In trang

KE HOACH BAI DAY TUAN 26
Cập nhật lúc : 10:12 16/03/2022

TUẦN 26

Thứ hai ngày 14  tháng 3 năm 2022

 

Tiết 1: Chào cờ:                             HOẠT ĐỘNG  NGOÀI GIỜ

............................................................................................................

Tiết2 : Toán:

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI  VÀ ĐO KHỐI L­­ƯỢNG ( Tiếp theo) 

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết:

      - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

      - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phảm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối l­­ượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

    - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

    - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

    - HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.

* Cách tiến hành:

 Bài 1a: HĐ cá nhân

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận

- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng  số thập phân .

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu

- HS  tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

- Củng cố cách viết số đo khối  lượng

 d­­ưới dạng số thập phân .

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả

- GV kết luận

 

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

a. 4km 382m = 4,382km

    2km   79m = 2,079km

            700m = 0,7km

 

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

a. 2kg 350g = 2,35 kg

    1kg   65g = 1,065kg

b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn

    2 tấn   77kg = 2,077 tấn

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm

- HS  làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra

 a) 0,5m       = 50cm  

b) 0,075km = 75m

c) 0,064kg = 64g               

d) 0,08tấn  = 80kg

- HS làm bài

- HS chia sẻ kết quả

a) 3576m = 3,576km

b) 53cm = 0,53m

c) 5360kg = 5,36 tấn

d) 657g = 0,657kg

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

0,15m =....cm           0,00061km =...m

0,023 tấn = ......kg    7,2g =....kg

- HS nêu:

0,15m = 15cm       0,00061km = 0,61m

0,023 tấn = 23kg    7,2g = 0,0072kg

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế.

- Chuẩn bị bài: Ôn trước bảng đơn vị đo diện tích.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập đọc:

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:1. Kiến thức: Điều chỉnh theo 405:

-Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Nghe- ghi được nội dung chính: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Viết một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu.

2. Năng lực:

- Năng lựcchung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Năng lực đặc thù- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng   

- HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét

- Cho HS đọc nối tiếp lần 1 trong nhóm, phát hiện từ khó

- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ Li-vơ-pun, ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, bao lơn…

- Cho HS đọc nối tiếp lần 2. 

- Gọi HS đọc chú giải.        

- Cho HS luyện đọc theo nhóm.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.

- GV đọc mẫu toàn bài

- 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.

- HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn

+ Đoạn 1: “Từ đầu … họ hàng”

+ Đoạn 2: “Đêm xuống … cho bạn”

+ Đoạn 3:  “Cơn bão … hỗn loạn”

+ Đoạn 4: “Ma-ri-ô … lên xuống”

+ Đoạn 5:  Còn lại.

- HS đọc nối tiếp trong nhóm lần 1

- HS luyện phát âm theo yêu cầu.

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc phần chú giải.

- HS đọc trong nhóm đôi.

- 5 HS đọc nối tiếp.

- HS lắng nghe.

b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:

+ Nêu hoàn cảnh, mục đích chuyến đi của Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?

+ Giu- li- ét - ta chăm sóc Ma- ri- ô như thế nào khi bạn bị thương?

+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?

+  Ma- ri- ô phản ứng thế nào khi người trên  xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn cậu?

+ Quyết định nhường bạn đó nói lên điều gì?

+ Nêu cảm nghĩ của mình về Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?

+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?

 

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp

- Bố Ma- ri-ô mới mất, em về quê sống với họ hàng . Giu- li - ét - ta trên đường về gặp bố mẹ.

- Giu- li - ét hoảng hốt, quỳ xuống lau máu, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng vết thương.

- Cơn bão ập đến, sóng tràn phá thủng thân tàu, con tàu chao đảo, 2 em nhỏ ôm chặt cột buồm.

- Ma- ri- ô quyết định nhường bạn, em ôm ngang lưng bạn thả xuống tàu.

- Ma- ri -ô có tâm hồn cao thượng nhường sự sồng cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn.

- HS trả lời:

+ Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.

+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình

- Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu - li - ét -  ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.

HS tự nghe - ghi nội dung bài vào vở

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:

- Cho HS đọc tiếp nối

- HS nhận xét

- Qua tìm hiểu nộ dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?

- GV lưu ý thêm.

- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.

- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: …Chiếc xuồng bơi ra xa….vĩnh biệt Ma - ri- ô!...

Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét- ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. //

-                “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//

- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.

- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

- Hướng dẫn các HS khác lắng nghe để nhận xét.

- GV nhận xét, khen HS đọc hay  và diễn cảm.

- 5 HS đọc nối tiếp.

- HS nhận xét cách đọc cho nhau.

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

- 1 vài HS đọc trước lớp.

- HS đọc diễn cảm trong nhóm.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)

- GV gọi HS nêu lại nội dung của bài đọc, hướng dẫn HS tự liên hệ thêm....

- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.

- GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau.

- 2 HS nêu lại nghĩa của câu chuyện.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà Viết một kết thúc vui cho câu chuyện Một vụ đắm tàu..

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 Tiết 3: Đạo đức:

BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-          Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

-          Biết vì  sao phải  bảo vệ cái đúng, cái tốt.

-          Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

-          Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Năng lực đặc thù: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ, HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

3. Phẩm chất: trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

    1/ GV chuẩn bị: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

    2/ HS chuẩn bị: Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1

 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Khởi động: 5’

- GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường.

- Nêu câu hỏi:

+ Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?

- GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài: Bảo vệ cái đúng, cái tốt.

2/ Khám phá: 14’

Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện

* Mục tiêu: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi: Các em có biết đây là ai không?

- Gv giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng.

- Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:

a/ Vì sao bạn Đạt lại làm như vậy?

b/ Việc làm của bạn thể hiện điều gì?

c/ Em hãy kể những việc làm đúng và tốt mà em biết.

- GV nhận xét phần làm nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn. Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng.

- Mời HS nhắc lại nội dung.

- Gv lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản thân mình khi làm những việc như bạn Đạt.

Hoạt động 2: Quan sát tranh (16 phút)

* Mục tiêu: HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống trong các tranh dưới đây? Vì sao?

+ Tranh 1: Một bạn nam đang bắt nạt em nhỏ.

+ Tranh 2: Một bạn nữ dắt cụ già qua đường.

+ Tranh 3: Các bạn học sinh quyên góp đồ dung để tặng học sinh vùng khó khăn.

+ Tranh 4: Một bạn nữ đang giảng bài cho bạn.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang khuyên bạn nam không nên bẻ cây xanh.

+ Tranh 6: Bạn nam không tắt quạt khi rời khỏi phòng.

- Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nhận biết đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm chưa đúng và giải thích vì sao.

- GV nhận xét phần thảo luận nhóm.

- GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời.

+ Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định.

+ HS trả lời theo suy nghĩ ...

- HS quan sát.

- HS trả lời theo hiểu biết của các em.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để trả lời các câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- GV nhận xét giờ.

- Cho HS đọc ghi nhớ.

- Dặn HS chuẩn bị bài thực hành

- HS nghe

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới.

- HS nghe và thực hiện

............................................................................................................

Tiết 4: Chính tả:

ĐẤT N­ƯỚC (Nhớ – viết)

(Thời gian.....phút)

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: -Nhớ-viết đúng CT 2 khổ thơ cuối bài Đất nước.

- Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác:  nghe bình giảng về 2 khổ cuối và ghi chép lại một số ý quan trọng về đoạn thơ vừa chép.

-Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3.Phẩm chất: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ, bảng nhóm…

 - HS : SGK, vở…

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi viết đúng các tên sau: Phạm Ngọc Thạch, Nam Bộ, Cửu Long, rừng tre.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chia thành 2 đôi chơi, mỗi đội 4 HS

Thi viết nhanh, viết đúng.

- HS nghe

- HS chuẩn bị vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)

*Mục tiêu:

- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.

- HS có tâm thế tốt để viết bài.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu 1 em đọc bài viết .

- Yêu cầu  HS đọc thuộc lòng đoạn viết.

- Yêu cầu HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .

- GV hư­­­­­­­­ớng dẫn cách viết các từ ngữ

khó và danh từ riêng .

- 1 HS đọc bài  viết, HS  d­­­­­­­­ưới  lớp đọc thầm theo

-  2 HS đọc

+ rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất,…

- HS luyện viết tên riêng, tên địa lí nước ngoài.

b. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu: Nhớ - viết đúng chính tả 2 khổ thơ cuối bài Đất nước.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS viết bài

- GV nhắc nhở HS t­­­­­­­­ư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- GV đọc lại bài viết

Bình giảng về 2 khổ cuối

- HS viết

- HS nghe

- HS soát lỗi chính tả.

- HS nghe và ghi chép lại một số ý quan trọng về đoạn thơ vừa chép.

c. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.

*Cách tiến hành:

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm

- HS nghe

3. HĐ luyện tập : (8 phút)

* Mục tiêu: Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và  giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự  dùng bút chì gạch dưới các từ chỉ huân ch­­ương, huy chư­­ơng, danh hiệu, giải thư­­ởng.

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng và yêu cầu HS viết  lại các danh từ riêng đó.

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3: HĐ cá nhân

- Một HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS  đọc thầm đoạn văn và làm bài.

-  GV nhận xét chữa bài.

 

- Cả lớp theo dõi

- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ kết quả

a. Các cụm từ :

Chỉ huân chư­­ơng:

Huân ch­ương Kháng chiến,

Huân chư­ơng Lao động.

Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.

Chỉ giải th­­ưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.

- Mỗi cụm từ trên đều gồm 2 bộ phận nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này.

- HS đọc

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên làm bài bảng lớp, chia sẻ kết quả

Anh hùng/ Lực l­ượng vũ trang nhân dân.

Bà mẹ/ Việt Nam/ Anh hùng.

4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Về nhà chia sẻ với mọi người cách viết các từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- HS nghe và thực hiện

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà luyện viết thêm các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 6:Khoa học

SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết chim là động vật đẻ trứng.

 Nêu được một số biện pháp bảo vệ loài chim.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ, chăm sóc loài chim tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng 

     - GV: Tranh ảnh về chim. Hình trang 118, 119 SGK

     - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

     - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

    - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là:

+ Trình bày chu trình sinh sản của ếch? + Nêu lợi ích của ếch?

- Nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Biết chim là động vật đẻ trứng.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Biểu t­­ượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa trang 118 SGK.

+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?

+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?

 Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 3,4,5 trang 119.

+ Mô tả nội dung từng hình?

+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở?

+ Chúng đã tự kiếm ăn được ch­­ưa? Tại sao?

 Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim

- GV kiểm tra việc sư­u tầm tranh, ảnh về sự nuôi con của chim

- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp

- GV tổ  chức HS bình chọn bạn s­ưu tầm bức ảnh đẹp nhất, bạn hiểu về sự nuôi con của chim nhất.

- GV nhận xét chung

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận dư­ới sự hư­ớng dẫn của GV

- HS quan sát

+ Quả a: có lòng trắng, lòng đỏ.

   Quả b: có lòng đỏ, mắt gà.

    Quả c: không thấy lòng trắng,

    Quả d: không có lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.

+ Hình 2b: thấy mắt gà.

   Hình 2c: thấy đầu, mỏ, chân, lông gà.

   Hình 2d: thấy một con gà đang mở mắt.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp

+ Hình 3: Một chú gà con đang chui ra khỏi vở trứng.

+ Hình 4: Chú gà con vừa chui ra khỏi vở trứng đ­ược vài giờ. Lông  của chú đã khô và chú đã đi lại đ­ược.

+ Hình 5: Chim mẹ đang mớm mồi cho lũ chim non.

+ Chim non, gà con mới nở còn rất yếu.

+ Chúng chư­a thể tự đi kiếm mồi đ­ược vì vẫn còn rất yếu.

- HS báo cáo về sự chuẩn bị của mình

- HS giới thiệu trư­ớc lớp về tranh ảnh mình sư­u tầm đ­ược.

- HS bình chọn

 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Cho HS liên hệ: Các loài chim TN có ích  lợi gì? Em thấy hiện nay nạn săn bắn nh­ư thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ loài chim tự nhiên .

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Hãy tham gia chăm sóc các loài vật nuôi trong gia đình(nếu có)

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Lịch sử:

TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu n­ước. Từ đây, đất n­ước hoàn toàn độc lập thống nhất:

   + Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh  bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.

   + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.

Thuật lại được cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

Năng lực đặc thù:

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm;

- Yêu thích môn học.

Tự hào về khí thế tiến công quyết thắng của bộ đội tăng thiết giáp, của dân tộc ta nói chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

  - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; các hình minh họa trong SGK

  - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  - Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải…

  - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi thuật lại khung cảnh kí hiệp định Pa- ri về Việt Nam.

 - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi thuật lại

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu n­ước. Từ đây, đất n­ước hoàn toàn độc lập thống nhất.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

- Cho HS đọc nội dung bài, thảo luận cặp đôi:

+ Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri ?

 Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh độc lập

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

+ Quân ta chia làm mấy cánh quân tiến vào Sài Gòn?

+ Mũi tiến công từ phía đông có gì đặc biệt?

+ Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ?

+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì ?

+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ?

+ Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta đã thống nhất là lúc nào ?

 Hoạt động 3: Ý nghĩa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

- GV cho HS thảo luận nhóm

+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ?

 

- HS đọc nội dung bài, trả lời câu hỏi

+ Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hổ trợ của Mĩ như trước, trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.

- HS thảo luận nhóm sau đó chia sẻ:

+ Chia làm 5 cánh quân.

+ Tại mũi tiến công từ phía đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho nữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng lên dinh độc lập.

+ Lần lượt từng HS thuật lại

+ Chứng tỏ quân địch đã thua trận và cách mạng đã thành công.

+ Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn rệu rã đã bị quân đội Việt Nam đánh tan, Mĩ cũng tuyên bố thất bại và rút khỏi miền Nam Việt Nam.

+ Là 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng kêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập.

- Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi

+ Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là một chiến công hiển hách đi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa, một Điện Biên Phủ...

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- GV chốt lại nội dung bài dạy.

- Hãy sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của em về sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc lập.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 8: Tiếng Việt*:

LUYỆN TẬP VỀ CÂU.

I.Mục tiêu :

- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1:

  Đặt 3 câu ghép không có từ nối?

         

Bài tập2:

 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.

         

 

 

 

 

Bài tập 3 :

Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.

        

Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :

 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...

 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...

 c/ ...nên bố em rất buồn.

 

 4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn

bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Ví dụ:

Câu 1 : Gió thổi, mây bay

Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.

Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.

Ví dụ:

Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.

Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.

Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.

 Ví dụ:

Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.

Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.

Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.

Ví dụ:

a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.

b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.

c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.

- HS chuẩn bị bài sau.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ ba ngày 15  tháng 3 năm 2022

Tiết 1: Toán:

ÔN TẬP VỀ  ĐO ĐỘ DÀI VÀ  ĐO KHỐI  L­­ƯỢNG

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết: 

 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.

 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK, vở , bảng con

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng  viết các số sau d­­ưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:  Biết:    

 - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.

 - Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

 - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS làm bài tập

- GV nhận xét chữa bài

- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lư­­ợng.

* GV cho học sinh chốt lại kiến thức

- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần .

Bài 2a: HĐ cá nhân

- HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS  tự làm bài

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lư­­ợng.

 

Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng).

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chốt lại kiến thức

- 2 HS đọc

- HS làm bài vào vở,

-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ

Lớn hơn mét

Mét

Bé hơn mét

Kí hiệu

km

hm

dam

m

dm

cm

mm

Quan hệ giữa các đơn vị đo

- Viết theo mẫu

- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm

    1km = 1000m         1kg = 1000g

    1 tấn = 1000kg

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)

- HS  làm bài vào vở.

- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm

a. 1827m = 1km 827m = 1,827km

b. 34dm   = 3m   4dm = 3,4m

c. 2065g  = 2kg 65g = 2,065kg

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV cho HS vận dụng làm bài:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm

2030m = ....km                 150 g .... 0,15kg

750m = .....km            3500g .... 3,5kg

- HS làm bài

2030m = 2,03km                 150 g = 0,15kg

750m = 0,75km                  3500g = 3,5kg

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2:Luyện từ và câu:

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

 ( Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than )

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 -Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2).

Điều chỉnh theo cv405:

- Viết được một kết thúc vui cho câu chuyện “Tiếng rao đêm” có câu sử dụng dấu chấm, chấm hỏi hoặc chấm than.

Giảm bớt bài tập 3 Điều chỉnh thành bài tập viết câu, viết đoạn sử dụng dấu chấm (dấu chấm hỏi, dấu chấm than,..) như là bài tập vận dụng (liên hệ, kết nối, so sánh) của Tập đọc

4. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực dặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- GV nhận xét kết quả bài kiểm tra định kì giữa kì II.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

 - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1)

 - Đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2)

 - Sửa được dấu câu cho đúng (BT3).

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Các nhóm đọc mẩu chuyện vui và thảo luận làm bài

- GV có thể nhắc nhở HS muốn tìm đúng 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu câu này đều đư­­ợc đặt ở cuối câu.

- GV chốt lại câu trả lời đúng.

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- HS đọc nội dung bài 2

- Cả lớp đọc thầm nội dung bài Thiên   đ­­ường của phụ nữ trả lời câu hỏi

- GV hư­­­ớng dẫn HS đọc thầm bài để phát hiện tập hợp từ nào diễn tả một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét , kết luận

 

 Bài tập 3: HĐ cá nhân

( thay nội dung bằng bài tập khác)

Viết đoạn sử dụng dấu chấm (dấu chấm hỏi, dấu chấm than,..) nhận xét về nhân vật người thương binh trong câu chuyện Tiếng rao đêm

 

- 2 HS đọc, phân tích yêu cầu

- Lớp đọc thầm SGK.

- Các nhóm suy nghĩ và làm bài

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp

+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1, 2, 9 dùng để kết thúc các câu kể.

+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu 7, 11 dùng để kết thúc các câu hỏi.

+ Dấu chấm than đặt ở cuối câu 4, 5 dùng để kết thúc câu cảm.

- HS đọc

- HS đọc thầm

- HS theo dõi

- HS làm bài

- HS chia sẻ trước lớp

Thiên đường của phụ nữ

Thành phố..... là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đẫyđà, mạnh mẽ. Trong mỗi gia đình, .... tạ ơn đấng tối cao.Nhưng điều đáng nói... phụ nữ. Trong bậc thang xã hội ở Giu- chi- tan, … đàn  ông. Điều này thể hiện … của xã hội.Chẳng hạn, …. , còn đàn ông: 70 pê- xô. Nhiều chàng trai ... con gái.

- HS đọc yêu cầu của bài

- Tựu làm bài cá nhân

- Trình bày kết quả

- Lớp nhận xét.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ?

- GV nhận xét tiết học, biểu dư­­­­­­­­ơng những em học tốt.

- HS nêu

- HS nghe

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà tập đặt câu sử dụng 3 loại dấu nêu trên.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 6: Kể chuyện:

LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI

 

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng:

   - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.

  - HS (M3,4) kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HĐ nghe kể (10 phút)

*Mục tiêu: HS chăm chú lắng nghe, ghi nhớ câu chuyện

*Cách tiến hành:

- Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần).

+ Giáo viên kể lần 1.

+ Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.

- Sau lần kể 1.

+ Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì …). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh nghe.

- Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ.

3. Hoạt động thực hành kể chuyện và nêu nội dung câu chuyện(22 phút)

* Mục tiêu:

  - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.

  - HS (M3,4) kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).

 - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

* Cách tiến hành:

 v Hướng dẫn học sinh kể chuyện.

a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện).

- Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình.

- Giáo viên nhận xét

b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật).

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân.

-    Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật.

-    Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng.

- 3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn nhập vai.

-    Học sinh kể chuyện trong nhóm.

-    Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn.

-    Học sinh thi kể chuyện trước lớp.

-    Cả lớp nhận xét.

-    1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK.

-    Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.

- Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện).

- Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn.

- Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận.

4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay ?

- HS nêu

- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 7: Địa lí:

CHÂU MĨ  (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:

 + Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.

 + Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

 - Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.

- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.

 - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

Năng lực đặc thù:

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

3. Phẩm chất: - Ham tìm tòi, khám phá kiến thức.

- Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm;

- Yêu thích môn học.

Yêu thích tìm hiểu, khám phá địa lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Đồ dùng

  - GV: Bản đồ thế giới; các hình minh họa trong SGK

  - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  - Phương pháp: thảo luận, quan sát, vấn đáp, giảng giải…

  - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Tìm Châu Mĩ trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:

+ Nêu số dân của châu Mĩ ?

+ Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các Châu lục?

+ Ai là chủ nhân x­a của Châu Mĩ ?

+ Dân cư­ Châu Mĩ tập trung ở đâu ?

Hoạt động2: Hoạt động kinh tế của Châu Mĩ

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi:

+ Nêu sự khác nhau về kinh tế gi­ữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ,

Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ ?

 Hoạt động 3: Hoa Kì (HĐ cặp đôi)

- Chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô của Hoa Kì trên bản đồ.

+ Hoa Kì giáp với những quốc gia nào? Những đại d­ương nào ?

+ Nêu đặc điểm dân số, kinh tế của Hoa Kì ?

-  GV chốt lại ND:

 

 

- Dân số Châu Mĩ năm 2004 là: 876 triệu ng­ười.

- Đứng thứ ba thế giới ( sau Châu Á và châu Phi)

- Chủ nhân x­a của Châu Mĩ là ngư­ời Anh Điêng

- Dân c­ư Châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông.

+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất.

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển

+ Bắc Mĩ: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,...

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: chuối cà phê, mía, chăn nuôi bò, cừu,...

+ Bắc Mĩ: Ngành công nghiệp kĩ thuật cao nh­ư điện tử, hàng không, vũ trụ

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: sản xuất và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.

- HS chỉ Hoa Kì và thủ đô Oa- sinh- tơn.

+ Hoa Kì giáp với những quốc gia: Ca- na- đa, Mê- hi- cô

+ Những đại d­ương: Đại Tây D­ương, Thái Bình D­ương.

+ Đặc điểm về dân số: Hoa Kì có diện tích đứng thứ tư  trên thế giới như­ng dân số đứng thứ ba trên thế giới

+  Kinh tế: Hoa Kì có nền kinh tế phát triển cao, trong đó có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới nh­ư sản xuất điện, máy móc, thiết bị,... đồng thời còn là những n­ước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Sau khi học xong bài này, em mong muốn được đén thăm đất nước nào của châu Mĩ ? Vì sao ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Hãy sưu tầm những tư liệu về đất nước đó và chia sẻ với bạn bè tỏng tiết học sau.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 8: Toán*:

 ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu.

- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian

- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng:

- Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1:

 Trên quãng đường dài 7,5 km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó?

Bài tập 2:

  Một ca nô đi với vận tốc 24 km/giờ. Hỏi sau bao nhiêu phút ca nô đi được quãng đường dài 9 km ( Vận tốc dòng nước không đáng kể)

Bài tập3:

  Một người đi xe đạp đi một quãng đường dài 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường dài 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?

Bài tập4: (HSKG)

  Một vận động viên đi xe đạp trong 30 phút đi được 20 km. Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút người đó đi được bao nhiêu km?

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải :

Thời gian chạy của người đó là:

   7,5 : 10 = 0,75 (giờ)

                =  45 phút.

                        Đáp số: 45 phút.

Lời giải: 

Đổi: 1 giờ = 60 phút.

 Quãng đường ca nô đi trong 1 phút là:

        24 : 60 = 0,4 (km)

 Thời gian ca nô đi được quãng đường dài 9 km là:     9 : 0,4 = 22,5 (phút)

                          = 22 phút 30 giây.

                    Đáp số: 22 phút 30 giây.

Lời giải: 

 Vận tốc của người đi xe đạp là:

   18,3 : 1,5 = 12,2 (km/giờ)

 Thời gian để người đó đi quãng đường dài 30,5 km là:

         30,5 : 12,2 = 2,5 (giờ)

                           = 2 giờ 30 phút.

                         Đáp số: 2 giờ 30 phút.

Lời giải: 

Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.

        1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.

Vận tốc của người đó là:

    20 : 0,5 = 40 (km)

Sau 1 giờ 15 phút người đó đi được số km là:

        40  1,25 = 50 (km)

                     Đáp số: 50 km.

- HS chuẩn bị bài sau.

                      

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ tư ngày 16  tháng 3 năm 2022

Tiết 1: Toán:

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

   Biết:

    - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

    - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích

 

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp

- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.

km2

hm2

dam2

m2

dm2

cm2

mm2

1 km 2

= 100hm2

1 hm 2

= 100dam2

= km2

1 dam 2

= 100m2

= hm2

1m 2

= 100dm2

= dam2

1 dm 2

= 100cm2

= m2

1 cm 2

= 100mm2

= dm2

1 mm 2

= cm2

- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?

Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân

-  Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài.

Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu.

 - Yêu cầu HS tự làm

- GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu

- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. 

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS tự làm bài.

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ

a.1m2  = 100dm2  = 10000cm2                                         

1m2 = 1000000mm2         

  1ha = 10000 m2

  1km2  = 100ha = 1000000 m2

b.1m2 = 0,01dam2       

1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha   

1m2 = 0,000001km2            

     

- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta

- HS tự làm bài

- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả

a) 65 000 m = 6,5 ha      

b) 6 km      = 600 ha

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác.

- HS nghe và thực hiện

- VD: sào, mẫu, công đất, a,...

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2:Tập đọc:

CON GÁI

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

-Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.

-  Nghe- ghi được nội dung chính Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Điều chỉnh theo cv 405:

- Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Tôn trọng phụ nữ. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi  HS đọc toàn bài

- HS chia đoạn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, sau đó báo cáo

- Cho HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi

- HS chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS  nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- 1  HS đọc cả bài

- HS theo dõi

b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

1. Những chi tiết nào trong bài cho ta thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

3.Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về “Con gái” không?

- Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

- Giáo viên tóm tắt ý chính.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

+ Câu nói của gì Hạnh “Lại một con vịt nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn.

+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi, … Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

+ Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái.

+ Các chi tiết thể hiện: Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố, mẹ đều rớm rớm nước mắt thương Mơ.

+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang, vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục.

- Học sinh đọc lại.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn

* Cách tiến hành:

- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?

- GV lưu ý thêm.

- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.

- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.

- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.

- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

- HS nêu cách đọc của từng đoạn.

- 3 HS đọc nối tiếp cả bài.

- HS nhận xét cách đọc cho nhau.

- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.

- 1 vài HS đọc trước lớp,

- HS đọc diễn cảm trong nhóm.

- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp:  HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)

Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái.

- Nêu nội dung của bài ? 

- HS nêu:

HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .

HS tự ghi nội dung bài vào vở

- Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Tiết 4: Tập làm văn:

TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI

 

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Nắm vững cấu tạo bài văn tả cây cối.

Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

  - GV: SGK, bảng phụ,Hệ thống 1 số lỗi mà HS thư­­­­ờng mắc.

  - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

 - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" : HS đọc đoạn kịch  Giu-li-ét-ta đã viết lại ở giờ trước.

- GV nhận xét đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS nghe

2. Hoạt động trả bài văn tả cây cối:(28 phút)

* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.

* Cách tiến hành:

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ư­­u điểm chính:

- HS đã xác định đ­­­­ược đúng trọng tâm của đề bài

- Bố cục : (đầy đủ, hợp lí ) như­­ bài của em Hiển

- ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) nh­­ư bài của Thu

-  Cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ) nh­­ư bài của Viện.

* Những thiếu sót hạn chế:

 - Xác định cây tả chưa hợp lí, trình tự miêu tả ch­­ưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa các phần khi miêu tả nh­­ư bài của Tráng.

- Dùng từ đặt câu chư­a chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với hình ảnh mình định tả như bài của em....

c) Hư­­­ớng dẫn HS chữa bài.

- GV trả bài cho từng HS

- Hư­­­ớng dẫn HS chữa những lỗi chung

+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS

chữa.

d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.

- GV đọc cho học sinh nghe một vài đoạn văn, bài văn tiêu biểu 

- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

- Yêu cầu HS trình bày

- GV nhận xét đánh giá

- HS  theo dõi.

- HS nhận bài

- Một số HS lên bảng chữa, d­ưới lớp chữa vào vở.

- HS theo dõi

- HS tự viết đoạn văn.

- 2 HS đọc bài

 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu dư­­­­ơng những em làm bài tốt, chữa bài tốt.

- Về nhà viết lại cho hay hơn

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Chuẩn bị bài văn tả con vật để đạt được kết quả cao hơn ở giờ sau

- HS nghe và thực hiện

     

 ............................................................................................................

Tiết 5: Tiếng Việt*:

LUYỆN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI

I. Mục tiêu.

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cây cối.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

      Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

Đề bài:  Em hãy tả một cây cổ thụ.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên trình bày bài

- GV cho HS nhận xét.

- GV chấm một số bài, đánh giá và cho điểm.

- GV đọc bài văn mẫu.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài.

- HS lần lượt lên trình bày bài

- HS lắng nghe.

Ví dụ:

    Đầu làng em có một cây đa rất to. Nó đích thị  là một cây cổ thụ vì bà em bảo nó có từ hàng trăm năm nay rồi.

   Cây đa sinh sống ngay trên một khoảng đất rộng. Cây đa này to lắm. Chúng em thường xuyên đo nó bằng nắm tay nhau đứng vòng quanh. Lần nào cũng vậy, phải năm, sáu bạn nắm tay nhau mới hết một vòng quanh gốc đa. Thân đa đã già lắm rồi, lớp vỏ cây đã mốc trắng lên. Đoạn lưng chừng cây có một cái hốc khá to và sâu. Lũ chim thường về làm tổ ở đây.

   Từ gốc cây đa tỏa ra những cái rễ khổng lồ tạo cho cây đa có một thế rất vững chắc. Nó giống như một cái kiềng có nhiều chân chứ không phải chỉ ba chân. Những cái rễ nổi hẳn một nửa lên trên mặt đất. Đó là chỗ ngồi nghỉ chân lí tưởng của người qua đường. Cái rễ to phía bụi tre lại có một đoạn cong hẳn lên. Bọn trẻ chăn trâu chúng em lại khoét cho sâu thêm một chút. Thế là vừa có chỗ để buộc thừng trâu, vừa có thêm chỗ để chơi đánh trận giả.

   Thân và rễ đa thì có vẻ già cỗi nhưng ngọn đa thì vẫn còn sung sức lắm. Những đốt  mới vẫn tiếp tục phát triển thành tán của cây đa vẫn ngày một rộng hơn. Lá đa vừa to vừa dầy, có màu xanh thẫm. Chúng em thường hái lá đa làm trâu lá chơi đùa với nhau. Ngọn đa là nhà của một gia đình sáo sậu.

    Cây đa là hình ảnh không thể thiếu của làng quê em.

 

4 Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.

       

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ năm ngày 17  tháng 3 năm 2022

Tiết 6:Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiên thức: Biết:

  - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối,  xăng-ti-mét khối.

  -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

  - Chuyển đổi số đo thể tích.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3( cột 1).

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK, bảng con...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- 2 nhóm HS thi đua nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cả lớp

- HS đọc yêu cầu.

- GV treo bảng phụ

+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn  đến bé ?

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?

+ Đơn vị đo thể tích bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài.

 

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

+ Các đơn vị đo thể tích đã học là : mét khối ; đề-xi-mét khối ; xăng-ti-mét khối.

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé tiếp liền nó.

+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị bé bằng  đơn vị lớn tiếp liền nó.

- HS làm bài,

- 1 HS lên điền vào bảng lớp, chia sẻ cách làm

Tên

Kí hiệu

Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau

Mét khối

m3

1m3 = 1000dm3 = 1000 000 cm3

Đề-xi-mét khối

dm3

1dm3 = 1000 cm3

1dm3 = 0, 001m3

Xăng-ti-mét         khối

cm3

1cm3 = 0,001dm3

Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân

 - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận 

 

 

 

Bài 3 (cột 1): HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi

- Đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét chữa bài

 

Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài

- GV nhận xét

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm 

- HS làm bài bảng con, chia sẻ cách làm

      1m3 = 1000dm3

      7, 268 m3 = 7268 dm3

      0,5 m3 = 500 dm3

      3m3 2dm3 = 3,002 dm3

- Viết  các số  đo sau dưới dạng số thập phân    
- HS làm việc theo nhóm đôi

a. Có đơn vị là mét khối :

  6m3 272dm3 = 6,272 m3

b. Có đơn vị là đề- xi- mét khối :

   8dm3 439cm3 = 8439dm3

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV

2105dm3 = 2,105m3     

3m3 82dm3 = 3,082m3

3670cm3 = 3,67 dm3        

5dm3 77cm3 =5,077dm3

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà chia sẻ mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích với mọi người để vận dụng trong cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 7: Luyện từ và câu::

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than )

 

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: -Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2),

- Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm, dấu chấm than miêu tả một loài cây em thích.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thủ: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: SGK, bảng phụ,bảng nhóm…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài 

- GV gợi ý HS  làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu văn có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu khiến hoặc câu cảm thì điền dấu chấm cảm.

- HS làm bài vào vở.

- GV chốt lại câu trả lời đúng

- Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện vui.

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài.

- H­­ướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn  và xác định  xem từng câu kể, câu hỏi hay câu cầu khiến. Trên cơ sở đó phát hiện lỗi để sửa.

-  HS làm bài vào vở 

- GV chốt lại kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 Bài 3: HĐ cá nhân

Thay bằng yêu cầu:

- Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm, dấu chấm thân miêu tả một loài cây em thích.

- HS đọc nội dung của bài tập 3.

- Tổ chức cho HS tự đặt câu vào vở

- GVnhận xét, kết luận

 

-1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- HS theo dõi

 - HS làm vào vở, 2 nhóm làm bảng phụ, chia sẻ trước lớp

Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12 điền dấu !

Các câu 2, 7, 11 điền dấu ?

Các câu còn lại điền dấu .

- 2 HS đọc

- HS đọc

- HS theo dõi

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài.

- Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.

- Cậu tự giặt lấy cơ mà? Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi.

- Giỏi thật đấy!

- Không!

- Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp.                                                                                                                                     

- Cả lớp theo dõi

- HS suy nghĩ

- HS tự làm bài trong vở, chia sẻ

 

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu dư­­­­­­­­ơng những em học tốt.

- Vận dụng cách sử dụng các dấu câu vào viết cho phù hợp.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Yêu cầu HS ôn bài, ai chư­­a hoàn thành thì tiếp tục làm .

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................

Tiết 8 : Kỉ  thuật:

LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.

Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

Năng lực đặc thù:

 -  Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia đình;

-  Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác nhau trong tủ lạnh;

- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng   

   - GV: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

   - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  - Phương pháp quan sát, đàm thoại, thảo luận.

  - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS đặt bộ đồ dùng lên bàn

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.

 - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

* Cách tiến hành:

a.Hướng dẫn chọn từng loại chi tiết:

- Cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.

b. Lắp từng bộ phận:

- Cho một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK.

- Cho HS thực hành lắp máy bay trực thăng (lưu ý HS khi lắp cần quan sát hình trong SGK)

b1. Lắp thân và đuôi máy bay: (H.2-SGK)

b2. Lắp sàn ca bin và giá đỡ : (H.3-SGK)

b3. Lắp ca bin H. 4-SGK)

Gv theo dõi, giúp đỡ HS còn hạn chế

c.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp:

- Cho hs tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp.

 

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.

- Một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK.

- HS thực hành lắp từng bộ phận của máy bay trực thăng.

+Lắp thân và đuôi máy bay : (H. 2-SGK)

+Lắp sàn ca bin và giá đỡ : (H.3-SGK)

+Lắp ca bin H.4-SGK)

- HS tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : Lắp máy bay trực thăng (tiếp theo).

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Dặn HS tập lắp ghép ở nhà (nếu có bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật)

- HS nghe và thực hiện

     

..............................................................................................................................................

 

Thứ sáu ngày 18  tháng 3 năm 2022

Tiết 1:Toán:

Toán

            ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH ( Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

  - Biết so sánh các số đo diện tích, so sánh các số đo thể tích.

  - Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2, bài 3(a).

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng  

 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ…

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các đơn vị đo thể tích, diện tích đã học.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Hs chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận

Bài 3a: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- HS tóm tắt và nêu cách làm

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

 

- Cả lớp theo dõi

- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm

8m2 5dm2    =  8,05m2

   8,05m2            

8m2 5dm2    <  8,5m2

   8,05m2

8m2 5dm2    >  8,005m2

   8,05m2

7m3 5dm3    >  7,005m3

   7,005m2

7m3 5dm3    <  7, 5m3

   7,005m2

        2,94dm3  >    2dm3 94cm3   

                                2,094dm3                       

- 1 HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt, nêu dạng toán và nêu cách giải.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

                   Bài giải

Chiều rộng của thửa ruộng là:

150 x 2/3 = 100 (m)

Diện tích thửa ruộng đó là:

150 x 100 = 15000 (m2)

15000m2 gấp 100m2 số lần là:

15000 : 100 = 150 (lần)

Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:

60 x 150 = 9000 (kg)
9000kg = 9 tấn

Đáp số: 9 tấn

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vào vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

            Bài giải:

Thể tích của bể nước là:

4 x 3x 2,5 = 30 ( m3)

Thể tích của phần bể có chứa nước là:

30 x 80 : 100 = 24 ( m3)

a, Số lít nước mắm chứa trong bể là:

24 m3 = 24 000 dm3 = 24 000l

                          Đáp số: a. 24000l

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

6m2 7dm2 =... dm2     470dm2 =...m2

4m3 3dm3 =... dm3   234cm3=...dm3

- HS làm bài:

6m2 7dm2 = 6,07dm2    

470dm2 = 4,7m2

4m3 3dm3 =4,003 dm3  

234cm3= 0,234dm3

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà vận dụng cách tính thể tích vào thực tế.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn:

TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

 

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.

Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến  câu chuyện.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV:  Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS thi đọc lại màn kịch Xin thái s­­­ư tha cho đã viết lại.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.

  - Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến  câu chuyện.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.

- 2 HS đọc nối tiếp hai phần trong truyện: Một vụ đắm tàu.

- Thảo luận cặp đôi:

+ Hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn truyện?

+ Hãy nêu tóm tắt nội dung chính của phần I ?

 

 

 

 

 

+ Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?

 

 

 

Bài 2: HĐ nhóm

- Yêu cầu HS đọc ND của bài tập 2.

- Yêu cầu HS đọc từng phần

- GV nhắc nhở HS : SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại cho màn một hoặc màn hai để hoàn chỉnh màn kịch.

 + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái Sư­­­ Trần Thủ độ, phu nhân và ng­ười quân hiệu.

- GV chia lớp thành nhóm 2 và y/c thực hiện.

- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá những nhóm viết lời hội thoại thú vị, hợp lí.

Bài 3: HĐ nhóm

- HS đọc yêu cầu

- GV nhắc các nhóm :

+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch, cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào màn kịch.

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét, đánh giá

 

- 1 HS đọc to đề và  lớp theo dõi SGK.

- HS đọc lại đoạn truyện.

- HS thảo luận cặp đôi

+ Có 2 nhân vật là Giu- li- ét - ta và Ma - ri - ô.

+ Ma-ri-ô và Giu-li-ét - ta làm quen với nhau. Giu-li-ét-ta kể cho M- ri- ô nghe về cuộc sống và về chuyến đi của cô. Ma- ri- ô lặng lẽ không nói gì. Bất thình lình một con sóng ập đến làm Ma- ri- ô bị ngã. Giu- li - ét - ta đã chăm sóc Ma- ri - ô.

- Giu - ét - ta lúc đầu vui vẻ, hồn nhiên khi nói chuyện, sau đó hoảng hốt, ân cần, dịu dàng chăm sóc cho Ma- ri - ô. Ma- ri - ô giọng hơi buồn, mắt luôn nhìn xa.

- 3 em đọc nội dung bài 2.

+ HS 1: Đọc tên màn kịch, gợi ý nhân vật, cảnh trí.

+ HS 2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.

+ HS 3: Đọc đoạn đối thoại.

- HS  thảo luận theo nhóm và viết tiếp lời hội thoại cho hoàn chỉnh, một số nhóm làm bảng phụ để chữa bài.

- Một số nhóm đại diện trình bày tr­­­ước lớp.

 

 

 

 

- 2 HS đọc đề bài.

 

- Các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu dư­­­­­­­­ơng những nhóm viết lời hội thoại hay, diễn kịch tốt.

- Hãy chia sẻ với mọi người cách viết đoạn đối thoại.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà viết lại đoạn đối thoại cho hay hơn.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 3:Khoa học:

SỰ SINH SẢN CỦA THÚ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết thú là động vật đẻ con.

2. Kĩ năng: Kể tên được một số loài thú

3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ, Hình ảnh thông tin minh hoạ

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các loài chim(Mỗi HS kể tên 1 loài chim)

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

 Hoạt động 1 : Quan sát

- Các em HĐ theo nhóm. Hãy cùng bạn đọc các câu hỏi trong SGK trang 120 về sự sinh sản của thú. Chú ý thảo luận so sánh về sự sinh sản của chim và thú để có câu trả lời chính xác, các em hãy QS hình và đọc các thông tin kèm trong SGK

+ Nêu nội dung của hình 1a ?

 

+ Nêu nội dung hình 1b ?

+ Chỉ vào hình và nêu được bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu ?

+ Nói tên các bộ phận của thai mà bạn thấy trong hình ?

+ Bạn có NX gì về hình dạng của thú mẹ và thú con ?

+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì ?

+ So sánh sự sinh sản của thú với các loài chim ?

+ Bạn có nhận xét gì về sự nuôi con của chim và thú ?

- GV KL chốt lại

Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập

+ Thú sinh sản bằng cách nào ?

+ Mỗi lứa thú thường đẻ mấy con ?

- GV chia lớp thành 6 nhóm

- GV phát phiếu học tập cho các nhóm

- GV tuyên d­­ươ­ng nhóm nào điền đ­­ược nhiều tên con vật và điền đúng

Kết luận : SGK trang 121

- HS thảo luận theo nhóm do nhóm trưởng điều khiển

- HS cùng nhóm quan sát hình và thảo luận các câu hỏi trong SGK

+ Chụp bào thai của thú con khi trong bụng mẹ.

+ Hình chụp thú con lúc mới sinh ra.

+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở trong bụng mẹ.

+ Các bộ phận của thai : đầu mình các chi...có một đoạn như ruột nối thai với mẹ

+ Hình dạng của thú mẹ và thú con giống nhau.

+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.

+  Sự sinh sản của thú với các loài chim có sự khác nhau

- Chim đẻ trứng ấp trứng và nở thành con.

- Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú lớn lên trong bụng mẹ.

+ Chim nuôi con bằng thức ăn tự kiếm, thú lúc đầu nuôi con bằng sữa. Cả chim và thú đều nuôi con cho đến khi con chúng tự kiếm ăn.

- HS làm bài vào phiếu học tập

+ Thú sinh sản bằng cách đẻ con.

+ Có loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con ;  có loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.

- HS làm việc theo nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày

Số con  trong 1 lứa

Tên động vật

Thường mỗi lứa 1 con

Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng…

2 con trở lên

Hổ, chó, mèo, …

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Tìm hiểu sự sinh sản của vật nuôi của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Hãy tham gia chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết 4 Sinh hoạt :                          SINH HOẠT LỚP

NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 26

I. YÊU  CẦU CẦN ĐẠT:              

   Giúp HS:

- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .

- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.

- Nắm được nhiệm vụ tuần 30.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Khởi động           

        - HS hát tập thể 1 bài.

Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp

        - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

       - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

       - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

       - GV nhận xét, đánh giá, hư­ớng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.

*. Ưu điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*Nh­ược điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 27

   - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ

   - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 

   - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

   - Tham gia tích  cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.

Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

 -

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:.....................................................................................................

.........................................................................................................................

..........................................................................................................................

    + Học tập: ....................................................................................................

..........................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.....................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Tuyên dương – Nhắc nhở:

       - Tuyên dương:.......................................................................................................

       - Phê bình :.............................................................................................................

                 ............................................................................................................