''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 3

Cập nhật lúc : 16:55 16/01/2022  

kế hoạch bài dạy - lớp 3/1 - tuần 21

TUẦN 21

 

                                            Thứ hai ngày 7  tháng 2 năm 2022

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (Bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (Bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, một đồng hồ hoặc mô hình đồng hồ có 3 kim.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”:

- TBHT điều hành:

+ Nhân hoá là gì?

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

 2. HĐ thực hành (28 phút):

*Mục tiêu:

- Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (bài tập 1).

- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào?

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (bài tập 3 a/c/d hoặc b/c/d). *Cách tiến hành:

Bài  tập 1:

(Cá nhân – Nhóm đôi – Cả lớp)

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Gọi học sinh đọc bài thơ “đồng hồ báo  thức”.

- Cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ, chỉ cho học sinh thấy: kim giờ chạy chậm ... Tác giả tả rất đúng.

- Cho học sinh làm bài  (phiếu học tập).

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành bài tập.

- TBHT điều hành

- Đại diện nhóm dán tờ phiếu lên bảng lớp -> báo cáo

+ Trong bài thơ trên những vật nào được nhân hóa?

+ Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

 

 

 

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố hiểu rõ về các cách nhân hóa.

Bài  tập 2:

(Làm việc nhóm đôi -> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.

- Yêu cầu trao đổi theo cặp.

- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.

- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3:  (Làm việc cá nhân ->  Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài cá nhân.

 

+ Yêu cầu đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu.

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

- Giáo viên củng cố cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như thế nào?

 

 

- Một học đọc yêu cầu bài tập 1.

- Hai em đọc bài thơ.

 

- Cả lớp quan sát  các kim đồng hồ trả lời kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.

- Học sinh làm bài (phiếu học tập).

 

 

 

- Học sinh chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp:

 

+ Kim giờ gọi là: bác, tả bằng từ ngữ: thận trọng nhích từng li, từng li.

+ Kim phút gọi bằng anh, tả bằng từ ngữ: lầm lì đi từng bước, từng bước.

+ Kim giây gọi bằng bé, tả bằng từ ngữ: tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.

+ ...

- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.

 

 

 

 

- Một học sinh đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Học sinh trao đổi theo cặp.

- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.

 

 

- Một học sinh đọc đề bài tập 3.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ bài trước lớp.

+ Nhiều học sinh lên nối tiếp đặt câu hỏi.

+ Cả lớp nhận xét bổ sung.

Dự kiến đáp án:

a/Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?

b/ Ê - đi - xơn làm việc như thế nào ?

c/Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào ?

d/ Tiếng nhạc nổi lên như thế nào ? 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 4. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng phép nhân hóa.

- Tìm trong sách giáo khoa đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa rồi chỉ ra phép nhân hóa đó.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………..

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA Q

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa Q, T, B.

- Viết đúng, đẹp tên riêng Quang Trung và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Quê em…nhịp cầu bắc ngang.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết  nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa Q, T, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp

- Học sinh lên bảng viết:

+ Phan Bội Châu.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh tham gia thi viết.

 

 

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Quang Trung.

=> Quang Trung (1753  – 1792), là một anh hùng dân tộc có công trong cuộc đại phá quân Thanh.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một mền quê.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

 

- Q, T, B. 

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

 

- Học sinh viết bảng con: Q, T, B. 

 

 

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

 

- 2 chữ: Quang Trung.

- Chữ Q, g, T cao 2 li rưỡi, chữ r cao hơn 1 li, chữ u, a, n cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Quang Trung.

 

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

 

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

 

- Học sinh viết bảng: Quê, Bên.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa Q.

+ 1 dòng chữa T, B. 

+ 1 dòng tên riêng Quang Trung.

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

 

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê nào đó và tự luyện viết cho đẹp hơn.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……….……………………………………..

Tiết 4: Toán:   

TIẾT 113: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.

- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (2 phút)

- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ

+ TBHT điều hành.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? (…)

+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.                                         

2. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.

* Cách tiến hành:

* Hướng dẫn phép chia 6369 : 3

- Giáo viên ghi lên bảng:

                         6369 : 3 = ?

- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi học sinh lên bảng  chia sẻ cách thực hiện.

 

- Giáo viên nhận xét và ghi lên bảng như sách giáo khoa.

* Hướng dẫn phép chia  1276 : 4.

- Giáo viên ghi bảng : 1276 : 4  = ?

- Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.

 Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số        

=>Giáo viên chốt kiến thức khi chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

 

 

 

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

 

-  2 em lên bảng nêu cách thực hiện, chia sẻ cách thực hiện.

- Lớp nhận xét, bổ sung:

- 2 em nhắc lại cách thực hiện.

 

 

 

- Cả lớp cùng thực hiện phép tính.

 

- Một học sinh đứng tại chỗ chia sẻ (nêu cách làm).                            

- Hai học sinh nhắc lại cách thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

 

3. HĐ thực hành (15 phút)

* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Bài 2: (Cá nhân – Cả lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

- Giáo viên củng cố cách tìm một thừa số của phép nhân.

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

4862  2

08      2431

  06

    02

      0

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Số gói bánh có trong một thùng là:

1648 : 4 = 412 (gói)

Đáp số: 412 gói

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

a) x x 2 = 1846         b) 3 x x = 1578

          x = 1846 : 2             x = 1578 : 3

          x = 923                    x = 526

 

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà xem lại bài trên lớp. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:

9685 : 5

8480 : 4

7569 : 3

- Thử suy nghĩ, giải bài tập sau: Tìm x:

x : 7 = 1246

x : 6 = 1078

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

…………………………………………………..

Tiết 5: Đạo đức

THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ II

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Ôn tập thực hành kỹ năng về cách ứng xử, bày tỏ thái độ qua các tình huống, ý kiến về chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài.

2. Kĩ năng: Biết bày tỏ thái độ qua các tình huống.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu bài tập.

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

 

+ Nêu nội dung bài hát?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.

- Học sinh nêu.

 

- Lắng nghe.

 2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu:

- Ôn tập thực hành kỹ năng về cách ứng xử, bày tỏ thái độ qua các tình huống, ý kiến về chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Chia sẻ tình đoàn kết, với các bạn thiếu nhi:

(Nhóm -> Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên gợi ý: Thư có thể viết chung cả lớp, theo từng nhóm hoặc từng cá nhân.

- Gửi thư cho các bạn ở các vùng gặp khó khăn như…

 

 

 

- Giáo viên trợ giúp học sinh còn lúng túng.

Việc 2: Sưu tầm bài hát đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.

(Cá nhân-> Nhóm-> Chia sẻ trước lớp)

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét, khen gợi học sinh đã sưu tầm và thể hiện tiết mục hay và khuyến khích hs về nhà sưu tầm tiếp.

- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.

- Giáo viên chốt…

Việc 3: (Làm việc nhóm -> Cả lớp)

+ Theo em việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không lên làm đối với khách nước ngoài?

 

 

a. Gặp khách nước ngoài phải đứng lại chào hỏi lễ phép.

b. Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ.

c. Chỉ đường giúp khi khách nước ngoài hỏi thăm.

d. Niềm nở nói chuyện với khách nước ngoài.

e. Cứ lúng túng xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.

 

 

 

 

* Giáo viên kết luận:

- Các việc làm a, c, d là đúng nên làm. Các việc làm b, e là sai không nên làm.

- Trẻ em Việt Nam chúng ta cần cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng cần thiết, để họ thêm hiểu biết chúng ta.

*Giáo viên kết luận chung.

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm.

 

 

+ Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào.

+ Nội dung thư sẽ viết những gì?

+ Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.

 

 

 

 

 

- Sưu tầm bài hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi.

- Học sinh hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm đã được chuẩn bị.

- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bạn nào thể hiện tiết mục của mình hay nhất.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét việc làm nào đúng nên làm việc làm nào sai không nên làm. Vì sao? -> Học sinh cùng tương tác.

- Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ là sai không nên làm. Vì làm như vậy là thể hiện cư xử không lịch sự, không tôn trọng khách nước ngoài.

- Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống xong đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới nên phải đoàn kết hữu nghị với nhau.

- Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc giúp khách nước ngoài hiểu biết và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.

 

 

 

 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)

 

 

 

 

 4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Tiếp tục ôn tập các kỹ năng trong học kỳ II.

- Nêu những việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang, khi gặp khách nước ngoài,...

- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang, khi gặp khách nước ngoài,...

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………….

                                                              Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2022

 

 

Tiết 1,2:                                                    Anh văn                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

.................................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết):

NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM

 I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 

 

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng các bài tập bài tập 2a, 3a.

- Viết đúng: nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, vẽ tranh, nhanh chóng, khởi nghĩa.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.

- Biết viết hoa các chữ đầu câu.

- Kĩ năng trình bày bài thơ khoa học.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* GD Quốc phòng - An ninh: Giáo viên nêu ý nghĩa Quốc ca.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2. Bảng viết nội dung bài tập 3a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (3 phút)

 

 

 

 

 

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Nêu nội dung bài hát.

- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Viết 4 từ có chưas vần ut, 4 từ có chứa vần uc.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung bài viết

 - Giáo viên đọc bài chính tả một lượt.

* GV nêu ý nghĩa Quốc ca: Quốc ca nói chung là một bài hát ái quốc khơi gợi và tán dương lịch sử, truyền thống và đấu tranh của nhân dân quốc gia đó, được chính phủ của một đất nước công nhận là bài hát chính thức của quốc gia, hoặc được người dân sử dụng nhiều thành thông lệ.

+ Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

 

 

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

 

- 1 học sinh đọc lại.

 

 

 

 

 

 

- Có tên là Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Ông sáng tác bài hát này trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.

 

+ ... 4 câu.

+ Viết hoa chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, tên riêng: Văn Cao, Việt Nam,...

 

- Học sinh nêu các từ: nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác, vẽ tranh, làm thơ, nhanh chóng, khởi nghĩa,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

 3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác bài chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chú ý tư duy và ghi nhớ lại các từ ngữ, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài.

 4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi

- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

 

- Lắng nghe.

 5. HĐ làm bài tập (7 phút)

*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt l/n, uc/ut và bài tập điền âm vần.

*Cách tiến hành:

Bài 2a: (Làm việc cá nhân -> Chia sẻ trước lớp)

- Cho 1 học sinh đọc yêu cầu.

- TBHT điều hành chung.

 

 

 

 

- Nhận xét, đánh giá;  giáo viên kết luận.

- Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn (Học sinh M1).

Bài 3: (Làm việc nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Giáo viên trợ giúp học sinh gặp khó khăn trong học tập.

 

 

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào vở.

- Hai học sinh lên bảng thi làm bài (chia sẻ trước lớp).

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc. 1 số em đọc lại khổ thơ.

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.

 

 

 

 

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

- Học sinh làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2 -> cả lớp.

- Dự kiến đáp án:

+ Nhà em có nồi cơm điện.

+ Mắt con cóc rất lồi. (...)

6. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

 

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.

- Sưu tầm các bài văn, bài thơ viết về nhạc sĩ và tự luyện viết cho đẹp.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

…………………………………………..

Tiết 4:Toán

TIẾT 114: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (2 phút):

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:

2896 : 4    1578 : 3

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).

* Cách tiến hành:

* Hướng dẫn phép chia 4218 : 6.

- Giáo viên ghi lên bảng phép chia:

              9365 : 3  = ?

- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính trên nháp.

+ Học sinh lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

+ Ở ví dụ này bạn thực hiện mấy lần chia?

+ Lần chia thứ nhất bạn phải lấy mấy chữ số để chia?

+ Số dư so với số chia phải như thế nào?

- Giáo viên nhận xét và chốt bài như sách giáo khoa.

*Hướng dẫn phép chia  2249 : 4.

- Giáo viên ghi bảng : 2249 : 4  = ?

- Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên chốt kiến thức và lưu ý đối tượng học sinh M1.

+> Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.

+> Số dư phải bé hơn số chia.

 

- Học sinh đọc phép tính

 

 

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- Học sinh chia sẻ cách thực hiện, lớp bổ sung:

          9365     3

          03       3121

            06

              05

                2

Vậy:  9365 : 3 = 3121 (dư 2)

 

 

 

 

- HS làm cá nhân -> chia sẻ trước lớp

- 3 em nhắc lại cách thực hiện:

+ Đặt tính và thực hiện chia từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ.

+  Học sinh đứng tại chỗ nêu cách làm, lớp theo dõi bổ sung.                                

                   2249   4

                     24     562                                      

                       09          

                         1

             Vậy: 2249 : 4 = 562 (dư 1)

- Hai học sinh nêu lại cách chia.

- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).

* Cách tiến hành:

Bài 1:

(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3:

(Cá nhân – Cặp đôi –  Lớp)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát rồi yêu cầu học sinh thực hiện.

- Giáo viên trợ giúp học sinh M1 hoàn thành sản phẩm (như hình sách giáo khoa trang 118).  

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả:

2469   2           6487   3                   4159  5

04       1234     04      5162                15    831

  06                    18                             09

    09                    07                             4

      1                      1

 

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Giải:

Thực hiện phép chia ta có

1250: 4 =  312(dư 2)

Vậy 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất 312 xe ô tô và còn thừa 2 bánh.

Đáp số: 312 xe, dư 2 bánh

 

 

 

 

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

 

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Nối nhanh, nối đúng”

A

 

B

9438 : 3

 

255

5476 : 4

 

1369

1275 : 5

 

3146

- Suy nghĩ, thử giải bài tập sau: Một cửa hàng có 1245 kg gạo. Đã bán được một phần năm số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

………………………………………..

Tiết 5: Tin                                                                   

  (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

        

……………………………………………

Tiết 6: Tiếng Việt*:                                                                          

Ôn luyện

I.Mục tiêu:

- HS đọc trôi chảy bài  Đối đáp với vua , rồi chọn câu trả lời đúng.

- Biết trình bày và viết đúng bài chỉnh tả Tiếng đàn, mắc không quá 5 lỗi.

- Ôn về từ chỉ hoạt động nghệ thuật, cách đặt dấu phẩy trong câu.

- Viết được đoạn văn kể về tiết mục (xem xiếc) mà em thích.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ viết các bài tập

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Bài cũ

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

I – Đọc – hiểu:

Đọc bài  Đối đáp với vua  (SGK, trang 49 – 50) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Quân lính đã làm gì khi xa giá của vua Minh Mạng ra Hồ Tây ngắm cảnh?

2. Muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát đã làm gì?

3. Vì sao vua nguôi giận và truyền lệnh cởi trói cho Cao Bá Quát?

II – Chính tả:

Nghe – viết: Bài Tiếng đàn, từ Thủy nhận cây đàn...đến gian phòng.

Hướng dẫn HS viết chính tả

GV đọc chính tả

III – Luyện từ và câu:

1. Dòng nào dưới đây bao gồm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật?

2. Có một bạn học sinh viết đoạn văn kể lại một lần đi xem xiếc như sau:

     Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em  thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị.

     Em hãy đọc kĩ đoạn văn trên rồi gạch chân dưới những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật và tên các tiết mục xiếc đã được bạn học sinh nói đến trong bài.

3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau:

IV – Tập làm văn:

        Em đã từng được xem xiếc ( ở rạp hoặc ở trên truyền hình, trong phim ảnh,...) Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể vềmột tiết mục mà em thích nhất.

3. Củng cố- dặn dò:

Nhận xét tiết học.

 

HS đọc bài.

C. thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần

B. nảy ra ý cởi hết áo quần, nhảy xuống hồ tắm

C. Vì Cao Bá Quát ra vế đối vừa cứng cỏi vừa chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh.

HS theo dõi bài

HS nghe đọc và viết bài vào vở thực hành

B. nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ

      Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em  thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị.

       Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

HS tự viết đoạn  văn vào vở thực hành

Cá nhân đọc bài viết, HS nhận xét bài viết của bạn.

.……………………………………………

Tiết 7: Toán*:                                   

Ôn luyện

       I Mục tiêu

- HD HS ôn về phép nhân  chia  số có 3, 4 chữ số với số có một chữ số .Ôn vế giải toán có lời văn .

II Đồ dùng dạy học :

 BP ghi nội dung các BT

III Hoạt động dạy và học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1 Giới thiêu bài học :

  - GV nêu yêu cầu bài học :

2 HD HS làm bài tập :

  Bài 1 :  Tính :

a)  315              2162            1408

    x   4               x    4             x 6

..............          ..........           .............

b) 426   3              3224    8           1865    5

                     

                                         

                                                  

- Gọi HS nêu yêu cầu BT .

- Gọi HS nêu cách đặt tính và làm tính .

- GV chốt bài làm đúng .

Bài 2 :  Đặt tính rồi tính :

        321 x 4           3104 x 3           2416 x 3

- Gọi HS nêu yêu cầu BT .

- GV cho HS làm bài cá nhân .

- Nhận xét

Bài 3 : Đặt tính rồi tính :

      4695 : 5                  7164 : 3

- Gọi HS nêu yêu cầu BT .

- GV cho HS làm bài cá nhân .

- Nhận xét

Bài 4 : Tóm tắt:

  Có :  2562 cây

  Trồng : 1/3 số cây

  Còn lại :  ? cây

- GV y/c HS đọc và phân tích đề toán

- HD HS làm bài vào vở .

- GV NX chốt câu đúng .

- Chấm một số vở

3. Củng cố dặn dò :

- NX tiết học

- 1 HS nêu yêu cầu BT .

- 1 HS nêu cách đặt tính và làm tính .

 - HS thảo luận nhóm 2 .

- Đại diện nhóm TB . Các nhóm khác NX .

- 1 HS nêu yêu cầu BT .

- HS làm bài

- 1 HS nêu yêu cầu BT .

- HS làm bài

- HS đọc và phân tích đề toán

- HS làm bài :

Bài giải:

Số cây người ta đã trồng là:

2562 : 3 = 854 (cây)

               Số cây còn lại là:

2562 – 854 = 1708(cây)

Đáp số:1708 cây

 

.……………………………………………

Tiết 8: Thủ công                               

 

ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Đan được nong đôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng cho học sinh khéo tay: Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. 

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong đôi. nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu.

- Học sinh:  Giấy màu.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu:

- Đan được nong đôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Hướng dẫn quy trình

- Học sinh nêu quy trình:

 

Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.

- Cắt các nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh).

Bước 2: Đan nong đôi

- Giáo viên hướng dẫn cách đan.                   

+ Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.

+ Đan nan ngang thứ hai: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ ba: Giống như đan nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ tư: Giống như nan đan thứ hai.

+ Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột.

- Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

 

- 2 học sinh nêu.

- Học sinh nhận xét.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi.

3. HĐ thực hành (15 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh thực hành được đan nong đôi.

*Cách tiến hành

Việc 2: Thực hành

- Học sinh thực hành làm bài.

+ Cho học sinh thực hành nong đôi (đan mẫu 3 màu khác nhau).

- Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (Học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng.

Việc 3: Đánh giá sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh

 

- Học sinh thực hành đan nong đôi. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.

 

 

 

 

- Đánh giá sản phẩm.

+ Hoàn thành tốt: Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp. Các nan đan  khít nhau. Nẹp  được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. (...)

+ Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, các nan đan  khít nhau cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.

+ Chưa hoàn thành: Các nan đan chưa  khít nhau. Nẹp được tấm đan chưa chắc chắc

- Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

4. HĐ ứng dụng (4 phút)

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục thực hành đan nong đôi.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………….……………………………………………

                                                                      

                                                                        Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2022

 

Tiết 1: Tiếng Việt

TẬP LÀM VĂN:

KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể được một vài nét nổi bật về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong sách giáo khoa. Có thể dựa vào một buổi biểu diễn văn nghệ ở trường).

  - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 –10 câu).

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết diễn đạt rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật của học sinh trong trường.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. HĐ khởi động (2 phút)

- Yêu cầu 2 học sinh đọc bài viết về một người lao động trí óc.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

-  Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh thực hiện.

 

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức: (12 phút)

*Mục tiêu: Kể được một vài nét nổi bật về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong sách giáo khoa. Có thể dựa vào một buổi biểu diễn văn nghệ ở trường).

*Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm việc cá nhân -> Cặp đôi ->  Cả lớp)

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.

- Yêu cầu lần lượt nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật  mà em chọn để kể theo gợi ý.

 

- Mời 1em kể mẫu.

- Mời 1 số học sinh thi kể trước lớp.

- Lắng nghe và nhận xét.

 

- Giáo viên tuyên dương, chốt bài.

 

 

- 1 em đọc yêu cầu bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.

- Học sinh làm việc cá nhân (trả lời theo các gợi ý).

- Học sinh tập kể -> Trao đổi nhóm 2.

- Học sinh chia sẻ trước lớp -> bổ sung.

- Học sinh M4 kể, lớp nhận xét bổ sung.

- Lần lượt từng học sinh thi kể trước lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.

3. HĐ thực hành: (18 phút)

*Mục tiêu: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 –10 câu).

*Cách tiến hành:

 

Bài tập 2: (Hoạt động cả lớp)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 - 10 câu nói về chủ đề đang học. Viết rõ ràng, diễn đạt thành câu.

- Yêu cầu học sinh viết bài cá nhân.

- Mời 5 -7 học sinh đọc bài trước lớp.

 

- Nhận xét, khen ngợi một số bài viết hay; bạn viết đúng cấu trúc của một đoạn văn, nội dung đúng chủ đề,...

- Giáo viên đánh giá, nhận xét phần bài làm của học sinh.

Lưu ý: + M1+M2 viết đúng nội dung yêu cầu.

 

 

- Một học sinh đọc đề bài tập 2 + viết những điều vừa kể thành một đoạn văn.

 

 

 

 

- Học sinh viết bài cá nhân vào vở.

- Học sinh chia sẻ cách trình bày bài của mình.

- Lớp và học sinh nhận xét.

 

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

5. HĐ sáng tạo  (1 phút)

- Về nhà tiếp tục kể về một buổi biểu diễn mà em được xem.

- Viết một bức thư cho người bạn ở nơi xa để kể cho bạn nghe về buổi biểu diễn mà em được xem.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................

Tiết 2: Toán:

TIẾT 115: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (TIẾP)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa; bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:   

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2` phút):

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu đáp án:

4267 : 2       4658 : 4

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):

* Mục tiêu: Học sinh biết chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

* Cách tiến hành:

Hướng dẫn phép chia 4218 : 6  

- Giáo viên ghi lên bảng phép chia:

                         4218 : 6  = ?

- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính trên nháp.

+ Học sinh lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

+ Ở ví dụ này bạn thực hiện mấy lần chia?

+ Lần chia thứ nhất bạn phải lấy mấy chữ số để chia?

- Giáo viên nhận xét và chốt bài như sách giáo khoa.

Lưu ý: Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm.

Hướng dẫn phép chia  2407 : 4

- Giáo viên ghi bảng: 2407  : 4  = ?

- Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên chốt kiến thức  và lưu ý đối tượng học sinh M1.

+ Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.

+ Số dư phải bé hơn số chia.

 

- Học sinh đọc phép tính.

 

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- Học sinh chia sẻ cách thực hiện, lớp bổ sung:  4218    6

            01     703

              18

                0              

Vậy 4218 : 6 = 703

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh làm cá nhân -> chia sẻ trước lớp

- 3 em nhắc lại cách thực hiện:

+ Đặt tính và thực hiện chia từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ nhẩm.

+  Học sinh đứng tại chỗ nêu cách làm, lớp theo dõi bổ sung.                                

                  2407  4

                    00   601                                      

                      07          

                        3

             Vậy 2407 : 4 = 601 (dư 3)

- Hai học sinh nêu lại cách chia.

- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.

 

 

 

3. HĐ thực hành (15 phút):

* Mục tiêu: Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

Bài 2: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

 

 

Bài 3: (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi đề hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

 3224  4     1516    3      2819  7

  02    806    01    505      01     402

    24              16               19

      0                1                 5

 

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Giải:

Số mét đường đã sửa là:

1215 : 3 = 405 (m)

Số mét đương còn phải sửa là:

1215 – 405 = 810 (m)

Đáp số: 810m

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

a) Đ ;    b) S  ;     c) S.

4. HĐ ứng dụng (2 phút)

 

 

 

 

 

 

5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A

 

B

5085 : 5

 

3057

9171 : 3

 

1017

2406 : 6

 

401

- Suy nghĩ, thử giải bài tập sau: Một trường họ dự trữ 1050 tờ giấy thi cho học sinh. Trong đợt thi cuối học kỳ I, trường đã sử dụng hết một phần ba số giấy đó. Hỏi trường còn lại bao nhiêu tờ giấy thi?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

.

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh,...

          - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức.

- Thể hiện sự tự tin.

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định. 

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

1.     - Học sinh hát.

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc”. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (20 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý: Cách đọc đoạn 1 -> nghiêm trang; đoạn 2 -> tinh nghịch; đoạn 3 -> hồi hộp; đoạn 4 -> đọc với cảm xúc ca ngợi. Hai vế câu đối đọc cân đối, ngắt nhịp giống nhau (...)  

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+   Nước trông leo lẻo/ cá đớp cá.//

Chắng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đạng bị trói,/ đối lại luôn ://

+    Trời nắng chang chang/ người chói người.//

 (..)

 

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ hốt hoảng, náo động.

 

 

 

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

 

 

 

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, biểu lộ,...).

- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.

 

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.

 

- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

 

+ Vua ra vế đối như thế nào? Cao Bá Quát đã đối lại ra sao?

+ Truyện ca ngợi ai?

 

 

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ bài đọc cho chúng ta thấy điều gì?

=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).

 

 

 

+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây.

 

+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu.

+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

+ Trời nắng chang chang người chói người

+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách tự tin

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao

+ Đọc đúng đoạn văn: Đọc với giọng hồi hộp.

+ Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối/ thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau://

+   Nước trông leo lẻo/ cá đớp cá.//

Chắng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/ Cao Bá Quát lấy cảnh mình đạng bị trói,/ đối lại luôn://

+ Trời nắng chang chang/ người chói người.//

 

 

 

 

 

 

 

 

-> Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 3.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

6. HĐ ứng dụng (1phút)

 

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nêu một số câu tục ngữ có hai vế đối nhau mà mình biết.

- Tìm hiểu thêm một số nhân vật có trí thông minh, tài đối đáp và có bản lĩnh.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………………………….

………………………………………………..

Tiết 4: Tự nhiên xã hội:

 

BÀI 48: QUẢ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

-  Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

-  Nêu được chức năng của hạt, lợi ích của quả.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khc nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

*KNS:

- Kĩ năng quan sát, so sánh.

- Tổng hợp, phân tích thông tin.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Các hình trang 92, 93 trong sách giáo khoa, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập 

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ  khởi động (5 phút)

+ Hoa có chức năng gì?

+ Hoa thường được dùng để làm gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh nêu.

 

- Mở sách giáo khoa.

 

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

-  Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

-  Nêu được chức năng của hạt, lợi ích của quả.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

*Mục tiêu:

- GDKNS: Kĩ năng quan sát, so sánh: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong sách giáo khoa trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả?

+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?

+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?

- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:

+ Quan sát bên ngoài: nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả?

+ Quan sát bên trong?

+ Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt?

+ Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó?

+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó?

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.

- Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

Hoạt động 2: Thảo luận

*Mục tiêu: GDKNS: Kĩ năng tổng hợp, phân tích, nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ.

+ Quan sát các hình trang 92, 93 sách giáo khoa, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn?

+ Hạt có chức năng gì? 

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:

+  Ăn tươi.

+  Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp.

+  Làm rau dùng trong bữa ăn.

+  Ép dầu.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm trưởng điều khiển. Mỗi bạn lần lượt quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Kể tên một số loại quả gia đình mình trồng và so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của các loại quả đó.

- Tìm hiểu thêm một số loaaij quả khác và nêu chức năng của hạt (nếu có), lợi ích của quả.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................

 

                                                            Thứ năm  ngày 10  tháng 2 năm 2022

Tiết 1: Toán:

TIẾT 116: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy – lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2 (a, b), 3, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (5 phút)

- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:

4720 : 5

3896 : 3

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

* Mục tiêu:

- Học sinh có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

(Cá nhân – Nhóm –  Cả lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên củng cố cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số trường hợp thương có chữ số 0.

Bài 2 (a, b):

(Cá nhân – Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

 

 

 

 

 

- Giáo viên củng cố cách tìm một thừa số của phép nhân

Bài 3: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

 

 

- Giáo viên củng cố giải toán có hai phép tính.

Bài 4:

(Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

 

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 2c: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

1608  4

  00   402

    08

      0 

...

 

 

 

 

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) x x 7 = 2107           b) 8 x x = 1640

          x = 2107 : 7               x = 1640 : 8

          x = 301                      x = 205

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Số ki-lô gam gạo đã bán là:

2024 : 4 = 506 (kg)

Số ki-lô-gam gạo còn lại là:

2024 - 506 = 1518 (kg)

Đáp số: 1518 kg gạo

 

 

 

 

 

- Học sinh tham gia chơi.

6000 : 2 = 3000

8000 : 4 = 2000

9000 : 3 = 3000

 

 

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

c) x x 9 = 2763         

          x = 2763 : 9

          x = 307                    

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A với cột B cho thích hợp:

A

 

B

1208 : 4

 

961

5717 : 8

 

714

6727 : 7

 

302

- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Một kho chứa 5075 thùng hàng, đã xuất đi một phần năm số thùng hàng. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu thùng hàng?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………….

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

 

.

1. Kiến thức:

- Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức.

- Thể hiện sự tự tin.

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định. 

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

2.     - Học sinh hát.

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc”. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

 

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

 

 

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: - Biết sắp xếp các tranh (Sách giáo khoa) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Học sinh kể lại đựoc toàn bộ câu chuyện.

* Cách tiến hành:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Cho học sinh qua sát tranh minh họa.

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 4 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gợi ý học sinh nhìn tranh kết hợp với nội dung bài để kể từng đoạn truyện.

- Yêu cầu học sinh tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.

- Gọi học sinh nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.

-> Nhận xét chốt lại ý đúng (3 – 1 – 2 - 4).

- Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.

 

 

- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách.

+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.

+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.

+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Học sinh tập kể.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.

 

 

 

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

 

d. Thi kể chuyện trước lớp:

 

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu.

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

 

+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?

 

 

- Học sinh quan sát tranh.

 

- Học sinh đọc gợi ý.

 

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện

 

 

 

 

- Cả lớp quan sát  các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn

 

 

 

- Chia sẻ thứ tự xếp đúng các tranh: 3 -> 1 -> 2 -> 4.

 

 

 

- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1.

- Cả lớp nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể.

- Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chọn cách kể).

 

 

 

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển.

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Câu chuyện cho ta thấy sự thông minh, tài đối đáp và bản lĩnh của Cao Bá Quát.

6. HĐ ứng dụng (1phút)

 

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nêu một số câu tục ngữ có hai vế đối nhau mà mình biết.

- Tìm hiểu thêm một số nhân vật có trí thông minh, tài đối đáp và có bản lĩnh.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

……………………………………………………………….

..........................................................................

Tiết 3: Tin

(Giáo viên bộ môn giảng dạy)

 

……………………………………………

Tiết 4: Tiếng Việt

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Viết đúng: ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, chỉnh, truyền lệnh , như sau...

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập 3a.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả.

- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Ba tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3a.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Giáo viên đọc: Nuông chiều, lồi lõm, lục lọi, la lối, núc ních, len lỏi,…

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát.

- Học sinh trả lời.

 

- Học sinh viết.

 

 

- Lắng nghe.

 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

 

- 1 học sinh đọc lại.

- Vì nghe nói cậu là học trò.

-      Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Trời nắng chang chang người nối người

 

+ Viết cách lề vở 2 ô li.

 

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người (Cao Bá Quát),...

 

- ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, chỉnh, truyền lệnh ,...…

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

+ Hãy đọc câu đối của vua và vế đối lại của Cao Bá Quát. 

b. Hướng dẫn trình bày:

+  Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?

+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

 

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

  3. HĐ viết chính tả (15 phút):

*Mục tiêu:

- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài.

 

 

 

 4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút)

*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

 

 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

 

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)

*Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chính tả điền tiếng có âm đầu ch/tr.

*Cách tiến hành:

Bài 2a: Trò chơi  “Đố bạn”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để học sinh hoàn thành bài tập.

 

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi.

 

- Học sinh tham gia chơi:

+ so sánh, soi đuốc,...

+ xào rau, xới cơm, xê dịch, xông lên, xúc đất,...

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

7. HĐ sáng tạo (1 phút)

 

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp và luyện viết cho đẹp hơn.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

………………………………………………………………………………………………….

                                          

                                                          Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2022

Tiết 1:                                                    Mỹ thuật                                             

                                              (Giáo viên bộ môn giảng dạy)

....................................................................

Tiết 2:Toán:

TIẾT 117: LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

- Vận dụng giải bài toán có 2 phép tính.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 4.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Phiếu học tập, bảng con.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động  (5 phút)

- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi:

+ Muốn nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào?

+ Muốn chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số làm như thế nào?

+ Thực hiện phép tính sau:   1502 x 4=?

+ Thực hiện phép tính sau:   1257 : 4=? (…)

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

2. HĐ thực hành (25 phút).

* Mục tiêu:

- Học sinh biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

- Vận dụng giải bài toán có 2 phép tính.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

 

 

 

 

 

- Giáo viên lưu ý học sinh M1:

+ Từ lần chia thứ hai nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo.

- Lưu ý học sinh: Phép chia thương có chữ số 0 ở giữa.

Bài 4: (Cá nhân - Lớp)

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

 

 

 

 

Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

 

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

a) 821                3284    4

  x    4                  08      821

  3284                    04

                               0

(…)

 

 

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

4691    2

06      2345

  09

    11

      1

(…)

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

 

 

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Chiều dài của sân vận động là:

95 x 3 = 285 (m)

Chu vi của sân vận động là:

(285 +95) x 2 = 760 (m)

 Đáp số: 760m

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

Số quyển sách của cả 5 thùng là:

306 x 5 = 1530 (quyển sách)

Số quyển sách mỗi thư viện được chia là:

1530 : 9 = 170 (quyển sách)

Đáp số: 170 quyển sách

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

 

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng viết biểu thức cho bài tập sau: Đặt tính rồi tính:

9845 : 6

1089 x 3

4875 : 5

2005 x 4

- Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài là 1028m, chiều rộng bằng một phần tư chiều dài. Tính chu vi khu đất đó?

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

.........................................................

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP ĐỌC: 

TIẾNG ĐÀN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: lên dây, ắc–sê, dân chài.

          - Hiểu nội dung: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Vi-ô-lông, ắc-sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng,...

          - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, tranh ảnh đàn vi-ô-lông.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: “Cây đàn ghi ta”.

- TBHT điều hành: Gọi 3 bạn  lên bảng thi đọc bài “Đối đáp với vua”. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét  chung - Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

 

- Học sinh nghe.

 

- Học sinh thực hiện.

 

 

- Lắng nghe.

 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn bài.

* Cách tiến hành :

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, giàu cảm xúc

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

 

 

 

 

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

 

 

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.//

+ Vầng trán cô bé hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng ,/ đôi mắt sẫm màu hơn,/ làn mi rậm cong dài khẽ rung động.//  (…)

 

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ chân dài.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Vi-ô-lông, ắc-sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng,...)

 

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

 

 

 

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

 

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

*Cách tiến hành:

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

 

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Thủy làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?

+ Những từ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?

+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?

+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình nơi căn phòng như hòa với tiếng đàn?

* Giáo viên chốt lại: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

 

+ Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.

+ trong trẻo, bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng

+ Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi...

+ Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ… ven hồ.

 

- Học sinh lắng nghe.

 

 

 

4. HĐ luyện đọc diễn cảm (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh biết ngắt nghỉ hơi đúng; phất âm đúng: rung động, trong trẻo, bay lên,...

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp

- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại đoạn 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

- Học sinh thi đua đọc đoạn 1.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc.

 

- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Học sinh đọc lại đoạn 1.

 

 

- Học sinh thi đua đọc đoạn 1.

- 2 học sinh đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

5. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

 

 

6. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc.

- Nêu một số bản nhạc vi-ô-lông mà mình biết hoặc đã được nghe.

- Tìm hiểu thêm về những người đánh đàn có tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

...........................................................

Tiết 4: Tự nhiên & xã hội

 

BÀI 49: ĐỘNG VẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

HỌC.

1. Kiến thức:

- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.

- Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.

*GD BVMT:

- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong mơi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II.ĐỒ DÙNG DẠY

1. Đồ dùng:      

- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

          - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ  khởi động (5 phút)

- TBHT điều hành trò chơi: “Thi tài giải các câu đố: Nội dung các câu đố liên quan đến các con vật:

VD1:         Con gì cô Tấm quý yêu

          Cơm vàng cơm bạc cho ăn sớm chiều.

VD2:     Con gì có cánh mà lại biết bơi

        Ngày xuống ao bơi, đêm về đẻ trứng.    (…)

- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thế giới động vật phong phú qua bài: “Động vật”.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh tham gia chơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Mục tiêu:

- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.

- Nhận biết sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

*Mục tiêu:

- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 94, 95 trong sách giáo khoa và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.

- Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:

+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?

+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật đang quan sát?

+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

 

 

*Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,… khác nhau. Cơ thể chúng đều có 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.  

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

*Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.

- Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.

- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau

- Giáo viên cho các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy

 

 

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh trình bày sản phẩm.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

 

4. HĐ sáng tạo (2 phút)

 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”: Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên.

- Gọi 10 học sinh lên chơi.

- Nêu một số hoạt động công nghiệp thương mại ở nơi mình ở.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

.................................................................................

...............................................................

 

Tiết 5: Tiếng Việt*:                  

Ôn luyện

I.Mục tiêu:

- HS đọc trôi chảy bài  Đối đáp với vua , rồi chọn câu trả lời đúng.

- Biết trình bày và viết đúng bài chỉnh tả Tiếng đàn, mắc không quá 5 lỗi.

- Ôn về từ chỉ hoạt động nghệ thuật, cách đặt dấu phẩy trong câu.

- Viết được đoạn văn kể về tiết mục (xem xiếc) mà em thích.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ viết các bài tập

III. Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Bài cũ

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

I – Đọc – hiểu:

Đọc bài  Đối đáp với vua  (SGK, trang 49 – 50) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Quân lính đã làm gì khi xa giá của vua Minh Mạng ra Hồ Tây ngắm cảnh?

2. Muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát đã làm gì?

3. Vì sao vua nguôi giận và truyền lệnh cởi trói cho Cao Bá Quát?

II – Chính tả:

Nghe – viết: Bài Tiếng đàn, từ Thủy nhận cây đàn...đến gian phòng.

Hướng dẫn HS viết chính tả

GV đọc chính tả

III – Luyện từ và câu:

1. Dòng nào dưới đây bao gồm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật?

2. Có một bạn học sinh viết đoạn văn kể lại một lần đi xem xiếc như sau:

     Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em  thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị.

     Em hãy đọc kĩ đoạn văn trên rồi gạch chân dưới những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật và tên các tiết mục xiếc đã được bạn học sinh nói đến trong bài.

3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau:

IV – Tập làm văn:

        Em đã từng được xem xiếc ( ở rạp hoặc ở trên truyền hình, trong phim ảnh,...) Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể vềmột tiết mục mà em thích nhất.

3. Củng cố- dặn dò:

Nhận xét tiết học.

 

HS đọc bài.

C. thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần

B. nảy ra ý cởi hết áo quần, nhảy xuống hồ tắm

C. Vì Cao Bá Quát ra vế đối vừa cứng cỏi vừa chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh.

HS theo dõi bài

HS nghe đọc và viết bài vào vở thực hành

B. nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ

      Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em  thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị.

       Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn.

HS tự viết đoạn  văn vào vở thực hành

Cá nhân đọc bài viết, HS nhận xét bài viết của bạn.

...............................................................

 

Tiết 6: Toán*

Tiết 2

 

I. Mục tiêu :

 GV HD HS ôn đọc và viết chữ số La Mã .Cách xem đồng hồ có chữ số La Mã .

II Đồ dùng dạy học :

 BP ghi nội dung các BT .

III Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 Giới thiệu bài :   GV nêu mục tiêu bài học .

2.HD HS làm bài tập :

Bài 1 : Nối số viết bằng chữ số La Mã với cách đọc số đó: (HS trung bình)

- GV cho HS đọc y/c bài tập .

- GV nêu rõ y/c BT .

- GV chốt câu trả lời đúng .

 

Bài 2 : Số ? (HS trung bình)

I

II

III

XI

VII

VIII

XXI

1

2

5

20

10

9

- GV nêu y/c bài tập .

- HD HS TL N 3 .

- GV NX chốt bài làm đúng .

Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm: (HS Khá)

 - GV HD HS quan sát các mô hình đồng hồ rồi trả lời câu hỏi .

 

Bài 4 :  Viết các số VIII , V , I X , IV , XI , X :

Theo thứ tự từ bé đên lớn :........................... Theo thứ tự từ lớn đến bé :...............

- GV nêu y/c BT .
- Y/c HS làm vào vở (HS Khá)

- GV chốt câu đúng .

3. Củng cố dặn dò : 

- GV nhận xét tiết học.

- HS đọc thầm y/c bài tập .

- HS thảo luận nhóm 2 .

- Một số em TB miệng KQ .Lớp NX BS .

- HS đọc thầm y/c bài tập .

- HS TL N3 làm bài .

- Đại diện nhóm TB , các nhóm khác NX BS .

- HS QS mô hình đồng hồ rồi làm bài cá nhân.

- 3 HS TB miệng .

- 1HS nêu y/c BT

- HS làm vào vở

- Lớp NX BS .

...............................................................

 Tiết 7: Sinh hoạt lớp  

Sinh hoạt lớp  

 

I. Mục tiêu:

- Nhận xét, đánh giá để HS nhận thấy ưu khuyết điểm.

- HS nắm được kế hoạch để thực hiện.

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

II.Hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1/ Đánh giá hoạt động tuần 21:

Tổ trưởng nhận xét các hoạt động của các bạn trong tuần.

-Lớp trưởng đánh giá:

+ Về học tập:

+Về vệ sinh:

+ Các hoạt động khác:

- Giáo viên đánh giá chung.

- Thực hiện hoàn thành chương trình tuần 21

-Nhìn chung lớp học chuyên cần, vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

Về học tập:

-Có ôn lại bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc.

- Làm bài tập về nhà tương đối đầy đủ.

- Duy trì đôi bạn cùng tiến như:

- Lao động vệ sinh lớp xung quanh khu vực được phân công sạch sẽ.

-Còn hay nói chuyện riêng trong lớp: .........

2/ Kế hoạch tuần 22

- Thực hiện chương trình tuần 22

- Học kết hợp ôn  GHKII

- Lao động vệ sinh lớp

- Tiếp tục thu nộp các khoản đóng góp

3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Chủ điểm: Mừng Đảng mừng xuân

- Thi vẽ tranh về đề tài mùa xuân sau đó giới thiệu về bức tranh của mình cho các bạn xem.

- Tổng kết, nhận xét

- Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua

- Lắng nghe – nêu ý kiến

- HS tiến hành vẽ tranh.

 

.................................................................................................................................................

HẾT TUẦN 21

                                                                                   

    DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

 DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác