''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 13:29 21/03/2022  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 26 LỚP 1/1

    Trường TH&THCS Lê Văn Miến                                                                Kế hoạch bài dạy lớp 1/1

 

                                              TUẦN 26

                            Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022

Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ : Lễ phát động phong trào Tuổi nhỏ làm việc nhỏ “nuôi heo đất-giúp bạn đến trường”

Tiết 2,3: Tiếng Việt           Tiếng vọng của núi

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.(16-17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6: Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh(17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cẩu HS làm việc theo nhóm đôi. Các em đóng vai các nhân vật trong tranh, dùng các từ ngữ gợi ý trong khung  để nói theo tranh.

- GV có thể yêu cầu HS đóng vai theo những tình huống trong tranh nhưng dùng những “lời chào” khác (VD: Về nhé, chào + tên,...); những “lời không hay” khác (VD: Tớ không thích bạn).

- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét.

- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. Sau đó đại diện một số nhóm lên trình bày:

a. Hà luôn giúp đỡ bạn nên được cả lớp yêu mến;

b. Gấu con tủi thân vì các bạn không chơi cùng

- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.

- HS kể chuyện theo  nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS kể chuyện trước lớp.

- GV và HS nhận xét

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe  viết(14-15’)

- GV đọc to cả đoạn văn. (Theo lời mẹ, gấu con quay lại nói với núi là gấu yêu núi. Quả nhiên, khắp núi vọng lại lời yêu thương. Gấu con bật cười vui vẻ.)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đẩu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: lại, nói, núi, dành, cho.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Theo lời mẹ,/ gấu con quay lại/ nói với núi là/gấu yêu núi./ Quả nhiên,/ khắp núi vọng lại/ lời yêu thương./ Gấu con/ bật cười vui vẻ). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tiếng vọng của núi từ ngữ có tiếng chứa vần iêt, iêp, ưc, uc.(9-10’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.

- GV viết những từ ngữ này lên bảng.

9. Trò chơi Ghép từ ngữ(5-6’)

Tìm những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau.

- Mục đích: rèn luyện tư duy logic, khả năng tìm và nhận biết mối liên hệ giữa các từ ngữ có mối liên hệ với nhau.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 HS.

- Cách chơi:

+ Mỗi nhóm trao đổi kín và tìm trong những từ ngữ đã cho những cặp từ ngữ có mối liên hệ với nhau trong khoảng 5 phút, ghim từng cặp lại với nhau rồi bỏ vào giỏ của nhóm mình.

+ Khi hết thời gian, GV yêu cẩu các nhóm dừng lại.

+ Đại diện các nhóm mang giỏ của nhóm mình lên đứng trước lớp quay mặt xuống các bạn.

+ GV đi từng giỏ và cùng cả lớp kiểm tra từng giỏ một, giỏ nào có số cặp từ ngữ có mối liên hệ nhiều nhất thì thắng cuộc. GV có thể bổ sung thêm những cặp từ ngữ khác để trò chơi thêm phần thú vị.

10. Củng cố(3-4’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc truyện kể về một đức tính tốt để chuẩn bị cho bài học sau.

- GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số câu chuyện kể về một đức tính tốt để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS

 

 

 

 

 

                                               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần iêt, iêp, ưc, uc.

- HS nếu những từ ngữ tìm được.

- Một số (2 - 3) HS đánh vẩn, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một sò từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.

- HS chia nhóm

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt ðộng nào).

.................................................................................................................
Tiết 4: Toán               

                                    Phép trừ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Giải các bài toán tình huống thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số (nêu được phép tính thích hợp với “tình huống” trong tranh)

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.

II. Đồ dùng dạy - học:

GV: Que tính, mô hình.

HS: Đồ dùng học toán 1

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 1

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4’

1.  Khởi động.

-2 HS lên đặt tính và thực hiện các phép tính trên bảng. Lớp làm bảng con.

+ HS 1: 73 - 3

+ HS 2: 66 - 5

- GVNX

- Hs thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi

10’

2. Khám phá:

Bài toán a)

- Gv nêu bài toán: Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?

- GV yêu cầu HS cho biết bài toán cho biết gì và hỏi gì?

-  Để tìm số que tính con lại, ta cần thực hiện phép tính gì?

- 76 – 32 là phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Gv hướng dẫn HS đặt tính. Chú ý HS đặt tính thẳng cột.

- GV hướng dẫn HS thực hiện tính. Thực hiện trừ từ phải qua trái, bắt đầu từ hàng đơn vị)

- Gv yêu cầu HS tính và nêu kết quả 76 – 32 = ?

- Gv nhận xét.

Bài toán b)

- Gv nêu bài toán: Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả. Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo?

- GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Để thực hiện bài toán, ta làm phép tính gì?

- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.

- Gv nhận xét.

- Cho HS tự thực hiện tính và nêu kết quả.

- HS theo dõi.

- HS trả lời:

+ Có 76 que tính, bớt đi 32 que tính.

+ Hỏi còn lại mấy que tính.

- HS trả lời: 76 - 32

- HS theo dõi.

- HS theo dõi.

- HS trả lời: 76 – 32 = 44

- HS theo dõi.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

+ Mẹ có 52 quả táo, mẹ biếu bà 20 quả.

+ Hỏi mẹ còn lại mấy quả táo?

- HS trả lời: 52 – 20

- HS nêu: - Đặt thẳng cột các hàng đơn vị, hàng chục. Thực hiện tính từ phải sang trái. Bắt đầu từ hàng đơn vị.

- HS theo dõi

- HS trả lời: 52 – 20 = 32

       12’

3.Hoạt động : Thực hành – Luyện tập:

Bài 1: Tính:

- HS nêu yêu cầu.

- Chú ý HS tính trừ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.

- Tổ chức cho HS làm bài tập vào bảng con.

Bài 2: Đặt tính và tính.

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Gọi HS nhắc cách đặt tính.

- HS tự thực hiện vào vở.

- GV nhận xét.

Bài 3: Quả dưa nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm kết quả phép tính ở mỗi quả dưa. So sánh và tìm ra kết quả lớn nhất.

- Gọi nhóm trình bày.

- GV nhận xét.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề toán.

- Hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Để tìm được số cây vải, ta làm phép tính gì?

- Yêu cầu HS điền và thực hiện phép tính.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- HS theo dõi

- HS thực hiện.

- HS nêu.

- Đặt thẳng cột các hàng đơn vị, hàng chục. Thực hiện tính từ phải sang trái.

- HS thực hiện.

- HS theo dõi, sửa sai.

- HS nêu.

- HS thực hiện:

70 – 20 = 50, 54 – 14 = 40,

35 – 10 = 25

- quả dưa ghi phép tính 70 – 20 có kết quả lớn nhất (50)

- HS theo dõi.

- HS đọc: Trong vườn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và cây vải, trong đó có 35 cây nhãn. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây vải?

- HS trả lời:

+ Trong vườn cây ăn quả có tất cả 75 cây nhãn và cây vải, trong đó có 35 cây nhãn.

+ Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây vải?

- HS trả lời: 75 – 35.

- HS thực hiện: 75 – 35 = 40

- HS nêu: 75 – 35 = 40

- HS theo dõi.

     3’

4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- NX chung giờ học

- Dặn dò HS về nhà ôn lại cách trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

- Xem bài giờ sau.

- HS lắng nghe.

     .................................................................................................................................................

Tiết 5,6: Tiếng Việt

                                         Luyện tập tuần 26

 I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

         - Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài: Kiến và chim bồ câu, Câu chuyện của Rễ, Câu hỏi của Sói, Chú bé chăn cừu, Tiếng vọng của núi. Thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; thực hành nói và viết sáng tạo về một nhân vật trong truyện đã học.

         - Bước đầu Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Phương tiện dạy học SGV

 - HS:SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 1.KIÊN VÀ CHIM BÓ CÂU(10-12)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ kiến, nhau, cảm ơn, và, chim bổ câu

 

 

+ kiến, chim bồ câu, và, hay, câu chuyện, là

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.

- GV và HS thống nhất phương án đúng.

 

Bài 2. CÂU CHUYÊN CỦA RỄ (10-12)

 Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu:

+ quý, chúng ta, đức tính, những, cần học.

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2-3) nhóm trình bày kết quả.

 

- GV và HS thống nhất phương án đúng.

 

Bài 3. CÂU HỎI CÙA SÓI (10-12)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cẩu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ vui vẻ, khống, vì, làm, sóc, điều ác

+ vui vẻ, có nhiều, bạn bè, sóc, vì

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

- GV và HS thống nhất phương án đúng.

 

 

 

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.

- Kiến và chim bổ câu cảm ơn nhau

 - Chim bồ câu và kiến cảm ơn nhau.

-  Kiên và chim bồ câu là câu chuyện hay.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

 

 

- HS làm việc nhóm đô

- Chúng ta cần học những đức tính quý.

- Một số (2-3) nhóm trình bày kết quả.

- HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi

- Sóc vui vẻ vì không làm điều ác.

 - Sóc vui vẻ vì có nhiều bạn bè.

- Một số (2-3) nhóm trình bày kết quả.

- HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 4. CHÚ BÉ CHĂN CỪU (15-17)

Viết vào vở lời khuyên của em với chú bé chăn cừu trong câu chuyện Chú bé chăn cừu

- Đây là bài tập viết câu sáng tạo. GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này.

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng.

- GV có thể nêu câu hỏi gợi ý:

+ Chú bé chăn cừu đã làm điều gì sai?

 

+ Nếu chú bé chăn cừu không nói dối thì các bác nông dân có đến giúp chú đuổi bầy sói không?

+ Nếu em là chú bé chăn cừu thì em sẽ làm gì?.

- GV nên đặt lần lượt từng câu hỏi. Sau mỗi câu hỏi cho HS trao đổi, rồi mới chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Từ đó dẫn dắt HS đi đến lời khuyên dành cho chú bé chăn cừu.

- GV và HS thống nhất phương án phù hợp.

 

Bài 5. TIẾNG VỌNG CỦA NÚI (17-18)

 Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ gấu con, hạt dẻ, thích, ân

+ đi chơi, trong, gấu con, núi.

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.

- GV và HS thống nhất phương án đúng.

 

 

 

 

HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng.

 

 

+ Không nên nói dối vì nói dối rất có hại.

 + Không nên nói dối vì nói dối làm người khác không tin mình nữa.

 

+ Không nên nói dối vì nói dối là tính xấu.

- Một số (2 - 3) HS trình bày kết quả.

- HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay gợi ý của GV.

 

 

HS làm việc nhóm đôi

+ Gấu con thích ăn hạt dẻ.

+ Gấu con đi chơi trong núi)

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

................................................................................................................

                            Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt       Loài chim của biển cả

  

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc:  thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết:  thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe:  thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Loài chim của biển cả.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (sả/ cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được những kiến thức thực tế về chim hải âu. Hải âu chủ yếu sống trên mặt biển, bay trên mặt biển và nghỉ ngơi cũng trên mặt biển. Loài chim này có sải cánh dài tới 4 - 4,5 m. Sải cánh dài nhưng nhỏ và hẹp khiến chúng bay rất tài. Hải âu thường bay theo tàu biển để kiếm thức ăn. Guồng quay của con tàu làm bắn cá lên, hải âu kiếm cá ở đó. Những người lái tàu coi hải âu là điềm lành nên cũng thường lấy cá cho hải âu ăn. Do vậy, hải âu được xem là bạn của những người đi biển.

- GV có thể thu thập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long hoặc trên Internet.

3. Phương tiện dạy học

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể SƯU tầm thêm những tranh đẹp về chim hải âu. Chuẩn bị tranh minh hoạ (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ màng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

                                                                   TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (4 - 5)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Loài chim của biển cả. (VD: Nhìn chung, loài cá biết bơi thì không biết bay, còn loài chim biết bay thì không biết bơi. Nhưng có một loài chim rất đặc biệt: vừa biết bay vừa biết bơi. Mà đặc biệt hơn là ở chỗ loài chim này vừa bay giỏi, vừa bơi tài. Đó là chim hải âu.)

2. Đọc (29 – 30’)

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn HS luyện phát ầm một số từ ngữ có vần mới khó: (oai, iên, iêt.....)

 + GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài:

+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.

- Đọc câu:

+ GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp lần 1.

+ GV hướng dẫn HS đọc những cầu dài.:

Hải âu còn bơi rất giỏi/ nhờ chân của chúng có màng, như chân vịt.

+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2

- Đọc đoạn:

+ GV chia VB thành các đoạn

Đoạn 1: từ đầu đến có màng nhưchânvịt,

Đoạn 2: phần còn lại.

- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài:

 sải cánh: độ dài của cánh.

đại dương: biển lớn.

dập dềnh: chuyển động lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước

bão: thời tiết bất thường, có gió mạnh và mưa lớn. Có thể giải thích thêm nghĩa của từ chúng trong văn bản: chúng được dùng để thay cho hải âu. Riêng từ màng (phẩn da nối các ngón chân với nhau), GV nên sử dụng tranh minh hoạ (có thể dùng tranh về chân con vịt) để giải thích.)

+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.

 

- Đọc toàn VB:

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cầu hỏi.

 

- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác (Chủ yếu nhấn vào ý chim biết bay, cá biết bơi).

+ HS theo dõi.

+ HS nhắc lại đồng thanh tên bài.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: loài, biển, thời tiết,......

+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB

                                                                      TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Hải âu có thể bay xa như thế nào?

b. Ngoài bay xa, hải ấu còn có khả năng gì?

c. Vì sao hải âu đượcgọi là loài chim báo bão?

 - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

4.  Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3. (18-20’)

- GV nêu lại câu hỏi: Hải âu có thể bay xa như thế nào? Ngoài bay xa, hải ấu còn có khả năng gì?

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở

+ Trong câu: “Hải âu có thể bay xa như thế nào?  Ngoài bay xa, hải ấu còn có khả năng gì? có chữ nào cần viết hoa ?

 -  GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

+ GV viết mẫu chữ hoa V ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)

 

 

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

a. Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông;

b. Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi;

 

c. Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành đàn tỉm chỗ trú ẩn

- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết câu trả lời vào vở (Hải âu có thể bay vượt cả đại dương mênh mông; Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi).

+ HS nêu: Chữ H và chữ N cần viết hoa.

+ HS theo dõi.

+ HS thực hành viết câu vào vở:

Hải âu có thể bay vượt cả đại dương mênh mông;  Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi 

.................................................................................................................                         Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt

                                       Loài chim của biển cả

                                                                 TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.( 15- 17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.

 

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh( 17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV có thể khai thác thêm ý (dành cho đối tượng HS có khả năng tiếp thu tốt): sức mạnh sáng tạo của con người thật to lớn, nhưng sự kì thú, nhiệm màu của thiên nhiên cũng rất đáng nâng niu, giữ gìn, trân trọng.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh - HS hoạt động theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- GV và HS nhận xét.

- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu.

- Đại diện một số nhóm lên trình bày:

a. ít có loài chim nào có thể bay xa như hải âu;

b. Những con tàu lớn có thể đi qua các đại dương.)

- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.

                                                                      TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết.(14-15’)

- GV đọc to cả đoạn văn:

Hải âu là loài chim của biển cả. Chúng có sải cánh lớn, nên bay rất xa. Chúng còn bơi rất giỏi nhờ chân có màng như chân vịt.

Đoạn văn có mấy câu?

 Chữ đầu câu viết như thế nào?

Cuối câu có dấu gì?

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: loài, lớn.

- GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ :

Hải âu/ là loài chim của biển cả./ Chúng có sải cánh lớn,/ nên bay rất xa./ Chúng còn bơi rất giỏi/ nhờ chấn có màng/ như chấn vịt.

-  Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông (9- 10’)

- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.

9. Trao đổi: cần làm gì để bảo vệ các loài chim?(5-6’)

- Đây là phần luyện nói tự do. GV có thể cho HS làm việc nhóm, sau đó gọi đại diện một vài nhóm trả lời.

- Lưu ý một số chi tiết: Không được bắn chim, bắt chim, phá tổ chim,...

10. Củng cố (3-4’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- HS đọc đoạn viết

- Đoạn văn có 3 câu, chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

 

- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

 

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

................................................................................................................

Tiết 3: Toán   

                       Phép trừ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số có hai chữ số cho số có hai chữ số, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.

- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)

- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồdùngdạy - học:

GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc,… để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk)

HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,…)

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 2

  Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4 phút

 

 

 

 

 

 

2 phút

 

23 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6      phút

1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình

60 – 30 =……              68 – 41 =……

95 – 71 =……              76 – 32 =……

54 – 14 =……              35 – 10 =……

- GVnhận xét.

2.  Hoạt động 2:

- GV giới thiệu bài, ghi đề.

3.  Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập

* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu

- GV đưa bài mẫu: 60 – 20 = ?

H: 60 còn gọi là mấy?

     20 còn gọi là mấy? 

     Vậy nếu ta lấy 6 chục trừ 2 chục còn lại bao nhiêu?

-GV nói: Vậy 60 – 20 = 40.

- GV yêu cầu HS tính nhẩm và điền vào phiếu bài tập.

- GV quan sát lớp và chấm bài một số HS.

- GV sửa bài và nhận xét.

* Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu

- GV hỏi HS cách đặt tính.

-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

 

-GV gọi 4 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.

- GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con.

* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu

a) GV hướng dẫn HS cách làm: thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải (theo chiều mũi tên)

- GV yêu cầu HS hỏi đáp theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày.

- GV sửa bài và nhận xét.

-Thực hiện tương tự với bài robot màu xanh.

b) GV củng cố quy tắc phép trừ đã học đồng thời hướng dẫn HS cách làm.

- GV gọi 5 HS lên bảng làm vào 5 ô trống trên bảng.

- GV sửa bài và nhận xét.

* Bài 4:Gọi HS nêu yêu cầu

 

 

 

GV nói: Trong tranh vẽ cảnh các chú robot đang cầm những viên gạch để xây tường Vậy các em cho cô biết:

H: Đề bài cho biết điều gì?

    Đề bài yêu cầu làm gì?

-GV yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập.

- GV yêu cầu một số HS đọc phép tính.

- GV sửa và nhận xét.

4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

* Trò chơi: Nối kết quả với phép tính đúng.

- GV chia lớp thành 2 đội.Trong khu vườn có rất nhiều loài hoa, mỗi loài hoa có một phép tính. HS suy nghĩ và tìm một chiếc lá có kết quả đúng và dán vào mỗi bông hoa. Đội nào dán đúng số chiếc lá nhiều hơn thì đội đó thắng.

- GV cho HS tham gia trò chơi.

- GV tổng kết trò chơi.

- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS

- Xem bài giờ sau.

 Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .

- HSnhận xét (Đúng hoặc sai).

-HS đọc đề.

Tính nhẩm (theo mẫu)

6      chục

  2 chục

4 chục

-HS lắng nghe

- HS làm vào phiếu bài tập.

- HS lắng nghe và sửa bài.

- Đặt tính rồi tính

- Viết các số thẳng cột với nhau, hàng chục thẳng cột với hàng chuc, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục, viết kết quả thẳng cột với các số ở trên.

- 4 HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con.

- HS lắng nghe và sửa bài.

-Số?

- HS lắng nghe.

HS1: Theo bạn robot màu vàng điền số mấy?

HS2: Theo mình điền số 60.

HS1: Vì sao bạn biết?

HS2: Vì mình lấy 85 – 25 = 60.

HS1: Bạn trả lời đúng rồi.

- Kết quả: 60 – 20 = 40.

- HS biết được 9 – 4 = 5 nên số trong ô ở hàng đơn vị là số 9.

- HS quan sát bạn làm và nhận xét.

- HS lắng nghe.

Một đống gạch có 86 viên. Bạn Robot đã lấy đi 50 viên gạch để xây tường. Hỏi đống gạch đó còn lại bao nhiêu viên?

Một đống gạch có 86 viên, bạn robot đã lấy đi 50 viên gạch để xây tường.

- Hỏi đống gạch đó còn lại bao nhiêu viên gạch?

- HS điền : 86 – 50 = 36

- HS trình bày.

- HS thựchiệntheoyêucầu.

GV nêu các phép tính: 38 – 12=;

39 – 24 = ; 57 – 32 = ; 47 –15 =; 90 – 20 =,....

-HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

 ..............................................................................................................

                      Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt    Bảy sắc cầu vòng

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vẩn; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vẩn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

 2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu quý vẻ đẹp và sự kì thú của thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Bảy sắc cầu vồng-, nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (ẩn hiện, hừng tỉnh, mưa rào) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sông

- Cầu vồng với bảy sắc đã tạo nên một ấn tượng đẹp và đi vào kí ức tuổi thơ của mỗi người với những sắc màu rực rỡ, lung linh.

- Hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, không dễ bắt gặp như mưa, nắng, hay sấm, sét. Cầu vồng xuất hiện khi trời có mưa rào và tạnh một cách bất chợt và sau đó, nắng bừng lên. Cầu vồng có hình vòng cung, gồm 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đây là hiện tượng ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi những giọt nước, tạo nên những sắc màu lung linh, huyền ảo. Cầu vồng xuất hiện và tan đi rất nhanh, do vậy, người ta không có nhiều cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Điều đó cũng tạo nên sức hấp dẫn riêng của hiện tượng thiên nhiên kì thú này.

3. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ về cầu vồng có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Mang thêm một số đổ vật mang màu của 7 sắc cầu vồng (quả cam, quả đu đủ, lá cây,...) (nếu có thể).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

                                                                         TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động (4-5’)

- Ôn: Bài cũ: Loài chim của biển cả

+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:

a. Hải âu có thể bay xa như thế nào?

 

b. Ngoài bay xa, hải ấu còn có khả năng gì?

- GV cùng cả lớp nhận xét.

- Khởi động:

+ Phần này có thể lựa chọn 2 phương án :

Phương án 1: GV chiếu câu đố lên màn hình (chưa cho HS mở SHS), gọi HS đọc nối tiếp, sau đó yêu cầu HS giải đố. (Cách làm này sẽ giữ “bí mật” được đáp án vì trong SHS đã có sẵn hình cầu vồng).

Phương án 2: HS mở SHS, đọc thầm câu đố, quan sát tranh.

- GV gọi một vài HS đọc nối tiếp, cả lớp giải đố.

+ GV có thể đưa thêm các câu hỏi phụ

- Em đã từng thấy cầu vông chưa?

- Cầu vông xuất hiện ở đấu?

 - Em có cảm nghĩ gì khi thấy cẩu vồng?

- Lưu ý: không hỏi quá sâu vì nó có thể trùng với nội dung bài học).

- Giới thiệu bài thơ. Lưu ý sự đặc biệt của cầu vồng (không bắc qua sông mà bắc trên bầu trời, có màu sắc rất rực rỡ, kì ảo).

2. Đọc (24-25’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- GV hướng dẫn HS luyện phát ầm một số từ ngữ có vần mới khó

-  GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: ươi, ăm, au, am, ưng, inh.....

+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.

- Đọc câu:

+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1

+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

+ GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

- Đọc từng khổ thơ :

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ:

ẩn hiện: lúc xuất hiện, lúc biến mất.

bừng tỉnh: đột ngột thức dậy.

 mưa rào: mưa mùa hè, mưa to, mau tạnh.

+ GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

 

 

 

- Đọc cả bài thơ :

3. Tìm trong bài thơ những tiếng có vần ông, ơi, ưa  (4-5)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong bài thơ những tiếng có vần ông, ơi, ưa.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- 1 HS đọc lại đoạn 1 văn bản bài Loài chim của biển cả. Sau đó trả lời câu hỏi 1.

- 1 HS đọc lại đoạn 1 văn bản bài Loài chim của biển cả. Sau đó trả lời câu hỏi 2.

 

 

 

 

- HS quan sát các tranh theo nhóm cặp đôi và hỏi nhau theo câu hỏi GV gợi ý

 

 

 

-  2 - 3 HS trả lời cho mỗi câu hỏi, các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đẩy đủ.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: tươi thắm, màu chàm, hừng tỉnh......

+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

+ Một số  HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.  

 

 

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt.

 

 

 

 

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đổng thanh cả bài thơ.

+ HS trả lời:

                                                                       TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4. Trả lời câu hỏi.(9-10)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

a. Cầu vồng thường xuất hiện khi nào?

b. Cầu vồng có mấy màu? Đó là những màu nào?

c. Câu thơ nào cho thấy cầu vồng thường xuất hiện và tan đi rất nhanh?

 

 

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

5. Học thuộc lòng (9- 10)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng khổ thơ đó.

6. Viết vào vở tên từng màu trong bảy màu của câu vồng (9-10)

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên của bảy màu cầu vồng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).

- GV cho HS đổi sản phẩm để xem và nhận xét, góp ý cho nhau.

7. Củng cố (4 – 5)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

a. Cầu vồng thường xuất hiện khi trời “vừa mưa lại nắng” (trời vừa mưa xong lại nắng lên ngay).

 b. Cầu vồng có bảy màu, là các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

c. Cấu thơ cho thấy cầu vông xuất hiện và tan đi rất nhanh là “Cẩu vồng ẩn hiện/ Rồi lại tan mau.”

- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- Một HS đọc thành tiếng toàn bộ bài thơ.

 

- HS viết tên của từng màu ở vở.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

...............................................................................................................

Tiết 3: Đạo đức

Bài 25: Phòng tránh đuối nước

I. MỤCTIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

-   Nêu được các tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới đuối nước.

-   Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của đuối nước.

-   Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh đuối nước.

II. CHUẨN BỊ

-   SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-   Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Bé yêu biển lắm” - sáng tác: Vũ Hoàng), trò chơi “Cá sấu lên bờ”,... gắn với bài học “Phòng, tránh đuối nước”;

-   Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điểu kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé yêu biển lắm"

-   GV mở bài hát “Bé yêu biển lắm” hoặc bắt nhịp để HS cùng hát.

-   GV nêu yêu cầu:

+ Mùa hè các em có thích đi tắm biển không?

+ Làm thế nào để chúng ta đi tắm biển thật vui và an toàn?

-   HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Học bơi là một cách bảo vệ bản thân giúp em phòng, tránh đuối nước.

2.   Khám phá

Hoạt động 1 Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến đuối nước

-   GV chiếu/treo cụm tranh đầu của mục Khám phá, HS quan sát tranh trên bảng hoặc trong SGK và thực hiện theo yêu cầu:

+ Kể những tình huống có thể dẫn đến đuối nước.

+ Vì sao những tình huống trên có thể dẫn đến đuối nước?

-           GV gợi ý để HS giải thích được vì sao những tình huống trong tranh có thể dẫn đến đuối nước và đặt câu hỏi: “Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dẫn tới đuối nước?”

Kết luận: Luôn cần thận ở những nơi có nước như: ao, hồ, sông, suối, cống nước, bể nước,... vì có thể dẫn tới đuối nước.

Hoạt động 2 Em hành động để phòng, tránh đuối nước

-   GV yêu cầu HS quan sát cụm tranh (cuối mục Khám phá) trong SGK.

-   GV đặt câu hỏi cho tình huống và mời HS lên đóng vai, giải quyết tình huống đó.

+ Tình huống 1 (tranh 1): Trong lớp học bơi, nếu thầy giáo dạy bơi chưa đến. GV hỏi HS nên làm gì? (Không được tự động xuống nước khi không có người giám sát).

+ Tình huống 2 (tranh 2): Em sẽ làm gì để an toàn khi đi trên thuyền? (Mặc áo phao, ngồi ngay ngắn, không chạy nhảy, đùa nghịch hay cho tay; chân xuống nghịch nước,...)

+ Tình huống 3 (tranh 3): Khi nhìn thấy biển báo “Cảnh báo nước sâu, nguy hiểm đề phòng đuối nước”, em sẽ làm gì? (Không chơi gần, không tắm ở đó,...)

Kết luận: Học bơi, mặc áo phao khi xuống nước hoặc đi thuyền, tránh xa hố nước sâu là những việc cần làm để phòng, tránh đuối nước.

3.       Luyện tập

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

-   GV chiếu hoặc treo tranh mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.

-   HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi nên làm sticker mặt mếu vào hành vi không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình

-   GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.

Kết luận:

-   Hành vi nên làm: Tập bơi có áo phao bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn
(tranh 1); Báo cho người lớn biết khi thấy người khác bị đuối nước (tranh 2);
Ném phao xuống nước để cứu người đang bị đuối nước (tranh 4).

-   Hành vi không nên làm: Lội xuống suối bắt cá (tranh 3); Chơi đùa sát bờ ao
(tranh 5).

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

-   GV nêu yêu cầu: Em đã thực hiện phòng, tránh đuối nước như thế nào? Hãy chia sẻ với các bạn nhé!

-   GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-   HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-   GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh đuối nước.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

-   GV giới thiệu tình huống: Lần đầu tiên được đi thuyền, Hà vui sướng nên cúi đầu xuống nghịch nước.

-   GV hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Hà.

-   GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau:

1/ Hà ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy!

2/ Hà ơi, bạn cần mặc áo phao và ngồi ngay ngắn.

3/ Hà ơi, bạn cần chú ý an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông đường thuỷ.

-   GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên
hay nhất.

Kêt luận: Chúng ta cần chú ý mặc áo phao, ngồi ngay ngắn khi đi thuyền, không cúi đầu, thò tay nghịch nước.

Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh đuối nước

-   HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh đuối nước. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh đuối nước (học bơi, sử dụng áo phao, chỉ xuống nước khi có sự giám sát của người lớn,...) trong các tình huống khác nhau.

-   Ngoài ra, GV có thể yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK, thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ nêu một khẩu hiệu tuyên truyền về phòng, tránh đuối nước.

-   GV yêu cầu lớp lắng nghe và bình chọn những khẩu hiệu hay và ý nghĩa.

Kết luận: Mặc áo phao, học bơi, luôn có sự giám sát của người lớn và cần thận tránh xa ao, hồ, sông, suối để bảo vệ bản thân khỏi tai nạn đuối nước.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

 

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-        HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

-        HS nêu

………………………………………………………………………….

Tiết 4: TN&XH:        Bài 24: Tự bảo vệ mình

I.               MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

-        Xác định được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ; phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn.

-        Nhận biết được những tình huống không an toàn và biết cách xử lí một cách phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân. Biết nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến sự an toàn của bản thân và biết nói với người lớn tin cậy khi gặp tình huống không an toàn để được giúp đỡ.

-        Có ý thức tự giác bảo vệ thân thể, tránh bị xâm hại.

II.            CHUẨN BỊ

-        GV:

+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình khác về các tình huống an toàn, không an toàn cho bản thân.

+ Thẻ tính điểm để chơi trò chơi.

III. Các hoạt động dạy- học

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1. Mở đầu: Khởi động

- GV cũng  cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc theo clip bài hát Năm ngón tay và dẫn dắt vào bài học.

- GV giới thiệu bài mới

2.    Hoạt động khám phá

-GV cho HS quan sát hình trong SGK hỏi:

+ Có chuyện gì xảy ra với Hoa?

- GV nhận xét

- GV sử dụng hình vẽ cơ thể người với các vùng riêng tư trong SGK hoặc  sử dụng các đoạn phim về giáo dục phòng chống xâm hại cho HS xem thêm để hiểu rõ về các vùng riêng tư cần được bảo vệ, tránh không được để cho người khác chạm vào (miệng, ngực, mông và giữa hai đùi).

- GV chốt ý, kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS biết được vị trí của một số vùng riêng tư trên cơ thể không được cho người khác chạm vào là miệng, ngực, mông và giữa hai đùi.

3.    Hoạt động thực hành

-GV cho HS biết, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh và đối tượng mà sự động chạm thân thể là an toàn, không an toàn: chẳng hạn bác sĩ  chạm vào những vùng riêng tư trên cơ thể chúng ta khi khám bệnh nhưng lúc đó phải có mặt bố mẹ hoặc người thân của chúng ta ở cạnh và được sự cho phép của bố mẹ cũng như chính chúng ta (đây là đụng chạm an toàn); khi còn nhỏ chưa tự tắm rửa được, mẹ phải tắm rửa cho chúng ta, bố mẹ  ôm hôn chúng ta (đụng chạm an toàn).

-GV  sử dụng thêm các hình với các tình huống an toàn và không an toàn để tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết các tình huống này.

+ Chia lớp thành các đội và tính điểm nhận biết các tình huống (không chỉ có các tình huống bắt nạt, đe dọa mà còn có những tình huống bạo hành về tinh thần như trêu chọ, bêu rếu hoặc cưỡng ép các em bé lao động cũng là những tình huống không an toàn cần nhận biết)/

-        GV nhận xét cách xử lý

-        GV chốt, chuyển ý

Yêu cầu cần đạt: HS phân biệt được những tình huống an toàn, không an toàn đối với bản thân.

4.    Hoạt động vận dụng

-GV cho HS lựa chọn đóng vai xử lí một số tình huống không an toàn.

- GV cho HS nhận xét cách xử lý

- GV nhận xét, chốt

Yêu cầu cần đạt: HS đưa ra được những cách xử lí phù hợp khi gặp tình huống không an toàn.

5.    Đánh giá

-Xác định được các vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ, phân biệt được những hành động chạm an toàn, không an toàn; có ý thức tự bảo vệ bản thân để không bị xâm hại.

6.    Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS chuẩn bị cách ứng xử khi gặp các tình huống không an toàn với mình và bạn cùng lớp.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-        HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc

- HS lắng nghe

- HS quan sát hình trong SGK

- HS trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

- HS quan sát, theo dõi

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

-        HS tham gia trò chơii

-        HS nêu cách xử lý tình huống

-        HS nhận xét

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

-        HS nhắc lại

-        HS lắng nghe

     

..................................................................................................................                          Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2022

Tiết 1,2:Tiếng Việt

                                      Chúa tể rừng xanh

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn văn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Chúa tể rừng xanh.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (chúa tể, vuốt) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được những kiến thức thực tế vê loài hổ. Hổ là loài thú lớn thuộc họ mèo, thường sống ở rừng sâu, bụi rậm, rừng thưa xen lẫn với đồi cỏ tranh. Ban ngày ngủ trong hang đá hay bụi rậm, ban đêm đi săn mồi. Thức ăn là các loài muông thú, trừ voi và trâu rừng. Hổ là loài thú quý hiếm cẩn bảo vệ (theo Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long).

- GV cũng suy nghĩ thêm về vấn đề: Vì sao hổ rất hung dữ nhưng vẫn cần được bảo vệ?

3. Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể sưu tẩm thêm những tranh hay clip vềloài hổ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động (4-5’)

- Ôn: Bài cũ: Bẩy sắc cầu vồng

+ GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: . Cầu vồng thường xuất hiện khi nào?

- GV cùng cả lớp nhận xét.

- Khởi động:

+ Có thể lựa chọn một trong 2 phương án.

Phương án 1: GV chiếu câu đố lên màn hình (chưa cho HS mở SHS), gọi HS đọc nối tiếp, sau đó yêu cầu HS giải đố. (Cách làm này sẽ giữ “bí mật” được đáp án vì trong SHS đã có sẵn tranh con hổ.)

Phương án 2: HS mở SHS, đọc thẩm câu đố, GV gọi một vài HS đọc nối tiếp, cả lớp giải đố.

 

 

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Chúa tể

rừng xanh.

+ Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ để suy đoán một phẩn nội dung của văn bản. Chú ý khai thác nghĩa của nhan đê Chúa tể rừng xanh.

2. Đọc (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn VB.

- Lưu ý nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sức mạnh của hổ. Âm hưởng chung của toàn bài là mạnh mẽ, thể hiện được uy lực của loài chúa sơn lâm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát ầm một số từ ngữ có vần mới khó :

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài: uôt, uôi, uyên, ương.......

+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.

- Đọc câu:

+ GV yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp lần 1.

+ GV hướng dẫn HS đọc những cầu dài.: Hổ là loài thú dữ ăn thịt,/ sống trong rừng./ Lông hổ thường có màu vàng,/pha những vằn đen.

+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Đọc đoạn:

+ GV chia VB thành các đoạn :

đoạn 1: từ đầu đến khoẻ và hung dữ, đoạn 2: phần còn lại.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài :

chúa tể: vua, người cai quản một vương quốc.

vuốt: móng nhọn, sắc và cong.

+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.

- Đọc toàn VB:

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cấu hỏi.

- 1 HS đọc lại khổ thơ 1 bài  thơ Bẩy sắc cầu vồng. Sau đó trả lời câu hỏi 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu đố. Các HS khác có thể bổ sung nếu có câu trả lời khác.

- HS lắng nghe.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: vuốt, đuôi, di chuyển, thường

+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

+ 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

                                                                       TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi .

 

 

a. Hổ ăn gì và sống ở đâu?

b. Đuôi hổ như thế nào?

 

c. Hổ có những khả năng gì đặc biệt?)

 

 

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời

- Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3 (18-20’)

- GV nêu lại câu hỏi: Hổ ăn gì và sống ở đâu? Đuôi hổ như thế nào?

 

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn  HS viết câu trả lời vào vở

+ Trong câu: "Hổ ăn thịt và sống trong rừng; Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt."

có chữ nào cần viết hoa ?

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đẩu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

+ GV viết mẫu chữ hoa V ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

a. Hổ ăn thịt và sống trong rừng.

b. Hổ có thể nhảy rất xa, di chuyển nhanh và săn môi rất giỏi.

c. Hổ được xem là chúa tể rừng xanh vì các loài vật trong rừng đều sợ hổ

- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- HS nhắc lại câu trả lời ở câu hỏi a và b: Hổ ăn thịt và sống trong rừng; Đuôi hổ dài và cứng như roi sắt.

+ HS nêu: Chữ H và Đ cần viết hoa.

+ HS theo dõi.

+ HS thực hành viết câu vào vở:

Voi con huơ vòi để cảm ơn các bạn

............................................................................................................

Tiết 3: Toán       

                   Phép trừ số có 2 chữ số với số có 2 chữ số

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố quy tắc tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Thực hiện được phép trừ và phép cộng số có hai chữ số cho số có hai chữ số.

2. Phát triển năng lực:

- Thông qua việc giải quyết tình huống ở hoạt động 3, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về trừ các số có hai chữ số cho số có hai chữ số, học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.

- Làm được các bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (giải quyết tình huống)

- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dung dạy - học:

GV: Những tư liệu, vật liệu (bằng bìa), xúc xắc,… để tổ chức trò chơi trong bài học (sgk)

HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 (các mô hình, que tính,…)

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 3

  Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4 phút

 

 

 

 

 

 

2 phút

 

23 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7      phút

1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Nhanh như chớp nhí- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình

90 – 30 =……              68 – 48 =……

55 – 21 =……              72 – 32 =……

64 – 13 =……              30 – 10 =……

- GVnhận xét.

2.  Hoạt động 2:

- GV giới thiệu bài, ghi đề.

3.  Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập

* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu

- GV hỏi HS cách đặt tính.

-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

 

-GV gọi 6 HS lên bảng làm và yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.

- GV sửa bài trên bảng và nhận xét bài ở bảng con.

* Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu

 

H: Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?

GV gợi ý: Mỗi bạn nhỏ cầm một phép tính. Để biết được bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất chúng ta cần làm gì?

- GV yêu cầu HS nhẩm và đọc lần lượt các kết quả của các phép tính.

- H: Số nào lớn nhất?

       Đó là kết quả của phép tính nào?

- GV sửa bài và nhận xét.

- GV chốt: Muốn biết phép tính nào có kết quả lớn nhất (bé nhất) chúng ta cần nhẩm xem kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả đó để tìm ra số lớn nhất (bé nhất).

* Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu

 

 

- GV nói: Hãy tưởng tượng em là bác sĩ đang đo chiều cao cho các bạn robot. Vậy theo bác sĩ, bạn robot nào cao nhất, bạn robot nào thấp nhất?

-GV yêu cầu 3 HS đọc chiều cao của 3 bạn robot.

 

 

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hỏi đáp.

- GV yêu cầu HS trình bày.

-Tương tự như vậy với bạn robot thấp nhất.

- GV có thể liên hệ: Muốn có chiều cao tốt, các em có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt.

4. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn

* Trò chơi: Hái nấm

- GV dán sẵn các số 6, 12, 34, 35, 50, 67 vào sáu mặt của con xúc xắc. GV chia lớp thành các nhóm. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc để nhận được một số mặt trên xúc xắc. Hái cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng số nhận được. Trò chơi sẽ kết thúc khi hái được 4 cây nấm

- GV cho HS tham gia trò chơi.

- GV tổng kết trò chơi.

- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS

- Xem bài giờ sau.

 Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .

- HS nhận xét (Đúnghoặcsai).

-HS đọc đề.

- Đặt tính rồi tính

- Viết các số thẳng cột với nhau, hàng chục thẳng cột với hàng chuc, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị.

- Thực hiện phép tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục, viết kết quả thẳng cột với các số ở trên.

- 6 HS lên bảng làm và lớp thực hiện bài tập vào bảng con.

- HS lắng nghe và sửa bài.

-Bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất?

- 4 bạn: Nam, Việt, Mai, Robot.

- HS trả lời: Tính kết quả của mỗi phép tính và so sánh xem số nào lớn nhất.

65 – 41 = 24

89 – 60 = 29

58 – 30 = 28

67 – 36 = 31

31

67 – 36

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

Đo chiều cao của ba bạn robot được kết quả như hình vẽ. Hỏi bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

- HS lắng nghe và quan sát.

-Bạn robot A cao 87cm

-Bạn robot B cao 97cm

- Bạn robot C cao 91cm

- HS thảo luận.

Bác sĩ: Theo cháu, bạn robot nào cao nhất nào?

HS: Theo cháu bạn robot B cao nhất ạ.

Bác sĩ: Sao cháu biết?

HS: Vì cháu thấy số 97 lớn nhất ạ.

- Bạn robot A thấp nhất (87cm)

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

-HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

..............................................................................................................

Tiết 4: TN&XH

                                      Bài 24: Tự bảo vệ mình

Tiết 2

1.Mở đầu: Khởi động:

-GV  cho HS xem clip hay đoạn thông tin nói về tình trạng trẻ em bị xâm hại hoặc bị bắt cóc.

-GV giới thiệu bài

Hoạt động khám phá

-GV cho HS quan sát hình trong SGK cho biết:

 +Các bạn HS trong hình đã làm gì để phòng tránh và giữ an toàn cho bản thân khi gặp tình huống không an toàn?

-GV chốt ý đúng: luôn đi cùng bạn bè/bố mẹ/người thân; không nhận quà từ người lạ; bỏ chạy và kêu cứu khi gặp tình huống mất an toàn; gọi người lớn (bố mẹ, thầy cô, công an, bảo vệ) khi cần giúp đỡ; kể lại ngay với bố mẹ, người thân (tin cậy) về những tình huống mất an toàn mà bản thân gặp phải để được giúp đỡ.

- GV  sử dụng thêm hình hoặc các đoạn phim về cách ứng xử với các tình huống không an toàn cho HS:

+ Ở các vùng biên giới, hiện tượng bắt cóc trẻ em rất hay xảy ra.

-GV sử dụng các câu chuyện (như câu chuyện Chú vịt xám) hay bài hát (như bài Đàn vịt con) hoặc giả lập những tình huống (ví dụ: Khi bị lạc trong siêu thị thì con sẽ làm gì) cho HS suy nghĩ và tự đưa ra hướng xử lí.

- GV nhận xét cách xử lý

- GV kết luận và khắc sâu lại những kĩ năng biện pháp để HS ghi nhớ và biết cách vận dụng bảo vệ mình và bạn bè khi gặp phải những tình huống tương tự trong thực tế.

- GV nhấn mạnh cho HS: các tình huống đó  xảy ra mọi lúc, moin nơi, vì vậy, bên cạnh ciệc học hỏi các kiến thức, kĩ năng cần thiết để ứng xử với các tình huống mất an toàn, các em cũng phải rèn thói quen để ý, quan sát nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân để  phòng tránh trước là tốt nhất.

Yêu cầu cần đạt: HS biết được những cách xử lí/ kĩ năng cơ bản để tự bảo vệ mình và bạn bè.

3.   Hoạt động thực hành

-GV  cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nhận biết các nguy cơ, đưa ra cho những việc cần làm, cách xử lí phù hợp cho từng tình huống nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.

- GV nhận xét

- GV cho các nhóm HS diễn kịch, thể hiện các tình huống không an toàn như trong SGK hoặc các tình huống không an toàn điển hình thường gặp đối với HS ở địa phương và để các em tự đưa ra hướng xử lí của mình.

- GV nhận xét, chốt ý

Yêu cầu cần đạt: HS suy nghĩ và đưa ra được cách ứng xử của bản thân với một số tình huống không an toàn.

4.   Đánh giá

-HS nhận biết được và biết cách xử lí những tình huống không an toàn, có ý thức cảnh giác với những tình huống có nguy cơ gây mất an toàn. Mạnh mẽ, tích cực và linh hoạt trong cách xử lí để tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè và người thân.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để trả lời các câu hỏi: Minh và Hoa đang đứng ở đâu? Làm gì? (ngoài cổng trường, sau giờ học, chờ bố mẹ đến đón). Hoa đã nói gì với Minh? Tại sao?

- Sau đó cho HS đóng vai.

- GV  cho HS xem thêm các hình ảnh khác hoặc xem phim liên quan đến việc phòng chống những tình huống không an toàn xảy ra để gợi mở cho nội dung bài tiếp theo, đồng thời giáo dục cho HS ý thức tự giác trong việc tự bảo vệ bản thân và nhắc nhở các em thực hiện đúng yêu cầu/dặn dò của bố mẹ, người thân/ thầy cô để tránh xảy ra những tình huống không an toàn cho bản thân.

- GV kết luận

5.   Hướng dẫn bài tập về nhà

Yêu cầu HS ôn tập lại các bài trong chủ đề.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-        HS theo dõi

-        HS lắng nghe

-        HS quan sát hình trong SGK

- HS trả lời

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS theo dõi GV giới thiệu

-        HS lắng nghe và đưa ra hướng xử lí

-        HS nhận xét cách xử lý của bạn

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

-        HS quan sát hình trong SGK

-        HS thảo luận nhóm

-        HS nêu

-        HS lắng nghe

-        HS diễn kịch, thể hiện các tình huống

-        HS nhận xét

-        HS lắng nghe

-        HS lắng nghe

HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài

-        HS trả lời câu hỏi

-        HS đóng vai

- HS theo dõi

- Nhận xét, bổ sung