''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Góc tương tác » Góc phụ huynh

Bài viết của phụ huynh

Cập nhật lúc : 09:10 07/08/2013  
Lạm thu, nỗi ám ảnh của phụ huynh


Việc huy động các nguồn lực từ xã hội đóng góp cho giáo dục (xã hội hóa) cũng dẫn đến những biến tướng khi nhiều khoản thu “núp bóng” danh nghĩa tự nguyện, hỗ trợ…

Trước thềm năm học mới, chúng tôi tổng hợp lại những dạng lạm thu từng gây bức xúc trong dư luận để phụ huynh hiểu rõ hơn. Đồng thời, các bậc phụ huynh hãy phản ánh với chúng tôi khi nhận thấy có những khoản thu bất hợp lý trong trường học trong thời gian sắp tới.

Năm học 2013-2014, TP.HCM sẽ áp dụng khung học phí mới, cao hơn 3-6 lần. Tuy nhiên, mức thu này có xóa bỏ được tình trạng lạm thu hay không vẫn là dấu hỏi đang chờ thực tế trả lời.

Choáng với “thư ngỏ”

Đầu tháng 9/2012, trước khi diễn ra cuộc họp phụ huynh đầu năm học, nhiều phụ huynh có con học ở một lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận Thủ Đức, TP.HCM bất ngờ nhận được “thư ngỏ” từ ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) của lớp về việc đóng góp tiền để mua tivi lớn và đầu xử lý máy vi tính với giá 25 triệu đồng. Riêng khoản này, dự kiến mỗi phụ huynh phải góp 500.000 đồng.

Không chỉ mua máy móc, những khoản khác như sửa chữa lớp, lát gạch, mua quạt, mua tủ… cũng được đại diện các lớp huy động phụ huynh đóng góp khiến họ không đồng tình.

Ngay khi phụ huynh phản ánh, nhà trường phải báo cáo giải trình sự việc với lãnh đạo quận. Đồng thời, trường tổ chức họp gấp với phụ huynh các lớp liên quan để tìm hiểu và lấy ý kiến. Kết quả, việc làm này trái với quy định ngành giáo dục, với nguyên tắc xã hội hóa nên buộc trưởng ban đại diện cha mẹ HS các lớp trả lại các khoản đã thu sai và phải công khai xin lỗi phụ huynh.

Lạm thu, nỗi ám ảnh của phụ huynh, Giáo dục - du học, lam thu, hoc phi, le phi, phu phi, nguon luc, khoan thu, tu nguyen, ho tro, giao duc, tin giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Nỗi ám ảnh của phụ huynh

Phụ huynh của Trường Mầm non Phước Bình, quận 9 cũng bức xúc phản ánh với báo chí về việc đầu năm học nhận được thư ngỏ đề nghị đóng khoản tiền “nâng cao chất lượng” với mức 200.000-300.000 đồng. Tuy không bắt buộc nhưng lại có lưu ý “ai không đóng thì ghi ý kiến vô giấy” làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh và HS.

Chẻ khoản, thu cao

Điểm mới trong năm học 2012-2013 vừa qua, TP.HCM không thu tiền cơ sở vật chất. Thêm vào đó, nhiều khoản thu bán trú sẽ không được ấn định mức chung mà do phụ huynh thỏa thuận với nhà trường để đưa ra mức thu theo từng địa bàn quận/huyện như tiền ăn uống, cơ sở vật chất bán trú, tổ chức bán trú, vệ sinh… Như Trường Trung học bán công Nam Sài Gòn (quận 7) dù đã có khoản tiền hỗ trợ học đường rất cao 550.000 đồng/tháng thì trường này lại thu thêm tiền sử dụng máy lạnh 27.000 đồng/tháng, tiền giao lưu với người nước ngoài 145.000 đồng/tháng... Hay ở Trường Mầm non Bến Thành (quận 1), nhiều phụ huynh ngạc nhiên trước các khoản phí yaourt 72.000 đồng/tháng, phí phục vụ yaourt 30.000 đồng/tháng, giặt nệm gối 10.000 đồng/tháng… Nhiều trường còn có thêm các khoản như chăm sóc cây xanh, bảo trợ học đường…

Đầu năm học 2012-2013, phụ huynh Trường Tiểu học Bắc Sơn (Thanh Hóa) từng choáng váng khi nhà trường đưa ra 21 khoản thu với tổng số tiền 4,3 triệu đồng/HS. Trong đó có nhiều khoản thu lạ, chẻ nhỏ từ nhiều khoản khác nhau như ủng hộ trống đội 10.000 đồng, nước máy 70.000 đồng, vệ sinh công cộng 100.000 đồng, bảo vệ 30.000 đồng, điện sáng 100.000 đồng, kế hoạch nhỏ 10.000 đồng, ủng hộ loa đài 100.000 đồng, lao động hằng ngày 60.000 đồng/năm,…

Đủ kiểu tự nguyện, hỗ trợ…

Tương tự, trong năm học 2011-2012, nhiều phụ huynh tại TP.HCM cũng lên tiếng vì phong trào thu tiền để mua trang thiết bị cho nhà trường. Đơn cử, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Gò Vấp) đề nghị mỗi phụ huynh hỗ trợ 250.000 đồng để mua máy tính xách tay cho giáo viên dạy giáo án điện tử. Tuy nhiên, ai mà không đóng sẽ bị nhắc tên trước lớp. Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3), Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7), một trường THCS tại quận 10… cũng tương tự khiến phụ huynh lo ngại.

Thêm vào đó, bất kỳ khoản nào của lớp hay trường cũng được nhà trường kêu gọi “hỗ trợ”. Như tại một trường tiểu học ở quận 12, trong các khoản tiền đầu năm học xuất hiện nhiều khoản dưới dạng hỗ trợ như hỗ trợ vệ sinh phí 50.000 đồng; hỗ trợ sửa chữa, thay bóng đèn, thay cửa kiếng, bàn ghế 25.000 đồng; hỗ trợ hoạt động phong trào văn thể mỹ 40.000 đồng; hỗ trợ thay rèm cửa 160.000 đồng....

Theo Phạm Anh (Pháp luật TP.HCM)

Chưa có bình luận nào cho bài viết này