In trang

KE HOACH BAI DAY PCTNTT- LOP 4/2
Cập nhật lúc : 15:52 25/11/2022

Thứ sáu  ngày19  tháng 11 năm 2022

GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH

BÀI 1: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

I/ MỤC TIÊU:

          Thông qua nội dung giáo dục học sinh biết:

-         Không được đi bơi, tập bơi khi không có người lớn đi cùng.

-         Không được bỏ qua các hoạt động chuẩn bị trước khi xuống bể bơi.

-         Các nguy cơ gây đuối nước .

-         Xử trí khi bạn ngã xuống nước.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH:

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

 

-         Trước khi bơi phải xin phép người lớn.

-         Khi đi bơi tập bơi và chơi đùa t rong nước phải có người lớn giám sát.

-         không xô đẩy hoặc nhảy vào các bạn khác khi đang bơi hoặc đang bơi dưới nước.

-         Kêu cứu thật to hoặc gay tiếng động to khi bạn đang ở dưới nước và thấy có vấn đề.

-         Nếu các em nhìn thấy ai bị ngã xuống nước hoặc bị đuối nước, em không nên tự tìm cách cứu đuối. Hãy gọi thật to để mọi người đến giúp và hãy đi tìm người lớn nào gần nhất.

-         Không chơi đùa ở gần khu vực có nước vì dễ bị ngã xuống nước.

-         Phải Khởi động trước khi bơi, không bơi khi ăn no, khi người đang ra mồ hôi nhiều  dễ dẫn đến bị cảm và bị đuối nước.

………………………………………………

Thứ sáu  ngày 26  tháng 11 năm 2022

 

BÀI 2: PHÒNG TRÁNH NGÃ

I/ MỤC TIÊU:

 

Giáo dục học sinh biết:

 

-Phán đoán những việc làm nguy hiểm có thể gây ngã cho bản thân.

-Từ chối làm những việc làm nguy hiểm có nguy cơ gây ngã và khuyên các bạn không làm việc dễ gây ngã.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

 

-         Không xui bạn làm những việc làm nguy hiểm có thể ngã gây chấn thương.

-         Không nhảy từ trên cao xuống  không trượt trên tay vịn cầu thang.

-         Phải biết cách từ chối làm những việc làm nguy hiểm có thể gây ngã khi bị bạn bè lôi kéo.

-         Khuyên nhủ bạn không tham gia trò chơi nguy hiểm có thể gây ngã.

-         Không rủ các bạn làm những việc không an toàn

-         Phải thận trọng khi bạn bè đồng lứa muốn mình làm việc gì đó không an toàn đồng thời biết cách từ chối làm những việc làm đó.

                                      …………………………………………..

Thứ hai ngày 29  tháng 11 năm 2022

 

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH  NGỘ ĐỘC

 

I/ MỤC TIÊU:

Giáo dục học sinh:

 

-         Nhận biết được một số nguy cơ có thể gây ngộ độc trong nhà, xung quanh nhà ở trong trường.

-         Tuyên truyền cho người thân, cộng đồng cùng tham gia phòng tránh ngộ độc cho trẻ em.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

 

- Ở lứa tuổi các em cần ăn uống đủ chất để giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng các em cũng phải cẩn thận khi ăn uống.

- Cá em đang ở tuổi tò mò thích khám phá, có nhiều bạn gặp bất cứ thứ gì cũng cho vào miệng mà không biết rằng mình làm như thế sẽ không bị ngộ độc phải đi bệnh viện mà nhiều khi cứu không được.

- Những thứ gây ngộ độc nếu nuốt phải là thuốc, cồn, dầu hỏa thuốc sâu, hoa quả được phun thuốc sâu, thuốc bảo vệ…

- Để đảm bảo an toàn, phòng tránh ngộ độc các em lưu ý:

- Không bao giờ uống thuốc khi không có người lớn hướng dẫn

- Không  bao giờ cho các đồ vật vào miệng khi không biết đó là cái gì, chất gì.

- Không bao giờ chơi, chạm vào, hoặc hít ngửi, nếm thử những thứ bạn biết là độc hại.

- Khi chót nếm phải những thứ gây ngộ độc, phải gọi người lớn đến cứu và móc họng cho nôn hết ra.

- Hãy nói với người lớn khi bạn thấy những thứ gây ngộ độc không được cất cẩn thận./.

……………………………………………………..

Thứ sáu  ngày …  tháng 12 năm 2022

 

BÀI 4:  PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO BOM MÌN CHÁY NỔ

 

I/ MỤC TIÊU:

 

      Giáo dục học sinh:

 

-         Biết và hiểu được sự nguy hiểm của tai nạn do bom mìn vật nổ.

-         Biết cách và hướng dẫn các bạn phòng, tránh các tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.

-         Thực hiện và nhắc nhở các bạn phòng tránh các tai nạn do bom mìn vật nổ gây ra.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

 

- Tai nạn bom mìn rất nguy hiểm, gây nhiều thương tích và tổn hại rất to lớn và đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Các em cần biết cách phòng tránh các tai nạn do bom mìn gây ra.

- Tai nạn bom mìn rất nguy hiểm, nó có thể gây hậu quả nặng nề cho con người và xã hội. Các em cần ghi nhớ các chỉ dẫn nêu trên để tránh tai nạn do bom mìn gây ra./.

………………………………………………………….

Thứ  hai  ngày …  tháng 12 năm 2022

BÀI 5: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

 

I/ MỤC TIÊU:

 

Giúp học sinh biết:

 

-         Biết và hiểu được nguy cơ gây tai nạn thương tích của các trò chơi nguy hiểm.

-         Biết cách phòng, tránh tai nạn do các trò chơi nguy hiểm gây ra.

-         Thực hiện phòng, tránh tai nạn do các trò chơi nguy hiểm gây ra.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

     Để phòng tránh các tai nạn thương tích do các trò chơi trên cần ghi nhớ các điều sau:

-         Tốt nhất không chơi các trò chơi nguy hiểm như bắn súng cao su, súng bắn đạn nhựa.

-         Chơi phi tiêu và đấu kiếm phải có luật, những quy định an toàn và đội mũ bảo hiểm.

-         Chơi đánh khăng và trượt patin cần phải đội mũ bảo hiểm. để đảm bảo an toàn.

*Có rất nhiều trò chơi các trò chơi an toàn, bổ ích lành mạnh và lí thú. không chơi các trò chơi nguy hiểm, vì các trò chơi nguy hiểm dễ gây các tai nạn thương tích đáng tiết cho các em./.

.....................................................................................

 

BÀI 6: PHÒNG TRÁNH CÁC TAI NẠN DO NGẠT, TẮT ĐƯỜNG THỞ

 

I/ MỤC TIÊU:

 

     Giúp học sinh biết:

 

     Biết và hiểu được sự nguy hiểm của các tai nạn do ngạt, tắt đường thở gây ra.

Biết phòng tránh các tai nạn  do ngạt, tắt đường thở do các vật nhỏ rơi vào miệng, mũi do ăn, uống không cẩn thận do ăn các thức ăn to, cứng do đùa nghịch trùm chăn, túi vào nhau.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

-         Ngạt và tắt đường thở có thể do những nguyên nhân:

-         Sặc nước, sữa, hoặc do ăn và thức ăn to và cứng gây tắc đường thở.

-         Đùa nghịch trùm kín chăn, túi nilon vào nhau gây ngạt thở.

Để phòng tránh tai nạn đáng tiết đó các em cần phải:

-         Không đùa nghịch cho các vật nhỏ vào miệng, mũi

-         Không đùa nghịch, chạy nhẩy trong khi ăn: Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ các đồ vật khi ăn.

-         Không đùa nghịch chùm chăn, túi ni lon vào đầu nhau./.

……………………………………………………….

BÀI 7: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO ĐIỆN GIẬT VÀ SÉT ĐÁNH

 

I/ MỤC TIÊU:

 

Giúp học sinh biết:

 

-         Biết và hiểu được sự nguy hiểm của điện giật và sét đánh.

-         Mức độ nguy hiểm của  các tai nạn do điện giật và sét đánh.

-         Biết cách phòng tránh các tai nạn do điện giật và sét đánh.

-         Thực hiện phòng tránh các tai nạn do điện  giật và sét và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

     Để phòng tránh các tai nạn do sét đánh các em cần theo hướng dẫn sau:

-         Khi trời giông bão hay mưa gió lớn không nên ra khỏi nhà.

-          Nếu đang ở ngoài trời, gặp khi trời giông bão hay mưa to gió lớn, các em cần :

+Trùm áo mưa kín đầu rồi ngồi xuống thấp, hoặc chạy vào nơi trú ẩn gần nhất.

+Không đứng ngoài đồng trống, lên bờ ngay nếu đang ở dưới nước.

+Không nấp, trú hay đứng gần những vật cao hơn xung quanh như: Cây to cao, cột điện, cột thu lôi, mô đất cao,…

+Không mang theo hay đứng gần các đồ vật bằng kim loại hay đến gần các khu vực tập trung vật liệu bằng kim loại, vùng mỏ sắt,…

+Không bật ti vi, đài

+Nên đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào.

+Để phòng tránh các tai nạn do điện giật các em cần theo hướng dẫn sau:

Khi thấy có người bị điện giật phải:

     + Hô hoán gọi người xung quanh ( Người có chuyên môn y tế càng tốt) tới giúp đỡ.

     + Tuyệt đối không sờ trực tiếp vào điện giật. quan sát tắt công tắc, hoặc cắt cầu dao điện để ngắt dòng điện, sau đó tách người gặp nạn ra khỏi nguồn điện giật bằng cách đứng trên miếng gỗ khô hoặc đi giầy cao su khô; dùng que gỗ khô hất dây điện ra khỏi người của trẻ bị nạn.

     + Nhanh chống sơ cứu người gặp nạn./.

……………………………………………………….

BÀI 8: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO ĐỒ VẬT SẮC NHỌN

 

I/ MỤC TIÊU:

 

     Giúp học sinh biết:

-         Biết các loại tai nạn do đồ vật sắc nhọn gây ra với học sinh tiểu học.

-         Biết cách phòng tránh và xử lí khi bị thương tích do đồ vật sắc nhọn.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

-         Tổn thương do vật sắc nhọn gây ra với nhiều mức độ khác nhau:

+ Mức độ nhẹ: Xây xát ngoài da, phần mềm ở tay, chân, lưng, bụng, ngực…

+ Mức độ nặng: Thủng cơ quan nội tạng, nhiểm trùng, hoại tử những bộ phận bị thương tích..

-         Nếu bị tai nạn do đồ vật sắc nhọn, dù ở mức độ nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe như đau ốm, đi lại khó khăn và sẽ nghĩ học nhiều ngày, ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.

*  Đồ vật sắc nhọn dễ gây tai nạn nếu không biết cách phòng  tránh và xử dụng an toàn. Nếu bị tai nạn do đồ vật sắc nhọn phải biết cách xử lí đúng và gọi người lớn đến giúp đỡ./.

 

………………………………………………

BÀI 9: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN DO CÁC CON VẬT

I/ MỤC TIÊU:

 

     Giáo dục học sinh:

 

-         Những tai nạn thường gặp từ các con vật.

-         Cách phòng tránh sơ cứu khi bị tai nạn từ các con vật.

II/ CÁC NỘI CẦN GIÁO DỤC HỌC SINH :

 

     Thông qua các nội dung bài học liên hệ giáo dục học hình theo các mức độ phù hợp giáo dục các em:

 

Các con vật thường gây thương tích cho con người như chó, mèo, trâu bò, ong, rắn…Chúng thường sống trong rừng cây, bụi rậm và được nuôi trong nhà. Chúng có thể gây thương tích cho con người bằng cách cắn, cào, húc, đốt… gây chảy máu  rách da gẫy xương… và có thể làm chết người.

Để phòng tránh các con vật gây tai nạn, các em không trêu chọc các con vật. Không lại gần các con vật nuôi trong nhà khi chúng đang ăn, đang ngủ, đang ốm hay đang cho con bú. Thấy chó lạ chó đuổi cắn, không bao giờ bỏ chạy. Không được trêu chọc trâu bò , không lấy gậy chọc ổ ong vò vẽ. không đi vào bụi rậm  sẽ dễ bị rắn bất ngờ tấn công . Nếu buột phải đi vào bụi rậm, mặc áo dài và dầy, đi ủng cao su và dùng gậy khua cho rắn bò hết mới  đi. Khi đi thăm vườn bách thú hay chuồng trại chăn nuôi, cần thực hiện đúng nội quy của vườn thú hay chuồng trại chăn nuôi.

 

* Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn do các con vật gây ra. Khi bị tai nạn cần xác định thương tích do con vật nào gây nên : xử lí đúng, kịp thời và báo ngay cho người lớn giúp đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất./.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………