In trang

KE HOACH BAI DAY TUAN 25 - LOP 4/2
Cập nhật lúc : 14:40 06/03/2023

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần thứ: 25 từ ngày  06/3 đến ngày: 10/3                      

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh ND KHDH

2

06/3

Sáng

 

 

 

Chiều

1

HĐTT-Ccờ

HOẠT ĐÔNG CHUNG

2

Toán

Phép nhân phân số

 Bảng nhóm

3

Tập đọc

Khuất phục tên cướp biển

Tranh minh họa

4

Đạo đức

Thực hành kĩ năng giữa học kì 2

Tranh minh họa

5

Lịch sử

Trịnh-Nguyên phân tranh

Tranh minh họa

6

Khoa học

Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt

Tranh minh họa

7

Chính tả

N- V: Khuất phục tên cướp biển

Tranh minh họa

8

Kỹ thuật

Chăm sóc rau, hoa

Vở thực hành

3

07/3  

Sáng

 

1

Toán

Luyện tập

 Bảng nhóm

2

Khoa học

Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?

Tranh minh họa

4

Luyện  từ

Những chú bé không chết

Tranh minh họa

5

Kê  chuyện

Nóng lạnh và nhiệt độ

Tranh minh họa

4

08/3  

Sáng

1

Toán

Luyện tập

Bảng nhóm

2

Tập đọc

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tranh minh họa

3

Tập làm văn

Ôn luyện (nội dung thay thế)

Bảng phụ

5

LT T Việt

Ôn luyện

Vở thực hành

 

5  

09/3

Sáng

 

 Chiều

1

Toán

Tìm phân số của một số

Bảng phụ

2

L.từ và câu

Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Bảng phụ

3

Địa lí

Thành phố Cần Thơ

Tranh minh họa

5

Tập làm văn

Luyện tập xây dựng mở bài … văn miêu tả cây cối

Vở thực hành

7

Thư viện

8

Luyện TV

Ôn luyện

Vở thực hành

6  10/3

Sáng

 

Toán

Phép chia phân số

Bảng nhóm

2

LT Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

3

HĐTT-SHL

 Sinh hoạt lớp

Kế hoạch tuần

 

 

Kiểm tra, nhận xét

 

Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

 

 

TUẦN 25

Thứ hai ngày 06  tháng 3 năm 2023

 

Tiết 1: Chào cờ:                           HOẠT ĐỘNG  NGOÀI GIỜ

............................................................................................................

Tiết2 : Toán:

PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép nhân hai phân số

- Vận dụng làm các bài tập liên quan

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm:  Bài 1, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Bảng phụ

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

+ Nêu cách cộng, trừ các phân số cùng MS và khác MS

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ HS nêu

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu:  Biết cách thực hiện phép nhân hai phân số.

* Cách tiến hành:

1.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật 

- GV nêu bài toán: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là m và chiều rộng là m.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật chúng ta làm như thế nào?

 

 

+ Hãy nêu phép tính để tính diện tích hình chữ nhật trên.

2.Tính diện tích hình chữ nhật thông qua đồ dùng trực quan

+ Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu?

+ Chia hình vuông có diện tích 1m2 thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

+ Hình chữ nhật được tô màu bao nhiêu ô?

+ Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông?

3.Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số  

+ Từ phần trên ta có diện tích của hình chữ nhật là:  x   =

+ Yêu cầu nhận xét và nêu mối QH giữa các thừa số với tích trong phép nhân PS

* Như vậy, khi muốn nhân hai phân số với nhau ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS nhắc lại về cách thực hiện phép nhân hai phân số.

- GV chốt lại quy tắc nhân: Muốn nhân 2 PS ta lấy TS nhân với TS , MS nhân với MS

Cá nhân – Lớp

- HS đọc lại bài toán.

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng.

+ Diện tích hình chữ nhật là:  x   

- HS thao tác nhóm đôi và nêu kết quả

+ Diện tích hình vuông là 1m2.

 

+ Mỗi ô có diện tích là m2

 

+ Gồm 8 ô.

 

+ Diện tích hình chữ nhật bằng m2.

+ TS x TS được TS của tích. MS x MS được MS của tích

+ Ta lấy tử số nhân tử số, lấy mẫu số nhân mẫu số.

- HS nêu trước lớp.

- HS nêu lại quy tắc, lấy VD về phép nhân PS

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân 2 PS. Vận dụng giải toán.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

    Bài 1: Tính:

- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập

- GV nhận xét, chốt đáp án

- Củng cố cách nhân phân số.

- Lưu ý HS rút gọn kết quả tới PS tối giản

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2

 

 

Bài 3:

-GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 thực hiện tính diện tích hình chữ nhật và phép nhân phân số.

Bài 2 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

+ Bài toán có mấy yêu cầu? (2 yêu cầu: rút gọn/ tính)

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

- Thực hiện cá nhân, 4 em lên bảng.

Đ/a:

 a.                      

b.

 c.                     d.

- HS làm bài cá nhân – Chia sẻ bài.

Đ/a:

Bài giải

                   Diện tích hình chữ nhật là:

                             x  =  (m2)

                                Đáp số:  m2

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Đáp án:

          

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Thay chiều dài và chiều rộng của hình CN trong BT 3 bằng các PS mới và thực hiện tính diện tích hình CN đó.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập đọc:

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

3. Phẩm chất

- Giáo dục lòng dũng cảm khi đối đầu với nguy hiểm.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định. Ứng phó, thương lượng. Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Đọc thuộc bài một số khổ thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá

+ Nêu nội dung bài thơ.

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- Giới thiệu chủ điểm Những con người quả cảm

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1- 2 HS đọc

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của  biển, vẻ đẹp trong lao động hăng say của những người ngư dân

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu:  Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Cần đọc với giọng rành mạch, dứt khoát, phân biệt rõ lời của bác sĩ Ly và lời của tên cướp biển:

+ Tên cướp biển: thô lỗ, dữ dằn

+ Bác sĩ Ly: điềm đạm, cương quyết

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài được chia làm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Tên chúa…man rợ

+ Đoạn 2: Một lần…phiên toà sắp tới.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (loạn óc, man rợ, nín thít, nanh ác, làu bàu...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu:  Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

+ Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?

 

 

+ Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

 

 

+ Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển

 

+ Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

+ Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều
gì?

 

 

* GDKNS: Trong cuộc sống khi gặp bất kì tình huống gì cũng cần bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhât. Cần luôn tin rằng: Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, công lí sẽ thuộc về những người bảo vệ chính nghĩa

+ Nội dung của bài là gì?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Thể hiện qua các chi tiết: Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly“Có câm mồm không?”, rút soạt dao ra, lăm lăm đâm chết bác sĩ Ly.

+ Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.

+ Cặp câu đó là: Một đằng thì đức độ hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.

+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.

+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái ác, cái xấu.

+ Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng …

 

- Lắng nghe

 

 

Nội dung: Câu chuyện ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa, chiến thắng sự hung ác, bạo ngược

- HS ghi lại nội dung bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, phân biệt và thể hiện được lời của bác sĩ Ly, tên cướp biển

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc hay.

- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

- Hãy kể về một người kiên quyết bảo vệ lẽ phải mà em biết trong cuộc sống.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 Tiết 4: Đạo đức:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                      

 1. Kiến thức

- Củng cố và rèn kỹ năng trong giao tiếp:

+ Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

+ Tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.

+ Tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.

2. Kĩ năng

- Thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học.

3. Phẩm chất

- Có phẩm chất tự trọng và tôn trọng người khác

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu học tập

- HS: SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

-TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Bài mới (30p)

* Mục tiêu: Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. Tự trọng và tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự. Tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Ôn lại các kiến thức

*Nhóm 1, 2: Nêu những hành động và việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?

* Nhóm3,4: Nêu một số biểu hiện lịch sự khi nói năng và cháo hỏi?

* Nhóm 5, 6: Nêu một số việc làm thể hiện giữ gìn, bảo vệ các CTCC

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, hệ thống lại KT liên quan các bài học

HĐ 2: Xử lí tình huống

- Yêu cầu các nhóm bắt thăm và đóng vai xử lí các tình huống sau:

+ Nam đến nhà Hoàng chơi thì bắt gặp Hoàng đang xé giấy trắng để gấp máy bay chơi.

+ Lan cùng nhóm bạn đang chơi trên sân trường thì thấy thầy Ba đi gần tới. Mấy bạn bảo Lan: Chúng mình không cần chào thầy vì thầy không dạy lớp mình.

+ Hôm nay, nhà trường tổ chức cho HS khối 4 đi thăm quan chùa. Đến sân chùa, thấy con rồng bằng đá giữa sân, Tùng rủ các bạn trèo lên chơi cho thích.

- GV nhận xét chung, lưu ý về các hành vi ứng xử của HS trong từng tình huống

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 6 – Lớp

* Hành động và việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động:

+ Chào hỏi lễ phép.

+ Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi.

+ Học tập gương những người lao động.

+ Quý trọng sản phẩm lao động…

* Một số biểu hiện lịch sự khi nói năng và chào hỏi:

+ Nói năng nhỏ nhẹ, nhã nhặn,…

+ Biết lắng nghe khi người khác đang nói.

+ Chào hỏi khi gặp gỡ.

+ Cám ơn khi được giúp đỡ.

+ Xin lỗi khi làm phiền người khác.

+ Biết dùng những lời yêu cầu và đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.

* Một số việc làm thể hiện giữ gìn, bảo vệ các CTCC:

+ Không viết vẽ bậy lên tường

+ Không leo trèo lên các đồ tâm linh

+ Dọn dẹp VS sạch sẽ

+ Trang trí, làm mới,...

Nhóm 6 – Lớp

- HS thảo luận, đóng vai và diễn  lại tình huống với các cách ứng xử phù hợp

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Thực hành theo nội dung các bài học

- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta cần biết cư xử lịch sự với người khác.

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: : Lịch sử

TrỊnh – NguyỄn phân tranh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:

+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chí cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.

+ Cuộc tranh gìanh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.

2. Kĩ năng

-  Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài-Đàng Trong.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập nghiêm túc

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI- XVII.

           + Phiếu học tập của HS.

- HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

 

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

 

2. Khám phá (30p)

* Mục tiêu:

- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.

-  Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài-Đàng Trong.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp

=> Giới thiệu bài: Sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên bước sang thế kỉ XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực phong kiến họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn nổi dậy tranh giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học Trịnh- Nguyễn phân tranh hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.

- GV ghi tên bài.

HĐ 1: Nhà Hậu Lê đầu thế kỉ XVI

- GV dựa vào nội dung SGK và tài liệu tham khảo mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI:

+ GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.

 

 

- GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.

- GV chốt KT và chuyển ý: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.

*HĐ 2. Sự ra đời của nhà Mạc và sự phân chia Nam triều, Bắc triều

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK:

+ Trình bày về sự ra đời của nhà Mạc

 

 

+ Sự phân chia Nam triều, Bắc triều

-  GV giới thiệu về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều.

- GV:  Đây chính là giai đoạn rối ren, kéo dài trong lịch sử dân tộc. Bắc triều và Nam triều là những thế lực phong kiến thù địch nhau, tìm cách tiêu diệt nhau, làm cho cuộc sống của nhân dân lầm than, đói khổ.

Hoạt động 3: Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn

+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì?

 

+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?

 + Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao?

 

- GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đây là một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

                 Cá nhân – Lớp

+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi.Nên đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.

Nhóm 2 – Lớp

- HS thảo luận và chia sẻ lớp

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung là một quan võ đã cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc=> Bắc triều

+ Năm 1553, Nguyễn Kim (một quan triều Lê) lập một triều đình nhà Lê ở Thanh Hoá=> Nam triều

- HS theo dõi SGK và trả lời.

- Lắng nghe

Nhóm 2 – Lớp

+ Năm 1592, ở nước ta chiến tranh Nam – Bắc triều mới chấm dứt.

+ Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay…bùng nổ.

+ Trong khoảng 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần. Cuối cùng lấy sông Gianh làm danh giới chia cắt đất nước.

- Lắng nghe

- Ghi nhớ KT của bài

- Tìm hiểu thêm các câu chuyện dân gian thời vua Lê, chúa Trịnh (Trạng Quỳnh)

 

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6:Khoa học:

ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được các tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt

2. Kĩ năng

- Biết bảo vệ đôi mắt bằng cách tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, làm việc ở nơi có ánh sáng đủ để bảo vệ đôi mắt

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác,...

*KNS: - Trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ đôi mắt

            - Bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: +Hình minh họa tranh 98, 99 SGK (phóng to).

          + Kính lúp

- HS: Đèn pin

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1. Khởi động (4p)

  Trò chơi:  Hộp quà bí mật

+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của: con người? động vật?

 

 

 

 

+ Em hãy nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống của thực vật?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm và có sức khoẻ.

+ Ánh sáng giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra nguy hiểm, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của động vật

+ Ánh sáng giúp cây xanh quang hợp và duy trì sự sống,...

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu:

- Biết được các tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt

- Biết bảo vệ đôi mắt bằng cách tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh, quá yếu gây ra cho mắt.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

HĐ1: Những ánh sáng quá mạnh gây hại cho mắt và cách phòng tránh 

- Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn?

+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.

- GV kết luận: Ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.

- Yêu cầu: quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK cùng nhau xây dựng đoạn kịch có nội dung như hình minh hoạ để nói về những việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.

- GV đi giúp đỡ các nhóm bằng các câu hỏi:

 + Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng?

 + Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì?

 + Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn?

 + Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tác hại gì?

- Gọi HS các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV nên hướng dẫn HS diễn kịch có lời thoại.

- Dùng kính lúp hướng về ánh đèn pin bật sáng. Gọi vài HS nhìn vào kính lúp và hỏi:

 + Em đã nhìn thấy gì?

- GV giảng: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt. Cần bảo vệ mắt khỏi những ánh sáng quá mạnh.

 HĐ2: Nên và không nên làm gì để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc.

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2.

- Yêu cầu quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:

 + Những trường hợp nào nên, những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết? Tại sao?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV kết luận: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ  phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2/Nhóm 4 – Lớp

+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều: tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.

 + Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê- ông quá mạnh, đèn pha ô- tô, …

- HS nghe.

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát, thảo luận, đóng vai dưới hình thức hỏi đáp về các việc nên hay không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.

- Các nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.

+ HS nhìn vào kính và trả lời: Em nhìn thấy một chỗ rất sáng ở giữa kính lúp.

- HS nghe.

Nhóm 2 – Lớp

+ H5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào mắt được.

 + H6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có hại cho mắt.

 + H7: Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm các dòng chữ bị che bởi bóng tối, sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.

 + H8: Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.

- HS lắng nghe.

- Biết cách bảo vệ đôi mắt khỏi tác động xấu của ánh sáng.

- Tập bài tập rèn luyện cơ mắt cho đôi mắt khoẻ mạnh

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Chính tả:

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài dưới dạng văn xuôi

- Làm đúng BT2a phân biệt âm đầu r/d/gi

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Khám phá:

ChỦAn bị viết chính tả: (6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết

* Cách tiến hành:

* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.

+ Nêu nội dung đoạn viết?

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm

+ Bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung ác

- HS nêu từ khó viết: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, chực đâm, nghiêm nghị,...

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng bài viết theo hình thức văn xuôi.

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

 Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

3. Luyện tập: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được tr/ch

* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Điền tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

 

 

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Đ/a:

Thứ tự từ cần điền: kể chuyện – truyện – không gian – bao giờ – dãi dầu – đứng gió, ràng, khu rừng

- Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh

-  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt r/d/gi

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 8: Kỉ  thuật:

CHĂM SÓC RAU, HOA (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nhắc lại được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.

2. Kĩ năng

- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Phân, lân, đạm

- HS:  - Vật liệu và dụng cụ:

+ Cây trồng trong chậu, bầu đất ở tiết trước

+ Dầm xới, hoặc cuốc. 

+ Bình tưới nước.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu

- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.

- Đánh giá được công việc của mình và của bạn trong việc chăm sóc cây rau, hoa

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

HĐ2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.

- GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở tiết trước

- GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.

- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.

 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:

- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:

 + ĐỒ DÙNG DẠY HỌC dụng cụ thực hành đầy đủ.

 + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật.

 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định.            

- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.

- HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa theo nhóm đã phân công:

+ Tưới nước/lân, đạm

+ Nhổ cỏ

+ Tỉa nhánh/ lá già héo úa

+ Xới đất, vun cây

- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên và đánh giá chéo

- Bình chọn nhóm thực hành tốt

 

 

 

 

 

- Tiêp tục thực hành chăm sóc cây

     

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 07  tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán:

  LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố KT về phép nhân PS

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm:  Bài 1, bài 2, bài 4a

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu học tập.

   - HS: SGK,.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Muốn thực hiện nhân hai phân số ta làm như thế nào?

+ Tính:

+ Tính:

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

+  HS thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp

2. Hoạt động thực hành (30 p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.

* Cách tiến hành

 

Bài 1: Tính.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gv hướng dẫn bài mẫu theo SGK.

- Chốt đáp án, chốt cách thực hiện nhân 1 PS với 1 STN

  Bài 2: Tính (theo mẫu)

- GV tiến hành tương tự như bài tập 1.

 

 

- Chữa bài, chốt đáp án, củng cố cách nhân một STN với 1 PS

 

Bài 4a: (HS năng khiếu làm cả bài)

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Lưu ý HS khi thực hiện phép tính cần rút gọn tới kết quả tối giản

 

 

 

Bài 3+ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

- Chốt: Khi thực hiện phép cộng các phân số giống nhau ta có thể viết gọn thành phép nhân của PS với STN

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chốt cách tính chu vi và diện tích hình vuông

 

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

a.  x 8 =  =            

 b.  x 7 =  =

c.  x 1 =  =            

d.  x 0 =  =  = 0

Đáp án:

 a.  4 x     

 b. 3 x

c.   1 x                  d. 0 x =  0

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a.         x  = =  =  =

b.         x  = = = =  

c.      x = = = 1

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 3:

                            

            Vậy:

- HS lấy thêm VD và thực hiện chuyển phép cộng thành phép nhân PS như bài mẫu

Bài 5:

Bài giải

Chu vi hình vuông là:

 

Diện tích hình vuông là:

(m2)

Đ/s: CV:

          DT:(m2)

- Hoàn thành các bài tập trong tiết học

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

     

............................................................................................................

Tiết 2:Khoa học:

NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Có khái niệm về nóng, lạnh, biết được nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh

2. Kĩ năng

- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

3. Phẩm chất

- HS học tập nghiêm túc, tích cực

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Nhiệt kế, dụng cụ thí nghiệm

- HS: Cốc thuỷ tinh đựng nước

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1, Khởi động (4p)

 

+ Không nên làm gì để tránh gây hại mắt khi đọc và viết?

 

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi

+ Không nên học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hay ánh sáng quá mạnh

+ Không dễ dàng vẽ được vì thiếu ánh sáng.

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:

- GV nêu: Nhiệt độ là khái niệm chỉ độ nóng, lạnh của một vật.

- GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.

- Yêu cầu HS thực hành thí nghiệm như hình 1 và trả lời câu hỏi

+ Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? Vì sao em biết?

- GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Trong thí nghiệm, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?

 

HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế:

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.

- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A, D sau đó chuyển nhanh vào chậu B, C. Hỏi: Tay em có cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao có hiện tượng đó?

- GV giảng bài: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.

- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.

- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:

+ Nhiệt độ phòng là bao nhiêu độ?

* Thực hành đo nhiệt độ cơ thể người

- GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

- Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.

- GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn  ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.

* Thực hành đo nhiệt độ của nước

+ HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.

- Nhận xét, khen các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 4– Lớp

 

+ Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi đang nấu ăn, hơi nước, nền xi măng khi trời nóng,....

 + Vật lạnh: nước đá, khe tủ lạnh, đồ trong tủi lạnh,...

- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm 4

+ Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.

- HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.

- HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác

- HS tham gia làm thí nghiệm cùng GV và trả lời câu hỏi:

+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.

- Lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

+ 300C

- HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể theo nhóm

-  Đọc 370C

- Lắng nghe.

- Thực hành đo theo nhóm và đối chiếu kết quả đo

- Thực hành đo nhiệt độ của nước, của các thành viên trong gia đình

- Dự đoán nhiệt độ của nước và dùng nhiệt kế kiểm tra lại

............................................................................................................

 

Tiết3:Luyện từ và câu

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).  

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: bảng phụ

- HS: VBT, bút.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

+ Thêm VN để hoàn chỉnh các câu kể theo mẫu Ai là gì?

a) Hà Nội...........................

b) Mùa xuân......................

+ Nêu cấu tạo của VN trong câu kể Ai là gì?

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ VN do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành

2. Hình thành KT (15 p)

* Mục tiêu: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

 Bài tập 1+ 2+ 3

+ Trong các câu vừa đọc ở ý a, b, câu nào có dạng Ai là gì?

+ Gạch dưới bộ phận CN trong các câu vừa tìm được.

 

 

 

+ CN có ý nghĩa gì?  

+ CN trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

 

 

+ CN thuộc từ loại gì?

b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

Nhóm 4 – Chia sẻ lớp

a. Có 3 câu dạng Ai là gì? Đó là:

+ Ruộng rẫy là chiến trường.

+ Cuốc cày là vũ khí.

+ Nhà nông là chiến sĩ.

b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

a. Ruộng rẫy là chiến trường.

       Cuốc cày là vũ khí.

       Nhà nông là chiến sĩ.

  b. Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

+ CN chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN

a. CN là DT: ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông.

b. CN là cụm DT: Kim Đồng và các bạn anh.

+ CN do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành

- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

- HS lấy VD về kiểu câu Ai là gì? và xác định CN của câu kể đó.

3. HĐ luyện tập :(18 p)

* Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).  

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp

 * Bài tập 1:

- HS đọc yêu cầu của BT 1.

+ Tìm các câu kể Ai là gì? Sau đó gạch dưới CN của các câu kể vừa tìm được.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 xác định CN của câu.

- Lưu ý: Các từ: cũng (là), mới thực (là) là những từ nhấn mạnh ý nghĩa cho VN

 

+ Chủ ngữ do từ loại nào tạo thành?

 

 

Bài tập 2:

+ Chia sẻ bài bằng cách thi tiếp sức thi nối từ ngữ ở cột A với cột B sao cho đúng (hoặc dùng mảnh bìa đã viết sẵn các từ ở cột A gắn tương ứng với từ ngữ ở cột B cho đúng).

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

 

Bài tập 3: Đặt câu…

- Cho HS đọc yêu cầu của BT 3.

- GV nhận xét, khen/ động viên.

* Lưu ý: Giúp đỡ HS M1+M2 viết câu văn hoàn chỉnh.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

          Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đ/a:

* Câu kể Ai là gì? và CN có trong câu văn là:

+ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

+ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

+ Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.

+ Hoa phượng là hoa học trò.

+ Do danh từ: (hoa phượng) hoặc cụm danh từ (văn hoá nghệ thuật, anh chị em, vừa buồn mà lại vừa vui) tạo thành

Cá nhân – Chia sẻ lớp

- Thực hiện theo HD của GV.

- HS làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ bài.

*Đ/a:

- Trẻ em là tương lai của đất nước.

- Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.

- Bạn Lan là người Hà Nội.

- Người  là vốn quý nhất.

Cá nhân – Chia sẻ lớp

VD:

a. Bạn Bích Vân là người Hải Phòng.

b. Hà Nội là thủ đô của nước ta.

c. Dân tộc ta là dân tộc anh hùng.

- Ghi nhớ kiến thức về Chủ ngữ trong câu Ai là gì?

- Đặt câu thuộc mẫu Ai là gì?. Xác định CN và VN của các câu vừa đặt.

     

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4: Kể chuyện:

NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những thiếu niên Liên Xô dũng cảm trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức.

- Đặt được tên khác cho câu chuyện

2. Kĩ năng:

- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS lòng dũng cảm

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.

- HS: SGK

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- Gv dẫn vào bài.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. GV kể chuyện

* Mục tiêu:  HS nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện

* Cách tiến hành:

- GV kể lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ.

- Chú ý: kể với giọng hồi hộp, phân biệt được lời các nhân vật. Cần nhấn giọng ở chi tiết Vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng …

- Giải nghĩa một số từ: phát xít, du kích

- GV kể lần 2:

- GV kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh hoạ (kể chậm, to, rõ, kết hợp với động tác).

- HS lắng nghe

- Lắng nghe và quan sát tranh

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)

* Mục tiêu: Kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện

+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm

- GV theo dõi các nhóm kể chuyện

b. Kể trước lớp

- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn

 

 

- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện:

+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?

 

 

+ Tại sao chuyện có tên là những chú bé không chết?

 

 

 

 

 

 

 

+ Các em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này.

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện

- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm

- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí

VD:

+ Phẩm chất của tên sĩ quan phát xít như thế nào vào đêm thứ hai và đêm thứ ?

+ Phẩm chất của các cậu bé như thế nào?

 

* Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

- HS có thể phát biểu:

+ Vì 3 chú bé là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng là chú bé đã bị bắn chết sống lại …

+ Vì tên phát xít giết chú bé này lại xuất hiện chú bé khác …

+ Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chú bé sống mãi …

- HS có thể đặt tên:

+ Những thiếu niên dũng cảm.

+ Những thiếu niên bất tử.

+ Những chú bé không bao giờ chết.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Tìm các câu chuyện khác cùng chủ điểm

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ tư ngày 08  tháng 3  năm 2023

 

Tiết 1: Toán:

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Củng cố KT về phép nhân PS và các tính chất của phép nhân PS

 2. Kĩ năng

- Vận dụng được phép nhân 2 PS vào giải toán

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 2, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: bảng phụ

   - HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp,  thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3p)

- GV  dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Vận dụng phép nhân phân số vào giải toán

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài 2:.

+ Nêu cách tính chu vi của hình chữ nhật?

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, chốt đáp án.

- Lưu ý cách thực hiện phép cộng 2 PS khác  MS và phép nhân PS với 1 STN

Bài 3

- GV tiến hành tương tự như bài 2.

Bài 1 (dành cho HS  hoàn thành sớm)

* Tính chất giao hoán

 

Tính:     x  =?         x   =?

* Hãy so sánh   x  và  x  ?

* Vậy khi đổi vị trí của các phân số trong một tích thì tích đó có thay đổi không?

- Kết luận: Đó được gọi là tính chất giao hoán của phép nhân.

* Tính chất kết hợp

  Tính:

(  x ) x  =?  ;   x ( x ) =?

- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức

(  x ) x  và   x ( x )

* Qua bài toán trên, bạn nào cho biết muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể làm như thế nào?

- Kết luận: Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân.

* Tính chất một tổng hai phân số nhân với phân số thứ ba

Tính

( + ) x  =? ;  x  +  x  =?

- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức trên.

* Như vậy khi thực hiện nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể làm như thế nào?

- Đó chính là tính chất nhân một tổng với một số

* Làm bài tập vận dụng

 

- Lưu ý HS đối với bài yêu cầu tính thuận tiện, cần biết vận dụng một trong 2 cách xem cách nào tính nhanh nhất

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2

Bài giải

               Chu vi của hình chữ nhật là:

                    ( + ) x 2 = (m)

                                  Đáp số : m

 

- Làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Bài giải

         May 3 chiếc túi hết số mét vải là:

                                 x 3 = 2 (m)

                                   Đáp số : 2m

 

- Thực hiện cá nhân – Nhóm 2 – Chia sẻ lớp về các tính chất của phép nhân phân số.

- HS tính:

             x  =  ;         x   =  

- HS nêu            x  =  x    

- Khi đổi vị trí các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.

 

- HS lấy VD về tính chất giao hoán của phép nhân

- HS tính:

    (  x ) x  =  x  =  =

       x ( x ) =  x =  =

- Hai biểu thức có giá trị bằng nhau:

(  x ) x  =   x ( x )

- Muốn nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba chúng ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của phân số thứ hai và phân số thứ ba.

- HS nhắc lại tính chất, lấy VD

- HS tính:

(+ ) x  =  x =

 x  +  x  = + =  

- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng

- Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta có thể nhân từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả lại với nhau.

- HS nghe và nhắc lại tính chất.

- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp

VD:

Cách 1:

= (=

Cách 2:

=

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tâp cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2:Tập đọc:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi)

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc tươi vui. lạc quan. Học thuộc lòng 1- 2 khổ thơ thơ.

3. Phẩm chất

- GD tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

   * GD QP-AN:Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)

            Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện  tập – thực hành

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 

+ Đọc bài Khuất phục tên cướp biển

+Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau?

 

+ Nêu ý nghĩa bài học.

 

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:

+ 1 HS đọc

+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như … chuồng

+ Ca ngợi bác sĩ Ly đã dũng cảm và kiên quyết bảo vệ lẽ phải

 

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc vui, lạc quan

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc vui thể hiện tinh thần lạc quan của các chiến sĩ, nhấn giọng các từ ngữ: không phải vì xe không có kính, chạy thẳng vào tìm, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, chưa cần thay, mau khô áo,…

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài chia làm 4 đoạn.

(Mỗi khổ thơ là một đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: xoa, đột ngột, như sa như ùa, xối, tiểu đội, ....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi)

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

 

 

 

 

+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?

à Các câu thơ đó đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường nay khói lửa bom đạn.

+ Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?

à Đó là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ.

* GDQP-AN: Trong chiến tranh, các chiến sĩ công an, bộ đội và thanh niên xung phong phải chịu rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ cũng rất sáng tạo và lạc quan, yêu đời, thích nghi với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

+ Hãy nêu nội dung của bài.

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

- Đó là những hình ảnh:

* Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

* Ung dung, buồng lái ta ngồi.

* Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

* Không có kính, ừ thì ướt áo.

* Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.

* Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa…

- Thể hiện qua các câu:

     Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi …

 

 

 

 

+ Các chú lái xe rất vất vả, rất dũng cảm.

+ Các chú lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời …

+ Các khó khăn, gian khổ: thiếu thức ăn, nước uống, thuốc men; ngủ dưới những căn hầm ẩm ướt; bị bệnh sốt rét, luôn luôn bị đe doạ tính mạng bởi bom đạn,...

+ Sáng tạo: xe không kính, bếp Hoàng Cầm, lá nguỵ trang, ...

 

Nội dung: Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.

- HS ghi nội dung bài vào vở

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cả bài. Học thuộc lòng 1-2 khổ thơ

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và tự chọn 2 đoạn thơ đọc diễn cảm

- Yêu cầu học thuộc lòng  1- 2 khổ thơ tại lớp

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm  trong nhóm

+ Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng tại lớp

- Ghi nhớ nội dung bài thơ

- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

 

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập làm văn

 

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (TT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Giúp HS biết cách viết đoạn văn miêu tả cây cối

2. Kĩ năng

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một cây bóng mát

3. Phẩm chất

- Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

* Ghi chú: Thay cho bài Tóm tắt tin tức không dạy

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh, ảnh về cây bóng mát

   - HS: Vở, bút, ...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành

- KT:  đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 

- GV dẫn vào bài học

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu:  Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một cây bóng mát

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

Đề bài: Viết các đoạn văn của phần thân bài cho bài văn miêu tả một cây bóng mát

 

 

+ Trong phần TB, có thể viết mấy đoạn văn?

 

 

- GV lưu ý: Dù viết mấy đoạn văn thì mỗi đoạn văn cũng phải có nội dung miêu tả, có câu mở đoạn, câu kết đoạn và các đoạn văn phải có mối liên hệ với nhau.

 

 

- GV cùng HS chữa lỗi dùng từ, đặt câu cho bạn

 

 

 

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài

- Lập dàn ý chi tiết cho phần thân bài theo một trong 2 cách

+ Tả từng bộ phận của cây

+ Tả từng thời kì phát triển của cây

* Viết 2-3 đoạn văn

+ Đoạn văn tả thân, rễ, lá

+ Đoạn văn tả hoa, quả

+ Đoạn văn tả công dụng, ích lợi

- Lắng nghe

- HS thưc hành viết bài cá nhân và chia sẻ trước lớp

VD: Cây bàng được trồng ở góc sân trường. Tán cây xoè bóng mát, ôm trọn một góc tầng hai. Mấy cành cây tinh nghịch sà vào gần hành lang lớp học. Những chiếc lá bàng to bằng bàn tay người lớn, xanh đậm suốt mùa hè, giấu đi những chú ve ca hát suốt ngày đêm không biết mệt mỏi. Thân cây bàng to, sần lên những cục u bướu như vẻ mặt khắc khổ của một cụ già.

- Chữa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài viết

- Hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây bóng mát

     

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Tiếng Việt*:

Luyện Tập Câu Kể Ai Là Gì ?

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về kiểu câu kể Ai là gì ?.

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm 2 trong 4 bài; học sinh khá làm 3 trong 4 bài; học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Viết một vài câu giới thiệu về bố mẹ (ông bà) với một người bạn mới quen của em, trong đó có sử dụng câu kiểu Ai là gì?

Bài làm

....................................................................

...................................................................

....................................................................

..................................................................

....................................................................

...................................................................

....................................................................

 

Bài 2. Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của từng câu:

      a. Lý Tự Trọng là con của một gia đình cách mạng quê ở Hà Tĩnh, cư trú ở Thái Lan. Năm 1925, lúc 11 tuổi, Lý Tự Trọng là mootj trong bảy thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1929, anh được đưa về nước hoạt động, làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kì.

      b. Kim Đồng là người dân tọc Nùng ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng theo cách mạng làm giao thông liên lạc từ Đào Ngạn lên Pắc Bó, nơi Bác Hồ ở.

Bài làm

....................................................................

 ...................................................................

....................................................................

...................................................................

....................................................................

....................................................................

 ...................................................................

....................................................................

...................................................................

.................................................................... ....................................................................

Bài 3. Gach dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu văn, câu thơ sau:

a. Cha của Mô-da là người chơi đàn vi- ô- lông nổi tiếng. Có thể nói, Mô- da lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí âm nhạc.

b. Nhà bác học Ê- đi- xơn sinh tại thị trấn Mi- lan, bang Ô- hai- ô nước Mĩ. Bố ông là nhà buôn gỗ và lương thực bằng đường hằng hải.

c.               Em là con gái Bắc Giang

           Rét thì mặc rét, nước làng em lo.

d.                   Rồi ra đọc sách cấy cày

           Mẹ là đất nước, tháng ngày của con....

Bài 4a. Gạch dưới các câu kể Ai là gì? 

a)              Tớ  là chiếc xe lu                                          

                 Người tớ to lù lù.                                       

b)         Bông cúc là nắng làm hoa                     

            Lúa chín là nắng của đồng                       

    Trái thị, trái hồng ,... là nắng của cây.  

c.                Tôi  là chim chích                                 

                   Sống ở cành chanh.

Bài 4b. Vị ngữ trong các câu Ai là gì ? ở trên là danh từ hay cụm danh từ?

Trả lời:......................................................

 ...................................................................

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

....................................................................................................................................................

                                                       Thứ năm ngày 09  tháng 2 năm 2023  

Tiết 1: Toán:

 TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Biết cách tìm phân số của một số.

2. Kĩ năng

- Thực hiện giải được các bài toán dạng tìm phân số của một số

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Phiếu học tập

 - HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

+ Nêu cách nhân 2 PS . Lấy VD minh hoạ

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 2 HS phát biểu ý kiến

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu: Biết cách tìm phân số của một số.

* Cách tiến hành:

- GV nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi 2/3 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

+  số cam trong rổ như thế nào so với   số cam trong rổ?

+ Nếu biết được số cam trong rổ là bao nhiêu quả thì làm thế nào để biết tiếp được   số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

+  số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

+  số cam trong rổ là bao nhiêu quả?

* Vậycủa 12 quả cam là bao nhiêu quả?

+ Em hãy điền dấu phép tính thích hợp vào chỗ chấm: 12 …   = 8

- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.

* Vậy muốn tính   của 12 ta làm như thế nào?

VD:  Hãy tính   của 15.

         Hãy tính  của 24.

 

- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:

+  số cam trong rổ gấp đôi  số cam trong rổ.

 

+ Ta lấy  số cam trong rổ nhân với 2.

+   số cam trong rổ là 12 : 3 = 4 (quả)

 

+   số cam trong rổ là 4 Í 2 = 8 (quả)

 

+   của 12 quả cam là 8 quả.

 

+ Điền dấu nhân (Í)

- HS thực hiện 12 Í   = 8

+ Muốn tính   của 12 ta lấy số 12 nhân với .

- Là 15 Í   = 10.

- Là 24 Í  = 18.

3. HĐ thực hành:(18 p)

* Mục tiêu: Giải được bài toán tìm phân số của một số

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án, chốt cách giải bài toán tìm phân số của một số.

Bài 2:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.

 

 

 

 

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân  – Chia sẻ nhóm 2-  Lớp

                             Bài giải

    Số học sinh được xếp loại khá là:

                   35 Í  = 21 (học sinh)

                           Đáp số: 21 học sinh

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Đ/a:

Bài giải

                 Chiều rộng của sân trường là:

                          120 Í  = 100 (m)

                                  Đáp số: 100m

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài giải

                 Lớp 4A có số học sinh nữ là:

                             (học sinh)

                            Đáp số: 18 học sinh nữ

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Thêm yêu cầu cho bài toán 3 (SGK) và giải:  Hỏi lớp 4A có tất cả bao nhiêu học sinh?

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

............................................................................................................

 Tiết 2: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng vận dụng từ ngữ vào việc đặt câu, viết văn cho tốt.

3. Phẩm chất

- Có ý thức dùng từ, đặt câu và viết câu đúng.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Bảng phụ

           + Một vài trang từ điển phô tô.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành,...

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành các bạn hát, vận động tại chỗ.

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).

* Cách tiến hành

Bài tập1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ, đặt câu với một số từ

Bài tập 2:

- BT2 đã cho một số từ ngữ. Nhiệm vụ của các em là ghép từ dũng cảm vào trước hoặc sau những từ ngữ ấy để tạo thành những cụm từ có nghĩa.

- Tổ chức chia sẻ bài bằng hình thức thi tiếp sức.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 

 

 

 

 

Bài tập 3: Tìm các từ …

- HS lần lượt ghép từ bên cột A với nghĩa đã cho bên cột B à tìm ý đúng

- GV nhận xét, khen/ động viên.

Bài tập 4:

- Gọi HS chia sẻ bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

Đ/a:

* Các từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.

- HS giải nghĩa một số từ: quả cảm, can trường, đặt câu với từ: anh hùng, can đảm

Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

+ Ghép từ dũng cảm phía trước: dũng cảm cứu bạn, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm xông lên, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.

+ Ghép từ dũng cảm phía sau: tinh thần dũng cảm, người chiến sĩ dũng cảm, hành động dũng cảm, nữ du kích dũng cảm, em bé liên lạc dũng cảm,

     Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp

+ Gan góc: (chống chọi) kiên cường, không  lùi bước.

+ Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ gì là gì.

+ Gan dạ: không sợ nguy hiểm.

- Lấy VD về trường hợp sử các từ trong bài (VD anh chiến sĩ quyết chiến đâu với kẻ thù không lùi bước, dù có phải hi sinh)=>gan góc

Cá nhân – Lớp

Đáp án:

5 chỗ trống cần lần lượt điền các từ ngữ: người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.

- Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh

- HS nêu những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng, học tập noi theo tấm gương của anh

- Ghi nhớ các từ đã biết trong bài – Vận dụng trong khi đặt câu, viết văn.

- Tìm các từ khác cùng nghĩa với từ dũng cảm

     

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 3: Địa lí:

Thành phỐ CẦn Thơ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;

+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.

+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.

   * Học sinh năng khiếu: Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn háo, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát và đọc lược đồ để chỉ được vị trí của thành phố Cần Thơ trên lược đồ và các loại đường giao thông từ thành phố đi các tỉnh khác

3. Phẩm chất

- HS học tập nghiêm túc, tự giác.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Lược đồ thành phố Cần Thơ

- HS: Tranh, ảnh về thành phố Cần Thơ(sưu tầm)

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (2p)

+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của TP HCM.

   

- GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới

-  TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Các ngành công nhiệp chính của TP Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, …

+ Một số nơi vui chơi, giải trí như: rạp hát, rạp chiếu phim, Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên….

2. Khám phá: (30p)

* Mục tiêu:  Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ:

+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.

+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

 Hoạt động 1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:

Hoạt động1: Theo cặp:

- GV cho các nhóm dựa vào bản đồ, trả lời câu hỏi:  

+ Chỉ vị trí Cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP cần thơ giáp những tỉnh nào?

+ Từ thành phố này có thể đi các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

- GV nhận xét chốt ý: Thành phố Cần Thơ nằm ở TT đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các nơi trong nước và trên TG

Hoạt động2: Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:

- GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ Việt Nam, SGK, thảo luận theo gợi ý:

*Tìm dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:

+ Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ).

  

+ Trung tâm văn hóa, khoa học.

+ Trung tâm du lịch.

+ Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long?

- GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.

+ Là thành phố trẻ trực thuộc TW từ năm 2004,

+ Vị trí ở trung tâm ĐBNB, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của ĐBSCL và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới bằng đường thủy. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho ĐBSCL.

+ Đường bộ cũng được đầu tư khang trang có 3 quốc lộ đi qua TP Cần Thơ là Quốc lộ 1A, 80, 91, trước kia quốc lộ 1A bị ngăn cách bởi sông Cần Thơ , nhưng vào tháng 4/2010 đã khánh thành  cây Cần Thơ dài 15,58 km từ TP Cần Thơ đi tới các tỉnh phía Nam, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.

+ Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước; Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón , … phục vụ nông nghiệp .

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2 – Lớp

 

+ HS lên chỉ và nói: TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

 + Đường ô tô, đường thủy, đường hàng không.

 

 

 

- Lắng  nghe

 

 

Nhóm 4 – Lớp

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi bổ sung

 

 

* Là trung tâm kinh tế vì:

+ Cần Thơ là trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước.

+ Cần Thơ phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón , … phục vụ nông nghiệp

+ Có viện nghiên cứu lúa gạo.

+ Giao thông thuận tiện.

* Là trung tâm văn hóa, khoa học.

 +Vì nơi đây có trường đại học Cần Thơ và các trường cao đẳng, các trung tâm dạy nghề,…

* Là trung tâm du lịch.

+ Đến Cần Thơ chúng ta được tham quan du lịch trong các khu vườn với nhiều loại cây trái, tham quan các khu du lịch sinh thái như vườn cò Bằng Lăng,…(hình 5)

+ Nhờ vị trí địa lí thuận lợi do ở TT đồng bằng.

- HS nghe.

- Ghi nhớ nội dung bài học

- Trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được về thành phố Cần Thơ

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................

Tiết 5: Tiết5: Tập làm văn:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI

TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác làm bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

*GD BVMT: HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu  về cây sẽ tả, có phẩm chất gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:  Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết lời giải BT1.

   - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

*Mục tiêu:

- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối;

- Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.

* Cách tiến hành:

* Bài tập 1:

+ Đọc 2 cách mở bài a, b và so sánh 2 cách mở bài ấy có gì khác nhau.

- GV nhận xét và chốt lại

+ Em thấy cách mở bài nào hay hơn?

- GV: Mở bài gián tiếp bao giờ cũng làm bài văn mềm mại và hay hơn, cuốn hút người đọc hơn

* Bài tập 2:

+ Các em có nhiệm vụ viết một mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả một trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý. Mở bài không nhất thiết phải viết dài, có thể chỉ 2, 3 câu.

- GV nhận xét, khen những bài HS viết hay.

- Cùng HS sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho các bạn

* Bài tập 3:

- Yêu cầu HS tự quan sát cây mà mình thích và ghi chép lại kết quả quan sát, trả lời các câu hỏi:

a. Cây đó là cây gì?

b. Cây được trồng ở đâu?

c. Cây do ai trồng, trồng vào dịp nào?

d. Ấn tượng chung của em khi nhìn cây đó như thế nào?

* Bài tập 4:

- GV cùng HS sửa lỗi trong bài viết.

- GV nhận xét, khen những HS viết hay.

* Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2 viết được đoạn văn mở bài.

HS M3+M4 viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

3. HĐ ứng dụng (1p)

- GD BVMT: Các loài cây đều rất gần gũi và có ích với cuộc sống con người. Mỗi loài cây đều có vẻ đẹp riêng. Cần biết bảo vệ các loài cây để cuộc sống luôn tươi đẹp.

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân - Cả lớp

Đáp án:

* Cách 1: Mở bài trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả.

* Cách 2: Mở bài gián tiếp – nói về mùa xuân, về các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

+ HS trả lời

- HS  lắng nghe

Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

VD: Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân. Ở đó không bao giờ thiếu màu sắc của những loài hoa. Mẹ em trồng hoa hồng. Em thì trồng mấy cụm mười giờ. Riêng bố em năm nào cũng chỉ trồng một thứ hoa là hoa mai. Bố bảo: Hoa mai mang nắng phương Nam về Bắc. Vì vậy, trước sân nhà em không bao giờ thiếu chậu hoa mai của bố.

 

Cá nhân – Lớp

 Đáp án: VD:

+ Cây hoa trạng nguyên

+ Cây trồng trước nhà

+ Bố em trồng vào dịp Tết

+ Cây mang một màu đỏ rực rỡ nổi bật

Cá nhân – Lớp.

VD: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, đào, mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rõ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: “Ôi, cây hoa đẹp quá”

- Liên hệ bảo vệ, chăm sóc cây

- Hoàn chỉnh bài văn miêu tả một cây hoa

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................­

............................................................................................................

Tiết 7: Tiếng Việt*:

 

ÔN LUYỆN: DÙNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CHO CÂU

 

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về các biện pháp tu từ khi viết văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 câu; học sinh khá làm 3 trong 4 câu; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Câu 1. Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn thêm sinh động:

- Cây chanh trong vườn đang nở hoa rất trắng.

- Các loài hoa trong vườn đang đua nhau nở.

- Tiếng chim kêu sau nhà khiến Lan giật mình thức dậy.

- Những đám mây đang khẽ trôi.

- Những cơn gió khẽ thổi trên mặt hồ.

- Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

- Dòng sông chảy nhanh, nước réo to, sóng vỗ hai bên bờ mạnh.

- Mưa xuống rất mau, giọt ngã, giọt bay, bụi mước toả trắng xoá. Con gà ướt hết đang đi tìm chỗ trú.

Câu 2. Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi tả, gợi cảm hơn:

- Phía đông,.............mặt trời ............nhô lên đỏ rực.

- Bụi tre ......ven hồ.......nghiêng mình........theo gió.

- Trên cành cây................................., mấy chú chim non....................................kêu...................................

- Khi hoàng hôn.......................xuống, tiếng chuông chùa lại ngân.............................................................

- Em bé.............................cười.................................

Câu 3. Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn:

- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá.

.................................................................................

- Vườn trường xanh um lá nhãn.

.................................................................................

- Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà.

.................................................................................

- Mặt trời đang mọc ở đằng đông.

.................................................................................

- Những bông hoa đang nở trong nắng sớm.

.................................................................................

- Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành.

......................................................................

- Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ.

......................................................................

- Mặt trời đang lặn ở đằng tây.

......................................................................

- Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

......................................................................

- Cuối thu, cây bàng khẳng khiu , trụi lá.

......................................................................

......................................................................

Câu 4. Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:

- Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Đất nước mình đâu cũng dẹp.

…………………………………………….

- Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Đám mây bay qua bầu trời.

…………………………………………….

- Ánh nắng trải khắp cánh đồng.

…………………………………………….

- Cây bàng toả bóng mát rượi.

…………………………………………….

- Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói.

…………………………………………….

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ sáu ngày 10  tháng 3 năm 2023

Tiết 5:Toán:

PHÉP CHIA PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là phân số đảo ngược. Biết cách chia hai phân số

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia hai phân số

- Vận dụng giải các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1 (3 số đầu), bài 2, bài 3 (a). HSNK làm tất cả bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu học tập

- HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, luyện tập-thực hành

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(3p)

+ Tìm 2/ 3 của 12

+ Tìm 2/3 của 15 kg

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBHTđiều  hành lớp trả lời, nhận xét

+ Lớp thực hiện cá nhân – Chia sẻ

2. HĐ Hìnhthành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu: Biết cách chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

* Cách tiến hành

* Bài toán: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 7/15 m2, chiều rộng là 2/3m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

+ Bạn nào biết thực hiện phép tính trên?

- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra sau đó chốt: Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Trong bài toán trên, phân số 3/2 được gọi là phân số đảo ngược của phân số. Từ  đó ta thực hiện phép tính sau:

    :   =  Í =  =

+ Vậy chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu mét?

* Hãy nêu lại cách thực hiện phép chia cho phân số.

 

- HS đọc đề toán, nêu cách tính chiều dài hình chữ nhật: Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều rộng

 Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là:

                   : .

+ HS đề xuất cách tính và thử tính, có thể tính đúng hoặc sai.

- HS nghe giảng và thực hiện lại phép tính.

- HS quan sát, trình bày bài làm

 

+ Chiều dài của hình chữ nhật là  m.

- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lấy VD về phân số đảo ngược

- Lấy VD về phép chia và thực hiện

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia hai phân số

* Cách tiến hành

Bài 1: 3 số đầu (HS năng khiếu làm cả bài)

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách viết phân số đảo ngược của 1 phân số.

 

 

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách chia phân số.

Bài 3a:(HS năng khiếu  làm cả bài)

- Lưu ý HS: Có thể đọc được ngay kết quả của các phép chia trong bài sau khi tính được kết quả của phép nhân đầu tiên.

 

 

 

 

Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

 Cá nhân - Lớp

Đáp án

- Phân số đảo ngược của  là

- Phân số đảo ngược của  là

- Phân số đảo ngược của  là

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a.

b.  :  =  Í  =

c.   :  =   Í  =   

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a. x   =  =  

    :  =  x

    : =  

- Làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

 

                                          Đáp số: m

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Thêm yêu cầu cho bài tập 4 (SGK) và giải: Tính chu vi của hình chữ nhật đó

     

 

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

...................................................................

Tiết 6:Toán *:

ÔN LUYỆN VỀ PHÂN SỐ

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số; phép cộng và phép trừ phân số; tìm thành phần chưa biết; giải toán văn về phân số.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

 

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

 

Bài 1. Tính:

            a)            = ………...............................................................................................…..                b)         = ………...............................................................................................…..   

            c)         1 -        = ………...............................................................................................…..   

 

Bài 2. Tính:

            a)            = …………. ….............................................................................                                b)            = …………. ….............................................................................                                c)            = …………. ….............................................................................                                   d)            = …………. ….............................................................................                   

 

Bài 3. Tìm  x:


             a)                                              b)                                             c)

           

             

Bài 4. Hai vòi nước chảy vào một bể, trong cùng một thời gian vòi thứ nhất chảy được   bể nước, vòi thứ hai chảy được  bể nước. Hỏi vòi thứ hai chảy được nhiều hơn vòi thứ nhất bao nhiêu phần bể nước?

Bài giải

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

 ............................................................................................................

Tiết 4: Sinh hoạt lớp                                SINH HOẠT LỚP

 

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 25

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 26

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                       

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

- Học tâp, ôn luyện chuẩn bị thi giữa học kì 2

- Luyện tập văn nghệ

- Chuẩn bị cho cắm trại

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể mừng Đảng - mừng Xuân

................................................................................................................................................