''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Thông tin đơn vị

Thông tin đơn vị

Cập nhật lúc : 09:51 01/04/2013  

Giới thiệu đôi nét về trường

     Trường THCS Lê Văn Miến được thành lập theo quyết định số 2780 ngày 07/07/2010 của UBND huyện Phong Điền. Đội ngũ CB-GV-NV được chia tách từ trường THCS Thị trấn Phong Điền và chuyển từ các trường về, định biên biên chế 28 người, trường có Chi bộ Đảng gồm 10 đồng chí. Về học sinh có 179 em được chia thành 8 lớp (2 lớp 6; 2 lớp 7; 2lớp 8;2 lớp 9).Về cơ sở vật chất ban đầu gồm 8 phòng học trong đó 4 phòng để giảng dạy. 3 phòng được ngăn thành 6 phòng để bố trí các phòng chức năng và phòng làm việc. Trường có khu vệ sinh khang trang sạch sẽ cho giáo viên và học sinh. Có nhà xe kiên cố cho giáo viên và học sinh.

Bước đầu trường mới được thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trong thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của thầy và trò. Song được sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của PGD&ĐT Phong Điền. Sự quan tâm lo lắng của Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, sự kết hợp chặt chẽ của hội cha mẹ học sinh.Đặc biệt sự đoàn kết nhất trí, nhiệt tình, đầy trách nhiệm của đội ngũ CB-GV-NV trong toàn trường. Thầy và trò trường THCS Lê Văn Miến đã dần dần đưa công tác dạy và học của nhà trương đi vào ổn định đảm bảo đúng tiến độ chương trình dạy và học của giáo dục huyện nhà.

1.Thuận lợi:

- Trường đã thực hiện đề án chia tách THCS Lê Văn Miến từ trong hè, vì vậy đã sớm ổn định đội ngũ và cơ sở vật chất chuẩn bị bước  vào năm học mới. Sĩ số học sinh xấp xỉ 30em /lớp, có phòng học bộ môn, phòng dạy phụ đạo và tập trung ứng dụng CNTT vào dạy học một cách đồng bộ ở các khối lớp.

- Nhà trường nhận được sự quan tâm ưu ái của lãnh đạo địa phương, của PGD-ĐT Phong Điền nên đã từng bước đầu tư nhằm sớm đạt chuẩn quốc gia.  Trường được tổ chức khai giảng điểm có đại biểu các cấp về dự, nhờ vậy các vấn đề vướng mắc của trường  từng bước đã có giải pháp tháo gỡ.

- Đại hội  cha mẹ học sinh đã bầu BCH mới và đã hỗ trợ kinh phí hoạt động hội và trường.

- Đội ngũ CB-GV-NV đạt chuẩn đào tạo, có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác.

-  Học sinh đã phát huy được tính tích cực học tập ở mọi nơi mọi lúc.

2. Khó khăn:

Do mới thành lập nên trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Đặc biệt sân chơi bãi tập, các phòng chức năng, sách thiết bị dạy học. Đặc biệt máy tính phục vụ cho công tác dạy - học còn nhiều thiếu thốn.

Đội ngũ mới từ nhiều trường khác chuyển đến nên còn bở ngỡ trong sinh hoạt chuyên môn.Chưa mạnh dạn trong các hoạt động khác của nhà trường.

3. Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực:

     - Thực hiện tốt chủ đề năm học.

     - Tích cực tham gia các hoạt động do ngành tổ chức.

     - Học sinh tích cực tham gia hoạt động tốt , đổi mới phương pháp học tập nhằm tiếp thu tốt phương pháp đổi mới của thầy không ngừng nâng cao chất lượng học tập.

     - Xây dựng tốt các mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh.

     - Học sinh có ý thức tốt trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

     Tuy mới thành lập trường được một năm nhưng trường đã gặt hái được nhiều thành quả khả thi trong phong trào xây dựng trường học thân thiện.

4. Chất lượng giáo dục:

Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức và xây dựng nề nếp cho học sinh:

Đây là mục tiêu quan trọng của nhà trường nhằm giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh và xây dựng tốt nề nếp trường học ngay từ đầu. Do vậy nhà trường luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức và truyền thống cho học sinh. Giúp các em hiểu sâu sắc về truyền thống của cha ông của quê hương đất nước. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động bổ ích nhằm giáo dục tình cảm đạo đức và nhân cách cho học sinh như :

     - Thăm viếng , làm vệ sinh lăng mộ cụ Lê Văn Miến nhân các ngày lễ trong năm.

     - Tổ chức cho các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

     - Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc.

     - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

     - Tổ chức các buổi ngoại khóa nhân các ngày lễ lớn mời hội cựu chiến binh nói chuyện nhân ngày 22/12.

     - Hưởng ứng cuộc vận động “ Vòng tay bè bạn ” nhà trường đã quyên góp cho buổi giao lưu “ Tiếng hát vì trẻ em thiệt thòi ”.

 Chất lượng giáo dục văn hóa:

     - Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của nhà trường. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt là năm học đầu tiên thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng vào đánh giá theo chuẩn.

     - Để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đã chỉ đạo khai thác và phát huy chức năng các tổ bộ môn, phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy trong toàn trường. Đẩy mạnh hoạt động thanh tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp, động viên khuyến khích thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp soạn giảng, đổi mới hình thức kiểm tra, ứng dụng CNTT vào giờ dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Nhà trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà.

 Công tác xây dựng và phát triển Đảng:

     Tuy trường mới thành lập song được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của thường vụ Đảng ủy, nhà trường đã tiến hành Đại hội Chi bộ lần thứ Nhất. Tổng số Đảng viên có: 7 đồng chí. Trong năm học đã kết nạp 1 đồng chí nâng tổng số Đảng viên Chi bộ lên 8 đồng chí và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị do cấp trên giao phó. Đã giúp đỡ và hoàn thành hồ sơ kết nạp cho 3 quần chúng.

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả 4 năm thực hiện cuộc vận động “hai không”.

2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi.

3. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh  giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4. Chú trọng thực hiện lòng ghép tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỉ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.

5.Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức kỷ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp tục đổi mới công tác quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện trong trường học.

6. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường.

7. Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử.

8. Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Phụ đạo học sinh (chú trọng học sinh cuối cấp); chú trọng hai mặt chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.

9. Xây dựng cơ sở vật chất trường học, thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá.

10. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên – CBQL giáo dục theo tinh thần Chỉ thị 40/CT/TƯ của Ban bí thư. Đánh giá CBQL theo chuẩn hiệu trưởng; đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phấn đấu đạt chuẩn ở mức độ cao.

11. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Số lượt xem : 3072

Các tin khác