KE HOACH BAI DAY TUAN 28 - LOP 4/2
Cập nhật lúc : 08:21 05/04/2023
TUẦN 28
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
2. Kĩ năng
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy nêu cách tính diện tích hình thoi ? + Bạn hãy viết công thức tính diện tích hành thoi ra bảng con. - GV giới thiệu bài – Ghi tên bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ + Phát biểu quy tắc.
+ Viết công thức tính: S = |
2. Hoạt động thực hành (30p) * Mục tiêu: - Ôn tập một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp |
|
Bài 1: Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT. + Vì sao câu d sai? - Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình vuông và hình chữ nhật. * Lưu ý: Giúp hs M1+M2 biết đặc điểm của một số hình Bài 2: Gắn bảng phụ, mời HD đọc và nêu YC của BT. + Tại sao câu a sai? - Động viên HS chia sẻ với cả lớp về đặc điểm của hình thoi. Bài 3: - Động viên HS chia sẻ với cả lớp về cách tính diện tích các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
Bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tính diện tích hình CN
3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án: a – Đ ; b – Đ ; c – Đ ; d – S + Câu d sai vì tứ giác ABCD trong hình vẽ là hình chữ nhật nên 4 cạnh không thể bằng nhau.
Đáp án: a – S ; b – Đ ; c – Đ ; d – Đ + Câu a sai vì hình thoi có 4 cạnh dài bằng nhau. + Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện và 4 cạnh dài bằng nhau. Đáp án: A: Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông Vì: DT hình vuông : 5 x 5 = 25 (cm2) (Cạnh nhân với cạnh) DT hình chữ nhật : 6 x 4 = 24 (cm2) (Chiều dài nhân chiều rộng) DT hình bình hành: 5 x 4 = 20 (cm2) (Độ dài đáy nhân với chiều cao) DT hình thoi : 6 x 4 : 2 = 12 (cm2) (Tích của độ dài hai đường chéo chia 2) - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 56 : 2 = 28 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật là: 28 – 18 = 10 (cm) Diện tích HCN là: 18 x 10 = 180 (cm 2) Đáp số: 180cm2 - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập trong sách Toán buổi 2 và giải. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
3. Phẩm chất
- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
+ Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Luyện tập – Thực hành (35p) * Mục tiêu: - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất. - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. * Cách tiến hành: |
|
HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp) - GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc - Nhận xét trực tiếp từng HS. Chú ý: Những HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌCbài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” + Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể? - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 nêu được tên nhân vật và hiểu nội dung bài.
3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
4. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
Cá nhân - Cả lớp - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét.
HS thực hiện nhóm 2 – Lớp - 1 HS đọc yêu cầu + Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. * Tên bài: Bốn anh tài * Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây. * Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò. * Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. * Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước. * Nhân vật: Trần Đại Nghĩa. - Đọc lại tất cả các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất - Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm, thể loại của các bài tập đọc thuộc chủ điểm này. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật
- Phê phán những hành vi vi phạm giao thông
* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh
- HS: SGK, SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: (2p)
+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo
+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào? - GV dẫn vào bài mới |
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,... + Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ + Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN |
2. Bài mới (30p) * Mục tiêu: - Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn. - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm + Đọc thông tin SGK + Thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. - GV kết luận, chốt ý, đưa ra bài học - GDQPAN: Tôn trọng Luật giao thông là góp phần giữ gìn tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng HĐ 2: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm (BT1- SGK/41) Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao? - GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông.
HĐ 3: Xử lí tình huống (BT 2- SGK/42) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. - GV kết luận: + Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. + Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc với mọi đối tượng. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án: + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ …) + Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi, …), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông…) + Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông. - HS đọc bài học SGK - HS lắng nghe, lấy ví dụ minh hoạ
Nhóm 4 – Lớp - Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: + Bức tranh định nói về điều gì? + Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? + Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông? - HS trình bày kết quả. - Các nhóm khác chia sẻ, và bổ sung. - HS thực hành liên hệ: Em đã có việc làm nào thể hiện tham gia đúng Luật giao thông, việc làm nào chưa? Nhóm 4 – Lớp - HS đóng vai, dựng lại tình huống theo nhóm và đưa ra cách xử lí - HS liên hệ: Bản thân mình đã từng có những hành động nguy hiểm như vậy chưa? - Thực hiện tốt Luật giao thông tại địa phương - Vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt Luật giao thông |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 5: : Lịch sử
Nghĩa quân Tây Sơn tiẾn ra Thăng Long Năm 1786
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng kể lại được chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền họ Trịnh
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tôn trọng lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Bản đồ Việt Nam.
+ Gợi ý kịch bản: Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (4p)
+ Kể tên các thành thị của nước ta thể kỉ XVI, XVII + Theo bạn, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
+ Cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó rất phồn thịnh và phát triển. |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786) và công lao của Quang Trung trong việc thống nhất đất nước. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp |
|
1. Sự ra đời của nghĩa quân Tây Sơn – - Yêu cầu HS đọc phần đầu SGK, cho biết: + Nghĩa quân TS ra đời như thế nào?
+ Tại sao Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long? - GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn. - GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ. *Hoạt động2: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long - GV cho HS kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn theo nhóm 4 - GV gợi ý: + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, phẩm chất của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? + Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào?
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện. Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp . - Mời các nhóm nhận xét. GV khen ngợi/ động viên HS Hoạt động 3: Kết quả - Ý nghĩa - GV cho HS thảo luận cặp đôi về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Mời đại diện 1 vài cặp chia sẻ KQ thảo luận trước lớp, mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý đúng; khen ngợi/ động viên. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp + Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn + Sau khi đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh. - 1 HS chỉ - HS theo dõi. Nhóm 4 – Lớp + Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. + Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng… + Quân thủy và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long… - HS chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai . Nhóm 2 – Lớp - HS thảo luận và trả lời: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. - Ghi nhớ nội dung bài - Kể chuyện: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
2. Kĩ năng
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường; tích cực, tự giác, chủ động tham gia các HĐ học tập.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL làm việc nhóm,....
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh, ảnh, bảng phụ
- HS: SGK, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||||||||
1. Khởi động (4p) Trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của GV + Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. + Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá…
|
||||||||||||||||||||
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp |
|||||||||||||||||||||
HĐ1: Các kiến thức khoa học cơ bản (BT 1, 2 – SGK) - GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 1, 2 - Chốt lại lời giải đúng. - Rút ra điểm giống và khác nhau ở 3 thể của nước. - Gọi HS đọc câu hỏi 3, suy nghĩ và trả lời. + Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ? + Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt? + Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách? + Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng bông. Sau đó,.. 3. Thực hành HĐ2:Trò chơi: “Nhà khoa học trẻ”: - GV chuẩn bị các tờ phiếu có ghi sẵn yêu cầu đủ với số lượng nhóm 4 HS - GV nhận xét, đánh giá trực tiếp từng nhóm. Khuyến khích HS sử dụng các dụng cụ sẵn có để làm thí nghiệm. - Công bố kết quả: Nhóm nào trả lời đúng 9-10 câu sẽ nhận được danh hiệu: Nhà khoa học trẻ. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 – Lớp Đáp án: 1. So sánh tính chất của nước ở 3 thể.
2. Vẽ sơ đồ … Nước ở thể rắn
Nước ở Nước ở thể lỏng thể lỏng
Hơi nước + Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh. + Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua. + Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách. + Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia. - Hs cùng tham gia trò chơi * Ví dụ về câu hỏi: bạn hãy nêu thí nghiệm để chứng tỏ: + Nước ở thể lỏng, không khí không có hình dạng nhất định. + Nước ở thể rắn có hình dạng xác định. + Nguồn nước đã bị ô nhiễm. + Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật. + Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. + Sự lan truyền âm thanh. + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. + Bóng của vật thay đổi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. + Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. + Không khí là chất cách nhiệt. - Vận dụng KT đã học vào thực tế - Thực hành làm các TN để kiểm chứng các KT |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Chính tả:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh, ảnh hoa giấy minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
+ 3 tờ giấy khổ to để HS làm BT2.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Thực hành: Viết chính tả: (27p)) * Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả. * Cách tiến hành: |
|
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết. + Nêu nội dung đoạn viết? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm + Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. - HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát… - Viết từ khó vào vở nháp |
* Viết bài chính tả - GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
* Đánh giá và nhận xét bài: |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
3. Làm bài tập (10p) * Mục tiêu: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu. * Cách tiến hành: Cá nhân - Chia sẻ trước lớp |
|
* Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT2. + Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học? + Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào? + Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. + Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Kiểu câu: Ai thế nào?
+ Kiểu câu: Ai là gì? Ví dụ: a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng. b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi… c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt… - Sửa các lỗi sai trong bài viết - Viết lại các đoạn văn cho hay hơn |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8: Kỉ thuật:
LẮP CÁI ĐU (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Kĩ năng
- Thực hành lắp được cái đu.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh quy trình, mẫu cái đu
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. |
|
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: HS thực hành lắp được cái đu. Đánh giá được sản phẩm của bạn * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
||
HĐ1: HS thực hành + Nêu lại quy trình lắp cái đu - GV đưa tranh chốt lại quy trình lắp cái đu - Yêu cầu thực hành - GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm + Sản phẩm lắp ráp đúng kĩ thuật + Có thể chuyển động được + Có sáng tạo trong quá trình lắp ghép. - GV nhận xét, đánh giá chung 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 – Lớp - 1 HS nêu - HS quan sát
- HS thực hành trong nhóm 2 - HS trưng bày sản phẩm - HS đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn - Bình chọn sản phẩm tốt nhất - Hoàn thiện lắp ghép cái đu - Sáng tạo thêm chi tiết trong lắp ghép cái đu. |
|
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán:
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức về tỉ số
2. Kĩ năng
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm được KT về tỉ số * Cách tiến hành: |
|
a) Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5 VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách. + Coi mỗi xe là một phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế? + Số xe khách bằng mấy phần? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ biểu thị => Để biết số xe tải bằng mấy phần số xe khách ta lấy 5 : 7 hay đây chính là tỉ số của số xe tải và số xe khách. * GV đọc: Năm chia bảy hay Năm phần bảy. + Tỉ số cho biết số xe tải bằng số xe khách. + Tương tự như trên để biết số xe khách bằng mấy phần số xe tải ta làm thế nào? * 7 : 5 hay đây chính là tỉ số của số xe khách và số xe tải + Đọc là bảy chia năm hay bảy phần năm. + Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải. b) Giới thiệu của tỉ số a : b (b khác 0) - GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung như SGK + Số thứ nhất là 5, số thứ hai là 7. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu? + Số thứ nhất là 3, số thứ hai là 6. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu? + Số thứ nhất là a, số thứ hai là b. Hỏi tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là bao nhiêu? - Ta nói rằng tỉ số của a và b là a : b hay với b khác 0. ** Khi viết tỉ số của hai số: không kèm tên đơn vị. |
- HS đọc đề. + Số xe tải bằng 5 phần như thế
+ Số xe khách bằng 7 phần. - HS thực hành vẽ - HS nghe giảng. + HS đọc tỉ số + Ta lấy 7 : 5 hay + HS đọc tỉ số - HS thảo luận nhóm 2 hoàn thành bảng + 5 : 7 hay . + 3 : 6 hay + a : b hay |
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp |
|
Bài 1: Viết tỉ số của a và b, biết... - Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung; động viên học sinh chia sẻ trước lớp về cách viết tỉ số của 2 số trong từng trường hợp cụ thể. - GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên. *Lưu ý: Giúp dỡ hs M1+M2 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và chia sẻ: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Để giải được bài toán thì các em phải tìm gì? + Mời các nhóm khác cùng nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
Bài 2 + bài 4 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tìm tỉ số
3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp Đáp án: a) a = 2 ; b = 3. Tỉ số của a và b là hay có thể viết: b) a = 7; b = 4 . Tỉ số của a và b là c) a = 6; b = 2. Tỉ số của a và b là d) a = 4; b = 10. Tỉ số của a và b là Cá nhân – Lớp
+ Số bạn trai: 5. Số bạn gái: 6
+ Tỉ số số bạn trai và số bạn cả tổ/ Tỉ số số bạn gái và số bạn cả tổ + Tìm số bạn của cả tổ Bài giải Số HS của cả tổ là: 5 + 6 = 11 (bạn) Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là: 5 : 11 = + 6 = 11 (baïn) caû toå laø: uûa caû toå. aïn trhaa phaûi bieát ñöôïc gì ? ñieåm HS. baøi gioáng nhö khi laøm baøi kieåm tra. Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là: 6 : 11 = + 6 = 11 (baïn) caû toå laø: uûa caû toå. aïn trhaa phaûi bieát ñöôïc gì ? ñieåm HS. baøi gioáng nhö khi laøm baøi kieåm tra. Đáp số:; - HS làm vở Tự học - Chia sẻ lớp Bài tập 2: a/ Tỉ số của số bút đỏ và bút xanh là b/ Tỉ số của số bút xanh và bút đỏ là Bài tập 4 Số con trâu là: 20 : 4 = 5 (con) Đáp số: 5 con trâu - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Thêm yêu cầu cho BT 4 và giải: + Tìm tỉ số của số trâu với tổng số trâu, bò + Tìm tỉ số của số bò với tổng số trâu, bò |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Khoa học:
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Dụng cụ thí nghiệm
- HS: Tranh, ảnh sưu tầm
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||
1, Khởi động (2p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng. |
- TBVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ
|
||||||||||||||
2. Bài mới: (35p) * Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí. - Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu. - Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp |
|||||||||||||||
Hoạt động 3: Triển lãm: Cách tiến hành: - GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS. - Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh. **GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá. + Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm + Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm + Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3 điểm + Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm + Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm. - Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả. - Nhận xét, kết luận chung về sự sưu tầm, ĐỒ DÙNG DẠY HỌCcủa HS Hoạt động 4: Thực hành: - Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng - Yêu cầu HS: + Quan sát các hình minh họa. + Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc. - Kết luận: 1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây. 2. Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó. 3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông. HĐ 5: Quan sát và trả lời Những thí nghiệm thể hiện trong các hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
3. HĐ ứng dụng (1p) - chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây. HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối. HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây. HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước. HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch. 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 6 – Lớp - HS trình bày tranh theo nhóm. - Thuyết trình giải thích về tranh ảnh của nhóm. - Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm nghe các thành viên trong nhóm trình bày. + Các nhóm đưa ra nhận xét riêngcủa nhó Cá nhân – Lớp - Phương án 1: HS thực hành và báo cáo kết quả trước lớp - HS quan sát, nhân xét - HS nghe và ghi nhớ, giải thích sự thay đổi của bóng của chiếc cọc khi vị trí nguồn chiếu sáng thay đổi. Cá nhân – Lớp Đáp án: + TN 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra + TN 2: Nước là một chất lỏng trong suốt + TN 3: Không khí có ở bên trong tất cả các vật rỗng - HS chuẩn bị theo phân công của GV - Thực hành làm các TN liên quan đến các bài học trong chương Vật chất và năng lượng. |
||||||||||||||
............................................................................................................
Tiết3:Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
2. Kĩ năng
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- HS: VBT, bút.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
|
|
2. Luyện tập - Thực hành(35p) * Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát. * Cách tiến hành: |
||
HĐ 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp) - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc Chú ý: Những HS ĐỒ DÙNG DẠY HỌCbài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. HĐ 2: Ôn lại các bài Tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu - GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. * Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào? - Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV treo bảng tiổng kết về nội dung chính của các bài).
HĐ3: Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ ** Hướng dẫn chính tả: - GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt. - Cho HS quan sát tranh. - Cho HS đọc thầm lại bài chính tả. - Nêu nội dung bài viết? ** Luyện viết từ ngữ khó: + Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: ** HS viết bài: - GV đọc cho HS viết. - GV đọc từng câu hoặc cụm từ. - GV đọc một lần cho HS soát bài. ** Chữa bài, nhận xét bài: - GV chữa và nhận xét 5 đến 7 bài - GV nhận xét chung, sửa bài. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 viết đúng chính tả. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Lớp - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc bài trong 3 tuần. Cá nhân – Lớp + Có 6 bài. * Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá. ¶ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta. ¶ Chợ Tết: Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của một vùng thôn quêvào dịp Tết. ¶Hoa học trò: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hoa gắn với tuổi học trò. ¶ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. ¶ Vẽ về cuộc sống an toàn: Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. ¶ Đoàn thuyền đánh cá: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển. - HS theo dõi trong SGK. - HS quan sát tranh. - HS đọc thầm. + Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ. - HS luyện viết: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na … - HS viết chính tả. - HS soát lại bài viết. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề trang vở
- Chữa lại các lỗi sai trong bài viết - Học thuộc lòng bài thơ Cô Tấm của mẹ |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Kể chuyện:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2).
2. Kĩ năng:
- Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3).
3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2.
+ Bảng phụ/ phiếu nhóm viết nội dung BT3a, b, c.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động:(2p) - Gv dẫn vào bài. |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. Thực hành (35 p) * Mục tiêu: Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2). Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3). * Cách tiến hành: |
||
* Bài tập 1 + 2: - GV giao việc: Sau khi các nhóm nhận bảng mẫu, mỗi nhóm mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi nhóm chỉ làm một chủ điểm. - GV có thể yêu cầu HS giải thích lại một số từ ngữ khó, đặt câu với từ ngữ hoặc nêu tình huống sử dụng câu thành ngữ, tục ngữ
* Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền từ ngữ đó. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên
3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 – Lớp Chủ điểm: Người ta là hoa đất * Từ ngữ - Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. - Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn. - Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí … * Thành ngữ, tục ngữ: - Người ta là hoa đất. - Nước lã mà và nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới rạng. - Khỏe như vâm (như voi, như trâu, như hùm, như beo). - Nhanh như cắt (như gió, chóp, sóc, điện). - Ăn được, ngủ được là tiên Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu: * Từ ngữ: - Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt … - Thuỳ mị, dịu dàng, hiền diệu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự , tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái … - Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng. - Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng. - Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên … *Thành ngữ, tục ngữ: - Mặt tươi như hoa. - Đẹp người đẹp nết. - Chữ như gà bới. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Người thanh tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu - Cái nết đánh chết cái đẹp - Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo cỗ lồng mới ngon. Chủ điểm: Những người quả cảm. * Từ ngữ: - Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược … - Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật. * Thành ngữ, tuc ngữ: - Vào sinh ra tử. - Gan vàng dạ sắt. Nhóm 2 – Lớp - HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ. a) - Một người tài đức vẹn toàn. - Nét trạm trổ tài hoa. - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ. b) - Ghi nhiều bàn thắng đẹp nhất. - Một ngày đẹp trời. - Những kĩ niệm đẹp đẽ. c) - Một dũng sĩ diệt xe tăng. - Có dũng khí đấu tranh. - Dũng cảm nhận khuyết điểm. - Sử dụng đúng từ ngữ khi viết câu - Lấy VD về biểu hiện dũng cảm nhận khuyết điểm |
|
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Giải được các bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (5p) + Muốn tìm tỉ số của a và b ta làm thế nào? + Bạn hãy tìm tỉ số của a và b với a= 2; b= 3? + Bạn hãy tìm tỉ số của a và b với a= 7; b= 4? - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét + Tỉ số của a và b là a : b hay + a = 2; b = 3. Tỉ số của a và b là + a = 7; b = 4. Tỉ số của a và b là |
|
2. Hình thành kiến thức mới:(15p) * Mục tiêu: Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó |
||
Bài toán 1: Tổng của hai số là 96. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. * Phân tích đề toán: + Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ? - Nêu: Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng. **Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng: + Dựa vào tỉ số của hai số, hãy cho biết số bé biểu diễn bởi mấy phần bằng nhau và số lớn là mấy phần như thế? - GV kiểm tra, chỉnh sửa lại sơ đồ + Đọc sơ đồ và cho biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau? *** Hướng dẫn cách giải: + Để biết 96 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau chúng ta tính tổng số phần bằng nhau của số bé và số lớn: * Như vậy tổng hai số tương ứng với tổng số phần bằng nhau. + Biết 96 tương ứng với 8 phần bằng nhau, tính giá trị của một phần? + Biết số bé có 3 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 12, vậy số bé là bao nhiêu? + Hãy tính số lớn?
+ Qua bài tập trên, em hãy nêu các bước “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số” + GV treo bảng phụ minh hoạ các bước giải: - GV chốt lại Bài toán 2: - GV đặt câu hỏi gợi mở kết hợp tóm tắt bài toán theo sơ đồ SGK + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS giải bài toán - GV chốt đáp án, nhận xét chung - Yêu cầu nhắc lại các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - Lưu ý HS bước tìm giá trị của 1 phần có thể làm gộp vào bước tìm số lớn hoặc tìm số bé. |
- Nghe và nêu lại bài toán. + Biết tổng của hai số là 96, tỉ số của hai số là . + Yêu cầu tìm hai số. + Số bé biểu diễn bằng 3 phần bằng nhau, số lớn biểu diễn bằng 5 phần như thế. - 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ biểu thị số lớn, số bé + 96 tương ứng với 8 phần bằng nhau.
Bài giải Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Giá trị của một phần là: 96 : 8 = 12 Số bé là: 12 Í 3 = 36. Số lớn là: 12 Í 5 = 60 Hoặc 96 – 36 = 60 Số bé: 36 ; Số lớn : 60 - HS nêu các bước giải: + Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán. + Tìm tổng số phần bằng nhau. + Giá trị 1 phần + Tìm số bé. + Tìm số lớn. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi. + Biết Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số quyển vở của Khôi. + Tìm số vở của mỗi bạn. - HS giải cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Lớp Bài giải: Ta có sơ đồ:
? quyển Minh: 25 quyển Khôi: ? quyển Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số vở của Minh là: 25 : 5 x 2 = 10 (quyển) Số vở của Khôi là: 25 – 10 = 15 (quyển) Đáp số: Minh: 10 quyển Khôi : 15 quyển |
|
3. Hoạt động thực hành (18 p) * Mục tiêu: Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó * Cách tiến hành |
||
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài - YC HS chia sẻ cặp đôi tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán YC tìm gì? + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào? + Các bước giải bài toán là gì? - GV chốt đáp số, chốt các bước giải - Lưu ý giúp đỡ HS M1, M2 Bài 2 + bài 3(bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- Thực hiện cá nhân – Nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đáp án: Bài giải: Ta có sơ đồ: ? Số bé: 333 Số lớn: ? Bài giải Theo sơ đồ, ta có tổng số phần bằng nhau là: 2 + 7 = 9 (phần) Số bé là: 333 : 9 x 2 = 74 Số lớn là: 333 – 74 = 259 Đáp số: Số bé: 74 Số lớn: 259 - HS làm vở Tự học – Chia sẻ lớp * Bài 2 Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần) Số thóc ở kho thứ nhất là: 125 : 5 x 3 = 75 (tấn) Số thóc ở kho thứ hai là: 125 – 75 = 50 (tấn) Đáp số: Kho 1: 75 tấn thóc Kho 2: 50 tấn thóc * Bài 3: Tổng của 2 số là 99 vì số lớn nhất có 2 chữ số là 99. Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần) Số bé là: 99 : 9 x 4 = 44 Số lớn là: 99 – 36 = 55 Đáp số: SL: 55 SB: 44 - Ghi nhớ các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
|
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
2. Kĩ năng
- Mức độ yêu cầu về KN đọc như tiết 1
3. Phẩm chất
- GD HS ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học như T1
+ Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT2.
- HS : bút, VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Thực hành (35p) * Mục tiêu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (1/3 lớp) ***Kiểm tra tất cả những HS chưa tham gia ở tiết trước. - GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 nêu nội dung bài Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: Các em đọc lại những bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Những người quả cảm. Sau đó các em tóm tắt nội dung các bài tập đọc trong chủ điểm trên. + Em hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Những người quả cảm. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
3. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
4. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét.
Nhóm 2 – Lớp - 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. + Khuất phục tên cướp biển/Ga- vrốt ngoài chiến luỹ/Dù sao trái đất vẫn quay/Con sẻ. * Khuất phục tên cướp biển: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục. Nhân vật: Bác sĩ Ly, tên cướp biển. * Ga- vrốt ngoài chiến luỹ: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú béGa- vrốt. Chú đã bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn tiếp cho nghĩa quân. Nhân vật: Ga- vrốt, Ăng- giôn- ra. Cuốc- phây- rắc. * Dù sao trái đất vẫn quay: Ca ngợi hai nhà khoa học Cô- péc- ních và Ga- li- lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. Nhân vật: Cô- péc- ních, Ga- li- lê. * Con sẻ: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ. Nhân vật: Con sẻ mẹ, sẻ con, “tôi”, con chó săn. - Đọc lại các bài tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu - Lập bảng tổng kết về thể loại, tác giả của các bài đó |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? (BT1).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
* HS năng khiếu viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học (BT3).
3. Phẩm chất
- Có ý thức tự giác tham gia các hoạt động học tập
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Một tờ giấy to kẻ bảng theo mẫu trong SGK
+ 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1. Một tờ phiếu viết đoạn văn ở BT2.
- HS: Vở, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động:(2p)
- GV dẫn vào bài học |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? (BT1). Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3). * Cách tiến hành: |
||
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: - GV đưa bảng phân biệt 3 kiểu câu đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌCtrước để chốt lại: |
Nhóm 4 – Lớp Đáp án: |
|
Ai làm gì? |
Ai thế nào? |
Ai là gì? |
|
Định nghĩa |
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì) ? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì ? - Vị ngữ là động từ, cụm động từ. |
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: Thế nào ? - Vị ngữ là tính từ, cụm tính từ, cụm động từ. |
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì ? - Vị ngữ thgường là danh từ, cụm danh từ. |
Ví dụ |
Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. |
Bên đường, cây cối xanh um. |
Mẹ Lan là bác sĩ. |
Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT2. - GV giao việc: Các em tìm trong đoạn văn đã cho 3 kiểu câu kể nói trên và nêu rõ tác dụng của từng kiểu câu. Các em cần đọc lần lượt từng kiểu câu trong đoạn văn, xem mỗi câu thuộc kiểu câu gì ? - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT3. - Các em có nhiệm vụ viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển. Trong đoạn văn, các em cần sử dụng câu kể Ai là gì ? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly. Sử dụng câu kể Ai làm gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly, câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p)
|
Cá nhân - Lớp
Đáp án: + Câu kể Ai là gì?: Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.=>Giới thiệu nhân vật “tôi” + Câu kể Ai làm gì: Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.=>Kể các hoạt động của nhân vật “tôi” + Câu kể Ai thế nào? : Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. =>Kể về đặc điểm trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông Cá nhân – Lớp Ví dụ: Bác sĩ Ly trong câu chuyện Khuất phục tên cướp biển là một người rất dũng cảm. Bác sĩ đã dám đối đầu với tên cướp biển hung ác để bảo vệ chính nghĩa. Dù tên cướp biển rất hung hăng nhưng bác sĩ vẫn không lùi bước. Cuối cùng, lẽ phải đã chiến thắng. - Hoàn chỉnh đoạn văn và sửa các lỗi sai - Đặt một trong 3 kiểu câu kể và xác định CN và VN của câu kể đó. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
Ôn Tập Giữa Học Kì Hai
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về câu khiến.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: học sinh trung bình chỉ làm câu 1 và tự chọn 1 trong 2 câu còn lại; học sinh khá và học sinh giỏi làm hết theo yêu cầu của đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: |
- Hát - Lắng nghe. |
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|
Bài 1. Hãy đặt 3 câu khiến, tương ứng với các tình huống sau: a. Mượn bạn một cuốn truyện. b. Nhờ chị lấy hộ cốc nước. c. Xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà nhân dịp nghỉ hè.
|
Bài làm .................................................................... ................................................................... .................................................................... ................................................................... .................................................................... .................................................................... ................................................................... |
Bài 2. Gạch dưới câu khiến trong những đoạn văn sau: a. Người cha khuyên các con phải sống hòa thuận, nhưng chúng không nghe lời. Ông liền đem một bó đũa đến và bảo: - Các con bẻ đi! b. Chim cun cút sa lưới của người thợ săn, bèn lên tiếng van xin: - Ông cứ thả tôi ra! Tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông. c. Mồ Côi nói: - Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu? - Thưa ngài, hai mươi đồng. - Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phán sử cho! Nghe nói, bác nông dân giãy nảy: - Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền. - Bác cứ đưa tiền đây. |
Bài 3. Tìm câu khiến trong đoạn trích sau: a. Vừa nói bác vừa cúi xuống vơ một nắm mạ trên bờ ruộng. Bác nhìn các xã viên, cười cởi mở: - Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời đến đây cấy thi với tôi nào ! b. Cá Sấu đang nằm thoi thóp trên đường tưởng như sắp chết khô đến nơi mất! Trông thấy bác nông dân kéo một chiếc xe chở đi tới, Cá Sờu liền giả bộ khóc lóc van xin: - Ông hãy làm phúc chở giùm con đến chỗ đầm sâu ở bên kia núi. c. Vừa nói, Cuội vừa chỉ đàn vịt trời giữa hồ. Thấy đàn vịt đông như kiến cỏ, con vỗ cánh, con ngụp đầu bơi lội, máu tham nổi lên, lão quan lang gạ Cuội: - Anh bán đàn vịt kia cho tôi! |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
2. Kĩ năng
- HS vận dụng giải được các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Bút, sách
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||
1.Khởi động:(3p) + Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài |
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét + B1: Vẽ sơ đồ + B2: Tìm tổng số phần bằng nhau + B3: Tìm số lớn, số bé |
||||
2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Vận dụng giải được các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó * Cách tiến hành: |
|||||
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài - YC HS chia sẻ cặp đôi tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán YC tìm gì? + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào? + Các bước giải bài toán là gì? - GV chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2 - Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng, sau đó cho HS tự làm bài. - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Chốt các bước giải bài toán - Giúp đỡ HS M1, M2
Bài 3 + Bài 4(bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Lớp Bài giải: Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 8 = 11 (phần) Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54 Số lớn là: 198 – 54 = 144 Đáp số: SB: 54 SL: 144 - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số quả cam đã bán được là: 280 : 7 x 2 = 80 (quả) Số quả quýt đã bán được là: 280 – 80 = 200 (quả) Đáp số: Cam: 80 quả Quýt: 200 quả. - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp * Bài 3: Tổng số HS của cả hai lớp: 34 + 32 = 66 (HS) Số cây mỗi HS trồng là: 330 : 66 = 5 (cây) Số cây lớp 4A trồng là: 5 x 34 = 170 (cây) Số cây lớp 4 B trồng là: 5 x 32 = 160 (cây) Đáp số: 4A: 170 cây 4B: 160 cây Bài 4: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần) Chiều rộng của HCN là: 175 : 7 x 3 = 75 (m) Chiều dài của HCN là: 175 – 75 = 100 (m) Đáp số: Chiều rộng: 75m Chiều dài: 100m - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đọc thầm bài văn cho trước, xác định được: các nhân vật có trong câu chuyện và nêu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đó.
- Củng cố về biện pháp nhân hóa, các kiểu câu đã học: câu kể, câu hỏi, câu khiến…
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài đọc – hiểu
3. Phẩm chất
- GD cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Thẻ A, B, C hoặc chuông cho các nhóm
+ Bảng phụ / phiếu nhóm viết sẵn ND các câu hỏi trong SGK trang 99, 100.
- HS: Vở BT, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (5p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành các bạn hát, vận động tại chỗ |
|
2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Đọc thầm bài văn cho trước, xác định được: các nhân vật có trong câu chuyện và nêu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đó. Củng cố về biện pháp nhân hóa, các kiểu câu đã học: câu kể, câu hỏi, câu khiến… * Cách tiến hành |
||
* * Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm * HĐ 1: Đọc - YC HS đọc thầm bài Chiếc lá - Mời 1 HS đọc to trước lớp. * HĐ 2: Tìm hiểu - YC HS nối tiếp nhau đọc các câu hỏi có trong SGK trang 99- 100. - Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm - Sau đó tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ dưới hình thức Trò chơi: Rung chuông vàng: + GV đưa từng câu hỏi (gắn lên bảng lớn) chú ý: không theo thứ tự câu hỏi trong SGK. + Sau khi GV đọc xong câu hỏi, YC đại diện các nhóm nhanh chóng rung chuông dành quyền trả lời. + Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 4 bông hoa học tốt cho 4 bạn trong nhóm. + Kết thúc trò chơi, nhóm nào được nhiều hoa nhất sẽ giành chiến thắng. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành phần đọc hiểu * Liên hệ: - Mời HS chia sẻ về ích lợi của chim sâu, của cây cối với cuộc sống - Mời HS nêu một số biện pháp bảo vệ các loài chim đặc biệt là chím sâu; bảo vệ cây xanh. 3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Đọc thầm - Đọc thành tiếng - Nêu câu hỏi - Chia sẻ nhóm 4 *Tham gia trò chơi theo HD của GV: 1. Câu c: Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. 2. Câu b: Vì lá đem lại sự sống cho cây. 3. Câu a: Hãy biết quý trọng những người bình thường. 4. Câu c: Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hóa. 5. Câu c: nhỏ bé 6. Câu c: Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến (HS nêu VD trong bài) 7. Câu c: Có ba kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? 8. Câu b: Cuộc đời tôi. - HS nối tiếp nhau chia sẻ. - Ghi nhớ các kĩ năng cần thiết khi làm bài - Tìm các bài đọc – hiểu và tự luyện |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 3: Địa lí:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở
ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư và HĐSX của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người
+ Hoạt động trồng trọt, làm muối, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ, hải sản phát triển
* HSNK: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
2. Kĩ năng
- Quan sát ảnh chụp để nhận xét về trang phục của phụ nữ người Chăm, người Kinh và các HĐSX của người dân
3. Phẩm chất
- HS học tập nghiêm túc, tự giác.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: BĐ, LĐ
- HS: Tranh, ảnh
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||
1.Khởi động: (2p)
+ Kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung
+ Các đb này có đặc điềm gì? - GV giới thiệu bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ + ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh, ĐB Bình – Trị – Thiên, ĐB Nam – Ngãi, ĐB Bính Phú – Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận. + Các đồng bằng nhỏ, hẹp do các dãy núi lan ra sát biển |
|||||||||
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Nêu được một số nét tiêu biểu về người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung và một số HĐSX tiêu biểu của họ * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
||||||||||
Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư - GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày. Quan sát BĐ phân bố dân cư VN, HS có thể so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng. + Kể tên một số dân tộc sinh sống ở ĐBDH miền Trung + Quan sát hình 1,2 và nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh?
**GV: Trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất. Còn trang phục trong ảnh chụp là trang phục trong các dịp lễ hội. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân: - GV yêu cầu một số HS đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất. - GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát. - GV cho HS thi “Ai nhanh hơn”: cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh, điền đúng.GV nhận xét, khen.
** GV: Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn. + Để làm muối, người dân (thường được gọi là diêm dân) phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh. + Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? - GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và Một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) - Liên hệ GDMT: Sông ngòi ở DDBDHMT ngoài mang lại lượng nước phong phú phục vụ sản xuất NN, sông ngòi còn làm cho HĐSX nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản phát triển. Tuy nhiên kết hợp với nuôi trồng, cần có các giải pháp bảo vệ nguồn nước. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS lắng nghe, quan sát và chỉ lược đồ => Kết luận: Dân cư tập trung khá đông đúc + Người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác. + Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; còn phụ nữ Chăm mặc váy dài, có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
- Lắng nghe
Cá nhân – Lớp - HS đọc và nói tên các hoạt động sx: nuôi tôm, trồng lúa, trồng mía, chăn nuôi gia súc, làm muối, đánh cá - HS thi điền. - Lắng nghe, quan sát ảnh + Do điều kiện thuận lợi như đất phù sa tương đối màu mỡ,… - HS làm việc theo hướng dẫn - HS lắng nghe. Ghi nhớ nội dung bài - Tìm hiểu về quy trình làm muối của người dân ĐBDH miền Trung |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................
Tiết 5: Tiết5: Tập làm văn:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố KT về văn miêu tả
2. Kĩ năng
- Nhớ viết đúng 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá
- Viết được lời mở bài gián tiếp hoặc 1 đoạn văn tả một bộ phận của cây cối.
3. Phẩm chất
- HS có ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành (35p) *Mục tiêu: - Nhớ - viết được 3 khổ thơ của bài Đoàn thuyền đánh cá - Viết được lời mở bài gián tiếp; 1 đoạn văn tả một bọ phận của cây cối. * Cách tiến hành: |
|
a. Hoạt động viết chính tả: * Mục tiêu: Nhớ viết đúng 3 khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá * Cách tiến hành: - Gắn bảng phụ, mời HS đọc lại 3 khổ thơ. - Xác định những từ ngữ khó viết hoặc dễ viết lẫn. - Bỏ bảng phụ, YC HS nhớ viết lại ND 3 khổ thơ đó. - HS viết xong, gắn bảng phụ, YC HS nhìn bảng phụ, kiểm tra chéo KQ bài viết. b. HĐ Luyện tập làm văn: - Gọi HS đọc và nêu YC của BT. - YC HS nhớ lại cách mở bài gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối, sau đó viết bài. - Mời HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. - Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 viết đoạn văn tả cây cối. HS M3+M4 viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật. * Liên hệ: - Mời HS chia sẻ về ích lợi của cây cối với cuộc sống - Mời HS nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh. - Nhận xét, khen ngợi/ động viên. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Cả lớp - Thực hiện theo HD của GV và viết bài. - HS nêu: cài then, sập cửa, căng buồm, thoi, dệt, luồng, nuôi lớn,...
VD: + Mở bài gián tiêp: Vườn của ông nội em có rất nhiều cây ăn quả : bưởi, táo, nhãn, cam, … Mùa nào thức nấy, quanh năm gia đình em được thưởng thức trái cây vườn nhà. Trong khu vườn ấy, em thích nhất cây xoài. + Đoạn văn tả các bộ phận của cây: Cây xoài này em ông em trồng đã 6 năm. Em cũng không rõ đó là giống xoài gì chỉ biết là ăn rất ngon. Thân cây lớn, màu nâu nhạt, cao trội hơn các cây mọc xung quanh. Cách gốc cây khoảng 1 m thì các cành xoài chĩa ngang, chia thành nhiều nhánh. Lá xoài thon, dài, màu xanh đậm, nổi rõ các đường gân trên mặt lá. Hoặc: Cây xoài ra nhiều quả lắm. Xoài kết thành chùm, mỗi chùm 5-6 quả, lúc nào cũng đung đưa trong gió. Những quả xoài to trông hệt như hai bàn tay úp lại, tròn căng, khoác áo vàng tươi trông đến là đẹp mắt. - HS chia sẻ lợi ích và các biện pháp bảo vệ cây. - Chữa các lỗi trong đoạn văn - Hoàn thiện bài văn tả cây cối |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Tiếng Việt*:
Luyện Tập Viết Đoạn Trong Văn Miêu Tả Cây Cối
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cách viết đoạn trong văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về cách viết đoạn trong văn miêu tả cây cối.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tùy chọn 1 trong 2 câu; học sinh khá và học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
- Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
Câu 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới : a) Rễ cây tràm nhô lên khỏi mặt đất trông giống như những con trăn đang bò. Thân tràm to đến hai, ba vòng tay em ôm lại. Vỏ cây sần sùi, màu đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất chừng hai thước, thân tràm chẽ thành hai nhánh. Mỗi nhánh lại có nhiều cành con chìa ra bốn phía vươn lên, đỡ những chiếc lá nhỏ màu xanh có hình trăng lưỡi liềm,... Những cành lá um tùm đan xen vào nhau làm cho những tia nắng mặt trời khó bề xuyên qua nổi. Mùa hè, cây tràm như chiếc dù lớn che mát cho chúng em. Giờ ra chơi, em cùng các bạn quây quần bên gốc tràm trò chuyện, vui đùa. Thỉnh thoảng, vài cánh hoa tràm nhẹ rơi, đậu lên những mái tóc xanh,... b) Cúc mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh, cùng màu xanh với lá. Lá cúc to bằng mấy ngón tay, xẻ thành những đường cong mềm mại, mọc so le trên thân. Cả bụi chỉ cao độ năm sáu tấc, mọc xùm xoà, tạo nên một vẻ đẹp rất tự nhiên. Đầu mỗi cành là một chùm nụ với hàng chục chiếc xinh xinh như những cúc áo màu xanh nhạt. Dăm ba chiếc nụ hé nở với những cánh vàng e ấp. Hoa cúc đẹp nhất là lúc mãn khai. Cánh xoè tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhuỵ. Hoa lớn, bông nọ sát bông kia tạo thành một mảng vàng rực nổi bật trên nền lá xanh, trông tuyệt đẹp. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm rập rờn đùa với những bông hoa tươi xinh như gương mặt ngời sáng niềm vui,... Yêu cầu: a. Gạch một gạch dưới các câu (hoặc cụm từ) có hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn văn. b. Gạch hai gạch dưới 12 từ ghép, từ láy gợi tả cụ thể và sinh động cây hoa cúc trong đoạn văn b. |
c. Theo em, các tác giả của hai đoạn văn trên đã sử dụng các giác quan nào để quan sát cây tràm (cây có bóng mát) và cây hoa cúc? Trả lời: ........................................................ ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... Đáp án: Dùng thị giác (mắt nhìn), khứu giác (mũi ngửi), xúc giác (tay sờ). Câu 2. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây mà em quan sát kĩ. * Gợi ý: Viết câu mở đoạn giới thiệu bộ phận của đồ vật (hoặc cây) mà em miêu tả. Viết 3 đến 4 câu (thân đoạn) tả rõ một vài đặc điểm nổi bật của bộ phận được miêu tả (VD : tả nắp bút máy cần nêu bật được màu sắc, chất liệu, đặc điểm của cài bút... ; tả gốc cây cần nêu được độ lớn của gốc, màu sắc, đặc điểm của vỏ cây, rễ cây...). Viết câu kết đoạn bộc lộ ý nghĩ của em về bộ phận đã miêu tả (hoặc có thể chỉ là câu tóm tắt, bình luận hay “chốt lại” về bộ phận đã tả). Bài viết: ....................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... ...................................................................... |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2023
Tiết 5:Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Giúp HS tiếp tục củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
2. Kĩ năng
- HS vận dụng giải tốt các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Phẩm chất
- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3. HSNK làm tất cả bài tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, luyện tập-thực hành
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động:(3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. |
2. HĐ thực hành (35p) * Mục tiêu: HS vận dụng giải tốt các bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. * Cách tiến hành |
|
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài - YC HS chia sẻ cặp đôi tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán YC tìm gì? + Để tìm được hai số, ta áp dụng cách giải dạng toán nào? + Các bước giải bài toán là gì? - GV chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên. * Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 hoàn thành bài tập. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài toán. + Tổng của hai số là bao nhiêu? + Tỉ số của hai số là bao nhiêu? - GV chốt đáp án, chốt lại các bước giải bài toán. Lưu ý cách xác định tỉ số cho dưới dạng ẩn.
Bài 2 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Lớp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Giải: Ta có sơ đồ: ?m Đoạn 1: Đoạn2: 28m ?m Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 (phần) Đoạn thứ nhất dài là: 28 : 4 x 3 = 21 (m) Đoạn thứ hai dài là: 28 – 21 = 7 (m) Đáp số: Đoạn 1: 21m Đoạn 2: 7 m + Là 72. + Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng số lớn). - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Giải: Vì giảm số lớn 5 lần thì được số bénen số lớn gấp 5 lần số bé. Ta có sơ đồ: ? Số lớn: Sốbé: 72 ? Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần) Số bé là: 72 : 6 = 12 Số lớn là: 72 – 12 = 60 Đáp số: SB:12 SL: 60 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp * Bài 2: Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 1 = 3 (phần) Số bạn nam là: 12 : 3 = 4 (bạn) Số bạn nữ là: 12 - 4 = 8 (bạn) Đáp số: bạn nam: 4 bạn bạn nữ: 8 bạn * Bài 4: HS có thể nêu bài toán: Hai thùng đựng 180 l dầu. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng và tự giải bài toán - Chữa lại các phần bài tập làm sai - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Toán *:
Củng Cố Hình Thoi (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình thoi.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
||||||||||||||||
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
||||||||||||||||
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|||||||||||||||||
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống :
|
Bài 2. Viết số hoặc tỉ số thích hợp vào chỗ nhiều chấm:
Biểu thị số bé là ……….phần bằng nhau Biểu thị số lớn là………phần như thế Tỉ số của số bé và số lớn là……………… Tổng số phần bằng nhau là………………phần Tổng của hai số là…………………………. |
|
Bài 3. Tổng của hai số là 45. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó. Bài giải Ta có sơ đồ: ……………………… ……………………………………………………………… ……………………… ……………………………………………………………… ……………………… ……………………………………………………………… ……………………… ……………………………………………………………… ……………………… ……………………………………………………………… |
|
Bài 4. Viết tiếp vào chỗ chấm: “Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 22 học sinh nữ. Tỉ số của học sinh nữ so với cả lớp là……..........Tỉ số của học sinh nam so với cả lớp là .....................” |
|
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. |
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Sinh hoạt lớp SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 28
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 29
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌCND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể
................................................................................................................................................
Bản quyền thuộc TH &THCS Lê Văn Miến
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lvmien.phongdien.thuathienhue.edu.vn/