Thư viện
kế hoạch bài dạy- lớp 2/1- tuần 3
TUẦN 3
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: HĐTN
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
………………………………………………..
Tiết 2,3: Đọc (Tiết 1+2)
BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG?
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc
- Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Các bức tranh thể hiện điều gì? + Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không? + Em thích được khen về điều gì nhất? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì? - GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). - HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi. + Đoạn 2: Phần còn lại - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,lên, … - Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25 - YC HS trả lời câu hỏi: - Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em? đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25. - Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu? - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên trình bày. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV nhận xét giờ học. |
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: + Voi em đã hỏi: Em có xinh không? C2: + Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm. C3: + Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!” C4: HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương - 1-2 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 4: Toán
TIẾT 11: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK - YC HS nêu cách tính nhẩm - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính? - YC HS thực hiện vở - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép thính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. *Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này. Bài 4: - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả. - YC HS thực hiện tính nhẩm - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm vở - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện a) 5 chục + 5 chục = 10 chục 50 + 50 = 100 7 chục + 3 chục = 10 chục 70 + 30 = 100 2 chục + 8 chục = 10 chục 20 + 80 = 100 b) Làm tương tự phần a - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện - HS đổi vở kiểm tra chéo - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài theo cặp - HS chia sẻ: Hai phép tính có cùng kết quả là: 30 + 5 và 31 + 4; 80 – 30 và 60 – 30; 40 + 20 và 20 + 40. - Tìm số thích hợp với dấu ? trong ô - 2-3 HS chia sẻ: - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS thực hiện: Bài giải Số hành khách trên thuyền có tất cả là: 12 + 3 = 15 hành khách Đáp số: 15 hành khách |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2022
Tiết 1:Toán
TIẾT 12: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh được các số có hai chữ số
- Viết đúng cách đặt tính
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng thực hiện phép cộng trừ và so sánh các số
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài và giải thích rõ kết quả. Vì sao đúng? Vì sao sai? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Các TH nào có thể tính nhẩm được? - Các TH còn lại đặt tính thẳng hàng, thẳng cột rồi thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - HD giúp đỡ HS lúng túng - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả với 50 rồi trả lời từng câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Nêu quy tắc tính cộng, trừ số có hai chữ số theo cột dọc? - HDHS tính nhẩm theo từng cột để tìm chữ số thích hợp. - HD mẫu câu a) + Ở cột đơn vị: 6 + 2 = 8, vậy chữ số phải tìm là 8 + Ở cột chục: 3 + 4 = 7, vậy chữ số phải tìm là 4 - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - YC HS làm bài vào vở - GV chữa bài - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - 1-2 HS nêu: 20 + 6; 57 – 7; 3 + 40 - HS làm vở - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp, chia sẻ kết quả: Phép tính có kết quả bé hơn 50: 40 +8; 90 – 50; 70 – 30 Phép tính có kết quả lớn hơn 50: 32 + 20; 30 + 40; 86 - 6 - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo hướng dẫn và chia sẻ kết quả -1-2 HS đọc - HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ Bài gải Số con bò nhà bác Bình có là: 28 – 12 = 16 (con) Đáp số: 16 con bò |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 2:Viết (Tiết 3)
CHỮ HOA B
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Bạn bè chia sẻ ngọt bùi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa B.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa B. + Chữ hoa B gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa B. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa B đầu câu. + Cách nối từ B sang a. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa B và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 4: Nói và nghe (Tiết 4)
EM CÓ XINH KHÔNG?
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh và kể với người thân về nhân vật voi trong câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: a. Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm. - GV có thể hỏi thêm: + Các nhân vật trong tranh là ai? + Voi em hỏi anh điều gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: Kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: + Cho HS đọc lại bài Em có xinh không? + Trước khi kể, em xem lại các tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những diễn biến tâm lí của voi em. + Kể cho người thân nghe những hành động của voi em sau khi gặp hươu con và dễ con, rồi sau khi về nhà gặp voi anh. Hành động của voi em sau khi nghe voi anh nói và cuối cùng, voi em đã nhận ra điều gì. - Em lắng nghe ý kiến của người thân sau khi nghe em kể chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. |
- 1-2 HS chia sẻ. - HS quan sát tranh, đọc thầm lời của voi anh và voi em trong bức tranh. - HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. + Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em hỏi voi anh em có xinh không? + Tranh 2: nhân vật là Voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; + Tranh 3: nhân vật là voi em và dế, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; + Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. - HS chia sẻ cùng các bạn. - HS trả lời. + Là voi anh, voi em, hươu, dê. + Em có xinh không? - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chiều thứ ba
Tiết 5: TN&XH
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.
- Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
-Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
-Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
3. Phẩm chất
- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 |
|||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS quan sát hình bạn trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Bạn trong hình bị làm sao? Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa? - GV dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày sẽ có những lúc chúng ta gặp phải trường hợp một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vậy lí do có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống a. Mục tiêu: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 7 SGK trang 14, 15 và trả lời câu hỏi: + Hãy nói thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình. + Hãy kể tên một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em.
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau a. Mục tiêu: - Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Nói được lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin sau: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
+ Thành viên trong nhóm thay phiên nhau đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn (bao gồm cả phần đong vai bác sĩ). - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.
|
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Bạn trong hình bị đau bụng, buồn nôn và muốn đi vệ sinh sau khi ăn đồ ăn, có thể bạn đã bị ngộ độc do thức ăn. - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình: Thức ăn bị thiu. Nước uống bị ruồi đậu vào. Dùng đồ ăn hết hạn sử dụng. Trái cây bị hỏng, thối. Cơm để lâu bị thiu. Dùng pin để nấu thức ăn. Dùng chất đốt như xăng, dầu nhớt để đun nấu. - Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em: sữa hết hạn sử dụng, thức ăn để lâu ngày, chén, đĩa, dụng cụ làm bếp bị bẩn.,...
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS lần lượt đóng vai, hỏi – đáp về lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. - HS trình bày:
- HS đóng vai bác sĩ nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống: - Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ? - Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần. - Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ? - Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu…. |
||||||||||||||||||||||||||||
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 6: Luyện Tiễng Việt
THỰC HÀNH
………………………………………………………
Tiết 7: HĐTN
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- SAO NHI ĐỒNG CỦA CHÚNG EM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình.
- Tham gia một số trò chơi để chia sẻ về hoạt động và ý nghĩa của Sao Nhi đồng đối với bản thân.
- Rèn luyện cho HS về ý thức, tinh thần, thái độ yêu Sao và yêu Đội; hình thành thói quen tốt, hành vi tốt đối với Sao và Đội; từ đó làm nền tảng cho các em tiến lên Đội, phấn đấu trở thành Đội viên tốt.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:
-Nêu được một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.
-Tham gia trò chơi, nâng cao tinh thần tập thể.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- SGK.
- Một số bài hát liên quan đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng.
b. Đối với HS:
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe bài hát liên quan đến đến Sao Nhi đồng: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì? + Em có muốn tham gia các hoạt động của Sao Nhi đồng không? - GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Sao Nhi đồng của chúng em. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về Sao Nhi đồng a. Mục tiêu: - Giới thiệu được về Sao Nhi đồng của mình. - Nhớ và nêu lại một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng. - Chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng. b. Cách tiến hành: (1) Thảo luận cặp đôi: HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi gợi ý sau: - Tên Sao của nhóm bạn là gì? Anh (chị) phụ trách Sao của bạn là ai? - Bạn có thích tham gia hoạt động sinh hoạt Sao không? Vì sao?
(2) Làm việc cả lớp: - GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp. - GV và HS nhận xét. GV khen ngợi một số cặp chia sẻ tốt và tự tin trước lớp. c. Kết luận:Khi sinh hoạt Sao Nhi đồng, các em sẽ được tham gia nhiều hoạt động tập thể, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Hoạt động 2: Tạo hình ảnh Sao của em a. Mục tiêu:HS tham gia trò chơi để rèn luyện và phát triển năng lực họp tác, nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể. b. Cách tiến hành: - GV phổ biến luật chơi: Mỗi Sao sẽ chọn cho mình một cách tạo dáng và chào ấn tượng trước lớp. Sao nào có cách tạo dáng sáng tạo, vui vẻ nhất sẽ là đội thắng cuộc. - GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với các thành viên trong một Sao. - GV hướng dẫn mỗi Sao sẽ thảo luận nhóm và lên trước lớp thể hiện cách tạo dáng của Sao mình. - GV và HS nhận xét và bình chọn nhóm tạo dáng ấn tượng nhất. c. Kết luận: Mỗi Sao là một tập thể nhỏ, cùng gắn bó, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện. Các em cần thể hiện tinh thần đoàn kết và vui vẻ giữa các thành viên trong Sao. |
- HS nghe các bài hát. - HS trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi. - HS trình bày. - HS lắng nghe luật chơi. - HS chia thành các nhóm. - HS thể hiện cách tạo dáng trước lớp. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2022
Tiết 3:Toán
TIẾT 13: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số để tìm số lớn nhất, số bé nhất.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS a) Tính kết quả của từng phép tính, tìm những phép tính có cùng kết quả b) Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả đó, tìm phép tính có kết quả bé nhất - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Tìm số ở ô có dấu ? dựa vào tính nhẩm. HD câu a) 1 chục cộng với mấy chục bằng 2 chục? Vậy số phải tìm là 10 - YC HS làm bài và nêu cách làm - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Tính lần lượt từ trái sang phải. - YC HS làm bài - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - YC HS làm vào vở - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS quan sát, nhận xét: + Hai hình đầu có: 12 + 4 + 3 = 19; 10 + 13 + 5 = 28. Vậy tổng 3 số ở 3 hình tròn bằng số ở trong hình tam giác. - YC HS thực hiện hình còn lại - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV đưa thêm 1 vài bài tương tự MRKT cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 1-2 HS đọc - 2-3 HS trả lời a) Những phép tính có cùng kết quả là 5 + 90 và 98 - 3 b) Phép tính 14 + 20 có kết quả bé nhất - 1-2 HS đọc - 2-3 HS trả lời - 1 chục cộng 1 chục bằng 2 chục - HS làm nhóm 4 chia sẻ kết quả. a) 10; b) 10; c) 20 d) 40 - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS chia sẻ: a) 50 + 18 – 45 = 68 – 45 = 23 b) 76 – 56 + 27 = 20 + 27 = 47 - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. Bài giải Số ghế trống trong rạp xiếc là: 96 – 62 = 34 (ghế) Đáp số: 34 ghế - HS đổi chéo vở kiểm tra. - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả Có: 33 + 6 + 20 = 59. Vậy số ở trong hình tam giác thứ ba là 59 |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 4,5: Đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: MỘT GIỜ HỌC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
- Biết mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Một giờ học. - YC HS đọc đoạn 1, đoạn 2 của bài, kết hợp trả lời câu hỏi: + Voi em hỏi anh, dê, hươu điều gì? + Voi anh đã nói gì khi thấy em có bộ sừng và râu giả? - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS: + Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen? + Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ... à...; Mẹ... ờ... bảo.). + GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang. - HDHS chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích + Đoạn 2: Tiếp theo đến thế là được rồi đấy! + Đoạn 3: Phần còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trước lớp, lúng túng, sáng nay... - HD HS đọc câu dài: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng. - Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - GV giải thích thêm nghĩa của một số từ: tự tin, giao tiếp. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.13. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc lời của nhân vật Quang. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.28. - Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.13. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13. - Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- Cả lớp hát và vận động theo bài hát. - HS chia sẻ ý kiến. - HS theo dõi - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm ba. - HS theo dõi - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. C2: Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế C3: Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng. C4: HS chia sẻ - HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp. - 2-3 HS đọc. - HS nêu: Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang - HS đọc. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2022
Tiết 1:Toán
TIẾT 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau, số hạng, tổng. Sắp xếp được bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Giải và trình bày được bài giải bài toán có lời văn
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Phát triển năng lục giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài dựa vào thứ tự của các số trên tia số - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích số thành tổng của số chục và số đơn vị - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS a) So sánh các số đã cho rồi viết theo thứ tự từ bé đến lơn b) Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho rồi tính tổng hai số đó. *Lưu ý: Có thể dựa vào thứ tự sắp xếp ở câu a để tìm nhanh số lớn nhất và số bé nhất. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - YC HS làm bài - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. - GV nhận xét, khen ngợi HS 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. a) 18, 20, 21, 23 b) 42, 44, 46, 47, 49 - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. a) 56 = 50 + 6; 95 = 90 + 5; 84 = 80 + 4; 72 = 70 + 2 b) 34 = 30 + 4; 55 = 50 + 5; 68 = 60 + 8; 89 = 80 + 9 - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài Số liền trước của 40 là 39, số liền sau của 40 là 41 Các ý còn lại tương tự - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện nhóm đôi lần lượt các YC hướng dẫn. - HS chia sẻ. a) 24, 37, 42, 45 b) 24 + 45 = 69 - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. Bài giải Số cây của lớp 2A trồng hơn lớp 2B là: 29 – 25 = 4 (cây) Đáp số: 4 cây - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS lắng nghe. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 2: Viết (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: MỘT GIỜ HỌC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Hoạt động 2: Bài tập chính tả. - Gọi HS đọc YC bài 2, 3. - HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.14. - GV chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp. - 1-2 HS đọc. - HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra. - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 3:Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm.
- Ghép các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm; đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu miêu tả người, tả vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Chú thỏ con - Chú thỏ con có những điểm gì nổi bật đáng yêu? - GV nhận xét, giới thiệu bài 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: + Những từ ngừ nào dưới đây chỉ đặc điểm? - YC HS làm bài vào VBT/ tr.14. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Ghép các từ ngữ ở bài 1 tạo thành câu chỉ đặc điểm. Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu chỉ đặc điểm. - YC làm vào VBT tr.14. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 2: Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS đặt câu theo mẫu ở bài 2. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS hát và vận động theo bài hát. - HS chia sẻ - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu: mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời: VD: quạt máy - làm mát; chổi - quét nhà; mắc áo - treo quần áo; nồi - nấu thức ăn; ghế - ngồi;... - HS làm bài. - HS đọc. - HS đặt câu (Bé Hà có đôi mắt đen láy). - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 4: TN&XH
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.
- Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
-Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
-Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
-Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
3. Phẩm chất
- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 2 |
|
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Những việc làm để phòng tránh và xử lí ngộ độc qua đường ăn uống khi ở nhà a. Mục tiêu: - Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà thông qua quan sát tranh ảnh. - Đề xuất những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộc độc. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu HS: + Quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 3 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống? + Em và các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Đóng vai xử lí tình huống a. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Nhóm chẵn: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc. + Nhóm lẻ: Tập cách ứng xử khi người nhà bị ngộc độc. + Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần đóng vai của các bạn - GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của HS. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh; cất giữ thuốc và đồ dùng cẩn thận. |
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: - Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống bằng cách: đạy lồng bàn mâm cơm khi chưa ăn; để thuốc vào tủ thuốc; cất giữ các chất tẩy rửa và hóa chất ở chỗ riêng, xa chỗ thức ăn và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn. - Để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống, em và các thành viên trong gia đình cần: Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; đạy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa; để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định. - HS lắng nghe, thực hiện phân vai và tập đóng trong nhóm. - HS trình bày: Con: Bố ơi, con buồn nôn và đau bụng quá. Bố: Chắc là do con vừa uống sữa lạnh quá hoặc hết hạn sử dụng rồi. Để bố lấy thuốc đau bụng cho con và theo dõi thêm. Nếu con không đỡ bố sẽ đưa con đế bệnh viện kiểm tra. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2022
Tiết 1:Toán
TIẾT 15: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.
- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lơn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; thẻ chữ số 0, 3, 5; phiếu phép tính Trò chơi “Ong về tổ”.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: a) Tính tổng của 32 và 6 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: B) b) Tính hiệu của 47 và 22 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: C) c) Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số liền trước của số đó là số nào? (Đáp án: A) d) Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? Số liền sau của số đó là số nào? (Đáp án: C) - GV nêu: + Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? + Muốn tìm hiệu hai số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS thao tác với Bộ đồ dùng Toán: + Lấy ra 3 thẻ chữ số 0, 3, 5. + Lập số có hai chữ số từ 3 thẻ. + Chia sẻ với bạn về các số mình vừa tìm được. + Tìm ra số lớn nhất và số bé nhất trong các số vừa lập được. + Tính hiệu của số lớn nhất và số bé nhất. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS nhận xét các vế so sánh: a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể. b) Cả hai vế đều là phép tính. => Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? - GV cho HS làm bài vào vở ô li. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 2.2. Trò chơi “Đưa ong về tổ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. |
- 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. + Các số: 30, 35, 53, 50. + Số lớn nhất: 50; số bé nhất: 30. + Tính hiệu: 53 – 30 = 23 - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài cá nhân. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi theo nhóm 4. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 3,4:Luyện viết đoạn (Tiết 9 + 10)
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC THƯỜNG LÀM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Học sinh quan sát tranh nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh.
- Viết 3 - 4 câu về việc em làm em thường làm trước khi đi học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu bản thân.
- Biết tự giác vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đồ dung học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: - Cho HS hát bài hát: Tập thể dục buổi sáng. ? Nêu tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng? - Nhận xét, giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh. Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát từng tranh theo câu hỏi gợi ý trong SHS. * Tranh 1: - GV lưu ý HS đoán xem thời gian thực hiện các hoạt động đó vào lúc nào. - GV và cả lớp nhận xét. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. *Tranh 2: Cách triển khai tương tự. + Bạn nhỏ đang làm gì? + Bạn nhỏ làm việc đó vào lúc nào? + Theo em, việc làm đó cho thấy bạn nhỏ là người thế nào? - GV triển khai tương tự với tranh 3 và 4. - GV nhận xét, tuyên dương HS của các nhóm hoạt động tích cực. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - YC HS thực hành viết vào VBT tr.15. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - Gọi HS đọc YC bài 1, 2. - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. |
- HS hát và vận động theo bài hát - HS chia sẻ - 1-2 HS đọc. Tranh 1 - Làm việc nhóm 2: + Từng em quan sát tranh. + Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời. + Cả nhóm nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - HS chia sẻ theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. - 1-2 HS đọc. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện về trẻ em làm việc nhà - HS chia sẻ theo nhóm 4 - HS thực hiện. - HS chia sẻ. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chiều thứ sáu
Tiết 5: Đạo đức
Chủ đề: Quý trọng thời gian Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 3) |
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết sắp xếp công việc theo trình tự hợp lí.
- Đóng vai, xử lí tình huống để biết cách sắp xếp công việc hợp lí theo thời gian.
- Lập thời gian biểu trong ngày cá nhân hợp lí.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Lập thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo đó.
3. Phẩm chất:
Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai, Phiếu bài tập,.. 2. Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2, giấy vẽ, bút màu,..III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG |
Nội dung và mục tiêu |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
2’ |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học. |
GV tổ chức cho HS hát múa theo nhạc: Đồng hồ tích tắc. - GV đánh giá, giới thiệu bài. |
HS múa hát theo nhạc HS lắng nghe |
8’ |
2. Luyện tập Hoạt động 1: Sắp xếp các tranh theo thức tự hợp lí *Mục tiêu: HS biết sắp xếp công việc theo thời gian sao cho hợp lí. |
- GV cho HS đọc bài 1 - GV cho HS thảo luận nhóm 2, sắp xếp các tranh theo trình tự thời gian cho hợp lí. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày các sắp xếp đúng. - GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
- HS đọc, xác định YC bài - HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét. VD: Tranh 4-6-1-2-5-3. - HS nhận xét, lắng nghe - HS lắng nghe |
12’ |
Hoạt động 2: Xử lí tình huống Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết làm việc hợp lí về thời gian. |
- GV đưa ra bài tập 2. - GV cho HS nêu tình huống trong tranh. - GV cho HS thảo luận nhóm 4, thảo luận và xử lí tình huống trong sách. - GV tổ chức cho HS đóng vai, xử lí tình huống. - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, chốt cách xử lí hợp lí. |
- HS đọc, xác định yc - HS nêu tình huống gắn với tranh. + Tình huống 1: Bạn Linh chưa hoàn thành nhiệm vụ sưu tầm tranh cho bài ngày mai, chưa đọc xong truyện mượn của bạn Duy mà mai cần trả lại bạn truyện. Linh không biết phải làm thế nào? + Tình huống 2: Bạn Trí sẽ tham gia buổi dã ngoại cùng lớp từ sáng sớm. Bạn Trí không biết làm cách nào để có mặt đúng giờ. Theo em bạn cần làm thế nào để có mặt đúng giờ? - HS đóng vai, xử lí tình huống (1 tình huống/1 nhóm) - 1 - 2 nhóm đóng vai/ 1 tình huống, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
10’ |
3. Vận dụng: Hoạt động 1: Xây dựng thời gian biểu cho 1 ngày Mục tiêu: - HS lập được thời gian biểu trong 1 ngày cho cá nhân.
|
- GV cho HS làm việc cá nhân, xây dựng thời gian biểu cho cá nhân trong 1 ngày theo các buổi, các hoạt động cụ thể, cố gắng trình bày sáng tạo, đẹp mắt. - Gv theo dõi, giúp đỡ HS khi cần - GV trưng bày một số sản phẩm tốt của HS. (Đảo bảo về nội dung và hình thức) - GV đánh giá, khen ngợi HS biết lập thời gian biểu cho mình, động viên HS thực hiện tốt TGB |
- HS làm việc cá nhân vào phiếu theo sự hướng dẫn của GV. - HS trình bày sản phẩm cá nhân - HS lắng nghe |
1’ |
Hoạt động 2: Tạo góc ghi nhớ Mục tiêu: HS ghi nhớ và thực hiện được TGB mình lập. |
- GV yêu cầu về nhà HS ghi lại những việc em cần làm và dán vào góc học tập, nhờ người thân chụp ảnh và gửi GV làm sản phẩm của hoạt động này. |
- HS nghe, nhớ và thực hiện. |
3’ |
4. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học |
- GV hỏi: + Em học được gì từ bài này - GV tóm tắt nội dung chính của bài học. - GV cho HS đọc lời khuyên trong sách. - GV nhận xét, đánh giá tiết học |
- HS nêu - HS lắng nghe - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS lắng nghe |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiết 7: HĐTN
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP – HÁT VỀ SAO NHI ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- HS cùng tham gia hát một số bài hát về Sao Nhi đồng.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng:
-HS chọn bài hát và biểu diễn.
-HS tích cực rèn luyện để trở thành những ngôi sao sáng.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- SGK Hoạt động trải nghiệm.
- Một số bài hát về Sao
b. Đối với HS:
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: GV ổn đinh lớpvà hướng HS vào chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp. b. Cách tiến hành:GV điều hành lớp và nêu hoạt động Hát về Sao Nhi đồng. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - HS chọn bài hát về Sao Nhi đồng và biểu diễn trước lớp. - Chia sẻ được cảm xúc về tiết mục văn nghệ mình yêu thích nhất. b.Cách tiến hành: (1) Luyện tập các bài hát trong nhóm - GV chia lớp thành các nhóm (khoảng 4 nhóm/lớp). - GV yêu cầu mỗi nhóm chọn ra bài hát và tập biểu diễn trong nhóm theo một trong số các bài hát về Sao Nhi đồng như: Sao vui của em, Năm cánh sao vui, Nhanh bước nhanh nhi đồng. (2) Tổ chức biểu diễn trước lớp - GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp. - GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm biểu diễn hay và ấn tượng. - GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc về tiết mục văn nghệ mà mình thích nhất. - GV yêu cầu HS đọc to tên của các ngôi sao trong SGK trang 12. - GV hướng dẫn HS cùng nhắc nhở nhau tích cực rèn luyện để trở thành những ngôi sao sáng. |
- HS chia thành các nhóm. - HS luyện tập biểu diễn theo nhóm. - HS biểu diễn trước lớp. - HS bình chọn nhóm biểu diễn hay và ấn tượng nhất. - HS đọc bài. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Điểm mạnh: ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hạn chế
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
HẾT TUẦN 3
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU |
|
|