KE HOACH BAI DAY TUAN 15 - LOP 4/2
Cập nhật lúc : 14:55 09/12/2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ:15 từ ngày đến ngày:
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh ND KHDH |
2 18/10 |
Sáng
Chiều |
1 |
HĐTT-Ccờ |
HOẠT ĐÔNG CHUNG |
||
2 |
Toán |
Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 |
Bảng nhóm |
|||
3 |
Tập đọc |
Cánh diều tuổi thơ |
Tranh minh họa |
|||
4 |
Đạo đức |
PCTNTT: Bài 4 |
Tranh minh họa |
|||
5 |
Lịch sử |
Nhà Trần và việc đắp đê |
Tranh minh họa |
|||
6 |
Khoa học |
Tiết kiệm nước |
Tranh minh họa |
|||
7 |
Chính tả |
Cánh diều tuổi thơ |
Tranh minh họa |
|||
8 |
Kỹ thuật |
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn |
Vở thực hành |
|||
3 19/10 |
Sáng
|
1 |
Toán |
Chia cho số có hai chữ số |
Bảng nhóm |
|
3 |
Luyện từ |
MRVT: Đồ chơi - Trò chơi |
Tranh minh họa |
|||
4 |
Kê chuyện |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
Tranh minh họa |
|||
5 |
Khoa học |
Làm thế nào để biết có không khí |
Tranh minh họa |
|||
4 20/10 |
Sáng |
1 |
Toán |
Chia cho số có hai chữ số (tiếp) |
Bảng nhóm |
|
2 |
Tập đọc |
Tuổi Ngựa |
Tranh minh họa |
|||
3 |
Tập làm văn |
Luyện tập miêu tả đồ vật |
Bảng phụ |
|||
4 |
Địa lí |
Hoạt động của người dân ở ĐB Bắc Bộ (Tiếp) |
Vở thực hành |
|||
5 |
LT T Việt |
Ôn luyện |
||||
5 21/10 |
Sáng
Chiều |
1 |
Toán |
Luyện tập |
Bảng nhóm |
|
2 |
L.từ và câu |
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi |
Bảng phụ |
|||
5 |
Tập làm văn |
Quan sát đồ vật |
Bảng phụ |
|||
6 |
Thư viện |
|||||
7 |
LT T Việt |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|||
6 22/10 |
Sáng |
2 |
Toán |
Chia cho số có hai chữ số (tiếp) |
Bảng nhom |
|
3 |
LT Toán |
Ôn luyện |
Vở thực hành |
|||
4 |
HĐTT-SHL |
Kế hoạch tuần |
Kiểm tra, nhận xét
Tổ chuyên môn Ban giám hiệu
TUẦN 15
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
2. Kĩ năng
- Thực hành chia thành thạo. Vận dụng giải các bài toán liên quan.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
1. Khởi động: (5p) Trò chơi: Tìm lá cho hoa - Nhụy hoa là: 5 và 2 - Lá là: 50 : (2 x 5) 28 : ( 7 x 2) 25 : 5 28 : 7 : 2 (50 : 2) : 5 - GV tổng kết trò chơi - giới thiệu vào bài |
- HS chia làm 3 nhóm tham gia trò chơi, nối lá với nhuỵ hoa phù hợp. - Nhóm nào nối nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc - Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích, tích cho 1 số |
||||||||||
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|||||||||||
a. Số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. VD1: GV ghi phép chia 320: 40 - Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV nhận xét, HD làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : 4 = 320: (10 x 4). + Vậy 320 chia 40 được mấy? + Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32: 4? + Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4
* KL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32: 4. - Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320: 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng b. Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia. VD2: GV ghi lên bảng phép chia 32000: 400 - GV hướng dẫn: Vậy để thực hiện 32000: 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4. - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000: 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. + Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào? - GV cho HS nhắc lại kết luận. |
- HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình – Chia sẻ trước lớp 320: (8 x 5); 320: (10 x 4) ; 320: (2 x 20) - HS thực hiện tính. 320: (10 x 4) = 320: 10: 4 = 32: 4 = 8 +… bằng 8. + Hai phép chia cùng có kết quả là 8.
+ Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32: 4.
- HS nêu kết luận. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 320 40 0 8 - HS đọc ví dụ - Nhận xét về số chữ số 0 của số bị chia và số chia (số bị chia có nhiều chữ số 0 hơn) - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 32000 400 00 8 0 + Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. |
||||||||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện thành thạo phép chia và vận dụng giải các bài toán liên quan. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp |
|||||||||||
Bài 1: Tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 2a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - GV chốt đáp án. - Củng cố cách thực hiện phép chia, cách tìm thừa số chưa biết. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 3a: HS năng khiếu có thể hoàn thành cả bài . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a. 420 60 4500 500 0 7 0 9 b. 85000 500 92000 400 35 170 12 230 00 00 - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a: a. X x 40 = 25600 X = 25600: 40 X = 640 b. X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420 - Thực hiện làm cá nhân – Chia sẻ lớp Đ/a: Giải: a. Nếu mỗi toa chở được 20 tấn thì cần số toa xe là: 180: 20 = 9 (toa) Đáp số: 9 toa. b. Nếu mỗi toa chở được 30 tấn thì cần số toa xe là: 180: 30 = 6 (toa) Đáp số: 6 toa. - Ghi nhớ cách chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
3. Phẩm chất
- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) - Đọc bài Văn hay chữ tốt + Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất? - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,.... |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,.... - GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 2 đoạn + Đoạn 1: Tuổi thơ của ……đến vì sao sớm. + Đoạn 2: Ban đêm…… khát khao của tôi. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? * Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? * Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. - Hãy nêu nội dung của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. |
- 1 HS đọc - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. + Tả vẻ đẹp của cánh diều. + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!” + Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. + HS chọn một trong 3 ý.
Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - HS ghi lại nội dung bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) + Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp... 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng và các thành viên: + Chọn đoạn đọc diễn cảm + Luyện đọc trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường. - Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức:
PCTNTT: BÀI 4
............................................................................................................
Tiết 5: : Lịch sử
Nhà TrẦn và viỆc đẮp đê
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp
2. Kĩ năng
- Xác định được vai trò to lớn của nhà Trần với sự phát triển nông nghiệp.
- Chỉ trên lược đồ một số con sông miền Bắc
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Cảnh đắp đê dưới thời Trần
+ Lược đồ sông chính Bắc Bộ
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (4p) Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời các câu hỏi sau: + Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- Cả lớp hát kết hượp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. + Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái.. . + Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội, . |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. Nêu được tác dụng của việc nhà Trần đắp đê với đời sống và sản xuất nông nghiệp * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp |
|
HĐ1: Lí do nhà Trần đắp đê - Yc HS đọc thầm “Thời nhà Trần.. . cha ta” + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. - GV: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Đó là lí di nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê. HĐ2: Nhà Trần đắp đê - Yc HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê” + Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. **KL: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. HĐ3: Tác dụng của việc đắp đê + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - GV nhận xét, kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. 3. Hoạt động ứng dụng (1p). - Liên hệ giáo dục BVMT: Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS đọc thầm” Thời nhà Trần.. . cha ta” + Nông nghiệp.
+ Sông ngòi chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả… + Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng. - Vài HS kể. - Lắng nghe Nhóm 2 – Lớp - HS đọc thầm “Nhà Trần.. . đắp đê” - HS trao đổi nhóm đôi và báo cáo kết quả: + Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê + Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê. - Lắng nghe Cá nhân – Lớp + Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. - Lắng nghe + Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều … - Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn …Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên. - Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
TIẾT KIỆM NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Biết được tại sao cần tiết kiệm nước
2. Kĩ năng
- Thực hành tiết kiệm nước tại lớp, gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tiết kiệm nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* KNS: + Xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước
+ Bình luận về việc sử dụng nước,(quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)
* GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
* GDTKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trang 60, 61 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Giấy vẽ, bút màu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT - 1, 2 HS trả lời |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nêu được cách tiết kiệm nước và lí do cần tiết kiệm nước. Thực hành tiết kiệm nước. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
HĐ1: Nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. + Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? + Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp các nhóm gặp khó khăn. * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước (lồng ghép KNS và tiết kiệm NL) HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? - GV Kết luận, chốt bài học HĐ3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. - GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm - GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. - GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. - GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. - GV nhận xét, khen ngợi các em. * Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp + Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. + Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. + Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. + Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí. + Hình 6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc. - Lắng nghe Cá nhân – Lớp
+ Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. - Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: + Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. + Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của. + Nước sạch không phải tự nhiên mà có. + Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có. + Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
Nhóm 6 – Lớp - HS hoạt động theo nhóm. - HS vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - HS thảo luận và tìm đề tài. - HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm. - Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - Ghi nhớ các biện pháp tiết kiệm nước. - Hoàn thành, trang trí tranh vẽ tuyên truyền tiết kiệm nước. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Chính tả:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn
- Làm đúng BT2a phân biệt ch/tr. Miêu tả được một trong các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm tr/ch
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT:Ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (4p) - HS chơi trò chơi:Ai nhanh, ai đúng: - HS 2 đội, mỗi đội 3 em lên bảng viết. - Gọi đọc từ sau: Sáng láng, sát sao, sâu sắc, xuất sắc, xao xác, xấu xí, sướt mướt, … - Nhận xét, khen/ động viên, chuyển tiếp vào bài mới. |
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV - Nhóm nào viết nhanh và chính xác nhất thì thắng cuộc |
2. Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Cánh diều đẹp như thế nào? - Liên hệ giáo dục BVMT để gìn giữ những nét đẹp của thiên nhiên và gìn giữ những kỉ niệm tuổi thơ - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
- HS liên hệ
- HS nêu từ khó viết: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng, …. - Viết từ khó vào vở nháp |
3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr. Miêu tả được 1 đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm ch/tr * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr
Bài 3a - Miêu tả 1 trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên
6. Hoạt động ứng dụng (1p)
7. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS chơi trò chơi Tiếp sức Ch + Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền … + Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền … Tr + Đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt, .. + Trò chơi: đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt, … - HS nối tiếp miêu tả. VD: + Tả trò chơi: Tôi sẽ tả chơi trò nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sáu người mới vui: Ba người bám vào bụng nối làm ngựa, ba người làm kị sĩ. Người làm đầu phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường … - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Hướng dẫn các bạn chơi 1 trò chơi vừa miêu tả |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Kỉ thuật:
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu
2. Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
*Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương.
+ Mẫu khâu, thêu đã học.
- HS: Bộ ĐD KT lớp 4.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - GV kiểm tra đồ dùng của HS |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học - GV yêu cầu nhắc lại các mũi khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích. - GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. - GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. HĐ2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như: + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên… HĐ3: GV đánh giá kết quả học tập của HS. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. - Đánh giá kết quả làm việc. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân + Khâu thường được thực hiện theo chiều từ phải sang trái và luân phiên lên kim, xuống kim cách đều nhau theo đường dấu.. . . - Trước khi cắt vải phải vạch dấu để cắt cho chính xác.. . - HS lắng nghe - Mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. - HS thực hành làm sản phẩm. - HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - Chọn s/p đẹp trưng bày trước lớp - Vận dụng cắt, khâu, thêu trong các trang phục hàng ngày - Tiếp tục tạo sản phẩm mới, đẹp từ các kiến thức đã học. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
-HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||||||
1. Khởi động (5p) Trò chơi: Tìm lá cho hoa - Hoa là: 6; 8 - Lá là các phép tính: 420 : 7 40 : 5 3200 : 400 300 : 50 - Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV - Nhóm nào nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc. - Củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 |
|||||||||
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
||||||||||
* Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia 672: 21 - GV viết lên bảng phép chia 672: 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. + Vậy 672: 21 bằng bao nhiêu? - GV: Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672: 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672: 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có một chữ số. + GV đặt tính và hướng dẫn HS cách tính. 672 21 63 32 42 42 0 + Phép chia 672: 21 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. Phép chia 779: 18 - GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính. - GV theo dõi HS là và giúp đỡ nếu HS lúng túng.
+ Phép chia 779: 18 là phép chia hết hay phép chia có dư? + Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì? ** Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.. . . |
- HS thảo luận cặp đôi, tìm cách thực hiện – Chia sẻ lớp 672: 21 = 672: (7 x 3) = (672: 3): 7 = 224: 7 = 32 + Bằng 32 - HS nghe giảng. - Lắng nghe
+ Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 779 18 72 43 59 54 5 Vậy 779: 18 = 43 (dư 5) + Là phép chia có số dư bằng 5. + … số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Lắng nghe. |
|||||||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).và vận dụng giải các bài toán liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp |
||||||||||
Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
Bài 2: - GV nhận xét, đánh giá bài trong vở của HS – Chốt đáp án. Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án - Thực hiện theo YC của GV. 288 24 740 45 24 12 45 16 48 290 48 270 0 20 469 67 397 56 469 7 392 7 0 5 - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Bài giải Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là 240: 15 = 16 (bộ) Đáp số: 16 bộ
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp a) X x 34 = 714 b) 846 : X = 18 X = 714 : 34 X = 846 : 18 X = 21 X = 47 - Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 chữ số. - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải. |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết3:Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)
2. Kĩ năng
- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3);
- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh họa các trò chơi trang 147- 148 SGK (phóng to)
+ Bảng nhóm
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (3p)
+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khen ngợi? + Đặt câu hỏi để thể hiện Phẩm chất chê trách? + Đặt câu hỏi để thể hiện sự khẳng định? + Đặt câu hỏi để thể hiện sự mong muốn? - GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Cái áo này đẹp chứ nhỉ? + Sao cậu hay mắc lỗi thế? + Đi biển cũng thích chứ sao? + Chị làm giúp em bài tập này được không? |
|
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2) - Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); - Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
Bài 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh. - Yc HS quan sát tranh cùng trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 làm bài. + Liên hệ: Em đã chơi đồ chơi nào và tham gia những trò chơi nào trong các đồ chơi và trò chơi vừa nêu? + Em đã giữ gìn đồ chơi như thế nào? Bài 2. Tìm thêm các từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác. - Nhận xét, chốt đáp án. - KL: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích: cũng có những trò chơi phù hợp với cả bạn nam và bạn nữ. Bài 3: - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. * Giúp đỡ hs M1+M2 - Giáo dục HS chơi những trò chơi, đồ chơi có ích, tránh xa các đồ chơi, trò chơi có hại Bài 4 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi HS nêu các từ ngữ thể hiện Phẩm chất, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi - Em hãy đặt câu thể hiện Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi.
3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Chia sẻ lớp Đáp án: + Tranh 1: đồ chơi: diều/trò chơi: thả diều + Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió./Trò chơi: múa sư tử, rước đèn. + Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ nấu bếp/Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột xếp hình nhà cửa, thổi cơm. + Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng/Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình. + Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng, cái ná./Trò chơi: kéo co, bắn. + Tranh 6: Đồ chơi: khăn bịt mắt. Trò chơi: bịt mắt bắt dê. - HS liên hệ
Nhóm 2 – Lớp Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa – máy bay – mô tô con – ngựa …… Trò chơi: đá bóng – đá cầu – đấu kiếm – cờ tướng – đu quay – cầu trượt – bày cỗ trong đêm Trung thu – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò – chơi bi – đánh đáo – cắm trại – trồng nụ hoa hồng – ném vòng vào cổ chai – tàu hỏa trên không – đua mô tô trên sàn quay – cưỡi ngựa ……
- Lắng nghe Nhóm 2 – Lớp Đáp án: a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô…… - Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ, trồng hoa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ đêm trung thu … - Trò chơi cả bạn trai, bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt mắt dê, cầu trượt … b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và có lợi của chúng khi chơi: - Thả diều (thú vị, khỏe), Rước đèn ông sao (vui), Bày cỗ trong đêm trung thu (vui, rèn khéo tay), Chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng), Nhảy dây (nhanh, khỏe), Trồng nụ trồng hoa (vui khỏe), Trò chơi điện tự (rèn trí thông minh), xếp hình (rèn trí thông minh).. . - Chơi các trò chơi ấy, nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt. c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng: - Súng phun nước (làm ướt người khác) Đấu kiếm (dễ làm cho nhau bị thương không giống như môn thể thao đấu kiếm có mũ và mặt nạ để bảo vệ, đấu kiếm không nhọn). Súng cao su (giết hại chim, phá hại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người). Cá nhân – Lớp - Các từ ngữ thể hiện Phẩm chất, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi: Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng thích, ham thích, đam mê, say sưa … VD: Em rất hào hứng khi chơi đá bóng. Hùng rất ham thích thả diều. Em gái em rất thích chơi đu quay. Cường rất say mê điện tử. - Ghi nhớ tên các đồ chơi và trò chơi - Mô tả cách chơi 1 trò chơi mà em thích |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
2. Kĩ năng:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
3. Phẩm chất
- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, sách kể chuyện
- HS: Sách Truyện đọc 4
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. |
- 3 HS nối tiếp nhau kể - Lớp nhận xét, đánh giá |
2. Khám phá (13p) * Mục tiêu: Chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. |
|
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện được gợi ý + Em biết nhân vật nào là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với em? - Em hãy giới thiệu câu chuyện của mình cho các bạn nghe. |
- HS phân tích đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. + Chú lính chì dũng cảm – An đéc xen. + Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. + Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên. + Truyện Chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện Võ sĩ Bọ Ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. + Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Chú mèo đi hia, Vua lợn, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh … - 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu. + Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện Con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị kẻ gian ác. + Tôi xin kể câu chuyện “Chú mèo đi hia”. Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ. + Tôi xin kể chuyện “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài |
3. Thực hành (15- 20p) * Mục tiêu: Kể được câu chuyện (đoạn truyện) về nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. Hiểu nội dung câu chuyện – Nêu được ý nghĩa của chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp |
|
a. Kể trong nhóm - Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn bè tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - GV đi giúp các em gặp khó khăn. + Khuyến khích kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa. + Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. b. Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể. *Giúp đỡ hs M1+M2 kể đúng nội dung câu truyện. Hs M3+M4 kể được lưu loát kết hợp giọng điệu phù hợp. - Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. - Gọi HS chia sẻ cách bạn kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện. 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- 4 HS tạo thành nhóm kể và trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện. - 5 đến 7 HS thi kể. - HS chia sẻ và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Sưu tầm và kể các câu chuyện cùng chủ đề. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................
Tiết 5: Khoa học:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ? (theo PP BTNB)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật
2. Kĩ năng
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
3. Phẩm chất
- Yêu thích khoa khoa học, ham tìm tòi, khám phá
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ trong SGK (Phóng to nếu có điều kiện).
- HS: Mổi nhóm: 1 cốc thủy tinh rỗng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) + Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét + Để có nước sạch chúng ta phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được, ... + Không nên sử dụng nước sạch một cách bừa bãi, . |
||||||
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|||||||
Hoạt động 1: Chứng minh không khí có ở quanh mọi vật . *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? *Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi. - Gv cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi
- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì? *Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời
*Bước 5: Kết luận kiến thức - Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - Gv tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí. Hoạt động 2: Chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật . *Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - Xung quanh mọi vật đều có không khí. Vậy quan sát cái chai, hay hòn gạch, miếng bọt biển xem có gì?
*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi. - Gv cho HS quan sát cái chai, viên gạch, miếng bọt biển… và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi. - GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) Câu 1: Trong chai rỗng có gì? Câu 2: Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì? Câu 3: Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì? * Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi - Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm)
*Bước 5: Kết luận kiến thức mới - Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. - Gv tổng kết và ghi bảng: Những chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí - Gv lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận: + Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì? + Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong từng chỗ rỗng của mọi vật - Nhận xét, kết luận, giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) - Cho HS quan sát các quả bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi + Trong các quả bóng có gì? + Trong cái bơm tiêm, bơm xe có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu? 4. Hoạt động sáng tạo (1p) + Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì? |
- HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí và trình bày ý kiến. - HS làm việc theo nhóm 4: tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm: + Tại sao túi ni lông căng phồng? + Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? + Trong túi ni lông có cái gì? … - HS tiến hành thí nghiệm: nhóm thảo luận cách thức để thực hiện bài thí nghiệm, ghi chép quá trình thí nghiệm và viết nhận xét: Dùng kim đâm thủng túi ni lông căng phồng, đật tay vào lỗ thủng học sinh cảm nhận có một luồn không khí mát bay ra từ lỗ thủng. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức - HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới. - HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn đề có gì trong cái chai, viên gạch, miếng bọt biển …. - HS thảo luận theo nhóm 4 lấy ý kiến cá nhân nêu thắc mắc của nhóm. - Hs theo dõi - HS làm thí nghiệm + Thí nghiệm 1: Đặt chai rỗng vào trong chậu nước, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ phần rỗng trong chai có không khí. + Thí nghiệm 2: Đặt miếng bọt biển vào trong chậu nước dùng tay nén miếng bọt biển, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có không khí. + Thí nghiệm 3: Đặt viên gạch xây vào trong chậu nước, quan sát tháy có bọt khí nổi lên , chứng tổ những chỗ rỗng trong viên gạch có chứa không khí. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức - HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới. + Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí quyển. + HS nêu ví dụ - HS quan sát vật thật và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV - HS nêu hiện tượng và giải thích |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………............................................................................................................
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Vận dụng giải các bài tập liên quan
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu nhóm
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||
1. HĐ khởi động (3p) - GV giới thiệu bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
|
|||
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: HS biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp |
||||
a. Phép chia 8 192: 64 - GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. GV theo dõi giúp đỡ. + Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. GV ghi lên bảng phép chia: 1 154: 62 = ? - Gọi HS thực hiện. GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS + Phép chia 1 154: 62 là phép chia hết hay phép chia có dư? + Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 cách ước lượng thương |
- Cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 + Là phép chia hết. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp 1154 62 62 18 534 496 38 + Là phép chia có số dư bằng 38.
+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia. |
|||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hành chia được số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số. Vận dung giải được các bài tập liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp |
||||
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính chia cho số có hai chữ số. * Lưu ý trợ giúp hs M1+M2 Bài 3a: HSNK có thể hoàn thành cả bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - Củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Bài 2: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đáp án:
4674 82 2488 35 410 57 245 71 574 38 574 35 0 3
5781 47 9146 72 47 123 72 127 108 194 94 144 141 506 141 504 0 2 - Làm cá nhân – Chia sẻ lớp a) 75 x X = 1800 b) 1855 : X = 35 X = 1800: 75 X = 1855 : 35 X = 24 X = 53
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8) Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 cái bút chì. Đ/s: 291 tá, thừa 8 bút chì - Ghi nhớ cách đặt tính, cách ước lượng thương * Bài tập PTNL HS: (M3+M4) 1. Tính giá trị của biểu thức sau: 1653 : 57 x 402 = 3196 : 68 x 27 = 2. Một tổ có 23 công nhân làm việc trong 24 ngày may được 8280 chiếc áo. Hỏi mỗi ngày mỗi công nhân may được bao nhiêu chiếc áo? Biết năng suất làm việc của mọi người như nhau. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
TUỔI NGỰA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
2. Kĩ năng
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ,
- Đọc diễn cảm được bài thơ
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Phẩm chất
- GD HS tình yêu thương cuộc sống, lòng biết ơn mẹ.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK (phóng to)
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) - Hãy đọc bài: Cánh diều tuổi thơ + Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì? + Nêu nội dung bài. - GV dẫn vào bài mới |
- 1 HS đọc + Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ. + HS nêu nội dung của bài. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ của thể thơ 5 chữ. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạng của cậu bé. Khổ 4: tình cảm, thiết tha, lắng lại ở hai dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ. - GV chốt vị trí các đoạn - GV giải nghĩa thêm một số từ (mấp mô: chỉ đường không bằng phẳng, có sỏi, đá) - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn. (mỗi khổ thơ là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đen hút, đại ngàn, mấp mô, triền núi, loá,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hs hiểu: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Bạn nhỏ tuổi gì? + Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào? +“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? + Đi chơi khắp nơi nhưng “con Ngựa” vẫn nhớ mẹ như thế nào?
+ Điều gì hấp dẫn “con Ngựa” trên những cánh đồng hoa?
+ Trong khổ 4 "ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
Nếu vẽ một bức tanh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? + Bài thơ nói lên điều gì?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. |
- 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét + Bạn nhỏ tuổi Ngựa. + Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi. + “Ngựa con” rong chơi khắp nơi: Qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. + Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền” : + Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại. + Khổ thơ thứ 3 tả cảnh của đồng hoa mà “Ngựa con” vui chơi + “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ đang trao bó hoa cho mẹ. Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về phía xa xăm ẩn hiện ngôi nhà. Nội dung: Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. - HS ghi lại nội dung bài |
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm cả bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Nếu là chú ngựa con trong bài, em sẽ nhắn nhủ mẹ điều gì? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm bài thơ - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - Học thuộc lòng bài thơ - HS liên hệ - Vẽ bức tranh minh hoạ cho bài thơ |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
2. Kĩ năng
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác, có ý thức quan sát
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài học
- HS: SBT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động:(5p)
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? + Đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân bài tả cái trống. - GV nhận xét, đánh giá chung, nêu mục tiêu, yêu cầu bài học |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. . + 2 HS đứng tại chỗ đọc. |
|
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp |
||
Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu tranh vẽ, giới thiệu chung nội dung bài a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.
b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự nào?
c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào? d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. .Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp?
GV: Khi miêu tả, ngoài việc quan sát tỉ mỉ đồ vật, cần phải bộc lộ được tình cảm của mình với đồ vật đó. Khi tả có thể xen lẫn giọng kể để tình cảm được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành nhất. Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. - Gợi ý: + Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích. + Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư …để lập dàn ý . - GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc. - Gọi HS đọc dàn ý * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 lập được dàn ý cho bài văn
4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi - HS đọc phần Chú giải một số từ khó - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - Thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ lớp về câu trả lời + Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết …đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư – MB trực tiếp) + Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp …đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe). + Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng) - Tả bao quát chiếc xe. + Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. - Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. + Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. + Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. - Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe + Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. + Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt. - Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng. Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai + Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. + Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu – Gạch chân từ ngữ quan trọng - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu? b) Thân bài:- Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu …) + Áo màu gì? + Chất vải gì? Chất vải ấy thế nào? + Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó …)? - Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo …) + Thân áo liền tay xẻ tà? + Cổ mềm hay cứng, hình gì? + Túi áo có nắp hay không? hình gì? + Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì? c) Kết bài:- Tình cảm của em với chiếc áo: Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình? + Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo? - Hoàn thành dàn ý cho bài văn tả chiếc áo - Lập dàn ý chi tiết hơn. |
|
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Địa lí:
HoẠt đỘng sẢn xuẤt cỦa ngưỜi dân
Ở đỒng bẰng BẮc BỘ (tIẾp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,…
2. Kĩ năng
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên, qui trình sản xuất đồ gốm.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
- HS: SGK, tranh, ảnh
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p) + Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. + Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh? - GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điêu hành lớp trả lời, nhận xét + Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa, phơi thóc .
+ Thuận lợi cho việc trông cây rau màu xứ lạnh,
|
2. khám phá: (30p) * Mục tiêu: Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ; mô tả về cảnh chợ phiên; nắm được quy trình sản xuất gốm. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
Hoạt động 1: Nơi có hàng trăm nghề thủ công: + Nghề thủ công là nghề như thế nào? - GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công …) + Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết? + Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công? - GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ. - GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. - GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi: + Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm? - GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men. - GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống. Hoạt động 2: Chợ phiên:
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi: + Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ). + Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào? GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân - Chốt lại bài học 3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp + Là nghề tạo ra sản phẩm từ sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Chia sẻ, bổ sung.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt tới trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, . . . . + Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, làng Bát Trang, làng Vạn Phúc, làng Đông Kị, .. + Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. - Lắng nghe + Nhào luyện đất, tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Vài HS kể Nhóm 2 – Lớp. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. + Mua bán tấp nập, ngày họp chợ không trùng nhau, hàng hóa bán ở chợ phần lớn sản xuất tại địa phương. + Chợ nhiều người; Trong chợ có những hàng hóa ở địa phương và từ những nơi khác đến. - Lắng nghe - 3 HS đọc. - HS đọc nội dung ghi nhớ - Nêu lại các HĐSX của người dân đồng bằng Bắc Bộ - Giới thiệu quy trình làm một sản phẩm gỗ ở làng nghề của em |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
Luyện Tập Về Câu Hỏi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về câu hỏi.
2. Kĩ năng: Nhận biết câu hỏi, biết đặt câu hỏi.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm 2 trong 5 bài; học sinh khá làm 3 trong 5 bài; học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: |
- Hát - Lắng nghe. |
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|
Bài 1. Các câu trong đoạn trích sau bị lược bỏ dấu hỏi. Hãy đặt dấu hỏi vào những câu hỏi . Một chú lùn nói : - Ai đã ngồi vào ghế của tôi Chú thứ hai nói : - Ai đã ăn ở đĩa của tôi Chú thứ bảy nói : - Ai đã uống vào cốc của tôi Một chú nhìn quanh rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói: - Ai giẫm lên giường của tôi |
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng đậm trong các câu sau: a. Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng. b. Bà cụ ngồi bán những con búp bê bằng vải vụn. |
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 3. Dựa vào mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu hỏi tự hỏi mình: a. Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. b. Một dụng cụ học tập mà chưa tìm thấy. c. Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. |
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 4. Tết Trung Thu cu Chắt được cho quà. Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Đặt 3 câu hỏi cho mỗi câu trên. |
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 5. Câu nào dùng đúng dấu câu? a. Bà hỏi cu tý có mệt không? b. Cháu mệt hay sao đấy? c. Cháu đâu có mệt? d. Cu Tý chẳng biết mình phải làm gì? |
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2022
Tiết 1:Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố KT về chia cho số có 2 chữ số,
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. HĐ thực hành:(30p) * Mục tiêu: Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Vận dụng giải toán * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp |
||
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS -Củng cố ghi nhớ cách đặt tính và thực hiện phép tính. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2b: HSNK có thể hoàn thành cả bài. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. + Nêu thứ tự thực hiện các phép tính khi tính giá trị BT? Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Nhận xét, chốt đáp án. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đáp án: 855: 45 = 19 ; 579: 36 = 16 (dư 3) 9009: 33 = 273; 9276: 39 = 237(dư 33) - Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án: a) 4237 x 18 – 34578 8064 : 64 x 37 = 76266 – 34578 = 126 x 37 = 41688 = 4662 b) 46 857 + 3 444: 28 601759- 1 988: 14 = 46857 + 123 = 601759- 142 = 46980 = 601617 - HS nêu. - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Thực hiện phép chia: 5260 : 36 = 146 (dư 4) Vậy lắp được nhiều nhất 146 chiếc xe đạp 2 bánh và dư 4 nan hoa Đ/s: 146 xe đạp, dư 4 nan hoa - Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 c/s * Bài tập PTNL HS: (M3+M4) 1. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 144m, chiều rộng 18m. Trên thửa ruộng này người ta trồng khoai, cứ 36m2 thì thu hoạch được 95kg khoai. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam khoai? |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu::
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).
3. Phẩm chất
- Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
* KNS: - Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp
- Lắng nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
||
1. Khởi động (5p) - Bạn hãy đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi? - Dẫn vào bài mới |
- HS nối tiếp đặt câu |
||
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ). * Cách tiến hành: |
|||
a. Phần Nhận xét: Bài 1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây.. . - Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ theo YC. + Câu hỏi? + Từ thể hiện Phẩm chất lễ phép? *KL: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, dạ, thưa … Bài 2: Em muốn biết sở thích của. . . - Gọi HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu - GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS (nếu có)
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho hoàn chỉnh. - YC HS M3+M4 đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Bài 3 + Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? + Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi? * GV: Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác. + Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì?
b. Ghi nhớ: |
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu BT - HS ngồi cùng bàn, trao đổi, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ thể hiện Phẩm chất lễ phép của người con. + Mẹ ơi, con tuổi gì? + Lời gọi: Mẹ ơi - Lắng nghe - Tiếp nối nhau đặt câu. VD: a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em: + Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ? + Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ? + Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ? b)Với bạn em: + Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? + Bạn có thích thả diều không? + Bạn thích xem phim hơn hay ca nhạc hơn? - HS đọc và xác định yêu cầu BT + Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán. VD: + Cậu không có áo sao mà toàn mặc áo cũ không vậy? + Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế ạ? - Lắng nghe + Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần: Thưa gửi: xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi. Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác . - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. |
||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III). * Cách tiến hành: |
|||
Bài 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ.. . - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + Qua cách hỏi – đáp ta biết được điều gì về nhân vật? - KL: Do vậy, khi nói các em luôn luôn ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Làm như vậy chúng ta không chỉ thể hiện tôn trọng người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình. Bài 2: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau.. - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm - Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao? + Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào? Hỏi như vậy đã được chưa? - KL: Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a)+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò. + Thầy Rơ – nê hỏi Lu – i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò. + Lu i- Pa – xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo. b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước. + Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc ngược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày + Cậu bé trẻ lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. + Qua cách hỏi – đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập. - HĐ cá nhân dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong VBT – Chia sẻ trước lớp: - Các câu hỏi. + Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? + Chắc là cụ bị ốm? + Hay cụ đánh mất cái gì? + Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ - Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện Phẩm chất tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. - Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò. + Nếu chuyển những câu hỏi này thành câu hỏi cụ già thì chưa hợp lí với người lớn lắm, chưa tế nhị. + Chuyển thành câu hỏi. - Lắng nghe - Ghi nhớ cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - Phân vai thể hiện lại tình huống trong bài tập 3 |
||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết5: Tập làm văn:
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: bảng phụ
- HS: một số đồ chơi
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác * Cách tiến hành: |
|
a. Nhận xét Bài 1: Quan sát một số đồ chơi. . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – Đọc gợi ý trong SGK - Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. - Yêu cầu HS tự làm bài. * Lưu ý giúp đỡ ha M1+M2 Bài 2 + Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - KL: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay…Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man. b. Ghi nhớ. |
Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. + Em có chú gấu bông rất đáng yêu. + Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin. + Đồ chơi của em là chú thỏ dang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh. + Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa. - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Ví dụ: Chiếc ô tô của em rất đẹp. - Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh bằng cao su. - Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình. - Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy. - Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến: + Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận + Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay… + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. - Lắng nghe. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. * Cách tiến hành: |
|
Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn. - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. * Lưu ý: GV đi giúp đỡ những HS M1+M2 4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - VD: + Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. + Thân bài: - Hình dáng: gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. - Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ khác những con gấu khác. - Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. - Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm. - Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. - Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu. + Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ô m chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
- Hoàn thiện dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đồ chơi - Chỉ ra những khác biệt trong đồ chơi của mình với các đồ chơi khác. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Tiếng Việt*:
Luyện Tập Văn Miêu Tả
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn miêu tả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn miêu tả.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 2 câu; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
- Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
Câu 1. Dựa vào câu chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 100), hãy trả lời câu hỏi bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: a) Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Câu chuyện có các nhân vật : ................................ ................................................................................. b) Tính cách của hai nhân vật chính (Bác Hồ, em Tộ) thế nào ? Tính cách đó được thể hiện ở những chi tiết nào ? - Tính cách của Bác Hồ : ......................................... ................................................................................. Tính cách đó được thể hiện qua các chi tiết : .......... ................................................................................. ................................................................................. - Tính cách của em Tộ : .......................................... ................................................................................. Tính cách đó được thể hiện qua các chi tiết : ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. c) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Câu chuyện muốn nói với em : ............................. d) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo những cách nào ? - Câu chuyện được mở đầu theo cách ..................... Kết thúc theo cách ................................................... Câu 2. Đọc đoạn văn miêu tả Chiếc áo búp bê và thực hiện các yêu cầu sau (có thể gạch dưới các từ ngữ miêu tả trong đoạn văn để thực hiện yêu cầu). |
Chiếc áo búp bê Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé. NGỌC RO a) Ghi lại những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật của chiếc áo. - Chiếc áo được làm bằng vật liệu : ............ - Kích thước chiếc áo chỉ bằng ................... - Cổ áo ...................... ; tà áo ....................... - Các mép áo ................................................ - Nẹp áo ....................................................... b) Chép lại câu văn bộc lộ cảm nghĩ của tác giả về chiếc áo. ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... c) Trả lời câu hỏi : Tác giả đã quan sát bằng giác quan nào để miêu tả chiếc áo búp bê ? ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2022
Tiết 5:Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||
1.Khởi động:(5p) |
- TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||||
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số * Cách tiến hành: |
|||||||||
a. Phép chia 10 105: 43 - GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV theo dõi, giúp đỡ hs M1+M2, lưu ý hướng dẫn cách ước lượng thương và cách nhẩm số dư Vậy 10105: 43 = 235 + Phép chia 10105: 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư? b. Phép chia 26 345: 35 - GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Vậy 26345: 35 = 752 (dư 25) + Phép chia 26345: 35 là phép chia hết hay phép chia có dư? + Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì |
- HS đọc phép chia - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp 10105 43 150 235 215 00 + Là phép chia hết. - HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
26345 35 184 752 095 25 + Là phép chia có số dư bằng 25.
+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia. |
||||||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện chia được số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. Vận dụng giải các bài tập * Cách tiến hành: |
|||||||||
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Giúp đỡ HS M1, M2 - GV nhận xét, chốt đáp án. - GV nhắc nhở hs ghi nhớ cách tính. Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: 23576 56 31628 48 117 421 282 658 56 428 0 44
18510 15 42546 37 35 1234 55 1149 51 184 60 366 0 33 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút 38km 400m = 38 400 m TB mối phút người đó đi được số mét là: 38 400 : 75 = 512 (m) Đ/s: 512 m - Ghi nhớ cách chia và cách ước lượng thương BT PTNL: Một đội 18 xe ô tô như nhau chở được 360 tấn hàng. Hỏi một đội khác gồm 12 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu tấn hàng? |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 6: Toán*:
Gi¶i bµi to¸n vÒ t×m sè trung b×nh céng, t×m hai sè khi biÕt tæng vµ hiÖu cña hai sè ®ã
A.Môc tiªu: Gióp HS cñng cè vÒ hai bµi to¸n:
- T×m sè trung b×nh céng.
- T×m hai sè khi biÕt tæng vµ hiÖu cña hai sè ®ã.
- RÌn kü n¨ng tr×nh bµy bµi gi¶i bµi to¸n
B.§å dïng d¹y häc:
- B¶ng phô chÐp bµi to¸n
C.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Ho¹t ®éng cña thÇy |
Ho¹t ®éng cña trß |
1. æn ®Þnh: 2.KiÓm tra: Nªu c¸ch t×m sè trung b×nh céng ? 3.Bµi míi: - Cho HS tù gi¶i c¸c bµi tËp GV ghi trªn b¶ng phô - Gi¶i to¸n: §äc ®Ò- tãm t¾t ®Ò? Bµi to¸n cho biÕt g× ? hái g×? Nªu c¸c bíc gi¶i bµi to¸n? GV chÊm bµi nhËn xÐt: - GV ghi tãm t¾t: Tuæi mÑ vµ tuæi con: 42 tuæi MÑ h¬n con :32 tuæi MÑ...tuæi? Con ... tuæi? -Bµi to¸n cho biÕt g×? hái g×? - Nªu c¸c bíc gi¶i bµi to¸n? Bµi to¸n cã thÓ gi¶i b»ng mÊy c¸ch? GV chÊm bµi nhËn xÐt: |
- 2 em nªu: Bµi 1:C¶ líp tãm t¾t vµ lµm vµo vë- 1 em lªn b¶ng Tãm t¾t: - Líp 1A: 33 häc sinh. - Líp 1B: 35 häc sinh - Líp 1C: 32 häc sinh - Líp 1D: 36 häc sinh Trung b×nh mçi líp ... häc sinh? Bµi gi¶i: Trung b×nh mçi líp cã sè häc sinh lµ: (33 + 35 + 32 + 36) : 3 = 34(häc sinh) §¸p sè: 34(häc sinh) Bµi 2 :C¶ líp lµm vµo vë- 1 em lªn b¶ng C¸ch 1: Tuæi mÑ lµ:(24+30) : 2 = 36 (tuæi) Tuæi con lµ: 42 - 36 = 6(tuæi) §¸p sè: MÑ:36 tuæi ;con 6 tuæi. C¸ch 2: Tuæi con lµ:(42-30): 2 = 6(tuæi) Tuæi mÑ lµ: 6 + 30 = 36 (tuæi ) §¸p sè: Con 6 tuæi; mÑ:36 tuæi |
D.C¸c ho¹t ®éng nèi tiÕp:
1.Cñng cè:Nªu c¸ch t×m sè lín, sè bÐ trong bµi to¸n t×m hai sè khi biÕt tæng vµ hiÖu cña hai sè ®ã?
2.DÆn dß: VÒ nhµ «n l¹i bµi.
............................................................................................................
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 15
KỂ CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ LÀ KHÓ
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 15
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 16
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, chào mừng ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
................................................................................................................................................
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/