Thư viện
KE HOACH BAI DAY TUAN 30
TUẦN 30
Thứ hai ngày 05 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được cách giải một số dạng toán đã học như tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Kĩ năng:
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS làm bài 1, bài 2.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu một số dạng bài toán đã học.(Mỗi bạn nêu tên một dạng) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi: Các dạng toán đã học là: + Tìm số trung bình cộng. + Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó. + Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. + Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + Bài toán về tỉ số phần trăm. + Bài toán về chuyển động đều. + Bài toán có nội dung hình học( chu vi, diện tích, thể tích). - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề. - Bài toán này thuộc dạng toán nào? - Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét chữa bài - Muốn tính tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng ta làm thế nào? Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề. - Bài toán này thuộc dạng nào? - Yêu cầu HS tự làm bài . - GV nhận xét chữa bài |
- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu - Tìm trung bình cộng của nhiều số. - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, Bài giải: Giờ thứ ba xe đạp đi được quãng đường là: ( 12 + 18 ) : 2 = 15 (km) Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là: (12 + 18 + 15 ) : 3 = 15 (km) Đáp số: 15 km - Lấy trung bình cộng của chúng nhân với số số hạng. - Cả lớp theo dõi - Bài toàn thuộc dạng “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ”. - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Bài giải Nửa chu vi mảnh đất hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m) Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2) Đáp số: 875 m2 |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS vận dụng làm bài sau: Một khối gỗ có thể tích 4,5dm3 cân nặng 5,4kg. Vậy một khối gỗ loại đó có thể tích 8,6dm3 cân nặng là: A. 10,32kg B. 9,32kg C. 103,3kg D. 93,2kg |
- HS nêu: A. 10,32kg |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Về nhà luyện tập làm các dạng bài vừa ôn tập. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2: Tập đọc:
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
2. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV405: HS nghe- ghi lại nội dung chính của bài, bình giảng câu thơ, khổ thơ mình thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGk, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? - Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
- GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ. |
- HS thi đọc - Điều 15, 16, 17. - Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. + Điều 16: Quyền học tập của trẻ em. + Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá : (12phút) |
|
- Gọi 1 HS đọc toàn bài - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2 - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảy…tới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm |
- 1 HS M3,4 đọc bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ. - HS đọc theo cặp, mỗi em 1 đoạn sau đó đổi lại và chỉnh sửa cho nhau - Cả lớp theo dõi - Cả lớp theo dõi |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- Cho HS tổ chức thảo luận rồi báo cáo, chia sẻ trước lớp: + Những dòng thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? + Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? + Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? - GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên… - GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài. |
- HS thảo luận, báo cáo - Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con - Trong khổ 2 , những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. + Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói. + Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. + Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích - HS nêu: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên. |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
* Đọc diễn cảm - Gọi HS đọc lại toàn bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài - GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc + Gọi 1 HS đọc mẫu + Cho HS luyện đọc theo cặp + Thi đọc - Luyện học thuộc lòng bài thơ. + HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ + Thi học thuộc lòng - GV đánh giá, nhận xét |
- 3 HS nối nhau đọc cả bài. - Giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con sắp tới tuổi tới trường + 1 HS đọc mẫu + HS đọc theo cặp + 2 HS đại diện 2 nhóm thi đọc ( 2 lượt) + HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng |
4. Hoạt động Vận dụng: (2 phút) |
|
- Khi khôn lớn, con người gành được hạnh phúc từ đâu ? -GV yêu cầu HS bình giảng câu thơ/ khổ thơ em thích -GV nhận xét, tuyên dương |
- HS nêu: Từ sức lao động của chính mình. - HS nêu trước lớp -HS nghe |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức:
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Điều chỉnh theo CV 405
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em
2. Kĩ năng: Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.;Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại.
- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tiết 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
|
1. Hoạt động khởi động:(3 phút) |
||
-Cho HS hát vui - Giới thiệu bài - ghi bảng |
-HS hát -HS lắng nghe |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút) * Yêu cầu cần đạt: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành: |
||
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? - Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật + Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì? - GV ghi nhanh ý kiến của học sinh - GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - GV nhận xét bổ sung Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại - Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ - HS đưa tình huống - GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó? - Gọi các đội lên đóng kịch - Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì? + Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì? + Theo em có thể tâm sự với ai? |
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp. + Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện. + Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ. + Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ. - HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến - HS thảo luận theo tổ - Học sinh làm kịch bản Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây. Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi. Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối. Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ? Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại. Bắc: Thế cậu về đi nhé... - 2 học sinh trao đổi + Đứng dậy ngay + Bỏ đi chỗ khác + Nhìn thẳng vào mặt người đó + Chạy đến chỗ có người + Phải nói ngay với người lớn. + Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo. |
|
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút) |
||
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì? |
- HS nêu |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Chính tả:
SANG NĂM CON LÊN BẢY (Nhớ - viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
2. Kĩ năng: Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương (BT3).
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS nghe ghi những cảm nhận của bản thân qua những câu thơ mà em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(3 phút) |
|
- GV cho HS chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các tổ chức sau : Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế, Đại hội đồng Liên hợp quốc. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chia làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 bạn chơi.(Mỗi bạn viết tên 1 tổ chức) - HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi. - HS nghe - HS ghi vở |
2.Hoạt động Khám phá,Thực hành:(7 phút) |
|
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ - Yêu cầu cả lớp đọc thầm - Tìm tiếng khi viết dễ viết sai - Luyện viết những từ khó. - Yêu cầu HS nêu cách trình bày khổ thơ. |
- HS theo dõi trong SGK - HS đọc thầm - HS nêu - HS đọc thầm,tập viết các từ ngữ dễ viết sai - HS nêu cách trình bày |
HĐ viết bài chính tả. (15 phút) |
|
- GV yêu cầu HS viết bài. - GV theo dõi giúp đỡ HS - GV đọc lại bài viết |
- Cả lớp viết bài chính tả - HS soát lại bài. - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. |
HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) |
|
- GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. |
- Thu bài chấm - HS nghe |
HĐ làm bài tập: (8 phút) |
|
Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập có mấy yêu cầu ? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài + Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ? Bài tập 3 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,… có ở địa phương. - GV nhận xét chữa bài |
- HS đọc - 2 yêu cầu - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bài vào bảng nhóm và gắn lên bảng lớp, chia sẻ kết quả - Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. - 1 HS nhắc lại - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở - 2 HS lên bảng làm bài. - HS theo dõi |
3. Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
|
- Viết tên một số cơ quan, công ti ở địa phương em. -GV cho HS nêu những cảm nhận của bản thân qua những câu thơ mà em thích. -GV nhận xét |
- HS viết: Công ti cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội,.... -HS nêu |
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các tổ chức, cơ quan vừa luyện viết. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 138, 139 SGK.
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Bắn tên": Nêu những nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá?(Mỗi HS chỉ nêu 1 nguyên nhân) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái: + Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm. + Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi : + Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước ? + Điều gì xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ? + Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
Kết luận : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất * Hoạt động 2 : Thảo luận - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - Trình bày kết quả - Liên hệ những việc làm của người dân địa phương em dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. + Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ? - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết |
- Các nhóm quan sát các hình trang 138, 139 SGK để trả lời. Đại diện các nhóm trình bày . - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khí thải, tiếng ồn do phương tiện giao thông và các nhà máy gây ra. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước : nước thải từ các thành phố, nhà máy, các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông, biển; sự đi lại của tàu trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,… + Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển. + Trong không khí có chứa nhiều khí thải độc của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất, nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết . - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Đun than tổ ong, vứt rác xuống ao, hồ, cho nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra sông, ao,… + Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người; cây trồng và vật nuôi chậm lớn,… - HS đọc lại mục Bạn cần biết. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nêu những tác động của người dân địa phương em làm ảnh hưởng đến môi trường ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV dặn HS về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường; chuẩn bị trước bài “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................
Tiết 7: Lịch sử:
ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất.
2. Kĩ năng: Nêu được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
3. Phẩm chất: yêu nước , nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ hành chính VN ; tranh, ảnh, tư liệu
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
|||||||||||||||||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
||||||||||||||||
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
|||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS nêu các giai đoạn lịch sử đã học - GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì - Trình bày kết quả - GV bổ sung |
- HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học : + Từ năm 1858 ® 1945 + Từ năm 1945 ® 1954 + Từ năm 1954 ® 1975 + Từ năm 1975 ® nay + Nội dung chính của thời kì;Các niên đại quan trọng; Các sự kiện lịch sử chính + Các nhân vật tiêu biểu -HS làm việc theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nêu ý kiến, thảo luận |
||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
|||||||||||||||||
- Nêu những thành tựu mà nước ta đã đạt được từ 1975 đến nay ? |
- HS nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. |
||||||||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|||||||||||||||||
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm những thành quả mà nước ta đã đạt được từ năm 1975 đến nay. |
- HS nghe và thực hiện |
||||||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 8: Tiếng Việt*:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về dấu phẩy.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Đánh các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây vào ô trống. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì? Mít làm thơ Ở thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì. Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi Một lần cậu đến họa sĩ Hoa Giấy để học làm thơ Hoa Giấy hỏi : - Cậu có biết thế nào là vần thơ không - Vần thơ là cái gì - Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần Ví dụ : vịt – thịt ; cáo – gáo Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với bé - Phé Mít đáp - Phé là gì Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ - Mình hiểu rồi Thật kì diệu Mít kêu lên Về đến nhà, Mít bắt tay ngay vào việc Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai Đến tối thì bài thơ hoàn thành Bài tập 2: Viết một đoạn văn, trong đó có ít nhất một dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép. Bài tập 3: Đặt câu về chủ đề học tập. a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ. b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép. c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Bài làm: Ở thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít. Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì. Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi. Một lần cậu đến họa sĩ Hoa Giấy để học làm thơ. Hoa Giấy hỏi : - Cậu có biết thế nào là vần thơ không? - Vần thơ là cái gì? - Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần. Ví dụ : vịt – thịt ; cáo – táo. Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với từ “bé”? - Phé. Mít đáp. - Phé là gì ? Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ ! - Mình hiểu rồi ! Thật kì diệu. Mít kêu lên. Về đến nhà, Mít bắt tay ngay vào việc. Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai. Đến tối thì bài thơ hoàn thành. *Tác dụng của mỗi loại dấu câu: - Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể. - Dấu chấm hỏi dùng dể kết thúc câu hỏi. - Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm.
Bài làm: Trong lớp em, các bạn rất chăm chỉ học tập. Bạn Hà, bạn Hồng và bạn Quyên đều học giỏi toán. Các bạn ấy rất say mê học tập, chỗ nào không hiểu là các bạn hỏi ngay cô giáo. Về nhà các bạn giúp đỡ gia đình, đến lớp các bạn giúp đỡ những bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn. Bài làm: a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật. b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường. c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 06 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được cách giải một số dạng toán đã học.
2. Kĩ năng:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài, chia sẻ yêu cầu của bài + Tứ giác ABCD gồm những hình nào ? + Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của đề bài - Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của đề bài - Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng
|
- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu + Tứ giác ABCD gồm tứ giác ABED và tam giác BEC + Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải Theo đề bài ta có sơ đồ
Diện tích tam giác BEC là : 13,6 : ( 3- 2 ) x 2 = 27,2 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABED là : 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2) Diện tích hình tứ giác ABCD là : 27,2 + 40,8 = 68 (cm2) Đáp số : 68 cm2
- 1 HS đọc - Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ Bài giải Theo đề bài ta có sơ đồ
Lớp học đó có số học sinh nam là : 35 : ( 3 + 4 ) x 3 = 15 (em) Lớp học đó có số học sinh nữ là : 35 – 15 = 20 (em) Số học sinh nữ hơn số học sinh nam là : 20 -15 = 5 (em) Đáp số : 5 em - 1 HS đọc - Bài toán về quan hệ tỉ lệ - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải Ô tô đi 75 km tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 100 x 75 = 9 (l) Đáp số: 9 lít |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS nêu lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết Tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó. |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Về nhà tìm giải các bài toán dạng toán Tìm hai số khi biết Tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu ngoặc kép )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS viết đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép và nêu tác dụng của nó (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là nêu các dấu câu đã học, nêu tác dụng của mỗi dấu câu(Mỗi bạn chỉ nêu 1 dấu câu). - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhan - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. - Yêu cầu HS đọc thầm từng câu văn và làm bài - GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo cặp và làm bài. - GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ nhóm - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS suy nghĩ làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS dưới lớp trình bày - GV nhận xét |
- Cả lớp theo dõi - Dấu ngặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm. - Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lời giải: Tốt- tô- chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “ Phải nói ngay điều này để thầy biết ”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “ Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ học ở trường này”. - Cả lớp theo dõi - HS làm bài theo cặp Lời giải: Lớp chúng tôi tổ chức một cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất ”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “ gia tài ” khổng lồ về các loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y- ô- ga, sách dạy chơi đàn oóc,….. - Cả lớp theo dõi - 2 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở - 2 HS làm bảng nhóm đọc bài làm của mình, chia sẻ kết quả với cả lớp - 3 HS trình bày |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm. |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét về tiết học. - Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng khi viết bài. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
............................................................................................................
Tiết 6: Tập đọc:
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em; Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc. - Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? - Bài thơ nói với các em điều gì ? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống |
- HS thi đọc - Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về… đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con. - Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi 1 HS đọc bài. - HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc. |
- 1 HS đọc bài - HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được. + Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi. + Đoạn 3: Phần còn lại. - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc - HS nghe |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? +Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? - GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi. + Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào? + Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? - GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện: - GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. |
- HS thảo luận và chia sẻ: + Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn. + Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. + Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi. + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.) + Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái. + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được. + Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất… - HS phát biểu tự do, VD: + Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. + Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. + Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành. - HS trả lời. - HS nghe |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn. + Gọi HS đọc + Luyện đọc theo cặp + Thi đọc diễn cảm |
- 3 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu - Cả lớp theo dõi - HS đọc - HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm |
4. Hoạt động Vận dụng: (2phút) |
|
-Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em. -Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không? -Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó. -GV nhận xét |
-Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng... -HS nêu -HS nêu |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Địa lí:
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết chỉ các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
2. Kĩ năng:
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ Thế giới; Quả địa cầu
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát bài hát "Trái đất này là của chúng mình" - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28phút) |
||
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Gọi một số HS lên bảng chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam Trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ "Đối đáp nhanh’’ để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm bàn - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng - Trình bày kết quả - GV nhận xét, đánh giá |
- HS lên chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam - HS chơi trò chơi - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm lên điền đúng các kiến thức vào bảng - HS nghe |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS giới thiệu về một đại danh nổi tiếng mà em biết. |
- HS giới thiệu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các nước trên thế giới. |
- HS nghe và thực hiện |
|
............................................................................................................
Tiết 8: Toán*: ÔN LUYỆN
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) = ....% A. 60% B. 30% C. 40% b) = ...% A.40% B.20% C.80% c) = ...% A.15% B. 45% C. 90% Bài tập 2: Theo kế hoạch sản xuất, một tổ phải làm 520 sản phẩm, đến nay tổ đó đã làm được 65% số sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa? Bài tập3: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 80m, chiều dài bằng chiều rộng. a) Tính chu vi khu vườn đó? b) Tính diện tích khu vườn đó ra m2 ; ha? Bài tập4: (HSKG) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một hình thang với đáy lớn là 6 cm, đáy bé 5 cm, chiều cao 4 cm.Tính diện tích mảnh đất đó ra m2? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Đáp án: a) Khoanh vào B b) Khoanh vào C c) Khoanh vào A
Lời giải : Số sản phẩm đã làm được là: 520 : 100 65 = 338 (sản phẩm) Số sản phẩm còn phải làm là: 520 – 338 = 182 (sản phẩm) Đáp số: 182 sản phẩm. Lời giải: Chiều dài của khu vườn đó là: 80 : 2 3 = 120 (m) Chu vi của khu vườn đó là: (120 + 80) 2 = 400 (m) Diện tích của khu vườn đó là: 120 80 = 9600 (m2) Đáp số: 400m; 9600m2 Lời giải: Đáy lớn trên thực tế là: 1000 6 = 6000 (cm) = 6m Đáy bé trên thực tế là: 1000 5 = 5000 (cm) = 5m Chiều cao trên thực tế là: 1000 4 = 4000 (cm) = 4m Diện tích của mảnh đất là: (6 + 5) 4 : 2 = 22 (m2) Đáp số: 22 m2 - HS chuẩn bị bài sau.
|
……………………............................................................................................................
Thứ tư ngày 07 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS nắm được cách giải bài toán về chuyển động đều.
2. Kĩ năng:
- Biết giải bài toán về chuyển động đều.
- HS làm bài 1, bài 2.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề - Yêu cầu HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề + Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB ta phải biết gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài |
- Cả lớp theo dõi - HS tiếp nối nêu - Cả lớp làm vở - 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm Tóm tắt: a. s = 120km t = 2giờ 30 phút v =? b. v = 15km/giờ t = nửa giờ s =? c. v = 5km/giờ s = 6km t = ? Bài giải a. Đổi 2giờ 30 phút= 2,5 giờ Vận tốc của ô tô là: 120 : 2,5 = 48 (km/giờ) b. Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe ô tô là: 15 x 0,5 = 7,5 (km) c. Thời gian người đó cần để đi là; 6 : 5 = 1,2( giờ) Đáp số: 48 km/giờ; 7,5 km 1,2 giờ - Cả lớp theo dõi - Biết vận tốc của xe máy - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải: Vận tốc của ô tô là: 90: 1,5 = 60 ( km/giờ) Vận tốc của xe máy là: 60:2= 30 ( km/giờ) Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 90: 30 = 3 (giờ) Ô tô đến B trước xe máy: 3- 1,5 = 1,5 ( giờ ) Đáp số: 1,5 giờ |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường. |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em; Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không? Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc. - Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? - Bài thơ nói với các em điều gì ? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống |
- HS thi đọc - Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về… đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con. - Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- Gọi 1 HS đọc bài. - HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc. |
- 1 HS đọc bài - HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được. + Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi. + Đoạn 3: Phần còn lại. - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc - HS nghe |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? +Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? - GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi. + Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào? + Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
+ Qua câu chuyện này, bạn có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? - GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện: - GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. |
- HS thảo luận và chia sẻ: + Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn. + Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. + Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi. + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.) + Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái. + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được. + Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất… - HS phát biểu tự do, VD: + Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. + Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. + Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành. - HS trả lời. - HS nghe |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôi…đứa trẻ có tâm hồn. + Gọi HS đọc + Luyện đọc theo cặp + Thi đọc diễn cảm |
- 3 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu - Cả lớp theo dõi - HS đọc - HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm |
4. Hoạt động Vận dụng: (2phút) |
|
-Cho HS đặt mình vào vai Rê-mi nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em. -Xung quanh em có ai có hoàn cảnh như Rê-mi không? -Em có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó. -GV nhận xét |
-Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng... -HS nêu -HS nêu |
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
|
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
2. Kĩ năng: Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS thi nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả người. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS nhắc lại - HS nghe - HS nghe |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập * Chọn đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề và gạch dưới những từ quan trọng - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị trước ở nhà - Yêu cầu HS nêu đề bài mình đã chọn * Lập dàn ý - Gọi HS đọc gợi ý SGK - GV nhắc HS một vài lưu ý nhỏ. - Yêu cầu HS lập dàn ý theo đề bài mình đã chọn - Trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý
Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm - Trình bày trước lớp - Cho cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt. - GV nhận xét, chữa bài |
- HS đọc nội dung bài - HS phân tích từng đề - HS nối tiếp nhau nêu - HS đọc các gợi ý 1, 2 trong SGK - HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn - HS trình bày kết quả: * Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả cô giáo 1, Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Hương. Cô giáo đã dạy em hồi lớp 1 2, Thân bài - Cô Hương còn rất trẻ - Dáng người cô tròn lẳn - Làn tóc mượt xoã ngang lưng - Khuôn mặt tròn, trắng hồng - Đôi mắt to, đen lay láy thật ấn tượng - Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà - Giọng nói của cô ngọt ngào dễ nghe - Cô kể chuyện rất hay - Cô luôn uốn nắn cho chúng em từng nét chữ - Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn giấc ngủ. 3, Kết bài - Em rất yêu mến cô. Em tự hứa với lòng mình sẽ ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ để đền đáp công ơn dạy dỗ của cô. - Tập nói theo dàn ý đã lập - Tập trình bày trong nhóm - Đại diện nhóm thi trình bày.
|
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS nhắc lại cách viết 1 bài văn tả người. |
- HS nhắc lại |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên trình bày - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: Cây bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”… H: Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? H: Tác giả quan sát bằng giác quan nào? H: Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên trình bày Bài làm Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự thời gian như: - Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. - Mùa hè, lá trên cây thật dày. - Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục. - Mùa đông, lá bàng rụng… - Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác. - Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy. Bài làm Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy. - HS chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 08 tháng 4 năm 2022
Tiết 6:Toán
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
- HS làm bài 1, bài 2a, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Các biểu đồ, bảng số liệu như trong SGK.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau: + Nêu tên các dạng biểu đồ đã học? + Biểu đồ dùng để làm gì ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi + Biểu đồ dạng tranh; dạng hình cột, dạng hình quạt. + Biểu diễn tương quan về số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó. - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cặp đôi - GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi nhau: + Biểu đồ có dạng hình gì ? Cho ta biết điều gì ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi : đọc biểu đồ - Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài
Bài tập 2a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét chữa bài Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Tại sao em chọn ý C - Đây là dạng biểu đồ nào ? |
- HS quan sát + Biểu đồ hình cột; cho biết số cây xanh do từng thành viên trong nhóm cây xanh trồng ở vườn trường. - HS thảo luận, đưa ra kết quả : a) Có 5 học sinh trồng cây. + Lan trồng được 3 cây. + Hòa trồng được 2 cây. + Liên trồng được 5 cây. + Mai trồng được 8 cây. + Lan trồng được 4 cây. b) Hòa trồng được ít cây nhất: 2 cây. c) Mai trồng được nhiều cây nhất: 8 cây. d) Liên và Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng. e) Lan, Hòa, Dũng trồng được ít cây hơn bạn Liên. - Cả lớp theo dõi - HS tự giải, -1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ - Đáp án: a) 16 - HS nêu - HS làm việc cá nhân - Nêu đáp án chọn. C - HS giải thích đáp án chọn. - Biểu đồ hình quạt thường để biểu diễn quan hệ số lượng theo các tỉ số phần trăm. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Những loại biểu đồ nào được dùng phổ biến ? |
- Biểu đồ dạng hình cột và biểu đồ dạng hình quạt. |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Vận dụng vẽ biểu đồ dạng hình cột và hình quạt trong thực tế cuộc sống. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
............................................................................................................
Tiết 7:Tập đọc::
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS nghe-ghi lại nội dung bài thơ, bình giảng những câu thơ mà em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Lớp học trên đường và trả lời câu hỏi cuối bài . - Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? - Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng : Tiếp tục chủ điểm Những chủ nhân tương lai, bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ em của nhà thơ Đỗ Trung Lai sẽ giúp các em hiểu: Trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất? |
- HS thi đọc - Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống. - Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. / Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. / Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá (12phút) |
|
- Gọi 1 HS đọc bài. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp - Cho HS thi đọc giữa các nhóm - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài |
- 1 HS đọc bài - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ - Thi đọc giữa các nhóm - HS theo dõi - HS nghe |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK, sau đó chia sẻ trước lớp + Nhân vật “tôi” và nhân vật “ Anh” trong bài thơ là ai ? Vì sao “ Anh” lại được viết hoa? + Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ? + Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ? + Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào ? + Nội dung của bài thơ ? - GV nhấn mạnh: Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao. |
- HS thảo luận TLCH: + Nhân vật “tôi” là tác giả- nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô- pốp. Chữ “ Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô- pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. + Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem”! + Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng : “Có ở đâu đầu tôi được thế ? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt..Các em tô lên một nửa số sao trời !” + Qua vẻ mặt : Vừa xem vừa sung sướng mỉm cười. - Tranh vẽ của các bạn rất ngộ. Các bạn vẽ đầu phi công Pô- pốp rất to- Đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời- Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa,… - HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối. - Nếu không có trẻ em mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa ? Người lớn làm mọi việc vì trẻ em. - HS nêu |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- GV gọi HS đọc diễn cảm toàn bài - Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét |
- 3 HS tiếp nối nhau đọc - HS tìm giọng đọc - Luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc diễn cảm - HS tự nhẩm và luyện học thuộc lòng - HS thi học thuộc lòng |
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) |
|
- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì ? - Yêu cầu HS Bình giảng những câu thơ mà em thích. -GV nhận xét |
- Em cảm nhận được sự thương yêu của mọi người dành cho trẻ em. -HS trình bày trước lớp |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và học thuộc những câu thơ, khổ thơ em thích và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 8 : Kỉ thuật:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết cách lắp mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng: Lắp được mô hình đã chọn.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- HS : bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS chuẩn bị - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
* Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK. * Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mô hình mình chọn. - Để lắp ghép mô hình đó em cần lắp ghép những bộ phận nào ? - GV giúp đỡ HS còn lúng túng. * Hoạt động 3 : Đánh giá - GV cùng HS đánh giá sản phẩm của từng HS theo các tiêu chí đã nêu trong SGK. |
- HS lựa chọn mô hình lắp ghép. - HS làm việc nhóm đôi : những HS cùng sự lựa chọn tạo thành nhóm. - HS quan sát các mô hình. - HS chọn chi tiết, trao đổi cách lắp ghép. - HS lắp ghép mô hình kĩ thuật mình đã lựa chọn. - Trưng bày sản phẩm. - Nêu các tiêu chí đánh giá. - Đánh giá sản phẩm của bạn và của mình. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Dặn HS chuẩn bị vật liệu cho tiết sau: Lắp ghép mô hình tự chọn . |
- HS nghe |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép máy bay trực thăng. |
||
..............................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 09 tháng 4 năm 2022
Tiết 1:Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" với các câu hỏi sau: + Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ? + Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ? + Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào ? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ? + Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào ? + Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng - Em hãy nêu cách tính giá trị biểu thức chỉ chứa phép cộng, phép trừ? Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng - Chốt :Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong trường a, b ?
Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng Bài 5 : HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu - Cho HS làm vào vở - GV nhận xét. |
- Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm bài vào vở,3 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm a. 85793 – 36841 + 3826 = 48952 + 3826 = 52778 b.
c. 325,97 + 86,54 + 103,46 = 412,51 + 103,46 = 515,97 - Thực hiện từ trái qua phải - HS đọc đề bài - Cả lớp làm vở - 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7 x = 7 - 3,5 x = 3,5 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5 x - 7,2 = 6,4 x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở - 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ Bài giải Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là: 150 x = 250 ( m) Chiều cao mảnh đất hình thang là: 250 x = 100 (m) Diện tích mảnh đất hình thang là: ( 150 + 250 ) x 100 : 2 = 20 000 ( m2) 20 000m2 = 2ha Đáp số: 20 000 m2 ; 2ha - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở, báo cáo kết quả với GV. = hay = ; tức là: = Vậy: x = 20 (hai phân số bằng nhau lại có các tử số bằng nhau thì mẫu số cũng bằng nhau). |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau: a) x + 6,75 = 5,4 + 13,9 b) x – 35 = 49,4 -3,68
|
- HS làm bài a) x + 6,75 = 5,4 + 13,9 x + 6,75 = 19,3 x = 19,3- 6,75 x = 12,55 b) x – 35 = 49,4 -3,68 x – 35 = 45,72 x = 45,72+ 35 x = 80,72 |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Dặn HS về nhà ôn bài, tìm các bài tập tương tự để làm thêm. |
- HS nghe và thực hiện. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn:
TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và cách viết bài văn tả người.
2. Kĩ năng: Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGk. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - GV kiểm tra việc chuẩn bị vở của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập. |
- HS hát - HS chuẩn bị - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
* Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS đọc đề bài - GV nhắc HS : + 3 đề là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. + Dù viết theo đề bài cũ, các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh đoạn văn * HS làm bài - GV theo dõi HS làm bài - Thu bài |
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài trong SGK - HS lắng nghe - Cả lớp làm bài
|
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Cho HS chia sẻ cách viết một bài văn tả người |
- HS chia sẻ |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét tiết làm bài của HS - Dặn HS về nhà viết lại bài cho hay hơn. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
................................................................................................................................................
Tiết 3:Khoa học:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 140, 141 SGK.
- HS : SGK, sưu tầm thông tin, hình ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS thi hỏi đáp theo câu hỏi: + Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm ? + Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: + Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,… + Sự đi lại của tàu thuyển trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,… - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||
* Hoạt động 1:Quan sát - GV yêu cầu HS quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào ? - Gọi HS trình bày. - Chốt : Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ? Mỗi biện pháp bảo vệ đó ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào? Liên hệ : + Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? Kết luận : Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. * Hoạt động 2 : Triển lãm - GV yêu cầu HS trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường - Nhận xét, tuyên dương nhóm thuyết trình tốt. |
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và làm bài - Hình 1- b; hình 2 – a; hình 3 – e; hình 4- c; hình 5 – d. - HS nhắc lại các biện pháp đã nêu dưới mỗi hình. - HS liên hệ- nhiều HS trả lời : giữ vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; … - Các nhóm trưng bày tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. - Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Các em hãy viết một đoạn văn vận động mọi người cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 30
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 19
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
- HS hát tập thể 1 bài.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*Nhược điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 31
- Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
- Ôn tập tốt để thi cuối năm
- Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt
- Tích cực trong học tập và phòng chống dịch covid.
- Tích cực phòng tránh dịch
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
- Tuyên dương:.......................................................................................................
- Phê bình :.............................................................................................................
-............................................................................................................