In trang

KE HOACH BAI DAY TUAN 27 - LOP 4/2
Cập nhật lúc : 10:15 29/03/2023

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Tuần thứ: 27 từ ngày: 20/3 đến ngày: 24/3                      

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh ND KHDH

2

20/3

Sáng

 

 

 

Chiều

1

HĐTT-Ccờ

HOẠT ĐÔNG CHUNG

2

Toán

Luyện tập chung

 Bảng nhóm

3

Tập đọc

Dù sao trái đất vẫn quay

Tranh minh họa

4

Đạo đức

Tích cuc tham gia cac hoat dong nhan dao

Tranh minh họa

5

Lịch sử

Thành thị ơi thế kỉ XVI-XVII

Tranh minh họa

6

Khoa học

Các nguồn nhiệt

Tranh minh họa

7

Chính tả

Nhớ- viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tranh minh họa

8

Kỹ thuật

Lap cai du

Vở thực hành

3

 21/3

Sáng

 

1

Toán

Kiểm tra GHK II

 Bảng nhóm

3

Luyện từ

Câu khiến

Tranh minh họa

4

Kê  chuyện

KC được chứng kiến hoặc tham gia

Tranh minh họa

5

Khoa học

Nhiệt cần cho sự sống

Tranh minh họa

4

 22/3

Sáng

1

Toán

Hình thoi

Bảng nhóm

2

Tập đọc

Con sẻ

Tranh minh họa

3

Tập làm văn

Tả cây cối ( KT Viết )

Bảng phụ

4

Tin học

Vở thực hành

5

LT T Việt

Ôn luyện

5  23/3

Sáng

 

 Chiều

1

Toán

Diện tích hình thoi

Bảng nhóm

2

L.từ và câu

Cách đặt câu khiến

Bảng phụ

3

Địa lí

Đồng bằng duyên hải Miền Trung

5

Tập làm văn

Trả bài văn miêu tả cây cối

Bảng phụ

6

Thư viện

7

LT T Việt

Ôn luyện

Vở thực hành

6  24/3

Sáng

2

Toán

Luyện tập

Bảng nhom

3

LT Toán

Ôn luyện

Vở thực hành

4

HĐTT-SHL

 Sinh hoạt lớp

Kế hoạch tuần

Kiểm tra, nhận xét

 

Tổ chuyên môn                                                                               Ban giám hiệu

 

 

 TUẦN 27

Thứ hai ngày 20 tháng 3  năm 2023

 

Tiết 1: Chào cờ:                               HOẠT ĐỘNG  NGOÀI GIỜ

............................................................................................................

Tiết2 : Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về phân số

2. Kĩ năng

- Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm học, chăm chỉ..

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm:  Bài 1, bài 2, bài 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Bảng phụ

  - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

 

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động thực hành (30p)

* Mục tiêu: - Rút gọn được phân số.

                    - Nhận biết được phân số bằng nhau.

                    - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

  Bài 1:

- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Lưu ý HS khi rút gọn phải rút gọn kết quả tới phân số tối giản

*KL: Củng cố cách rút gọn phân số.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2

 

Bài 2:

- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.

* Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết cách tìm  số phần của một số

Bài 3:

- GV gọi 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gợi ý HS (nếu cần):

+ Muốn tìm quãng đường còn lại trước hết em phải làm gì?

+ Làm thế nào để tính độ dài quãng đường đã đi?

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* KL: Củng cố cách giải bài toán tìm phân số của một số.

* Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết cách giải bài toán có lời văn

 

Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

 

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a)

 là các phân số tối giản.

b) Các phân số bằng nhau là:

Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) 3 tổ chiếm số phần HS của lớp là :

               3 : 4 =  (số học sinh)

b) 3 tổ có số HS là :

32 x= 24 (học sinh)

          Đ/s : a) lớp

                    b) 24 học sinh

HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp

+ Tính độ dài quãng đường đã đi

+ Tính của 15km

Bài giải

Quãng đường anh Hải đã đi dài là :

15 x =10 (km)

Quãng đường anh Hải còn phải đi là:

15 – 10 = 5 (km)

                           Đáp số: 5km

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài giải

Lần sau lấy ra số lít xăng là:

        32 850 x =10 950 (l)

Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:

   32 850 + 10 950 + 56 200 = 100 000 (l)

                        Đáp số: 100 000 l xăng

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập trong sách Toán buổi 2 và giải.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập đọc:

 

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất dũng cảm, kiên trì bảo vệ các chân lí khoa học.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Ga-vrôt ra ngoài chiến lũy

+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

 

 

+ Bạn hãy nêu nội dung câu chuyện?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 2 HS đọc

+ Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân vì Ga- vrốt nghe Ăng- giôn- rắc nói nghĩa quân sắp hết đạn.

+ Ca ngợi chú bé Ga-vrốt dũng cảm

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được phẩm chất ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Cần đọc với giọng kể rõ ràng chậm rãi, bộc lộ sự thán phục với 2 nhà khoa học

+ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: trung tâm, đứng yên, bãi bỏ, sai lầm, sửng sốt, tà thuyết,...

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu … chúa trời.

+ Đoạn 2: Tiếp theo … bảy chục tuổi

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Cô-péc-ních, sửng sốt, tà thuyết, phán bảo, Ga-li-lê, ...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu:  Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

 

+ Ý kiến của Cô- péc- ních có điều gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?

 

 

 

+ Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?

 

+ Vì sao toà án lúc đó xử phạt ông?

 

 

 

+ Lòng dũng cảm của Cô- péc- ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào?

 

 

 

 

 

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô- péc- ních đã chứng minh ngược lại.

+ Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních.

+ Toà án xử phạt Ga- li- lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.

- Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Vì bảo vệ chân lí khoa học, nhà bác học Ga- li- lê đã phải sống trong cảnh tù đày.

Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài thể hiện được phẩm chất ngợi ca với nhà bác học Cô-péc-ních

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Liên hệ, giáo dục HS  biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lí khoa học

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc hay.

- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

- Nói về một nhà khoa học, bác học dũng cảm mà em biết

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 Tiết 4: Đạo đức:

 

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

                                                             

 1. Kiến thức

- Nhận biết được các việc làm nhân đạo

2. Kĩ năng

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

3. Phẩm chất

- Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: Đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo

* TTHCM: Lòng nhân ái, vị tha

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh, phiếu học tập

- HS: SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (2p)

 

+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo

 

 

+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?

- GV dẫn vào bài mới

-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...

+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ

+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

2. Bài mới (30p)

* Mục tiêu: Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Nhận biết hành vi (BT4- T.39):

- GV nêu yêu cầu bài tập.

- GV kết luận:

+ b, c, e là việc làm nhân đạo.

+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo.

+ Em đã tham gia hoạt động nhân đạo nào trong các hoạt động mà bài nêu

+ Hãy kể thêm một số hoạt động nhân đạo mà em đã tham gia?

HĐ2: Xử lí tình huống (BT2- T/38- 39):

- GV chia 2 nhóm lớn,  giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.

òNhóm 1:

a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.

òNhóm 2:

b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.

- GV kết luận các hành động, việc làm và cách ứn xử của từng nhóm.

HĐ3: Thực hành (BT5 - SGK/39):

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.

ïKết luận chung:

- GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” –SGK/38.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

+ HS trả lời

+ HS nối tiếp kể

Nhóm  – Lớp

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận.

- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến – Có thể đóng vai dựng lại tình huống.

+ Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu …),…

+ Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa

- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu điều tra theo mẫu.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

- Cả lớp chia sẻ, trao đổi, bình luận.

- HS lắng nghe.

- HS đọc ghi nhớ.

- Thực hiên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà HS đã điều tra ở BT 5

- Tìm hiểu về các chương trình nhân đạo đang phát sóng trên đài truyền hình

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: : Lịch sử

Thành thỊ Ở thẾ kỈ XVI – XVII

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Miêu tả vài nét về ba đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc).

2. Kĩ năng

-  Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này để phát hiện ra các đặc điểm nổi bật

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập nghiêm túc

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*ĐCND: Chỉ y/c miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI- XVII.

           + Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI- XVII.

           + Phiếu học tập của HS.

- HS: SGK, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

 

+ Nêu kết quả của cuộc khẩn hoang và ý nghĩa của nó?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

+ Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.

2. khám phá (30p)

* Mục tiêu: Miêu tả vài nét về ba đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc.).

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp

Hoạt động 1: Một số thành thị lớn của nước ta thế kỷ XVI - XVII

- GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

+ Kể tên các thành thị lớn của nước ta thời bấy giờ

- GV treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.

  GV nhận xét, chốt KT mục 1

Hoạt động2: Tìm hiểu về đặc điểm của 3 đô thị lớn

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm  và yêu cầu các nhóm đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (trong SGK) để điền vào bảng thống kê sau cho chính xác

- GV yêu cầu vài HS dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK để mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII.

+ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào?

- GV nhận xét, chốt KT

- Giới thiệu với HS: Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào 5-12-1999

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

                 Cá nhân – Lớp

- HS lắng nghe

+ Thăng Long, Phố Hiến, Hội An

- 2 HS lên xác định.

- HS nhận xét.

Nhóm 4 – Lớp

- HS đọc SGK và thảo luận rồi điền vào bảng thống kê để hoàn thành phiếu học tập.

* Phiếu học tập:

      Đặc        điểm

T. thị

 

Cảnh buôn bán

 

Phố phường

Cư dân ngoại quốc

Thăng

Long

Phố Hiến

Hội An

- Vài HS mô tả.

- HS nhận xét và chọn bạn mô tả hay nhất.

+ Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Lắng nghe

- Tìm hiểu thêm về Hội An, Thăng Long, Phố Hiến ngày nay.

- Trình bày lại cảnh Hội An xưa bằng lời hoặc tranh vẽ. Đối chiếu và so sánh với cảnh Hội An nay

 

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 6:Khoa học:

CÁC NGUỒN NHIỆT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. Ví dụ: theo dõi khi đun nấu; tắt bếp khi đun xong,…

3. Phẩm chất

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm chất đốt, sử dụng an toàn các nguồn nhiệt

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác,...

* KNS: - Xác định giá trị bản thân qua việc đánh giá việc sử dụng các nguồn nhiệt

             - Nêu vấn đề liên quan tới sử dụng NL chất đốt và ô nhiễm môi trường

             - Xác định các lựa chọn về các nguồn nhiệt được sử dụng (trong các tình huống đặt ra)

             - Tìm kiếm và xử lí thông tin về việc sử dụng các nguồn nhiệt
* BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

* TKNL:  HS biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nhiệt trong đời sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột như sau:

Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt

Cách phòng tránh

- HS: Hộp diêm, nến, bàn là.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1. Khởi động (4p)

  Trò chơi:  Hộp quà bí mật

+ Bạn hãy nêu ví dụ về vật dẫn nhiệt ?

 

+ Bạn hãy nêu ví dụ về vật cách nhiệt,?

 

+ Bạn hãy nêu ứng dụng của chúng trong cuộc sống?

 

 

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV

+ Vật dẫn nhiệt: thìa sắt, dây điện bằng nhôm, động,...

+ Vật cách nhiệt: thìa nhựa, thước nhựa,...

+ Nồi xoong làm từ chất dẫn nhiệt tốt để nấu chín nhanh hơn, quai nồi làm từ chất dẫn nhiệt kém để bảo đảm an toàn khi bắc nồi.

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu: Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt.Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

HĐ1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng

- Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:

+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh?

 

 

 

 

+ Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy?

+ Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì?

 

 

 

+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không?

- GV bổ sung: Khí Biôga (khí sinh học) là một loại khí đốt, được tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân, … được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí Biôga là nguồn năng lượng mới, hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi. Sử dụng Bi-o-ga là cách để bảo vệ môi trường.

- Kết luận: Các nguồn nhiệt là: mặt trời, bóng đèn, bàn là,... Các nguồn nhiệt có vai trò to lớn với cuộc sống

HĐ2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt

+ Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào?

 

+ Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác?

- Cho HS hoạt động  nhóm 2 HS.

- Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt

Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt

 Cách phòng tránh

- Bị cảm nắng –(Đội mũ, đeo kính khi ra đường. Không nên chơi ở chỗ quá nắng vào buổi trưa)

- Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi, …- (Không nên chơi đùa gần: bàn là, bếp than, bếp điện đang sử dụng)

- Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt- (Dùng lót tay khi bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt)

- Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi 

* Liên hệ:

+ Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt?

 

 

 

 

 

 

 

+ Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác?

 

 

 

3:Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

- GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập.

- Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp

 

 

 

Đáp án

+ Mặt trời: giúp cho mọi sinh vật sưởi ấm, phơi khô tóc, lúa, ngô, quần áo, nước biển bốc hơi nhanh để tạo thành muối, …

+ Ngọn lửa của bếp ga, củi giúp ta nấu chín thức ăn, đun sôi nước, …

+ Lò sưởi điện làm cho không khí nóng lên vào mùa đông, giúp con người sưởi ấm, …

+ Bàn là điện: giúp ta là khô quần áo, …

+ Bóng đèn đang sáng: sưởi ấm gà, lợn vào mùa đông, …

+ Các nguồn nhiệt dùng vào việc: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm, …

+ Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì ngọn lửa sẽ tắt, ngọn lửa tắt không còn nguồn nhiệt nữa.

- Lắng nghe.

Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp

 

+ Ánh sáng Mặt Trời, bàn là điện, bếp điện, bếp than, bếp ga, bếp củi, máy sấy tóc, lò sưởi điện...

+ Lò nung gạch, lò nung đồ gốm …

- Các nhóm trao đổi, thảo luận, và ghi câu trả lời vào phiếu.

- Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

- 2 HS đọc lại phiếu.

- HS lắng nghe

+ Bếp đang hoạt động, nguồn nhiệt tỏa ra xung quanh một nhiệt lượng lớn. Nhiệt đó truyền vào xoong, nồi. Xoong, nồi làm bằng kim loại, dẫn nhiệt rất tốt. Lót tay là vật cách nhiệt, nên khi dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt sẽ tránh cho nguồn nhiệt truyền vào tay, tránh làm đổ nồi, xoong bị bỏng, hỏng đồ dùng.

+ Vì bàn là điện đang hoạt động, tuy không bốc lửa nhưng tỏa nhiệt rất mạnh. Nếu vừa là quần áo vừa làm việc khác rất dễ bị cháy quần áo, cháy những đồ vật xung quanh nơi là.

Cá nhân – Lớp

* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

+ Tắt bếp điện khi không dùng.

+ Không để lửa quá to khi đun bếp.

+ Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.

+ Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn ấm.

+ Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không cần thiết cho nhiều than hay củi.

+ Không đun thức ăn quá lâu.

+ Không bật lò sưởi khi không cần thiết.

-  Thực hành tiết kiệm năng lượng chất đốt tại gia đình (ga, củi,...)

- Tìm hiểu về quy trình tạo khí bi-ô-ga

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Chính tả:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ với thể thơ tự do

- Làm đúng BT2a, BT 3 a phân biệt âm đầu s/x

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: giấy khổ to ghi nội dung BT 2, BT3

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Chuẩn bị viết chính tả: (6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, tìm được các từ khó viết

* Cách tiến hành:

* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.

+ Nêu nội dung đoạn viết?

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm

+ Ca ngợi tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe.

- HS nêu từ khó viết: xoa, sao trời, mưa xối, nuốt.

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả, trình bày đúng bải thơ theo thể thơ tự do

* Cách tiến hành:

- GV  lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nhớ - viết bài vào vở

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x

* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Tìm các trường hợp chỉ viết với s hoặc x

 

 

 

Bài  3a

 

 

 

 

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

7. Hoạt động sáng tạo (1p)

Đáp án:

+Với trường hợp chỉ viết với s: sai, sải, sàn, sản, sạn, sợ, sợi, …

 +Trường hợp chỉ viết với x: xua, xuân, xúm, xuôi, xuống, xuyến, …

+ sa (sa mạc)

   xen (xen kẽ)

- Đọc lại đoạn văn sau khi đã điền hoàn chỉnh. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của sa mạc.

-  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt s/x

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                   ...........................................................................................................

Tiết 8: Kỉ  thuật:

LẮP CÁI ĐU (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.

- Nắm được quy trình lắp cái đu

2. Kĩ năng

- Bước đầu lắp được cái đu theo mẫu.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác , yêu thích môn học

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh quy trình, mẫu cái đu

- HS:  Bộ dụng cụ lắp ghép

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

2. HĐ thực hành: (30p)

* Mục tiêu:  - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.

                      - Nắm được quy trình lắp cái đu

                      - Bước đầu lắp được cái đu theo mẫu.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: 

- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn

- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi.

+ Cái đu có những bộ phận nào?

 

+ Nêu tác dụng của cái ghế đu trọng thực tế.

 

HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 

+ GV lăp cái đu theo qui trình trong SGK để học sinh quan sát.

a. Chọn chi tiết

- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.

- Khi GV hướng dẫn có thể gọi HS lên chọn các chi tiết

b. Lắp từng bộ phận

* Lắp giá đỡ đu (H2 – SGK)

Trong quá trình lăp GV có thể dưa ra một số câu hỏi.

+ Để lắp được giá đỡ đu cần phải chọn những chi tiết nào?

+ Để lắp được giá đỡ đu cần cấn chú ý đến điều gì?

 * Lắp ghế đu: (H3 – SGK)

Trước khi lắp GV gọi HS trả lời câu hỏi.

+ Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào. Số lượng bao nhiêu?

 * Lắp trục đu vào ghế (H4 – SGK)

GV cho HS quan sát hình 4, - SGK, sau đó gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn.

- Trước khi lắp GV hỏi: để cố định trực đu cần bao nhiêu vòng hãm?

c. Lắp ráp cái đu:

+ GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H4 vào H2) để hoàn thành cái đu hình 1, sau đó KT sự dao động của cái đu.

d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:

- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại  với trình tự lắp.

- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 2 – Lớp

- HS  quan sát vật mẫu.

+ Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.

+ Ở các trường mẫu giáo hoặc trong công viên, các gia đình, ta tường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên ghế đu.

- HS quan sát thao tác của GV.

- HS làm cùng GV chọn các chi tiết để vào nắp hộp.

- 1 số HS lên bảng chọn chi tiết theo yêu cầu của GV.

+ Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.

+ Vị trí ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.

 

+ Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ,...

+ HS lên bảng thực hành.

+ Cần 4 vòng hãm.

- HS lên thực hành dưới sự hướng dẫn của GV

- HS bước đầu thực hành lắp cái đu

- Hoàn chình các bước lắp ghép

     

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 21  tháng 3 năm 2023

Tiết 1: Toán:

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2:Khoa học:

NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

2. Kĩ năng

- Biết ứng dụng vai trò của nhiệt trong cuộc sống và trong trồng trọt, chăn nuôi để đạt được hiệu quả cao

3. Phẩm chất

- HS học tập nghiêm túc, tích cực

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác, NL sáng tạo

   *BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK

          +  Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.

- HS: 4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1, Khởi động (4p)

 

+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.

+ Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ?

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi

+ Mặt trời, ngọn lửa, các bếp điện,...

+ Sử dụng đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...

 

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được vai trò của nhiệt với sự sống trên Trái Đất

                     - Biết ứng dụng vai trò của nhiệt trong cuộc sống, trồng trọt và chăn nuôi.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp

1. Nhu cầu về nhiệt của các sinh vật

- GV kê bàn sao cho các nhóm đều hướng về phía bảng.

- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.

- Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.

- 1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.

- Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.

- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.

- Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.

- Tổng kết trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt KT: Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.....(phần bài học SGK)

HĐ2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất: 

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

 + Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

*Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.

HĐ3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật:

- Chia lớp thành 6 nhóm lớn. Cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho: Người, động vật, thực vật.

- GD MT: HS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp để thích nghi và phát triển dưới những biến đổi của môi trường

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 6 – Lớp

Câu hỏi và đáp án:

Câu 1:  3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:

a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy- líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.

b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.

c. Hoa tuy- líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.

Đáp án: C

Câu 2: 3 loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:

a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.

b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.

c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.

Đáp án: B

Câu 3: Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:

   a. Sa mạc                              c. Ôn đới

   b. Nhiệt đới                          d. Hàn đới

Đáp án: C

Câu 4: Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:

   a. Sa mạc                              c. Ôn đới

   b. Nhiệt đới                          d. Hàn đới

Đáp án: B

Câu 5: Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:

   a. Sa mạc                            c. Ôn đới

   b. Nhiệt đới                        d. Hàn đới

Đáp án: C

Câu 6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc và ôn đới   b. Sa mạc và nhiệt đới            c. Hàn đới và ôn đới   d. Sa mạc và hàn đới

Đáp án: D

Câu 7. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:

 a. Sự lớn lên.                  b. Sự sinh sản.   

 c. Sự phân bố.  d. Tất cả các hoạt động trên.   

Đáp án: D

Câu 8: Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:

   a. Giống nhau.                     b. Khác nhau.

Đáp án: B

- HS đọc nội dung bài học

 

Nhóm 2 – Lớp

* Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:

+ Gió sẽ ngừng thổi.

+ Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.

+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.

+ Không có mưa.

+ Không có sự sống trên Trái Đất.

+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.

+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên …

Nhóm 4 – Lớp

* Con người

+ Biện pháp chống nóng cho người: sử dụng quạt, điều hoà nhiệt độ, mặc quần áo thấm hút mồ hôi,..

+ Biện pháp chống rét cho người: máy sưởi, quần áo ấm, miếng dán giữ nhiệt,...

* Vật nuôi

+ Biện pháp chống rét cho vật nuôi: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.

+ Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

* Cây trồng

+ Biện pháp chống nóng cho cây: làm mái che nắng, tưới nước thường xuyên,..

+ Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.

- Thực hành vận dụng các giải pháp chống nóng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

- Giải thích tại sao ở một số vùng người ta lại trồng rau, hoa trong nhà kính?

     

............................................................................................................

 

Tiết3:Luyện từ và câu

CÂU KHIẾN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

   * HS năng khiếu tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).

3. Phẩm chất

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: bảng phụ

- HS: VBT, bút.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (2p)

 

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

 

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a.Phần nhận xét:

  * Bài tập 1+ 2:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT 1+ 2.

+ Câu in nghiêng dưới đây được dùng làm gì?

+ Cuối câu dùng dấu gì?

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con là câu dùng để nhờ vả, cuối câu có dấu chấm than gọi là câu khiến

  * Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT3.

- GV chốt: Câu các em vừa nói để hỏi mượn quyển vở chính là câu nói lên yêu cầu, đề nghị của mình. Đó là câu khiến

+ Thế nào là câu khiến?

 b. Ghi nhớ:

- Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

- Cho HS lấy VD.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

+ Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con ! dùng để nhờ mẹ.

+ Cuối câu là dấu chấm than.

- HS lắng nghe

- HS nói trong nhóm đôi – Chia sẻ lớp

VD: Cậu cho tớ mượn quyển vở nhé!

+ Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, … người khác làm một việc gì đó thì gọi là câu khiến.

- 1 HS đọc.

- HS nêu VD về câu khiến

3. HĐ luyện tập :(20 p)

* Mục tiêu: Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp

 Bài 1:  Tìm câu khiến trong đoạn văn sau

- Nhận xét, chốt đáp án.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 xác định đúng câu khiến.

+ Câu khiến dùng để làm gì?

+ Dấu hiệu nào giúp nhận biết câu khiến?

Bài tập 2: Tìm 3 câu khiến trong SGK.

- GV nhận xét, khen ngợi hs

 

- Lưu ý HS: Các câu đề bài trong SGK Toán và Tiếng Việt hầu hết đều là các câu khiến. Tuy nhiên những câu khiến này thường kết thúc bằng dấu hai chấm hoặc dấu chấm

Bài tập 3: Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn...

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT

- GV HD: Khi đặt câu khiến, với bạn, phải xưng hô thân mật, với người trên phải xưng hô lễ phép.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

          Cá nhân - Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !

b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu !

c) Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !

d) Con đi chặt cho đủ một trăm đất tre mang về đây cho ta.

Cá nhân – Lớp

VD:

 + Đặt  tính rồi tính.

 + Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.

+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

 

Cá nhân – Lớp

VD:

+ Cậu cầm hộ tớ cái cặp nhé!

+ Mẹ mở giúp con cánh cổng với ạ.

- Ghi nhớ các KT về câu khiến

- Xây dựng một đoạn hội thoại có câu khiến.

     

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Tiết 4: Kể chuyện:

 

LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện được kể trong tiết học

2. Kĩ năng:

- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS lòng dũng cảm

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* ĐCND: Thay cho bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (không dạy)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Sách Truyện đọc 4

- HS: SGK

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- Gv dẫn vào bài.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2.  Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)

* Mục tiêu:  HS chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm

* Cách tiến hành:

HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề:

- GV ghi đề bài lên bảng lớp.

 Đề bài: Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc.

- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.

- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện ngoài SGK, các câu chuyện HS đã nghe, đọc ở trên ti vi, sách báo,...

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:

- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)

* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện

+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm

- GV theo dõi các nhóm kể chuyện

b. Kể trước lớp

- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn

 

 

 

 

 

- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm

- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp

- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí

VD:

+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?

+ Nhân vật đó đã có hành động dũng cảm gì?

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

..................

+ Phải dũng cảm bảo vệ lẽ phải, dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………............................................................................................................

 

Thứ tư ngày 22  tháng 3 năm 2023

 

Tiết 1: Toán:

GIỚI THIỆU HÌNH THOI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức

- Nắm được một số đặc điểm của hình thoi

2. Kĩ năng

- Nhận diện được hình thoi, thực hành phát hiện đặc điểm của hai đường chéo trong hình thoi

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm:  Bài 1, bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bốn thanh gỗ (bìa cứng, nhựa) mỏng, dài khoảng 20 – 30cm, có khoét lỗ ở hai đầu, ốc vít để lắp ráp thành hình vuông, hình thoi.

- HS:  Giấy kẻ ô li (mỗi ô kích thước 1cm Í 1cm), thước thẳng, êke, kéo.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.

a.Giới thiệu hình thoi

- Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình.

- Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng.

- GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo.

- Hình vừa được tạo từ mô hình được gọi là hình thoi.

- Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm.

- Yêu cầu lấy VD về ứng dụng của hình thoi vào các vật trong thực tế

- Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS: Đây là hình gì?

b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi

- Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi:

+ Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.

+ Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi.

+ Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?

- Kết luận về đặc điểm của hình thoi:

Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.

*Lưu ý quan tâm giúp đỡ hs M1+M2

- HS cả lớp thực hành lắp ghép hình vuông.

- HS thực hành vẽ hình vuông bằng mô hình.

- HS tạo mô hình hình thoi.

- HS nêu: Hình thoi

- HS vẽ

- HS chỉ theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.

- HS lấy VD

- Là hình thoi ABCD.

- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:

+ Cạnh AB song song với cạnh DC.

+ Cạnh BC song song với cạnh AD.

+ HS thực hiện đo độ dài các cạnh của hình thoi.

+ Các cạnh của hình thoi có độ dài bằng nhau.

- HS nghe và nhắc lại các kết luận về đặc điểm của hình thoi.

3. Hoạt động thực hành (18 p)

* Mục tiêu: Nhận dạng được hình thoi. Thực hành kiểm tra đặc điểm 2 đường chéo của hình thoi

* Cách tiến hành

Bài 1:

- Treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài.

+ Hình nào là hình thoi?

+ Hình nào là hình chữ nhật?

+ Các hình còn lại là hình gì?

 

- Yêu cầu nhắc lại đặc điểm của hình thoi, hình CN, hình bình hành

+ Hình thoi, hình CN, hình bình hành có điểm gì chung?

 Bài 2:

- GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS quan sát.

+ Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD.

+ Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi. 

+ Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O.

- Hãy dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?

- Hãy dùng thước có vạch chia mi- li- mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không.

- GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 nhận biết, ghi nhớ đặc điểm của hình.

Bài 3(bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Thực hiện cá nhân - Chia sẻ lớp

Đáp án:

+ Hình 1, 3 là hình thoi.

+ Hình 2 là hình chữ nhật.

+ Hình 4 là hình bình hành, hình 5 là hình tứ giác

- HS nối tiếp nêu.

+ Các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Cá nhân – Lớp

- HS quan sát thao tác của GV sau đó nêu lại:

+ Hình thoi ABCD có hai đường chéo là AC và BD.

- HS kiểm tra và trả lời: hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.

- Kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- HS thực hành gấp và cắt để tạo hình thoi như SGK – Sử dụng hình thoi gấp, cắt được vào trang trí

- Ghi nhớ các đặc điểm của hình thoi

- Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình thoi, hình CN, hình bình hành, hình tứ giác

     

 

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2:Tập đọc:

CON SẺ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

3. Phẩm chất

- GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)

            Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện  tập – thực hành

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc: Dù sao trái đất vẫn qua?

+ Nêu nội dung bài

 

 

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:

+ 1 HS đọc

+ Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê

 

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả sự dũng cảm và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV chốt vị trí các đoạn

- GV lưu ý giọng đọc:

+ Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn.

+ Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.

+ Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầ

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài chia làm 5 đoạn.

(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: tuồng như, chậm rãi, bộ ức khản đặc, bối rối, kính cẩn,  ....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?

 

  + Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?

 

 

 

+ Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?

 

+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô....đất” là sức mạnh gì?

 

 

+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

 

 

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài.

 

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy  một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.

+ Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.

+ Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược … phủ kín sẻ con.

+ Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.

+ Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục.

Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ.

- HS ghi nội dung bài vào vở

4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được một số đoạn của bài

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tự chọn đoạn luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm trước lớp

 

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Giáo dục tình cảm gia đình, tình mẹ con

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm  trong nhóm

+ Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Ghi nhớ nội dung bài văn

- Nói về tình mẫu tử thiêng liêng ở một số loài vật mà em biết

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Tập làm văn

 

MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật để bài miêu tả thêm sinh động.

3. Phẩm chất

- Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ

   - HS: Vở, bút, ...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành

- KT:  đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 

 + Nêu lại cấu toạ bài văn miêu tả cây cối

- GV đưa bảng phụ viết sẵn cấu tạo

- GV dẫn vào bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

- 1 HS nêu

- HS nêu lại – Ghi nhớ

2. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu:  Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV lựa chọn); bài viết đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Lớp

HĐ1:  Hướng dẫn HS chọn đề bài.

- Cho HS đọc đề bài gợi ý trong SGK.

- Cho HS quan sát tranh, ảnh. GV hướng dẫn HS quan sát ảnh trong SGK.

- GV: Các em chọn làm một trong các đề đã cho.

HĐ2: Làm bài

- Yêu cầu  HS viết bài vào vở

- Nhắc HS dựa vào dàn ý bài văn miêu tả để làm bài.

- Lưu ý vận dụng các biện pháp nghệ thuật để bài văn hay và sinh động

- GV thu bài – Nhận xét chung

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS đọc đề bài trên bảng.

- HS quan sát ảnh (hoặc tranh ảnh GV đã dán lên bảng lớp).

- HS chọn đề.

- HS tự viết bài của mình

- Viết lại bài miêu tả cây cối vào vở Tự học

- Chọn 1 trong 3 đề còn lại để viết một bài văn tả cây cối

     

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 5: Tiếng Việt*:

Câu Khiến - Ôn Tập Câu Kể Ai Là Gì ?

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về câu khiến và kiểu câu kể Ai là gì ?

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm 3 trong 6 bài; học sinh khá làm 4 trong 6 bài; học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Điền vào chỗ trống từ làm chủ ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

a. ....................................................... là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

b. .......................................................... là thành phố “Hoa phượng đỏ”.

c. ......................................................... là thành phố sương mù thơ mộng trên cao nguyên.

d. ..................... là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

Bài 2. Điền vào chỗ trống vị ngữ thich hợp để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?

a. Cao Bằng là ...........................................

...................................................................

b. Bắc Ninh là ...........................................

c. Sài Gòn xưa kia là .................................

...................................................................

d. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là ....

...................................................................

Bài 3. Tìm các câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Gạch dưới chủ ngữ của các câu tìm được.

a.                     Bác Hồ là vị Cha chung

               Là sao Bắc Đẩu, là vầng thái dương

b.                     Bác là non nước trời mây

               Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.

c.         Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

            Mặt trời chân lí chói qua tim

             Hồn tôi là một vườn hoa lá

            Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Bài 4. Xác định câu có mô hình Ai là gì? trong đoạn văn sau và gạch dưới bộ phận vị ngữ của câu đó.

      “Bố của bạn Nam là một thương binh thời kì chống Mĩ. Mặc dù bị mất cả hai chân nhưng bác ấy vẫn làm việc rất giỏi. Bác ấy là một thợ giầy da giỏi nhất ở xã em.”

Bài 5. Gạch dưới câu khiến trong các đoạn trích sau

a. Cuối cùng nàng quay lại bảo thị nữ:

     - Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!

b. Ông lão nghe xong, bảo rằng:

     - Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta!

c. Con rùa vàng không sợ người , nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:

      - Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

Bài 6. Hãy đặt một câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo( thầy giáo).

Bài làm

....................................................................

 ...................................................................

....................................................................

...................................................................

....................................................................

....................................................................

 ...................................................................

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

 

                         Thứ năm ngày 23  tháng 3 năm 2023  

Tiết 1: Toán:

DIỆN TÍCH HÌNH THOI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Biết cách tính diện tích hình thoi

2. Kĩ năng

- Lập được công thức tính diện tích hình thoi

- Làm được các bài tập liên quan đến diện tích hình thoi

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ, miếng bìa cắt thành hình thoi ABCD như phần bài học của SGK, kéo.

- HS: Giấy kẻ ô li, kéo thước kẻ.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(2p)

+ Nêu các đặc điểm của hình thoi

 

+ 2 đường chéo của hình thoi có đặc điểm gì?

 

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét

+ Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau.

+ 2 đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Lập được công thức tính diện tích hình thoi

* Cách tiến hành:

- GV đưa ra miếng bìa hình thoi đã chuẩn bị.

* Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi.

- Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau, sau đó ghép lại thành hình chữ nhật.

- Cho HS phát biểu ý kiến về cách cắt ghép của mình, sau đó thống nhất với cả lớp cách cắt theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC.

+ Theo em, diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau?

+ Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua diện tích hình hình nào?

- Yêu cầu HS đo các cạnh của hình chữ nhật và so sánh với đường chéo của hình thoi ban đầu.

+ Vậy diện tích hình chữ nhật AMNC tính như thế nào?

- Ta thấy m Í =

+ m và n là gì của hình thoi ABCD?

+ Vậy tính diện tích hình thoi như thế nào?

- Chốt: diện tích của hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo)

* Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2

 

- HS nghe bài toán.

- HS thảo luận nhóm 2, suy nghĩ để tìm cách ghép hình – Chia sẻ lớp

+ Diện tích của hai hình bằng nhau.

 

 

+ Thông qua tính diện tích hình CN

+HS nêu: AC = m ; AM = .

+ Diện tích hình chữ nhật AMNC là

                   m Í .

+ Là độ dài hai đường chéo của hình thoi.

+ Lấy tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.

 

- HS nghe và nêu lại cách tính diện tích của hình thoi.

- HS viết công thức tính và ghi nhớ

                       S=

3. HĐ thực hành:(18 p)

* Mục tiêu: HS thực hiện tính được diện tích hình thoi

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

* KL: Củng cố cách tính diện tích hình thoi.

 

Bài 2:

- Nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS, chốt đáp án đúng

- Lưu ý đổi các số đo về cùng đơn vị đo.

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

+ Làm thế nào để ghi được Đ, S vào mỗi ô trống cho chính xác?

 

 

 

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân  – Chia sẻ nhóm 2-  Lớp

Đáp án:

a. Diện tích hình ABCD là:

     (3 x 4):2 = 6 (m2)

b. Diện tích hình MNPQ là:

(7 x 4): 2 = 14 (m2)

Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a. Diện tích hình thoi là:

   (5 x 20): 2 = 50 (dm2)

b. Đổi: 4 m = 40 dm

Diện tích hình thoi là:

       (40 x 15): 2 = 300 (dm2)

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

+ Cần đi tính diện tích mỗi hình

Diện tích hình thoi: 2 x 5 : 2 = 5 (cm2)

Diện tích hình CN: 5 x 2 = 10 (cm2)

a) Sai

b) Đúng.

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các  bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 Tiết 2: Luyện từ và câu

CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

   * HS năng khiếu nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).

3. Phẩm chất

- Có ý thức sử dụng câu khiến đúng mục đích, thể hiện phẩm chất lịch sự

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Bảng phụ

- HS: Vở BT, bút dạ

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 

+ Thế nào là câu khiến?

 

+ Cuối câu khiến có dấu câu gì?

 

- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành các bạn trả lời, nhận xét

+ Câu khiến là câu dùng để bày tỏ yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...

+ Cuối câu khiến có dấu chấm than hoặc dấu hai chấm

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(13p)

* Mục tiêu: Nắm được cách đặt câu khiến (ND Ghi nhớ)

* Cách tiến hành

a. Phần nhận xét:

- Cho HS đọc yêu cầu BT.

- Các em chọn một trong các tình huống đã cho và chuyển câu kể thành câu khiến.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Lưu ý HS: Với những câu yêu cầu, đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ có ở đầu câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than. Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.

+ Dựa vào cách nào ở BT phần nhận xét, em hãy cho biết có mấy cách đặt câu khiến?

b. Ghi nhớ:

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.

- HS làm nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Chọn cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên phải vào trước động từ.

Nhà vua / hãy / hoàn gươm lại cho Long Vương!

  b) Chọn cách 2: Thêm đi, thôi, nào vào cuối câu,

Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương / đi.

  c) Chọn cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong vào đầu câu.

 Mong / Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

d). Cách 4: Thay đổi giọng điệu.

+ Có 4 cách đặt câu khiến.

- HS đọc nội dung cần ghi nhớ.

3. HĐ thực hành (30p)

* Mục tiêu: Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

* Cách tiến hành

* Bài tập 1:Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.

 - GV HD: Mỗi câu kể đã cho các em có thể viết thành nhiều câu khiến bằng các cách đã làm ở phần Nhận xét

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

 

 

 

 

 

 

+ Có mấy cách đặt câu khiến? Đó là những cách nào?

* Bài tập 2:

- Cho HS đọc yêu cầu BT2.

- GV lưu ý: Khi đặt câu khiến các em chú ý đến các đối tượng giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 3 + Bài 4

- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu khiến.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân - Nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

* - Nam đi học đi!            

 - Nam đi học nào !

 - Nam phải đi học      

 - Đề nghị Nam đi học !

 *- Thanh phải đi lao động.

 - Thanh nên đi lao động.

 - Thanh  đi lao động thôi nào !

 *- Ngân phải chăm chỉ lên !

 - Ngân hãy chăm chỉ nào !

 *- Giang phải phần đấu học giỏi !

 - Giang hãy phần đấu học giỏi lên !

- 1 HS nêu

Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) Khánh ơi, cho tớ mượn bút nhé!

b) Cháu chào bác ạ! Bác cho cháu gặp bạn Hoa nhé!

 

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

Đáp án:

a) Cậu hãy học bài đi!

b) Chúng ta cùng đi nào!

c) Mong các bạn đến đúng giờ.

- Ghi nhớ các cách đặt câu khiến

- Đặt 1 câu khiến và nêu hoàn cảnh sử dụng câu khiến đó

     

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3: Địa lí:

DẢI ĐỒng bẰng duyên hẢi miỀn Trung

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

 * HS năng khiếu: Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.

2. Kĩ năng

- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.

3. Phẩm chất

- HS học tập nghiêm túc, tự giác.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

   * BVMT:

- Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống

- Một số đặc điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (môi trường tự nhiên  của ĐBDHMT: nắng nóng, bão lụt gây ra nhiều khó khăn với đời sống và HĐSX)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  BĐ, LĐ

- HS: Tranh, ảnh

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (2p)

- GV giới thiệu bài mới

-  TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Khám phá: (30p)

* Mục tiêu:  Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

Hoạt động1: Đặc điểm địa hình của các đồng bằng duyên hải miền Trung

- GV yêu cầu HS chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ VN,

+ Nêu vị trí tiếp giáp của đồng bằng DHMT.

 + Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng

 

 

 

+ Các ĐBDHMT có đặc điểm gì?Tại sao lại có đặc điểm đó?

GV: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển. Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng diện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ.

- GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồn cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), giáo dục việc BVMT và khai thác TNTN:  hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)

Hoạt động2: Đặc điểm khí hậu

- GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK.

+ Chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng;

+ Nêu đặc điểm của dãy Bạch Mã

 

+ Dãy Bạch Mã làm cho khí hậu khác biệt như thế nào vào mùa đông?

+ Vào mùa hạ, khí hậu ở đây có đặc điểm gì?

+ Mô tả đoạn đường vượt núi trên đèo Hải Vân.

- GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.

- GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang. Gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa. GV có thể liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa, những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

- Liên hệ GDMT: Sông ngòi ở DDBDHMT ngoài mang lại lượng nước phong phú phục vụ sản xuất NN thì cũng gây ra  nhiều lũ lụt ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và sản xuất của người dân. Vì vậy việc đắp và bảo vệ đê cũng vô cùng quan trọng

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp

- HS lên chỉ và xác định vị trí của đồng bằng duyên hải miền Trung

+ Phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ, phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.

+ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh, ĐB Bình – Trị – Thiên, ĐB Nam – Ngãi, ĐB Bính Phú – Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận.

- Lắng nghe

+ Nhỏ, hẹp vì các dãy núi lan ra sát biển

- HS lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe, chỉ trên lược đồ các đầm, phá ở Thừa Thiên Huế

 

Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp

- 1 HS lên chỉ

+ Kéo dài ra đến biển, nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc.

+ Phía Nam của dãy  núi không có mùa đông lạnh còn phía Bắc có mùa đông lạnh

+ Đầu mùa thường ít mưa, khô nóng, cuối mùa thường mưa nhiều, lắm bão lũ, ảnh hưởng tới đời sống vẩn xuất

+ Một bên là núi, một bên là thung lũng, đường vòng vèo, uốn khúc rất hiểm trở.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Tìm hiểu về các cơn bão qua ĐBDH miền Trung năm 2018

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................

Tiết 5: Tiết5: Tập làm văn:

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

2. Kĩ năng

- Nhận biết và sửa được lỗi sai trong bài của mình cũng như bài của bạn

3. Phẩm chất

- HS có ý thức sửa lỗi và học hỏi các bài văn hay

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:  Bảng phụ

   - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (30p)

*Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. HS biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.

* Cách tiến hành:

HĐ1: Nhận xét chung: 

- GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.

+ Ưu điểm:

..............................................................

..............................................................

.............................................................

+ Tồn tại

.............................................................

.............................................................

.............................................................

HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: 

- GV phát vở cho HS.

- Hướng dẫn chữa lỗi chung.

- GV nhận xét, chữa bài lại cho đúng.

 

 

 

 

 

HĐ3. Học những đoạn, bài văn hay:

- GV đọc những bài, những đoạn văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tầm được).

- Cho HS trao đổi, thảo luận về cái hay, cái đẹp của các đoạn, bài văn.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân - Cả lớp

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Từng HS đọc lời phê, ghi các loại lỗi và cách chữa lỗi.

- HS đối chiếu, đổi bài cho nhau theo từng cặp để soát lỗi còn sót, soát lại việc chữa lỗi.

- Cho HS lên bảng chữa lỗi, lớp chữa lỗi vào giấy nháp.

- Lớp nhận xét bài trên bảng lớp.

- HS lắng nghe

- Tiếp tục chữa các lỗi sai trong bài.

- Viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Tiếng Việt*:

 

Luyện Tập   Dùng Các Biện Pháp Tu Từ Cho Câu

 

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về các biện pháp tu từ khi viết văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 câu; học sinh khá làm 3 trong 4 câu; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

Câu 1. Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn thêm sinh động:

- Cây chanh trong vườn đang nở hoa rất trắng.

- Các loài hoa trong vườn đang đua nhau nở.

- Tiếng chim kêu sau nhà khiến Lan giật mình thức dậy.

- Những đám mây đang khẽ trôi.

- Những cơn gió khẽ thổi trên mặt hồ.

- Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

- Dòng sông chảy nhanh, nước réo to, sóng vỗ hai bên bờ mạnh.

- Mưa xuống rất mau, giọt ngã, giọt bay, bụi mước toả trắng xoá. Con gà ướt hết đang đi tìm chỗ trú.

Câu 2. Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi tả, gợi cảm hơn:

- Phía đông,.............mặt trời ............nhô lên đỏ rực.

- Bụi tre ......ven hồ.......nghiêng mình........theo gió.

- Trên cành cây................................., mấy chú chim non....................................kêu...................................

- Khi hoàng hôn.......................xuống, tiếng chuông chùa lại ngân.............................................................

- Em bé.............................cười.................................

Câu 3. Dùng biện pháp nhân hoá để viết lại các câu văn sau cho gợi cảm hơn:

- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá.

.................................................................................

- Vườn trường xanh um lá nhãn.

.................................................................................

- Ánh nắng chiếu xuống ngôi nhà.

.................................................................................

- Mặt trời đang mọc ở đằng đông.

.................................................................................

- Những bông hoa đang nở trong nắng sớm.

.................................................................................

- Mấy con chim đang hót ríu rít trên cành.

......................................................................

- Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ.

......................................................................

- Mặt trời đang lặn ở đằng tây.

......................................................................

- Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

......................................................................

- Cuối thu, cây bàng khẳng khiu , trụi lá.

......................................................................

......................................................................

Câu 4. Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:

- Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Đất nước mình đâu cũng dẹp.

…………………………………………….

- Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.

…………………………………………….

…………………………………………….

- Đám mây bay qua bầu trời.

…………………………………………….

- Ánh nắng trải khắp cánh đồng.

…………………………………………….

- Cây bàng toả bóng mát rượi.

…………………………………………….

- Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói.

…………………………………………….

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ sáu ngày 24  tháng 3 năm 2023

Tiết 5:Toán:

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Giúp HS luyện tập kiến thức về diện tích hình thoi

2. Kĩ năng

- Giải được các bài toán về diện tích hình thoi

3. Phẩm chất

- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1 (a), bài 2, bài 4. HSNK làm tất cả bài tập

* GT: Không làm ý b bài 1

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu học tập

- HS: 4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong bài tập 4 và 1 tờ giấy hình thoi.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, luyện tập-thực hành

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(3p)

+ Nêu cách tính diện tích hình thoi

+ Viết công thức tính

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Diện tích hình thoi bằng tích độ dài 2 đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo)

+ S= m x n : 2

2. HĐ thực hành (35p)

* Mục tiêu: Giải được các bài toán về diện tích hình thoi

* Cách tiến hành

Bài 1a: Tính diện tích hình thoi.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.

* KL: Củng cố cách tính diện tích hình thoi.

Bài 2

- Tiến hành như bài tập 1. 

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

 

 

* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 tính thành thạo diện tích hình thoi

  Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn.

 

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

 Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp

Bài giải.

            Diện tích hình thoi là:

         19 Í 12 : 2 = 114 (cm2)

                           Đáp số: 144 cm2

HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Bài giải

         Diện tích miếng kính hình thoi là:

             14 x 10 : 2= 70 (dm2)

                                     Đáp số: 70 dm2

- Thực hiện theo HD của GV.

- Nhắc lại đặc điểm của hình thoi:

+ 4 cạnh bằng nhau

+ 2 đường chéo vuông góc

+ 2 đường chéo cắt nhau tại tđ mỗi đường

a. Thực hiện xếp 4 hình tam giác thành 1 hình thoi như hướng dẫn

b. Độ dài đường chéo thứ nhất của hình thoi là:

2 x 2 = 4 (cm)

Độ dài đường chéo thứ hai của hình thoi là:

3 x 2 = 6 (cm)

Diện tích hình thoi là:

4 x 6: 2 = 12 (cm2)

                                 Đáp số: 12cm2

- Chữa lại các phần bài tập làm sai

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải

 

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________.........

Tiết 6:Toán *:

Luyện Tập Về Phân Số 

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số; 4 phép tính trên phân số; tính giá trị biểu thức; giải toán văn liên quan đến phân số

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

 

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

 

Bài 1. Tính:

            a)           = ………...............................................................................................…..   

            b)          = ………...............................................................................................…..                c)            = ………...............................................................................................…..   

 

Bài 2. Tính :

            a)          = ……….................................................................................…………..                            

            b)         = ……….................................................................................…………..                

            c)           = ……….................................................................................…………..                            d)          = ……….................................................................................…………..                

 

Bài 3. Tính :

            a)      =…………………..………….............………………………………….               

            b)     =…………………..………….............………………………………….      

Bài 4. Lớp 4A có 30 học sinh tham gia làm vệ sinh trường học. Cô giáo cử  số học sinh làm vệ sinh lớp học,  số học sinh làm vệ sinh sân trường. Hỏi lớp 4A còn lại bao nhiêu học sinh?

Bài giải

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

 ............................................................................................................

Tiết 4: Sinh hoạt lớp                                SINH HOẠT LỚP

 

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 27

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 27

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 28

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                       

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể