Kế hoạch bài dạy tuần 9 Lớp 4/2
Cập nhật lúc : 21:51 06/11/2021
TUẦN 9
Thứ hai, ngày 08 tháng 11 năm 2021
CHÀO CỜ
( Sinh hoạt tập thể dưới cờ)
.........................................................
TOÁN
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
2. Kĩ năng
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Ê ke, thước thẳng
- HS: Ê ke, thước thẳng
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||
1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài |
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ |
||||
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|||||
Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. - GV chốt đáp án.
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn? + Góc bẹt bằng mấy góc vuông? Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chốt đáp án * GV: + Hình tam giác ABC là tam giác vuông nên 2 cạnh AB và BC cũng đồng thời là hai đường cao. + AB đồng thời cũng là đường cao của tam giác AHC vì tam giác này tù nên có 1 đường cao nằm ngoài tam giác. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình, HS khác nhận xét, bổ sung. - GVnhận xét. Bài 4a (HSNK làm cả bài): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. a. GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. A B
M N D C
3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2-Lớp - Thực hiện theo nhóm 2- Đại diện báo cáo - Ghi tên các góc. Đ/a: a) Hình tam giác ABC có: góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. b) Hình tứ giác ABCD có: góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. + Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. + 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. Nhóm 2 – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đưa đáp án và giải thích Đ/a: a. Sai; b. Đúng
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - HS thực hành vẽ- 2 HS trao đổi cách vẽ với nhau Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu rõ các bước vẽ của mình. b. + Tên các hình CN: ABMN; MNCD; ABCD. + Cạnh song song với cạnh AB: MN; DC - Ghi nhớ KT về góc. - Vẽ 1 tam giác tù. Vẽ 3 đường cao của tam giác đó. Nhận xét về 3 đường cao đó |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: phép màu, quả nhiên, đầy tớ ....
- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt).
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS có những ước muốn chính đáng
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90 SGK (phóng to)
+ Bảng lớp ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) - Đọc phân vai bài Thưa chuyện với mẹ + Nêu nội dung bài - GV dẫn vào bài mới |
- 3 HS đọc phân vai - Cương có ước mơ làm thợ rèn và đã thuyết phục mẹ đồng ý với ước mơ của mình |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Chia được các đoạn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng khoan thai. Lời vua Mi- đát chuyển từ phấn khởi, thoả mãn sang hốt hoảng, cầu khẩn, hối hận. Lời phán của thần Đi- ô- ni- dốt đọc với giọng điềm tĩnh, oai vệ. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
- GV giải nghĩa thêm một số từ khó. Khủng khiếp; nghĩa là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ +Đặt câu với từ khủng khiếp?(HS năng khiếu) |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn1: Có lần thần … hơn thế nữa. + Đoạn 2: Bọn đầy tớ … tôi được sống. + Đoạn 3: Thần Đi- ô- ni- dốt… đến tham lam. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, sung sướng,...,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: phép màu, quả nhiên (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
+ Thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì?Vua Mi- đát xin thần điều gì? + Theo em, vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy? + Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? + Đoạn 1 nói lên điều gì? + Tại sao vua Mi- đát lại xin thần Đi- ô- ni- dôt lấy lại điều ước? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn? + Vua Mi- đát hiểu ra điều gì? + Nêu nội dung của đoạn 3? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? - GV ghi nội dung lên bảng |
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài - HS ttự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Thần Đi- ô- ni- dốt cho Mi- đát một điều ước. Vua Mi- đat xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng. + Vì ông ta là người tham lam. +Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua tưởng như mình là người sung sướng nhất trên đời. Ý1: Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện. + Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì tất cả mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng. Mà con người không thể ăn vàng được. Ý2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. + Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch lòng tham. + Vua Mi- đát hiểu ra rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. Ý3: Vua Mi- đát rút ra bài học quý. Ý nghĩa: Câu chuyện cho ta một bài học: Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. - HS ghi lại nội dung |
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp, phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Em có suy nghĩ gì về điều ước của vua Mi-đát? - Liên hệ, giáo dục HS những mơ ước chính đáng 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu suy nghĩ của mình - Kể 1 câu chuyện em biết trong cuộc sống về một mơ ước viển vông, tham lam. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
3. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
- Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
- Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
- Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
* GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
- HS: Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
1.Khởi động: (5p) + Vì sao cần tiết kiệm tiền của? + Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét |
||
2.Hình thành KT mới (15p) * Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|||
HĐ1: Kể chuyện “Một phút” SGK/14- 15: - GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. - GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. + Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì đã xảy ra với Mi- chi- a trong cuộc thi trượt tuyết? + Sau chuyện đó, Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì? - GV : Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. HĐ2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16): - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. òNhóm 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn. òNhóm 2: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra? òNhóm 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm? *Kết luận. |
Nhóm – Lớp + Luôn chậm trễ hơn người khác, … + Mi- chi- a thất bại, phải về sau bạn Vích- to. + Con người chỉ càn một phút cũng làm nên việc quan trọng. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. + Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. + Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. |
||
3. Hoạt động thực hành: (17p) * Mục tiêu: Bày tỏ phẩm chất của mình về các việc làm, hành vi tiết kiệm và lãng phí thời gian * Cách tiến hành |
|||
HĐ3: Bày tỏ phẩm chất(bài tập 3- SGK): - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ phẩm chất về các ý kiến sau (Tán thành hoặc không tán thành): a. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm. b. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác. c. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc. d. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận. - GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ. 4. Hoạt đông vận dụng (1p) - Liên hệ giáo dục KNS, giáo dục tư tưởng HCM 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: + Ý kiến d là đúng. + Các ý kiến a, b, c là sai - Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích. - HS đọc. - Xây dựng kế hoạch tiết kiệm thời gian của bản thân. |
||
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
Nhà Lý dỜi đô ra Thăng Long
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
2. Kĩ năng
- Chỉ được trên bản đồ vị trí của kinh đô Hoa Lư và Thăng Long
- Lập được bảng so sánh về vị trí, địa thế của Hoa Lư và Thăng Long.
3. Phẩm chất
- Nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào thủ đô Hà Nội đã có hơn 1000 năm văn hiến.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, bút dạ,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1.Khởi động: (4p) + Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược? + Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. + Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn. . . + Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ và bộ. . . + Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi. . . |
||||||
2.Khám phá: (30p) * Mục tiêu - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn. * Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|||||||
*HĐ1: Nhà Lý ra đời - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Năm 2005 đến nhà Lý bắt đầu từ đây . + Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình nước ta như thế nào? +Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? + Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào? *KL: Như vậy, năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu về triều đại nhà Lý. Hoạt động 2: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long: - GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long). - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010…. . màu mỡ này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau:
+Vua “Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?”. - GV: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt . - GV giải thích từ “ Thăng Long” và “Đại Việt”: Theo truyền thuyết, khi vua tạm đỗ dưới thành Đại La có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự, vì thế vua đổi tên thành Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước ta là Đại Việt. +Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào? 3. Hoạt động vận dụng (1p). - GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, tự hào văn hiến 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 – Lớp - HS đọc thầm. + Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán hận . + Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người, khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua . + Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009
Cá nhân –Nhóm 2- Lớp - HS lên bảng xác định. - HS lập bảng so sánh (nhóm 2) + Vua thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm, bằng phẳng, dân cư không khổ nì ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. Ông nghĩ “Muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải rời đô”. . + Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường. - Kể chuyện lịch sử về Lý Công Uẩn |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC
Bài 18,19: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về:
+ Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
+ Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
+ Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Dinh dưỡng hợp lí.
+ Phòng tránh đuối nước.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh tai nạn, thương tích
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện theo bài học
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: :+ Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
+ Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) +Nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét +Không chơi đùa gần ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. ... |
2.Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Ôn tập được một số KT về con người và sức khoẻ. Hình thành KN chăm sóc sức khoẻ bản thân, phòng tránh tai nạn, thương tích. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|
Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khỏe. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được. 1. Quá trình trao đổi chất của con người. Nhóm 1: Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất? 2. Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. Nhóm 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ thường xuyên? + Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 3. Các bệnh thông thường. Nhóm 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá? * KNS: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường… 4. Phòng tránh tai nạn sông nước. Nhóm 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? - GD KNS: Phòng tránh tai nạn đuối nước. - GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp - Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày. +Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn nước uống từ môi trường và thải ra môi trường những chất cặn bã. + Các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn và bài tiết. - Gồm có 4 nhóm: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất vi- ta- min, khoáng. - Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể… - Một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng: + Bệnh suy dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần được theo dõi… + Bệnh béo phì: ăn uống hợp lí, rèn luyện tập thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ…. + Không nên chơi gần ao hồ, sông suối. Giếng nước phải được … + Chấp hành tốt các qui định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông dường thuỷ… - Ghi nhớ các quy tắc an toàn khi tập bơi - Giới thiệu các địa điểm mà các em có thể học bơi tại địa phương |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
THỢ RÈN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Hiểu nội dung đoạn viết.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a phân biệt l/n
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ |
2. Bài mới Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 7 chữ. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS bài viết. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2: + Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả? * GV: Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động. - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm + ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai. - HS nêu từ khó viết: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, … |
3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 7 chữ * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc cho HS viết bài. - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: l/n?
6. Hoạt động vận dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp Đáp án : năm - le te - lập loè – lưng– làn – lóng lánh- loe - 1 hs đọc to đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh. - Viết 5 tiếng, từ chứa l/n - Sưu tầm các câu đố về vật có chứa âm l/n |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
THỰC HÀNH MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
2. Kĩ năng
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm.
* HS năng khiếu: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải …)
- HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì. .
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp,
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải? - GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học |
- HS nêu |
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
HĐ3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải - GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - Nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. - GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. - GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét và đánh giá chung 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - HS nêu + Bước 1: Gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột . - HS thực hành . - HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - Nhóm trưởng điều hành cách đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu - Chọn sản phẩm trưng bày trên lớp - Thực hành khâu tại nhà - Tạo sản phẩm từ bài học |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 09 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 48: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
( đề chung của chuyên môn )
......................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4).
* ĐCND: Không làm bài 5
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
3. Phẩm chất
- HS có biết tạo cho mình những ước mở được đánh giá cao
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + HS Chuẩn bị tự điển (nếu có). GV phô tô vài trang cho nhóm.
+ phiếu bài tập cho HS
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. |
|
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3), nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4). * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
Bài 1: Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ - Gọi HS đọc yêu cầu. - YC HS đọc thầm lại bài: Trung thu độc lập và tìm các từ cùng nghĩa với từ “ước mơ”. - Kết luận về những từ đúng. Bài 2: Tìm thêm từ cùng nghĩa với từ ước mơ - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ. Nhóm nào làm xong trước báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành bài tập. - Kết luận về những từ đúng.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV gọi trình bày. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng.
Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS nói GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân-Lớp - HS đọc yêu cầu - HS tìm cá nhân-Nối tiêp báo cáo Đ/á: Mơ tưởng, mong ước. Nhóm 4- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - HS thảo luận nhóm 4 làm bài. - TBHT điều hành các nhóm báo cáo-KL lời giải đúng Đ/á: + Bắt đầu bằng tiếng ước: Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng. + Bắt đầu bằng tiếng mơ: Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng. Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - HS thảo luận cặp đôi để ghép từ ngữ thích hợp. - Đại diện nhóm báo cáo đáp án-nhóm khác nhận xét , bổ sung. Đ/á: a. Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng b. Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ c. Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Cá nhân –Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS tự suy nghĩ (làm việc cá nhân) và tìm ví dụ minh họa cho những ước mơ đó. VD: + Ước mơ được: đánh giá cao: Ước mơ học giỏi để trở thành thợ bậc cao/ trở thành bác sĩ/ kĩ sư/ phi công/ bác học/ trở thành những nhà phát minh, sáng chế/ những người có khả năng ngăn chặn lũ lụt/ tìm ra loại thuốc chữa được những chvận bệnh hiểm nghèo./ Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, không có chiến tranh/ Ước mơ chinh phục vũ trụ… + Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giãn dị, thiết thực có thể thực hiện được, không cần nổ lực lớn: ước mơ muốn có truyện đọc/ có xe đạp. Có một đồ chơi/ đôi giày mới. Chiếc cặp mới/ được ăn một quả đào tiên/ muốn có gậy như ý của Tôn Hành Giả… + Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được; hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng có hại cho người khác… Ước mơ viển vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước/ Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ước mơ tầm thường- ước được ăn dồi chó- Ba điều ước/ Ước đi học không bị cô giáo kiểm tra bài, ước được xem ti vi suốt ngày, ước không phải học mà vẫn được điểm cao, ước không phải làm mà cái gì cũng có,... - Ghi nhớ các từ ngữ cùng chủ điểm - Lập kế hoạch để thực hiện những ước mơ của em |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)- BT1.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
3. Phẩm chất
- Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
* GDKNS : Tư duy sáng tạo phân tích , phán đoán ; Thể hiện sự tự tin ; Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa truyện Ở vương quốc Tương Lai trang 70, 71 SGK.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1 * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian - Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Yêu cầu 1 HS năng khiếu kể lại lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. - Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, khen/ động viên. *GV: Cách kể như trên là kể theo trình tự thời gian. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước Bài 2: Giả sử các nhân vật Tin- tin và Mi- tin trong câu chuyện Ở vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm … - Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. + Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - GV: Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tin- tin và Mi- tin không đi thăm cùng nhau. Mi- tin thăm công xưởng xanh và Tin- tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Tin- tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi- tin đi thăm khu vườn kì diệu. GV đi giúp đỡ những hs chưa biết kể - Nhận xét, khen/ động viên. *GV: Cách kể chuyện như trên là kể theo trình tự không gian (“không gian” nghĩa là nơi diễn ra các sự việc của truyện.) Bài 3: Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể chuyện trong bài tập 1. - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (theo trình tự thời gian và không gian) Kể theo trình tự thời gian - Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin- tin và Mi- tin đến khu vườn kì diệu. Kể theo trình tự không gian - Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kì diệu. - Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh. + Về trình tự sắp xếp các sự việc? + Về ngôn ngữ nối hai đoạn? - Nhận xét, chốt. 3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp - 2 HS đọc thành tiếng + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. Một hôm, Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi: - Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé trả lời: - Mình sẽ dùng nó trong việc sáng chế trên trái đất. - Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - 2 đến 3 HS thi kể. - Lắng nghe Nhóm 4- Lớp - HS theo dõi, lắng nghe. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau - Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - HS kể chuyện trong nhóm - Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. Nhóm 4 – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm 4, so sánh + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu sau và ngược lại. + Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. - Kể lại câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian hoặc không gian - Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc theo trình tự thời gian thành trình tự không gian |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?; BA THỂ CỦA NƯỚC
(theo PP BTNB)
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?;
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về vận dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,....
- Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
2. Kĩ năng
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (phục vụ sản xuất điện)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình minh hoạ trong sgk tr- 42, 43.
+ 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước lọc, sữa, chai, cốc, hộp, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau, tấm kính, khay đựng nước, vải (bông, giấy thấm), đường muối, cát, 3 cái thìa.
- Bảng kẻ sẵn các cột:
Câu hỏi |
Dự đoán |
Cách tiến hành |
Kết luận |
- HS: chuẩn bị theo nhóm:
+ Hai cốc thủy tinh giống nhau, một cốc đựng nước, một cốc đựng sữa.
+ Chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa trong có thể nhìn rõ nước đựng ở trong.
+ Một tấm kính hoặc một mặt phẳng không thấm nước hoặc một khay đựng nước(như hình vẽ trang 43 sgk)
+ Một miếng vải bông, giấy thấm, bọt biển (miếng mút), túi ni lông,…
+ Một ít đường, muối,cát,…và thìa.
- Bút dạ, giấy khổ lớn, bảng nhóm
- Vở thí nghiệm
2.Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1. Khởi động (4p)
|
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. |
2.Khám phá: * Mục tiêu: HS tiến hành làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của nước. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
2.1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết của mình về tính chất của nước vào vở ghi chép khoa học.
- YC HS đưa ra ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm. - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương án tìm tòi. + Để chvận minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em cần phải làm gì ? 2.4. Thực hiện phương án tìm tòi: - Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm và rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm. - GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu để khắc sâu kiến thức về các tính chất của nước.
3. HĐ vận dụng (1p) * GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì? * GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện) 4. HĐ sáng tạo (1p) - Trong thực tế, con người vận dụng các tính chất của nước vào những việc gì? |
+ chứa nước - HS ghi lại những hiểu biết của mình. + Nước trong suốt, không màu không mùi, không vị, + Nước không có hình dạng nhất định. + Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, + Nước thấm qua một số vật, không thấm qua vật và hòa tan một số chất - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm lên trình bày.VD: + Nhìn, ngửi, nếm để biết nước không màu, không mùi, không vị. + Đổ nước vào các bình có hình dạng khác nhau, quan sát để biết nước không có hình dạng nhất định. + Để nghiêng một tấm kính và đổ nước ở phía trên, quan sát để biết nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp. + Hoà một số chất (muối, đường, dầu…) vào nước để biết nước có thể/ không thể hoà tan một số chất. + Đổ nước vào một số vật (vải cốt tông, ni lông…, ) để xem nước thấm/ không thấm qua một số vật. + Không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối… + Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước. - HS nêu một vài vận dụng. VD: + Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý che đậy bằng các vật không thấm nước… |
BA THỂ CỦA NƯỚC (theo PP BTNB)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
2. Kĩ năng
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
.3. Phẩm chất
- Yêu thích khoa học, thích tìm hiểu các loại vật chất xung quanh.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT: Nước là vô cùng thiết yếu với cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình minh hoạ trang 45 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+ Nước có những tính chất gì? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía. |
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chvận tỏ nước tồn tại ở 3 thể : rắn, lỏng, khí. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
a. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: + Theo em, trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào? - GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các thể của nước . + Em biết gì về sự tồn tại của nước ở các thể mà em vừa nêu ? b. Biểu tượng ban đầu của HS: - Gv yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về sự tồn tại của nước ở các thể vừa nêu , sau đó thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để trình bài vào bảng nhóm.
c. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi - Từ việc suy đoán của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẩn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu sự tồn tại của nước ở ba thể lỏng, rắn và khí. - GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự tồn tại của nước ở ba thể : lỏng, khí, rắn).VD: + Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại ? + Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyễn thành thể khí và ngược lại ? + Nước ở ba thể lỏng, khí và rắn có những điểm nào giống và khác nhau? - GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời 3 câu hỏi trên. d. Thực hiện phương án tìm tòi : - GV yêu cầu học sinh viết dự đoán vào vở ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục : câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết luận rút ra. *Để trả lời câu hỏi : khi nào thì nước ở thể rắn chuyển thành thể lỏng và ngược lại ? GV có thể sử dụng thí nghiệm : + Bỏ một cục đá nhỏ ra ngoài không khí, một thời gian sau cục đá tan chải thành nước (nên làm thí nghiệm này đầu tiên để có kết quả mong đợi) (quá trình nước chuyễn từ thể rắn sang thể lỏng). Nên yêu cầu học sinh sử dụng nhiệt kế để đo được nhiệt độ khi đá tan chảy thành nước. + Quá trình nước chuyễn thành thể lỏng thành thể rắn : GV sử dụng cách tạo ra đá từ nước bằng cách tạo ra hổn hợp 1/3 muối + 2/3 nước đá (đá đập nhỏ). Sau đó đổ 20 ml nước sạch vào ống nghiệm, cho ống nghiệm ấy vào hổn hợp đá và muối, lưu ý phải để yên một thời gian để nước ở thể lỏng chuyễn thành thể rắn. Lưu ý : trong quá trình tạo ra đá, GV nhắc nhở HS không để hổn hợp muối và đá rơi vào ống nghiệm. Yêu cầu học sinh sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong ống nghiệm để theo dõi được nhiệt độ khi nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn. *Để trả lời câu hỏi : khi nào thì nước ở thể lỏng chuyễn thành thể khí và ngược lại? GV có thể sử dụng các thí nghiệm : làm thí nghiệm như hình 3 trang 44/ SGK : đổ nước sôi vào cốc, đậy đĩa lên. HS quan sát sẽ thấy được nước bay hơi lên chính là quá trình nước chyễn từ thể lỏng sang thể khí.(quá trình nước từ thể khí sang thể lỏng). HS cũng có thể dùng khăn ướt lau bàn hoặc bảng, sau một thời gian ngắn mặt bàn và bảng sẽ khô) - Trong quá trình học sinh làm các thí nghiệm trên, GV yêu cầu học sinh lưu ý đến tính chất của 3 thể của nước để trả lời cho câu hỏi còn lại. e. Kết luận kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm. (Qua các thí nhiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận : Khi nước ở 00c hoặc dưới 00c với một thời gian nhất định ta sẽ có nước ở thể rắn. Nước đá bắt đầu tan chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00c. khi nhiệt độ lên cao, nước bay hơi chuyển thành thể khí. Khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn sẽ ngưng tụ lại thành nước. Nước ở ba thể điều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.) - GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước hai để khắc sâu kiến thức. - GV ghi tên bài. 3. HĐ vận dụng (1p) GDBVMT:Nước là vô cùng thiết yếu với cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay con người. Bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước 4. HĐ sáng tạo (1p) - Nếu vận dụng 3 thể của nước trong thực tế? |
+ dạng lỏng, dạng khói, dạng đông cục ... -HS nêu -HS trình bày *VD : các ý kiến khác nhau của học sinh về sự tồn tại của nước trong tự nhiên ở ba thể như : + Nước tồn tại ở dạng đông cục rất cvận và lạnh + Nước có thể chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và ngược lại. + Nước có thể từ dạng lỏng chuyển thành dạng hơi. + Nước ở dạng lỏng và rắn thường trong suốt, không màu, không mùi, không vị; + Ở cả ba dạng thì tính chất của nước giống nhau + Nước tồn tại ở dạng lạnh và dạng nóng, hoặc nước ở dạng hơi … *VD về các câu hỏi liên quan đến sự tộn tại của nước ở 3 thể: + Nước có ở dạng khói không ? + Khi nào nước có dạng khói ? + Vì sao nước đông thành cục ? + Nước có tồn tại ở dạng bong bóng không? + Vì sao khi nước lạnh lại bốc hơi ? + Khi nào nước đông thành cục? + Tại sao nước sôi lại bốc khói? + Khi nào nước ở dạng lỏng? + Vì sao nước lại có hình dạng khác nhau? + Tại sao nước đông thành đá gặp nóng thì tan chảy? + Nước ở ba dạng lỏng, đông cục và hơi có những điểm nào giống và khác nhau ? ...... - Học sinh thảo luậ nhóm để có thể đề xuất nhiều cách khác nhau. -HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 6 để tìm câu cho các câu hỏi và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở ghi chép khoa học. - HS trình bày - HS nêu - HS nêu một số VD khác chvận tỏ được sự chuyển thể của nước. - HS nêu biện pháp bảo vệ nguồn nước - Trong thực tế cuộc sống hằng ngày con người biết vận dụng vào cuộc sống như chạy máy hơi nước, chưng cất rựơu, làm đá ………nước |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 49: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: ê- ke, thước
- HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. * Cách tiến hành:. |
|
* Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 241324 x 2. + Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu? - Yêu cầu HS tính. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK. Vậy 241 324 x 2 = 482 648 * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) - GV viết lên bảng phép nhân: 136204 x 4. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. + Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau. - GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình. Vậy 136204 x 4 = 544816 |
Cá nhân- Nhóm- Lớp - HS đọc: 241 324 x 2. - HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
- HS đọc: 136204 x 4. - 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 136204 * 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1. x 4 * 4 nhân 0 bằng 0,thêm 1 bằng 1,viết 1 544816 * 4 nhân 2 bằng 8, viết 8. * 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2. * 4 nhân 3 bằng 12,thêm 2 bằng 14,viết 4 nhớ 1. * 4 nhân 1 bằng 4,thêm 1 bằng 5, viết 5 |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1:Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính va thực hiện phép nhân. Bài 3a: Tính(HSNK làm cả bài) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV chữa, chốt cách làm 4. HĐ vận dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con. a. 341231 214325 x 2 x 4 482648 ............. b. 102426 410536 x 5 x 3 .............. ............. - GV yêu cầu HS làm theo cặp, 2 cặp làm bảng lớn. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a. 321 475 + 423 507 x 2 = 321 475+ 847 014 = 1168 489 * 843 275 – 123 568 x 5 = 843 275 – 617 840 = 225 435 - HS làm bài vào vở Tự học - Chữa bài trong nhóm đôi. - Ghi nhớ cách đặt tính và tính Bài tập PTNL: 1.(M3+M4) Mỗi xã được cấp 455550 cây giống , hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống? |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐỘNG TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.
+Tranh minh họa trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
+ Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p)
- Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng). * Cách tiến hành: |
|
a. Nhận xét: Bài 1: Đọc đoạn văn sau. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Gọi HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng.
* KL: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ, vậy động từ là gì? b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yc HS lấy ví dụ về động từ.
|
Cá nhân – Nhóm 4- Lớp - HS thực hiện theo HD của GV. - 2 – 3 HS đọc đoạn văn. - HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm 4 để tìm các từ theo yêu cầu. Đ/a: - Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhìn, nghĩ, thấy. - Chỉ trạng thái của các sự vật. + Của dòng thác: đổ (đổ xuống) + Của lá cờ: bay. - Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. - HS nêu ví dụ: + Từ chỉ hoạt động: ăn, xem, kể chuyện, múa hát, đi chơi, đi xe đạp, chơi điện tử… + Từ chỉ trạng thái: bay là là, lượn vòng, yên lặng… |
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Viết tên các hoạt động và gạch chân được động từ. Nhận biết được động từ trong câu, nói tên được động từ qua cử chỉ, động tác không lời của bạn * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Viết tên các hoạt động em thường… - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng để các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luận về các từ đúng. - Khen nhóm tìm được nhiều động từ.
Bài 2: Gạch dưới động từ trong đoạn văn sau: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghi vào vở nháp. - Gọi HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung (nếu sai). - Kết luận lời giải đúng.
Bài 3: Trò chơi “ Xem kịch câm” Nói tên… - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Treo tranh minh họa và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. - Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm theo nhóm. - GV đi gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. Ví dụ: *Động tác trong học tập: mượn sách (bút, thước kẻ), đọc bài, viết bài, mở cặp, cất sách vở, phát biểu ý kiến. *Động tác khi vui chơi, giải trí: Chơi cờ, nhảy dây, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đá cầu, bơi, tập thể dục, chơi điện tử, đọc chuyện… - Nhận xét, khen nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn. 4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a:Các hoạt động ở nhà: Đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, uống nước, đánh cốc chén, trông em, quét nhà, tưới cây, tập thể dục, cho gà ăn, cho mèo ăn, nhặt rau, vo gạo, đun nước, pha trà, nấu cơm, gấp quần áo, làm bài tập, xem ti vi, đọc truyện, chơi điện tử… Các hoạt động ở trường: Học bài, làm bài, nghe giảng, lau bàn, lau bảng, kê bàn ghế, chăm sóc cây, tưới cây, tập thể dục, sinh hoạt sao, chào cờ, hát, múa, kể chuyện, tập văn nghệ, diễn kịch… - HS đọc lại các từ vừa tìm được Nhóm 2 –Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a/. đến- yết kiến- cho- nhận – xin – làm – dùi – có thể- lặn. b/. mỉm cười- ưng thuận- thử- bẻ- biến thành- ngắt- thành- tưởng- có. Nhóm 4- Lớp - 1 HS đọc thành tiếng. 2 HS lên bảng mô tả. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. VD: +Bạn nam làm động tác cúi gập người xuống. Bạn nữ đoán động tác: Cúi. + Bạn nữ làm động tác gối đầu vào tay, mắt nhắm lại. Bạn nam đoán đó là hoạt động: Ngủ. - Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng được biểu diễn và đoán động tác. - Ghi lại 10 động từ chỉ hoạt động, trạng thái vào sổ tay. - Đặt 1 câu có 5 động từ. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
3. Phẩm chất
- Có phẩm chất đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
* KNS: Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Thương lượng. Đặt mục tiêu, kiên định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
+ Phiếu nhóm.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích. * Cách tiến hành: |
|
* Cách tiến hành: Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.. ... * Tìm hiểu đề: - GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. - Gọi HS đọc gợi ý,yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nội dung cần trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? + Mục đích trao đổi là để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? + Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)? - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. - Gv theo dõi từng nhóm giúp đỡ. * Thi trình bày trước lớp - Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. - Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau: + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? + Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu). |
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp - 2 HS đọc đề bài. - Gạch chân các từ quan trọng trong đề bài Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.. ... - 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3. - Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời. + Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. + Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em. + Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy. + Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em. *Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối. *Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy và chủ nhật. *Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. - HS hoạt động theo nhóm: + HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh chị đặt ra. + HS chọn bạn (đóng vai người thân), cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp). - Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý kiến, bổ sung hoàn thiện bài tập.. - Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp. - HS nhận xét sau từng cặp. - Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. |
Em gái |
- Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quyền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé! |
Anh trai (kêu lên) |
- Trời ơi! Con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn hoặc học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu! |
Em gái (tha thiết) |
- Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em học võ sẽ tự bảo vệ được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình đều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ ! |
Anh trai (gãi đầu vẻ lúng túng) |
- Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì thế nào ấy, chả còn ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà? |
Em gái |
- Thầy dạy nhạc bảo tay em cvận, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li. |
Anh trai |
- Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ? |
Em gái |
- Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập và việc giúp mẹ đâu. |
Anh trai |
- Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học. |
Em gái(vui mừng) 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Có thế chứ. Em rất cám ơn anh. - Tập diễn lại đoạn trao đổi ở nhà - Xây dựng lại nội dung cuộc trao đổi khác mà em đã từng thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
HoẠt đỘng sẢn xuẤt cỦa ngưỜi dân
Ở Tây Nguyên (tiẾp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
2. Kĩ năng
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
* HS năng khiếu:
- Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.
*ĐCND: Sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh, có thể phát triển thuỷ điện. (không mô tả đặc điểm)
3. Phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* BVMT:
-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
+Trồng trọt trên đất dốc
+Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
+Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
-Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
* TKNL:
- Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điên to lớn. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tranh, ảnh về nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có).
-HS: SGK, tranh, ảnh về nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p)
+ Kể tên những cây trồng chính, vật nuôi chính ở Tây Nguyên. + Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, em hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ? - Nhận xét, khen/ động viên. - GV chốt ý và giới thiệu bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét: + Cây cà phê, tiêu, chè,... + Vật nuôi chính: trâu bò, voi. + Thuận lợi ở Tây Nguyên được phủ một lớp đất đỏ ba dan,...
|
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
3.Khai thác sức nước: - Yêu cầu HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ. + Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? + Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? + Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng còn có tác dụng gì? ** Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y- a- li trên lược đồ hình 4 và cho biết thủy điện Y- a- li nằm trên con sông nào ? - GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y- a- li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. * GD TKNL: - Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Vấn đề bảo vệ nguồn nước là hết sức cần thiết. - Gọi HS nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước. 4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên - GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? + Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm. - Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm). - Nhận xét, bổ sung. * Tìm hiểu vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng - HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau: + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng để làm gì ? + Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Thế nào là du canh, du cư? + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? *GV: Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng là hết sức quan trọng… 3. Hoạt động vận dụng (2p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 -Lớp - HS tiến hành thảo luận nhóm. - TBHT điều hành báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. + Các con sông chính ở Tây Nguyên là: sông Xê Xan, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xrê Pôk. + Bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra biển. +Vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. + Sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người. + Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. + Nhà máy thủy điện Y- a- li nằm trên sông Xê Xan - HS lên chỉ tên 3 con sông. - Lắng nghe. - HS nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước. Nhóm đôi – Lớp - HS quan sát và đọc SGK để trả lời. - HS đại diện cặp của mình trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. + Tây Nguyên có nhiều loại rừng; rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp. + Do điều kiện khí hậu mà TN có các loại rừng khác nhau. - HS mô tả 2 loại rừng ở Tây Nguyên dựa vào tranh ảnh và gợi ý của GV. + Rừng rậm nhiệt đới: phát triển chủ yếu ở những nơi có lượng mưa nhiều. Có nhiều loại cây với nhiều tầng lớp, xanh tốt quanh năm + Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài thì có rừng khộp. Rừng thường có một loại cây và rụng là vào mùa khô...
Cá nhân – Lớp + Rừng cho ta nhiều gỗ và lâm sản quý. + Dùng để làm mộc. + Cưa, xẻ.. + Khai thác rừng bừa bãi đốt phá rừng làm nương rẫy một cách không hợp lí không những làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. + Du canh: là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt. Vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này đến nơi khác. + Du cư: hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định. + Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. - HS lắng nghe - Ghi nhớ kiến thức của bài. - Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh về HĐSX ở Tây Nguyên |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kiểm tra (viết) theo múc độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
+ Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng viết, kĩ năng làm bài KT
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác và trung thực khi làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
+ Phiếu nhóm.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động kiểm tra:(50p) * Mục tiêu: - Kiểm tra (viết) theo mứ c độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI * Cách tiến hành: |
|
a. KT Chính tả (15p) Bài viết: Chiều trên quê hương. ( SGK trang 102). - GV đọc bài chính tả. -GV đọc . b. KT Tậplàm văn (35p) - Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. - Yêu cầu HS tự làm bài, nộp bài. - GV thu bài. 3. HĐ tiếp nối (1p) - Nhận xét chung về bài làm và ý thức làm bài của HS |
-1 HS đọc bài chính tả -HS lắng nghe - HS viết bài vào giấy kẻ ô li chuẩn bị sẵn - HS viết bài - HS nộp bài |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 50: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
2. Kĩ năng
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a, b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: - Phiếu nhóm
- HS: Vở BT, bút,
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
1.Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài mới |
- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN |
||||||||||||||||||||
2. Hình thành KT:(15p) * Mục tiêu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||
+ Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau - GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5 + Hãy tính và so sánh giá trị hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, … *KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân - GV treo lên bảng so sánh giá trị của hai biểu thức (SGK), yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu: 4. HĐ vận dụng (1p)
+ Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=4, b=8? + Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=6, b=7? + Hãy so sánh kết quả của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a, khi a=5, b=4? + Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a? + Ta có thể viết a x b = b x a + Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a? + Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào? + Khi đó giá trị của tích a x b có thay đổi không? + Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào? * KL: Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. Đó là t/c giao hoán của phép nhân |
- HS nêu 5 x 7 = 35 và 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5. - HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; … - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: + Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 32. + Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 42 + Giá trị của biểu thức a x b và giá trị của biểu thức b x a đều bằng 20. + Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. - HS đọc: a x b = b x a + Hai tích đó đều có từa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. + Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích b x a. + Không thay đổi. + Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - HS đọc lại KL |
||||||||||||||||||||
3. Hoạt động thực hành:(18p) * Mục tiêu: Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài - Chốt đáp án. * KL: Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân. Bài 2(a,b): Tính: HSNK hoàn thành cả bài - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn. - YC HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần) - Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân. Bài 3 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV - HS tự làm bài, 2 HS làm bảng lớn. Đ/a: a. 4 x 6 = 6 x 4; b. 3 x 5 = 5 x 3 207 x 7 = 7 x 207 ;2138 x 9 = 9 x 2138 - HS nhắc lại t/c giao hoán - Thực hiện theo yêu cầu của GV - 2 em lên bảng, lớp làm bảng con. a. 1357 x 5 = 7 x 853 = b. 40263 x 7 = 5 x 1326 =
- HS tự làm bài vào vở Tự học - Ghi nhớ tính chất giao hoán của phép nhân * Bài tập PTNLHS: (M3+M4) 1. Đổi chỗ các thừa số đẻ tính tích theo cách thuận tiện nhất. a. 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25 b. 125 x 3 x 8 2 2 x 7 x 500 2. Cho 123 x 4 x 9 = 4428. Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tích dưới đây và giải thích: 123 x 9 x 4 =.... 9 x 4 x 123 =..... 9 x 123 x 4 =.... |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
3. Phẩm chất
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
+ Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS) và bút dạ.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||
2. Thực hành ôn tập (30p) * Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * Cách tiến hành: |
|||||
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. Bài 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là . . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? + Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang). - Yêu cầu HS làm nhóm ghi vào bảng các nội dung theo yêu cầu. |
Cá nhân- Lớp - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. Nhóm 4- Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. + Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa. + Các truyện kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin. - Hoạt động trong nhóm 4. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
||||
Tên bài |
Tác giả |
Nội dung chính |
Nhân vật |
||
Dế mèn bênh vực kẻ yếu |
Tô Hoài |
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. |
Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. |
||
Người ăn xin |
Tuốc-giê-nhép |
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. |
Tôi (chú bé), ông lão ăm xin. |
||
Bài 3: Trong các bài tập . . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. - Nhận xét khen/ động viên. 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo(1p) |
Nhóm 2 – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV: a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin: Từ tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia… đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn nhà Trò (truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình: Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện… đến… Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vực Nhà Tròø (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2): Từ tôi thét: - Các ngươi có của ăn của để, béo múp, béo míp… đến có phá hết các vòng vây đi không? - HS đọc diễn cảm đoạn văn. - Ghi nhớ KT đã ôn tập - Luyện đoc diễn cảm tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. |
||||
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại.
2. Kĩ năng:
- Rèn KN viết, kĩ năng trình bày
* HS năng khiếu viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành (30p) 2. 1. Viết chính tả a. Chuẩn bị viết chính tả:(4p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn xuôi có lời thoại * Cách tiến hành: |
|
- GV gọi 1 HS đọc bài: Lời hứa, cả lớp đọc thầm. - Gọi HS đọc phần Chú giải trong SGK. - Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. + Nội dung bài viết là gì? + Khi viết dấu hai chấm xuống dòng, gạch đầu dòng thì chữ cái đầu câu viết như thế nào? + Khi viết sau dấu hai chấm, trong ngoặc kép thì chữ cái đầu câu viết như thế nào? |
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Đọc phần Chú giải trong SGK. - 1 em lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ. + Bài kể về việc tôn trọng lời hứa của một cậu bé + Chữ cái đầu câu viết hoa. |
b. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo hình thức văn xuôi có lời thoại * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc cho HS viết bài. - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
c. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
d. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung bài, tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT. * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng. a. Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả? b. Vì sao trời đã tối, em không về? c. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì? d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
|
Cặp đôi – Lớp - Làm việc nhóm đôi – Báo cáo dưới sự điều hành của TBHT + Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn. + Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay. + Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé + Không được, trong mẫu truyện trên có 2 cuộc đối thoại cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng. |
2. 2. Ôn quy tắc viết hoa (5p) * Mục tiêu: HS ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN và nước ngoài. Lấy được VD minh hoạ từng trường hợp * Cách tiến hành |
|
Bài 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. |
Nhóm 4 –Lớp - HS thảo luận nhóm 4, ghi bài vào phiếu BT
|
Các loại tên riêng |
Quy tắc viết |
Ví dụ |
|
1. Tên người, tên địa lí Việt Nam. |
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. |
- Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Võ Thị Sáu, Lê Thị Hồng Gấm, . . |
|
2. Tên người, tên địa lí nước ngoài. |
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối |
Lu- I a- xtơ,, Xanh Bê- téc- bua, Tuốc- ghê- nhép. Luân Đôn. Bạch Cư Dị, . . |
|
3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Ghi nhớ KT ôn tập - Tiếp tục đọc diễn cảm các bài tập đọc chủ điểm Thương người như thể thương thân. |
||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT *
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.
+Tranh minh họa trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
+ Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động (3p)
- Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. Làm bài KT (20 p) * Mục tiêu: Làm đúng các phần bài trắc nghiệm để củng cố các KT về từ và câu đã học từ Tuần 1-Tuần 9 * Cách tiến hành: |
||
a. Đọc thầm: Quê hương ( SGK Tiếng việt 4 trang 100) 1. Tên vùng quê được tả trong bài? A. Ba Thê B. Hòn Đất C. Không có tên 2. Quê hương chị Sứ là: A. Thành phố. B. Vùng núi. C. Vùng biển. 3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2? A. Các mái nhà chen chúc. B. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam. C . Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới. 4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao? A . Xanh lam B. Vòi vọi. C. Hiện trắng những cánh cò. 5. Tiếng “yêu” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần B. Chỉ có vần và thanh C.Chỉ có âm đầu và vần 6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ đó? A.Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa. B. Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng lòa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam. C. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn. GV nhận xét chốt đáp án 7. Nghĩa của từ "tiên" trong "đầu tiên" khác nghĩa với chữ "tiên" nào dưới đây? A. Tiên tiến B. Trước tiên C. Thần tiên 8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng? A.Một từ. Đó là từ nào? B. Hai từ. Đó là những từ nào? C. Ba từ. Đó là những từ nào? * KL:GV thu bài, nhận xét chốt đáp án 3. HĐ vận dụng (1p) - GV hỏi câu hỏi liên quan đến nội dung bài học để củng cố bài học 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - HS đọc văn bản. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. 1. Ý B 2. Ý C 3.Ý C 4. Ý B 5. Ý B 6. Ý A 7. Ý C 8. Ý C - HS tìm và làm các bài đọc-hiểu trong sách buổi 2 |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 51: NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,… và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,…
2. Kĩ năng
- HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm với 10, 100, 1000,...
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2; bài 2 (3 dòng đầu)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Nêu tính chất giao hoán của phép nhân - GV giới thiệu vào bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời: + Khi đổi chỗ các thừa số trong 2 tích thì tích đó không đổi. |
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,… và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,… * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|
* Nhân một số với 10 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. + Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng bao nhiêu? + 10 còn gọi là mấy chục? + Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. + 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? + 35 chục là bao nhiêu? + Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. + Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10? + Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào? - Hãy thực hiện: 12 x 10 457 x 10 * Chia số tròn chục cho 10 - GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để nhẩm kết quả. + Tại sao em đọc được ngay kết quả? + Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350: 10 = 35? + Nêu quy tắc chia một số cho 10 - Hãy thực hiện: 70: 10 2 170: 10 * Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, … chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, … cho 100, 1000, …: - GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … * Kết luận: + Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta làm như thế nào? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … ta làm như thế nào? |
Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - Đọc phép tính + 35 x 10 = 10 x 35 + Là 1 chục. + Bằng 35 chục. + Là 350. + Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. + Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu kết quả 12 x 10 = 120 457 x 10 = 4570 - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 2, nêu đáp án: 350 : 10 = 35 +Ta có 35 x 10 = 350. Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số ta được kết quả là TS còn lại + Thương chính là số bị chia bớt đi một chữ số 0 ở bên phải. + Khi chia một số cho 10, ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. - HS nhẩm và nêu: 70: 10 = 7 2 170: 10 = 217 - HS tự thực hiện phép tính, rút ra kết quả và nêu quy tắc nhân, chia + Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó. + Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó.
|
3. HĐ thực hành (17p) * Mục tiêu: HS thực hiện tốt việc nhân nhẩm, chia nhẩm với 10, 100, 1000,... * Cách tiến hành |
|
Bài 1 (cột 1+2)HSNK làm cả bài: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. * Lưu ý đối tượng M1+M2 + Muốn nhân với 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào? + Muốn chia cho 10, 100, 1000,... ta làm như thế nào? Bài 2: (3 dòng đầu) HSNK làm cả bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV viết lên bảng 300 kg = … tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. - GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình, nhận xét bài làm của HS.
4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - 1 HS đọc: Tính nhẩm - Hs chơi trò chơi Chuyền điện Đ/a: a. 18 x 10 = 180 ; 18 x 100 = 1800 ; 18 x 1000 = 18000 ; 82 x 100 = 8200 ; 75 x 1000 = 75000 19 x 10 = 190 b. 9000: 10 = 900; 9000: 100 = 90; 9000: 1000 = 9; 6800: 100 = 68; 420: 10 = 42 2000: 1000 = 2 Nhóm 2- Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu: 300 kg = 3 tạ. - HS làm bài theo cặp- Chia sẻ trước lớp Đ/a: 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn - Lấy VD về chia nhẩm và nhân nhẩm với 10, 100, 1000,... * Bài tập PTNL:( M3+M4) 1. Đổi chố các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất. a. 5 x 745 x 2 ; 8 x 356 x 125 b. 1250 x 623 x 8; 5 x 789 x 200 2. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 420000 : 10 .........4200 x 10 3210 x 1000 ........32100 x 100 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN*
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các phép tính với số tự nhiên, các bài toán hình hình, bài toán tổng –hiệu
2. Kĩ năng
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ.
-HS: thước kẻ có chia cm
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||
2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số. Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
|||||||
Bài 1a: Đặt tính rồi tính: (HSNK làm cả bài) - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất. (HSNK làm cả bài) - Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. + Áp dụng tính chất nào để em tính thuận tiện? Bài 3b:(HSNK làm cả bài) - GV yêu cầu HS quan sát hình bên. +Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào? - GV yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC. + Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào? + Nêu cách tính chu vi chữ nhật đó? Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu, xác định yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm. - YC HS tự làm bài. - Nhận xét, đánh giá bài làm của HS (8-10 bài) - Nhận xét, củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệxu... 3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS làm cá nhân- Đổi chéo kiểm tra bài - 2 HS lên bảng Đ/a:
386 259 726 485 260 837 452 936 647 096 273 549 - Nêu cách đặt tính, cách cộng, trừ các số có 6 chữ số. Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo YC của GV. Đ/a: a. 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989 = 7000 + 989 = 7989 + Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng - HS nêu lại tính chất giao hoán và kết hợp Cá nhân – Lớp A B I D C H + Có chung cạnh BC. - HS vẽ hình. + Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH. - 1 em lên bảng, lớp làm bài vào phiếu học tập. Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là: 3 x 2 = 6(cm) Chu vi hình chữ nhật AIHD là: (6 + 3) x 2 = 18(cm2) Đáp số: 18 cm2 - HS đọc và hỏi đáp nhóm 2 về bài toán - Xác định dạng toán: Tìm hai số...tổng - hiệu... - Nêu cách giải bài toán Bài giải Ta có sơ đồ: Chiều rộng: Chiều dài: Chiều rộng hình chữ nhật là: (16 – 4): 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 6 + 4 = 10 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - Ghi nhớ các KT đã ôn tập - Giải bài toán sau: Một hình chữ nhật có chu vi là 32 cm. Chiều rộng kém chiều dài 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
DẠY: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
...............................................................................................................
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/