In trang

KE HOACH BAI DAY TUAN 29
Cập nhật lúc : 11:01 29/03/2022

TUẦN 29

Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2022

 

Tiết 1: Chào cờ:                               HOẠT ĐỘNG  NGOÀI GIỜ

............................................................................................................

Tiết2 : Toán:

ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2. Kĩ năng:

  - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

  - HS làm bài 2, bài 3.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng   

       - GV: SGK, bảng phụ…

       - HS : SGK, bảng con, vở...

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét chữa bài

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét chữa bài

 

 

 

 

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ

                   Bài giải

Thể tích cái hộp đó là:

     10 x 10 x10 = 1000 (cm3)

Cần dùng số giấy màu là

     10 x 10 x 6 = 600(cm2)

                         Đáp số : 1000 cm3

                                        600 cm2

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ

Bài giải

Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:

         2 x 1,5 x 1 = 3 (cm3)

Thời gian để vòi chảy đầy bể nước là:

         3 : 0,5 = 6 (giờ)

                 Đáp số: 6 giờ

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Dặn HS chia sẻ công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2: Tập đọc:

NHỮNG CÁNH BUỒM

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

            - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ

            - Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

      - GV: + Tranh minh học bài đọc trong SGK.

                    + Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi…Để con đi”.

      - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung đọc 1 đoạn trong bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi:

 - Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?

- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.

- Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. / Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ. /

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

                   - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

                    - Đọc đúng các từ  khó trong bài

* Cách tiến hành:

- Gọi HS M3,4 đọc bài.

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm,…); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

- Cả lớp theo dõi

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

+ 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

 + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài

- HS theo dõi.

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

* Mục tiêu:  Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi:

+ Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp?

+ Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển?

+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. 

+ Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con?

+ Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?

+ Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV KL:

- HS thảo luận và báo cáo kết quả

+ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; cát càng mịn, biển càng trong.

+ Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi…

- HS nêu

- HS nối tiếp nhau thuật lại

+ Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở nơi tận  xa xôi ấy…

+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

+ Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

* Mục tiêu: 

- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ

- Học thuộc lòng 1,2 khổ thơ của bài thơ.

* Cách tiến hành:

- Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.

- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.

- Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 trong nhóm 2.

- Thi đọc diễn cảm.

- Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS đọc.

- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm.

- HS thi đọc diễn cảm

- HS thi đọc.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Cho HS nêu lại ý nghĩa của bài thơ

- Chia sẻ với mọi người ý nghĩa của bài thơ.

- HS nêu

- Về nhà tiếp tục học thuộc làng bài thơ và đọc cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 Tiết 3: Đạo đức:

PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Điều chỉnh theo CV 405

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT  

1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em

2. Kĩ năng: Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.;Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.

3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng  

- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại.

- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

          - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Tiết 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

-Cho HS hát vui

- Giới thiệu bài - ghi bảng

-HS hát

-HS lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)

* Yêu cầu cần đạt:  Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 

- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật   

+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?

- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh

- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4

- GV nhận xét bổ sung

 Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ

- HS đưa tình huống

- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm

Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?

- Gọi các đội lên đóng kịch

- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi

+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?

+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?

+ Theo em có thể tâm sự với ai?

- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.

+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.

+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.

+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.

- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến

- HS thảo luận theo tổ

- Học sinh làm kịch bản

Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.

Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.

Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.

Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?

Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.

Bắc: Thế cậu về đi nhé...

- 2 học sinh trao đổi

+ Đứng dậy ngay

+ Bỏ đi chỗ khác

+ Nhìn thẳng vào mặt người đó

+ Chạy đến chỗ có người

+ Phải nói ngay với người lớn.

+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.

3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)

+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?

- HS nêu

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 4: Chính tả:

TRONG LỜI MẸ HÁT (Nghe – viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.

2. Kĩ năng: Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS nghe ghi lại nội dung bài chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng 

       - GV: Bảng nhóm, SGK

       - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 1. Hoạt động Khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS mở vở, SGK

2.Hoạt động Khám phá:(7 phút)

- GV đọc bài một lư­ợt. Giọng đọc thong thả, rõ ràng.

+ Nêu nội dung của bài ?

- GV cho HS tìm một số từ khó hay viết sai

- Luyện viết từ khó

- GV đọc,  mỗi dòng thơ đọc 2 lư­ợt

- GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư­ thế ngồi của HS.

- HS lắng nghe

+ Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

+ chòng chành, nôn nao, ngọt ngào, lời ru...

- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dư­ới lớp viết vào vở nháp

- HS viết bài

3. Hoạt động Thực hành. (15 phút)

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm)

- GV đọc lần 3.

-GV yêu cầu HS nghe ghi bài

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

-HS nghe –ghi bài

HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)

- GV chấm 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài chấm

- HS nghe

HĐ làm bài tập: (8 phút)

 Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức cho HS làm bài 

- GV nhận xét chữa bài

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài

- Cho cả lớp làm bài vào vở

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.

- HS đọc yêu cầu

-  HS tự làm bài

- HS chia sẻ kết quả

Lời giải:

Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.

Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc

Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế

Tổ chức/  Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em

Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em

Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế

Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển

Chú ý: về (dòng thứ 4), của (dòng thứ7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.

 

- HS đọc, cả lớp theo dõi

- HS tự làm bài

- HS chia sẻ kết quả

Công ­ước về quyền trẻ em (Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc; Tổ chức  Quốc tế về bảo vệ trẻ em; Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em; Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển...

4. Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

 - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- HS nêu: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở

- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần 34.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 6:Khoa học:

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Biết môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

            - Nêu ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

            - Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

            - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng dạy học 

      - GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 132 SGK.

       - HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi:

+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?

+ Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên?

+ Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên thực vật động vật?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

* Mục tiêu: 

- Nêu ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

* Cách tiến hành:

 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:

ảnh hưởng của môi trường tự nhiên  đến  đời sống con người và con người tác động trở lại môi trường tự nhiên.

- GV chia nhóm (mỗi nhóm 4 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nêu nội dung hình vẽ minh hoạ trang 132, SGK.

+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã cung  cấp cho con người những gì?

+ Môi trường tự nhiên đã nhận từ các hoạt động của con người những gì?

- GV giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.

- Các nhóm báo cáo kết quả. 

- Nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm việc tích cưc, đạt hiệu cao.

- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?

- Môi trường tự nhiên nhận lại từ con

Người những gì? 

* GV kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc…các nguyên liệu và nhiên liệu như quặng, kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng Mặt trời…dùng trong sản xuất làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. Môi trường còn là nơi tiếp nhận chất thải trong sinh hoạt. Trong qúa trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người.

 Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhóm nào nhanh hơn”

 Vai trò của môi trường đối với đời sống con người

- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê những gì môi trường cho và nhận từ con người.

-  GV gọi các nhóm trình bày.

- GV nhận xét phần chơi của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại

 

 

 

 

- Các nhóm trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả:

+ Hình 1: Con người đang quạt bếp than. Môi trường đã cung cấp cho con người chất đốt và nhận từ hoạt động này là khí thải

+ Hình 2: Các bạn nhỏ đang bơi ở một bể bơi của một khu đô thị. Môi trường tự nhiên đã cung cấp đất cho con người để xây dựng nhà cử bể bơi…và nhận lại từ con người là diên tích đất bị thu hẹp…

+ Hình 3: Đàn trâu đang gặm cỏ bên bờ sông Môi trường đã cung cấp đất, bãi cỏ để chăn nuôi gia súc và nhận lại từ các hoạt động của con người phân của động vật…

+ Hình 4: Bạn nhỏ đang uống nước...

+ Hình 5: Hoạt động của đô thị…

+ Hình 6: Môi trường đã cung cấp thức ăn cho con người.

- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, khu vui chơi giải trí các tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống con người.

- Môi trường tự nhiên nhận lại từ con người các chất thải.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày

Môi trường cho

Môi trường nhận

- Thức ăn

- Phân

- Nước uống

- Rác thải

- Không khí để thở

- Nước tiểu

- Đất

- Nước thải sinh hoạt

- Nước dùng trong công nghiệp

- Nước thải sinh hoạt

- Chất đốt

- Khói

- Gió

- Bụi

- vàng

- Chất hoá học

- Dầu mỏ

- Khí thải

- Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm,…

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS đề xuất các cách sử dụng tiết kiệm điện, nước, ga,.. ở gia đình em và chia sẻ với bạn bè trong lớp.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà thực hiện các cách sử dụng đã đề xuất.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 7: Lịch sử:

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 

1. Kiến thức: Học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương mình, thấy được truyền thống của cha ông mình.

2. Kĩ năng: HS nêu được một số di tích lịch sử của địa phương cũng như các đặc sản trên quê hương mình.

3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng 

 - GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương.

- HS: Vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các xã trong huyện của mình (Mỗi em chỉ nêu 1 tên xã hoặc thị trấn trong huyện mình)

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

 * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về lịch sử địa phương

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận.

- Nêu những di tích lịch sử có ở địa phương?

- Giáo viên giới thiệu cho HS biết về các di tích lịch sử này  …

- Hãy kể tên và mô tả những lễ hội có ở địa phương mình?

- Em hãy kể tên những đặc sản có ở địa phương mình?

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

- HS nghe

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

 

-  HS nêu

 

 

-HS nêu

 

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Em sẽ làm gì để bảo vệ và giữ gìn các khu di tích lịch sử của địa phương em ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Yêu cầu HS về tìm hiểu những đóng góp của nhân địa phương mình về con người và lương thực, thực phẩm cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.

- Số lượng thương binh, liệt sĩ và gia đình chính sách trong xã.

- HS nghe và thực hiện

     

............................................................................................................

Tiết 8: Tiếng Việt*:

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU.

I. Mục tiêu.

- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về dấu phẩy.

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

      Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1: Đặt câu.

a/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

b/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ..

c/ Có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.

Bài tập 2: Điền đúng các dấu câu vào chỗ trống cho thích hợp.

Đầm sen

   Đầm sen ở ven làng ð Lá sen màu xanh mát ð Lá cao ð lá thấp chen nhau ð phủ khắp mặt đầm ð

   Hoa sen đua nhau vươn cao ð Khi nở ð cánh hoa đỏ nhạt xòe ra ð phô đài sen và nhị vàng ð Hương sen thơm ngan ngát ð thanh khiết ð Đài sen khi già thì dẹt lại ð xanh thẫm  ð

   Suốt mùa sen ð sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan rẽ lá ð hái hoa ð

Bài tập 3:  Đoạn văn sau thiếu 6 dấu phẩy, em hãy đánh dấu phẩy vào những chỗ cần thiết:

  Ngay giữa sân trường sừng sững một cây bàng.

Mùa đông cây vươn dài những cành khẳng khiu trụi lá. Xuân sang cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

4 Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Ví dụ:

a/ Chị Tư Hậu giỏi việc nước, đảm việc nhà.

b/ Sáng nay, trời trở rét.

c/ Bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.

 

 

 

Bài làm:  

 Đầm sen ở ven làng. Lá sen màu xanh mát. Lá cao, lá thấp chen nhau, phủ khắp mặt đầm.

   Hoa sen đua nhau vươn cao. Khi nở, cánh hoa đỏ nhạt xòe ra, phô đài sen và nhị vàng. Hương sen thơm ngan ngát, thanh khiết. Đài sen khi già thì dẹt lại, xanh thẫm.

   Suốt mùa sen, sáng sáng lại có những người ngồi trên thuyền nan rẽ lá, hái hoa.

 

  

Bài làm:

   Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng.

   Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Thứ ba ngày30  tháng 3 năm 2022

Tiết 1: Toán:

LUYỆN TẬP

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.

            - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.

            - HS làm bài 1, bài 2, bài 4.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

            - GV: SGK, bảng phụ…

            - HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:

+ Nêu cách tính diện tích HCN ?

+ Nêu cách tính diện tích HV ?

+ Nêu cách tính diện tích HBH ?

+ Nêu cách tính diện tích H.thoi ?

+ Nêu cách tính diện tích hình thang ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.

  - Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.

  - HS làm bài 1, bài 2, bài 4.

* Cách tiến hành:

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Hướng dẫn HS tính độ dài thực tế của sân bóng rồi mới tính

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ

- GV nhận xét, chữa bài

 

 

 

 

 

 

Bài 2: HĐ cặp đôi

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi HS nêu cách giải bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài

 

 

Bài 4: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS  đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài

 

 

 

 

 

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài rồi tự làm bài.

- GV giúp đỡ nếu thấy cần thiết

- Đọc đề và tóm tắt.

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ

Bài giải

Chiều dài thật của sân bóng là:

11  1000 = 11000( cm )

11000 cm = 110 m

Chiều rộng thật của sân bóng là:

9  1000 = 9000 (cm )

9000 cm = 90 m

Chu vi của sân bóng là:

(110 + 90) x 2 = 400 (m)

Diện tích sân bóng là:

110  90 = 9900 (m2)

                          Đáp số: a) 400m

                                           b) 9900m2

- Cả lớp theo dõi

           

- Cả lớp làm vào vở, đổi chéo để kiểm tra, chia sẻ trước lớp

Bài giải
Cạnh  của sân hình vuông là:

48 : 4 = 12 (cm)

Diện tích của sân hình vuông là:

12  12 = 144 (cm2)

                  Đáp số: 144 cm2

 

- Cả lớp theo dõi        

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ trước lớp

Bài giải

Diện tích của hình vuông hay cũng chính là diện tích của hình thang là:

10  10 = 100 (cm )

Chiều cao của hình thang là:

100 : (12 + 8)  2 = 10 (cm)

                                      Đáp số: 10 cm.

 

 

 

 

- HS làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên

Bài giải

Chiều rộng thửa ruộng là:

           100 : 5 x 3 = 60 (m)

Diện tích thửa ruộng là:

           100 x 60 = 6000 (m2)

6000m2  gấp 100m2  số lần là:

            6000 : 100 = 60 (lần)

Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:

            55 x 60 = 3300 (kg)

                               Đáp số: 3300 kg

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS về nhà làm bài sau:

   Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m. chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.

a)Tính chu vi khu vườn đó.

b)Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đo là mét vuông, là héc-ta.

- HS nghe và thực hiện

- Vận dụng kiến thức để tính diện tích các hình trong thực tế như diện tích khu vườn, thửa ruộng, vườn cây, ao, nền nhà,...

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2:Luyện từ và câu:

                                     ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm)

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).

            - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).

          - Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm sử dụng dấu câu phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Đồ dùng

      - GV: Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm

      - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- GV cho 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS đọc

- HS nhận xét

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).

  - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nhắc kiến thức về dấu hai chấm. Sau đó GV mở bảng phụ

-  GV giúp HS hiểu cách làm bài:

Bảng gồm hai cột: cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm; vị trí của dấu hai chấm trong câu. Cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em: Điền nội dung thích hợp vào từng phần đó

- Yêu cầu HS làm bài

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

 Bài tập 2 : HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn HS cách làm bài:  đọc từng đoạn thơ, văn, xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

 

 

 

 Bài tập 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Yêu cầu HS đọc kĩ mẩu chuyện và làm bài

- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng

 

 

 - HS đọc yêu cầu cầu bài. Cả lớp đọc thầm lại.

- Một HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc nhẩm theo

- HS theo dõi lắng nghe

- HS làm bài vào vở hoặc giấy nháp, 3- 4 HS làm bài vào bảng nhóm

- Những HS làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả

a) Một chú công an vỗ vai em :

- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!

à Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

à Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS nghe

- HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm việc cá nhân, 3- 4 HS lên bảng thi làm bài 

 a) Dấu hai chấm đặt ở cuối dòng thơ thứ hai của khổ thơ 3: Nhăn nhó kêu rối rít:

 b) Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin

 c) Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ

- HS đọc yêu cầu của BT 3. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài cá nhân, sửa lại câu văn của ông khách .

- HS chia sẻ trước lơp bài của mình

Lời giải :

-  Người khách muốn nhờ người bán hàng ghi trên băng tang những lời lẽ như sau: “Kính viếng bác X. Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.” Nhưng vì lời nhắn của ông ta viết không rõ ràng, do thiếu một dấu hai chấm nên người bán hàng hiểu sai bức thư, viết thành: “Kính viếng bác X: Nếu còn chỗ (nếu trên thiên đàng còn chỗ trống), linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”

+  Để người bán hàng khỏi hiểu lầm (cụm từ nếu còn chỗ được hiểu đúng là: Nếu còn chỗ để viết trên băng tang), cần thêm dấu hai chấm như sau: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho 1HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm.

 

- HS nhắc lại:

+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đúng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- GV nhận xét về tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.

- Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Trẻ em

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 6: Kể chuyện:

NHÀ VÔ ĐỊCH

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.

            - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Tôn trọng bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

            - GV:  Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.

            - HS : thuộc câu chuyện

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

            - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

            - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS thi kể chuyện về một ban nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý.

- GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi kể

- HS ghe

- HS ghi vở

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Nghe kể chuyện: (10 phút)

*Mục tiêu:

- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2)

- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ

- GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện.

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
+ Nêu nội dung chính của mỗi tranh?

* Kể trong nhóm

- GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS).

* Thi kể trước lớp

- Gọi HS thi kể nối tiếp

- Gọi HS kể toàn bộ truyện.

+ Chi tiết nào của chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ?

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp 

- HS quan sát tranh

- Các nhân vật: Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp.

- HS lần lượt nêu nội dung từng tranh.

Tranh 2 : Các bạn đang thi nhảy xa .

 Tranh 2 : Tôm Chíp rụt rè , bối rối khi đứng vào vị trí.

 Tranh 3 :  Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước .

 Tranh 4 : Các bạn thán phục gọi Tôm chíp là “nhà vô địch”.

- Làm việc nhóm.

- Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ.

- Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhóm giúp bạn sửa lỗi.

- 2 nhóm HS mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS kể nội dung một tranh.

- 2 HS kể. Lớp theo dõi  nhận xét.

- Tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh …

2.2. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (15 phút)

* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

*Cách tiến hành:

- Nêu ý nghĩa câu chuyện?

 - Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện

- HS nghe

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC đã nghe, đã đọc tuần 33 để tìm được câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 7: Địa lí:

ĐẠI LÍ DÀNH CHO ĐIA PHƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Qua bài này, HS cần:

    - Nắm được đặc điểm vị trí và ý nghĩa của nó đối với đời sống và sản xuất của nhân dân địa phương mình

    - Hoạt động kinh tế chính của địa phương quê hương em.

2. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ trách nhiệm

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

-  Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng

 - GV: phiếu học tập; một số tranh ảnh địa phương

 - HS : Tư liệu tìm hiểu về địa phương.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi thi kể về nghề nghiệp của người dân địa phương.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

Hoạt động 1: Giới thiệu về đậ điểm vị trí của địa phương em.

- GV cho HS quan sát bản đồ tỉnh Hưng Yên, thảo luận nhóm theo câu hỏi:

- Địa phương em  nằm ở khu vực nào?

- Các phía tiếp giáp những xã nào?

- Giáo viên có thể cho học sinh quan sát bản đồ  địa phương .

-GV kết luận hoạt động 1

Hoạt động 2: Địa hình

- Cho cả lớp thảo luận câu hỏi

+ Địa hình quê em thuộc loại địa hình nào?

+ Đất trồng của địa phương em chủ yếu là loại đất gì?

+ Nêu ý nghĩa của đặc điểm đó đối với hoạt động sản xuất?

+ Hoạt động kinh tế chính của địa phương em là gi?

-GV nhận xét kết luận hoạt động

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

+ Em hãy chỉ và đọc tên các xã tiếp giáp với địa phương mình trên bản đồ?

-GV kết luận hoạt động

 

- HS quan sát, thảo luận nhóm rồi báo cáo

-HS nêu

-HS quan sát

- HS thảo luận và trình bày kết quả

+ HS lên bảng và chỉ trên bản đồ.

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Địa phương em trồng các loại cây nào ? Có những loại đặc sản nào nổi tiếng?

- HS nêu

4.Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Vẽ bức tranh về vẻ đẹp quê hương em.

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.

- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC tiết sau

-HS lắng nghe về thực hiện

- HS nghe

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

 

Tiết 8: Toán*:

 ÔN LUYỆN

I.Mục tiêu.

- Củng cố cho HS về phép cộng, phép trừ số tự nhiên và phân số.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng:

- Hệ thống bài tập.

III.Các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1:

Tính bằng cách thuận tiện:

a) (976 + 765) + 235

b) 891 + (359 + 109)

c)

d)

Bài tập 2: Khoanh vào phương án đúng:

a) Tổng của  là:

A.             B.              C.                      

b) Tổng của 609,8 và 54,39 là:  

A. 664,19                   B. 653,19

C. 663,19                   D. 654,19

Bài tập3:

Vòi nước thứ nhất mỗi giờ chảy được bể nước, Vòi nước thứ hai mỗi giờ chảy được  bể nước. Hỏi cả hai vòi cùng chảy một giờ thì được bao nhiêu phần trăm của bể?

Bài tập4: (HSKG)

  Một trường tiểu học có  số học sinh đạt loại khá,   số học sinh đạt loại giỏi, còn lại là học sinh trung bình.

a) Số HS đạt loại trung bình chiếm bao nhiêu số HS toàn trường?

b) Nếu trường đó có 400 em thì có bao nhiêu em đạt loại trung bình?

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài

Lời giải :

a) (976 + 765) + 235   b) 891 + (359 + 109)

=  976 + (765 + 235)   =  (891 + 109) + 359

=  976 +       1000        =        1000      + 359

=    1976                      =       1359

c)              d)

=                = 

=                         =    

=                           =                          

Đáp án:

a) Khoanh vào B

b) Khoanh vào A

 Lời giải: 

Trong cùng một giờ cả hai vòi chảy được số phần trăm của bể là:

(thể tích bể)

                 Đáp số: 45% thể tích bể.

Lời giải: 

Phân số chỉ số HS giỏi và khá là:

            (Tổng số HS)

Phân số chỉ số HS loại trung bình là:

  = 17,5% (Tổng số HS)

Số HS đạt loại trung bình có là:

   400 : 100  17,5 = 70 (em)

                       Đáp số: a) 17,5%

                                     b) 70 em.

- HS chuẩn bị bài sau.

                      

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………............................................................................................................

 

Thứ tư ngày  31 tháng 3 năm 2022

 

Tiết 1: Toán:

 

ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

- HS làm bài 2, bài 3.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng    

       - GV: SGK, bảng phụ…

       - HS : SGK, bảng con, vở...

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: 

  - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

  - HS làm bài 2, bài 3.

* Cách tiến hành:

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét chữa bài

 

 

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét chữa bài

 

 

 

 

 

Bài tập chờ

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ

                   Bài giải

Thể tích cái hộp đó là:

     10 x 10 x10 = 1000 (cm3)

Cần dùng số giấy màu là

     10 x 10 x 6 = 600(cm2)

                         Đáp số : 1000 cm3

                                        600 cm2

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ

Bài giải

Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:

         2 x 1,5 x 1 = 3 (cm3)

Thời gian để vòi chảy đầy bể nước là:

         3 : 0,5 = 6 (giờ)

                 Đáp số: 6 giờ

- HS đọc bài, làm bài sau đó báo cáo kết quả với GV

                         Bài giải

Diện tích xung quanh phòng học là:

          (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)

Diện tích trần nhà là:

          6 x 4,5 = 27(m2)

Diện tích cần quét vôi là:

          84 + 27 - 8,5 = 102,5(m2)

                          Đáp số: 102,(m2

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Dặn HS chia sẻ công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2:Tập đọc:

                         LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Điều chỉnh theo CV 405: GV giới thiệu thêm 1 số Luật của Nhà nước Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng

      - GV: + Văn bản Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em  của nư­ớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

          + Tranh ảnh gắn với chủ điểm : Nhà nư­ớc, các địa ph­ương, các tổ chức , đoàn thể hoạt động để thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

      - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc đoạn bài Những cánh buồm – Trả lời câu hỏi SGK:

- Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ?

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa. / Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời. / Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống.

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá: (12phút)

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- GV yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2  lượt).

+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.

+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc,…

- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.

- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ ràng từng điều điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của các điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài

- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.

- Luyện đọc từ khó: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi…

- Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK.

- HS luyện đọc.

-2 học sinh đọc toàn bài.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút)

*GV tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK.

- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?

- Tóm tắt mỗi điều nói trên bằng 1 câu?

- Hãy nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. Tự liên hệ xem mình đã thực hiện đ­ược những bổn phận gì?

 

 

 

-GV giời thiệu thêm một số luật của Nhà nước Việt Nam

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ kết quả

- Điều 10,11

+ Điều 10: Trẻ em có quyền và bổn phận học tập.

Điều 11: Trẻ em có quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch.

+ Điều 21:  bổn phận của trẻ em .

VD : Tôi đã biết nhặt rau , nấu cơm giúp mẹ. Ra đ­ường , tôi đã biết chào hỏi ng­ười lớn, giúp đỡ ngư­ời già và em nhỏ. Riêng bổn phận thứ 2 , tôi thực hiện chư­a tốt. Tôi ch­ưa chăm học nên điểm môn toán ch­ưa cao...

-HS nghe ghi nhớ

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

- Gọi 4 HS đọc lại 4 điều luật. YC cả lớp tìm đúng giọng đọc.

- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

- GV đánh giá, bình chọn bạn đọc hay

- Đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục của điều luật, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.

- HS luyện đọc diễn cảm

- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.

4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút)

- Tóm tắt những quyền và những bổn phận của trẻ em vừa học.

- HS nêu

5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 4: Tập làm văn:

TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

            - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn .

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

      - GV: Bảng phụ ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS

      - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng 

- HS hát

- HS chuẩn bị

2. Hoạt động trả bài văn:(28 phút)

* Mục tiêu: 

- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.

- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn

* Cách tiến hành:

*Nhận xét chung bài làm của HS:

-  Gọi HS đọc lại đề bài

- Nhận xét chung

Ưu điểm:

GV đánh giá về các mặt:

+ Hiểu và viết đúng yêu cầu của đề bài thế nào.

+ Bố cục bài văn.

+ Diễn đạt câu, ý.

+ Sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.

+ Hình thức trình bày bài văn.

- GV nêu tên những HS có bài làm tốt.

 Nhược điểm:

+ GV nêu lỗi điển hình về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.

+ Viết trên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách sửa chữa.

- Trả bài cho HS

* Hướng dẫn làm bài tập

- Yêu cầu HS tự sửa bài.

- GV theo dõi giúp đỡ HS.

* Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.

- Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.

*. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.

- Gợi ý HS cách viết.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc đoạn đã viết lại.

- GV nhận xét.

 

- HS đọc đề bài.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận tìm cách sửa lỗi.

- Xem lại bài của mình

- HS trao đổi với bạn về nhận xét của GV, tự sửa lỗi trong bài của mình.

- HS nghe và tìm ra cách dùng từ, chọn ý, lối diễn đạt hay.

- HS viết lại đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn  văn dùng từ chưa hay…

- HS làm bài

- 3 – 5 HS đọc lại đoạn đã viết.

- HS nghe

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chia sẻ với bạn về bài viết của mình

- HS nghe và thực hiện

- GV yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn, HS có bài viết tốt về nhà đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tới.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 ............................................................................................................

Tiết 5: Tiếng Việt*:

LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH

I.Mục tiêu :

- Củng cố cho HS những kiến thức về văn tả cảnh.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị :

Nội dung ôn tập.

III.Hoạt động dạy học :

 

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.Ôn định:

2. Kiểm tra:

3.Bài mới: Giới thiệu  - Ghi đầu bài.

- GV cho HS đọc kĩ đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên trình bày

- GV giúp đỡ HS chậm.

- GV chấm một số bài và nhận xét.

- HS trình bày.

- HS đọc kĩ đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên trình bày

Bài tập1:  Em hãy lập dàn bài cho đề bài: Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.

Bài làm

* Mở bài :

+ Giới thiệu chung về cảnh vật:

- Thời gian : lúc sáng sớm.

- Địa điểm : ở làng quê.

- Quang cảnh chung : yên tĩnh, trong lành, tươi mát.

* Thân bài :

+ Lúc trời vẫn còn tối :

- ánh điện, ánh lửa

- Tiếng chó sủa râm ran, tiếng gà gáy mổ nhau chí chóe, lợn kêu ủn ỉn đòi ăn; tiếng các ông bố, bà mẹ gọi con dậy học bài khe khẽ như không muốn làm phiền những người còn đang ngủ.

- Hoạt động : nấu cơm sáng, chuẩn bị hàng đi chợ, ôn lại bài.

+ Lúc trời hửng sáng :

- Tất cả mọi người đã dậy.

- Ánh mặt trời thay cho ánh điện.

- Âm thanh ồn ào hơn.(tiếng lợn đòi ăn, tiếng gọi nhau í ới, tiếng nhắc việc, tiếng loa phóng thanh, tiếng tưới rau ào ào…)

- Hoạt động : ăn cơm sáng, cho gà, côh lợn ăn.

+ Lúc trời sáng hẳn :

- Ánh mặt trời (hồng rực, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống xóm làng, đồng ruộng)

- Công việc chuẩn bị cho một ngày mới đã hoàn thành.

- Âm thanh : náo nhiệt.

- Hoạt động : ai vào việc nấy(người lớn thì ra đồng, đi chợ ; trẻ em đến trường, bác trưởng thôn đôn đốc, nhắc nhở,…)

Kết bài : Cảm nghĩ của em về quang cảnh chung của làng xóm buổi sớm mai (mọi người vẫn còn vất vả)

- Em sẽ làm gì để làng quê giàu đẹp hơn.

4. Củng cố dặn dò.

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn

bị bài sau.

 

- HS chuẩn bị bài sau.

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………………………………

 

Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2022

Tiết 6:Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

            - Nắm được cách tính thể tích và diện tích và trong các trường hợp đơn giản.

            - Biết tính thể tích và diện tích và trong các trường hợp đơn giản.

            - HS làm bài 1, bài 2.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng  

  - GV: Bảng nhóm, SGK

  - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là tính diện tích của hình vuông, thể tích của hình lập phương trong trường hợp đơn giản, chẳng hạn:

+ Cạnh 2; 3; 4; 5 hay 6cm 

- GV nhận xét

- Giớ thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

  - Biết tính thể tích và diện tích và trong các trường hợp đơn giản.

  - HS làm bài 1, bài 2.

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu 

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật

Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt và giải

- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng

 

 

 

 

 

 

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài  

- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

- Viết số đo thích hợp vào ô trống

- Cả lớp làm vào vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

HLP

(1)

(2)

Độ dài cạnh

12cm

3,5 cm

Sxq

576 cm2

49 cm2

Stp

864 cm2

73,5 cm2

Thể tích

1728 cm3

42,875 cm3

b)

HHCN

(1)

(2)

Chiều cao

5 cm

0,6 m

Chiều dài

8cm

,2 m

Chiều rộng

6 cm

,5 m

Sxq

140 cm2

2,04 m2

Stp

236

m2

3,24 m2

Thể tí

h

240 cm3

0,36 m3

 

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vào vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải :

Diện tích đáy bể là :

1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)

Chiều cao của bể là :

1,8 : 1,2 = 1,5 (m)

Đáp số : 1,5m

 

- HS làm bài sau đó báo cáo kết quả với GV

                       Bài giải

Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là:

           (10x 10) x 6 = 600(cm2)

Diện tích toàn phần khối gỗ hình lập phương là:

           (5 x 5) x 6 = 150(cm2)

Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là:

             600 : 150 = 4(lần)

                         Đáp số: 4 lần

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?

A. 3 lần                   C. 9 lần

B. 6 lần                   D. 18 lần

- HS nêu:

C. 9 lần

- Dặn về nhà làm các bài tập tương tự

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 7: Luyện từ và câu::

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1, BT2).

2. Kĩ năng: Hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ nêu ở BT4.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS tìm thêm những từ nói về đặc điểm, tính cách của trẻ em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng

- GV: SGK, Bảng nhóm

 - HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

       - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

       - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS Nêu tác dụng của dấu 2 chấm, lấy ví dụ minh hoạ.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

 Bài 1: HĐ cặp đôi

 - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS  làm bài theo cặp

- Trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS giải thích tại sao ?

Bài 2: HĐ nhóm

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- GV nhận xét chữa bài

 

Bài 4: HĐ cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu  HS làm việc cá nhân.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, lamg bài

- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn…

- Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào ? Chọn ý đúng nhất:

- HS làm bài theo cặp

- HS trình bày kết quả.

c. Ng­ười dư­ới 16 tuổi.

- Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em. Đặt câu với một từ mà em tìm được

- HS làm việc theo nhóm

+ trẻ, trẻ con, con trẻ.

+ trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng,…….

+ con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh,….

- HS đặt câu:

VD: Trẻ con thời nay rất thông minh.

- Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống

- HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

a)      Tre già măng mọc: Lớp tr­ước già đi có lớp sau thay thế.

b)      Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.

c)      Trẻ ng­ười non dạ: Còn ngây thơ dại dột chư­a biết suy nghĩ chín chắn.

d)      Trẻ lên ba, cả nhà học nói: Trẻ lên ba đang học nói khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

- HS đọc bài, làm bài, báo cáo kết quả với giáo viên

Trẻ em như tờ giấy trắng.

à So sánh để làm nổi bật vẻ ngây thơ, trong trắng.

Trẻ em như nụ hoa mới nở.

Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.

à So sánh để làm nổi bật sự tươi đẹp.

Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.

à So sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.

Cô bé trông giống hệt bà cụ non.

à So sánh để làm rõ vẻ đáng yêu của đứa trẻ thích học làm người lớn.

Trẻ em là tương lai của đất nước.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai…

à So sánh để làm rõ vai trò của trẻ em trong xã hội.

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Cho HS tìm những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách của trẻ em

- HS nêu: hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch, ...

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu d­ương những HS học tốt

- Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 8 : Kỉ  thuật:

LẮP RÔ- BỐT (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô- bốt.

2. Kĩ năng: Lắp rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1. §å dïng d¹y häc

   - GV: bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; mẫu rô- bốt đã lắp sẵn

   - HS : bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,  kĩ thuật trình bày một phút

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Kiểm tra sự ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đồ dùng của HS

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS kiểm tra đồ dùng

- Ghi đầu bài vào vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu

- GV cho HS quan sát rô- bốt đã lắp sẵn

- GV h­ướng dẫn cho HS quan sát kỹ từng bộ phận của mẫu và  trả lời câu hỏi:

+ Để lắp đ­ược rô- bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận?

+ Hãy kể tên các bộ phận đó?

* Hoạt động 2: Hư­ớng dẫn thao tác kĩ thuật

a. H­ướng dẫn chọn các chi tiết

- Cho HS thảo luận lựa chọn các chi tiết

- Gọi HS lên bảng chọn đúng chi tiết, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.

- GV NX, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.

b. Lắp từng bộ phận

* Lắp chân rô- bốt ( H2- SGK)

- Cho HS thỏa luận tìm cách lắp rồi thực hiện trước lớp

- GV nhận xét, bổ sung và h­ướng dẫn lắp tiếp mặt tr­ước chân thứ hai của rô- bốt

* Lắp thân rô- bốt (H3- SGK)

+ Dựa vào hình 3, em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô- bốt?

- GV nhận xét, bổ sung

* Lắp đầu rô- bốt (H4- SGK)

* Lắp các bộ phận khác

c. Lắp ráp rô- bốt (H1- SGK)

- GV lắp ráp rô- bốt theo các b­ước trong SGK

- GV nhắc HS một số điểm cần l­ưu ý

- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô- bốt

d. H­ướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp

- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ng­ược lại với trình tự lắp

- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

+ Cần lắp 6 bộ phận.

+ Chân rô- bốt, thân rô- bốt, đầu rô- bốt, tay rô- bốt, ăng- ten, trục bánh xe.

- HS thảo luận, lựa chọn chi tiết

- Đại diện HS lên bảng chọn các chi tiết

- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn

- HS quan sát hình 2a (SGK)

- 1 HS lên lắp mặt tr­ước của một chân rô- bốt.

- Toàn lớp quan sát và bổ sung b­ước lắp

- HS quan sát hình 3

- Lắp tay rô- bốt (H5a- SGK)

- Lắp ăng- ten (H5b- SGK)

- Lắp trục bánh xe (H5c- SGK)

- HS quan sát

 

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Chia sẻ với mọi người cách lắp ghép rô - bốt.

 - HS nghe và thực hiện

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV nhận xét sự ĐỒ DÙNG DẠY HỌC của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô-bốt.

- GV dặn HS về nhà đọc trước và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đầy đủ bộ lắp ghép và tập lắp ghép trước ở nhà.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

 

Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2022

Tiết 1:Toán:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2.

3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đồ dùng   

 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm

 - HS : SGK, bảng con

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS ghi vở

2. Hoạt động Thực hành:(28 phút)

 Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài

- Muốn biết trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg rau cần biết gì ?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2: HĐ cặp đôi

- HS đọc yêu cầu của đề bài

- HS thảo luận cặp đôi để tìm cách giải

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài

 

- Cả lớp theo dõi

- Biết diện tích của thửa ruộng đó và biết số rau thu được trên 1 mét vuông

- Cả lớp làm bài vào vở

- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả

Bài giải

Nửa chu vi mảnh vư­ờn hình chữ nhật là:      

                 160 : 2 = 80 (m)

 Chiều dài mảnh vư­ờn hình chữ nhật là:

                80 - 30 = 50 (m)

Diện tích mảnh vư­ờn hình chữ nhật là:

               50 x 30 = 1500 (m2)

Cả mảnh vư­ờn đó thu đ­ược là:  

             15 : 10 x 1500 = 2250(kg)

                          Đáp số: 2250 kg

- Cả lớp theo dõi

- HS thảo luận theo cặp

- Cả lớp làm bài vào vở

- Đại diện 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm

Lời giải :

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

(60 + 40) x 2 = 200 (m)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là :

6000 : 200 = 30 (m)

           Đáp số : 30m

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?

A. 3 lần                   C. 9 lần

B. 6 lần                   D. 27 lần

- HS nêu:

                D. 27 lần

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 2: Tập làm văn:

TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)

         I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả.

            - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.

          - Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.

            - Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích văn miêu tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

            - GV: SGK, đề kiểm tra

            - HS : SGK, dàn ý cho đề văn của mỗi HS đã lập từ tiết trước.

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

            - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

            - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS hát

- Cho HS thi đua nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS nêu

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.

* Cách tiến hành:

* Hướng dẫn HS làm bài

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của mỗi đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- GV nhắc HS : nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn đề bài khác để làm bài.

*Viết bài.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu

* Thu, chấm một số bài.

- Nêu nhận xét chung.

 

 - HS đọc 4 đề bài trong SGK

- Phân tích đề…

- HS viết bài vào vở.

 

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Dặn HS chia sẻ về cấu tạo của bài văn tả cảnh với mọi người.

- HS nghe và thực hiện

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà viết lại bài cho hay hơn

- Dặn HS về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

     

................................................................................................................................................

Tiết 3:Khoa học:

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯ­ỜI ĐẾN MÔI TRƯ­ỜNG ĐẤT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Biết một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

2. Kĩ năng: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

* Điều chỉnh theo CV 405: Thu thập thông tin bằng chứng cho thấy con người  có tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường đất, nguyên nhân tác hại ô nhiễm môi trường đất, đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường đất (HdD91, HĐ2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK.

- HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung các câu hỏi như sau:

+ Nêu một số hành động phá rừng ?

+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?

+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?

+ Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá:(28phút)

 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.

+ Hình 1, 2 cho biết con ng­ười sử dụng đất trồng vào việc gì ?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?

- Cho HS liên hệ thực tế

- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,…

 Hoạt động 2 : Thảo luận

- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137

+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi tr­ường đất ?

+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi tr­ường đất ?

- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:

+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.

+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

 

- Nhóm tr­ưởng điều khiển nhóm mình, quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời câu hỏi

+ Để trồng trọt. Hiện nay, ….. sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát…

+ Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng nên nhu cầu về…

- HS liên hệ thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ

+ Làm cho môi tr­ường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân….

 + Làm cho môi tr­ường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.

3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ?

- Em hãy đề xuất những biện pháp bảo vệ môi trường đất

-GV nhận xét, tuyên dương

- HS nêu

-HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.

- HS nghe và thực hiện

     

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................

Tiết 4:                                            SINH HOẠT LỚP

NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                

   Giúp HS:

- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .

- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.

- Nắm được nhiệm vụ tuần 30

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: Khởi động           

        - HS hát tập thể 1 bài.

Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp

        - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

       - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

       - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

       - GV nhận xét, đánh giá, hư­ớng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.

*. Ưu điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

*Nh­ược điểm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hoạt động 3: Kế hoạch tuần  30

   - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ

      - Ôn tập tốt để thi cuối năm

   - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 

   - Tích cực trong học tập và phòng chống dịch covid.

    - Tích cực phòng tránh dịch

   - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

   - Tham gia tích  cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.

Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

 

SINH HOẠT TẬP THỂ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần.

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần tới.

- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Biết đư­­ợc truyền thống nhà trư­­ờng.

- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đư­­ờng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Lớp hát đồng ca

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 3 dãy trư­­ởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.

- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.

- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:.....................................................................................................

.........................................................................................................................

..........................................................................................................................

    + Học tập: ....................................................................................................

..........................................................................................................................

..............................................................................................................................

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4. Tuyên dương – Nhắc nhở:

       - Tuyên dương:.......................................................................................................

       - Phê bình :.............................................................................................................

-............................................................................................................

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

............................................................................................................