''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy

Cập nhật lúc : 20:27 25/10/2021  

Kế hoạch bài dạy tuần 7 lớp 4/2

TUẦN 7

Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021

TOÁN

 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-  Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi

 2. Kĩ năng

- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: BT1; 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: : Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:

a

20

350

1208

b

30

250

2764

a +b

 

 

 

a : b

 

 

 

   - HS: Bút, SGK, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp,  thảo luận nhóm nhóm.

- KT:   đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(3p)

- GV dẫn vào bài

- TBHT điều hành:

+ Lấy VD 1 biểu thức có chứa 2 chữ

+ Tính 1 giá trị của biểu thức đó

2. Hoạt động hình thành kiến thức:(15p)

* Mục tiêu: Nắm được tính chất giao hoán của phép cộng

* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp

- GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.

 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức

    a + b và b + a để điền vào bảng.

+ Yêu cầu HS so sánh giá trị của BT

 a + b và b + a ở từng cột?

+ Nhận xét về vị trí của hai số hạng a và b?

 + Vậy tính chất giao hoán phát biểu như thế nào?

 - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.

- HS đọc bảng số.

- HS thực hiện tại chỗ, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau:

a

20

350

1208

b

30

250

2764

a + b

20 + 30= 50

350+ 250= 600

1208+ 2764=3972

b + a

30 + 20= 50

250+ 350= 600

2764+ 1208=3972

+ Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau.

                   a + b = b + a

 + Hai số hạng đổi chỗ cho nhau   

 

Qui tắc: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

- Lấy VD về tính chất giao hoán

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)

* Mục tiêu: Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính

* Cách tiến hành

Bài 1: Nêu kết quả tính:

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

+ Làm sao em nêu được kết quả mà không cần tính?

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ …

+ Em dựa vào tính chất gì để hoàn thành bài 2?

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt lại đặc điểm của tính chất giao hoán

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

 Cá nhân – Lớp.

Đ/a:

 468 + 379 = 847;  6509 + 2876 = 9385                       379 + 468 = 847;    2876 + 6509 = 9385

          4268 + 76 = 4344

          76 + 4268 = 4344

+ Em dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng

Cá nhân –Nhóm 2 – Lớp

Đáp án:

65 + 297  = 297 + 65;       m + n = n + m

 177 + 89  = 89 + 177;     84 + 0 = 0 + 84

48 +12 = 12 +48            a + 0 = 0 + a

- HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán

- HS tự làm bài vào vở Tự học- Đổi chéo vở kiểm tra

- Hoàn thành các bài tập tương tự trong sách BTT

- Tìm các dạng bài tương tự trong sách Toán buổi 2 và giải.

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP ĐỌC

 

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được nghĩa một số từ ngữ khó trong bài: Tết Trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường, vằng vặc,...

- Hiểu ND bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung

3. Phẩm chất

- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* KNS: Xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định trách nhiệm của bản thân

* GDQPAN: Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

   -  HS: HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu: (3p)

 - HS hát bài "Chiếc đèn ông sao"

-  GV  giới thiệu chủ điểm, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành

- HS nêu tên chủ điểm mới "Trên đôi cánh ước  mơ"

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1 Luyện đọc(8-10p)

* Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết ở đoạn đầu nhưng sôi nổi, tự hào và đầy tìn tưởng ở đoạn sau

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

  

- Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ:

+ Em hiểu thế nào là sáng vằng vặc?(rất sáng soi rõ khắp mọi nơi)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1: Đêm nay....của các em.

Đoạn 2: Anh nhìn trăng....vui tươi.

Đoạn 3: Trăng đêm nay....các em.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bao la, man mác, mươi mười lăm năm nữa, chi chít,....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó:  Tết Trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường(đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

2.2 Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV đưa các câu hỏi theo phiếu giao việc:

+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em trong thời gian nào?

+ Đối với thiếu niên tết trung thu có gì vui?

+ Đvận gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì?

+ Trăng trung thu có gì đẹp?

+ Đoạn 1 nói lên điều  gì?

+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?

+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?

+ Nội dung đoạn 2 là gì?

- HS đọc thầm đoạn còn lại

+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?

+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?

+ Đoạn 3 cho em biết điều gì ?

+ Đại ý của bài là gì?

* GDKNS : Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em, các em cần luôn luôn cố gắng để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

- TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét

+ Anh nghĩ  vào thời điểm anh đvận gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.

+Trung thu là tết của các em, các em sẽ được phá cỗ, rước đèn.

+ Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em.

+ Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng…

1. Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của trẻ em.

 HS đọc bài và trả lời câu hỏi

+ Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa ruộng đồng cờ đỏ phấp phi bay trên những con tàu lớn .

+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.

2. Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi cá nhân

+Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.

+ Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới,....

3. Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.

* Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung

2.3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm 1 đoạn của bài tập đọc

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Luyện đọc diễn cảm đoạn "Anh nhìn trăng....to lớn, vui tươi"

-  GV nhận xét chung

4. Hoạt động vận dụng (1 phút)

+ Giáo dục QPAN: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm

- Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu suy nghĩ của mình.

- Trưng bày những tranh, ảnh đã sưu tầm để nói về sự đổi thay của đất nước.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                                 

 1. Kiến thức

- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,… trong cuộc sống hằng ngày.

   (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ Phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.

   - Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về một người biết tiết kiệm tiền của; có thể cho học sinh kể những việc làm của mình hoặc của các bạn về tiết kiệm tiền của)

3. Phẩm chất

- Có ý thức tiết kiệm tiền của

- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của

             - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân

* BVMT:- Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

* SDNLTK:- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng, dầu, gas,… chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

   - Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng năng lượng tiết kiệm năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.

* TT HCM:

Cần kiệm liêm chính

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: SGK Đạo đức 4, thẻ xanh đỏ.

   - HS: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi phóng viên,  đóng vai.

- KT: động não, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- Gv đặt vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?

-  Nêu bài học

- HS nối tiếp trả lời:  Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, …

- HS nêu bài học.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.

                     - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

                     - Biết bày tỏ ý kiến về tiết kiệm tiền của

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

Tìm hiểu thông tin

- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/11 và thảo luận câu hỏi SGK (t 12)

Thông tin:

- Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.

- Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.

- Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.

+ Qua xem tranh và các thông tin trên theo em cần phải tiết kiệm những gì?

+ Theo em có phải do nghèo nên cần phải tiết kiệm của công?

* GV: Sử dụng tiết kiệm như quần áo, sách vở, điện nước….trong cuộc sống hằng ngày là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần vào bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

  - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, YC HS cùng các bạn trao đổi, bày tỏ Phẩm chất về các ý kiến đã cho (Tán thành, không tán thành)

- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.

* Kết luận:

   + Các ý kiến c, d là đúng.

   + Các ý kiến a, b là sai.

3. Hoạt đông vận dụng (1p)

- Liên hệ giáo dục BVMT: Tiết kiệm tiền của là bảo vệ môi trường

- Liên hệ giáo dục TKNL

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- 1 HS đọc thông tin

- Thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:

+...tiết kiệm các nguồn năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, ga….; thức ăn, sách vở, đồ chơi…

+ Không vì tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước, chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

- HS bày tỏ Phẩm chất đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước

- HS liên hệ theo câu hỏi của GV

- Sưu tầm những mẩu chuyện về tính tiết kiệm của BH

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG

DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Nắm được những nét ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:

  + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.

   + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đón đánh quân Nam Hán.

   + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt chúng.

   + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

2. Kĩ năng

 - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Lược đồ trận Bạch  Đằng, tranh ảnh.

   - HS: SGK, vở ghi, bút,..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT:  Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu: (4p)

 

+ Hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?

-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành các bạn trả lời và nhận xét, bổ sung

+ Mùa xuân năm 40, ….

+ Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chvận tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất.

 

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)

* Mục tiêu:- Nắm được đôi nét tiêu biểu về Ngô Quyền

                   -  Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền

                  - Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

* Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ1: Tìm hiểu đôi nét về Ngô Quyền

 

- GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền:

a. £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây)

b. £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.

c. £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán.

d. £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua.

- GV nhận xét: Đáp án đúng: a, b, c.

- GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền.

- GV nhận xét và bổ sung: Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền mới xưng vương.

HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận BĐ

+ Theo em nguyên nhân nào dẫn đến trận Bạch Đằng?

 

  - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta … hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau:

+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?

+ Trận đánh diễn ra như thế nào?

+ Kết quả trận đánh ra sao?

- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ theo lược đồ

* GV:  Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938).

  - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm 2:

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?

+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

 

 

* GV: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

3. Hoạt động vận dụng (1p).

- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

                   Cá nhân

- HS đọc SGK (phần chữ nhỏ)

- HS điền dấu x vào trong PHT của mình, sau đó giơ thẻ màu theo quy ước với mỗi phương án.

- Vài HS nêu: NQ là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc.

Nhóm 4- Lớp

+ Được tin Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền báo thù…nước ta.

- HS làm việc nhóm 4 dưới sự điều hành của nhóm trưởng

+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh.

+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.

+ Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên…. không lùi được.

+ Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tủ trận, quân Nam Hán thất bại. Ta hoàn toàn thắng trận.

- HS thuật.

 

Nhóm 2 – Lớp

- HS các nhóm thảo luận và trả lời.

+ Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương.

+ Chấm dứt hơn 1000 năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

- Tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

......................................................................................................................................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

KHOA HỌC

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,…

- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.

- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:

        + Giữ vệ sinh ăn uống.

        + Giữ vệ sinh cá nhân.

        + Giữ vệ sinh môi trường.

2. Kĩ năng

- Nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh lây qua đường tiêu hoá để có cách phòng tránh

3. Phẩm chất

- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

*KNS: +Tự nhận tức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hóa (nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh phòng bệnh của bản thân)

           +Trao đổi ý kiến với các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng  đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
*GD BVMT:
Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Đồ dùng

- GV: +Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to nếu có điều kiện).

            + ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 5 tờ giấy A3.

- HS: Bút màu

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì.

 +Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì?

- GV nhận xét, khen/ động viên.

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

+ Ăn  quá nhiều,  hoạt động ít …

+ Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen vận động, tập thể dục, thể thao

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30p)

* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá. Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp

HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. .

+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó cảm thấy như thế nào?

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?

+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?

* GV: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.

HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.  

-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Có thể phòng bệnh đưòng tiêu hoá? Tại sao?

  + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?

+ Nêu cách phòng bệnh đường tiêu hoá?

 *GV: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

3. Hoạt động vận dụng (1p)

- Giáo dục KNS và BVMT

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân - Lớp

+ Lo lắng, khó chịu, mệt, đau, …

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.

+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Nhóm 4- Lớp

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4 sau đó trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Hình 1, 2 các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

+ Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.

+ Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, …

+ Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào, Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Ghi nhớ bài học

- HS thực hành giữ vệ sinh để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá

- Vẽ tranh cổ động 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường. 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

                                                           CHÍNH TẢ

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhớ viết lại chính xác đoạn thơ trong bài từ " Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn...đến hết", trình bày đúng các dòng thơ lục bát.

- Hiểu nội dung đoạn cần viết

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có phụ âm đầu tr/ch, tìm được các từ chứa tiếng chí/trí mang nội dung cho trước

2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

- Tính trung thực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (2p)

 

 

 

 

- GV đánh giá, nhận xét

- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động.

- 2 HS lên bảng thi viết các từ: đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, bỡ ngỡ, dỗ dành,  mũm  mĩm, ...

2. Hoạt động tìm hiểu bài(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết theo thể thơ lục bát.

* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

a. Trao đổi về nội dung đoạn nhơ-viết

- Gọi HS đọc thuộc bài viết.

- Yêu cầu thảo luận nhóm 2:

+ Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì?

+ Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?

+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Phát hiện những chữ dễ viết sai?

- Lưu ý khi trình bày thể thơ lục bát

- 2, 3 học sinh đọc.

- HS thảo luận (2p) và báo cáo trước lớp

+Thể hiên Gà là con vật thông minh.

+ Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới đẻ dưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng.

+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào.

+ hồn lạc phách bay, quắp đuôi, khoái chí, co cẳng....

- Hs viết nháp từ khó.

- HS đọc từ viết khó

- 1 hs đọc lại bài viết. Cả lớp đọc 1 lần

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

3.1 Viết bài chính tả: (20p)

* Mục tiêu: Hs nhớ - viết tốt bài chính tả theo thể thơ lục bát.

* Cách tiến hành:

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết

Lưu ý HS:

+Viết hoa tên riêng là gà Trống và Cáo.

+Lời nói trực tiếp của gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm mở ngoặc kép.

- GV giúp đỡ các HS M1, M2

- HS nhớ - viết bài vào vở

3.2. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

3.3. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tìm được các tiếng bắt đầu bằng "tr/ch",

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Điền vào chỗ trống những chữ bắt đầu bằng tr/ch

- Gọi hs đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 3a

 

 

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

Đáp án : trí tuệ - phẩm chất  - trong lòng đất- chế ngự- chinh phục- vũ trụ - chủ nhân.

- 1 hs đọc to đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

Cá nhân- Lớp

Đáp án: a. ý chí

              b. trí tuệ

- Viết 5 tiếng, từ chứa ch/tr

- Phân biệt chuyện/truyện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

                                                        KĨ THUẬT

KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

  1. Kiến thức:  Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.

 2. Kĩ năng:   Khâu được các mũi khâu đột thưa .Cac mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bi dúm.

3. Năng lực , phẩm chất:

Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa . Cac mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bi dúm

GDHS cẩn thận khéo léo

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-         Vải trắng 20 x 30cm.

-         Chỉ màu, kim, kéo, thước, phấn.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động: 5p

-  HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.

2. Hình thành kiến thức mới:

Giới thiệu bài:

Hoạt động 1:   Hướng dẫn: 5p

Hoạt động 2:  HS thực hành  : 20p

- GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách:

-         Bước 1: Vạch dấu đường khâu.

-         Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành.

- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.

+ Hoạt động 2: 5P  Đánh giá kết quả học tập.

- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.

.

- GV nhận xét

3. Hoạt động ứng dụng (5p)

 

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.

- HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa.

     

- HS tự đánh giá sản phẩm.

-         Đường vạch dấu thẳng.

-         Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu.

-         Đường khâu tương đối phẳng

-         Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau.

-         Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.

- Tìm thêm các cách khâu khác

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

.........................................................................................................................

                                 Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2021

TOÁN

BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

2. Kĩ năng

- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.

3. Phẩm chất

- Học tập tích cực, tính toán chính xác

4. Góp phần phát triền các NL:

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề

* Bài tập cần làm:  Bài 1, bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc trên băng giấy.

            + GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).

   - HS: Sgk, bảng con, vở

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời câu hỏi:

+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng

+ Lấy VD minh hoạ tính chất này

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Mục tiêu: Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ , giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

*Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 2 - Lớp

2.1.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ

  -GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.

+ Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?

- Yêu cầu HS thay các chữ a, b, c bằng số thích hợp và tính số cá của cả 3 bạn trong từng trường hợp

+ Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?

* a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.

+ Biểu thức 3 chữ có đặc điểm gì?

2.2 Giá trị của biểu thức chứa ba chữ

  -Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được mấy giá trị của BT a+b+c?

- Yêu cầu lấy VD 1 biểu thức có chứa 3 chữ và tính 1 giá trị của BT đó

-HS đọc.

+Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.

- HS thực hành cá nhân- Chia sẻ lớp

+ Cả ba người câu được a + b + c con cá.

- HS nhắc lại

+ Có chứa 2 chữ và các dấu phép tính (kèm theo số)

+Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.

- HS thực hành cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Lớp

3. Hoạt động thực hành:(20p)

* Mục tiêu: Biết cách tính giá trị của biểu thức theo giá trị cụ thể của chữ.

* Cách tiến hành:.

Bài 1:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.

 - GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS (5-7 bài)

 + Mỗi lần thay a, b, c bằng 1 số , ta tính được bao nhiêu giá trị của BT a+b+c?

Bài 2

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn mẫu như Sgk sau đó tự làm bài.

+ Mọi số nhân với 0 đều bằng bn?

+ Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được mấy giá trị của BT  a x b x c?

Bài 3 + Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

4, HĐ vận dụng (1p)

 

5. HĐ sáng tạo (1p)

Cá nhân- Lớp

+Tính giá trị của biểu thức.

+Biểu thức a + b + c.

-HS làm vở.

-Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 22.

-Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là 36.

+ Tính được 1 giá trị của BT

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

- HS làm vào nháp- Đổi chéo kiểm tra – 2 HS lên bảng.

+Đều bằng 0.

+Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c.

- HS làm bài vào vở Tự học.

Bài 3:  HS tiến hành so sánh giá trị của từng cặp BT trong mỗi phần a, b, c

Bài 4: Công thức tính chu vi

         P = a+b+c

- HS vận dụng tính chu vi trong từng trường hợp

- Hoàn thành các bài tập tương tự trong vở BTT

- Lập công thức tính chu vi tam giác đều có cạnh là a

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam;

2. Kĩ năng

- Hs biết viết tên người, tên địa lí Việt Nam, địa chỉ gia đình theo đúng quy tắc viết hoa

- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).

3. Phẩm chất

- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Phiếu học tập, bảng phụ.

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:   Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

 - Lấy VD về DT riêng

- GV chuyển ý vào bài mới.

- 2 HS lên bảng lấy VD                     

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15p)

* Mục tiêu: HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

a. Nhận xét

+ HS quan sát và nhận xét cách viết.

+Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.

+Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng

Vàm Cỏ Tây.

+ Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng được viết ntn?

+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?

b. Ghi nhớ

     Cá nhân-Lớp

- Quan sát, nhận xét cách viết.

+ Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

 + Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng.

+ Viết hoa chữ cái đầu của  mỗi tiếng

- 2 HS đọc ghi nhớ

- HS lấy VD về tên người, tên địa lí VN

3, Hoạt động thực hành (20p)

*Mục tiêu: HS biết cách viết hoa tên người, tên địa lí VN trong thực tế.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp

Bài tập 1:

- Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình.

- GV nhận xét, chốt ý         

Bài tập 2:

- Gọi hs nxét cách viết của bạn.

Bài tập 3:

 Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề

- GV nxét, tuyên dương h/s.

 

4. Hoạt động vận dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1)

- H/s đọc to, cả lớp theo dõi.

- Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp làm vào vở.

VD: Nguyễn Việt Hùng

  Địa chỉ: Thôn Ân Thi 3, xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

- Gọi HS nhận xét

- H/s đọc y/c, cả lớp lắng nghe.

- Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào vở.

Xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên.

- Hs nhận xét bạn viết trên bảng.

Bài tập 3

- H/s đọc y/c.

- Làm việc theo nhóm.

Thành phố Hưng Yên.

Huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động,...

- Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em ( Phố Hiến, Chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng; Đền Ủng, Đền Đa Hòa...)

- Viết tên của 10 bạn trong lớp em

- Viết tên thủ đô của 10 nước trên thế giới.

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

KỂ CHUYỆN

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

2. Kĩ năng:

- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK) ; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng (do GV kể)

3. Phẩm chất

- Biết ước mơ để có niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...

* BVMT: Giá trị của môi trường thiên nhiên  với cuộc sống của con người

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Tranh minh họa từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK (phóng to nếu có điều kiện).

             + Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn.

             +Giấy khổ to và bút dạ.

   - HS: - Truyện đọc 4, SGK.

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, đóng vai, thảo luận nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, khăn trải bàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- HS hát bài Ước mơ

- GV chuyển ý bài mới

- TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động nghe-kể:(8p)

* Mục tiêu: HS nghe kể nhớ được nội dung câu chuyện

* Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp

- Hướng dẫn kể chuyện.

- GV kể 2 lần:

+Lần 1: Kể nội dung chuyện.

Sau khi kể lần 1, GV yêu cầu HS giải thích một số từ ngữ khó hiểu trong truyện.

+Lần 2: Kể kèm tranh minh hoạ

- HS theo dõi

- Hs lắng nghe Gv kể chuyện.

- Giải thích các từ ngữ khó.

-HS lắng nghe và quan sát tranh

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

Thực hành kể chuyện:(15p)

* Mục tiêu: HS kể được nội dung câu chuyện theo lời kể của mình.

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

- Yêu cầu HS đọc y/c của từng bài tập.

 - Nhắc nhở học sinh trước khi kể:

  + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy.

- GV đánh giá phần chia sẻ  của nhóm

* Nhận xét bình chọn bạn kể hay.

- Lớp trưởng điều khiển các bạn kể trong nhóm 4

+ HS làm việc cá nhân sau đó chia sẻ phần kể chuyện của mình trong nhóm – Chia sẻ trước lớp

- Cả lớp theo dõi

- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay

4. Hoạt động vận dụng

Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:(10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện và có ý thức bảo vệ môi trường.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Cả lớp

- GV phát phiếu học tập có in sẵn các câu hỏi

- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo dưới sự hướng dẫn của GV:

+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?

+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người ntn?

+ Em hãy tìm kết thúc vui cho câu chuyện trên?

*Gv: Có lẽ trời phật rủ lòng thương, cảm động trước tấm lòng vàng của chị nên đã khẩn cầu cho chị sáng mắt như bao người. Năm sau mắt chị sáng lại nhờ phẫu thuật.

   Cuộc sống hiện nay của chị thật hạnh phúc và êm ấm. Mái nhà của chị lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười của trẻ  thơ.

+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?

* GDBVMT :  GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đêm đến niềm hi vọng tốt đẹp)

- HS thảo luận trong nhóm 4 các câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng – Chia sẻ nội dung trước lớp

+ Cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh

+ Cô là người nhân hậu, sống vì người khác có tấm lòng nhân ái bao la.

+ Mấy năm sau cô bé ngày xưa tròn 15 tuổi. Đúng đêm rằm ấy cô đã ước cho đôi mắt của chị Ngần sáng lại...

+Trong cuộc sống chúng ta nên có lòng nhân ái bao la, biết thông cảm và sẻ chia những đau khổ của người khác. Những việc làm cao đẹp sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chính chúng ta và mọi người

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Tìm trong sách Truyện đọc 4 các câu chuyện cùng chủ điểm.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

                                                          KHOA HỌC

BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?; ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH

A. BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?;

I.  YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi,đau bụng, nôn, sốt,...

- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

2. Kĩ năng: - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

3. Phẩm chất: - HS biết quý trọng và bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

*Giáo dục KNS : Tự nhận thức, tìm kiếm sự giúp đỡ.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các hình trong SGK

 - HS: Vở, SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

             HOẠT ĐỘNG CỦA GV

                 HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:  5p

  1) Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó ?

  2) Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

  - GV nhận xét

3. Hình thành kiến thức mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.15p

KNS : Tự nhận thức

òCách tiến hành:

  - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

  - Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau :

   + Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.

   + Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.

    - Nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt.

c. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh. 5p

ò Cách tiến hành:

  - Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng.

  - GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.

* Kết luận

d. Hoạt động 3:   Vận dụng: 10p

KNS : Tìm kiếm sự giúp đỡ.

          Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !” 

  - Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.

  - GV nhận xét , tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt.

e. Hoạt động sáng tạo:

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe và trả lời.

 HS suy nghĩ và trả lời. HS khác lớp nhận xét và bổ sung.

1) Em đã từng bị mắc bệnh gì ?

  2) Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ?

  3) Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em ohải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?

  - Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau.

ò Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

ò Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ?

ò Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt.

ò Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ?

-         Em tập làm Bác sĩ khám bệnh

B. ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH

I.  YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

  1. Kiến thức: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

   2. Kĩ năng: - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

                      - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.

3. Phẩm chất: . - Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.

 *Giáo dục KNS : Tự nhận thức, ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Các hình trong SGK

 - HS: Vở, SGK, SBT

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

     HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Hình thành kiến thức mới:

   Hoạt động 1:10p  Chế độ ăn uống khi bị bệnh.

KNS : Tự nhận thức.

òCách tiến hành:

  - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

  - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và TLCH:

 - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.

 - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.

* Hoạt động 2:  10p  Thực hành:

Chăm sóc người bị tiêu chảy.

òCách tiến hành:

  - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

  - Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.

  - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.

  - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

 - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.

* Kết luận:

* Hoạt động 3: 15p  Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.

KNS : Ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

òCách tiến hành:

  - GV tiến hành cho HS thi đóng vai.

  - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

  - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.

  - GV gọi các nhóm lên thi diễn.

  - GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.

* Giáo dục BVMT

* Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống có liên quan đến vệ sinh ăn uống và môi trường

* Hoạt động sáng tạo:

- HS lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

  1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào

  2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?

 3) Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?

  4) Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?

  5) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?

- Đại diện các nhóm trả lời.

  - Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm.

Các nhóm khác theo dõi, bổ sung

-  HS đọc.

- Tiến hành thực hành nhóm.

- Nhận đồ dùng học tập và thực hành.

- 3 đến 6 nhóm lên trình bày.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- Người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- HS lắng nghe và thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

.........................................................................................................................

 ......................................................................................................................

 
   

 

Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG; LUYỆN TẬP

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

I, Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng.

2. Kĩ năng: Bước đầu sử dụng được  tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính .

- Làm được bài tập 1a( dòng 2,3), 1b( dòng 1,3); bài 2.

-Bài 3 h/d học sinh khá giỏi thực hiện (nếu còn thời gian ).

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Bảng nhóm ( bài 4)

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thực hiện bảng con, bảng nhóm.

- KT:   đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III, Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1, Khởi động:5P

- Tính giá trị của biểu thức:

a – b + c

với a = 15, b = 7, c = 2.

- Nhận xét và tuyên dương.

2,Hijhf thành kiến thức mới.

 Giới thiệu bài.

,Hoạt đồn1 Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng:10p

- G.v kẻ bảng:

- H.s làm bảng con.

- H.s tính giá trị của các biểu thức.

a

b

c

( a + b) + c

a + ( b + c)

5

4

6

(5 + 4) + 6 = 9 + 6 + 15

5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15

35

15

20

(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70

35 +(15 + 20) = 35 + 35 = 70

28

49

51

(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128

28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128

- Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a + b) + c với a + (b + c) sau mỗi lần thay giá trị của a, b, c?

- HD H.s nêu kết luận: khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và ba.

Hoạt động thực hành:15p

Bài 1:Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- Hướng dẫn Hs thực hiện.

- Chữa bài, nhận xét.

- H.s so sánh:

(a + b) + c = a + (b + c)

- H.s phát biểu tính chất.

- H.s nêu yêu cầu của bài.

- H.s làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.

a, 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501)

                                  = 4367 + 700

                                  = 5067

    4400 + 2148 + 252 = 4400 + (2148 + 252)

                                    = 4400 + 2400

                                    = 6800

b, 921 + 898 + 2079 = (921 + 2079) + 898

                                  = 3000 + 898

                                  = 3898

    467 + 999 + 9533 = (467 + 9533) + 999

                                  = 10000 + 999

                                  = 10999

Bài 2:

- Hướng dẫn h.s xác định yêu cầu của bài.

- Chữa bài, nhận xét.

Ngày đầu:   75 500 000 đồng

Ngày thứ 2: 86 950 000 đồng     ... đồng?

Ngày thứ 3: 14 500 000 đồng

 * Bài 3: Viết số hoặc chữ thích hợp.(Hd hs khá, giỏi).

- Chữa bài, nhận xét.

Hoạt động vận dụng

+ Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng.

Hoạt động sáng tạo

- H.s đọc đề, xác định yêu cầu của bài.

- H.s tóm tắt và giải bài toán.

                        Bài giải:

Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được số tiền là:

 (75 500 000 + 14 500 000) + 86 950 000 = 176 950 000 (đồng)

     Đáp số: 176 950 000 đồng.

- H.s nêu yêu cầu của bài.

- H.s thi điền nhanh trên bảng

a, a + 0 = 0 + a.

b, 5 + a = a + 5

c, ( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2) = a + 30.

- 2 H.s nhắc lại.

- Tìm một số dạng toán  về tính chất kết hợp

LUYỆN TẬP

IYÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.  Kiến thức và kĩ năng:

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách  thuận tiện nhất .

-         Bài tập cần làm : bài 1(b); 2(dòng 1,2); 4(a)

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Bảng nhóm ( bài 4)

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thực hiện bảng con, bảng nhóm.

- KT:   đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 Hoạt động: Thực hành: 30p

Bài tập 1:

-         Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.

-         Lưu ý HS khi cộng nhiều số hạng: ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, sau đó viết dấu gạch ngang

-         Bài tập 2:

-         GV yêu cầu HS khi trình bày phải nêu dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? (có thể hỏi trước khi HS làm bài đầu tiên, các bài sau tự làm và nêu khi trình bày)

Bài tập 3:

Bài tập 4:

Hoạt động vận dụng

-      GV hỏi lại tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.

Hoạt động sáng tạo:

-         HS làm bài

-         Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả

-         HS làm bài  -  HS sửa

-         HS làm bài -   HS sửa bài

-         HS làm bài   -  HS sửa bài

-    HS nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng.

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

.........................................................................................................................

......................................................................................................................

TẬP ĐỌC

Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

   1. Kiến thức

- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2, trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên, tươi vui.

3. Phẩm chất

- GD học sinh có niềm mơ ước ca đẹp, chính đáng và quyết tâm biến mơ ước thành hiện thực

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70, 71 SGK (phóng to)

            + Bảng lớp ghi sẵn các câu, đoạn cần luyện đọc.

            + Kịch bản Con chim xanh của Mát- téc- lích (nếu có).

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (3p)

 

- GV dẫn vào bài mới

-TBVN điều hành lớp hát và vận động tại chỗ

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1 Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng hồn nhiên, tươi vui

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

  

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3  đoạn:

+Đoạn 1: Lời thoại của Tin Tin với em bé thứ nhất.

+Đoạn 2: Lời thoại của Mi-tin và Tin Tin với em bé thứ nhất và em bé thứ hai.

+Đoạn 3: Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (sáng chế , thuốc trường sinh, Mi-tin, Tin Tin,  )

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

2.2.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung từng màn kịch

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 màn kịch

Màn 1:

+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?

+ Tin – tin và Mi – tin đi đến đâu và gặp những ai?

+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?

+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?

+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?

+ Màn 1 nói lên điều  gì?

Màn 2:

+ Câu chuyên diễn ra ở đâu ?

+ Em thích gì ở Vương quốc tương lai?

+ Màn 2 cho biết điều gì?

+ Nội dung của cả hai đoạn kịch này là gì ?

- GV ghi nội dung lên bảng.

- HS trong nhóm lớn tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi vào phiếu giao việc

- TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Câu chuyện diễn ra ở công xưởng xanh.

+Tin – tin và Mi – tin đi đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với các bạn nhỏ sắp ra đời.

+ Vì những bạn nhỏ ở đây hiện nay chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kỳ lạ trong cuộc sống.

+ Các bạn sáng chế ra:

    +  Vật làm cho con người hạnh phúc

    + ba mươi vị thuốc trường sinh

    + Một loại ánh sáng kỳ lạ

    + Một cái máy biết bay trên không như chim.

+ Thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh  sáng, trinh phục được vũ trụ

1. Những phát minh của các bạn nhỏ thể hiện ước mơ của con người..

+ Câu chuyện diễn ra trong khu vườn kỳ diệu.

+ Em thích những lọ thuốc trường sinh./

+Em thích các bạn nhỏ ở đây vì...

+ Em thích mọi thứ....

2.Giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc tương lai.

*Đoạn kịch nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở vương quốc tương Lai..

- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung

2.3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm và đọc phân vai bài TĐ.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng các nhân vật.

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động vận dụng (1 phút)

- Qua bài đọc, em rút ra bài học gì?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS thảo luận phát hiện lời của nhân vật: vui tươi, hồn nhiên

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai từng màn kịch.

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu suy nghĩ của mình

-  Nói về những ước mơ của em.

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).

2. Kĩ năng

- Hs biết xây dựng một đoạn văn dựa vào cốt truyện có sẵn.

3. Phẩm chất

- Tự giác, làm việc nhóm tích cực.

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh hoạ truyện: “Vào nghề”, bảng nhóm. Bảng phụ, phiếu học tập thống kê các lỗi.

   - HS: Vở BT, bút,...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp.

- KT:    đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu:(5p)

 - HS hát khởi động

- Nhận xét, dẫn vào bài mới

 

- TBVN và TBHT điều hành

- 1 HS kể lại truyện Ba lưỡi rìu

2. . Hoạt động luyện tập, thực hành: (27p)

* Mục tiêu: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).

                     - HS biết xây dựng một đoạn văn dựa vào cốt truyện có sẵn.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Đọc cốt truyện

+ Nêu sự việc chính của từng đoạn? 

- Gọi học sinh đọc lại các sự việc chính. Bài tập 2

- Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yêu cầu các nhóm đọc đoạn văn của nhóm mình thảo luận.

3. Hoạt động vận dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

-  1 HS đọc cốt truyện Vào nghề

*Đoạn 1: Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiêt mục phi ngựa đánh đàn .

*Đoạn 2: Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa.

*Đoạn 3: Vai-li-a  đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.

*Đoạn 4: Va-li-a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước.

- Học sinh đọc

- Học sinh đọc đoạn chưa hoàn chỉnh.

- Học sinh thảo luận nhóm 4, viết đoạn văn (Mỗi nhóm 1đoạn)

VD Đoạn 1

  Nô - en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

 Chương trình xiếc hôm ấy, em thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.

  Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

- Nối tiếp các nhóm chia sẻ đoạn văn của nhóm mình

- Viết lại những đoạn em chưa ưng ý

- Kể lại toàn bộ câu chuyện Vào nghề.

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐỊA LÍ

MỘt sỐ dân tỘc Ở Tây Nguyên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,…) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

2. Kĩ năng

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.

   * HS năng khiếu:  Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.

3. Phẩm chất

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.

- HS: Vở, sách GK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động mở đầu: (5p)

 

+ Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên?

+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?

- Nhận xét, khen/ động viên.

- GV chốt ý và giới thiệu bài

- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:

+ Cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, Pleiku.

+ Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài…Mùa khô trời nắng gắt…

 

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)

* Mục tiêu: Biết Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống và những nét độc đáo trong sinh hoạt của họ....

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

HĐ 1: Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc sinh sống:

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:

+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?

+ Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?

+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?

+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?

*GV: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên:

- GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?

+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông. (Nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)

+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?

- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.

Hoạt động 3: Trang phục, lễ hội:

  - GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn mặc như thế nào?

+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.

+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?

+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?

+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?

+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?

* GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

3. Hoạt động vận dụng (2p)

- Em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết các dân tộc ở TN cũng như tình đoàn kết của các dân tộc trên toàn đất nước VN?

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

                  Cá nhân-Lớp

+ Các dân tộc sống ở Tây Nguyên: Giarai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng, Tày, Nùng, Kinh, …

+ Trong các dân tộc trên, dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là dân tộc Giarai, Ê- đê, Ba- na, Xơ- đăng. Còn các dân tộc từ nơi khác đến là Tày, Nùng, Kinh.

+Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm  riêng biệt như tiếng nói, tập quán, một số nét văn hoá.

+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang cùng chung sức xây dựng Tây Nguyên giàu đẹp hơn.

Nhóm 2- Lớp

- HS thảo luận theo nhóm 2

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có một ngôi nhà rông.

+ Nhà rông là ngôi nhà chung nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn mỗi nhà rông của mỗi dân tộc đều có nét riêng biệt riêng về hình dáng và cách trang trí….

+ Nhà rông cáng to đẹp thì chvận tỏ buôn cáng giàu có, thịnh vượng

         Nhóm 4 – Lớp

- HS đọc SGK.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nam thường đóng khố, nữ thường mặc quần váy. Trang phục ngày hội được trang hoa văn …

+Mỗi dân tộc đều có nét riêng biệt về trang phục truyền thống của họ.

+Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hay sau vụ thu hoạch.

+ Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, ..

+  Múa hát, uống rượu cần

+ Đàn tơ- rưng, đàn krông- pút, cồng, chiêng, …

-

Tình đoàn kết biểu thị chúng ta chung 1 nguồn gốc, chung 1 ý chí, luôn luôn sát cánh bên nhau chống lại mọi kẻ thù

- Sưu tầm tranh ảnh về cồng, chiêng và nhà rông ở Tây Nguyên

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN

A. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức và kĩ năng:

Giúp HS rèn kỹ năng đọc và củng cố kiến thức về danh từ riêng , củng cố cách văn kể chuyện .

2. Năng lực và phẩm chất:

- Hợp tác nhóm , chia sẽ hoàn thành bài tập

GD HS  sự tốt bụng của Dế Nhỏ đã được đền bù xứng đáng

B. Đồ dùng dạy- học

- Vở bài tập Thực hành.

C. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Khởi động:5p

Kiểm tra : Vở BT thực hành

III Hình thành bài mới:

 Hoạt động : 1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC

2. Y/c HS đọc

3. Hoạt động làm bài tập: 30p

Bài tập tiết 1: 30P

  - GV nhận xét, chốt ý đúng

 - GV nhắc lại ý nghĩa câu chuyện :

 Lòng tốt của Dế Nhỏ đã được đền bù xứng đáng .

Bài tập tiết 2:30P

 - BT1 : GV yêu cầu HS đọc  BT1

  - GV nhận xét, chốt  ý đúng:

      Bài tập 2 : Yêu cầu 1 HS đọc đề

DẾ HỎ VÀ NGỰA MÙ và chia đoạn.

Thượng đế tặng quà : Ngựa Mù đến chậm : Dế Nhỏ hỏi chuyện Ngựa Mù : Dế Nhỏ lên trời giúp Ngựa Mù : Phần thưởng cho Dế Nhỏ : Chữa mắt cho Ngựa Mù : Cây đàn của Dế Nhỏ :

      Bài tập 3 : Yêu cầu 1 HS đọc đề

Điền câu vào chỗ trống thích hợp để hoán thành truyện GIẤC MƠ CỦA CẬU BÉ RÔ –BỚT

- GV yêu cầu HS ghi vào vở. Chấm điểm

IV Hoạt động ứng dụng.

1. Củng cố: - Từ ghép, từ láy – Xây dựng cốt truyện.

 V. hoạt động sáng tạo

 - Hát

 - Nghe, mở sách

 - 1 em đọc , cả lớp đọc thầm

 -HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi:

BT2 : a/ Đáp án 1 –  b/ Đáp án 1

 –  c/ Đáp án 1 –  d/ Đáp án 2 –  e/ Đáp án 1 – 

-         1-2 học sinh nhắc lại

BT3 : Danh từ riêng :

a/ Đáp án 1 –  b/ Đáp án 3

 - HS lắng nghe và thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời :

Mai, Lan, Yên Tử , Uông Bí, Quảng Ninh, ......

HS lắng nghe,

HS thảo luận nhóm 4 và làm bt 10 phút.

=>  “ .......suốt đời ”

=>  “ Chú Ngựa Mù .......buồn bã ”

=>  “ Đúng lúc ấy ....... đôi mắt ”

=>  “ Dế vội .......  mắt cho Ngựa Mù ”

=>  “  Khi Dế ....... chiếc vĩ cầm  ”

=>  “  Dế bay ....... không lấy dây ”

=>  “  Ngựa dứt ....... muôn loài  ”

HS lắng nghe,

HS thảo luận nhóm 4 và làm bt 10 phút.

1 –c , 2 – b , 3 – d , 4 – a , 5 – e.

 - Lớp làm bài  vào vở bài tập

 - 1-2 em đọc bài đúng

 - Lớp nhận xét cách sửa

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

.........................................................................................................................

     .......................................................

Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2021

TOÁN

TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU; LUYỆN TẬP

A. TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG  VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ

IYÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-      Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.

-      Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

-      Bài tập cần làm : bài 1; 2

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-         Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

     HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

           HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động1:  15P  Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.

-      GV yêu cầu HS đọc đề toán.

- Đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì?             

a.Tìm hiểu cách giải thứ nhất:

-      Nếu bớt 10 ở số lớn thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa lấy  tấm bìa che bớt đoạn dư ở số lớn)

-      Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?

-      Vậy 70 – 10 = 60 là gì? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: hai lần số bé: 70 – 10 = 60)

-      Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: Số bé là: 60 : 2 = 30)

-      Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào? (HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV ghi bảng)

-      Yêu cầu HS nhận xét cách giải thứ nhất - Rồi rút ra quy tắc:

b.Tìm hiểu cách giải thứ hai:

-      Nếu tăng 10 ở số bé thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa vẽ thêm vào số bé cho bằng số lớn).

-      Khi tổng đã tăng thêm 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?

-      Vậy 70 + 10 = 80 là gì? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: hai lần số lớn: 70 + 10 = 80)

-      Hai lần số lớn bằng 80, vậy muốn tìm một số lớn thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: Số lớn là: 80 : 2 = 40)

-      Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số lớn bằng 40, vậy muốn tìm số bé ta làm như thế nào?

-      Rồi rút ra quy tắc:

Hoạt động 2: Thực hành : 20P

Bài tập 1:

-         Yêu cầu HS ứng dụng quy tắc để giải

Bài tập 2:

Bài tập 3:

Bài tập 4:

- Yêu cầu HS tính nhẩm , rồi nêu cách tính

4. Củng cố – Dặn dò: 1P

-      Yêu cầu HS nhắc lại 2 quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó

-  Yêu cầu HS học thuộc quy tắc và xem trước bài tiếp theo ở nhà.

-         HS đọc đề bài toán

-         HS nêu và theo dõi cách tóm tắt của GV.

-         Tổng sẽ giảm: 70 – 10 = 60

-         Hai số này bằng nhau và bằng số bé.

-         Hai lần số bé.

-         Số bé bằng: 60 : 2 = 30

-         HS nêu

-         HS nêu tự do theo suy nghĩ.

-         Vài HS nhắc lại quy tắc thứ 1.

Bước 1: số bé = (tổng – hiệu) : 2

Bước 2: số lớn = tổng – số bé (số bé + hiệu)

-         Tổng sẽ tăng: 70 + 10 = 80

-         Hai số này bằng nhau & bằng số lớn.

-         Hai lần số lớn.

-         Số lớn bằng: 80 : 2 = 40

-         HS nêu

Bước 1: số lớn = (tổng + hiệu) : 2

Bước 2: so bé = tổng – số lớn ( số- hiệu)

-         Vài HS nhắc lại quy tắc .

-         HS tóm tắt và làm bài

-         Từng cặp HS sửa  kết quả

-         HS làm bài

+ Số lớn là 8 , số bé là 0 vì 8 + 0 = 0 + 8

= 8 , vậy số bé là 0 , số lớn là 8 .

-       HS nhắc lại 2 quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó

B. LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

-      Biết giải bài toán liên quan đến  tìm hai  số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Bài tập cần làm : bài 1( a,b); 2 ;4

-      HSKG làm them bài 3 và 5

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

                                             Bảng phụ - SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

      HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

      HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ:  5p   Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

-      GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà

-      GV nhận xét

2. Bài mới:

Hoạt động1: Thực hành   30p

Bài tập 1:

-         Yêu cầu HS tự làm tóm tắt rồi giải (tự chọn cách)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm , số lớn và số bé khi biết tổng và hiệu của chúng.

Bài tập 2:

-         Hướng dẫn tương tự bài 1

Bài tập 3*

Bài tập 4:

Hướng dẫn tương tự bài 2

4. Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò: 1p

-      Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

-         HS sửa bài

-         HS nhận xét

-         HS làm bài

-         Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả

-         HS làm bài:

Giải

Số tuổi của chị là:

(36 + 8) : 2 = 22 ( tuổi)

Số tuổi của em là:

22 – 8 = 14 ( tuổi)

Đáp số: chị 22 tuổi

                              Em: 14 tuổi

-         HSKG trình bày cách giải

-         HS đọc đề phân tích xác định dạng toán:  Tổng: 1200 sp

 Hiệu:120 sp

Số lớn là phân xưởng 2

Số bé là phân xưởng 1

-         Trình bày bài giải như bài 2

- HS nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYÊN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- HS luyện tập về viết tên người, tên địa lí Việt Nam đúng quy tắc.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1

- Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác học bài..

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: - Bảng ghi sẵn bài ca dao,vở BT Tiếng Việt.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p)

+ Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN

+ Lấy VD về tên người, tên địa lí VN

- Dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời-nhận xét

+ Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

+ 3 HS lên bảng lấy VD

2. Hoạt động luyện tâp, thực hành (30p)

* Mục tiêu: Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1. Viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1:

- Chia nhóm, phát phiếu và bút dạ.

- Gọi 3 nhóm lên dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.

- Gọi hs nhận xét, chữa bài.

                                               

 

Bài tập 2:

- Treo bản đồ địa lý VN lên bảng.

- Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta, viết lại các tên đó.

+ Tên các tỉnh?

+ Tên các Thành phố?

+ Các danh lam thắng cảnh?

+Các di tích lịch sử?

- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày.

3. Hoạt động vận dụng (1p)

 

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

           Nhóm 4- Lớp

- HS đọc to, cả lớp theo dõi.

- Nhận phiếu, bút và thảo luận theo nhóm 4 – Trình bày trước lớp

Đáp án:

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng Vải, Hàng Giấy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.

Nhóm 2 – Lớp

- HS đọc to yêu cầu, cả lớp theo dõi.

- HS làm việc nhóm- Báo cáo trước lớp

+ VD: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk.

+ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ...

+ Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở...

+ Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào...

- Trình bày phiếu của nhóm mình.

- Viết lại tên 10 tỉnh, thành phố trong cả nước vào vở Tự học

-

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.

2. Kĩ năng

- HS biết phát triển câu chuyện theo trí tưởng tượng cuả mình.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

* GDKNS : Tư duy sáng tạo phân tích , phán đoán ; Thể hiện sự tự tin ; Xác định giá trị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Một tờ giấy khổ to.

   - HS: Vở BT, sgk.

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng ; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian và kể lại được câu chuyện

* Cách tiến hành:

Đề bài: Trong giấc mơ, em được gặp một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

- Y/ cầu HS đọc gợi và trả lời các câu hỏi theo gợi ý để phát triển câu chuyện

+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?

+ Em thực hiện điều ước như thế nào?

+ Em nghĩ gì khi thức dậy?

* GDKNS: phân tich câu chuyện theo trí tưởng tượng, phán đoán  câu chuyện, và xác định sự tự tin và biết sắp xếp câu chuyện sự việc theo trình tự thời gian.

- Y/ cầu HS tự làm bài.

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Gọi HS nhận xét về nội dung và cách thể hiện.

3. Hoạt động vận dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân - Nhóm – Lớp

 - HS đọc, phân tích đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng

Đề bài: Trong giấc mơ, em được gặp một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

- Học sinh đọc

+ Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước…

+. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong con người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ 3 em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người kĩ sư giỏi.

+ Em thức dậy và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.

- Viết ý chính ra vở nháp.

- Kể cho bạn nghe trong nhóm 4

- Nhận xét, góp ý bổ sung cho chuyện của bạn.

- 5 đến 6 HS thi kể trước lớp.

- Kể lai câu chuyện cho người thân nghe

- Phát triển câu chuyện theo một hướng khác.  

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TIẾNG VIỆT*:  ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng tên người ,tên địa lý Việt Nam

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

                    Hoạt động của giáo viên

                   Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Hoạt động luyện tập:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Bài1/43:

 Đọc truyện “ Dế Nhỏ và Ngựa Mù”

GV đọc mẫu

Chốt lại

- Bài2/43:

 Chọn câu trả lời đúng

 a)Thượng đế cho phép các con vật  làm gì?

 b)Vì sao chú ngựa ngước nhìn trời buồn bã?

 c)Ai đã giúp chú ngựa xin thượng đế cho đôi mắt sáng?

 d)Vì sao chú dế không kịp nghĩ đến phần quà của mình?

e) Chú dế dùng cây đàn của Thượng Đế cho để làm gì?

 GV theo dõi chữa bài

Bài3/43:

 Chọn câu trả lời đúng.

a) Các tên riêng Lê Thánh Tông, Lương Như Hộc, Văn Lư trong truyện “ Can Vua” được viết như thế nào?

b) Tên riêng Thượng Đế trong truyện “Dế Nhỏ và Ngựa Mù” được viết như thế nào?

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

HS đọc

Luyện đọc theo cặp

4em đọc toàn bài

Lên thiên đường nhận quà.

Vì chú bị mù, không nhìn thấy gì

Dế nhỏ

Vì vội đi giúp ngựa mù

Để búng thành âm thanh, mang niềm vui đến cho muôn loài.

H trao đổi theo cặp để chọn câu trả lời đúng. Nối tiếp nêu...

HS đọc câu hỏi thảo luận t5heo nhóm đôi thống nhất kết quả

Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

Viết như viết tên người, tên địa lý Việt Nam.

Từng nhóm trả lời kết quả của nhóm mình.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

       
     
 
   

 

 

 

Thứ  sáu ngày 29 tháng 10 năm 2021

GỌC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT

I  -  MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn ,góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).

2. Kĩ năng: Vẽ được góc nhọn, góc tù, góc bẹt

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

-      Bài tập cần làm : bài 1; 2 ( chọn 1 trong 3 ý)

II  -  ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-      Ê – ke (cho GV & HS)

-      Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.

-      Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.

-       Phương pháp, kĩ thuật

-       PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập

-      KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

      HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

      HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.      Hoạt động mở đầu:(5p)

 

 

- GV dẫn vào bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15p)

-      GV phát cho HS giấy có vẽ sẵn các hình.

-      GV vẽ lên bảng và chỉ cho HS biết: Đây là một góc nhọn. Hướng dẫn cách đọc tên góc .

-      GV vẽ tiếp một góc nhọn lên bảng. Hỏi HS: đây có phải là góc nhọn không? Làm thế nào để biết đây là góc nhọn?

-      GV hướng dẫn HS dùng ê ke đo vào hình trong giấy để thấy: “góc nhọn bé hơn góc vuông”.

-      Tương tự giới thiệu góc tù.

-         Giới thiệu góc bẹt: từ góc tù cho tăng dần độ lớn đến khi hai cạnh của góc đó “thẳng hàng”, ta có góc bẹt (cần phải chỉ rõ cho HS đâu là đỉnh góc, đâu là hai cạnh của góc bẹt, lưu ý hai cạnh của góc bẹt thẳng hàng).

-      Yêu cầu HS dùng ê ke để thấy rõ “góc bẹt bằng hai góc vuông”

Hoạt động 2: Thực hành  :  20p

Bài tập 1:

-         Củng cố biểu tượng và cách đọc tên về góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt và quan hệ các góc đó với góc vuông.

Bài tập 2:

-         Yêu cầu HS nêu đúng hình tam giác, dùng ê ke để kiểm tra.

4. HĐ vận dụng (1p)

 

 

5. HĐ sáng tạo (1p)

 

- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN

- HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn và nêu nhận xét.

-         HS trả lời

 HS nêu ví dụ thực tế về góc nhọn

- HS thực hiện theo GV để phát hiện ra góc tù.

- HS so sánh góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn với nhau

-         HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại.

-         HS làm bài

-         Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả

 

- HS nhắc lại bài học.

- HS lắng nghe và thực hiện.

-   HS nhắc lại cch nhận dạng góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt và quan hệ các góc đó với góc vuông.

- Nhận diện các góc đã học trong một số hình

                                                       ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                                           

Toán*:

 ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Cũng cố kĩ năng  thực hiện quan sát biểu đồ.Tìm giá trị của các chữ số trong một số, ôn số đo thời gian.

2. Kĩ năng: Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Hoạt động luyện tập:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài1/40:

   Gọi HS nêu Y/C đề bài

   Dựa vào biểu đồ, hãy viết tiếp vào chỗ chấm:

         Khối lớp một góp được …quyển sách. Khối lớp 4 góp được…quyển sách.

    Khối lớp 2 góp được nhiều hơn khối lớp 3…quyển sách.Khối lớp 5 góp được ít hơn khối lớp 2…quyển sách.

  

   Chữa bài nhận xét

 

Bài2/40:Y/C học sinh đọc đề bài

   Viết số thích hợp vào chỗ chấm;

*Bồi dưỡng học sinh khá giỏi

Bài3/41: Nêu Y/C đề bài

   Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Bài4/41: Đố vui

 

 

 

 

 

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

-1 HS giải B

 Lớp giải vở

 Nhận xét

a)Khối lớp một góp được 60 quyển sách. Khối lớp 4 góp được 65 quyển sách.

b)Khối lớp 2 góp được nhiều hơn khối lớp 3 30 quyển sách.Khối lớp 5 góp được ít hơn khối lớp 2 5quyển sách.

c) Cả năm khối lớp góp được 295 quyển sách.

d) Trung bình mỗi khối lớp góp được 59 quyển sách.

1,2 Học sinh đọc

a) là: 6 709 599

b) là: 8 247 900

c) là: 500000; 9 000 000

HS đổi chéo vở để kiểm tra bài

a) khoanh vào C. 695 843

b) khoanh vào D.2095

c) khoanh vào D. 200

a) Đại thi hào Nguyễn Du sinh năm 1765. Năm đó thuộc thế kỷ XIII.

b) Năm 1965 tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc tôn vinh đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới. Năm đó thuộc thế kỷ XX

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

                                              ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                              HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

SINH HOẠT LỚP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-  HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.

-  HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.

- Sinh hoạt theo chủ điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:Tham gia trò chơi Bịt mắt đoán vật

- Gọi lớp trưởng lên điều hành:

2. Nội dung sinh hoạt:

a. Giới thiệu:

- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.

1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.

2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau.

3. Sinh hoạt theo chủ điểm

b. Tiến hành sinh hoạt:

*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần

Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.

- Nề nếp:

- Học tập:

- Vệ sinh:

- Hoạt động khác

GV:  nhấn mạnh và bổ sung:

- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.

- Sách vở, đồ dùng học tập

- Kĩ năng chào hỏi

? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?

? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?

*Hoạt đng 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần

- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)

- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ

- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp

- Học tập:  - Lập thành tích trong học tập

                  - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.

- Hoạt động khác

+ Chấp hành luật ATGT

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.

- Tiếp tục trang trí lớp học

 

 

 

- Lớp trưởng lên điều hành:

- Cả lớp cùng thực hiện.

- HS lắng nghe và trả lời.

- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:

+ Tổ 1

+ Tổ 2

+ Tổ 3

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6

+ Tổ 1

+ Tổ 2

+ Tổ 3

+ Tổ 4