Khối 4 Cập nhật lúc : 14:26 19/12/2021 Kế hoạch bài dạy tuần 15 lớp 4/2 TUẦN 15 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 CHÀO CỜ GV&HS sinh hoạt chào cờ ........................................................................ TOÁN Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. 2. Kĩ năng - Thực hiện được phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết, chia có dư). - Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan 3. Phẩm chất - Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 41535 : 195 = ? a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. b. Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư: 80120 : 245 = ? - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. GV lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng thương trong mỗi lần chia và trừ nhẩm số dư, đặc biệt là các HS M1, M2 - HS đặt tính - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV 41535 195 0253 0585 213 000 41535 : 195 = 213 80120 245 0662 1720 327 05 80120 : 245 = 327 (dư 5) - HS nhắc lại: “ Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia”. 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện chia được số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. Vận dụng giải các bài tập * Cách tiến hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Giúp đỡ HS M1, M2 - GV nhận xét, chốt đáp án. - GV nhắc nhở hs ghi nhớ đặt tính và tính. Bài 2 +Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: 62321 307 81350 187 0921 203 0655 435 000 0940 05 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2: a. X x 405 = 86265 X = 86265 : 405 X = 213 b. 89658 : X = 293 X = 89658 : 293 X = 306 Bài 3: Bài giải Trung bình một ngày nhà máy sản xuất là: 49410 :305 = 162 (sản phẩm) Đ/S: 162 sản phẩm - Ghi nhớ cách chia và cách ước lượng thương - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________ TẬP ĐỌC KÉO CO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 3. Phẩm chất - GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa + Nêu nội dung bài thơ - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Em bé tuổi Ngựa muốn chinh phục, khám phá những vùng đất mới nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ và muốn trở về với mẹ 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện đúng tinh thần của trò chơi kéo co. Nhấn giọng một số từ ngữ: tinh thần thượng võ, đấu tài, đấu sức, ganh đua, khuyến khích,... - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Giải nghĩa tinh thần thượng võ: tinh thần yêu chuộng các hành động lành mạnh, trung thực, không gian lận - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Kéo co… bên ấy thắng + Đoạn 2: Hội làng…. xem hội + Đoạn 3: Làng Tích Sơn… thắng cuộc - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tinh thần thượng võ, keo, Hữu Trấp, ....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho HS + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? + Em hiểu cách chơi kéo co là thế nào? -> Vậy ý đoạn 1 là gì? + Đoạn 2 giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp thế nào? -> Ý đoạn 2 nói lên điều gì? + Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? + Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? + Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? -> Đoạn 3 ý nói lên điều gì? - Nội dung bài nói gì? - 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Giới thiệu với người đọc cách chơi kéo co. + Kéo co phải có hai đội, số người hai đội bằng nhau, thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng đất của đội mình là thắng. * Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co. + Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Chấp rất đặc biệt… náo nhiệt của những người xem. * Ý đoạn 2: Giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp + Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng trong làng… thắng cuộc. + Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội. + Đá cầu, đấu vật, thổi cơm, ném còn, chọi gà… * Ý đoạn 3: Cách chơi kéo co của làng Tích Sơn. *Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam. - HS ghi lại nội dung bài 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng sôi nổi, hào hứng * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Liên hệ giáo dục: Ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu cách giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, nhày dây, đá cầu,... - Nói về các trò chơi dân gian mà em biết ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. 2. Kĩ năng - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. 3. Phẩm chất - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo * KNS: - Lắng nghe lời dạy của thầy cô - Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Thẻ chữ A, B, C, D. Thẻ mặt cười, mặt mếu. + Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 - HS: + Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 3, tiết + SGK Đạo đức 4. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (5p) - Lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học + Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo ? - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ + HS trả lời 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn thầy cô qua những hành động và việc làm cụ thể * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 4, 5- SGK/23): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - TBHT mời một số bạn chia sẻ và giới thiệu. - GV nhận xét chung, chuyển hoạt động HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV theo dõi và hướng dẫn HS. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. * KL bài học: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân - Nhóm – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - HS trình bày, giới thiệu theo cá nhân, nhóm - Lớp nhận xét, bình luận các tác tác hoặc tự liệu hay, có ý nghĩa về thầy cô và lòng biết ơn, kính trọng thầy cô. Nhóm 6 – Lớp - HS làm việc theo nhóm 6. - Làm và trưng bày thiệp trong nhóm, trưng bày trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn những tấm thiệp đẹp nhất. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV (gửi tặng những tấm bưu thiếp tới thầy cô giáo cũ). - Lắng nghe - Thực hiện theo bài học - Kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. LỊCH SỬ ÔN TẬP CUỐI KÌ I I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc: hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: bổi đầu độc lập: nước Đại Việt thời Lý: nước Đại Việt thời Trần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện. 3. Phẩm chất - Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu học tập cho từng HS. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên : .......................………………………………………………………….. 1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây: Năm 938 1009 1226 TK XIV Các giai đoạn lịch sử 2 . Hoàn thành bảng thống kê sau: a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến cuối thế kỉ thứ XIV Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô 938 - 968 Nhà Ngô Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Nhà Lý Nhà Trần b. Các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần Thời gian Tên sự kiện Khoảng 700 năm TCN Nước Văn Lang ra đời Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà Khơi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến thắng Bạch Đằng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất Nhà Lý rời đô ra Thăng Long Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai Nhà Trần thành lập Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên + Các tranh ảnh từ bài 1 đến bài 14. - HS: SGK, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời câu hỏi sau: + Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? - GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới - Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. + Cả 3 lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta đều đại bại vì vua tôi nhà Trần đoàn kết và có tướng chỉ huy giỏi 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - HS ôn và hiểu được các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV. - HS kể được các sự kiện , nhân vật lịch sử đã học * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp *Việc 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV. - GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu . - GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu . - GV đánh giá, chốt KT: *Việc 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học - GV giới thiệu chủ đề cuộc thi. - Gọi HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình chọn. - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng, em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho người thân nghe. *Lưu ý đối tượng HS M1 +M2 về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử... 3. Hoạt động ứng dụng (1p). - Liên hệ giáo dục lòng tự hào đất nước, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 4 – Lớp - Nhận phiếu, thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp - HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. -Thống nhất kết quả - HS kể cá nhân - HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong . Định hướng kể: + Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta? VD: Em xin kể về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền đã tận dụng thuỷ triều lên xuống để cho cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng,.... + Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ta? VD: Em xin kể về Trần Hưng Đạo – vị tướng tài ba giúp nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Mông- Nguyên,..... - ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KHOA HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức: +Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí. 2. Kĩ năng - Hệ thống lại được các kiến thức. *ĐCND: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV động viên, khuyến khích để những HS năng khiếu có điều kiện vẽ hoặc sưu tầm. 3. Phẩm chất - Yêu khoa học, chịu khó tìm tòi về khoa học tự nhiên. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. - HS: + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. + Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (4p) + Không khí gồm những thành phần nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Không khí gồm có oxi, ni tơ, các-bô-níc, khói, bụi và một số khí khác 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp Việc 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. - Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. Việc 2: Ôn tập về nước và không khí. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu sau + Nước có tính chất gì? + Không khí có tính chất gì? +Không khí và nước có tính chất gì giống nhau? + Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV chốt kiến thức Việc 3: Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - YC kể cá nhân theo chủ đề - Kể theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm thi kể theo chủ đề - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm kể tốt 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4 - Lớp - Đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm - Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” - Đại diện các nhóm chia sẻ KQ thảo luận. - Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ kết quả: + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, hoà tan một số chất, thấm qua một số vật. + Trong suốt, không màu, không mùi, không vi, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây. Nước từ các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa - HS kể cá nhân theo chủ đề - HS chia sẻ cách kể của mình với bạn trong nhóm (kể theo chủ đề) + Nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. + Các thành viên tập thuyết trình, + Đại diện nhóm trình bày kể theo chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn - Ghi nhớ KT ôn tập – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho bài KTDDK cuối học kì I - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ). 2. Kĩ năng - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III). 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác làm bài. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác * Cách tiến hành: a. Nhận xét Bài 1: Quan sát một số đồ chơi. . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – Đọc gợi ý trong SGK - Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. - Yêu cầu HS tự làm bài. * Lưu ý giúp đỡ ha M1+M2 Bài 2 + Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - KL: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay…Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man. b. Ghi nhớ. Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. + Em có chú gấu bông rất đáng yêu. + Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin. + Đồ chơi của em là chú thỏ dang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh. + Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa. - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Ví dụ: Chiếc ô tô của em rất đẹp. - Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh bằng cao su. - Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình. - Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy. - Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc. - Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến: + Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận + Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay… + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. - Lắng nghe. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. * Cách tiến hành: Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn. - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. * Lưu ý: GV đi giúp đỡ những HS M1+M2 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - VD: + Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. + Thân bài: - Hình dáng: gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. - Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ khác những con gấu khác. - Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. - Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm. - Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. - Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu. + Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ô m chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. - Hoàn thiện dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đồ chơi - Chỉ ra những khác biệt trong đồ chơi của mình với các đồ chơi khác. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU HOÀN THÀNH SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu 2. Kĩ năng - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. *Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. 3. Phẩm chất - Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương. + Mẫu khâu, thêu đã học. - HS: Bộ ĐD KT lớp 4. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2. Hình thành KT (30p) * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức cắt, khâu, thêu để tạo sản phẩm có tính ứng dụng trong cuộc sống * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp HĐ1: Thực hành cắt, khâu, thêu: - HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn . - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đó học . - GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng HĐ2: Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Các tiêu chuẩn đánh giá. + Sản phẩm đúng kĩ thuật. + Mũi khâu, thêu tương đồi đều, phẳng. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS lựa chọn tùy theo khả năng và ý thíchđể thực hành . - HS bắt đầu thêu tiếp tục . - HS thờu xong trỡnh bày sản phẩm - HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành . - HS tự đánh giá sản phẩm. - Ghi nhớ các kiến thức về cắt, khâu, thêu - Tiếp tục tạo các sản phẩm đẹp và lạ mắt từ cắt, khâu, thêu ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 81: LUYỆN TẬP VỀ CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về chia cho số có 3 chữ số 2. Kĩ năng - Thưc hiện chia được cho số có 3 chữ số - Vận dụng giải toán có liên quan 3. Phẩm chất - HS có phẩm chất học tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu học tập - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 2. HĐ thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp Bài 1a. HSNK làm cả bài Bài 1(a): Cá nhân=> Cả lớp - HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài. *GV trợ giúp cách ước lượng thương cho HS M1+ M2 * GV củng cố cách ước lượng tìm thương trong trường hợp chia cho số có ba chữ số.. Bài 2+ Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật - Giới thiệu với HS đôi nét về sân vận động QG Mĩ Đình 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân=> Cả lớp - Cả lớp đọc thầm - HS cả lớp làm bài vào vở -> chia sẻ trước lớp. Kết quả tính đúng là : 54322 346 25275 108 1972 157 367 234 2422 435 000 03 86679 214 01079 405 009 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2 Bài giải Đổi 18 kg = 18 000 g Mỗi gói có số gam muối là: 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g muối Bài 3: Bài giải Chiều rộng của sân bóng là: 7140 : 105 = 68 (m) Chu vi sân bóng là: (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp sô: 68m 346 m - Ghi nhớ KT được luyện tập - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1) - Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) 2. Kĩ năng - Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học 3. Phẩm chất - HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: 4,5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2. - HS: vở BT, bút, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Yêu cầu HS đặt câu: + Với người trên + Với người dưới + Với người ít tuổi hơn mình. - GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu:Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1). Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm, trao đổi N2 - GV trợ giúp cho HS M1+ M2 hoàn thành ND bài học - TBHT điều hành lớp chia sẻ - GV nhận xét bổ sung thêm Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS trao đổi làm bài. - Gọi HS chia sẻ ND bài - GV nhận xét bổ sung kết luận lời giải đúng. Bài 3 : - HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - Gọi HS trình bày, gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp - Đọc YC bài -HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ với bạn bên cạnh-> chia sẻ trước lớp - Nói một số trò chơi: + Ô ăn quan (dụng cụ chơi là những viên sỏi đặt trên những ô vuông được vẽ trên mặt đất … ); + Lò cò (nhảy, làm di động một viên sành, sỏi. . . trên những ô vuông vẽ trên mặt đất) + Xếp hình (một hộp gồm nhiều hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa hình dạng khác nhau. Phải xếp sau cho nhanh, cho khéo để tạo nên những hình ảnh về ngôi nhà, con chó, ô tô… ) - Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật. - Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu. - Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. Cá nhân – Chia sẻ lớp - Thực hiện theo YC của GV - Chia sẻ KQ học tập - Thống nhất đáp án: + Chơi với lửa: làm một việc nguy hiểm. + Chơi diều đứt dây: mất trắng tay . + Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống. + Chơi dao có ngày đứt tay: liều lĩnh ắt gặp tai hoạ. Nhóm 2 – Lớp a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. b) Chơi dao có ngày đứt tay - Ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ trong bài và vận dụng vào cuộc sống - Kể thêm một số trò chơi mà em biết vừa rèn luyện sức mạnh, vừa rèn sự khéo léo, vừa rèn trí tuệ. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. 2. Kĩ năng - Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. 3. Phẩm chất - Giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian 4. Góp phần phát triển NL: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp. * KNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin + Thể hiện sự tự tin + Giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, tranh minh họa một số trò chơi hoặc một lễ hội … - HS: SBT, bút, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp Bài 1: - Gọi HS đọc lại bài tập đọc “Kéo co” - Cho HS đọc thầm nêu tập quán được giới thiệu trong bài thuộc địa phương nào? - GV nhận xét cho HS trao đổi theo nhóm để thuật lại các tập quán đã được giới thiệu. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: + Đề bài yêu cầu gì? + Ở quê em có những trò chơi, lễ hội nào? + GV giới thiệu 1 số trò chơi, lễ hội ở sgk/ 160 -> cho hs quan sát tranh + Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu ta điều gì? - GV chốt ý và nhắc nhở hs: + Phần mở bài: phải nêu được quê mình ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì? + Phần giới thiệu: nêu rõ trò chơi (chi tiết), điều kiện để thắng đội bạn -> mục đích trò chơi lễ hội đó -> Phẩm chất của những người cổ vũ, hâm mộ. - GV cho HS thảo luận tự giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Gọi hs thi đua giới thiệu trò chơi, lễ hội của địa phương mình trước lớp. - Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương *Chú ý trợ giúp đối tượng HS M1, M2 hoàn thiện nội dung học tập ->GV chốt kiến thức bài học 4. HĐ ứng dụng (1p) - Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống 5. HĐ sáng tạo (1p) - 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi - Thực hiện YC của bài -> chia sẻ trước lớp + Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ- Bắc Ninh và Làng Tích Sơn-Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc - HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp - 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm, lại toàn bài - Chia sẻ YC của bài - Vài HS nêu - HS thảo luận trao đổi theo nhóm 4 - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp - HS trao đổi, thảo luận - HS nêu suy nghĩ của mình về các trò chơi, lễ hội tại địa phương - Tìm hiểu về các trò chơi, lễ hội nổi tiếng khác trong tỉnh mình. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức: +Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí. 2. Kĩ năng - Hệ thống lại được các kiến thức. *ĐCND: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV động viên, khuyến khích để những HS năng khiếu có điều kiện vẽ hoặc sưu tầm. 3. Phẩm chất - Yêu khoa học, chịu khó tìm tòi về khoa học tự nhiên. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. - HS: + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. + Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (4p) + Không khí gồm những thành phần nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Không khí gồm có oxi, ni tơ, các-bô-níc, khói, bụi và một số khí khác 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp Việc 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. - Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. Việc 2: Ôn tập về nước và không khí. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu sau + Nước có tính chất gì? + Không khí có tính chất gì? +Không khí và nước có tính chất gì giống nhau? + Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV chốt kiến thức Việc 3: Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - YC kể cá nhân theo chủ đề - Kể theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm thi kể theo chủ đề - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm kể tốt 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4 - Lớp - Đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm - Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” - Đại diện các nhóm chia sẻ KQ thảo luận. - Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ kết quả: + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, hoà tan một số chất, thấm qua một số vật. + Trong suốt, không màu, không mùi, không vi, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây. Nước từ các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa - HS kể cá nhân theo chủ đề - HS chia sẻ cách kể của mình với bạn trong nhóm (kể theo chủ đề) + Nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. + Các thành viên tập thuyết trình, + Đại diện nhóm trình bày kể theo chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn - Ghi nhớ KT ôn tập – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho bài KTDDK cuối học kì I - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết dấu hiệu chia hết cho 2, số chẵn, số lẻ 2. Kĩ năng - Rèn học sinh kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, nhận biết số chẵn, số lẻ - Vận dụng giải bài toán có lời văn. 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học 4. Góp phần phát triển các kĩ năng - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu nhóm - HS: SGk, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3p) - GV giới thiệu bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp * Việc 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 2 -Yêu cầu HS tìm vài số không chia hết cho 2. - GV cho HS quan sát, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2. + Các số có số tận cùng thế nào thì chia hết cho 2 ? + Các số có số tận cùng thế nào thì không chia hết cho 2 ? - Yêu cầu HS nêu kết luận sgk *Việc 2: Giới thiệu cho hs số chẵn số lẻ + Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ? *GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). - GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số) + Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ? *GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. - GV cần giúp HS M1 +M2 nhận biết đúng được dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Các số chia hết cho 2 là: 10 : 2 = 5 36: 2 = 18 32 : 2 = 16 40 : 2 = 20 14 : 2 = 7 100 : 2 = 50 - Các số không chia hết cho 2 là: 11 : 2 = 5 dư 1 37 : 2 = 18 dư 1 3 : 2 = 1 dư 1 41 : 2 = 20 dư 1 15 : 2 = 7 dư 1 101 : 2 = 50 dư 1 + Các số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2. + Các số tận cùng 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2. - 3, 5 HS nêu kết luận + Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn - Lắng nghe -VD: 10;16;124;166;178;1250,… + Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số lẻ. - VD: 13;121;135;547;767,… 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2. Lấy được VD số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào nháp - HS chọn ra các số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng. + Các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở a) HS viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 b) HS viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2 - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS *GV trợ giúp HS M1 +M2 hoàn thiện nội dung bài Bài 3 + Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Chốt cách lập số, thế nào là số chẵn, số lẻ - Chốt quy luật của dãy số 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Làm cá nhân - Chia sẻ lớp Đáp án: a. Các số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782 b. Các số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84683; 8401. - HS làm bài cá nhân –> chia sẻ trước lớp a) Ví dụ: 14; 16; 44; 98;… b)Ví dụ: 153; 241; 379;… - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp Bài 3: a. 346; 364; 436; 634 b. 365; 563; 653; 635 Bài 4: a. Số thích hợp là: 346; 348 b. Số thích hợp là: 8353; 8355 - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2 - Tìm và giải các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN “ BA CÁ BỐNG” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời các câu hỏi trong SGK ) 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô,...); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 3. Phẩm chất - Cần phải bình tĩnh, thông minh dùng mưu để đấu lại kẻ ác hại mình. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159/SGK (phóng to) - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai. - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - Hãy đọc bài: Kéo co + Hãy giới thiệu về trò chơi kéo co tại Hữu Trấp và làng Tích Sơn ? - GV dẫn vào bài mới - 1 HS đọc - 2 HS giới thiệu. . 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô,...); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, phân biệt lời các nhân vật: + Ba-ba-ra: tức giận/sợ hãi + Bu-ra-ti-nô: dõng dạc, dứt khoát + Cáo A-li-xa: gian xảo - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Biết là Ba- ra- ba… lò sưởi này + Đoạn 2: Bu- ra- ti-nô… Các- lô ạ + Đoạn 3: Vừa lúc ấy… như mũi tên - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô, Ba-ba-ra , Các-lô...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. + Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ? + Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? + Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? + Những hình ảnh chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh? - Giáo viên tóm tắt ND chính... - Giáo viên ghi bảng. * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét + Bu- ra- ti-nô cần biết kho báu ở đâu. + Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói lộ bí mật. - Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài. + Bu-ra-ti-nô chui vào một chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít. + Ba-ra-ba hơ bộ râu dài. + Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không rõ từ đâu. + Cáo đếm đi đếm lại mười đồng tiền vàng, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa. + Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa đống bình vỡ. + Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài giữa lúc mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác , . . . *Nội dung: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.- HS ghi lại nội dung bài - HS ghi nội dung bài vào vở. 3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc phân vai toàn bài, phân biệt lời các nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm cả bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Em học được điều gì từ chú bé Bu-ra-ti-nô? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển: + Phân vai trong nhóm + Đọc phân vai trong nhóm - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS: sự thông minh, can đảm,... - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm về chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15. - Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi. 3. Phẩm chất - Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị - Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4 - GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn: *Mở bài: Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích. *Thân bài: - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn . *Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng - Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình b. Học sinh viết bài - GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,... - GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...) - GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung - Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/c HS sửa lỗi cho bạn 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p - HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích - HS đọc thầm - 1 HS đọc to - HS đọc thầm - HS lắng nghe - 1 HS đọc M - 1 HS nêu miệng mở bài của mình - 1 HS đọc - 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn. - 1 HS nêu miệng - Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân) - HS chia sẻ bài viết trước lớp - HS thực hành theo hướng dẫn - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật - Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐỊA LÍ ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ vị trí Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 3. Phẩm chất - HS ôn tập nghiêm túc, tích cực, tự giác 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam. + Lược đồ khung Việt Nam treo tường & cá nhân. - HS: SGK, tranh, ảnh 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình - KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (5p) - Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + TT chính trị của cả nước? + Trung tâm kinh tế? + Trung tâm văn hoá, khoa học? + Đầu mối giao thông quan trọng? - GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất:.... + Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch,... + Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,... + Tập trung nhiều tuyến đường giao thông quan trọng 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: HS điền đúng tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt , đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống. - HS so sánh được về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ với Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ - HS nêu được đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp * Việc 1: Hoạt động cả lớp - GV phát cho HS bản đồ (thu nhỏ) - GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi : + Điền tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống - GV chốt kiến thức *Lưu ý : GV trợ giúp HS M1+M2 hoàn thiện nội dung bài Việc 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu các nhóm thảo luận & hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ với Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ - GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu để kiểm tra. - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng & giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng hệ thống. Việc 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm các câu hỏi sau: + Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ + ĐB BB có những điều kiện gì để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước? + Nêu các bước truyền thống trong sản xuất lúa gạo ở ĐB BB? - GV trợ giúp HS M1+ M2 hoàn thiện phần trình bày. ->GV chốt kiến thức bài học 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS điền các địa danh theo câu hỏi vào bản đồ - HS QS -> thực hiện nội dung YC - HS trình bày trước lớp & điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường. - HS nhận xét, bổ sung - Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV. - Các nhóm trao đổi phiếu để chia sẻ nội dung học tập - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Các nhóm khác bổ sung ý kiến - Hs làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp - Thống nhất ý kiến - Đại diện HS chia sẻ kết quả - HS bổ sung ( nếu có) - Ôn tập các kiến thức môn học - Sưu tầm, giới thiệu các tranh ảnh về các vùng địa lí đã học ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIÊT* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT2a phân biệt l/n 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết 4. Góp phần phát triển năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GD BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở, bút,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. thực hành: Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: *. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao? + GDBVMT: Thiên nhiên của vùng núi cao có nét đẹp gì? * Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần những chiếc lá cuối cùng lìa cành. + các đám mưa bụi, hoa cải vàng, những con suối,.... - Lắng nghe - HS nêu từ khó viết: trườn xuống, lá chít bạc, khua lao xao, lìa cành, dải sỏi cuội,..... - Viết từ khó vào vở nháp 3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: - GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - HS nghe - viết bài vào vở 4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n Bài 3: 6. Hoạt động ứng dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) Đáp án: a) loại nhạc ngủ, lễ hội, nổi tiếng Đáp án: giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay. - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Lấy VD để phân biệt các tiếng âc/ ât ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5. 2. Kĩ năng - Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Lấy VD - GV dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Hình thành KT:(15p) * Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp - GV kẻ bảng lớp thành hai phần. - Chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 10 HS lên tham gia tìm số. + Đội 1 tìm các số chia hết cho 5. + Đội 2 tìm các số không chia cho 5. - Mỗi HS trong đội tìm 1 số, ghi vào phần bảng của mình sau đó truyền phấn cho bạn trong đội. - Em đẫ tìm các số chia hết cho 5 như thế nào? - Yêu cầu hs đọc lại các số chia hết cho 5 và yêu cầu hs nhận xét về chữ số tận cùng bên phải của các số này. - Những số không có chữ số tận cùng là không hoặc 5 thì có chia hết cho 5 không? Cho ví dụ? - GV: Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta có thể dựa vào dấu hiệu gì? + GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hay 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0, 5 thì số đó không chia hết cho 5. - HS tiếp nối nhau tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - 1-2 HS trả lời trước lớp. - Các số chia hết cho 5 có chữ số bên phải là 0 hoặc 5. - Những số không có tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. - Ví dụ: 13 :5 = 2 ( dư 3 ) - HS trả lời, vài HS nhắc lại. - Nghe và nối tiếp nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 * Cách tiến hành: Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào nháp - HS chọn ra các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng. - Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 Bài tập 4: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở a) Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 ? b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2? - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS và kết luận đáp án đúng. + Vậy số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có đặc điểm gì? + Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Bài 2 + Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) + Mở rộng: Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm gì? - HS làm cá nhân -> chia sẻ trước lớp - Thống nhất KQ a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945. b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553. -Thực hiện cá nhân -> chia sẻ cặp đôi -> chia sẻ trước lớp a. Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000 b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945 + Có tận cùng là chữ số 0 + Có tận cùng là chữ số 5 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp Bài 2: a. 155 b. 3580 c. 350; 355 Bài 3: Các số lập được là: 750; 570; 705; - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 5 + Có tận cùng là chữ số 2; 4; 6; 8 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ ) 2. Kĩ năng - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT 1 III ); biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến (BT2) 3. Phẩm chất - Yêu môn học,có thói quen vận dụng bài học vào thực tế. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét. - HS: Vở BT, bút, .. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, - KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Lớp hát, vận động tại chỗ - Dẫn vào bài mới - TBVN điều hành 2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ ) * Cách tiến hành: a. Phần Nhận xét: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi đại diện nhóm trình bày + Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là kiểu câu gì? + Cuối câu có dấu gì? - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu và nội dung + Các câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? + Cuối mỗi câu có dấu gì? - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm - GV nhận xét, chốt lời giải đúng + Vậy câu kể dùng để làmg gì? + Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể? b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Gọi HS đặt câu kể Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS đọc YC & thực hiện yêu cầu bài tập - HS trao đổi N2 - Đại diện HS lên chia sẻ *Dự kiến đáp án: + Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là câu hỏi. Nó dùng để hỏi về một điều chưa biết. + Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. - HS làm bài cá nhân -> chia sẻ trước lớp-> Thống nhất ý kiến: - HS viết vào vở BT + Tác dụng của các câu còn lại trong đoạn văn là kể, tả giới thiệu về Bu-ra-ti-nô : Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ (giới thiệu Bu-ra-ti-nô) / Chú có cái mũi rất dài (tả Bu-ra-ti-nô ) / Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu (kể sự việc). + Cuối các câu trên có dấu chấm. HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân -> chia sẻ *Dự kiến đáp án: + Ba-ra-ba uống rượu đã say (kể về Ba-ra-ba) / Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói ( kể về Ba-ra-ba) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi (nói suy nghĩ của Ba-ra-ba ). + Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. + Cuối câu trên có dấu chấm. - 2 HS đọc thành tiếng - HS tiếp nối đặt câu: + Con mèo nhà em màu đen huyền. + Mẹ em hôm nay đi công tác. 3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT 1 III ); biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến (BT2) * Cách tiến hành: Bài 1: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - GV nhận xét kết luận đáp án đúng. + Câu kể dùng để làm gì? + Dấu hiệu nào giúp nhận biết câu kể? Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi hs trình bày- Lưu ý hình thức và nội dung của câu. + GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs M1+ M2 + Tuyên dương HS M3 +M4 + Khuyến khích HS có sự cố gắng trong văn nói và viết. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp - 5 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể. + Chiều chiều . . . thả diều thi. -> kể sự việc + Cánh diều . . . cánh bướm . -> tả cánh diều + Chúng tôi .. . lên trời . -> nói tâm trạng của bọn trẻ khi nhìn lên trời + Sáo .. . trầm bổng . -> tả tiếng sáo lông ngỗng + Sáo đơn ... vì sao sớm. -> kể sự việc. + Câu kể dùng kể, tả, giới thiệu, nói lên ý kiến, nhận định + Cuối câu kể thường có dấu chấm - 1 HS đọc thầm yêu cầu bài. - HS làm cá nhân - chia sẻ câu trước lớp - Nhận xét, đánh giá câu của các bạn - Sử dụng câu kể đúng mục đích trong văn nói và văn viết - Chọn 1 bài tập đọc mà em thích, tìm câu kể và nêu tác dụng của câu kể. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện. 3. Phẩm chất - HS tích cực, tự giác trong tiết học. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Đọc phân vai bài: Trong quán ăn "Ba Cá Bống" + Nêu nội dung bài - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + HS nêu: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh và dũng cảm đã moi được điều bí mật từ những kẻ độc ác và thoát thân an toàn. 2. Bài mới: Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý phân biệt lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Giải nghĩa từ "vời" (cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Tám dòng đâu + Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi. + Đoạn 3: Phần còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bằng chừng nào, treo ở đâu , tất nhiên....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho HS + Chuyện gì xảy ra với cô công chúa? + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được? + Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? + Nhà vua than phiền với ai? + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn. + Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa? + Phẩm chất của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà? + Nội dung chính của bài là gì? - 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cô bị ốm nặng + Mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có một mặt trăng. + Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. + Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa + Đòi hỏi đó không thể thực hiện được + Than phiền với chú hề. + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa, xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ em khác với người lớn. + Công chúa nghĩ ra rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. + Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa cho mặt trăng vào cọng dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. + Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. * Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn. - HS ghi lại nội dung bài 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, nhấn giọng ở các từ ngữ, phân biệt được lời của chú hề và lời của công chúa * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - Ghi nhớ nội dung bài - Lấy VD để chứng tỏ rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác so với suy nghĩ của người lớn. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15. - Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi. 3. Phẩm chất - Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị - Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4 - GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn: *Mở bài: Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích. *Thân bài: - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn . *Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng - Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình b. Học sinh viết bài - GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,... - GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...) - GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung - Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/c HS sửa lỗi cho bạn 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p - HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích - HS đọc thầm - 1 HS đọc to - HS đọc thầm - HS lắng nghe - 1 HS đọc M - 1 HS nêu miệng mở bài của mình - 1 HS đọc - 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn. - 1 HS nêu miệng - Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân) - HS chia sẻ bài viết trước lớp - HS thực hành theo hướng dẫn - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật - Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 85: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 2. Kĩ năng - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất - Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Thực hành:(15p) * Mục tiêu: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. * Cách tiến hành: Bài 1 - HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ ND bài, cách làm - GV trợ giúp HS M1 +M2: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? + Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? - GV nhận xét và chốt lại ý đúng . Bài 2: - HS đọc yêu cầu -> tự làm bài - GV nhận xét, đánh giá (7-10 bài) Bài 3: - HS đọc yêu cầu -> làm bài - GV kết luận đáp án đúng. + Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5? - GV chốt kiến thức bài Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ bài trước lớp -> HS bổ sung ý kiến - Thống nhất KQ: a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814, 2050, 3576, 900. b.Các số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 1355. - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Cho học sinh tự làm vào vở. *Dự kiến đáp án: 122, 346, 988. 545, 870, 965 - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Cho học sinh làm N2 vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp a. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: 480, 2000, 9010. b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324. c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345, 3995 + ...chữ số tận cùng là 0 Đáp án: Loan có 10 quả táo - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Lấy VD về số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 và số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ._______________________________ TOÁN* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về phép nhân, phép chia và biểu đồ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia cho số có 2chữ số, 3 chữ số. - Kĩ năng đọc bản đồ 3. Phẩm chất - HS tích cực, cẩn thận khi làm bài 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1 bảng 1 (ba cột đầu), bảng 2 (ba cột đầu); bài 4a,b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Giới thiệu bài mới - TBVN điều hành lớp hát, nhận xét tại chỗ 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp Bài 1. Mỗi bảng 3 cột đầu. HSNK có thể làm hết bài - GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng. - Củng cố HS M1+M1 về cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính + Tìm thừa số chưa biết ? + Tìm số chia ? +T số bị chia? Bài 4: a,b. HSNK có thể làm cả bài - Yêu cầu hs quan sát biểu đồ và làm nhóm 2 - GV nhận xét kết luận đáp án đúng. * GV trợ giúp HS M1+M2 đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi như SGK. Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách đặt tính và tính, cách ước lượng thương, phép chia mà thương có chữ số 0 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS nêu YC - HS thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp. Đáp án: Thừa số 27 23 23 Thừa số 23 27 27 Tích 621 621 621 Số bị chia 66178 66178 6178 Số chia 203 203 326 Thương 326 326 203 - HS làm N2 – Chia sẻ lớp Bài giải a) Số cuốn sách T1 bán ít hơn T4 là 5500 – 4500 = 1000 (cuốn) b) Số cuốn sách T2 bán nhiều hơn T3 là 6250- 5750 = 500 (cuốn) c) TB mỗi tuần bán số cuốn sách là: (4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn) Đ/S: a)1000 cuốn sách b) 500 cuốn sách c) 5500 cuốn - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2: Đáp án 39870 123 297 324 510 18 25863 251 763 103 10 30395 217 869 140 015 Bài 3 Bài giải Số bộ ĐDDH- Sở GD nhận về là: 40 468 = 18720 ( bộ ) Số bộ ĐDDH mỗi trường nhận về là: 18720 : 156 = 120 ( bộ ) Đáp số: 120 bộ đồ dùng học Toán - Ghi nhớ KT đã ôn tập - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... SINH HOẠT LỚP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 15 I. MỤC TIÊU: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 15 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần 16 - GD HS tích cực ôn tập KTĐK cuối học kì I II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng ban ND báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Khởi động - Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... + Học tập: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. - Tiếp tục BD-PĐ và ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì I - Tiếp tục tham gia giải toán vioedu, IOE, trạng nguyên TV trên máy - Tham gia giao lưu VSCĐ- viết chữ đẹp vào 22/12 - Quyên góp tiền hổ trợ bạn nghèo trong dịp tết; nộp tiền Hội chữ Thập đỏ 4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
Khối 4 Cập nhật lúc : 14:26 19/12/2021 Kế hoạch bài dạy tuần 15 lớp 4/2 TUẦN 15 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021 CHÀO CỜ GV&HS sinh hoạt chào cờ ........................................................................ TOÁN Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. 2. Kĩ năng - Thực hiện được phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết, chia có dư). - Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan 3. Phẩm chất - Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 41535 : 195 = ? a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. b. Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư: 80120 : 245 = ? - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. GV lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng thương trong mỗi lần chia và trừ nhẩm số dư, đặc biệt là các HS M1, M2 - HS đặt tính - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV 41535 195 0253 0585 213 000 41535 : 195 = 213 80120 245 0662 1720 327 05 80120 : 245 = 327 (dư 5) - HS nhắc lại: “ Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia”. 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Thực hiện chia được số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số. Vận dụng giải các bài tập * Cách tiến hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Giúp đỡ HS M1, M2 - GV nhận xét, chốt đáp án. - GV nhắc nhở hs ghi nhớ đặt tính và tính. Bài 2 +Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: 62321 307 81350 187 0921 203 0655 435 000 0940 05 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2: a. X x 405 = 86265 X = 86265 : 405 X = 213 b. 89658 : X = 293 X = 89658 : 293 X = 306 Bài 3: Bài giải Trung bình một ngày nhà máy sản xuất là: 49410 :305 = 162 (sản phẩm) Đ/S: 162 sản phẩm - Ghi nhớ cách chia và cách ước lượng thương - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________ TẬP ĐỌC KÉO CO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. 3. Phẩm chất - GDHS giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa + Nêu nội dung bài thơ - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Em bé tuổi Ngựa muốn chinh phục, khám phá những vùng đất mới nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ và muốn trở về với mẹ 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện đúng tinh thần của trò chơi kéo co. Nhấn giọng một số từ ngữ: tinh thần thượng võ, đấu tài, đấu sức, ganh đua, khuyến khích,... - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Giải nghĩa tinh thần thượng võ: tinh thần yêu chuộng các hành động lành mạnh, trung thực, không gian lận - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Kéo co… bên ấy thắng + Đoạn 2: Hội làng…. xem hội + Đoạn 3: Làng Tích Sơn… thắng cuộc - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (tinh thần thượng võ, keo, Hữu Trấp, ....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho HS + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? + Em hiểu cách chơi kéo co là thế nào? -> Vậy ý đoạn 1 là gì? + Đoạn 2 giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp thế nào? -> Ý đoạn 2 nói lên điều gì? + Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? + Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? + Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? -> Đoạn 3 ý nói lên điều gì? - Nội dung bài nói gì? - 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Giới thiệu với người đọc cách chơi kéo co. + Kéo co phải có hai đội, số người hai đội bằng nhau, thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng đất của đội mình là thắng. * Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co. + Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Chấp rất đặc biệt… náo nhiệt của những người xem. * Ý đoạn 2: Giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp + Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng trong làng… thắng cuộc. + Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội. + Đá cầu, đấu vật, thổi cơm, ném còn, chọi gà… * Ý đoạn 3: Cách chơi kéo co của làng Tích Sơn. *Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam. - HS ghi lại nội dung bài 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng sôi nổi, hào hứng * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Liên hệ giáo dục: Ý thức giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu cách giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian: chơi ô ăn quan, nhày dây, đá cầu,... - Nói về các trò chơi dân gian mà em biết ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. 2. Kĩ năng - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. 3. Phẩm chất - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo * KNS: - Lắng nghe lời dạy của thầy cô - Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Thẻ chữ A, B, C, D. Thẻ mặt cười, mặt mếu. + Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 - HS: + Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 3, tiết + SGK Đạo đức 4. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (5p) - Lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học + Bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo ? - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ + HS trả lời 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: Thể hiện lòng biết ơn thầy cô qua những hành động và việc làm cụ thể * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được: (Bài tập 4, 5- SGK/23): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - TBHT mời một số bạn chia sẻ và giới thiệu. - GV nhận xét chung, chuyển hoạt động HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. - GV theo dõi và hướng dẫn HS. - GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. * KL bài học: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Cá nhân - Nhóm – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập 4, 5. - HS trình bày, giới thiệu theo cá nhân, nhóm - Lớp nhận xét, bình luận các tác tác hoặc tự liệu hay, có ý nghĩa về thầy cô và lòng biết ơn, kính trọng thầy cô. Nhóm 6 – Lớp - HS làm việc theo nhóm 6. - Làm và trưng bày thiệp trong nhóm, trưng bày trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn những tấm thiệp đẹp nhất. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV (gửi tặng những tấm bưu thiếp tới thầy cô giáo cũ). - Lắng nghe - Thực hiện theo bài học - Kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. LỊCH SỬ ÔN TẬP CUỐI KÌ I I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc: hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: bổi đầu độc lập: nước Đại Việt thời Lý: nước Đại Việt thời Trần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện. 3. Phẩm chất - Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu học tập cho từng HS. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên : .......................………………………………………………………….. 1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây: Năm 938 1009 1226 TK XIV Các giai đoạn lịch sử 2 . Hoàn thành bảng thống kê sau: a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến cuối thế kỉ thứ XIV Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô 938 - 968 Nhà Ngô Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Nhà Lý Nhà Trần b. Các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần Thời gian Tên sự kiện Khoảng 700 năm TCN Nước Văn Lang ra đời Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà Khơi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến thắng Bạch Đằng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất Nhà Lý rời đô ra Thăng Long Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai Nhà Trần thành lập Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên + Các tranh ảnh từ bài 1 đến bài 14. - HS: SGK, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (4p) Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời câu hỏi sau: + Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? - GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới - Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi. + Cả 3 lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta đều đại bại vì vua tôi nhà Trần đoàn kết và có tướng chỉ huy giỏi 2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - HS ôn và hiểu được các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV. - HS kể được các sự kiện , nhân vật lịch sử đã học * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp *Việc 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ X IV. - GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu . - GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc với phiếu . - GV đánh giá, chốt KT: *Việc 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học - GV giới thiệu chủ đề cuộc thi. - Gọi HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình chọn. - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, động viên cả lớp cùng cố gắng, em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho người thân nghe. *Lưu ý đối tượng HS M1 +M2 về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử... 3. Hoạt động ứng dụng (1p). - Liên hệ giáo dục lòng tự hào đất nước, tự hào truyền thống đánh giặc của cha ông. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Nhóm 4 – Lớp - Nhận phiếu, thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp - HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. -Thống nhất kết quả - HS kể cá nhân - HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong . Định hướng kể: + Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến chính của sự kiện? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta? VD: Em xin kể về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền đã tận dụng thuỷ triều lên xuống để cho cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng,.... + Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ta? VD: Em xin kể về Trần Hưng Đạo – vị tướng tài ba giúp nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Mông- Nguyên,..... - ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KHOA HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức: +Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí. 2. Kĩ năng - Hệ thống lại được các kiến thức. *ĐCND: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV động viên, khuyến khích để những HS năng khiếu có điều kiện vẽ hoặc sưu tầm. 3. Phẩm chất - Yêu khoa học, chịu khó tìm tòi về khoa học tự nhiên. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. - HS: + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. + Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (4p) + Không khí gồm những thành phần nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Không khí gồm có oxi, ni tơ, các-bô-níc, khói, bụi và một số khí khác 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp Việc 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. - Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. Việc 2: Ôn tập về nước và không khí. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu sau + Nước có tính chất gì? + Không khí có tính chất gì? +Không khí và nước có tính chất gì giống nhau? + Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV chốt kiến thức Việc 3: Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - YC kể cá nhân theo chủ đề - Kể theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm thi kể theo chủ đề - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm kể tốt 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4 - Lớp - Đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm - Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” - Đại diện các nhóm chia sẻ KQ thảo luận. - Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ kết quả: + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, hoà tan một số chất, thấm qua một số vật. + Trong suốt, không màu, không mùi, không vi, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây. Nước từ các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa - HS kể cá nhân theo chủ đề - HS chia sẻ cách kể của mình với bạn trong nhóm (kể theo chủ đề) + Nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. + Các thành viên tập thuyết trình, + Đại diện nhóm trình bày kể theo chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn - Ghi nhớ KT ôn tập – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho bài KTDDK cuối học kì I - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ). 2. Kĩ năng - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III). 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác làm bài. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác * Cách tiến hành: a. Nhận xét Bài 1: Quan sát một số đồ chơi. . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập – Đọc gợi ý trong SGK - Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. - Yêu cầu HS tự làm bài. * Lưu ý giúp đỡ ha M1+M2 Bài 2 + Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? - KL: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt, mũi, chân, tay…Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man. b. Ghi nhớ. Nhóm 2- Chia sẻ lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. + Em có chú gấu bông rất đáng yêu. + Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin. + Đồ chơi của em là chú thỏ dang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh. + Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa. - HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp Ví dụ: Chiếc ô tô của em rất đẹp. - Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh bằng cao su. - Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình. - Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy. - Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc. - Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến: + Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận + Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay… + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. - Lắng nghe. - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. * Cách tiến hành: Dựa vào kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn. - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. * Lưu ý: GV đi giúp đỡ những HS M1+M2 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - VD: + Mở bài: Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất. + Thân bài: - Hình dáng: gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. - Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ khác những con gấu khác. - Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. - Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm. - Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh. - Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu. + Kết luận: Em rất yêu gấu bông. Ô m chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu. - Hoàn thiện dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đồ chơi - Chỉ ra những khác biệt trong đồ chơi của mình với các đồ chơi khác. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU HOÀN THÀNH SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu 2. Kĩ năng - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. *Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. 3. Phẩm chất - Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương. + Mẫu khâu, thêu đã học. - HS: Bộ ĐD KT lớp 4. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành - KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - TBVN điều hành 2. Hình thành KT (30p) * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức cắt, khâu, thêu để tạo sản phẩm có tính ứng dụng trong cuộc sống * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp HĐ1: Thực hành cắt, khâu, thêu: - HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn . - Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đó học . - GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng HĐ2: Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - Các tiêu chuẩn đánh giá. + Sản phẩm đúng kĩ thuật. + Mũi khâu, thêu tương đồi đều, phẳng. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập. 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS lựa chọn tùy theo khả năng và ý thíchđể thực hành . - HS bắt đầu thêu tiếp tục . - HS thờu xong trỡnh bày sản phẩm - HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành . - HS tự đánh giá sản phẩm. - Ghi nhớ các kiến thức về cắt, khâu, thêu - Tiếp tục tạo các sản phẩm đẹp và lạ mắt từ cắt, khâu, thêu ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 81: LUYỆN TẬP VỀ CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về chia cho số có 3 chữ số 2. Kĩ năng - Thưc hiện chia được cho số có 3 chữ số - Vận dụng giải toán có liên quan 3. Phẩm chất - HS có phẩm chất học tập tích cực. 4. Góp phần phát triển năng lực: - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1a II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu học tập - HS: Sách, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC; Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. 2. HĐ thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Rèn kĩ năng chia cho số có 3 chữ số * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp Bài 1a. HSNK làm cả bài Bài 1(a): Cá nhân=> Cả lớp - HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài. *GV trợ giúp cách ước lượng thương cho HS M1+ M2 * GV củng cố cách ước lượng tìm thương trong trường hợp chia cho số có ba chữ số.. Bài 2+ Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật - Giới thiệu với HS đôi nét về sân vận động QG Mĩ Đình 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân=> Cả lớp - Cả lớp đọc thầm - HS cả lớp làm bài vào vở -> chia sẻ trước lớp. Kết quả tính đúng là : 54322 346 25275 108 1972 157 367 234 2422 435 000 03 86679 214 01079 405 009 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2 Bài giải Đổi 18 kg = 18 000 g Mỗi gói có số gam muối là: 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g muối Bài 3: Bài giải Chiều rộng của sân bóng là: 7140 : 105 = 68 (m) Chu vi sân bóng là: (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp sô: 68m 346 m - Ghi nhớ KT được luyện tập - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1) - Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) 2. Kĩ năng - Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học 3. Phẩm chất - HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: 4,5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2. - HS: vở BT, bút, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Yêu cầu HS đặt câu: + Với người trên + Với người dưới + Với người ít tuổi hơn mình. - GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu:Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1). Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm, trao đổi N2 - GV trợ giúp cho HS M1+ M2 hoàn thành ND bài học - TBHT điều hành lớp chia sẻ - GV nhận xét bổ sung thêm Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS trao đổi làm bài. - Gọi HS chia sẻ ND bài - GV nhận xét bổ sung kết luận lời giải đúng. Bài 3 : - HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. - Gọi HS trình bày, gọi HS nhận xét - GV nhận xét chữa bài. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp - Đọc YC bài -HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ với bạn bên cạnh-> chia sẻ trước lớp - Nói một số trò chơi: + Ô ăn quan (dụng cụ chơi là những viên sỏi đặt trên những ô vuông được vẽ trên mặt đất … ); + Lò cò (nhảy, làm di động một viên sành, sỏi. . . trên những ô vuông vẽ trên mặt đất) + Xếp hình (một hộp gồm nhiều hình bằng gỗ hoặc bằng nhựa hình dạng khác nhau. Phải xếp sau cho nhanh, cho khéo để tạo nên những hình ảnh về ngôi nhà, con chó, ô tô… ) - Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật. - Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu. - Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. Cá nhân – Chia sẻ lớp - Thực hiện theo YC của GV - Chia sẻ KQ học tập - Thống nhất đáp án: + Chơi với lửa: làm một việc nguy hiểm. + Chơi diều đứt dây: mất trắng tay . + Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống. + Chơi dao có ngày đứt tay: liều lĩnh ắt gặp tai hoạ. Nhóm 2 – Lớp a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. b) Chơi dao có ngày đứt tay - Ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ trong bài và vận dụng vào cuộc sống - Kể thêm một số trò chơi mà em biết vừa rèn luyện sức mạnh, vừa rèn sự khéo léo, vừa rèn trí tuệ. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. 2. Kĩ năng - Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. 3. Phẩm chất - Giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian 4. Góp phần phát triển NL: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp. * KNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin + Thể hiện sự tự tin + Giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, tranh minh họa một số trò chơi hoặc một lễ hội … - HS: SBT, bút, ... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:(5p) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp Bài 1: - Gọi HS đọc lại bài tập đọc “Kéo co” - Cho HS đọc thầm nêu tập quán được giới thiệu trong bài thuộc địa phương nào? - GV nhận xét cho HS trao đổi theo nhóm để thuật lại các tập quán đã được giới thiệu. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: + Đề bài yêu cầu gì? + Ở quê em có những trò chơi, lễ hội nào? + GV giới thiệu 1 số trò chơi, lễ hội ở sgk/ 160 -> cho hs quan sát tranh + Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu ta điều gì? - GV chốt ý và nhắc nhở hs: + Phần mở bài: phải nêu được quê mình ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì? + Phần giới thiệu: nêu rõ trò chơi (chi tiết), điều kiện để thắng đội bạn -> mục đích trò chơi lễ hội đó -> Phẩm chất của những người cổ vũ, hâm mộ. - GV cho HS thảo luận tự giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe. - Gọi hs thi đua giới thiệu trò chơi, lễ hội của địa phương mình trước lớp. - Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương *Chú ý trợ giúp đối tượng HS M1, M2 hoàn thiện nội dung học tập ->GV chốt kiến thức bài học 4. HĐ ứng dụng (1p) - Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống 5. HĐ sáng tạo (1p) - 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi - Thực hiện YC của bài -> chia sẻ trước lớp + Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ- Bắc Ninh và Làng Tích Sơn-Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc - HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp - 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm, lại toàn bài - Chia sẻ YC của bài - Vài HS nêu - HS thảo luận trao đổi theo nhóm 4 - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp - HS trao đổi, thảo luận - HS nêu suy nghĩ của mình về các trò chơi, lễ hội tại địa phương - Tìm hiểu về các trò chơi, lễ hội nổi tiếng khác trong tỉnh mình. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KHOA HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ I (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố và hệ thống hoá kiến thức: +Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. + Vai trò của nước trong không khí và trong sinh hoạt, lao động sản xuât và vui chơi giải trí. 2. Kĩ năng - Hệ thống lại được các kiến thức. *ĐCND: Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí, GV động viên, khuyến khích để những HS năng khiếu có điều kiện vẽ hoặc sưu tầm. 3. Phẩm chất - Yêu khoa học, chịu khó tìm tòi về khoa học tự nhiên. 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm. - HS: + Sưu tầm tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. + Giấy khổ to, bút màu đủ dùng cho cả nhóm. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm. - KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1, Khởi động (4p) + Không khí gồm những thành phần nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. - HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Không khí gồm có oxi, ni tơ, các-bô-níc, khói, bụi và một số khí khác 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Tháp dinh dưỡng cân đối. + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp Việc 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện. - Yêu cầu các nhóm thi đua hoàn thiện. - Nhận xét các sản phẩm và tuyên bố kết quả thi đua. Việc 2: Ôn tập về nước và không khí. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu sau + Nước có tính chất gì? + Không khí có tính chất gì? +Không khí và nước có tính chất gì giống nhau? + Nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - GV chốt kiến thức Việc 3: Thi kể về vai trò của nước và không khí đối với sự sống và hoạt động vui chơi giải trí của con người. - YC kể cá nhân theo chủ đề - Kể theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm thi kể theo chủ đề - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương nhóm kể tốt 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) Nhóm 4 - Lớp - Đọc kĩ nhiệm vụ của nhóm - Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” - Đại diện các nhóm chia sẻ KQ thảo luận. - Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ kết quả: + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, hoà tan một số chất, thấm qua một số vật. + Trong suốt, không màu, không mùi, không vi, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra + Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây. Nước từ các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa - HS kể cá nhân theo chủ đề - HS chia sẻ cách kể của mình với bạn trong nhóm (kể theo chủ đề) + Nhóm trưởng phân công các thành viên làm việc. + Các thành viên tập thuyết trình, + Đại diện nhóm trình bày kể theo chủ đề. - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn - Ghi nhớ KT ôn tập – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC cho bài KTDDK cuối học kì I - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư, ngày 22 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 83: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết dấu hiệu chia hết cho 2, số chẵn, số lẻ 2. Kĩ năng - Rèn học sinh kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, nhận biết số chẵn, số lẻ - Vận dụng giải bài toán có lời văn. 3. Phẩm chất - Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học 4. Góp phần phát triển các kĩ năng - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1, bài 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Phiếu nhóm - HS: SGk, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm. - KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3p) - GV giới thiệu bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp * Việc 1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 2 -Yêu cầu HS tìm vài số không chia hết cho 2. - GV cho HS quan sát, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2. + Các số có số tận cùng thế nào thì chia hết cho 2 ? + Các số có số tận cùng thế nào thì không chia hết cho 2 ? - Yêu cầu HS nêu kết luận sgk *Việc 2: Giới thiệu cho hs số chẵn số lẻ + Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ? *GV chốt: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (vì các chữ số hàng đơn vị đều là các số chẵn). - GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số) + Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn hay lẻ? *GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. - GV cần giúp HS M1 +M2 nhận biết đúng được dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. - Các số chia hết cho 2 là: 10 : 2 = 5 36: 2 = 18 32 : 2 = 16 40 : 2 = 20 14 : 2 = 7 100 : 2 = 50 - Các số không chia hết cho 2 là: 11 : 2 = 5 dư 1 37 : 2 = 18 dư 1 3 : 2 = 1 dư 1 41 : 2 = 20 dư 1 15 : 2 = 7 dư 1 101 : 2 = 50 dư 1 + Các số tận cùng là 0,2,4,6,8 thì chia hết cho 2. + Các số tận cùng 1,3,5,7,9 thì không chia hết cho 2. - 3, 5 HS nêu kết luận + Các số chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số chẵn - Lắng nghe -VD: 10;16;124;166;178;1250,… + Các số không chia hết cho 2 là các số có chữ số cuối cùng (hàng đơn vị) là số lẻ. - VD: 13;121;135;547;767,… 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2. Lấy được VD số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào nháp - HS chọn ra các số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng. + Các số chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Các số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở a) HS viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2 b) HS viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2 - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS *GV trợ giúp HS M1 +M2 hoàn thiện nội dung bài Bài 3 + Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Chốt cách lập số, thế nào là số chẵn, số lẻ - Chốt quy luật của dãy số 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Làm cá nhân - Chia sẻ lớp Đáp án: a. Các số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 744; 7536; 5782 b. Các số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84683; 8401. - HS làm bài cá nhân –> chia sẻ trước lớp a) Ví dụ: 14; 16; 44; 98;… b)Ví dụ: 153; 241; 379;… - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp Bài 3: a. 346; 364; 436; 634 b. 365; 563; 653; 635 Bài 4: a. Số thích hợp là: 346; 348 b. Số thích hợp là: 8353; 8355 - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2 - Tìm và giải các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC TRONG QUÁN ĂN “ BA CÁ BỐNG” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời các câu hỏi trong SGK ) 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô,...); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 3. Phẩm chất - Cần phải bình tĩnh, thông minh dùng mưu để đấu lại kẻ ác hại mình. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159/SGK (phóng to) - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai. - Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (3p) - Hãy đọc bài: Kéo co + Hãy giới thiệu về trò chơi kéo co tại Hữu Trấp và làng Tích Sơn ? - GV dẫn vào bài mới - 1 HS đọc - 2 HS giới thiệu. . 2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch; biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô,...); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng hồi hộp, phân biệt lời các nhân vật: + Ba-ba-ra: tức giận/sợ hãi + Bu-ra-ti-nô: dõng dạc, dứt khoát + Cáo A-li-xa: gian xảo - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn. + Đoạn 1: Biết là Ba- ra- ba… lò sưởi này + Đoạn 2: Bu- ra- ti-nô… Các- lô ạ + Đoạn 3: Vừa lúc ấy… như mũi tên - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Bu-ra- ti-nô, Tooc-ti-la, Đu-rê-ma, A-di-li-ô, Ba-ba-ra , Các-lô...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. + Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ? + Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ? + Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ? + Những hình ảnh chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh? - Giáo viên tóm tắt ND chính... - Giáo viên ghi bảng. * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. - 1 HS đọc - HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét + Bu- ra- ti-nô cần biết kho báu ở đâu. + Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn , ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói lộ bí mật. - Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài. + Bu-ra-ti-nô chui vào một chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít. + Ba-ra-ba hơ bộ râu dài. + Ba-ra-ba và Đu-rê-ma sợ tái xanh mặt khi nghe tiếng hét không rõ từ đâu. + Cáo đếm đi đếm lại mười đồng tiền vàng, rồi thở dài đưa cho mèo một nửa. + Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa đống bình vỡ. + Bu-ra-ti-nô lao ra ngoài giữa lúc mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác , . . . *Nội dung: Chú bé người gỗ Bu- ra- ti- nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình.- HS ghi lại nội dung bài - HS ghi nội dung bài vào vở. 3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc phân vai toàn bài, phân biệt lời các nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật - Yêu cầu đọc diễn cảm cả bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Em học được điều gì từ chú bé Bu-ra-ti-nô? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài - Nhóm trưởng điều khiển: + Phân vai trong nhóm + Đọc phân vai trong nhóm - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS: sự thông minh, can đảm,... - Tìm đọc toàn bộ tác phẩm về chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15. - Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi. 3. Phẩm chất - Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị - Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4 - GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn: *Mở bài: Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích. *Thân bài: - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn . *Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng - Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình b. Học sinh viết bài - GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,... - GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...) - GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung - Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/c HS sửa lỗi cho bạn 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p - HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích - HS đọc thầm - 1 HS đọc to - HS đọc thầm - HS lắng nghe - 1 HS đọc M - 1 HS nêu miệng mở bài của mình - 1 HS đọc - 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn. - 1 HS nêu miệng - Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân) - HS chia sẻ bài viết trước lớp - HS thực hành theo hướng dẫn - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật - Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐỊA LÍ ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Xác định được trên bản đồ vị trí Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 3. Phẩm chất - HS ôn tập nghiêm túc, tích cực, tự giác 4. Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam. + Lược đồ khung Việt Nam treo tường & cá nhân. - HS: SGK, tranh, ảnh 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình - KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: (5p) - Tìm những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + TT chính trị của cả nước? + Trung tâm kinh tế? + Trung tâm văn hoá, khoa học? + Đầu mối giao thông quan trọng? - GV nhận xét chung, giới thiệu bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất:.... + Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch,... + Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,... + Tập trung nhiều tuyến đường giao thông quan trọng 2. Thực hành: (30p) * Mục tiêu: HS điền đúng tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt , đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống. - HS so sánh được về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ với Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ - HS nêu được đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp * Việc 1: Hoạt động cả lớp - GV phát cho HS bản đồ (thu nhỏ) - GV treo bản đồ Việt Nam & yêu cầu HS làm theo câu hỏi : + Điền tên dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội trên bản đồ trống - GV chốt kiến thức *Lưu ý : GV trợ giúp HS M1+M2 hoàn thiện nội dung bài Việc 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu các nhóm thảo luận & hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ với Tây Nguyên và trung du Bắc Bộ - GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu để kiểm tra. - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng & giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng hệ thống. Việc 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm các câu hỏi sau: + Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ + ĐB BB có những điều kiện gì để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước? + Nêu các bước truyền thống trong sản xuất lúa gạo ở ĐB BB? - GV trợ giúp HS M1+ M2 hoàn thiện phần trình bày. ->GV chốt kiến thức bài học 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS điền các địa danh theo câu hỏi vào bản đồ - HS QS -> thực hiện nội dung YC - HS trình bày trước lớp & điền các địa danh vào lược đồ khung treo tường. - HS nhận xét, bổ sung - Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV. - Các nhóm trao đổi phiếu để chia sẻ nội dung học tập - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Các nhóm khác bổ sung ý kiến - Hs làm việc cá nhân – Chia sẻ lớp - Thống nhất ý kiến - Đại diện HS chia sẻ kết quả - HS bổ sung ( nếu có) - Ôn tập các kiến thức môn học - Sưu tầm, giới thiệu các tranh ảnh về các vùng địa lí đã học ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIÊT* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT2a phân biệt l/n 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết 4. Góp phần phát triển năng lực: - NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. * GD BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở, bút,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (2p) - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. thực hành: Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn. * Cách tiến hành: *. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao? + GDBVMT: Thiên nhiên của vùng núi cao có nét đẹp gì? * Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần những chiếc lá cuối cùng lìa cành. + các đám mưa bụi, hoa cải vàng, những con suối,.... - Lắng nghe - HS nêu từ khó viết: trườn xuống, lá chít bạc, khua lao xao, lìa cành, dải sỏi cuội,..... - Viết từ khó vào vở nháp 3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn. * Cách tiến hành: - GV đọc bài cho HS viết - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. - Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. - HS nghe - viết bài vào vở 4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. 5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n Bài 3: 6. Hoạt động ứng dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) Đáp án: a) loại nhạc ngủ, lễ hội, nổi tiếng Đáp án: giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay. - Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả - Lấy VD để phân biệt các tiếng âc/ ât ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5. 2. Kĩ năng - Nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, tích cực trong giờ học. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. Lấy VD - GV dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét 2. Hình thành KT:(15p) * Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5 * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp - GV kẻ bảng lớp thành hai phần. - Chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 10 HS lên tham gia tìm số. + Đội 1 tìm các số chia hết cho 5. + Đội 2 tìm các số không chia cho 5. - Mỗi HS trong đội tìm 1 số, ghi vào phần bảng của mình sau đó truyền phấn cho bạn trong đội. - Em đẫ tìm các số chia hết cho 5 như thế nào? - Yêu cầu hs đọc lại các số chia hết cho 5 và yêu cầu hs nhận xét về chữ số tận cùng bên phải của các số này. - Những số không có chữ số tận cùng là không hoặc 5 thì có chia hết cho 5 không? Cho ví dụ? - GV: Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta có thể dựa vào dấu hiệu gì? + GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hay 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0, 5 thì số đó không chia hết cho 5. - HS tiếp nối nhau tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. - 1-2 HS trả lời trước lớp. - Các số chia hết cho 5 có chữ số bên phải là 0 hoặc 5. - Những số không có tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. - Ví dụ: 13 :5 = 2 ( dư 3 ) - HS trả lời, vài HS nhắc lại. - Nghe và nối tiếp nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5 và vận dụng làm bài tập. Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 * Cách tiến hành: Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào nháp - HS chọn ra các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 - HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chữa bài và kết luận đáp án đúng. - Yêu cầu HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 5 Bài tập 4: - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở a) Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 ? b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2? - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS và kết luận đáp án đúng. + Vậy số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có đặc điểm gì? + Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm gì? Bài 2 + Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) + Mở rộng: Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm gì? - HS làm cá nhân -> chia sẻ trước lớp - Thống nhất KQ a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945. b. Các số không chia hết cho 5 là: 8; 57; 4674; 5553. -Thực hiện cá nhân -> chia sẻ cặp đôi -> chia sẻ trước lớp a. Các số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660; 3000 b) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35; 945 + Có tận cùng là chữ số 0 + Có tận cùng là chữ số 5 - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ trước lớp Bài 2: a. 155 b. 3580 c. 350; 355 Bài 3: Các số lập được là: 750; 570; 705; - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 5 + Có tận cùng là chữ số 2; 4; 6; 8 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG :................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ ) 2. Kĩ năng - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT 1 III ); biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến (BT2) 3. Phẩm chất - Yêu môn học,có thói quen vận dụng bài học vào thực tế. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét. - HS: Vở BT, bút, .. 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, - KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Lớp hát, vận động tại chỗ - Dẫn vào bài mới - TBVN điều hành 2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ ) * Cách tiến hành: a. Phần Nhận xét: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi đại diện nhóm trình bày + Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là kiểu câu gì? + Cuối câu có dấu gì? - GV nhận xét kết luận lời giải đúng. Bài tập 2: - HS nêu yêu cầu và nội dung + Các câu còn lại trong đoạn văn dùng để làm gì? + Cuối mỗi câu có dấu gì? - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm - GV nhận xét, chốt lời giải đúng + Vậy câu kể dùng để làmg gì? + Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể? b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - Gọi HS đặt câu kể Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS đọc YC & thực hiện yêu cầu bài tập - HS trao đổi N2 - Đại diện HS lên chia sẻ *Dự kiến đáp án: + Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là câu hỏi. Nó dùng để hỏi về một điều chưa biết. + Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi. - HS làm bài cá nhân -> chia sẻ trước lớp-> Thống nhất ý kiến: - HS viết vào vở BT + Tác dụng của các câu còn lại trong đoạn văn là kể, tả giới thiệu về Bu-ra-ti-nô : Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ (giới thiệu Bu-ra-ti-nô) / Chú có cái mũi rất dài (tả Bu-ra-ti-nô ) / Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu (kể sự việc). + Cuối các câu trên có dấu chấm. HS nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân -> chia sẻ *Dự kiến đáp án: + Ba-ra-ba uống rượu đã say (kể về Ba-ra-ba) / Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói ( kể về Ba-ra-ba) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi (nói suy nghĩ của Ba-ra-ba ). + Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. + Cuối câu trên có dấu chấm. - 2 HS đọc thành tiếng - HS tiếp nối đặt câu: + Con mèo nhà em màu đen huyền. + Mẹ em hôm nay đi công tác. 3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT 1 III ); biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến (BT2) * Cách tiến hành: Bài 1: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - GV nhận xét kết luận đáp án đúng. + Câu kể dùng để làm gì? + Dấu hiệu nào giúp nhận biết câu kể? Bài tập 2 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi hs trình bày- Lưu ý hình thức và nội dung của câu. + GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs M1+ M2 + Tuyên dương HS M3 +M4 + Khuyến khích HS có sự cố gắng trong văn nói và viết. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) - Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp - 5 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể. + Chiều chiều . . . thả diều thi. -> kể sự việc + Cánh diều . . . cánh bướm . -> tả cánh diều + Chúng tôi .. . lên trời . -> nói tâm trạng của bọn trẻ khi nhìn lên trời + Sáo .. . trầm bổng . -> tả tiếng sáo lông ngỗng + Sáo đơn ... vì sao sớm. -> kể sự việc. + Câu kể dùng kể, tả, giới thiệu, nói lên ý kiến, nhận định + Cuối câu kể thường có dấu chấm - 1 HS đọc thầm yêu cầu bài. - HS làm cá nhân - chia sẻ câu trước lớp - Nhận xét, đánh giá câu của các bạn - Sử dụng câu kể đúng mục đích trong văn nói và văn viết - Chọn 1 bài tập đọc mà em thích, tìm câu kể và nêu tác dụng của câu kể. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. 2. Kĩ năng - Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện. 3. Phẩm chất - HS tích cực, tự giác trong tiết học. 4. Góp phần phát triển năng lực - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p) - Đọc phân vai bài: Trong quán ăn "Ba Cá Bống" + Nêu nội dung bài - GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài - TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + HS nêu: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh và dũng cảm đã moi được điều bí mật từ những kẻ độc ác và thoát thân an toàn. 2. Bài mới: Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý phân biệt lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - Giải nghĩa từ "vời" (cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng) - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Tám dòng đâu + Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi. + Đoạn 3: Phần còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bằng chừng nào, treo ở đâu , tất nhiên....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) 3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp - GV phát phiếu học tập cho HS + Chuyện gì xảy ra với cô công chúa? + Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được? + Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? + Nhà vua than phiền với ai? + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn. + Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa? + Phẩm chất của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà? + Nội dung chính của bài là gì? - 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cô bị ốm nặng + Mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có một mặt trăng. + Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. + Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa + Đòi hỏi đó không thể thực hiện được + Than phiền với chú hề. + Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa, xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ em khác với người lớn. + Công chúa nghĩ ra rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. + Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa cho mặt trăng vào cọng dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. + Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. * Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn. - HS ghi lại nội dung bài 4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài, nhấn giọng ở các từ ngữ, phân biệt được lời của chú hề và lời của công chúa * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp - Bình chọn nhóm đọc hay. - Ghi nhớ nội dung bài - Lấy VD để chứng tỏ rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác so với suy nghĩ của người lớn. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TIẾNG VIỆT* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15. - Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi. 3. Phẩm chất - Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi. 4. Góp phần phát triển các năng lực - NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi 2. Phương pháp, kĩ thuât - PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành. - KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5p) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS. - GV dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Hình thành kiến thức:(15p) *Mục tiêu: Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần * Cách tiến hành: a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị - Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4 - GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn: *Mở bài: Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích. *Thân bài: - Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn . *Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng - Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình b. Học sinh viết bài - GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,... - GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...) - GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung - Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/c HS sửa lỗi cho bạn 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p - HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích - HS đọc thầm - 1 HS đọc to - HS đọc thầm - HS lắng nghe - 1 HS đọc M - 1 HS nêu miệng mở bài của mình - 1 HS đọc - 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn. - 1 HS nêu miệng - Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân) - HS chia sẻ bài viết trước lớp - HS thực hành theo hướng dẫn - Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật - Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 TOÁN Tiết 85: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 2. Kĩ năng - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. 3. Phẩm chất - Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. 4. Góp phần phát triển các NL - NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: Vở BT, bút 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. - KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động:(5p) - TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ 2. Thực hành:(15p) * Mục tiêu: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. * Cách tiến hành: Bài 1 - HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ ND bài, cách làm - GV trợ giúp HS M1 +M2: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? + Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? - GV nhận xét và chốt lại ý đúng . Bài 2: - HS đọc yêu cầu -> tự làm bài - GV nhận xét, đánh giá (7-10 bài) Bài 3: - HS đọc yêu cầu -> làm bài - GV kết luận đáp án đúng. + Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5? - GV chốt kiến thức bài Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) 3. HĐ ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) - HS làm bài cá nhân - HS chia sẻ bài trước lớp -> HS bổ sung ý kiến - Thống nhất KQ: a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814, 2050, 3576, 900. b.Các số chia hết cho 5 là: 2050, 900, 1355. - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Cho học sinh tự làm vào vở. *Dự kiến đáp án: 122, 346, 988. 545, 870, 965 - Học sinh đọc yêu cầu của bài - Cho học sinh làm N2 vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp a. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: 480, 2000, 9010. b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296, 324. c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345, 3995 + ...chữ số tận cùng là 0 Đáp án: Loan có 10 quả táo - Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Lấy VD về số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 và số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ._______________________________ TOÁN* ÔN LUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về phép nhân, phép chia và biểu đồ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia cho số có 2chữ số, 3 chữ số. - Kĩ năng đọc bản đồ 3. Phẩm chất - HS tích cực, cẩn thận khi làm bài 4. Góp phần phát huy các năng lực - Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * BT cần làm: Bài 1 bảng 1 (ba cột đầu), bảng 2 (ba cột đầu); bài 4a,b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK,... 2. Phương pháp, kĩ thuật - PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5p) - Giới thiệu bài mới - TBVN điều hành lớp hát, nhận xét tại chỗ 2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, phép chia. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp Bài 1. Mỗi bảng 3 cột đầu. HSNK có thể làm hết bài - GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng. - Củng cố HS M1+M1 về cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính + Tìm thừa số chưa biết ? + Tìm số chia ? +T số bị chia? Bài 4: a,b. HSNK có thể làm cả bài - Yêu cầu hs quan sát biểu đồ và làm nhóm 2 - GV nhận xét kết luận đáp án đúng. * GV trợ giúp HS M1+M2 đọc biểu đồ rồi trả lời các câu hỏi như SGK. Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - Củng cố cách đặt tính và tính, cách ước lượng thương, phép chia mà thương có chữ số 0 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - HS nêu YC - HS thực hiện cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp. Đáp án: Thừa số 27 23 23 Thừa số 23 27 27 Tích 621 621 621 Số bị chia 66178 66178 6178 Số chia 203 203 326 Thương 326 326 203 - HS làm N2 – Chia sẻ lớp Bài giải a) Số cuốn sách T1 bán ít hơn T4 là 5500 – 4500 = 1000 (cuốn) b) Số cuốn sách T2 bán nhiều hơn T3 là 6250- 5750 = 500 (cuốn) c) TB mỗi tuần bán số cuốn sách là: (4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn) Đ/S: a)1000 cuốn sách b) 500 cuốn sách c) 5500 cuốn - HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp Bài 2: Đáp án 39870 123 297 324 510 18 25863 251 763 103 10 30395 217 869 140 015 Bài 3 Bài giải Số bộ ĐDDH- Sở GD nhận về là: 40 468 = 18720 ( bộ ) Số bộ ĐDDH mỗi trường nhận về là: 18720 : 156 = 120 ( bộ ) Đáp số: 120 bộ đồ dùng học Toán - Ghi nhớ KT đã ôn tập - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... SINH HOẠT LỚP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 15 I. MỤC TIÊU: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 15 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần 16 - GD HS tích cực ôn tập KTĐK cuối học kì I II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng ban ND báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Khởi động - Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... + Học tập: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. - Tiếp tục BD-PĐ và ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì I - Tiếp tục tham gia giải toán vioedu, IOE, trạng nguyên TV trên máy - Tham gia giao lưu VSCĐ- viết chữ đẹp vào 22/12 - Quyên góp tiền hổ trợ bạn nghèo trong dịp tết; nộp tiền Hội chữ Thập đỏ 4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.