In trang

Kế hoạch bài dạy tuần 30 lớp 4/2
Cập nhật lúc : 20:53 11/04/2022

TUẦN 30

Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2022

CHÀO CỜ

...............................................................

TOÁN

Tiết 165: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về đại lượng thời gian

2. Kĩ năng

- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.

- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. KK HS năng khiếu hoàn thành tất cả các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(3p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận đông tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu: - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.

                    - Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.

* Cách tiến hành:

Bài 1 

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/động viên.

+ Em đổi 1 giờ = 3 600 giây bằng cách nào?

+ Tại sao năm nhuận có 366 ngày?

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2

Bài 2:

 

- Chốt đáp án, chốt cách đổi

 

 

 

+ Em đổi 1/12 giờ = 5 phút như thế nào?

Bài 4

- Yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.

+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút ?

 

+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu ?

- Nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng mặt đồng hồ quay được các kim và cho HS kể về các hoạt động của bạn Hà, hoặc của em. Vừa kể vừa quay kim đồng hồ đến giờ chỉ hoạt động đó.

Bài 3 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Yêu cầu HS giải thích cách so sánh của mình

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Lớp

Đáp án:

1 giờ = 60 phút           1 năm =  12 tháng

1 phút = 60 giây          1 thế kỉ = 100 năm

1 giờ = 3600 giây;

1năm không nhuận = 365 ngày

1 năm nhuận = 366 ngày

+ Đổi 1 giờ thành 60 phút, lấy 60 nhân 60 được 3 600 giây

+ Vì tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày trong khi năm thường chỉ có 28 ngày

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

Đáp án:

 5 giờ = 300 phút; 3 giờ 15 phút = 195 phút

 420 giây = 7 phút       1/12 giờ = 5 phút

4 phút = 240 giây; 3 phút 25 giây = 205 giây

2 giờ = 7200 giây         5 thế kỉ = 500 năm

12 thế kỉ = 1200 năm; 2000 năm = 20 thế kỉ

+ Lấy 60 nhân với 1/2

Cá nhân – Lớp

- 1 HS đọc

+ Thời gian Hà ăn sáng là:

7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút

+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:

11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

* Bài 3: VD:

5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút

                      = 300 phút + 20 phút

                      = 320 phút

Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút

* Bài 5: Khoảng thời gian dài nhất là 20 phút => Đáp án B vì:

A. 600 giây = 10 phút

C. ¼ giờ = 15 phút

D. 3/10 giờ = 9 phút

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________

TẬP ĐỌC

TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

3. Thái độ

- Biết quý trọng cuộc sống và lạc quan, yêu đời.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

   * KNS: - Kiểm soát  cảm xúc.

                - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn.

                - Tư duy sáng tạo: nhận xét bình luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+Bạn hãy đọc thuộc lòng bài tập đọc: Con chim chiền chiện

+ Bạn hãy nêu nội dung bài tập đọc?

- GV nhận xét chung, giới thiệu bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 2 HS đọc

 

+ Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc. Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học, nhấn giọng các cụm từ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngăn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu hơn.

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài được chia làm 3 đoạn:

+ Đ1: Từ đầu..  mỗi ngày cười 400 lần

+ Đ2: Tiếp theo … làm hẹp mạch máu

+ Đ3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị,...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

 

+ Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn?

 

 

 

 

+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?

 

 

 

 

+ Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?

+ Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất ?

- Giáo dục KNS: Qua bài đọc, các em  đã thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước.Tuy nhiên, cần biết cười đúng chỗ, đúng lúc, nếu không chúng ta sẽ trở thành người vô duyên, làm người khác khó chịu

* Gọi HS nêu nội dung của bài

 

* Lưu ý giúp đỡ HS M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. HS M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Đoạn1: tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác

+ Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ

+ Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu

+ Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki- lô – mét một giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn

- Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước

- Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ

- HS lắng nghe, lấy VD minh hoạ

 

 

 

 

 

*Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

 

4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài với giọng phù hợp

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật

- Yêu cầu  đọc diễn cảm trong nhóm

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm:

+ Luyện đọc diễn cảm

+ Thi đọc diễn cảm trước lớp

-  Bình chọn cá nhân đọc tốt

- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

- Kể một câu chuyện hài hước mang lại tiếng cười cho cả lớp

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                     

 1. Kiến thức

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng

- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

3. Phẩm chất

- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* ĐCND: Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành

* KNS: - Trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường

             - Thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường

             - Bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

             - Đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường

* BVMT: Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS

 *TKNL: - Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

              - Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.  

* Tư tưởng HCM: Cần kiệm liêm chính

* GD QP – AN: Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Các tấm bìa xanh, đỏ

- HS: SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (2p)

 

+ Nêu những hậu quả do ô nhiễm môi trường mang lại?

- GV dẫn vào bài mới

-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Con người phải sử dụng nước ô nhiễm, thực phẩm không an toàn, gây ra nhiều bệnh tật,...

2. Bài mới (30p)

* Mục tiêu:  Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Tập làm “Nhà tiên tri”:

 (Bài tập 2- SGK)

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người trong các trường hợp đó?

- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và chốt lại đáp án đúng.

- KL + Giáo dục TKNL: Khi chúng ta làm ô nhiễm môi trường, tàn phá môi trường chính là chúng ta làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chính mình. Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 HĐ2: Bày tỏ ý kiến của em:

(Bài tập 3- SGK)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.

- Y/c: Em hãy thảo luận với các bạn và bày tỏ phẩm chất về các ý kiến sau: (tán thành, hoặc không tán thành)

- GV chốt đáp án đúng + Giáo dục TKNL:  Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường là góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.   

HĐ 3: Xử lí tình huống: 

(Bài tập 4- SGK)

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)

- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và chốt lại những cách xử lí hợp lí.

HĐ 4: Dự án “Tình nguyện xanh” (KNS)

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

òNhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm, thôn, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

òNhóm 2: Tương tự đối với môi trường ở trường học.

òNhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.

- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.

ï Kết luận chung:

- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.

- GV mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 6 – Lớp

a/ Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.

b/ Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây các bệnh hiểm nghèo, làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

c/ Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ …

d/ Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.

đ/ Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn), gây bệnh cho con người.

e/ Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, gây ra các bệnh cho con người

- Lắng nghe

Cá nhân – Lớp

- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu xanh, đỏ.

a/ Không tán thành

b/ Không tán thành

c/ Tán thành

d/ Tán thành

đ/ Tán thành

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

Nhóm 4 – Lớp

a/ Thuyết phục mẹ chuyển bếp than ra bên ngoài và tốt nhất là không nên dùng bếp than tổ ong vì làm ô nhiễm  môi trường

b/ Đề nghị em giảm âm thanh.

c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- HS liên hệ các việc mà mình đã làm được và chưa làm được để cùng thực hiện bảo vệ môi trường

- 1 HS đọc

- Thực hiện bảo vệ môi trường tại gia đình, lớp học

- Thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh góp  phần bảo vệ môi trường.

     

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

2. Kĩ năng

- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

3. Thái độ

-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Phiếu bài tập của HS.

- HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai, luyện tập-thực hành

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, văn nghệ tại chỗ

 

2. khám phá: (30p)

* Mục tiêu:  Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.

HĐ1:Thống kê lịch sử.:

- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng che  phần nội dung).

- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê. VD:

+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?

+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào?

+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?

+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?

- GV cho HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê  chuẩn bị, cho HS đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác.

3. Thực hành:

 HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử:

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ X I X .

- GV tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật tiêu biểu .

- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS kể tốt, kể hay. GV yêu cầu HS tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật.

(Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước  . . . đến buổi đầu thời Nguyễn. )

- GV theo dõi HS làm, nhận xét, hoàn thiện bảng thống kê bên.

- GV treo bảng phụ, HS nêu lại.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

 

                 Cá nhân – Lớp

- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

 

+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN.

+ Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.

+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.

- HS nêu lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.

- HS tiếp nối nhay phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương. . .

- HS xung phát kể, sau đó HS lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

- Ghi nhớ KT của bài

- hệ thống lại chương trình lịch sử

Giai đoạn lịch sử

Thời gian

Triều đại trị vì-Tên nước

-Kinh đô

Nội dung cơ bản của lịch sử nhân vật lịch sử tiêu biểu

Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN

- Các vua Hùng, nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu.

- An Dương Vương, nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.

- Hình thành đất nước với phong tục, tập quán riêng.

- Đạt được nhiều thành tựu như đúc đồng

(trống đồng), xây thành Cổ Loa.

Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.

Từ năm 179  TCN đến năm 938

- Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta.

Hơn 1000 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh.

- Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn. . .

- Với chiến thắng Bạch Đằng 938, NQ giành lại độc lập cho đất nước ta.

Buổi đầu độc lập.

Từ 938 đến 1009

- Nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.

- Nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

- Nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư.

- Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã được xây dựng.

- Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kỳ loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất nước.

- Đinh  Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống.

Nước Đại Việt thời Lý

1009 đến 1226

Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

 

 

 

- Xây dựng đất nước thịnh vượng về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, cuối triều đại  vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong.

- Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lần thứ hai.

- Nhân vật  lịch sử tiêu biểu: Lý  Công Uốn, Lý Thường Kiệt. . .

Nước Đại Việt thời Trần

1226- 1400

Triều Trần, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- Tiếp tục xây dựng đất nứoc, đặc biệt chú trọng đến đắp đê, phát triển nông nghiệp.

- Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông Nguyên.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản. . .

Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê

Thế kỷ XV

- Nhà Hồ, nước Đại Ngu, kinh đô Tây Đô.

- Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long.

- 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước (1407- 1428).

- Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực ở thời Lê Thánh Tông.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. . .

Nước Đại Việt thế kỷ XVI- XVIII.

Thế kỷ XVI- XVIII

- Triều Lê suy vong.

- Triều Mạc.

- Trịnh - Nguyễn

 

 

 

 

 

- Triều Tây Sơn

 

 

 

- Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà Lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, hơn 200 năm .

- Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở Đàng Trong.

- Thành thị phát triển.

- Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền

 họ Nguyễn, họ Trịnh.

 

- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế,lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh.

- Bước đầu xay dựng đất nước.

- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung

Buổi đầu thời Nguyễn

1802-1858

Triều Nguyễn, nước Đại Việt, kinh đô Huế.

- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực.

-  Xây dựng kinh thành Huế.

 

 

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

................................................................................................................................

KHOA HỌC

QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN

I, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Nắm được mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.

2. Kĩ năng

- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác

*KNS: - Khái quát, tổng hợp thông tin về sự trao đổi chất ở thực vật

            - Phân tích, so sánh, phán đoán về thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên

            - Giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Hình minh hoạ trang 130, SGK (phóng to).

           + Hình minh họa trang 131, SGK phôtô theo nhóm.

- HS: Một số tờ giấy A4.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1. Khởi động (4p)

  TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Thế nào là sự trao đổi chất ở động vật?

 

+ Bạn hãy vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. Sau đó trình bày theo sơ đồ?

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT

 

+ Động vật lấy từ môi trường thức ăn, nước uống và thải ra các chất cặn bã, khí các - bô- níc, nước tiểu,…

 + HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày.

 

2. Khám phá (30p)

* Mục tiêu: - Nắm được mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.

                     - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

a.Giới thiệu bài:

 + Thức ăn của thực vật là gì?

 

 

 + Thức ăn của động vật là gì?

- GV: Thực vật sống là nhờ chất hữu cơ tổng hợp được rễ hút từ lớp đất trồng lên và lá quang hợp. Động vật sống được là nhờ nguồn thức ăn từ thực vật hay thịt của các loài động vật khác. Thực vật và động vật có các mối quan hệ với nhau về nguồn thức ăn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

b. Tìm hiểu bài:

 HĐ1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên:

- Cho HS quan sát hình trang 130, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi sau:

+ "Thức ăn" của cây ngô là gì?

 

 

 

+ Từ những "thức ăn" đó, cây ngô có thể tạo ra những chất dinh dưỡng nào nuôi cây?

+ Ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ?

- GV vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng: Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yếu tố vô sinh là nước, khí các- bô- níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, … Mũi tên xuất phát từ khí các- bô- níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các- bô- níc được cây ngô hấp thụ qua lá. Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.

+ Theo em, thế nào là yếu tố vô sinh, thế nào là yếu tố hữu sinh? Cho ví dụ?

 

- Kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các- bô- níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm để nuôi chính thực vật.

- GV: Các em đã biết, thực vật cũng chính là nguồn thức ăn vô cùng quan trọng của một số loài động vật. Mối quan hệ này như thế nào? Chúng thức ăn cùng tìm hiểu ở hoạt động 2.

Hoạt động2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật:

+ Thức ăn của châu chấu là gì?

+ Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?

 + Thức ăn của ếch là gì?

 + Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì?

+ Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì?

** Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

- Phát hình minh họa trang 131, SGK cho từng nhóm. Sau đó yêu cầu HS vẽ mũi tên để chỉ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

- Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm và trình bày của đại diện.

- Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng.

- Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.

 HĐ3:Trò chơi: “Ai nhanh nhất” 

  GV tổ chức cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. (Khuyến khích HS vẽ sơ đồ chứ không viết) sau đó tô màu cho đẹp.

- Nhận xét về sơ đồ của từng nhóm: Đúng, đẹp, trình bày lưu loát, khoa học. GV có thể gợi ý HS vẽ các mối quan hệ thức ăn sau:

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

+ Thức ăn của thực vật là nước, khí các- bô- níc, các chất khoáng hoà tan trong đất.

+ Thức ăn của động vật là thực vật hoặc động vật.

- Lắng nghe.

Nhóm 2 – Lớp

+ “Thức ăn” của cây ngô dưới năng lượng của ánh sáng Mặt Trời: cây ngô hấp thụ khí các- bô- níc, nước, các chất khoáng hoà tan trong đất.

+ Cây ngô tạo ra chất bột đường, chất đạm,....

+ Chiều mũi tên chỉ vào lá cho biết cây hấp thụ khí các- bô- níc qua lá, chiều mũi tên chỉ vào rễ cho biết cây hấp thụ nước, các chất khoáng qua rễ.

- Quan sát, lắng nghe.

+ Yếu tố vô sinh là những yếu tố không thể sinh sản được mà chúng đã có sẵn trong tự nhiên như: nước, khí các- bô- níc. Yếu tố hữu sinh là những yếu tố có thể sản sinh tiếp được như chất bột đường, chất đạm.

- Lắng nghe.

Cá nhân – Nhóm 2– Lớp

+ Là lá ngô, lá cỏ, lá lúa, …

+ Cây ngô là thức ăn của châu chấu.

 

+ Là châu chấu.

+ Châu chấu là thức ăn của ếch.

 

+ Lá ngô là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch.

- Lắng nghe.

Sơ đồ:

Cây ngô          Châu chấu            Ếch   

- Lắng nghe

Nhóm 4 – Lớp

Ví dụ một số sơ đồ

Cỏ                     Cá              Người      

         

   Lá rau           Sâu             Chim sâu     

     

   Lá cây            Sâu             Gà.        

     

   Cỏ                Hươu            Hổ.           

   Cỏ            Thỏ              Cáo         Hổ .    

- Ghi nhớ kiến thức của bài.

- Trang trí sơ đồ mối quan hệ thức ăn và trưng bày ở góc học tập

     










































































































ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

CHÍNH TẢ

NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ

I, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức 2 bài thơ: 1 bài thơ theo thể thơ 7 chữ, 1 bài thơ theo thể thơ lục bát

- Làm đúng BT 2a, 3a phân biệt âm đầu ch/tr

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2a, 3a

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết

* Cách tiến hành:

* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Cho HS đọc thuộc lòng bài chính tả

+ Nêu nội dung bài viết

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

 + Hai bài thơ giúp ta hiểu được: dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, Bác Hồ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống

- HS nêu từ khó viết: rượu, ngàn, bương

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng hình thức 2 bài thơ

* Cách tiến hành: Cá nhân

- GV  yêu cầu HS viết bài, nhắc nhở HS cách trình bày bài thơ

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nhớ- viết bài vào vở

+ Bài Ngắm trăng: Các câu thơ cách lề 1 ô

+ Bài Không đề: Câu 6 cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 2a:

 

 
 

 

a

am

an

ang

tr

traø, tra hoûi, thanh tra, traø troän, doái traù,traû baøi, traû giaù …

röøng traøm, quaû traùm, traïm xaù

traøn ñaày, traøn lan, traøn ngaäp …

trang vôû, trang bò, trang ñieåm, trang hoaøng, trang trí, trang troïng

ch

cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, , chả giò, chả lê …

áo chàm, chạm cốc, chạm trổ …

chan hoà, chán nản, chán ngán

chàng trai, (nắng) chang chang …

 

 

 

 


- GV lưu ý HS một số  trường hợp đặc biệt để các em không viết sai chính tả

Bài 3a: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức

 

 

 

 

 

 

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

7. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2 – Lớp

Đáp án:

- HS tham gia trò chơi

Đáp án:

+ Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, (đen) trùi trũi,....

+ Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang

- Viết lại các từ đã viết sai

- Đặt câu với 1 trong các từ láy tìm được ở BT 3

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

KĨ THUẬT

LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.

2. Kĩ năng

- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.

 * Giáo dục sủ dụng TKNL&HQ:   Lắp thêm chi tiết thu năng lượng mặt trời để chạy xe ô tô tiết kiệm xăng dầu.

3. Thái độ

- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

- HS:  Bộ dụng cụ lắp ghép

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu:

-  Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.

- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.

- Với ô tô lắp thêm chi tiết thu  năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng dầu

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép: 

- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.

- Khuyến khích HS lắp ô tô có chi tiết thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng dầu

Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết:  

- GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.

Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn

- GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.

+ Lắp từng bộ phận.

+ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.

+ Thử KT sự chuyển động

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập

- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành đã viết ở bảng phụ

+ Lắp được mô hình tự chọn.

+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.

+ Mô hình có khả năng sử dụng

- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.

- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2 – Lớp

- HS nối tiếp nêu mô hình mà mình sẽ lắp ghép

- HS chọn các chi tiết.

- HS lắp ráp mô hình cá nhân

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành

- Hoàn thiện lắp ghép mô hình tự chọn

- Lên ý tưởng cho mô hình mới

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2022

TOÁN

Tiết 166: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập về đại lượng đo diện tích

2. Kĩ năng

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

- Thực hiện các phép tính với số đo diện tích.

3. Thái độ

- HS có phẩm chấthọc tập tích cực, làm bài tự giác

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Bảng phụ

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

+ Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ

+ cm2 , dm2 ,  m2 ,  km2

2. Hoạt động thực hành (35p)

* Mục tiêu:

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

- Thực hiện các phép tính với số đo diện tích.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Hs chia sẻ với cả lớp về cách thực hiện đổi các đơn vị đo diện tích.

- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.

- Chốt lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV chốt đáp án đúng

- Yêu cầu HS chia sẻ về cách đổi:

+ Làm thế nào em đổi được  dm2

sang cm2?

+ Làm thế nào em đổi được 8 m2 50 cm2 sang cm2?

 

Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp.

- Chữa, nhận xét một số bài làm trong vở của HS

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 củng cố cách đổi đơn vị đo, cách tính diện tích hình vuông.

Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Củng cố cách đổi và cách so sánh các số đo diện tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

 Cá nhân - Lớp

Đáp án:

1 m2 = 100 dm2          1 km2 = 1 000 000 m2

1m2 = 10 000 cm2      1dm2 = 100cm2

 

 

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

Đáp án:

a) 15 m2 = 150 000 cm2 ;  m2 = 10 dm2

103 m2 = 10 300 dm2 ;    dm2 = 10 cm2

2110 dm2 = 211 000 cm2;  m2 =1000cm2

b) 500 cm2 = 5 dm2    ;     1 cm2 =  dm2

1300 dm2 = 13 m2     ;       1 dm2 =  m2

60 000 cm2 = 6 m2      ;      1 cm2 = m2

c) 5 m2 9 dm2 = 509 dm2 ;

   8 m2 50 cm2 = 80 050cm2

   700 dm2 = 7 m2   ; 500 00cm2 = 5 m2

Cá nhân – Lớp

Bài giải

           Diện tích của thửa ruộng đó là:

                    64 x 25 = 16 00 (m2)

  Số thóc thu được trên thửa ruộng là :

1600 Í  = 800 (kg)  = 8 tạ

                                Đáp số: 8 tạ thóc

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Đáp án:

2m2 5 dm2 > 25 dm2

3 dm2 5 cm2 = 305 cm2

3 m2 99 dm2 < 4 m2

65 m2 = 65 00 dm2

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Giải thêm câu hỏi bổ sung cho BT 3: Nếu mỗi ki-lô- gam thóc bán được 7 500 đồng thì người ta thu được bao nhiêu tiền?

     

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1);

2. Kĩ năng

- Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).

3. Thái độ

- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

- HS: Vở BT, bút dạ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (2p)

 

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu:

- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1).

-  Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).

* Cách tiến hành

Bài 1:

- Gọi  HS đọc yêu cầu nội dung bài.

+ Trong các từ đã cho có những từ nào em chưa hiểu nghĩa?

- GV gọi HS hoặc GV giải thích nghĩa của các từ đó.

+ Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi gì?

+ Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi gì?

+ Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi gì?

+ Có những từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời câu hỏi gì?

- GV nghe, nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Bài 2:

- GV theo dõi, nhận xét, khen/ động viên.

* Bài 3:

- Nhận xét, bổ sung, kết luận các từ đúng.

- GV gọi vài HS đặt câu với các từ vừa tìm được.

- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

+ HS nêu những từ mình chưa hiểu nghĩa GV giải thích. VD:

   Từ

Nghĩa

Vui chơi

Hoạt động giải trí

Vui lòng

Vui vẻ trong lòng

Vui sướng

Vui vẻ và sung sướn

Vui tính

Người có tình tình luôn vui vẻ

Vui tươi

Vui vẻ, phấn khởi.

Vui vui. . .

Có tâm trạng thích thú. . .

+ Câu hỏi: làm gì?

+ cảm thấy thế nào

 

+ là người thế nào?

 

+ cảm thấy thế nào và là người thế nào?

Đáp án:

a- Từ chỉ hoạt động: vui chơi, giúp vui, mua vui. . .

b- Từ chỉ cảm giác: vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thích, vui thú, vui vui.

c- Từ chỉ tính tình: vui nhộn, vui tính, vui tươi.

d- Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.

Cá nhân – Lớp

- HS nối tiếp nói câu rồi viết câu

VD:

Bạn Quang lớp em rất vui tính.

Em vui sướng vì cuối tuần được đi chơi.

Nhóm 4 – Lớp

Đáp án:  cười ha hả, cười hì hì, cười khúc khích, cười rúc rích, cười hinh hích, cười hi hí, sằng sặc, cười sặc sụa, cười khành khạch, cười toe toét,... .

- HS nói câu và viết câu vào vở BT

VD: Mấy bạn nữ rúc rích cười.

        Bọn khỉ cười khanh khách.

- Vận dụng từ ngữ vào đặt câu

- Tìm thêm các từ ngữ cùng chủ điểm

     

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng

- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).

3. Thái độ

- GD HS sống lạc quan, yêu đời.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ viết sẵn các tiêu chí đánh giá kể chuyện

- HS: SGK

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

+ Bạn hãy  kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời?

- Gv dẫn vào bài.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS kể chuyện

2.  khám phá:5p)

* Mục tiêu:  Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được các chi tiết nói về một người vui tính.

* Cách tiến hành:

Đề bài: Kể chuyện về một người vui tínhem biết.

- GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 gợi ý SGK và hỏi HS:

+  Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?

+ Em kể về ai?

+ Hãy giới thiệu với các bạn câu chuyện em sẽ kể.

* Gợi ý: Khi kể chuyện các em phải lưu ý kể có đầu, có cuối. Trong câu chuyện phải kể được điểm hấp dẫn, của người vui tính đó.

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:

- 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý.

- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.

- HS nối tiếp trả lời:

+ Em xin kể cho các bạn nghe về bố em. Bố em là người rất hài hước và vui tính. .

- HS lắng nghe

3. Thực hành:(20- 25p)

* Mục tiêu: Biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). Nêu được ý nghĩa câu chuyện.

+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm

- GV theo dõi các nhóm kể chuyện

b. Kể trước lớp

- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn

 

 

 

 

 

- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm

- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí

VD:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?

+ Nhân vật đó vui tính như thế nào

+ Bạn học được điều gì từ nhân vật đó?

..................

 

+ Luôn luôn lạc quan, yêu đời sẽ giúp ta vượt qua mọi thử thách của cuộc sống.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Kể về một diễn viên hài hước hoặc chi tiết hài hước trong các tiểu phẩm hài mà em xem

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

KHOA HỌC

ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.

- Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố 2. Kĩ năng

- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

3. Thái độ

- HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Hình minh hoạ trang 134, 135 SGK (phóng to).

- HS: Một số tờ giấy A4.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành – luyện tập

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1. Khởi động (4p)

  TBHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Bạn hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của TBHT

 

 + HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày.

 

2. Khám phá (30p)

* Mục tiêu:

- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.

- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã

-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về "thức ăn" của những cây trồng, con vật đó.

+ Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ?

=> GV chốt: Tất cả các mối liên hệ thực ăn trên tạo thành chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật

Hoạt động 2: Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.

- Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.

 

 

 

 

 

 

+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này?

- GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

- Quan sát các hình minh họa.

Đáp án:

+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.

+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.

+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.

+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.

+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.

+ Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.

+ Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.

 

- Lắng nghe

Nhóm 4 – Lớp

-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.

       Gà                           Đại bàng   

      Cây lúa                    Rắn hổ mang    

      Chuột đồng              Cú mèo   .

+ Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.

- Lắng nghe

- Nắm được mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật

- Xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thức ăn của nhiều sinh vật trong tự nhiên.




























































ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2022

TOÁN

Tiết 167: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về một số hình đã học

2. Kĩ năng

- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

3. Thái độ

- HS có phẩm chấthọc tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 4. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả BT

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Bảng phụ

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu:

- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài, nêu tên hình

- Cho các em chia sẻ với cả lớp về cách xác định các đường thẳng song song và vuông góc.

- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp.

+ Muốn điền được Đ hay S, chúng ta phải làm gì?

- YC HS giơ thẻ Đ, S với mỗi phương án và giải thích cách làm.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp.

+ Để tính được số viên gạch cần lát nền phòng học chúng ta phải biết được những gì?

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

 

 

 

 

 

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải được bài toán có lời văn

Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 giải toán có lời văn

 

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Lớp

+ Hình tứ giác ABCD

Đáp án:

a) Các cặp cạnh song son với nhau: AB và DC

b) Các cặp cạnh vuông góc với nhau: AB và AD, AD và DC.

+ Dùng ê –ke kiểm tra

Cá nhân – Lớp

+ Cần tính chu vi và diện tích của mỗi hình sau đó so sán

            Chu vi hình chữ nhật là:

                (4 + 3) x 2 = 14 (cm)

            Diện tích hình chữ nhật là:

                     4 x 3 = 12 (cm)

             Chu vi hình vuông là:

                   3 x 4 = 12 (cm)

             Diện tích hình vuông là :

                  3 x 3 = 9(cm)

àa. Sai; b. Sai; c. Sai; d. Đúng

 

Nhóm 2 – Lớp

- Chúng ta phải biết được:

+ Diện tích của phòng học

+ Diện tích của một viên gạch lát nền

+ Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch

Bài giải

   Diện tích của một viên gạch là:

                   20 x 20 = 400 (cm2)

   Diện tích của lớp học là :

            5 x 8 = 40 (m2) = 400 000 cm2

Số viên gạch cần để lát nền lớp học là:

          400 000 : 400 = 1000 (viên)

                       Đáp số : 1000 viên gạch

- HS  làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

              Bài giải

- HS tự vẽ hình

       Chu vi hình vuông là:

            3 x 4 = 12 (cm)

        Diện tích hình vuông là:

             3 x 3 = 9 (cm2)

                 Đáp số: 12 cm/ 9cm2

- Chữa lại các  phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

       

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP ĐỌC

ĂN “MẦM ĐÁ”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa  một bài học về ăn uống.

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rõ ràng bài tập đọc. Bước đầu biết đọc với giọng kể vui rõ ràng, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện và người dẫn chuyện.

3. Thái độ

- HS tích cực tham gia các hoạt động học tập

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện).

             Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ

+Nêu nội dung, ý nghĩa của bài?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS đọc

 

+ Tiếng cười có nhiều tác dụng tích cực với cuộc sống, làm con người yêu đời, yêu cuộc sống

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch đọc với giọng  kể vui, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật trong truyện và người dẫn chuyện.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Đọc với giọng vui hóm hỉnh, khuyên răn chúa: nhấn giọng từ: độc đáo, châm biếm, túc trực, ngon thế, đổ chùa, tượng lo, lọ tương,...

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng chia đoạn bài tập đọc

Bài chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến. . .bênh vực dân lành.

+ Đoạn 2: Tiếp  đến. . đề hai chữ đại phong.

+ Đoạn 3: Tiếp đến . . . thì khó tiêu .

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tương truyền, túc trực, lối nói hài hước, ninh, ,...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  2 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa một bài học về ăn uống.

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV phát phiếu giao việc có các câu hỏi tìm hiểu bài

 

+ Trạng Quỳnh là người như thế nào?

 

 

+ Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì?

 

+ Vì sao chúa Trịnh muốn ăn mầm đá?

 

+ Trạng Quỳnh ĐỒ DÙNG DẠY HỌC món ăn cho chúa như thế nào?

 

 

+ Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao?

+ Chúa được Trạng cho ăn gì?

+ Vì sao chứa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng?

+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

 

 

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Là người rất thông minh. Ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bênh vực dân lành.

+ Chúa Trịnh phàn nàn rằng đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng.

+ Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên mầm đá thấy lạ nên muốn ăn.

+ Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌC một lọ tương đề bên ngoài  hai chữ đại phong rồi bắt chúa phải chờ đến khi bụng đói mềm

+ Chúa không được ăn món mầm đá vì làm gì có món đó.

+ Chúa được Trạng cho ăn cơm với tương.

+ Vì lúc đó chữa đã đói lả thì ăn cái gì cũng ngon.

+ Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, khôn khéo vừa biết cách làm cho chúa ngon miệng, vừa khéo khuyên răn, chê bai chúa.

 

4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc phân vai được bài tập đọc.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc của toàn bài

- Yêu cầu đọc phân vai trong nhóm

- Lưu ý lời các nhân vật: Chúa Trịnh, Trạng Quỳnh

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Phân vai

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm

+ Thi đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc phân vai tốt

- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

- Tìm đọc các câu chuyện khác về Trạng Quỳnh

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP LÀM VĂN

MIÊU TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu trong bài văn miêu tả

3. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh, ảnh minh họa một số con vật.

   - HS: Vở, bút để làm bài KT

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, luyện tập - thực hành

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật

+ Mỗi phần của bài văn cần có những nội dung gì?

- GV dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Gồm 3 phần: MB, TB, KB

+ MB: Giới thiệu con vật sẽ tả,....

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp

- GV chép 4 đề bài như gợi ý SGK

- GV cho HS quan sát tranh, ảnh phóng to về các con vật

- Yêu cầu HS tự viết bài

- Thu bài – Nhận xét chung

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS đọc đề, chọn đề bài

- Quan sát tranh ảnh các con vật

- HS viết bài cá nhân vào vở

- Hoàn thành bài viết và sáng tạo thêm các chi tiết miêu tả

     

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hệ thống lại một số kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 4

2. Kĩ năng

- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam một số địa danh đã học.

3. Thái độ

- Có phẩm chấtnghiêm túc, tích cực học tập

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + BĐ Địa lí tự nhiên VN

          + Bảng phụ kẻ sẵn ô chữ

- HS: Bút, sách

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình, trò chơi học tập

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (2p)

+ Bạn hãy kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo

- GV giới thiệu bài mới

-  TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Khai thác hải sản, khai khác dầu khí, du lịch, cảng biển…

 

2. Thực hành (30p)

* Mục tiêu: Ôn tập, củng cố lại các kiến thức về địa lí đã học thông qua trò chơi học tập

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

- GV tổ chức cho HS thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học.

- Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên đẻ thành lập 1 đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người.

- GV tổ chức các vòng thi như sau:

1-Vòng 1: Ai chỉ đúng.

- GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các con sông: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đuống, sông Đồng Nai, sông Mê Công.

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng vào con sông nào điền đúng địa danh đó, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/ động viên các đội.

2- Vòng 2: Ai kể đúng:

- GV chuẩn bị sẵn các bông hoa, trong có ghi: Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Hoàng Liên Sơn, Đồng bằng duyên hải miền Trung.

- GV yêu cầu nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt bốc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên được các đặc điểm địa danh đó.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/ động viên các đội.

3- Vòng 3: Ai nói đúng:

- GV chuẩn bị các băng giấy: Sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Cửu Long, sông Mê Công, thành phố Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Lạt, TP Đà Nẵng, TP Huế, TP Hồ Chí Minh, TĐ Hà Nội…

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng vào các con sông nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về  con sông đó.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/ động viên các đội.

4- Vòng 4: Ai đoán đúng?

- GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ để xin trả lời trước.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/ động viên các đội.

* Nội dung ô chữ:

1-Tên con sông bồi đắp nên đồng bằng Nam Bộ và bắt nguồn từ Trung Quốc?

2- Nơi thích hợp để xây dựng các cảng biển?

3- Đây là tài nguyên quý giá cho ta nhiều gỗ?

4- Tên nhà máy nổi tiếng ở Tây Nguyên?

5- Đây là đồng bằng có diện tích  lớn thứ hai của đất nước ta?

6- Tây Nguyên nổi tiếng có những thứ này xếp tầng?

7- Loại cây trồng thích hợp trên đất đỏ bazan?

Ô chữ hàng dọc: Tên con sông đổ ra biển bằng 9 cửa? Cửu Long.

- Nhóm nào trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ thắng cuộc.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm – Lớp

-HS các đội nghe HD.

- Lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên ViệtNam.

- Tổ trọng tài nhận xét.

- HS lần lượt lên bốc thăm, kể về đặc điểm các địa danh đã bốc.

- HS các đội lần lượt lên bốc thăm, trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó.

- HS các đội sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ để xin trả lời trước.

m

ê

c

ô

n

g

c

a

b

i

n

s

n

x

u

t

y

a

l

y

b

a

c

b

o

c

a

o

n

g

u

y

ê

n

c

ô

n

g

n

g

h

i

p

- Ghi nhớ KT đã được ôn tập

- Lập bảng thống kê địa lí các vùng miền đã học

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Làm quen với những giấy tờ in sẵn có ứng dụng trong cuộc sống

- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.

2. Kĩ năng

- Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.

 3. Thái độ

- HS có ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:  Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước (phóng to)

   - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành:(35p)

* Mục tiêu:  Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.

*Cách tiến hành

Bài 1:

- Gọi HS đọc nội dung của bài tập 1.

+ Trong trường hợp bài tập nêu ra, ai là người gửi, ai là người nhận?

- GV hướng dẫn: Điện chuyển tiền đi cũng là một dạng gửi tiền, gửi tiền bằng thư hay điện báo đều được nhưng gửi bằng Điện chuyển tiền sẽ đến với người nhận nhanh hơn và cước phí của nó cũng cao hơn.

- Các em cần lưu ý một số nội dung sau trong điện chuyển tiền:

+ N3VNPT: Là ký hiệu riêng của bưu điện.

+ ĐCT: điện chuyển tiền

- GV hướng dẫn thêm:

+ Họ và tên người gửi: Là họ và tên mẹ của em.

+ Địa chỉ: Ghi theo hộ khẩu của mẹ.

+ Số tiền gửi: Được viết bằng số, chữ.

+ Họ và tên người nhận: Là họ và tên của ông, bà.

+ Tin tức kèm theo nếu cần: Ghi ngắn gọn, vì mỗi chữ đều phải trả tiền cước phí.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: điền đúng nội dung vào chỗ trống; 1 cặp làm bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài, bổ sung.

- GV nhận xét, sửa bài làm cho HS

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 điền vào giấy tờ in sẵn

Bài 2:

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập.

- Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho HS.

* HD học sinh cách điền: Khi đặt mua báo chí các em cần ghi rõ các mục.

+ Tên độc giả: Ghi rõ họ và tên người đặt báo.

+ Địa chỉ: Địa chỉ hiện ở của người đặt mua báo.

- Ghi theo chiều ngang của từng dòng, tên báo, thời gian, từ tháng mấy đến tháng mấy trong năm (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). Số lượng 1 kỳ hay mấy tờ, giá tiền một tháng, tổng cộng. . .

+ Cộng số tiền các loại báo đã mua bằng số,chữ.

+ Ghi rõ ngày, tháng, năm đặt mua.

- Phần cuối nếu là mua cho cá nhân thì chỉ ghi ở bên trái và ký tên. Nếu mua cho Công ty hay cơ quan Nhà nước thì phải thêm chữ ký của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị và đóng dấu.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, khen/ động viên.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành bài tập.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

- 2 HS đọc nội dung  bài tập 1.

+ Mẹ em là người gửi, ông bà là người nhận.

- HS lắng nghe

- HS hiểu các từ khó và các từ viết tắt.

- HS thảo luận theo cặp đôi để điền nội dung vào chỗ trống cho thích hợp với điện chuyển tiền.

 

 

- HS đọc

- HS lắng nghe, theo dõi

- Lắng nghe hướng dẫn

- HS tự làm bài.

- 3-5 HS đọc bài làm của mình.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Hoàn thành 2 mẫu in sẵn trong bài

- Tìm hiểu về một số mẫu giấy tờ in sẵn khác

     

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................­

Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2022

TOÁN

Tiết 168:  ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tt)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Tiếp tục ôn tập kiến thức về một số hình đã học

2. Kĩ năng

- Nhận biết  được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Tính được diện tích hình bình hành.

3. Thái độ

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành). Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả các bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

- HS:  Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu:  

- Nhận biết  được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

- Tính được diện tích hình bình hành.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- YC HS đọc đề bài, GV vẽ hình lên bảng, y/c hs quan sát sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời:

+ Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB

+ Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC?

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 nhận biết được đoạn thẳng song song, vuông góc

Bài 2:

- Nhận xét, chốt KQ đúng, khen ngợi/ động viên.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 tính được diện tích hình vuông hay hình chữ nhật

Bài 4: (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành). HS năng khiếu có thể tính diện tích cả hình H.

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

+ Diện tích hình H là tổng diện tích của hình nào?

+ Muốn tính diện tích hình H, ta phải tính được diện tích hình nào?

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án, củng cố cách tính diện tích hình bình hành.

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

- Củng cố cách vẽ hình, cách tính chu vi, diện tích hình CN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Lớp

- HS đọc tên đường gấp khúc ABCDE

Đáp án:

+ Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB

+ Đoạn thẳng CD vuông góc với đoạn thẳng BC.

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

Bài giải

Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích hình chữ nhật là:

                    8 x 8 = 64(cm)

           Chiều dài hình chữ nhật là:

                     64 : 4 = 16 cm

                    àchọn đáp án C.

Nhóm 2 – Lớp

+ Diện tích hình H là tổng diện tích của hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC.

+ Tính diện tích của hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BCGE

Bài giải

Diện tích hình bình hành ABCD là:

                     3 x 4 = 12(cm2)

       Diện tích hình chữ nhật BEGC là:

                    3 x 4 = 12(cm2)

           Diện tích hình H là:

                  12 + 12 = 24(cm2)

                              Đáp số: 24 cm2

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

+Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm

+Vẽ đoạn thẳng vuông góc vơi AB tại A,vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B.Trên hai đường thẳng đó lấy AD = 4 cm, BC = 4 cm

+Nối C với D ta được hình chữ nhật ABCD có chiều dài 5 cm và chiều rộng 4 cm cần vẽ.

     Chuvi hình chữ nhật ABCD là:

              ( 5 + 4 ) x 2 = 18(cm)

 Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

               5 x 4 = 20 (cm2)

                        Đáp số : P: 18cm;

                                       S: 20 cm2

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách thêm trạng ngữ cho câu

2. Kĩ năng

- Tìm được trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì - BT1, mục III)

- Viết được đoạn văn tả con vật có dùng trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?  

Thái độ

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

 * ĐCND: Không dạy phần Nhận xét, không dạy phần Ghi nhớ. Phần Luyện tập chỉ yêu cầu tìm trạng ngữ (không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: Vở BT, bút dạ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

 

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu:

 - Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?(BT2).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm trạng ngữ  trong các câu.

- GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

 

+ Đặt câu hỏi cho bộ phận TN của các câu trên?

 

Bài 2:

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.

- YC HS nói câu có trạng ngữ  phù hợp với mỗi con vật, trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài  viết đoạn văn ngắn 5-7 câu tả về con vật mà em yêu thích. Trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 biết cách thêm trạng ngữ cho câu.

HS M3+M4 biết thêm trạng ngữ và đặt câu giàu hình ảnh nhân hóa, so sánh,..

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

+ Bằng đôi cánh mềm mại, chú chim câu bay vút lên mái nhà.

+ Với đôi cánh to khoẻ, gà mẹ sẵn sàng che chở cho đàn con thân yêu.

+ Bằng cái gì, chú chim câu bay vút lên mái nhà?

+ Với cái gì, gà mẹ sẵn sàng che chở cho đàn gà con thân yêu?

Cá nhân – Lớp

- HS quan sát tranh minh hoạ.

-  HS đặt câu có trạng ngữ  phù hợp với mỗi con vật.

VD: Với sải cánh rộng, gà mái mẹ ủ ấm cho cả đàn con,..

- HS viết bài

- Ghi nhớ cách tìm trạng ngữ trong câu

- Hệ thống lại các loại trạng ngữ đã học

     

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, …)

2. Kĩ năng

- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập tích cực, nghiêm túc

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng thống kê ưu và nhược điểm của bài viết

   - HS: Vở, bút

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, luyện tập - thực hành

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu:

-  Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, …)

- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp

a. Nhận xét chung về kết quả làm bài

- Viết lên bảng đề bài tiết TLV tuần 33 (miêu tả con vật)

- Nhận xét:

* Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, kiểu bài, trình bày đúng, bố cục rõ ràng, một số bài có hình ảnh miêu tả sinh động, có liên kết giữa các phần như bài của ………………................................

 Kết bài hay như các bài của:................. ……………………………...................

* Hạn chế:

+ Viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có sự sáng tạo, ý chưa nhiều.

+ Bài chưa giàu hình ảnh so sánh, nhân hoá

- Trả bài cho từng hs

 

b. HD hs chữa bài

- Y/c hs đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra 

- Theo dõi, kiểm tra hs làm việc

c.  HD hs học tập những đoạn văn

- GV đọc vài đoạn văn hoặc bài văn hay bài được điểm cao cho các bạn nghe. Sau GV hỏi HS cách dùng từ, lối diễn đạt, ý hay của bạn.

d. HS chọn viết một đoạn văn trong bài văn của mình.

- GV  tự chọn đoạn văn cần viết lại cho HS (đoạn nào cần sửa chữa nhiều nhất).

- GV so sánh 2 đoạn văn cũ và mới của HS.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS đọc lại các đề bài của tiết kiểm tra

- Lắng nghe 

- Nhận bài làm, đọc thầm lại bài để nhận ra các lỗi

- Đổi vở để kiểm tra

- Lắng nghe

- Trao đổi nhóm đôi

- HS thực hành và chia sẻ lại trước lớp

- Tiếp tục chữa các lỗi trong bài

- Viết lại bài văn cho hay hơn

     

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới & Tình yêu cuộc sống.

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/1phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn văn đoạn thơ đã học ở HKI.

3. Thái độ

- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Phiếu viết tên từng bài tập đọc & HTL trong 15 tuần học Sách Tiếng Việt 4, tập 2 (gồm cả văn bản phổ biến khoa học, báo chí)

           + Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Luyện tập – Thực hành (35p)

* Mục tiêu:

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn nội dung cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới & Tình yêu cuộc sống.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/1phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn văn đoạn thơ đã học ở HKI.

* Cách tiến hành:

HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/5 lớp)

- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc:

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

- Nhận xét trực tiếp từng HS.

Chú ý: Những HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn.

HĐ 2: Lập bảng thống kê

-      GV nhắc HS lưu ý: chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc 1 trong 2 chủ điểm: ½ số HS trong lớp tổng kết nội dung thuộc chủ điểm Khám phá thế giới, ½ số HS trong lớp tổng kết nội dung thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên

 

3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

 

4. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

Cá nhân - Cả lớp

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

 

HS thực hiện nhóm 4 – Lớp

- Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống

- Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, của chủ điềm chưa thống kê ở bài 2

Khám phá thế giới

STT

TÊN BÀI

TÁC GIẢ

THỂ LOẠI

NỘI DUNG CHÍNH

1

Đường điSaPa

NGUYỄN PHAN HÁCH

Văn xuôi

Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo củaSaPa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

2

Trăng ơi … từ đâu đến?

TRẦN ĐĂNG KHOA

Thơ

Tình cảm gắn bó với trăng, với quê hương, đất nước.

3

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

HỒ DIỆU TẤN, ĐỖ THÁI

Văn xuôi

Ca ngợi Ma-gien-lăng&đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương & những vùng đất mới.

4

Dòng sông mặc áo

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Thơ

Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

5

Ăng-co Vát

Sách NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

Văn xuôi

Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc & điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

6

Con chuồn chuồn nước

NGUYỄN THẾ HỘI

Văn xuôi

Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương.

Tình yêu cuộc sống

STT

TÊN BÀI

TÁC GIẢ

THỂ LOẠI

NỘI DUNG CHÍNH

1

Vương quốc vắng nụ cười

TRẦN ĐỨC TIẾN

Văn xuôi

Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ lụi tàn.

2

Ngắm trăng, Không đề

HỒ CHÍ MINH

Thơ

Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác

3

Con chim chiền chiện

HUY CẬN

Thơ

Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

4

Tiếng cười là liều thuốc bổ

Báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

Văn xuôi

Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

5

Ăn “mầm đá”

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆTNAM

Văn xuôi

Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ  sáu ngày 15 tháng 4 năm 2022

TOÁN

Tiết 169: ÔN TẬP TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về cách giải bài toán TBC

2. Kĩ năng

- Giải được bài  toán về tìm số trung bình cộng.

3. Thái độ

- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3. Khuyến khích HSNK hoàn thành tất cả bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: Bút, sách

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(3p)

+ Nêu các bước giải bài toán TBC?

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ B1: Tính tổng các số

+ B2: Lấy tổng chia cho số các số hạng

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu: Giải được các bài toán tìm số TBC

* Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp

Bài 1: Gọi 1 hs đọc đề bài

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho các em chia sẻ với cả lớp về cách tìm TBC của nhiều số.

- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.

* Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2

Bài 2:

- Gọi 1 hs đọc đề bài

+ Để tính được trong năm trung bình số dân tăn hằng năm là bao nhiêu chúng ta làm thế nào ?

- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.

* Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2

 

Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài

- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- Nhận xét, chốt KQ đúng, khen ngợi/ động viên.

 

 

 

Bài 4 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Củng cố cách giải các bài toán TBC phức hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Củng cố cách giải bài toán TBC có liên quan đến tỉ số

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2– Lớp

Đáp án:

Đ/a:

a) (137 + 248+ 395 ): 3= 260

b) (348 + 219 + 560+ 275) : 4 = 463

Cá nhân – Lớp

+ … phải tính được tổng số dân tăng thêm của năm năm; Sau đó lấy tổng số dân tăng thêm chia cho số năm

Bài giải

     Số người tăng trong 5 năm là :

 158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635(người)

     Số người tăng trung bình hằng năm là :

                            635 : 5 = 127 (người)

                              Đáp số: 127 người

Cá nhân – Lớp

             Số quyển vở tổ Hai góp là:

                     36 + 2 = 38 (quyển)

             Số quyển vở tổ Ba góp là:

                   38 + 2 = 40( quyển vở)

            Tổng số vở cả ba tổ góp là:

                   36 + 38 + 40 = 114(quyển )

         Trung bình mỗi tổ góp được số vở là:

                                   114 : 3 = 38(quyển)

                                     Đáp số : 38 quyển

- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp

* Bài 4                  Bài giải

                Lần đầu 3 ô tô chở được là:

                       16 x 3 = 48 (máy)

               Lần sau 5 ô tô chở được là:

                       24 x 5 = 120 (máy)

              Số ô tô chở máy bơm là:

                       3 + 5 = 8 (ô tô)

         Trung bình mỗi ô tô chở được là:

                       (48+ 120): 8 = 21(máy)

                               Đáp số : 21 máy bơm

* Bài 5:             Bài giải

      Tổng của hai số là: 15 x 2 = 30

        Số lớn: 2 phần bằng nhau

         Số bé: 1 phần như thế

         Số lớn là: 30 : 3 x 2 = 20

         Số bé là: 30 – 20 = 10

- Chữa lại các phần bài tập làm sai.

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TOÁN*

ÔN LUYỆN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập kiến thức về cách giải bài toán tổng – hiệu

2. Kĩ năng

- Giải  được bài toán  về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3. Thái độ

- Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. KK HS năng khiếu hoàn thành tất cả các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(3p)

+ Nêu các bước giải bài toán tổng – hiệu

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận đông tại chỗ

+ B1: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ

+ B2: Tìm số lớn, số bé     SL = (T+H) : 2

                                           SB = (T-H) : 2

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu: Giải được các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

* Cách tiến hành:

Bài 1: Gọi 1 hs đọc đề bài

- Nhận xét, khen ngợi/ động viên.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2

- Chốt lại cách tìm số lớn, số bé

 

 

 

Bài 2:

- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- Chốt lại các bước giải

 

Bài 3:

- YC HS nêu các bước giải bài toán:

+ Tìm nửa chu vi

+ Vẽ sơ đồ.

+ Tìm CR, CD.

+ Tính diện tích

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Bài 4 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 2 -  Lớp

Đáp án:

Tổng

318

1945

3271

Hiệu

42

87

493

SL

180

1016

1882

SB

138

 929

1389

Cá nhân – Lớp

Bài giải

               Đội thứ nhất trồng được là:

                  (1375 + 285) : 2 = 830(cây)

                Đội thứ hai trồng được là:

                   830 – 285 = 545 (cây)

                            Đáp số : Đội 1: 830 cây

                                          Đội 2 : 545 cây

 Nhóm 2 – Lớp

Bài giải

               Nửa chu vi thửa ruộng là:

                   530 : 2 = 265 (m)

              Chiều rộng của thửa ruộng là:

                 (265 – 47) : 2 = 109 (m)

             Chiều dài của thửa ruộng là:

                   109 + 47 = 156 (m)

             Diện tích của thửa ruộng là:

                      156 x 109 = 17004 (m2)

                              Đáp số : 17004 m2   

- HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp

*Bài 4:

                Tổng của hai số là:

                  135 x 2 = 270

                Số phải tìm là:

                 270 – 245 = 24

                                Đáp số: 24          

*Bài 5:    

             Bài giải

Số lớn nhất có ba chữ số là 999. Do đó tổng hai số là 999

Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Do đó hiệu hai số là 99

Số bé là:           (999 – 99 ): 2 = 450

Số lớn là:          450 + 99 = 549

                           Đáp số : SL: 549,

                                         SB: 450

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________

SINH HOẠT LỚP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 30

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 30

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 31

- Có tinh thần tập thể, đoàn kết, yêu thương các bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị nội dung báo cáo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Đoán vật

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                     

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

- Tăng cường phụ đạo HS còn hạn chế các môn học, đặc biệt trong KTGKII; tiếp tục  bồi dưỡng HS NK tham gia giao lưu

- Tiếp tục các phong trào của lớp của đội

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và phòng chống dịch

- Thu nộp tiền quỹ HCTĐ quý 2:  12 nghìn đồng/1 hs

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể