Thư viện
KE HOACH BAI DAY TUAN 28
TUẦN 28
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ
- HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Cho HS làm bảng con: Đặt tính và tính: a) 345 x 6780 b) 560,7 x 54 c) 34,6 x 76,9 - Nêu các tính chất của phép nhân. - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào bảng con. - 1 HS trình bày các tính chất của phép nhân. - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài tập1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài. Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài - Hướng dẫn HS phân tích đề toán - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chốt lời giải đúng |
- Chuyển thành phép nhân rồi tính: - HS tự giải, 3 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả * Lời giải: a) 6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg = 6,75 kg x 3 = 20,25 kg b) 7,14 m2+ 7,14 m2 + 7,14 m2 x 3 = 7,14 m2 ( 1 + 1+ 3 ) = 7,14m2 x 5 = 35,7m2 c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 = 9,26dm3( 9 + 1) = 9,26dm3x 10 = 92,6dm3
- Tính - HS tự giải, 2 HS lên bảng làm bài - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy tính. a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275 b) ( 3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4 - HS đọc đề bài - HS trao đổi nhóm đôi, Cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ, yêu cầu HS tìm cách giải khác Bài giải Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là : 77 515000 :100 x 1,3 = 100795(người) Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là: 77515000+1007695=78522695(người) Đáp số: 78 522 695 người. C2 : Tỉ số phần trăm dân số năm 2001 so với năm 2000 là 101,3 % Số dân nước ta năm 2001 là: 77 515 000 : 100 x 101,3 = 78 522 695 ( người ) |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nhắc lại cách giải toán về tỉ số phần trăm |
- HS nhắc lại |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS ôn lại các dạng toán chuyển động. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2: Tập đọc:
BẦM ƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng bài thơ).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
3. Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS bình giảng về sự hi sinh của hình ảnh người mẹ và tình cảm sâu nặng của anh chiến sĩ đối với mẹ qua bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5 phút) |
|
- Cho HS chơi trò chơi"Chiếc hộp bí mật" với nội dung là đọc bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi cuối bài: - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? - Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? - Vì sao Út muốn được thoát li ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi + Rải truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. + Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng. - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động Khám phá: (12phút) |
|
- GV gọi 1 HS M4 bài thơ - Cho HS luyện đọc trong nhóm + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. |
- 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ. - HS đọc cho nhau nghe ở trong nhóm. - HS đọc - HS nghe |
3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) |
|
- GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK sau đó chia sẻ trước lớp + Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? + Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng. + Anh chiến đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ? + Qua lời tâm tình anh chiến sĩ, em suy nghĩ gì về người mẹ của anh ? - GV cho HS nêu nội dung chính của bài. - Qua tìm hiểu nội dung bài học, em có băn khoăn thắc mắc gì không ? - GV: Mùa đông mưa phùn gió bấc, thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn cấy lúa lúc gió mưa. - GV: Anh chiến sĩ dùng cách nói so sánh. Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ : mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc của người mẹ nơi quê nhà. |
- HS thảo luận nhóm TLCH và chia sẻ trước lớp + Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ nhớ thầm tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét. + Tình cảm mẹ với con: Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. + Tình cảm của con với mẹ: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu. + Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. + Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con. - HS nêu: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. - Thưa thầy, em không biết mưa phùn, gió bấc là gì ? - Cách nói so sánh của anh chiến sĩ có gì hay ? |
Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) |
|
- GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: đọc đúng câu hỏi, các câu kể; đọc chậm 2 dòng thơ đầu, nhấn giọng, nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ. - Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. |
- HS theo dõi - HS nghe - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - HS thi đọc - HS đọc thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng |
4. Hoạt động Vậndụng: (2 phút) |
|
-GV tổ chức cho HS bình giảng: - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? -Người mẹ ở quê nhà đối với anh chiến sĩ như thế nào? |
-HS bình giảng trước lớp + Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / … -Người mẹ giàu lòng thương con hi sinh thầm lặng để con làm nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ tổ quốc… |
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và đọc cho mọi người cùng nghe. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 3: Đạo đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
2. Kĩ năng: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nớc ta và ở địa phương.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. §å dïng
- GV: + Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Th«ng tin tham khảo phục lục trang 71.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi: +Bạn hãy kể tên một số cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam. + Bạn hãy kể những việc làm của cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin trong SGK + Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên. + Ich lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì? + Hiện nay việc sự dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lý chưa? vì sao? + Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không? + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? - GV kết hợp GDMT: Cho HS nêu tài nguyên thiên ở địa phương và cách tham gia giữ gìn và bảo vệ phù hợp với khả năng của các em. * GV kết luận : Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, giáo, ánh nắng mặt trời... là những tài nguyên thiên nhiên quý, cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người. Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn, vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK + Phát phiếu bài tập -GV nhận xét, kết luận Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ của em BT3. - Đa bảng phụ có ghi các ý kiến về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV đổi lại ý b & c trong SGK Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp - GV gọi HS giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta. *SDNLTK&HQ: Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn. |
- HS làm việc theo nhóm 4, Các nhóm đọc thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Tên một số tài nguyên thiên nhiên: mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quý hiếm + Con người sự dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con ngời. + Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng. + Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nớc, không khí. - Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung, nhận xét. + Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong cuộc sống. + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người. - 2 , 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Học sinh làm việc nhóm 2. - HS đọc bài tập 1 - Nhóm thảo luận nhóm 2 về bài tập số 1 - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Các tài nguyên thiên nhiên là các ý : a, b, c, d, đ, e, g, h, l, m, n. - HS thảo luận cặp đôi làm việc theo yêu cầu của GV để đạt kết quả sau + Tán thành: ý 2,3. + Không tán thành: ý 1 - Nêu yêu cầu BT số 2 - HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả - 1 vài HS giới thiệu về một vài tài nguyên thiên nhiên của nước ta: mỏ than Quảng Ninh, mỏ dầu ở biển Vũng Tàu, thiếc ở Tĩnh Túc(Cao Bằng),... |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Ở địa phương em có tài nguyên thiên nhiên gì? Tài nguyên đó được khai thác và sử dụng ra sao ? |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- Viết một đoạn văn đêt tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. |
- HS nghe và thực hiện |
|
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Chính tả:
BẦM ƠI (Nhớ - viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- HS làm được bài 2, bài 3.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- HS nhớ -viết “từ đầu… thương bầm bấy nhiêu” và bổ sung yêu cầu nghe – ghi.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2
- HS: SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
||||||||||||||||
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) |
|||||||||||||||||
- Cho HS hát - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, kỉ niệm chương. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS nêu - HS ghi vở |
||||||||||||||||
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi. - Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào? - Tìm tiếng khi viết dễ sai - GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai. |
- 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe. -Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng. - lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe,… - HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai. |
||||||||||||||||
2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. *Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
- Yêu cầu học sinh viết bài |
- HS nhớ viết bài - HS soát lỗi chính tả. |
||||||||||||||||
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
- GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. |
- Thu bài chấm - HS nghe |
||||||||||||||||
3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút) * Mục tiêu: HS làm được bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp. - GV nhận xét chữa bài. - Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ? - GV kết luận: + Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên. + Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài |
- HS nêu yêu cầu. - Các nhóm thảo luận và làm bài :
- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng - Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả a) Nhà hát Tuổi trẻ b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai |
||||||||||||||||
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
|||||||||||||||||
- Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo. |
- HS viết: + Bộ Giao thông Vận tải + Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
||||||||||||||||
- GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế. |
- HS nghe và thực hiện |
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kĩ năng: Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. + Môi trường rừng gồm những thành phần nào? + Môi trường nước gồm những thành phần nào? + Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? + Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? + Vậy theo bạn, môi trường là gì ?
- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,…) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,…). Hoạt động 2 : Thảo luận - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi : + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - GV gọi một số em trình bày - GV nhận xét |
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày. - Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng. - Môi trường nước thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong, rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng. - Môi trường làng quê gồm con người động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số công cụ giao thông, nước, không khí, ánh sáng.. - Môi trường đô thị gồm con người....nhà cửa phố xá... - Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi,… ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy,…) - HS thảo luận nhóm - HS giới thiệu với bạn. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Môi trường bao gồm những thành phần nào? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? |
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo… - HS nêu… |
|
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||
- GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà ĐỒ DÙNG DẠY HỌC trước bài “Tài nguyên thiên nhiên”. - Vẽ một bức tranh cổ động mọi người bảo vệ môi trường. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Lịch sử:
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,…
2. Kĩ năng: Nêu được tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường.
3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu, Bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS : SGK, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu : Quốc hội khoá VI có những quyết định trọng đại gì ?(Mỗi bạn nêu 1 ý) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi vở |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||
Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì? - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Trong thời gian bao lâu? - Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này? - Chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ. Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường. - Cho biết trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? Hoạt động 3: Đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động như thế nào vào chống lũ lụt? - Điện đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
- GV KL: |
- Học sinh thảo luận, đọc SGK, chia sẻ trước lớp - Cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979 tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. - Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta. Xây dựng nhà máy này. - Học sinh lên chỉ. - HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp - Trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng … Ngày 4/4/1994, Tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. - HĐ nhóm, báo cáo trước lớp - Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động góp phần tích cực vào việc chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ. - Cung cấp điện từ Bắc vào Nam. Từ núi rừng đến Đồng bằng, nông thôn đến thành phố. Phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ta. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình ? |
- HS nêu:Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Về nhà tìm hiểu thêm về các nhà máy thủy điện khác trên đất nước ta. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 8: Tiếng Việt*:
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả con vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Viết một đoạn văn tả hình dáng một con vật mà em yêu thích. Bài tập 2 : Viết một đoạn văn tả hoạt động một con vật mà em yêu thích. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: Con mèo nhà em rất đẹp. Lông màu trắng, đen, vàng đan xen lẫn nhau trông rất dễ thương. Ở cổ có một mảng lông trắng muốt, bóng mượt. Đầu chú to, tròn. Đôi tai luôn vểnh lên nghe ngóng. Hai mắt to và tròn như hai hòn bi ve. Bộ ria dài và vểnh lên hai bên mép. Bốn chân của nó ngắn, mập. Cái đuôi rất dài trông thướt tha, duyên dáng. Ví dụ: Chú mèo rất nhanh. Nó bắt chuột, thạch sùng và bắt cả gián nữa. Phát hiện ra con mồi, nó ngồi im không nhúc nhích. Rồi vèo một cái, nó nhảy ra, chộp gọn con mồi. Trong nắng sớm, mèo chạy giỡn hết góc này đến góc khác. Cái đuôi nó ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con nằm dài sưởi nắng dưới gốc cau. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thứ ba ngày30 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán:
PHÉP CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
|
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
2.Hoạt động Khám phá:(15 phút) |
|
* Phép chia hết - GV viết phép tính lên bảng a : b = c - Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính. - Em hãy nêu các tính chất của phép chia? * Phép chia có dư - GV viết lên bảng phép chia a : b = c( dư r) - Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia? |
- a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương. - Tính chất của phép chia: + a : 1 = a + a: a = 1 ( a khác 0 ) + 0 : b = 0 ( b khác 0 ) - HS nêu thành phần của phép chia. - Số dư bé hơn số chia ( r < b) |
3. Hoạt động Thực hành: (15 phút) |
|
Bài tập 1: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài. Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm + Bạn hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001 + Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ? |
- Tính rồi thử lại (theo mẫu) - Cả lớp làm vở, 2HS lên bảng làm bài. a) 8192 : 32 = 256 thử lại : 256 x 32 = 8192 b)… - Tính - HS làm bài , chia sẻ, nhắc lại cách chia hai phân số - Tính nhẩm - HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau. a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64 48 x 100 = 4800 32 x 2 = 64 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 15,0 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500 - Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000 - … ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2 |
4. Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
|
- Qua bài học vừa rồi, em biết được điều gì ? |
- Qua bài học và rồi em biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm. |
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS về nhà tự rèn kĩ năng chia bằng các bài toán tương tự. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ .
2. Kĩ năng: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*ĐiỀU chỉnh theo CV 405: Cho HS phát biểu ý kiến cá nhân của mình về phẩm chất của nam và nữ (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm…
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài tập 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi. Chú ý: + Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. VD: 1 HS có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đàn ông là tốt bụng, hoặc không ích kỷ (Vì em thấy một người đàn ông bên nhà hàng xóm rất ác, làm khổ các con). Trong trường hợp này, GV đồng tình với ý kiến của HS, vẫn nên giải thích thêm: Tốt bụng, không ích kỷ là những từ gần nghĩa với cao thượng, Tuy nhiên, cao thượng có nét nghĩa khác hơn (vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen) + Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. Sau đó giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn , có thể sử dụng từ điển) Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cả lớp đọc thầm lại truyện “ Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
|
- Cả lớp theo dõi - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân - tự trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c. Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có). - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm + Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma - ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu - li - ét - ta lo lắng cho Ma - ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt. + Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình; - Ma - ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường sự sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn. - Giu-li- ét-ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. |
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Nhắc lại quy tắc viết hoa. - GV mời 3, 4 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ. |
- HS nêu |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ; viết lại các câu đó vào vở. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 6: luyện từ và câu:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS đoạn văn miêu tả có sử dụng dấu phẩy thay BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm, SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS theo dõi - HS ghi vở |
|||||||||
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||||||||||
Bài tập 1: HĐ cặp đôi - 1HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. |
- Cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở. - Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp |
|||||||||
|
||||||||||
Bài tập 2: HĐ cá nhân -Cho HS đoạn văn miêu tả cây cối có sử dụng dấu phẩy - GV nhận xét chữa bài |
- HS viết đoạn văn và trình bày
|
|||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||||||||
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||||||||||
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu trên. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Địa lí:
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ thế giới.
+ Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- HS : SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung: + Dân cư lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ? + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|||||||||||||
2. Hoạt động Khám phá:(28phút) |
||||||||||||||
Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương - Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào ? - GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê - HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại Dương + Nêu diện tích của từng đại dương ? + Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ theo diện tích ? + Cho biết Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất. + Độ sâu lớn nhất thuộc về Đại Dương nào ? - GVKL: Hoạt động 3 : Thi kể về các đại dương - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm ĐỒ DÙNG DẠY HỌC trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn |
- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương - HS quan sát H 1, 2 thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau :
- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương - Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp + Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, ...... + Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. + Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương. + Độ sâu lớn nhất thuộc về: Thái Bình Dương. - HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được.
|
|||||||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||||||||||||
- GV chốt lại ND bài học - Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì ? - Biển Đông của nước ta thuộc đại dương nào ? |
- HS nghe - HS nêu - Thái Bình Dương |
|||||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) |
||||||||||||||
- Về nhà tìm hiểu thêm về đại dương mà em thích. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 8: Toán*:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách đổi các đơn vị đo.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 12m2 45 cm2 =.....m2 A. 12,045 B. 12,0045 C. 12,45 D. 12,450 b) Trong số abc,adg m2, thương giữa giá trị của chữ số a ở bên trái so với giá trị của chữ số a ở bên phải là: A. 1000 B. 100 C. 0,1 D. 0, 001 c) = ... A. 8,2 B. 8,02 C8,002 D. 8,0002 Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 135,7906ha = ...km2...hm2 ...dam2...m2 b) 5ha 75m2 = ...ha = ...m2 c)2008,5cm2 = ...m2 =....mm2 Bài tập4: Một mảnh đất có chu vi 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta trồng lúa đạt năng xuất 0,5kg/m2. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tạ lúa? Bài tập4:(HSKG) Buổi tối, em đi ngủ lúc kim phút chỉ số 12, và kim giờ vuông góc với kim phút. Sáng sớm, em dậy lúc kim phút chỉ số 12 và kim giờ chỉ thẳng hàng với kim phút. Hỏi: a) Em đi ngủ lúc nào? b) Em ngủ dậy lúc nào? c) Đêm đó em ngủ bao lâu? d) 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải : a) Khoanh vào B b) Khoanh vào A c) Khoanh vào C
Lời giải: a) 135,7906ha = 1km2 35hm2 79dam2 6m2 b) 5ha 75m2 = 5,0075ha = 50075m2 c)2008,5cm2 = 0,20085m2 =200850mm2 Lời giải: Nửa chu vi mảnh đất là: 120 : 2 = 60 (m) Chiều dài mảnh đất là: 60 : (3 + 1 ) 3 = 45 (m) Chiều rộng mảnh đất là: 60 – 45 = 15 (m) Diện tích mảnh đất là: 45 15 = 675 (m2) Ruộng đó thu được số tạ thóc là: 0,5 675 = 337,5 (kg) = 3,375 tạ Đáp số: 3,375 tạ a) Buổi tối, em đi ngủ lúc 9 giờ tối. b) Sáng sớm, em dậy lúc 6 giờ sáng. c) Đêm đó em ngủ hết số thời gian là: 12 giờ - 9 giờ + 6 giờ = 9 (giờ) Đáp số: a) 9 giờ tối. b) 6 giờ sáng. c) 9 giờ
- HS chuẩn bị bài sau.
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………............................................................................................................
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2022
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con, vở...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Thực hành phép chia. - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân. - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - HS làm bài 1(a, b dòng 1), bài 2 (cột 1, 2), bài 3. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1(a, b dòng 1): HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu. - Nêu cách chia phân số cho số tự nhiên và chia số tự nhiên cho phân số? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2(cột 1, 2): HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS nêu cách chia nhẩm một sồ cho 0,1 ; 0,01 ; 0,25 ; 0,5 Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài - GV cho HS làm bài - GV nhận xét chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS làm bài vào vở sau đó chia sẻ. - GV quan sát, giúp đỡ học sinh. |
- Tính - HS nêu lại - HS ở dưới làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
b)72 : 42 = 1,6 281,6 : 8 = 35,2 300,72 : 53,7 = 5,6 - Tính nhẩm - Cả lớp làm vào vở. a) 3,5 : 0,1 = 35 8.4 ; 0,01 = 840 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48 - 1 HS nêu - Cả lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm bài,chia sẻ cách làm - HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - Khoanh vào D. |
|
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Cho HS nêu kết quả của phép tính: a) 7,05 : 0,1 =...... b) 0,563 : 0,001 = ..... c) 3,73 : 0,5 = ..... d) 9,4 : 0,25 = ...... |
- HS nêu a) 7,05 : 0,1 = 70,5 b) 0,563 : 0,001 = 563 c) 3,73 : 0,5 = 7,46 d) 9,4 : 0,25 = 37,6 |
|
- Về nhà ôn lại bài, tập làm các bài tập tương tự. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
ÚT VỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cảm phục sự dũng cảm của các em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) |
|
- Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài: - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ? - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? - Nhận xét, đánh giá. |
- HS thi đọc
+ Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con… + Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / … - HS nghe - HS ghi vở |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: |
|
- Mời 1 HS M3 đọc. - HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới). |
- HS đọc - HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu. + Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa. + Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến! + Đoạn 4: Phần còn lại - HS đọc trong nhóm - HS đọc trong nhóm - HS đọc - HS theo dõi |
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: |
|
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp: + Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? + Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì? + Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt?
+ Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? + Lúc đó Vịnh đã làm gì ? +Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
|
- HS thảo luận nhóm: + Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. + Phong trào Em yêu đường sắt quê em. HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua… - Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. - Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến…Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. |
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: |
|
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. + GV đọc mẫu - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm |
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài - HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu… trước cái chết trong gang tấc. - Theo dõi GV đọc mẫu - HS nghe |
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) |
|
- Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ? |
- HS nêu |
- GV nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc diễn cảm bài - Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Tập làm văn:
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
2. Kĩ năng: Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV 405: Viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật là hình ảnh gợi tả, giàu cảm xúc trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||||||||||||||||
- Cho 2 HS thi đọc lại bài văn tả con vật. - GV và học sinh nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng:Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh: về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết; sự thể hiện tình cảm, thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả. |
- HS thi đọc - HS nhận xét - HS ghi vở |
|||||||||||||||||
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||||||||||||||||||
Bài tập 1: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập : + Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11. (GV giao cho 1/2 lớp liệt kê những bài văn, đoạn văn tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 5; 1/2 lớp còn lại – từ tuần 6 đến tuần 11) |
- Yêu cầu 1 : làm việc theo nhóm + 2 nhóm làm bài trên bảng nhóm còn lại làm vào vở + Trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
|||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||
+ Lập dàn ý (vắn tắt) cho 1 trong các bài văn đó. - GV nhận xét. Bài tập 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc nội dung bài tập 2: - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK phần cuối bài. + Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào? + Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế? + Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh vật được miêu tả? |
- HS làm việc cá nhân: Mỗi HS tự chọn, viết lại thật nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã đọc. - HS tiếp nối nhau trình bày miệng - 2 HS đọc nối tiếp. - HS đọc và trả lời câu hỏi, có thể thảo luận theo nhóm đôi. - Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ. - Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm,… - Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. |
|||||||||||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||||||||||||||||
- Viết đoạn văn tả cảnh đẹp ở địa phương. -GV nhận xét |
- HS nghe và thực hiện và trình bày trước lớp |
|||||||||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||||||||||||||||||
- GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|||||||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
ÔN LUYỆN VỀ VỐN TỪ NAM – NỮ.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Nam và nữ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: a/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới. b/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới. Bài tập 2 : a/ Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 và đặt câu với từ đó. b/ Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 và đặt câu với từ đó. Bài tập 3: Tìm dấu phảy dùng sai trong đoạn trích sau và sửa lại cho đúng: Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên csacs nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. |
- HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Ví dụ: a/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, anh hùng, kiên cường, mạnh mẽ, gan góc… b/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới: Dịu dàng, thùy mị, nết na, hiền hậu, hiền lành, nhân hậu, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Ví dụ: a/ Ba từ: dũng cảm; anh hùng, năng nổ. - Bộ đội chiến đấu rất dũng cảm. - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Phan Đình Giót đã được phong tặng danh hiệu anh hùng. - Các bạn nam lớp em rất năng nổ trong lao động. b/ Ba từ: dịu dàng, hiền hậu, đảm đang. - Cô giáo em lúc nào cũng dịu dàng. - Bà nội em trông rất hiền hậu. - Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang. Đáp án: Các dấu phảy dùng không đúng (bỏ đi) sau các từ: giới, ấy, đường, gắt. - HS chuẩn bị bài sau. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 01 tháng 4 năm 2022
Tiết 6:Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS làm bài 1(c, d); bài 2, bài 3.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ…
- HS : SGK, bảng con...
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết: - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số. - Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS làm bài 1(c, d); bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: |
||
Bài 1(c, d): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Em hãy nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số ? - Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài , chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài. - GV quan sát, uốn nắn học sinh |
- Tìm tỉ số phần trăm của + Bước 1: Tìm thương của hai số + Bước 2: Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào tích. - Cả lớp làm vở. - 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80% d) 7,2 : 3,3 = 2,25 = 225% - Tính - HS tự giải, 3 HS lên bảng làm bài, chia sẻ trước lớp a) 2,5% + 10,34% = 12,84% b) 56,9% - 34,25% = 22,65% c) 100% - 23% - 47,5% = 29,5% - Cả lớp theo dõi - Lớp làm vào vở. -1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ Bài giải a) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và cây cà phê là: 480 : 320 = 1,5 = 150% b) Tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cà phê và cây cao su là: 320 : 480 = 0,6666 = 66,66% Đáp số : a) 150% b) 66,66% - HS đọc bài, tự làm bài báo cáo kết quả với giáo viên Giải Số cây lớp 5A đã trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81(cây) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 180 - 81 = 99(cây) Đáp số: 99 cây |
|
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||
- Tính tỉ số phần trăm của 9 và 15; 4,5 và 12 |
- Tỉ số phần trăm của 9 và 15 là: 60% - Tỉ số phần trăm của 4,5 và 12 là: 37,5% |
|
- GV củng cố nội dung luyện tập - Hoàn thiện bài tập chưa làm xong - Chuẩn bị bài sau |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Luyện từ và câu::
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*Điều chỉnh theo CV 405: Cho HS đoạn văn miêu tả có sử dụng dấu phẩy thay BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng
- GV: Bảng nhóm, SGK
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||||||||||
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS theo dõi - HS ghi vở |
|||||||||
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||||||||||
Bài tập 1: HĐ cặp đôi - 1HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. |
- Cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở. - Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp |
|||||||||
|
||||||||||
Bài tập 2: HĐ cá nhân -Cho HS đoạn văn miêu tả cây cối có sử dụng dấu phẩy - GV nhận xét chữa bài |
- HS viết đoạn văn và trình bày
|
|||||||||
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||||||||||
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng. |
- HS nghe và thực hiện |
|||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||||||||||
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 8 : Kỉ thuật:
LẮP RÔ- BỐT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô- bốt.
2. Kĩ năng: Lắp rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. §å dïng d¹y häc
- GV: bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; mẫu rô- bốt đã lắp sẵn
- HS : bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS hát - Kiểm tra sự ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đồ dùng của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS hát - HS kiểm tra đồ dùng - Ghi đầu bài vào vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát rô- bốt đã lắp sẵn - GV hướng dẫn cho HS quan sát kỹ từng bộ phận của mẫu và trả lời câu hỏi: + Để lắp được rô- bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận? + Hãy kể tên các bộ phận đó? * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a. Hướng dẫn chọn các chi tiết - Cho HS thảo luận lựa chọn các chi tiết - Gọi HS lên bảng chọn đúng chi tiết, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại. - GV NX, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết. b. Lắp từng bộ phận * Lắp chân rô- bốt ( H2- SGK) - Cho HS thỏa luận tìm cách lắp rồi thực hiện trước lớp - GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ hai của rô- bốt * Lắp thân rô- bốt (H3- SGK) + Dựa vào hình 3, em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô- bốt? - GV nhận xét, bổ sung * Lắp đầu rô- bốt (H4- SGK) * Lắp các bộ phận khác c. Lắp ráp rô- bốt (H1- SGK) - GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK - GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý - Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô- bốt d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định |
- HS quan sát - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi + Cần lắp 6 bộ phận. + Chân rô- bốt, thân rô- bốt, đầu rô- bốt, tay rô- bốt, ăng- ten, trục bánh xe. - HS thảo luận, lựa chọn chi tiết - Đại diện HS lên bảng chọn các chi tiết - Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn - HS quan sát hình 2a (SGK) - 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô- bốt. - Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp - HS quan sát hình 3 - Lắp tay rô- bốt (H5a- SGK) - Lắp ăng- ten (H5b- SGK) - Lắp trục bánh xe (H5c- SGK) - HS quan sát
|
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Chia sẻ với mọi người cách lắp ghép rô - bốt. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- GV nhận xét sự ĐỒ DÙNG DẠY HỌC của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô-bốt. - GV dặn HS về nhà đọc trước và ĐỒ DÙNG DẠY HỌC đầy đủ bộ lắp ghép và tập lắp ghép trước ở nhà. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2022
Tiết 1:Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian.
- Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm
- HS : SGK, bảng con
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
|||
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
||||
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi: + Kể tên các đơn vị đo đã học + 1 năm thường có bao nhiêu ngày ? + 1 năm nhuận có bao nhiêu ngày ? + Những tháng nào có 31 ngày ? + 1 ngày có bao nhiêu giờ ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
|||
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán. - HS làm bài 1, bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: |
||||
Bài 1: HĐ cá nhân - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS nêu lại cách cộng, trừ và các chú ý khi thực hiện các phép tính cộng, trừ số đo thời gian.
Bài 2 : HĐ cá nhân - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS nêu lại cách nhân, chia và các chú ý khi thực hiện các phép tính nhân , chia số đo thời gian.
Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc và tóm tắt đề bài. - Hướng dẫn HS cách giải. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tự làm bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần thiết. |
- Tính - Lớp làm vào vở. - 2 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- Tính - Cả lớp làm vào vở. - 2 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả 8 phút 54 giây 2 = 17 phút 48 giây 38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây 4,2 giờ 2 = 8, 4 giờ 37,2 phút : 3 = 12,4 phút - Cả lớp theo dõi - HS thảo luận cách giải - Cả lớp làm vở, 1 HS chia sẻ kết quả Bài giải Thời gian cần có để người đi xe đạp đi hết quãng đường là: 18 : 10 = 1,8 ( giờ) 1,8 giờ = 1giờ 48 phút Đáp số: 1giờ 48 phút
- HS đọc bài, tự làm bài sau đó chia sẻ kết quả. Bài giải Thời gian ô tô đi trên đường là: 8 giờ 56 phút - (6 giờ 15 phút + 0 giờ 25 phút) = 2 giờ 16 phút 2 giờ 16 phút = giờ Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 x = 102 (km) Đáp số: 102 km |
|||
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
||||
- GV tóm lại nội dung bài học |
- HS nghe |
|||
- Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình. |
- HS nghe - HS nghe và thực hiện |
|||
............................................................................................................
Tiết 2: Tậ ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
p làm văn:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng: Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng nhóm
- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động Khởi động:(5phút) |
||
- Cho HS thi đọc một dàn ý đã lập tiết học trước. - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn. |
- HS thi đọc bài làm. - HS khác nhận xét. - HS ghi vở |
|
2. Hoạt động Thực hành:(28 phút) |
||
Bài 1: HĐ cá nhân - 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - Yêu cầu HS nói tên đề tài mình chọn. - HS làm việc cá nhân. Mỗi HS tự lập dàn ý, 3- 4 HS lên bảng làm (chọn tả cảnh khác nhau). - Những HS làm bài ra giấy dán lên bảng - Cả lớp và GV nhận xét. - 3,4 HS trình bày dàn ý. GV nhận xét nhanh. - Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập. Bài 2: HĐ nhóm - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Tổ chức cho HS nói theo nhóm - Trình bày trước lớp - Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày… |
- Lập dàn ý miêu tả một trong những cảnh sau: a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em. b. Một đêm trăng đẹp. c. Một hiện tượng thiên nhiên. d.Trường em trước buổi học. VD: a. Mở bài : - Ngôi trường mới được xây lại: toà nhà ba tầng, màu xanh nhạt, xung quanh là hàng rào bằng gạch, dọc sân trường có hàng phượng vĩ toả bóng râm. - Cảnh trường trước giờ học buổi sáng thật sinh động. b.Thân bài - Vài chục phút nữa mới tới giờ học. trước các cửa lớp lác đác 1,2 HS đến sớm.Tiếng mở cửa, …Chẳng mấy chốc, các phòng học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn. - Cô hiệu trưởng …, lá Quốc kì bay trên cột cờ…những bồn hoa khoe sắc… - Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào cổng trường, nhóm trò chuyện, nhóm vui đùa… c. Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương.
- Tập nói theo nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập. - HS tập nói trong nhóm - Nhiều HS trình bày miệng bài văn của mình.
|
|
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút) |
||
- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của một bài văn tả cảnh. |
- HS nghe và thực hiện |
|
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
||
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để ĐỒ DÙNG DẠY HỌC viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. |
- HS nghe và thực hiện |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tiết 3:Khoa học:
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 130, 131 SGK.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi…
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
||||||||||||||||||||||||
1. Hoạt động mở đầu:(5phút) |
|||||||||||||||||||||||||
- Cho HS tổ chức trò chơi"Bắn tên" với các câu hỏi" + Môi trường là gì? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống ? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trườn ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng |
- HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở |
||||||||||||||||||||||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi: + Tài nguyên thiên nhiên là gì ? + Công dụng của các tài nguyên thiên nhiên ? - GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS tích cực hoạt động - Kết luận Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”. - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi. - Hướng dẫn HS tham gia trò chơi (Thời gian 5 phút). - GV nhận xét, tổng kết, đánh giá. |
- HS làm bài theo nhóm. - Quan sát các hình trong SGK và hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nghe nhận xét, bổ sung - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên
- Các nhóm tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV: + Nêu tên và công dụng của từng loại tài nguyên (bảng phụ). |
||||||||||||||||||||||||
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) |
|||||||||||||||||||||||||
- Hãy kể tên 5 đồ dùng của gia đình em, rồi cho biết nó được làm từ những lạo tài nguyên nào ? |
- HS nêu: VD: vở được làm từ thực vật hoặc gỗ Nồi, xoong được làm từ nhôm Gạch, ngói được làm từ đất Cốc được làm từ thủy tinh Rổ, thau, chậu được làm từ nhựa |
||||||||||||||||||||||||
- Về nhà tìm hiểu các tài nguyên thiên nhiên có ở địa phương em. |
- HS nghe và thực hiện |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 28
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 29
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động
- HS hát tập thể 1 bài.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………*Nhược điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 29
- Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
- Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt , HỌC CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 29
- Tích cực trong học tập và phòng chống dịch covid.
- Tích cực phòng tránh dịch
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
+ Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
- Tuyên dương:.......................................................................................................
- Phê bình :.............................................................................................................
-............................................................................................................
............................................................................................................