Học sinh viết bảng: Khi, chung

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa K

+ 1 dòng chữ Kh, Y

+ 1 dòng tên riêng Yết Kiêu

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của HS

- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

 

 

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

 

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Thực hiện như câu tục ngữ: Đối với bạn bè phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, thủy chung trước sau như một.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ có chủ đề tượng tự

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Tự nhiên xã hội:

BÀI 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

-  Sau bài học, học sinh có khả năng: Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

2. Kĩ năng: Học sinh biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Hình vẽ trang 50, 51 sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (5 phút)

- Trường em đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nào? Ích lợi của các hoạt động đó như thế nào? Em phải làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh nêu.

 

 

 

- Mở sách giáo khoa.

 

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập,vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Quan sát theo cặp

*Mục tiêu: Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn, nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 trong sách giáo khoa thảo luận xem các bạn đang chơi trò gì, trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác và giới thiệu vì sao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

- Nhận xét

- Giáo viên hỏi :

+ Em thường làm gì trong giờ học?

+ Em có thích học theo nhóm không?

+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+ Em thường làm gì khi học nhóm?

+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

*Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm  ở trường.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :

+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?

 

 

 

 

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

- Nhận xét.

*Giáo viên chốt lại:

+ Nên chơi ô ăn quan vì trò chơi nhẹ nhàng, không nguy hiểm.

+ Nên chơi nhảy dây vì tò chơi phù hợp với trẻ em, không gây nguy hiểm.

+ Không nên chơi bắn súng cao su thì dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác

+ Không nên chơi đá bóng trong giờ ra chơi dễ gây mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quần áo bẩn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập trong các tiết sau.

+ Không nên leo trèo cầu thang có thể ngã,  gãy chân tay.

+ Không nên chơi đuổi bắt nhau trong khi chạy nhảy có thể xô đẩy, gây ra tai nạn, chảy máu.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh kể: bắn bi, đọc truyện, nhảy dây, đá cầu…

- Học sinh quan sát.

+ Các bạn đang chơi trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng, bắn bi, đá cầu, đọc truyện, chơi đánh nhau, đánh gụ ……

+ Trong các trò chơi trên, trò chơi quay gụ, đánh nhau là rất nguy hiểm. Vì quay gụ nếu không cẩn thận sẽ quẳng gụ có đầu đinh nhọn vào mặt các bạn khác, gây chảy máu. Còn đánh nhau sẽ có thể bị ngã, trầy xước, thậm chí có thể chảy máu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân, của cả những bạn xung quanh mình.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

- Học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong số các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm.

- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe, bổ sung.

 

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Nêu các trò chơi bổ ích mà mình biết.

- Nhắc các bạn cùng tham gia chơi các trò chơi bổ ích, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

:

 

Tiết 5: Tiếng Việt

TẬP LÀM VĂN :                  GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác BT2.

* Điều chỉnh: Giảm BT1

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh tính tự tin khi đứng trước đám đông.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

               - GV: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (3 phút):

 

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết

- Nêu nội dung bài hát

 

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*Mục tiêu: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác (BT2)

*Cách tiến hành:

Giới thiệu về tổ em (nói)

 - GV treo bảng phụ ghi yêu cầu và các câu hỏi gợi ý của BT2:

a) Tổ em có những bạn nào? Các bạn là người dân tộc nào?

b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?

c) Tháng qua các bạn làm được những việc gì tốt?

- Hướng dẫn:

+ Hãy tưởng tượng đang giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm về các bạn trong tổ mình.

+ Cần nói năng đúng nghi thức với người trên: Có thưa gửi ở lời mở đầu, lời nói cần lịch sự, lễ phé. Lúc kết thúc cần có lời kết (VD: Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu ạ)

+ Cần giới thiệu về các bạn theo đầy đủ các gợi ý a, b, c.

 

- Tùy theo thời gian, Gv gọi từ 5 – 10 HS giới thiệu về tổ mình trước lớp (số lượng Hs được gọi lên trình bày phân bố đều ở các lớp)

- GV kết hợp sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS. 

*Làm việc cá nhân – Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

 

- HS đọc gợi ý, 1 HS đọc trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs thực hiện YC theo trình tự: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp.

 

- Lớp nhận xét, bổ sung.

3. HĐ ứng dụng (1 phút) :

 

4. HĐ sáng tạo  (1 phút) :

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về các bạn trong tổ của mình.

- Về nhà viết 1 đoạn văn giới thiệu về lớp của mình (không bắt buộc).

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................

.......................................................................

 

                                                            Thứ năm  ngày 9 tháng 12 năm 2021

Tiết 1: Toán:

TIẾT 73: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

          -  Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập: 1, 2, 3.

2. Kĩ năng: Rèn  kĩ năng tính và giải toán qua các bài tập.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung liên quan đến bảng nhân đã học.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.                                         

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiêu bảng nhân.

- Treo bảng nhân như trong Toán 3 lên bảng.

- Yêu cầu  đếm số hàng, số cột trong bảng.

- Yêu cầu học sinh đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng.

- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ ba trong bảng.

- Các số vừa học xuật hiện trong bảng nhân nào đã học.

- Giáo viên kết luận.

Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng nhân

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép nhân 3 x 4.

- Yêu cầu học sinh thực hành tìm tích của một số cặp số khác.

 

 

- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (sách giáo khoa trang 74)

 

- Quan sát bảng nhân

 

- Bảng có 11 hàng và 11 cột.

 

- Đọc các số: 1, 2,3,..., 10.

 

- Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,..., 20.

 

- Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2.

 

 

- Học sinh thực hành.

 

- Học sinh tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó điền vào ô trống.

- Một số học sinh lên tìm trước lớp. Học sinh lần lượt chia sẻ trước lớp.

3. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Vận dụng các bảng nhân vào giải các bài tập

* Cách tiến hành:

Bài 1: Trò chơi “Xì điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Yêu cầu 4 học sinh nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

Bài 2: Cặp đôi – Lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: Cá nhân – Lớp

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

 

- Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

 

Thừa số

2

2

2

7

7

7

10

10

9

Thừa số

4

4

4

8

8

8

9

9

10

Tích

8

8

8

56

56

56

90

90

90

 - Học sinh nhận xét.

 

 

- Học sinh tự làm bài cá nhân.

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải

Số huy chương bạc là:

8  x 3  =  24 ( huy chương )

Tất cả có số huy chương là:

24 + 8 =32 ( huy chương)

Đáp số: 32 huy chương

 3. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân. Áp dụng làm bài tập sau: Lớp 3A có 7 học sinh thi học sinh giỏi. Cả khối lớp Bốn có số học sinh thi học sinh giỏi gấp 5 làn số học sinh thi học sinh giỏi cuẩ lớp 3A. Hỏi cả khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh thi học sinh giỏi?

- Suy nghĩ và giải bài tập sau: An năm nay 8 tuổi. Tuổi của bà An gấp 9 lần tuổi của An. Hỏi năm nay bà An bao nhiêu tuổi?

TIẾT 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết cách sử dụng bảng chia.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng bảng chia để làm phép tính chia và giải toán.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng chia như sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút):

- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung trò chơi  liên quan đến bảng chia đã học.

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hành thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Củng cố các bảng chia đã học

* Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiêu bảng chia.

- Treo bảng chia như trong bài  lên bảng và giới thiệu cho học sinh.

+ Yêu cầu  học sinh đếm số trong hàng đầu tiên của bảng.

+ Đây là các số thương của hai số.

+ Yêu cầu học sinh đọc các số trong cột đầu tiên của bảng và giới thiệu đây  là số chia.

+ Các ô còn lại trong bảng chính là số bị chia của phép chia .

- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 3 trong bảng.

+ Các số trong bảng xuất hiện trong bảng chia nào đã học?

-  Vậy mỗi hàng ở trong bảng này không kể số đầu tiên của hàng ghi lại là một bảng chia

Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng nhân

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép chia 12 : 4 = ?

+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên; từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của12 và 4.

- Yêu cầu học sinh thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng.

- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (Sách giáo khoa trang 75)

 

- Quan sát, đọc nhẩm.

 

 

- Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia.

 

 

- Đọc các số : 1, 2, 3,... ,10.

 

 

 

 

- Đọc số : 2, 4, 6, 8,......,20.

 

- Các số trên chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số học sinh thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Vận dụng các bảng chia vào giải các bài tập

* Cách tiến hành:

Bài 1:

Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi để nêu kết quả.

- Giáo viên phỏng vấn hai đội chơi về cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 2: Trò chơi “Xì điện”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi xì điện để hoàn thành bài tập.

 

- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét chung.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Giáo viên gợi ý vẽ sơ đồ minh họa bài toán rồi yêu cầu học sinh tự làm bài:

     132 trang

 


  

     Đã đọc ? trang     Còn ? trang

 

 

Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

- Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

Số bị chia

16

45

24

21

72

72

81

56

54

Số chia

4

5

4

7

9

9

9

7

6

Thương

4

9

6

3

8

8

9

8

9

 

 

 

- Học sinh quan sát.

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Số trang truyện minh đã đọc được là:

132 : 4 = 33(trang)

Số trang truyện Minh còn phải đọc là:

132 - 33 = 99 (trang)

Đáp số: 99 trang.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Lớp 3C có 36 học sinh. Mỗi tổ có số học sinh  bằng  số học sinh cả lớp. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay bố Minh 36 tuổi. Tuổi Minh bằng  tuổi bố. Tính tổng số tuổi của cả bố và Minh?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................

 

Tiết 2,4: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...

          - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.      1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2.     - Học sinh hát: Ba kể con nghe.

- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.

+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//

+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.//

+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//

 

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...)

- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Ông lão là người như thế nào?

+ Ông lão buồn vì điều gì?

 

+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?

+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì?

+ Người cha đã làm gì đối với số tiền đó?

+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?

 

 

+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?

 

+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào?

 

 

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

 

+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?

+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?

 

+ Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em?

 

 

 

=> Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

 

- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.

- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.

- Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười biếng.

- Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

- Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha.

 

 

- Người cha ném tiền xuống ao.

 

- Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà người con kiếm được không. Nếu thấy tiền vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.

- Vì người cha biết số tiền anh mang về không phải là tiền anh kiếm được nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.

- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chính mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

 

-……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quí đồng tiền và sức lao động.

- Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quí đòng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.

- Học sinh suy nghĩ trả lời théo ý riêng: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Học sinh nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

-> GV nhận xét, đánh giá

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Kể lại được  toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.

- Kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét, chốt.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

 

- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật.

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

 

+ Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?

+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?

 

 

- Học sinh nghe.

 

 

 

 

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

 

- Làm việc theo nhóm, sau đó báo cáo.

- Lời giải: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.

+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng chỉ ngủ còn cha già thì còng lưng làm việc.

+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên.

+ Tranh 4: Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.

+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.

 

 

- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét cách kể của bạn.

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

 

 

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh M3+ M4 kể chuyện.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- 2, 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.

6. HĐ ứng dụng (1phút)

7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

Tiết 3: Tin

(Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

……………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………….

                                          

                                                          Thứ sáu ngày 10 tháng 12  năm 2021

Tiết 1:                                                    Mỹ thuật                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

....................................................................

Tiết 2:Toán:

TIẾT 75: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán qua các bài tập.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1( a,c), 2( a,b.c ), 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập, phiếu BT3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Truyền điện: nêu phép tính và kết quả tương ứng của bảng nhân, bảng chia?

 

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

+ Học sinh 1 nêu phép tính VD: 3x4 =?

+ Học sinh 2 nêu kết quả của phép tính đó (3 x 4 =12) (…)

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

 

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu: - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

* Cách tiến hành:

Bài 1 (a, c):

Làm việc cá nhân – Làm vệc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính.

Bài 2 (a, b, c):

(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu sau đó yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên lưu ý cho học sinh: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: Cặp đôi – Cả lớp

- Đọc bài toán.

- Quan sát sơ đồ đoạn thẳng, trao đổi cách làm.

- Làm bài vào phiếu học tập lớn (2 nhóm).

- Đổi chéo phiếu kiểm tra.

- Đại diên nhóm trình bày.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 4: (Cá nhân –Lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên đánh giá, nhận  xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

 

 

 

 

 

Bài 2d: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

 

- Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi và chia sẻ kết quả:

a)213       c) 208

 x    3         x    4

   639           832

 

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh chia sẻ theo cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

    396    3

    09     132

      06

        0

 

*3 chia 3 được 1, viết 1.

  1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0.

*Hạ 9; 9 chia 3 được 3, viết 3.

  3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.

*Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2.

  2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.

 

 

 

 

 

 

- 1 học sinh đọc.

- Lớp quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.

- Lớp làm vào phiếu học tập.

 

 

- Đại diện nhóm lên trình bày

Bài giải:

Quãng đường BC dài số mét là:

172 x 4 = 688 (m)

Quãng đường AC dài:

688 + 172  =  860 (m)

                                Đáp số: 860m

 

 

 

 

- Học sinh làm cá nhân.

 

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Tổ sản xuất đã làm được là: 

450 : 5 = 90 ( chiếc )

Tổ đó còn phải dệt số áo là:

450 – 90 = 360  (chiếc )

Đáp số: 360 chiếc

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

    724    6

    12     120

      04

       4

 

 

 

 

*7 chia 6 được 1, viết 1.

  1 nhân 6 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1.

*Hạ 2, được 12; 12 chia 6 được 2, viết 2.

  2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.

*Hạ 4; 4 chia 6 được 0, viết 0.

  0 nhân 6 bằng 0; 4 trừ 0 bằng 0.

 

4. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

5. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài tập sau: Tính:

489 : 3                    312 x 2

- Suy nghĩ và giải bài toán sau: Quãng đường từ nhà An đến nhà Minh dài 362m. Quãng đường từ nhà An đến trường dài gấp đôi quãng đường từ nhà An đến nhà Minh. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

.........................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài chính tả (đoạn Hôm đó ... đến biết quý đồng tiền); trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (Bài tập 2)

- Làm đúng bài tập 3a.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả tiếng có vần ui/uôi.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung các bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Học sinh trả lời.

 

- Lắng nghe.

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chính tả

 

 

- 1 học sinh đọc lại.

 

+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+……anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.

 

- 6 câu.

- Hôm, Ông, Anh,…

 

- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.

 

- Học sinh:... sưởi, thọc tay, đồng tiền, vất vả,…

 

- Sưởi lửa, liền, nếm luôn, lấy ra, làm lụng,..

- Giáo viên đọc đoạn chính tả một lượt.

+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?

+ Hành động đó nói lên điều gì?

 

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

+ Lời nhân vật phải viết như thế nào?

+ Có những dấu câu nào được sử dụng?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

  3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài.

 

 

 

 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

 

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (bài tập 2)

*Cách tiến hành:

Bài 2: Hoạt động cá nhân

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng.

Bài 3a: Hoạt động cặp đôi

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.

- Gọi 2 nhóm lên trình bày trên bảng và đọc lời giải của mình.

- Nhận xét và chót lời giải đúng.

Sót – xôi - sáng

 

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài:

+ mũi dao – con muỗi   

+ núi lửa - nuôi nấng

+ hạt muối  - múi bưởi

+ tuổi trẻ - tủi thân

 

- Lắng nghe.

 

-1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.

- Học sinh tự làm bài trong nhóm.

- 2 học sinh đại điện cho nhóm lên trình bày.

 

- Lắng nghe.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài văn, đoạn văn khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động và luyện viết cho chữ đẹp hơn.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Tự nhiên & xã hội

TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (TIẾT 1+2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… của tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống.

2. Kĩ năng:  Nắm được chức năng của một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… của tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống.

Hình thành phẩm chất: yêu nước,  chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Các hình trong SGK. Phiếu học tập

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (3 phút)

 

 

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- HS hát bài: Quê hương tươi đẹp

sáng.

- Nêu nội dung bài hát

- Lắng nghe – Mở SGK

 

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu: Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… của tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống.

*Cách tiến hành:

Việc 1: Làm việc với SGK.

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK trang 52, 53, 54, mỗi nhóm thảo luận 1 tranh.

- Giáo viên yêu cầu: quan sát và kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục,  y tế, … cấp tỉnh có trong các hình.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình-Nhận xét.

 

 

 

GV CHỐT KT: Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rất nhiều các cơ quan như hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.

Việc 2: Làm việc với phiếu học tập:

- GV phát phiếu HT, có nội dung yêu cầu: Nối các cơ quan, công sở với chức năng, nhiệm vụ tương ứng.

*Trợ giúp cho đối tượng HS M1+ M2 hoàn thiện nội dung kiến thức bài học.

- GV nhận xét, KL chung.

* Cá nhân – Nhóm – Lớp

- Học sinh quan sát và thảo luận theo nhóm và ghi kết quả ra giấy. 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

* Cá nhân – Lớp

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.

- Chia sẻ kết quả trước lớp

 

3. HĐ ứng dụng (5 phút):

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (5 phút)

 

- Về nhà tìm hiểu và ghi ra giấy những thông tin chi tiết và các cơ quan của tỉnh mình đang sinh sống.

- Vẽ một bức tranh thể hiện hình ảnh có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… của tỉnh mình.

- Sưu tầm tranh, ảnh về các cơ quan nơi mình đang sống, giờ sau mang tới lớp.

 

TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (tiếp theo)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: HS biết mình đang sống ở tỉnh hay thành phố và biết đựơc tên các cơ quan hành chính tại địa phương.

2. Kĩ năng: Nắm được chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… của tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống; sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- GV: Các hình trong SGK  trang 14,15. File nhạc bài hát giới thiệu về quê hương.

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ  khởi động (3 phút)

- Cho HS nghe và hát cùng bài hát: Hưng Yên quê tôi (Chỗ này bạn nào ở tỉnh khác thì tìm bài hát khác nhé. Chắc tỉnh nào cũng có những bài hát hay về quê hương của mình)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Nghe và hát cùng.

 

 

- Nói về nội dung bài hát

- Mở SGK

2. HĐ khám phá kiến thức (24 phút)

* Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết về các cơ quan hành chính của tỉnh nơi các em đang sống.

*Cách tiến hành:

=> Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (Việc 1).

- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về các tranh ảnh, hoạ báo sưu tầm được.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

 

 

- GV đánh giá, nhận xét chung.

 

 

- HS trưng bày tranh ảnh trong nhóm.

 

- HS thảo luận nhóm, nói về 1 cơ quan mà mình yêu thích.

 

- Chia sẻ trước lớp: Đại diện các nhóm sẽ mang tranh, ảnh của mình lên và giới thiệu về cơ quan hành chính mà mình muốn giới thiệu tới mọi người.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung

3. HĐ ứng dụng (7 phút):

=> Vẽ tranh (Việc 2)

* GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá,…

*Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1hoàn thành YC.

- Giáo viên YC HS trưng bày tranh của mình lên vị trí trưng bày của nhóm.

 

- Cho HS tham quan tranh của nhóm bạn và học hỏi lẫn nhau.

 

 

 

 

- GV tuyên dương những học sinh vẽ đẹp.

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

 

 

- HS có thể vẽ tranh, hoặc mang bức tranh mình đã chuẩn bị sẵn ở nhà, sửa sang thêm cho đẹp.

 

- HS trưng bày tranh. Cử đại diện nhóm thuyết trình tranh, nếu nhóm bạn yêu cầu.

- Các nhóm tham quan tranh của nhóm bạn. Trong quá trình tham quan, nếu thấy chỗ nào chưa hiểu, có thể đưa ra câu hỏi để nhóm bạn giải đáp thắc mắc cho mình về nội dung tranh.

- Bình chọn bạn có tranh đẹp và ý nghĩa.

- Về nhà tìm hiểu sâu hơn về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế,… nơi mình đang sống. Đánh giá hiệu quả làm việc của chúng.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...............................................................

 

Tiết 5: Tiếng Việt*:                  

I.  Mục tiêu:

-         Tìm được một số từ địa phương ở Thừa Thiên Huế

-         Điền đúng vào chỗ trống dấu chấm; chấm hỏi; chấm than trong các câu văn ở BT2              ( LTVC)

-         Viết được bức thư  cho bạn ở trường khác theo trình tự đã học.

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

      3. Luyện từ và câu:15’

Câu 1: Cho HS đọc y/c, thảo luận nhóm đôi, y/c trình bày miệng

Câu 2: Cho HS hiểu y/c

Điền đúng dấu câu

Lưu ý: Đọc kỹ câu văn

Cho HS đọc lại các câu văn khi đã điền dấu, nhớ đọc đúng ngữ điệu

4.      Tập làm văn: 20’

Cho HS đọc y/c,

      Nhấn mạnh: Viết thư cho bạn mới làm quen ở một trường khác, các em cần giới thiệu rõ về bản thân mình, trường mình, biết bạn ở đâu?...

      Y/c một số HS trình bày lại trình tự viết một bức thư

-         Dòng đầu thư

-         Lời xưng hô với người nhận thư

-         Nội dung thư

-         Cuối thư

GV theo dõi và giúp đỡ các em

IV.Đánh giá, nhận xét: 2’

    Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục.

Dặn các em rèn luyện thêm ở phần tự học.

 

 Đọc y/c

Tự làm bài vào vở

Trình bày chữa bài, nhận xét

a, Dấu chấm hỏi

b, Dấu chấm

c, Dấu chấm than

Đọc đúng ngữ điệu

HS đọc y/c

Một vài HS nêu

HS làm bài vào vở, trình bày một số em

Nhận xét

...............................................................

Tiết 6: Toán*

THỰC HÀNH ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu:

-     Củng cố về Bài toán tìm số bé bằng 1 phần mấy số lớn, số lớn gấp mấy lần số bé

xác định được 1/5 số ô vuông có trong mỗi hình.

-         Ôn bảng nhân 9, tìm số bị chia.

-         Xác định được khối lượng của vật qua hai loại cân: cân đĩa, cân đồng hồ.

-         Rèn giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy học:

Vở thực hành

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 2:

1, Tính nhẩm:6’

Cho HS đọc lại bảng nhân 9

Tổ chức trình bày. Nhấn mạnh: 0 nhân số nào cũng bằng 0

2,Tìm X: 10’

Cho HS nêu cách tìm số bị chia

Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài

3, Bài toán: 10’

Cho HS đọc đề, tóm tắt đề, giải

Bài 3:

1, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5’

Hướng dẫn HS qs hình vẽ cái cân, dựa vào khối lượng các quả cân để tính kl của vật

2, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 5’

Cho HS nêu loại cân đang có ở hình vẽ

Cho HS nêu cách xác định kl của cân đồng hồ

3, Bài toán: 12’

Cho học sinh đọc đề, tóm tắt, giải

Tổ chức chữa bài

IV.Củng cố, dặn dò 2’

Rèn luyện lại ở thời gian tự học

 

- Đọc thuộc lòng cá nhân, cả lớp

Lần lượt HS nêu miệng, ghi vào vở

HS nêu: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

HS làm bài vào vở, 3 HS làm 3 bài ở bảng nhóm, trình bày chữa bài

a, X: 9 =2        b, X:5=9        c, X:9=3

         X= 2x9          X= 9x5          X= 3x9

         X= 18            X= 45            X= 27

HS đọc đề, tóm tắt

HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm

Nhận xét chữa bài

Bài giải

Số sản phẩm 9 người thợ trong một ngày làm được là:

9 x 7 = 63(sản phẩm)

Đáp số: 63 sản phẩm

 

HS thực hiện theo hướng dẫn

Làm bài vào vở

Nêu kết quả:

-         Chùm nho cân nặng 600 g

-         4 quả trứng cân nặng 160 g

Cân đồng hồ

Nhìn vào vạch chia

HS nêu kết quả với bạn bên cạnh, trình bày, nhận xét, ghi kết quả vào vở

-         Một lốc sữa cân nặng 800 g

-         Một hộp sữa cân nặng 400g

 

Bài giải:

           3 hộp bánh nhỏ cân nặng là:

125 x 3= 375(g)

            Cả 4 hộp bánh cân nặng là:

                  375 + 340 = 715 ( g)

Đáp số: 715 gam

...............................................................

 Tiết 7: Sinh hoạt lớp  

 

ATGT:  

 

.................................................................................................................................................

HẾT TUẦN 13

                                                                                   

    DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU