''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy

Cập nhật lúc : 08:37 24/10/2021  

Kế hoạch bài dạy tuần 5 đã chỉnh sữa lớp 4/2

TUẦN 5

Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021

CHÀO CỜ

PHỔ BIẾN KẾ HOẠCH TUẦN 5

 
   

 

TOÁN

Tiết 21: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận

- Củng cố MQH giữa các đơn vị đo thời gian

2. Kĩ năng

- Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào .

3. Phẩm chất

- HS có Phẩm chất học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm:   BT 1; 2; 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

  - GV: Nội dung bảng bài tập 1, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể.

  - HS: Vở BT, SGK,

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

- GV giới thiệu vào bài

- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu:-  Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận

                    -  Chuyển đổi được đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây .

                    -  Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp

Bài 1: Nhóm 2-Lớp

 

  - TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Những tháng nào có 30 ngày ?

+ Những tháng nào có 31 ngày ?

+ Những tháng có bao 28 / 29 ngày ?

+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

+Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

 - GV nhắc  lại quy tắc nắm tay để HS xác định số ngày trong tháng.

-GV: Những năm mà tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. Những năm, tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có một năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm  nhuận …

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hỏi để chốt kiến thức:

+ Đổi ngày = ....giờ như thế nào?

 

 

Bài 3: Cá nhân-Lớp

- GV nhận xét, đánh giá 5-7 bài

- Chốt lại cách làm các bài toán tương tự.

 

Bài 4 + Bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

-

 

 

-  GV chốt lại cách tìm một phần mấy của 1 số, cách xem đồng hồ, cách đổi số đo khối lượng từ 2 đơn vị về 1 đơn vị

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS làm việc nhóm 2 và chia sẻ trước lớp

+ Tháng 4; 6;9; 11.

+ Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.

+Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.

+ 366 ngày

+ 365 ngày

- HS nghe

- HS tham gia chơi. HS đọc yêu cầu và chỉ định bạn bất kì trả lời. Trò chơi kết thúc khi hết bài tập.

Đáp án:

3 ngày = 72 giờ      phút = 30 giây

 4 giờ = 240 phút ; 3 giờ 10 phút = 190 phút

8 phút   = 480 giây  ; 2 phút 5 giây = 125 giây

ngày = 8 giờ     ; 4 phút 20 giây= 260 giây

giờ  = 15 phút

+ 1 ngày = 24 giờ nênngày = 24x

=                         8 giờ

- HS làm cá nhân vào vở- Chia sẻ trước lớp

Đáp án:

a)Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ thứ XVIII.

-Thực hiện phép trừ, lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Ví dụ: 2006 – 1789 = 217 (năm)

b) Nguyễn Trãi sinh năm:

       1980 – 600 = 1380.

 Năm đó thuộc thế kỉ XIV.

- HS làm bài vào vở Tự học:

Bài 4: Đổi phút = 15 phút

                  phút = 12 phút

15 phút > 12 phút. Vậy Bình chạy nhanh hơn. Và nhanh hơn số giây là:

            15 – 13 = 2 (phút)

                                   Đáp số: 2 phút

Bài 5: a) Khoanh vào B

           B) Khoanh vào C

- Ghi nhớ KT của bài

- Tìm lời giải khác cho BT4

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP ĐỌC

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh,...

- Hiểu ND bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật (trả lời được các câu hỏi 1,2, 3)

 * HS năng  khiếu trả lời được CH4 (SGK ) .

2. Kĩ năng

   - Đọc rành mạch, trôi chảy biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS đức tính trung thực, dũng cảm  trong học tập và cuộc sống

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

   * GDKNS: Xác định giá trị ; Nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

   -  HS: SGK, vở,..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 - Yêu cầu HS đọc bài thơ Tre Việt Nam

- GV dẫn vào bài

 

-  2 HS đọc

- HS nêu những hình ảnh mình thích trong bài.

- HS lắng nghe

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, chú ý phân biệt lời của nhà vua và  lời của chú bé Chôm

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

 

 

 

 - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

  

 

 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 4 đoạn:

+Đoạn 1:Ngày xưa.....bị trừng phạt.

+Đoạn 1:Có chú bé......nảy mầm được.

+Đoạn 1:Moi người.....của ta.

+Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc.....hiền minh

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (gieo trồng, nảy mầm, luộc kĩ , dõng dạc, lo lắng, sững sờ)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước  lớp:

+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi

+ Nhà vua làm cách nào để tìm dược người trung thực?

 

+ Nội dung của đoạn 1 là gì?

 

+ Đến kỳ nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?

 

 

+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?

+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?

+ Đoạn 2,3,4 nói lên điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

 

GDKNS: Chúng ta phải có đức tính trung thực và dũng cảm trong học tập và trong cuộc sống. Đó là đức tính tốt, giúp chúng ta tiến bộ

- 1 HS 4 câu hỏi cuối bài:

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

+Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi

+Vua phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kỹ về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất thì được truyền ngôi.

1. Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi

+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm không có thóc, em lo lắng đến trước vua  nhận tội.

 +Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.

+ Cậu được vua nhường ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.

+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hại  việc chung.

2. Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.

* Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.

- HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa

3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- Giọng thong thả, rõ ràng. Lời của vua dõng dạc, dứt khoát; lời của cậu bé lo lắng,...

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từ "Chôm lo lắng....đến hết"

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu suy nghĩ của mình

- Nêu 1 tấm gương về tính trung thực và sự dũng cảm mà em biết.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

ĐẠO ĐỨC

BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1)

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ Phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)

3. Phẩm chất

- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, tôn trọng ý kiến của người khác.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

*GD TKNL :

-   Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

- Vận động mọi người thực hiện sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng

*GD KNS:

   -Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học

   -Lắng nghe người khác trình bày

   -Kiềm chế cảm xúc

   -Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin

 *BVMT:

    -HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + SGK Đạo đức lớp 4

          + Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.

- HS: +Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng.

          + Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: đóng vai, trò chơi học tập, thảo luận nhóm

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: (5p)

Trò chơi “Diễn tả”

- GV nêu cách chơi - tổ chức cho HS chơi:

- GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật, bức tranh đó.

+ Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?

*GV: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật nên cần được bày tỏ ý kiến riêng của mình

- GV dẫn vào bài

- HS  thực hiên chơi theo hướng dẫn của GV

+ Mỗi bạn có một ý kiến riêng.

2.Hoạt động hình thành KT (30p)

* Mục tiêu: - Biết rằng mọi trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Biết bày tỏ ý kiến cá  nhân về những việc liên quan bản thân mình

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Thảo luận nhóm 4(Câu 1, 2- SGK/9)

- GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1.

ò Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?

ò Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?

òNhóm 3: Em sẽ làm gì nếu chủ nhật này bố mẹ cho em đi chơi công viên nhưng em lại muốn đi xem xiếc?

òNhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng chưa được phân công?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?

- GV:+ Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.

     + Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình về mọi vấn đề trong đó có môi trường.

HĐ 2: Thực hành

Bài tập 1

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Gọi đại diện các cặp báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.

Bài tập 2

- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ Phẩm chất thông qua các tấm bìa màu:

+ Màu đỏ: Biểu lộ Phẩm chất tán thành.

+ Màu xanh: Biểu lộ Phẩm chất không tán thành

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10)

- GV yêu cầu HS giải thích lí do.

- GV: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến (đ) là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước

+ Em hãy cho biết môi trường xung quanh trường em có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, gia đình em có ăn ở hợp vệ sinh không.

*GV: Để có được môi trường hợp vệ sinh, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và biết nêu ra ý kiến với những người xung quanh cùng thực hiện tốt như mình.

3. Hoạt đông ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. VD:

-> Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khoẻ và sở thích.

-> Em xin phép cô giáo được kể lại để không bị hiểu lầm.

-> Em trình bày suy nghĩ của mình và xin bố mẹ cho đi xem xiếc.

-> Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình.

+ ... mọi người sẽ không biết đến những mong muốn, khả năng của mình...

- Lắng nghe

Nhóm 2- Lớp

- HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng bằng cách giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai)

- HS nêu cầu bài tập 1

 - HS thảo luận cặp đôi làm bài

Cá nhân – Lớp

- HS biểu lộ Phẩm chất theo cách đã quy ước.

- Vài HS giải thích

- HS trả lời.

- Bày tỏ ý kiến với bố mẹ, người thân trong gia đình về nguyện vọng của em

- Xây dựng 1 kịch bản về việc bày tỏ ý kiến

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                           LỊCH SỬ

NưỚc ta dưỚi ách đô hỘ cỦa

các triỀu đẠi phong kiẾn phương BẮc

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.

- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm hính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quí, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán).

2. Kĩ năng

 - Kĩ năng so sánh, thống kê và lập bảng thống kê

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* GDTTHCM: Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bản đồ – kế hoạch bài học.

   - HS: SGK, vở ghi, bút,..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT:  Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

 

+ Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Thành tựu lớn nhất của nước Âu Lạc là gì?

-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung

+ Năm 218, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam…

+ Kỹ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.

 

2.Bài mới: (30p)

* Mục tiêu:-  Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.

                   - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

* Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Làm việc nhóm 2

- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà…của người Hán”

+ Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta như thế nào?

-GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

-GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá .

- Nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: nhóm:

- GV phát PBT cho các nhóm 4, cho HS đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa.

- GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ), yêu cầu HS thảo luận, báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV: Nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ suốt gần một ngàn năm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.

- GV tổng kết và giáo dục tư tưởng HCM cũng như lòng tự hào dân tộc

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

1. Nước ta bị PKPB đô hộ:

-HS đọc và làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp:

+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do người Hán cai quản. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác ….Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán…

-HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong phiếu bài tập . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.

-HS khác nhận xét, bổ sung.

      Thời gian

Các mặt

Trước năm 179 TCN

Từ năm 179 TCN đến năm 938

Chủ quyền

Là một nước độc lập

Trở thành quận, huyện của PKPB

Kinh tế

Độc lập và tự chủ

Bị phụ thuộc

Văn hoá

Có phong tục tập quán riêng

Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.

2. Các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta:

- HS thảo luận làm bài tập theo nhóm 4 dưới sư điều hành của nhóm trưởng và báo cáo trước lớp:

      Thời gian

Các cuộc khởi nghĩa

Năm 40

Năm 248

Năm 542

Năm 550

Năm 722

Năm 776

Năm 905

Năm 931

Năm 938

Kn Hai Bà Trưng.

Kn Bà Triệu.

Kn Lý Bí.

Kn Triệu .Q.Phục.

Kn Mai .T .Loan.

Kn Phùng Hưn.

Kn Khúc. T. Du .

Kn Dương.Đ. Nghệ

C thắng B. Đằng.

- Tìm đọc các thông tin về cuộc khởi nghĩa HBT và cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

KHOA HỌC

SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng

-  Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây huyết áp cao).

2. Kĩ năng

- Kĩ năng xác định chất béo có nguồn gốc thực vật và động vật

- Kĩ năng lựa chọn chất sử dụng hợp lí chất béo và muối ăn

3. Phẩm chất

- Có ý thức ăn uống hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

    - GV:- Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

             - Bảng nhóm.

     - HS:  Chuẩn bị bút vẽ, bút màu.

2.Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1, Khởi động (4p)

- Thi kể tên các thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật

+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá?

-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

 

- HS thi theo tổ dưới sự điều hành của TBHT

+ Vì trong cá có chất đạm dễ tiêu.

3.Bài mới: (30p)

* Mục tiêu:-  Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng

                    -  Nêu ích lợi của muối i-ốt,  tác hại của thói quen ăn mặn

                    - Xác định được các thức ăn có nhiều chất béo và phân loại được.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp

 HĐ1: Trò chơi kể tên các thức ăn có nhiều chất béo:

* Bước 1: Tổ chức:

-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.

* Bước 2: Cách chơi và luật chơi:

-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn (các món ăn rán bằng dầu hoặc mỡ). Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.

* Bước 3: Thực hiện:

- Hai đội chơi như đã hướng dẫn.

-GV cùng các trọng tài theo dõi và tổng kết đếm số món các mà 2 đội kể được, công bố kết quả.

+ Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?

 HĐ2: Ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật:

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng mà các em vừa tìm qua trò chơi để trả lời.

+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?

+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

 * GV: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.

HĐ3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn? 

 - Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu sưu tầm từ tiết trước.

-GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: + Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người?

- Nhận xét, chốt kiến thức.

+ Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?

*GV: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, với chứa chất béo thực vật?

4. HĐ sáng tạo (1p)

1. Những thức ăn có nhiều chất béo:

-Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

Đáp án: Tất cả các món rán, các món luộc hay nấu bằng thịt mỡ, các món muối vừng, hoặc lạc

-5 đến 6 HS trả lời.

2.Tại sao cần ăn phối hợp 2 loại chất béo?

- Thảo luận nhóm 2 và chia sẻ trước lớp

 

+ Thịt lợn rán, thịt gà rán,…

+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều a-xít béo không no, …

-2 HS đọc to mục Bạn cần biết?

3. Lợi ích của muối i-ốt, tác hại của thói quen ăn mặn:

-HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.

-HS thảo luận cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.

+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.

+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực......

+ Ăn mặn rất khát nước.

+ Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.....

- HS  ăn uống hợp lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt.

- Tìm hiểu về quy trình chế biến dầu thực vật

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

CHÍNH TẢ

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật; không mắc quá năm lỗi trong bài.

- Hiểu nội dung đoạn cần viết

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n và giải được câu đố về con vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n

2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

- Tính trung thực trong học tập qua bài tập chính tả 2a

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Giấy khổ to+ bút dạ.  Bài tập 2a viết sẵn. Bảng nhóm cho hs làm bài tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(2p)

* Cách tiến hành: Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động bài hát Một sợi rơm vàng

- GV dẫn vào bài.

- HS cùng hát kết hợp với vận động.

2. Chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, biết cách trình bày đoạn văn.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi  HS đọc đoan cần viết

- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:

+Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi?

 

+Vì sao người trung thực là người đáng quý?

+ Từ nào mà các em thường hay viết sai?

+ Khi trình bày đoạn văn cần lưu ý gì

 

 

- 1 học sinh đọc.

- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp

+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.

+ Vì người trung thực dám nói lên sự thực...

+ đầy ắp, trung thực, truyền ngôi, ôn tồn.

+ Đầu đoạn viết hoa, lùi 1 ô.

- Hs viết bảng con từ khó.

- HS đọc từ viết khó

- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần

3. Viết bài chính tả: (20p)

* Mục tiêu: Hs viết tốt đoạn chính tả do GV đọc. Trình bày sạch, đẹp, đúng hình thức đoạn văn

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài

- GV giúp đỡ các HS M1, M2

- Lưu ý tư thế ngồi, cách để vở.

- HS  viết bài vào vở

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được "l/n

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Điền vào chỗ trống r / d / gi .

 Gọi hs đọc câu văn đã điền hoàn chỉnh.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 3a

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

7. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

Đáp án : lời  giải – nộp bài –lần này , có thể làm, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài

- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

- Nhận xét về tính trung thực của nhân vật  Hưng trong đoạn văn

- HS giải đố cá nhân- Chia sẻ trước lớp

Đáp án: nòng nọc.

- Viết 5 tiếng, từ chứa l/n

- Tìm các câu đố nói về loài hoa hoặc một số đồ vật khác có chứa âm l/n

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Kĩ thuật:

KHÂU THƯỜNG( TT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực:  -Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim xuống kim khi khâu.

            -Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu bị dúm.

*HS khéo tay: mũi khâu tương đối đều nhau, ít bị dúm.

2. Phẩm chất: - Rèn tính cẩn thận, thẩm mĩ, an toàn trong thực hành.

II. ĐDDH :

                   - Bộ thực hành KT4.

                     - Kim khâu, vải…

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1.Khởi đông : ôn  kiến thức(5p)

Dạy bài tiếp theo

- Thế nào là khâu thường?

2. Hoạt động 3: Thực hành.(27 ph)

- Hướng dẫn HS thực hành khâu trên vải.

    

Thực hành khâu

GV giúp HS lúng túng.

3.Hoạt động 4:  Tổng kết đánh giá.(5ph)

Các tiêu chí đánh giá:

Đường vạch dấu thẳng cân đối.

Các mũi khâu tương đối đều nhau.

GV đánh giá SP, A; A+.

4. Củng cố, dặn dò:(3 ph )

Nhận xét tiết học.

-Đọc ghi nhớ Sgk.

-N êu quy trình khâu mũi khâu thường.

+Vạch đường dấu khâu.

+Khâu thử

+Kết thúc đường khâu.

HS thực hành cá nhân.

HS lớp 3 nhóm trưng bày SP và đại diện đánh giá SP của bạn theo tiêu chí.

-Đọc ghi nhớ; Chuẩn bị bài sau.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................

Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số .

2. Kĩ năng

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- Vận dụng giải được các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: BT 1 (a, b, c); bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Hình vẽ và đề bài toán a, b phần bài học SGK viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy.

   -HS: VBT, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, trò chơi học tập

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- Tổ chức trò chơi củng cố cách chuyển đổi các số đo thời gian

- TK trò chơi- Dẫn vào bài

- Chơi trò chơi Chuyền điện                            

2. Hình thành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu:HS bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số.

* Cách tiến hành:

a.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìmsố trung bình cộng: 

  a. Bài toán 1: Giới thiệu số TBC

- GV yêu cầu HS đọc đề toán.

+ Có tất cả bao nhiêu lít dầu ?

+ Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ?

 - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.

- GV: Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào hai can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.

+ Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu, vậy trung bình mỗi can có mấy lít dầu ?

+ Số TBC của 6 và 4 là mấy?

+ Dựa vào cách giải thích của bài toán trên bạn nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?

- Câu hỏi gợi ý của GV:

+Bước thứ nhất trong bài toán trên, chúng ta tính gì ?

+Để tính số lít dầu rót đều vào mỗi can, chúng ta làm gì ?

+Như vậy, để tìm số dầu trung bình trong mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can.

+Tổng 6 + 4 có mấy số hạng ?

+Để tìm số trung bình cộng của hai số 6 và 4 chúng ta tính tổng của hai số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6.

 * Quy tắc;

 b. Bài toán 2: Vận dụng

-GV nhận xét bài làm của HS và hỏi:

+ Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ?

+Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25,27, 32 ta làm thế nào ?

+ Hãy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72.

 - GV yêu cầu HS tìm số trung bình cộng của một vài trường hợp khác với những HS M3, M4

- HS đọc- Trả lời cá nhân

+ Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu.

+ Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu.

-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.

-HS nghe giảng.

 +Trung bình mỗi can có 5 lít dầu.

 

 

+ Số trung bình cộng của 4 và 6 là 5.

- HS suy nghĩ, thảo luận  nhóm 2 với nhau để tìm theo yêu cầu.

+Tính tổng số dầu trong cả hai can dầu.

 

+Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.

 

 

+  Có 2 số hạng.

- HS rút ra quy tắc:

* Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.

 -HS đọc đề bài- Hỏi đáp nhóm đôi về bài toán

+ Bài toán cho ta biết những gì ?

+Bài toán hỏi gì ?

+Em hiểu câu hỏi của bài toán như thế nào ?

- HS lên bảng, lớp làm bài cá nhân vào nháp- Chi sẻ nhóm 2

                                Giải:

             Tổng số HS của 3 lớp là:

                  25+ 27+ 32 = 84 (HS)

              Trung bình mỗi lớp có:

                   84: 3 = 28 (HS)

                   Đáp số: 28 HS

+Là 28.

+Ta tính tổng của ba số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3.

+Trung bình cộng là (32 + 48 + 64 + 72) : 4 = 54.

2. Hoạt động thực hành (30p)

* Mục tiêu: HS biết cách tính trung bình cộng của nhiều số và vận dụng giải các BT liên quan

* Cách tiến hành

Bài 1:(a,b,c)Tìm số TBC.

- HSNK hoàn thành cả bài

- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.

Bài 2

 

+ Bài toán cho biết gì ?

 

+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?

  

- GV thu nhận xét, đánh giá bài làm của HS

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân-Lớp

- HS làm bài cá nhân vào nháp và chia sẻ trước lớp

a. (42+52):2= 46

b. (36+42+57) : 3 = 45

c. (34+ 43+ 52+ 39): 4 = 42

- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số

Cá nhân- Nhóm- Lớp

- Học sinh đọc yêu cầu đề

+Số cân nặng của 4 bạn Mai, Hoa, Hưng, Thinh.

+Số cân nặng trung bình của mỗi bạn.

- HS lớp làm vào VBT- Chia sẻ nhóm 2

- 1 HS lên bảng

Bài giải :

Cả bốn em cân nặng là :

36+38+40+34=148(kg)
TB mỗi em cân nặng là

148 : 4 = 37 (kg)

                               Đáp số : 37 kg

- HS làm bài vào vở Tự học. TBHT chữa bài theo từng nhóm

                    Bài giải

       Tổng của các số tự nhiên là:

               1+2+3+......+9 = 45

        Trung bình cộng của các số đó là:

               45 : 9 = 5

                             Đáp số: 5

 - Ghi nhớ các bước tìm số TBC

- Trình bày ngắn gọn bài toán tìm số TBC

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4);

- Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3).

- Biết thêm các thành ngữ, tục ngữ về lòng tự trọng, trung thực

2. Kĩ năng

- Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ;

3. Phẩm chất

- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:Bảng lớp viết sẵn VD của phần nhận xét, giấy khổ to, bút dạ, Từ điển

(hoặc vài trang pho to), Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1; 2.

  - HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:   Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động

                        

- GV chuyển ý vào bài mới.

- TBVN điều khiển cho lớp hát tập thể, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của từ, ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm trên. Tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa...

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : trung thực.

- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.

- Kết luận về các từ đúng.

Bài 2. Đặt câu

 

- Nhận xét, chữa:

+ Khi đặt câu cần lưu ý điều gì?

 

Bài 3: Tìm nghĩa của từ : tự trọng

- Tổ chức cho hs tự tìm từ hoặc mở từ điển tìm nghĩa của từ theo yêu cầu .Nêu miệng kết quả.

 

+ Tìm các từ đúng với nghĩa của các ý a,b,d?

 

Bài 4: Tìm thành ngữ, tục ngữ.

- TBHT điều hành báo cáo:

+Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng trung thực

+ Những thành ngữ, tục ngữ nào hoặc lòng tự trọng?

- HD hs giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ trên.

* GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm. VD:

+ Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực. 

+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ. 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Hs đọc  yêu cầu.

- HS làm việc nhóm 4 –báo cáo trước lớp

Đáp án:

Từ cùng nghĩa với

Trung thực

Từ trái nghĩa với

Trung thực

thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, chính trực, bộc trực..

gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, lừa bịp, lừa đảo...

- HS giơ thẻ mặt cười (đúng), mặt mếu (sai) với mỗi trường hợp.

 Cá nhân-Nhóm 2-Lớp

- HS đặt câu cá nhân – Đổi chéo vở kiểm tra và báo cáo trước  lớp

- 1 HS đặt câu trên bảng

+ Về hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm

+ Về nội dung: Diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa

- Hs mở từ điển làm bài cá nhân- Chia sẻ trước lớp

- Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình (ý c)

+ a) tự tin         b)tự quyết      c) tự kiêu

- HS làm N4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng

+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng trung thực: a, c, d

+ Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng : b, e.

- HS lắng nghe.

- HS đặt câu để hiểu sâu hơn nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ BT4

- Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ khác nói về tính trung thực, tự trọng

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                     KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.

-  Hiểu câu chuyện và nêu được ý nghĩa của chuyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện trước đám đông

3. Phẩm chất

- Giáo dục tính trung thực

- Bồi dưỡng lòng ham đọc sách

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:-  Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.

   - HS: - Truyện đọc 4, SGK.

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- Kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính

- GV dẫn vào bài

- TBHT điều hành kể chuyện và nhận xét.

2. Khám phá: 8P)

* Mục tiêu:HS lựa chọn được câu chuyện về lòng nhân hậu.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

- GV hướng dẫn TBHT giúp cả lớp tìm hiểu đề bài:

+ Hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị để kể.

+ Tính trung thực biểu hiện như thế nào? VD?

+ Giới thiệu tóm tắt về câu chuyện

- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện mình đọc được ngoài SGK

- Hs nối tiếp đọc 4 gợi ý ở sgk.

- Gạch chân dưới các từ quan trọng.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực

 

+ HS nêu

 

+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng.

+ Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi.

+ Không làm những việc gian dối, nói dối cô giáo, ..

+ Không tham lam của người  khác...

- 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể.

3 . Thực hành 10p)

* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình một cách hấp dẫn, sinh động kèm theo cử chỉ, điệu bộ- Nêu được ý nghĩa câu chuyện

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

-  Gv đưa bảng nêu tiêu chí đánh giá :

+ Nội dung đúng: đạt 4 sao

- Kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ khi kể: 4 sao

- Nêu đ­ược ý nghĩa: 1 sao .

- Trả lời đ­ược câu hỏi của bạn :1 sao .

- TBHT điều khiển lớp đánh giá theo bảng đánh giá mà GV đưa ra.

- GV nhận xét, liên hệ giáo dục tính trung thực

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Lớp trưởng điều khiển kể chuyện nhóm 4

 - HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm

- Các nhóm cử đại diện lên bảng kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện

- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho bạn

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Tìm đọc các câu chuyện về tính trung thực trong sách báo, sách kể chuyện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

­  KHOA HỌC

ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.

SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  1. Kiến thức

- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.

-  Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người).

2. Kĩ năng

-  Xác định được một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ă     n ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).

3. Phẩm chất

-  Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín

- Nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Đồ dùng

   - GV: -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

            -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ, 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.

   - HS: Vở, SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Khởi động (5p)

- Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?

- Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn?
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

2.Bài mới: 30)

* Mục tiêu: - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.

                       -  Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn

                       -  Xác định được một số biện pháp thực hiện VSATTP

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp

HĐ1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau và quả chín hàng ngày.

Bước 1:

-Yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau và quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào?

Bước 2: GV tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn hằng ngày?

+ Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì?

GV: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.

HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:

- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết, quan sát hình 3,4 để thảo luận câu hỏi:

+ Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

-  GV nhận xét, chốt, khen/ động viên.

HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ.

*Nhóm1: Thảo luận về:

+ Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.

 

+ Làm thế nào để nhận ra thức ăn ôi, héo?

*Nhóm2:

+ Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì?

* Nhóm3:

+ Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?

+ Nấu chín thức ăn có lợi gì?

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

1.Ích lợi của việc ăn rau và quả chín

- HS đọc lại tháp dinh dưỡng và trả lời: Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.

- Nhóm trưởng điều hành HĐ của nhóm và báo cáo:

+ Rau cải, muống, mướp, cải bắp, cam, xoài, chuối,….

+ Ăn nhiều rau và quả chín để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong ra, quả còn giúp chống táo bón.

2. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn:

- HS đọc bài học, quan sát hình cùng thảo luận nhóm đôi.

+ Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo qui trình vệ sinh.

+ Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quan và chế biến hợp vẹ sinh.

+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.

+ Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng.

 

3. Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:

-Thảo luận cùng bạn.

- Đại diện trình bày.

-  Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.                         

+Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …

+ Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.

 

+ Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.

 

+ Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.

+ Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.

-HS cả lớp.

- Tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn tốt.

- Tìm hiểu về môt số loại rau hay hoa quả không chế biến cùng các loại thực phẩm vì có thể gây ngộ độc. VD: rau cải với nước luộc gà, dưa hấu với thịt chó,...

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 23: LUYỆN TẬP

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Củng cố KT về tìm số TBC và vận dụng các bài toán liên quan

2. Kĩ năng

- Tính được trung bình cộng của nhiều số.

- Bước đầu biết giải toán về tìm số trung bình cộng

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: BT1; 2; 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu học tập, Bảng phụ.

   - HS: Bút, SGK, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thực hiện bảng con, bảng nhóm.

- KT:   đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3p)

- GV dẫn vào bài

- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: -Tính được trung bình cộng của nhiều số.

                    - Bước đầu biết giải toán về tìm số trung bình cộng

* Cách tiến hành: Cá nhân –Nhóm- Lớp

Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số rồi tự làm bài.

 Bài 2+ Bài 3

  -GV gọi HS đọc đề bài.

  

- Giáo dục ăn uống đầy đủ và chăm tập thể dục để phát triển chiều cao

- GV nhận xét, đánh giá chung

 

Bài 4+ Bài 5: Bài tập chờ (dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

 

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân- Cả lớp

-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

Đáp án:

a. (96+ 121+ 143): 3 = 120

b. (35+ 12+ 24+ 21+ 43): 5 = 27

- HS đọc đề bài, phân tich đề.

-Tự làm việc cá nhân trong nhóm 4. Các thành viên của nhóm giúp đỡ nhau hoàn thành 2 bài tập này

- Đại điện nhóm chia sẻ bài làm trước lớp (bảng phụ)

- TBHT điều hành các bạn nhận xét, chữa bài

Bài 2:                Bài giải

Số dân tăng thêm của cả ba năm là:

96+ 82+ 71 = 249 (người)

Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là:

249: 3 = 83 (người)

        Đáp số: 83 người

 Bài 3

                     Bài giải

Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là:            138+132+130+136+134=670(cm)

Trung bình số đo chiều cao của mỗi HS là :   670:5= 134(cm )

                                   Đáp số : 134cm

 

- HS làm bài vào vở Tự học

Bài 4: Tổng số tấn thực phẩm 9 ô tô đã chở là:

         36 x 5+45 x 4= 360 (tạ)

          Đổi 360 tạ = 36 tấn

Trung bình mỗi ô tô chở được số tấn thực phẩm là:

            36 : 9 = 4 (tấn)

                         Đáp số: 4 tấn

Bài 5: a.Tổng của 2 số là:

                 9 x 2= 18

              Số thứ hai là:

                 18 – 12 = 6

                           Đáp số: 6

- Ghi nhớ cách tìm số TBC

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

TẬP ĐỌC

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa môt số từ ngữ trong bài: đon đả, dụ, loa tin, hồn lạc phách bay

- Hiểu ND: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chế tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo (trả lời được các câu hỏi; thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, trôi chảy: bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui tươi, dí dỏm

3. Phẩm chất

- GD HS tinh thần cảnh giác với kẻ xấu

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Tranh minh hoạ bài tập SGK (phóng to nếu có điều kiện).

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp,..

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(3p)   

- GV chuyển ý vào bài mới.

- HS kể chuyện Con cáo và chùm nho

- HS lắng nghe

2. Hướng dẫn luyện đọc:(10p)

* Mục tiêu: HS đọc rành mạch, trôi chảy thể hiện đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Cặp

* Luyện đọc:

-  Gọi HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc tha thiết, trìu mến

- GV chốt vị trí các đoạn (4 đoạn)

+ Đoạn 1:Nhác trông.....tỏ bày tình thân.

+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo....loan tin này.

+Đoạn 3:Cáo nghe......làm gì được ai.

- GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ cho HS (M1)

- GV giảng giải thêm nghĩa môt số từ:

+ Em hãy đặt câu với từ vắt vẻo.

+ Em hiểu thế nào là khoái chí?

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- HS thảo luận nhóm 2, chia đoạn bài tập đọc và chia sẻ trước lớp

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện: Đọc mẫu (M4)-Cá nhân (M1)- Lớp đọc

(nhác, vắt vẻo, lõi đời, đon đả, từ rày, quắp đuôi).

- Đọc đoạn lần 2 giải nghĩa từ khó: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.

- Báo cáo việc đọc trong nhóm

- 1 HS đọc toàn bài (M4)

3. Tìm hiểu bài:(15p)

* Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và nêu được nội dung từng đoạn, nội dung bài.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp

- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu nội dung 1 đoạn và trả lời các câu hỏi liên quan

- GV phát phiếu học tập in sẵn các câu hỏi tìm hiểu bài cho các nhóm

- TBHT điều hành nhóm trả lời dưới sự hướng dẫn của GV

NHÓM 1

+ Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?

+ Cáo đã làm gì để Gà Trống xuống đất?

 

 

+ Tin tức Cáo đưa ra là thật hay bịa đặt? nhằm mục đích gì?

+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?

NHÓM 2

+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

 

+ Gà tung tin có chó săn đang chạy đến để làm gì?

 

 

 

+ Đoạn 2 nói lên điều gì?

NHÓM 3

+ Phẩm chất của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?

+ Thấy Cáo bỏ chạy Phẩm chất của Gà ra sao?

 

+ Theo em Gà thông minh ở điểm nào?

+ Đoạn cuối bài  nói lên điều gì?

- GV kết nối lại các sự việc

+ Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

- GD học sinh tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống

- Nhóm trưởng điều hành nhóm trả lời các câu hỏi (5p) theo kĩ thuật Khăn trải bàn. 

- 1HS đọc to các câu hỏi

 

 

 

+ Gà Trống đứng vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.

+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo một tin mới: Từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà để bày tỏ tình thân.

+ Cáo đưa ra tin bịa đặt để dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà.

1. Âm mưu của Cáo.

 

+ Gà biết những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: muốn ăn thịt gà.

+ Vì Cáo rất sợ chó săn, chó săn sẽ ăn thịt cáo. Chó săn chạy đến để loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo kiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ rõ âm mưu gian giảo đen tối của hắn.

2. Sự thông minh của Gà.

 

+Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi co cẳng bỏ chạy.

+ Gà khoái chí cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt Gà lại còn cắm đầu chạy vì sợ.

+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo nói. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó săn đang chạy đến loan tin, đánh vào điểm yếu là Cáo sợ chó săn ăn thịt.

 3. Cáo lộ rõ bản chất gian xảo.

- HS lắng nghe

* Bài thơ khuyên chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin những lời kẻ xấu cho dù đó là những lời ngọt ngào.

- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung

4. Luyện đọc diễn cảm:(10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện đúng nhịp điệu của thơ.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu nêu lại giọng đọc của bài (giọng vui tươi, dí dỏm)

 

 

 

5. HĐ ứng dụng (1p)

- Em học được điều gì từ chú Gà Tống?

6. HĐ sáng tạo (1p)

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm 1 đoạn

- Cử đại diện đọc trước lớp

- Nhận xét, bình chọn

- HS nêu

- Tìm đọc các tác phẩm viết về gà và cáo.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................

                                                 TẬP LÀM VĂN

VIẾT THƯ (Kiểm tra viết)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ ba phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư).

2. Kĩ năng

   - Rèn kĩ năng viết văn, trình bày đúng hình thức một lá thư

3. Phẩm chất

   - Tích cực, tự giác học bài

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:- Ghi nhớ trang 34 viết vào bảng phụ. Những mẫu thư  

   - HS: - Vở viết, phong bì (mua hoặc tự làm).

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luân nhóm.

- KT:    đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 - HS hát khởi động

+ Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?

- GV đưa bảng phụ viết sẵn Ghi nhớ để giúp HS hệ thống lại

 

- TBVN và TBHT điều hành

+ Mở đầu, phần chính, phần cuối

2. . Hoạt động thực hành: (27p)

* Mục tiêu: Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức. Rèn kĩ năng viết văn.

* Cách tiến hành:

* Gọi hs nối tiếp đọc 4 đề bài ở sgk.

+Em chọn đề bài nào?

- Nhắc hs trước khi làm bài.

+ Trình bày đúng hình thức 1 bức thư

+Lời lẽ trong thư phải chân thành, bộc lộ được tình cảm của người viết thư

* Viết thư.

- Cho HS tự làm bài cá nhân.

- GV thu bài, chữa và nhận xét một số bài.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Hs nối tiếp đọc đề bài.

- HS nêu đề bài mình chọn và cách viết nội dung thư theo đề bài đó.

- HS viết thư.

- Ghi nhớ bố cục của lá thư

- Ghi phong bì thư

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

ĐỊA LÍ

Trung du BẮc BỘ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du

2. Kĩ năng

   - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: trồng cây ăn quả, trồng rừng và cây công nghiệp; quy trình chế biến chè.

   - Kĩ năng đọc bảng số liệu để nhận xét về việc trồng rừng.

3. Phẩm chất

- Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

* BVMT:  Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:+Bản đồ hành chính Việt Nam.

         +Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

         +Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bo

- HS: Vở, sách GK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (5p)

 

+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?

 

+ Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?

- Nhận xét, khen/ động viên.

- GV chốt ý và giới thiệu bài

- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:

+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề trồng ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả.. Nghề nông lànghề chính của họ

+ Hoàng Liện Sơn có một số khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,…

 

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du BB

                    - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân.

                    - Nắm được quy trình chế biến chè

* Cách tiến hành: Nhóm-Lớp

HĐ 1: Nhóm 2-Lớp

Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 trong SGK, quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?

+ Các đồi ở đây như thế nào?

 

+ Mô tả sơ lược vùng trung du.

 

 

+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?

- GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh thuộc trung du BB: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang

HĐ2: Nhóm 4- Lớp

-GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:

+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?

 

+ Hình 1, 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?

-  Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Em biết gì về chè Thái Nguyên?

+ Chè ở đây được trồng để làm gì?

 

+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?

+ Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.

- GV tổng kết, nhận xét, chuyển hoạt động

HĐ3: Cả lớp:

 

- GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc

+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc?

+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?

+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng mới trồng ở Phú Thọ trong những năm gần đây.

- GV liên hệ với thực tế để giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây: Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng; cần phải bảo vệ rừng, trồng thêm rừng ở nơi đất trống .

3. Hoạt động ứng dụng (2p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:

- HS đọc SGK và quan sát tranh 1,2,4.

- Làm việc nhóm 2-Chia sẻ trước lớp

+ Một vùng đồi

 

+ Các đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau.

+ Nằm giữa miền núi và đồng bằng là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, …gọi là trung du.

+ Mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.

- 1 HS lên chỉ

2.Chè và cây ăn quả ở trung du:

-HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh.

- Thảo luận theo nhóm 4.

- Báo cáo kết quả.

+ Vùng trung du thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải,..

+ Đồi chè ở Thái nguyên, trang trại vải ở Bắc Giang.

- 1HS lên chỉ bản đồ.

+ Thái Nguyên là nơi nổi tiếng có chè thơm ngon.

+ Để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây ăn quả đạt kinh tế cao.

+ Chè được hái ở đồi về người ta đem ra phân loại, rồi vò, sấy khô mang đóng gói hoặc đóng hộp.

 

 

3.Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:

-HS cả lớp quan sát tranh,ảnh .

+ Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi,…

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (keo, dầu, sở, ) và cây ăn quả  .

 

+ Diện tích ngày càng tăng.

- Lắng nghe, liên hệ

-2 HS đọc lại phần Ghi nhớ

- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động trồng và bảo vệ rừng.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                    

ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT

( Làm VBT )

...............................................................................

Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 24: BIỂU ĐỒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với  biểu đồ tranh.

2. Kĩ năng

- HS bước đầu biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.

3. Phẩm chất

- Học tập tích cực, làm việc cẩn thận

4. Góp phần phát triền các NL:

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

* Bài tập cần làm:  BT1, BT2 (a, b).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to.

   - HS: Sgk, bảng con, vở

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Nêu cách tìm số TBC

 

+Tìm số TBC của các số: 11; 12; 13; 14; 15

- GV kết luận, hướng dẫn cách nhẩm tìm số TBC với TH 3, 5, 7, 9...số tự nhiên liên tiếp. Số TBC là số ở giữa

- TBHT điều hành lớp

+ Tìm tổng các số rồi lấy tổng chia cho số các số hạng

+ 13

- HS nghe để vận dụng làm bài trắc nghiệm.

2. Hình thành kiến thức mới

* Mục tiêu: - HS làm quen với bản đồ tranh

                     - Đọc được thông tin trên bản đồ tranh

                     - So sánh, đối chiếu các thông tin

*Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

- GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình.

- GV: Biểu đồ tranh là biểu đồ trong đó các thông tin, số liệu được thể hiện bằng hình vẽ

 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Biểu đồ gồm mấy cột ?

+ Cột bên trái cho biết gì ?

 

+ Cột bên phải cho biết những gì ?

 

+ Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ?

 

+ Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái ?

+ Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái ?

+ Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ?

+ Vậy còn gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc ?

+ Hãy nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ.

+ Những gia đình nào có một con gái ?

+ Những gia đình nào có một con trai ?

 

- GV kết luận, chuyển hoạt động

-HS quan sát biểu đồ và nêu ý hiểu của mình về biểu đồ tranh

- HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ trước lớp

- TBHT điều hành các nhóm báo cáo và nhận xét:

+ Biểu đồ gồm 2 cột

+Cột bên trái cho biết tên của các gia đình.

+ Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái.

+ Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng, gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc.

+ Gia đình cô Mai có 2 con đều là gái.

 

+ Gia đình cô Lan chỉ có 1 con trai.

 

+ Gia đình cô Hồng có 1 con trai và 1 con gái.

+ Gia đình cô Đào chỉ có 1 con gái. Gia đình cô Cúc có 2 con đều là con trai cả.

+Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai.

+ Gia đình có 1 con gái là gia đình cô Hồng và gia đình cô Đào.

+Những gia đình có 1 con trai là gia đình cô Lan và gia đình cô Hồng

3. Hoạt động thực hành:(20p)

* Mục tiêu: - Thực hành đọc thông tin trên bản đồ tranh

                     - So sánh, đối chiếu các thông tin

* Cách tiến hành:.

Bài 1:

-GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, đọc tên biểu đồ

-GV cùng TBHT chữa bài:

+Khối 4 có mấy lớp, đọc tên các lớp đó.

+Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao ? Là những môn nào ?

+Môn bơi có mấy lớp tham gia ? Là những lớp nào ?

+Môn nào có ít lớp tham gia nhất ?

+Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả mấy môn? Trong đó họ cùng tham gia những môn nào ?

 Bài 2 (a,b) Với HSNK làm cả bài

 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.

-Khi HS làm bài, GV gợi ý các em tính số thóc của từng năm thì sẽ trả lời được các câu hỏi khác của bài.

 

 

 

 

4, HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân-Nhóm 2- Lớp

- Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia.

- HS thảo luận nhóm 2- Báo cáo

+Khối 4 có 3 lớp là 4A, 4B, 4C.

+Khối 3 tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu.

+Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4A và 4C.

+Môn cờ vua chỉ có 1 lớp tham gia là lớp 4A.

+Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu.

Cá nhân-Lớp

- HS dựa vào biểu đồ và làm bài.

-  HS  nêu miệng

a. Số thóc gia đình bác Hà thu hoạch năm 2002 là: 10 x 5 = 50(tạ)

                          50 tạ = 5 tấn

b. Số thóc gia đình bắc Hà thu hoạch năm 2000 là :    10 x 4 = 40 (tạ)

Năm 2002 gia đình bắc Hà thu hoạch hơn năm 2000 là : 50 -40 = 10 (tạ)

c. Số thóc năm gia đình bác Hà thu hoạch được số thóc là:

  40  + 30 +50 = 120 (tạ )

           120 tạ = 12 tấn

Ta có 30 tạ < 40 tạ < 50 tạ

Vậy năm 2011 thu hoạch được ít thóc nhất .

- Hoàn thiện vở BT toán

- Sưu tầm một số biểu đồ tranh

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

DANH TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Kiến thức

-  Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, hoặc đơn vị).

2. Kĩ năng

- Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài..

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:+ Giấy khổ to viết sẵn các nhóm danh từ+ bút dạ.

             +Tranh (ảnh) về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện…(nếu có)

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.

+ Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được.

- Nhận xét, khen/ động viên.

- Dẫn vào bài mới

- TBHT điề hành lớp trả lời-nhận xét

+Gian dối.

- Gian dối là tính xấu.

+ Thật thà.

- Hương là một người bạn thật thà.

2. Hình thành kiến thưc mới:(12p)

* Mục tiêu: -Tìm được các từ chỉ sự vật và xếp vào các nhóm danh từ cho trước.

                    - Hiểu thế nào là danh từ

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

 Bài 1:

- Gọi hs đọc ví dụ ở SGK

- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 tìm các từ chỉ sự vật trong mỗi dòng thơ

- GV nhận xét, chốt và bổ sung các từ HS tìm còn thiếu

Bài 2: (không yêu cầu tìm danh từ chỉ khái niệm)

Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm

+Từ chỉ người ;

+Từ chỉ vật ;

+Từ chỉ hiện tượng.

+ Từ chỉ đơn vị

- GV: Các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, chỉ đơn vị gọi là danh từ

b.Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc ghi nhớ ở sgk.

 

- Kết luận, chuyển hoạt động

- 1 hs đọc ví dụ.

- Nhóm 2 hs thảo luận-chia sẻ lớp

- TBHT lên gạch chân các từ mà các nhóm báo cáo:

+Dòng 1: truyện cổ

+Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa

+Dòng 3: cơn, nắng. mưa

+Dòng 4:con, sông, rặng, dừa

+Dòng 5: đời, cha, ông

+Dòng 6:con, sông, chân, trời

+Dòng 7:truyện cổ

+Dòng 8: mặt, ông cha

- 1 hs đọc đề bài.

- Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả trước lớp

+ông cha, cha ông

+sông, dừa, chân trời

+ nắng, mưa

+con, rặng

- HS nhắc lại

- HS đọc ghi nhớ

- Lấy VD về danh từ

2 . Thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Tìm được danh từ theo yêu cầu

                     Đặt câu được với dan từ vừa tìm

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

Bài 1: Em hãy tìm:

+2 danh từ chỉ người

+2 danh từ chỉ vật

+ 2 danh từ chỉ hiện tượng

+2 danh từ chỉ đơn vị

- Chốt lại: Thế nào là danh từ?

Bài 2: Đặt câu với 1 danh từ vừa tìm được ở bài 1

 

 

 

 

+ Khi đặt câu cần lưu ý diều gì?

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 2 -Lớp

- 1 hs đọc đề bài.

- Nhóm 2 hs thảo luận-Chia sẻ trước lớp

- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo

Cá nhân -Lớp

- HS làm cá nhân-Chia sẻ trước lớp

- 3 HS đại diện cho 3 tổ lên bảng đặt câu.

- HS nhận xét, đánh giá

+ Hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm

+ Nội dung: Diễn đạt trọn vẹn 1 ý

- Ghi nhớ khái niệm về danh từ

- Tìm hiểu thêm về danh từ chỉ khái niệm qua các bài tập trong SGK

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP LÀM VĂN

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK (phóng to nếu có điều kiên), Bảng phụ.

   - HS: Vở BT, sgk.

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Cốt truyện là gì?

 

+ Cốt truyện gồm những phần nào?

- Nhận xét, khen/ động viên.

- Chuyển ý vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện

+ Cốt truyện gồm có ba phần: phần mở đầu, diễn biến, kết thúc.

2. Nhận diện, đặc điểm loại văn:(15p)

* Mục tiêu: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).

* Cách tiến hành: Cá nhân-Lớp

* Nhận xét

Bài 1:

+ Những sự việc tạo thành cốt truyện:

“Những hạt thóc giống”?

+ Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?

 

 

 

 

 

Bài 2:

+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?

 

+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?

=>Giáo viên chốt ý:

Bài 3:

+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?

+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?

b.Ghi nhớ:

- GV:Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.

- Đọc lại truyện: “Những hạt thóc giống” và làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp:

+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho (đoạn 1)

+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nẩy mầm.(đoạn 2)

+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.(đoạn 3)

+Sự việc 4: Nhà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.(đoạn 4)

- Cá nhân – Lớp

+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.

+  Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là  một đoạn văn.

- Học sinh làm nhóm 2-Chia sẻ lớp

+ Kể về một sự việc trong một chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.

+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.

- Hs đọc ghi nhớ

3. Thực hành:(18p)

* Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

- Cho HS quan sát tranh

 

 

- GV đặt câu hỏi

+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?

 

+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?

+ Đoạn 1 kể sự việc gì?

 

 

+ Đoạn 2 kể sự việc gì?

 

+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?

+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- HS quan sát 2 bức tranh

- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập

- HS thảo luận nhóm 2- Chia sẻ lớp

+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.

+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.

+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.

+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.

+ Phần thân đoạn

+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.

- Học sinh viết vào vở - Chia sẻ đoạn viết trong nhóm 4

- Đọc bài làm của mình trước lớp

- Nhận xét bài của bạn

- Ghi nhớ hình thức đoạn văn

- Kể lại hoàn chỉnh câu chuyện sau khi đã viết hoàn thiện đoạn văn

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ÔN LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 5

TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trung thực, tự trọng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình làm tự chọn 2 trong 5 bài; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 5 bài; học sinh giỏi làm hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Vở Học chiều, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên

Hoạt động học tập của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Xếp các từ sau vào 2 cột, cột A ghi những từ gần nghĩa với từ “trung thực”, Cột B ghi từ trái nghĩa với từ “trung thực” :

   Thẳng thắn, thật thà, gian dối, lừa dối, ngay thẳng, dối trá, ngay ngán, gian lận, lừa đảo, chân thật, giảo hoạt, chính trực.

A

B

 

 

Bài 3. Câu nào dưới đây dùng đúng từ tự trọng:

a. Buổi biểu diễn hôm nay có nhiều tiết mục rất tự trọng.

b. Anh ấy tuy nghèo nhưng rất biết tự trọng.

c. Nếu biết tự trọng thì mới được mọi người kính trọng.

Bài 2.  Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm trong câu sau để nêu đúng nghĩa của từ “ tự trọng”

      .........và giữ gìn ...........của mình .

Bài 4. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu nêu đúng và đầy đủ về danh từ:

a. Danh từ là  những từ chỉ người, vật.

b. Danh từ là những từ chỉ màu sắc.

c. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

Bài 5.* Ghi lời giải thích đúng cho các từ sau : tự trọng, tự ti, tự tôn, tự thị.

  + tự trọng : Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

  + tự ti:  Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.

  + tự tôn: có ý thức không để ai coi thường mình.

  + tự thị: Tự đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

.....................................................................

..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... .....................................................................

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

Thứ  sáu ngày 15 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 25: BIỂU ĐỒ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với biểu đồ cột .

2. Kĩ năng

- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột

3. Phẩm chất

- Làm việc tích cực

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, tính toán

* Bài tập cần làm :Bài 1, bài 2 (a)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV:Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt.

   - HS: Vở BT, bút, sgk

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

 

 

- GV dẫn vào bài mới

- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN

2. Hình thành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu: HS bước đầu biết về biểu đồ cột và đọc được thông tin trên biểu đồ cột

* Cách tiến hành:

a.Giới thiệu biểu đồ hình cột: Số chuột 4 thôn đãdiệt

  -GV treo biểu đồ.

+ Thế nào là biểu đồ cột?

 

 - GV yêu cầu thảo luận nhóm 2:

+Biểu đồ có mấy cột ?

+Dưới chân các cột ghi gì ?

+Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ?

 

+Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?

-GV phát phiếu học tâp cho nhóm 4:

+Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ?

+Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột ?

+Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng.

 

+Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn ?

 

+Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ?

 

 +Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ?

 

+Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột ?

 

+Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột ?

 

+Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào ?

- GV tổng kết, chuyển hoạt động

-HS quan sát biểu đồ, đọc tên biểu đồ

+ Là biểu đồ mà số liệu được biểu diễn bằng các cột

- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp

+Biểu đồ có 4 cột.

+Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.

+Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã được diệt.

+Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó.

- HS làm việc nhóm 4- Báo cáo

- TBHT điều hành hoạt động  báo cáo

+Của 4 thôn là thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng.

+Thôn Đông diệt được 2000 con chuột.

.

+Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột. Thôn Trung diệt được 1600 con chuột. Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột.

+Cột cao hơn biểu diễn số con chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số con chuột ít hơn.

+Thôn diệt được nhiều chuột nhất là thôn Thượng, thôn diệt được ít chuột nhất là thôn Trung.

+Cả 4 thôn diệt được:

2000 + 2200 + 1600 + 2750 = 8550 con chuột.

+Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông là:

2200 – 2000 = 200 con chuột.

+Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng là:

2750 – 1600 = 1150 con chuột.

+Có 2 thôn diệt được trên 2000 con chuột đó là thôn Đoài và thôn Thượng.

 

3. Hoạt động thực hành:(15p)

* Mục tiêu: HS bước đầu biết đọc biểu đồ cột

* Cách tiến hành:

Bài 1;

- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ sgk

+ Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ?

+Có những lớp nào tham gia trồng cây?

+ Hãy nêu số cây trồng được của từng lớp.

 

 

+Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào ?

+ Có mấy lớp trồng được trên 30 cây ? Đó là những lớp nào ?

+ Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ?

+ Lớp nào trồng được ít cây nhất ?

+ Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây ?

 

Bài 2 a (Với HSNK yêu cầu hoàn thành cả bài)

  -GV yêu cầu HS đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học.

+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ Cột đầu tiên trong biểu đồ biểu diễn gì?

+ Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó ? Vì sao ?

+Cột thứ 2 trong bảng biểu diễn mấy lớp ?

+ Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớp Một ?

- Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 Vào chỗ trống dưới cột 2.

+ GV yêu cầu HS tự làm với 2 cột còn lại.

-GV kiểm tra phần làm bài của một số HS, sau đó chuyển sang phần b.

  -GV yêu cầu HS tự làm phần b.

 -GV chữa bài, nhận xét, đánh giá  HS.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Cá nhân- Chia sẻ lớp

- HS đọc yêu cầu:

- TBHT điều hành các bạn trả lời

+Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 đã trồng.

+Lớp 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.

+Lớp 4A trồng được 35 cây, lớp 4B trồng được 28 cây, lớp 5A trồng được 45 cây, lớp 5B trồng được 40 cây, lớp 5C trồng được 23 cây.

+Khối lớp 5 có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là 5A, 5B, 5C.

+Có 3 lớp trồng được trên 30 cây đó là lớp 4A, 5A, 5B.

-Lớp 5A trồng được nhiều cây nhất.

-Lớp 5C trồng được ít cây nhất.

-Số cây của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 trồng được là:

35 + 28 + 45 + 40 + 23 = 171 (cây)

 

Cá nhân-Lớp

- HS đọc yêu cầu

-HS nhìn SGK và đọc: năm 2001 – 2002 có 4 lớp, năm 2002 – 2003 có 3 lớp, năm 2003 – 2004 có 6 lớp, năm 2004 – 2005 có 4 lớp.

+Điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu đồ rồi trả lời câu hỏi.

+Biểu diễn số lớp Một của năm học 2001 - 2002.

+ Điền 4, vì đỉnh cột ghi số lớp Một của năm 2001 – 2002.

Biểu diễn 3 lớp.

 

+ Năm 2002 – 2003 trường Hòa Bình có 3 lớp Một.

-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý của bài 2 câu b

- Hoàn thiện vở BTT

- Sưu tầm một  biểu đồ hình cột khác trong sách LS-ĐL

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

TOÁN*

ÔN LUYỆN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. YẾU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Bước đầu hiểu thế nào là trung bình cộng của nhiều số .

2. Kĩ năng

- Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.

- Vận dụng giải được các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài.

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: BT 1 (a, b, c); bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -  Vở ôn luyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động thực hành (30p)

* Mục tiêu: HS biết cách tính trung bình cộng của nhiều số và vận dụng giải các BT liên quan

* Cách tiến hành

Bài 1:(a,b,c)Tìm số TBC.

- HSNK hoàn thành cả bài

- GV chữa bài. Lưu ý HS chỉ cần viết biểu thức tính số trung bình cộng là được, không bắt buộc viết câu trả lời.

Bài 2

 

+ Bài toán cho biết gì ?

 

+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì ?

  

- GV thu nhận xét, đánh giá bài làm của HS

Bài 3

 

 

 

 

 

 

 

Cá nhân-Lớp

- HS làm bài cá nhân vào nháp và chia sẻ trước lớp

a. (42+52):2= 46

b. (36+42+57) : 3 = 45

c. (34+ 43+ 52+ 39): 4 = 42

- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số

Cá nhân- Nhóm- Lớp

- Học sinh đọc yêu cầu đề

+Số cân nặng của 4 bạn Mai, Hoa, Hưng, Thinh.

+Số cân nặng trung bình của mỗi bạn.

- HS lớp làm vào VBT- Chia sẻ nhóm 2

- 1 HS lên bảng

Bài giải :

Cả bốn em cân nặng là :

36+38+40+34=148(kg)
TB mỗi em cân nặng là

148 : 4 = 37 (kg)

                               Đáp số : 37 kg

- HS làm bài vào vở Tự học. TBHT chữa bài theo từng nhóm

                    Bài giải

       Tổng của các số tự nhiên là:

               1+2+3+......+9 = 45

        Trung bình cộng của các số đó là:

               45 : 9 = 5

                             Đáp số: 5

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                    

SINH HOẠT LỚP TUẦN 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần.

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần tới.

- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đư­­ờng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và  các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. Khởi động:

- Giới thiệu tiết học

- Mời lớp trưởng lên điều hành: múa hát tập thể

2. Đánh giá hoạt động tuần qua:

- Yêu cầu cả lớp ổn định

- Đặt vấn đề: Tiết sinh hoạt hôm nay lớp chúng ta đánh giá lại về nề nếp, học tập và một số hoạt động khác trong tuần, các tổ báo cáo phải ngắn gọn, rõ ràng.

- Mời lớp trưởng lên điều hành cho các tổ báo cáo.

 

 

- Giáo viên phát biểu: Nhất trí với báo cáo của các tổ, khen các tổ và các ban

- Lưu ý với cả lớp: trong học tập chú ý giảng bài, chia sẻ sách

- Vấn đề khác:

+ An toàn giao thông

+ Phòng dịch

+ Tiết kiệm điện nước

- Tuyên dương các em học sinh tiến bộ, chăm ngoan và học tốt các môn 

3. Kế hoạch tuần tới:

- Đặt vấn đề, mời lớp trưởng lên điều hành.

- Giáo viên cùng nhất trí với ý kiến của các em và đưa ra một số việc:

+ Nề nếp cần phát huy

+ Về học tập các em cần chú ý tập trung hơn, giúp bạn mình cùng học, ôn tập lại kiến thức tuần qua

+ Các hoạt động khác: phối hợp với phụ huynh thực hiện tốt cổng trường an toàn giao thông.

+ Đeo khẩu trang, thực hiện tốt 5K phòng dịch.

+ Tiết kiệm nước, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.

5. Kết thúc tiết sinh hoạt

- Mời lớp phó văn thể mĩ lên điều hành

- Lớp trưởng lên điều hành: yêu cầu các tổ sắp xếp đội hình

+ Múa hát theo nhạc

- Nghe và thực hiện

- Lớp trưởng lên điều hành: mời các tổ các ban lên báo cáo hoạt động tuần qua

+ Về nề nếp

+ Học tập

+ Các hoạt động khác

+ Bình chọn bạn có tiến bộ trong tuần

khác

+ Cần nhắc nhở lưu ý, bình chon bạn

giao thông

- Xin ý kiến giáo viên

- Lắng nghe để thực hiện

- Các em được lớp tuyên dương lên nhận hoa chăm  ngoan

- Lớp trường lên điều hành:

- Các tổ thảo luận

- Các tổ cho ý kiến

- Về nề nếp: đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng, vắng phải xin phép

- Các ban của lớp góp ý

- Lớp trưởng kết luận chung: một số việc làm chung:

+ Chấp hành an toàn giao thông

+ Các phong trào phải liên tục thực hiện: nuôi heo đất, lao động, hoạt động của Liên đội, …

- Mời giáo viên cho ý kiến

- Nghe và thực hiện

- Lớp phó văn thể mĩ bắt cho cả lớp hát, chào quý thầy cô giáo.

 

 

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN