''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 19:40 24/02/2014  

Tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện chương trình hành động của Ngành

BÁO CÁO Tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện chương trình hành động của Ngành. Căn cứ công văn số 160/ SGD ĐT-VP ngày 07 tháng 02 năm 2014 về việc tổ chức đánh giá 2 năm thực hiện Chương trình hành động của ngành; Nhằm đánh giá kết quả và hạn chế sau 2 năm thực hiện Chương trình hành động của ngành theo nội dung công văn số 1919/CTr-SGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2011; Thực hiện hướng dẫn số 02/HD-PGD&ĐT ngày 8 tháng 2 năm 2014 về việc tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình hành động của Ngành.

PHÒNG GD- ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN MIẾN

 
   

 


Số: 02 /BC-THCSLVM

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

                   Phong Thu, ngày 20  tháng 2 năm 2014

 

 

 

BÁO CÁO

Tổ chức Hội nghị sơ kết 02  năm thực hiện chương trình hành động của Ngành.

 

 

Căn cứ  công văn số 160/ SGD ĐT-VP ngày 07 tháng 02 năm 2014 về việc tổ chức đánh giá 2 năm thực hiện Chương trình hành động của ngành; Nhằm đánh giá kết quả và hạn chế sau 2 năm thực hiện Chương trình hành động của ngành theo nội dung công văn số 1919/CTr-SGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2011;

Thực hiện hướng dẫn số 02/HD-PGD&ĐT  ngày 8 tháng 2 năm 2014 về việc tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình hành động của Ngành

I. Đánh giá những thành tựu, chuyển biến rõ nét nhất trong 2 năm qua

           1. Những kết quả đạt được:

-   Công tác duy trì số lượng luôn được đảm bảo, cụ thể

* Năm học 2012-2013

      Công tác tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%( 45 em)

             Đầu năm : 228 học sinh.  Cuối năm : 221 học sinh/ 10 lớp. Giảm 7 em (Trong đó chuyển trường 01 hs, bỏ học 06 hs)

            * Năm học 2012-2013

      Công tác tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%( 46 em)

            Đầu năm: 190 học sinh. Cuối năm : 186 học sinh/ 9 lớp.  Giảm: 04 em. (Lý do: Chuyển học nghề))

          - Hiệu quả giáo dục cả về số lượng và chất lượng được duy trì và nâng cao. Tỉ lệ học sinh giỏi ngày càng nhiều, giảm dần tỷ lệ học sinh bỏ học, cụ thể

            *Chất lượng học lực toàn trường năm học 2011-2012

+ Giỏi 15 em đạt 6,8%

+ Khá 76 em đạt 34,4%,

+ Trung bình 116 em đạt 52,5%,

           + Yếu 14 em chiếm 6,3%.

            *Chất lượng học lực toàn trường năm học 2012-2013:

+ Giỏi 25 em đạt 13.44% (( Tăng 6,6 % so với năm học trước)

+ Khá 66 em đạt 35,48 %(Tăng 1 % so với năm học trước)

+ Trung bình 92 em đạt 49,46%( Giảm 3.1% so cùng kỳ năm trước)

+ Yếu 03 em chiếm 1.6%.( Giảm 4.7 % so với năm học trước)

+ Kém 0.

     - Đội ngũ giáo viên được biên chế đầy đủ, có trình độ chuyên môn cao.

 Số lượng CB - GV - NV hiện có:

TS: 27 CB-GV-NV. Trong đó BGH : 02; TPT: 01; GV: 18; NV: 06.

Trình độ : ĐH:13; CĐ: 10; TC: 03; Sơ cấp: 01(Bảo vệ)

          - Cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể quan tâm sâu sát đến sự nghiệp giáo dục; các Ban đại diện CMHS các lớp và trường hoạt động có hiệu quả.

          - Công tác quản lí chỉ đạo của ban giám hiệu ngày càng được đổi mới theo hướng kế hoạch hóa, và tin học hóa.

          2. Những khó khăn và tồn tại:

            - Hệ thống phòng chức năng của trường còn thiếu nhiều.

            - Chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi rất tốt nhưng chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, tỷ lệ học sinh yếu còn nhiều; do các em chưa ham học, thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, còn đua đòi và thực dụng trong lối sống.

            - Chất lượng đầu vào chưa đúng thực chất, môi trường giáo dục còn diễn tiến phức tạp như các trò chơi trực tuyến, an toàn giao thông, bạo lực học đường đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và giáo dục học sinh.

 

            II. Kết quả thực hiện 13 tiêu chí chủ yếu trong Chương trình hành động của Ngành GD & ĐT Tỉnh và các chỉ tiêu của Phòng GD&ĐT

                      1. Mục tiêu:

          Phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập; đặc biệt tập trung đổi mới công tác quản lí, xem đây là khâu trọng tâm, đột phá để phát triển; gắn đổi mới quản lí giáo dục với đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trách nhiệm đội ngũ; đẩy mạnh đầu tư phát triển các điều kiện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí, tăng cường công tác xã hội hóa; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tỉ lệ học sinh khá giỏi.

          2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu:

            2.1. Số lượng : Huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường.

            2.2 . Công tác phổ cập GD THCS  đạt từ 90% trở lên.

            Cụ thể: Kết quả Phổ cập THCS năm 2012 đạt 94%; năm 2013 đạt 95,3%.

            2.3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đều đạt 100%.

            2.4. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Chưa đạt.

            2.5.  Tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày: Phụ thuộc vào CSVC( Phòng học, ....)

           2.6. Về xây dựng đội ngũ:

          - 100 CBGV đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn.

          - Có 100% Giáo viên và hiệu trưởng đạt chuẩn nghề nghiệp trong đó có 90% đạt mức khá trở lên.

          2.7. Về giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin:

          - Thực hiện chương trình dạy học ngoại ngữ đại trà và chưa dạy học ngoại tăng cường.

          - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và trong quản lí nhà trường.

          2.8. Công tác kiểm định chất lượng:

          - Nhà trường đã có kế hoạch tự kiểm tra tại đơn vị về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

          2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra:

          Thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành về công tác thanh, kiểm tra nội bộ; tăng cường công tác dự giờ thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kì đối với giáo viên và học sinh.

            Cụ thể trong 2 năm học qua, nhà trường đã thanh tra toàn diện 12 giáo viên, 100% giáo viên được dự giờ đột xuất, kiểm tra hồ sơ giáo án 100% giáo viên đứng lớp.

          2.10. Trong năm 2013 đang đề nghị công nhận trường đạt chuẩn “Trường học thân thiện”.

          2.11. Sử dụng có hiệu quả cổng thông tin điện tử của ngành, website của phòng giáo dục và đào tạo Phong Điền.

          III. Kết quả thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động của Ngành GD & ĐT Tỉnh và các chỉ tiêu của Phòng GD&ĐT

  1. 1.      Đổi mới công tác quản lí giáo dục:

Nhà trường tổ chức rà soát phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học mới; tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm.

Nhà trường lập kế hoạch thực hiện phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học, tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức ở các lớp học dưới cho các học sinh yếu trong đầu năm học; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và để có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số.

             Giải pháp:

          - Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, với phòng giáo dục và đào tạo huyện để đảm bảo CSVC phục vụ cho công tác dạy và học.

          - Đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có đủ các cấp độ (giai đoạn, năm, tháng, tuần, ngày) cho đơn vị và cá nhân.Quản lí tốt kế hoạch của CBGV, NV trong nhà trường và công khai cho mọi người biết.

          - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí thông qua việc ứng dụng website của trường, của ngành. Ứng dụng tốt phần mềm quản lí điểm, thường xuyên cập nhật điểm, thời khóa biểu, kế hoạch công tác lên website của trường.

          - Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động giáo dục đặc biệt là thanh kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. Tăng cường công tác dự giờ thường xuyên.

  1. 2.      Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà; đảm bảo sự đồng đều giữa các môn học:

Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

                Giải pháp:

          - Gắn trách nhiệm giảng dạy, giáo dục của giáo viên với kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thông qua việc phân công giáo viên đảm trách một lớp từ đầu cấp đến cuối cấp. Trước mắt, đối với một số giáo viên có thể phân công giảng dạy theo khối lớp 6 đến 9. Thực hiện nghiêm túc việc giao va nhận lớp đối với những giáo viên không theo lớp.

          - Xây dựng ngân hàng đề thi và gửi cho Phòng giáo dục- đào tạo Phòng Điền..

          - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lượng hóa, cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh giá giờ dạy, đánh giá giáo viên, tổ chuyên môn; tích cực hình thành “Văn hóa dự giờ” trong nhà trường để dự giờ nhiều hơn, học hỏi, giúp đỡ nhau nhiều hơn về đổi mới phương pháp dạy học.

          - Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng giáo viên và tổ chuyên môn theo hướng phấn đấu tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu.

          - Tổ chức tốt việc dạy học phân hóa, cá thể hóa để đảm bảo sự phù hợp với năng lực nhận thức của các nhóm đối tượng học sinh.

          - Triển khai tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo.

          3. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng  trường chuẩn quốc gia:

          Giải pháp:

          - Tham mưu với các cấp lãnh đạo để có đầy đủ phòng học, phòng chức năng; đảm bảo công tác dạy và học.

          - Có kế hoạch từng bước để xây dựng trường đạt chuẩn.

            4. Phát triển giáo dục mầm non, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhất để giáo dục mầm non vượt qua những khó khăn có đủ điềm kiện cơ bản để phát triển

          5. Nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục:

          - Tích cực thực hiện việc tự học, tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về nâng cao năng lực công tác.

- Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu trưởng, giáo viên theo chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Triển khai mạnh mẽ các cuộc vận động lớn của Đảng, nhà nước kết hợp với một số hoạt động, phương pháp hỗ trợ khác như phân công trách nhiệm cụ thể, giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và công tác kiểm tra đôn đốc, công tác động viên, khen thưởng để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ.

6. Tiếp tục tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và công nghệ thông tin theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục:

Giải pháp:

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

- Tham mưu với phòng GD&ĐT xin kinh phí xây dựng giai đoạn 2 các phòng học; nâng cấp sân bãi, xây thêm 3 phía tường rào, xây mới hệ thống phòng chức năng; đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại.

7. Tăng cường thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng văn hóa nhà trường và nếp sống văn minh đô thị cho học sinh:

Giải pháp:

- Tiếp tục triển khai sâu rộng 05 nội dung về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường xem đây là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng và đưa vào kế hoạch chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện.

- Tiêu chí hóa các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường và hướng dẫn cụ thể để các thành viên trong nhà trường thực hiện.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lí tưởng; giáo dục các quy tắt ứng xử, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông, văn hóa nơi công cộng, kĩ năng sống trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, tập huấn hình thành hành vi, thói quen; phối hợp giữa nhà trường và gia đình và đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội TNTP Hồ Chí Minh với cơ quan công an và các cơ quan khác để giám sát, thúc đẩy đảm bảo tốt mục tiêu xây dựng nếp sống văn minh cho tất cả học sinh.

- Cùng với việc trang bị tri thức, phát triển tư duy hình thành cho học sinh các giá trị sống tốt đẹp “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “ Lá lành đùm lá rách”, sáng tạo đổi mới, trung thực, sống có ước mơ hoài bảo, sống có lợi ích cho bản thân và quan tâm đến lợi ích cộng đồng xã hội, học sinh có niềm tin và sự tự hào về thành quả truyền thống tốt đẹp của trường mình.

- Phát triển văn hóa nhà trường thông qua xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, cảnh quan môi trường anh, sach, đẹp, an toàn, mối quan hệ thân thiện, tin tưởng, tôn trọng, giúp đỡ, chia sẽ lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên; kết hợp đẩy mạnh tổ chức các diễn đàn đối thoại giữa hiệu trưởng và học sinh.

8. Thực hiện chương trình Tiếng Anh 10 năm theo quy định của Ngành:

- Nâng cao chất lượng giáo viên dạy tiếng Anh trong nhà trường. Cử GV đi học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.

- Phát động phong trào học ngoại ngữ trong toàn trường.

- Từng bước đầu tư đồng bộ hóa thiết bị dạy học ngoại ngữ.

- Tăng cường công tác kiểm tra dạy ngoại ngữ trong nhà trường.

9. Tăng cường xây dựng nề nếp, kỉ cương trong dạy học và quản lí; tăng cường giáo dục đạo đức, giao dục kĩ năng sống cho học sinh; ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường:

Giải pháp:

- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật cho toàn thể CBGV và học sinh, đồng thời đẩy mạnh việc quán triệt các quy chế, quy định về chuyên môn và điểu lệ nhà trường, hình thành văn hóa thực thi quy chế, luật pháp.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định khác.

- Tăng cường công tác thanh tra nhân dân, thanh tra nội bộ trường học.

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong xã, trong nhà trường để tuyên truyền giáo dục hành vi, lối sống, ngăn chặn game online thiếu lành mạnh, vi phạm luật giao thông, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, các quy định chuyên môn để đảm bảo kỉ cương; kết hợp làm tốt công tác thi đua khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình.

IV. Những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể từ nay đến năm 2015 góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình hành động của toàn ngành.

1. Tiếp tục giữ vững và duy trì số lượng đến cuối năm học đảm bảo tỷ lệ 100% nhằm tiếp tục hoàn thành và duy trì kết quả phổ cập GDTHCS. Tập trung xây dựng thư viện đạt chuẩn, trường đạt trường học thân thiện, học sinh tích cực.

2. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học để tăng số học sinh giỏi, giảm số  học sinh yếu kém đảm bảo chỉ tiêu đề ra.

3. Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh, bồi dưỡng môn MTCT để chuẩn bị cho năm học 2014- 2015. Phấn đấu học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%. Học sinh lớp 8 có kết quả học nghề đạt 100%.

4. Tổ chức kiểm tra 03 chung bài kiểm tra định kỳ 3/13 môn  đạt tỷ lệ 23.07 % số môn học.

5. Phân công giáo viên dạy học theo lớp đạt tỷ lệ trên 80%.

6. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc THCS cấp tỉnh.

7. Tiếp tục tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề,  hoạt động ngoại khóa.

8. Tiếp tục tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể dục thể thao trong giáo viên, học sinh nhằm tạo một phong trào sôi nổi.

9. Không ngừng tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi  trường " Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

 

          V. Những kiến nghị đề xuất đối với Phòng GD&ĐT, huyện, ngành và tỉnh:

    1.Đối với huyện:

Đầu tư  xây dựng giai đoạn 2 các phòng chức năng, phòng làm việc cho CB-GV-NV, hàng rào bao quanh, đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy - học của thầy và trò nhằm đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay.

2. Đối với Phòng GD&ĐT:

Đầu tư thêm sách, thiết bị dạy học trang cấp máy vi tính nhằm đảm bảo thiết yếu nhu cầu cho công tác dạy - học hiện nay.

                                                                                               

            Nơi nhận:                                                                                                                           HIỆU TRƯỞNG

-         Phòng GD&DDT (để báo cáo);                                           

-         Các tổ trưởng (để thực hiện);

-         Lưu: VT.

 

 

                                                                                                                                                                 Lê Văn Dực

 

 

Số lượt xem : 337

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác