Khối 3
kế hoạch dạy học - lớp 3/1 - tuần 11
TUẦN 11
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Chào cờ
…………………………………………..
Tiết 2: Tiếng Việt
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống vốn từ về quê hương. Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1).
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ Quê hương trong đoạn văn (BT2).
- Nhận biết được các mẫu câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phận câu TLCH Ai? hoặc Làm gì? (BT3).
- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? Với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4).
2. Kĩ năng: Nhận biết được các mẫu câu theo mẫu Ai làm gì? Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hai tờ giấy to trình bày bài tập 1. Bảng lớp kẻ sẵn bài tập 3 (2 lần).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||
1. HĐ khởi động (3 phút) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. |
- Học sinh hát: “Quê hương tươi đẹp”.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
||||||
2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống vốn từ về quê hương. Hiểu và xếp đúng vào 2 nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1). - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ Quê hương trong đoạn văn (BT2). - Nhận biết được các mẫu câu theo mẫu Ai làm gì ? và tìm được bộ phận câu TLCH Ai? hoặc Làm gì? (BT3). - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? Với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4). *Cách tiến hành: |
|||||||
Bài 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua viết từ ngữ vào hai nhóm.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, chốt đáp án, tuyên dương học sinh. Bài 2: (Cặp đôi - Lớp) - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bài. - Gọi học sinh nêu kết quả.
- Mời 3 học sinh đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn. - Cùng với học sinh nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Nhóm - Lớp) - Yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4 để tìm kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. |
- Học sinh tham gia chơi. Đáp án:
-Thảo luận nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Đáp án: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. - 3 học sinh lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn.
- 2 học sinh đọc nội dung bài tập 3. - Học sinh trao đổi nhóm 4 - Đại diện nhóm nêu kết quả làm bài. Ai làm gì? Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ. Mẹ đựng hạt giống đầy chiếc lá cọ. Chị tôi đan nón lá cọ. - Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi nhóm đôi rồi chia sẻ trước lớp: + Bác nông dân đang cày ruộng./ + Em trai tôi đang chơi bóng đá ngoài sân. + Những chú gà con đang mổ thóc ngoài sân. + Đàn cá đang bơi lội tung tăng. |
||||||
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Tìm thêm các từ thuộc chủ điểm Quê hương. - Viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương, có sử dụng mẫu câu “Ai làm gì?”. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA G (TIẾP THEO)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V .
- Viết đúng, đẹp tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa G, R, Đ viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát: Ở trường cô dạy em thế. - Học sinh viết: Gò Công, Tiền Giang.
- Lắng nghe. |
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 7 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Ghềnh Ráng. => Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định, là một bãi tắm đẹp của nước ta. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trốn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán). + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. |
- G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V.
- 7 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: G ( Gh), R, A, Đ, L, T, V.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Ghềnh Ráng. - Chữ G, h, R, g cao 2 li rưỡi, chữ ê, n, a cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Ghềnh Ráng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. |
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân |
|
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa G (Gh). + 1 dòng chữa R, Đ. + 1 dòng tên riêng Ghềnh Ráng. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. |
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. |
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
|
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………
Tiết 4: Toán:
BẢNG CHIA 8
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8.
- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhẩm tính với bảng chia 8.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), 2 (cột 1,2,3), 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||||
1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”
- Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Trưởng ban học tập điều hành: + Nêu 1 số phép tính trong bảng nhân 8. + Học sinh dưới lớp điền kết quả nhanh, đúng. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
|||||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) * Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8. *Cách tiến hành: |
||||||||
Việc 1: Hướng dẫn lập bảng chia 8 - Giáo viên định hướng cho học sinh.
+ Yêu cầu các bạn lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. + 8 lấy 1 lần còn mấy? - Viết 8 x 1 = 8. + Lấy 8 chấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? - Nêu 8 chia 8 được 1 Viết: 8 : 8 = 1 - Tiếp tục cho các bạn lấy 2 tấm nữa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. + 8 lấy 2 lần được bao nhiêu? Viết: 8 x 2 = 16 + Lấy 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy nhóm? Nêu: 16 chia 8 được 2 Viết: 16 : 8 = 2 - Yêu cầu học sinh nêu công thức nhân 8 rồi học sinh tự lập công thức chia 8. Việc 2: HTL bảng chia 8: + Nhận xét gì về số bị chia? + Nhận xét kết quả? - Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 8.
* Giáo viên nhận xét. |
- Học sinh quan sát các chấm tròn trong sách giáo khoa. - Trao đổi theo cặp, lập bảng chia 8. - TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ cách lập bảng chia 8 trước lớp. - Học sinh lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- 8 lấy 1 bằng 8.
- Được 1 nhóm.
- Học sinh đọc: 8 x 1 = 8; 8 : 8 = 1 (3 HS).
- Học sinh lấy 2 tấm nữa.
- 8 lấy 2 lần bằng 16.
- 16 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được 2 nhóm.
- Nhiều học sinh đọc.
- Học sinh tự lập phép tính còn lại. - Đọc đồng thanh bảng chia 8.
- Đây là dãy số đếm thêm 8, bắt đầu từ 8. - Lần lượt từ 1-10. - Thi HTL bảng chia 8. - Học sinh đọc theo bàn, dãy, tổ, cá nhân. - Học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 8.
|
|||||||
2. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn (về chia thành 8 phần bằng nhau và chia theo nhóm 8). * Cách tiến hành: |
||||||||
Bài 1 (cột 1,2,3): Trò chơi “Truyền điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 2 (cột 1,2,3): (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài rồi nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả. Bài 4: (Cặp đôi - Lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh. - Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 2 (cột 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó nối tiếp nêu kết quả:
- Học sinh làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Chiều dài của mỗi mảnh vải là 32 : 8 = 4 (m) Đáp số: 4m vải
- Học sinh tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Số mảnh vải cắt được là: 32 : 8 = 4 (mảnh) Đáp số: 4 mảnh vải
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: 8x3=24 24:8=3 24:3=8 |
|||||||
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Lớp 3A có 32 học sinh, chia đều thành 8 nhóm để thảo luận. Hỏi mỗi nhóm thảo luận có bao nhiêu học sinh? - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay mẹ Hoa 32 tuổi. Tính tuổi của Hoa hiện nay biết tuổi mẹ Hoa gấp 8 lần tuổi Hoa? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………
Tiết 5: Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 1
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước.
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: - Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước, các phiếu ghi sẵn các tình huống trong bài ôn tập.
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Khởi động (5 phút): - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng. |
- Hát: “Em yêu trường em” - Lắng nghe.
|
2. HĐ thực hành: (25 phút) * Mục tiêu: - Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước. * Cách tiến hành: |
|
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã? - Yêu cầu lớp hát bài hát về Bác Hồ.
+ Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? + Qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc” Em thấy Bác Hồ là người như thế nào? + Hãy kể về những điều mà mình đã hứa và thực hiện lời hứa với mọi người? + Theo em nếu không giữ lời hứa sẽ có hại như thế nào? *Giáo viên nhận xét, kết luận. * Ôn tập: - Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ. + Khi người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ bị bệnh em chăm sóc như thế nào? + Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ? + Em hãy kể một số công việc mà em tự làm? + Theo em tự làm lấy việc của mình có tác dụng gì? *Giáo viên nhận xét, kết luận. + Em đã gặp những niềm vui, nỗi buồn nào trong cuộc sống? Những lúc như vậy em cảm thấy ra sao? + Hãy kể một số câu chuyện nói về việc em hoặc bạn đã biết chia sẻ buồn vui cùng bạn? - Mời lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài. *Giáo viên rút ra kết luận. |
- Nhắc lại tên các bài học:
- Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ. - Lần lượt một số em kể trước lớp.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể về những công việc mình đã chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi bị bệnh. - Học sinh trả lời.
- Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp. - Giúp chúng ta tự tin và có ý thức tự cố gắng, tự lập trong cuộc sống.
- Học sinh nêu.
- Học sinh kể
- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có. - Lắng nghe. |
3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):
4. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp. - Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức. - Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021
Tiết 1,2: Anh văn
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
.................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP LÀM VĂN:
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nghe, nói.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát bài: “Cùng múa hát dưới trăng”. - Nêu nội dung bài hát.
- Mở sách giáo khoa. |
2. HĐ thực hành: (30 phút) *Mục tiêu: Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong sách giáo khoa. *Cách tiến hành: |
|
Bài 2: (Cặp đôi - Cả lớp) - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài. - Giáo viên đưa bảng phụ ghi nội dung gợi ý (như sách giáo khoa). - Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để nói về quê hương (Hoạt động theo cặp đôi). - Yêu cầu học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng để nói về quê hương tập nói trước lớp.
- Mời một số học sinh trình bày bài trước lớp. - Giáo viên theo dõi nhận xét, sửa chữa. - Thi nói về quê hương trước lớp. - Giáo viên nhận xét chung. *Liên hệ: Giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước bằng việc làm cụ thể: Chăm ngoan,... |
- 1 em nêu yêu cầu bài. - Nhẩm các câu hỏi gợi ý trên bảng để tập nói trước lớp. - Từng cặp tập nói về quê hương theo gợi ý: + Quê bạn ở đâu? + Bạn yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? + Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? + Tình cảm của bạn đối với quê hương như thế nào? - Học sinh nói trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- 2- 3 cặp thi nói trước lớp. - Lớp nhân xét, bình chọn bạn nói hay. |
3. HĐ ứng dụng (1 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Tiếp tục kể, nói về quê hương. - Thực hành viết một bức thư giới thiệu về quê hương mình để làm quen với một bạn ở nơi khác. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................
Tiết 4:Toán
TIẾT 60: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh đọc thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong giải toán có một phép chia 8.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhẩm tính với bảng chia 8.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), 2 (cột 1,2,3), 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng kẻ sẵn hình BT4.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||
1. HĐ khởi động (5 phút): - Trò chơi: Đố bạn: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:
- Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Mở vở ghi bài.
|
||||||
2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: Học sinh đọc thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong giải toán có một phép chia 8. * Cách tiến hành: |
|||||||
Bài 1 (cột 1,2,3): Trò chơi “Xì điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 2 (cột 1,2,3): (Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: Mọt bạn hỏi, bạn kia trả lời và ngược lại. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh. - Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
Bài 2 (cột 4): (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh nối tiếp nêu kết quả:
- Học sinh rút ra kết luận thông qua kết quả: a) Lấy thương chia cho thừa số này thì kết quả là thừa số kia. b) Lấy số bị chia chia cho thương thì kết quả là số chia.
- Học sinh chia sẻ theo cặp đôi:
- Học sinh làm cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Số thỏ còn lại là: 42 – 10 = 32 (con) Số thỏ trong mỗi chuồng là: 32 : 8 = 4 (con) Đáp số: 4 con thỏ
- Học sinh làm cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp kết quả: a) Chia nhẩm: 16 :8 =2 (ô vuông) b) Chia nhẩm: 24 : 8 = 3 (ô vuông) - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: 16:8=2 48:6=8 |
||||||
4. HĐ ứng dụng (3 phút)
5. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Có 32 cây tùng được trồng đều thành 8 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu cây tùng? - Suy nghĩ, giải bài toán sau: Lan mới mua quyển truyện dày 72 trang. Mà Lan đã đọc được số trang truyện đó. Hỏi Lan còn phải đọc bao nhiêu trang nữa mới hết quyển truyện? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………
Tiết 5: Tin
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
……………………………………………
Tiết 6: Tiếng Việt*:
THỰC HÀNH ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? Mẫu câu ai làm gì?
- Viết được đoạn văn ngắn nói về quê hương hoặc nơi em đang sống
II. Đồ dùng dạy học:
Vở thực hành
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Luyện từ&câu: 15’ Câu 1: C Câu 2: A 4. Tập làm văn: 25’ Hướng dẫn HS nắm yêu cầu GV cho HS tham khảo bài mẫu nếu còn thời gian IV.Củng cố, dặn dò 2’ Rèn thói quen tự học |
HS đọc yêu cầu Trao đổi theo nhóm đôi cùng bàn Trình bày, nhận xét HS tìm ý. Viết đoạn văn vào vở 1 HS viết bảng phụ Nhận xét, sửa chữa bài trên bảng phụ 1 số HS trình bày bài làm của mình |
……………………………………………
Tiết 7: Toán*:
THỰC HÀNH ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện biểu thức với 2 phép tính trong đó nhân chia trước, cộng trừ sau
Ôn bảng nhân 8, nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, tìm thành phần chưa biết, giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở thực hành
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bài1: 25’: 1,Tính Hướng dẫn mẫu: 245 – 24 x 6 = 245-144 = 101 2, Tính Giúp học sinh viết được phép tính
3, Bài toán có lời văn Bài 2: 25’ 1,Tính nhẩm (Ôn bảng nhân 8. Lưu ý 0 nhân với số nào cũng bằng 0) 2, Hướng dẫn HS lập tích đúng
3, Bài toán có lời văn (Nhấn mạnh 1 tá chì = 12 bút chì) IV. Củng cố, dặn dò:2’ Dặn hs có ý thức tự học |
HS làm bài vào vở 1 HS làm bảng nhóm Nhận xét chữa bài a, 43 x 3 + 255 b, 37 + 218 - 156 HS đọc đề - tóm tắt đề- giải HS nhẩm, đó nhau nêu kết quả Thảo luận nhóm đôi 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 Đọc đề, tóm tắt, giải 1 HS làm bảng nhóm Trình bày, sửa chữa |
……………………………………………
Tiết 8: Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ I, T (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
2. Kỹ năng: Cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu để rời, chưa dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
- Học sinh: Giấy nháp , thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động (5 phút): - Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét. - Giới thiệu bài mới. |
- Hát bài: Bài ca đi học. - Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên. |
2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút) *Mục tiêu: Nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. * Cách tiến hành: |
|
Việc 1: Quan sát mẫu: - Giáo viên giới thiệu chữ I, T. + Em thấy nét chữ như thế nào? Việc 2: Hướng dẫn học sinh gấp Bước 1: Kẻ chữ I, T. - Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất chiều dài 5 ô, rộng 1 ô; hình chữ nhật thứ hai có chiều rộng 3 ô, dài 5 ô. - Muốn kẻ được chữ T ta làm thế nào?
- Giáo viên đề nghị lớp thực hành - Giáo viên Giúp đỡ học sinh còn lúng túng trong khi cắt, dán T,I Bước 2: Cắt chữ T - Cắt chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định + Muốn cắt chữ T ta làm như thế nào?
Bước 2: Dán chữ I, T - Muốn các chữ dán được phẳng ta đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H.4). + Dán chữ I, T thế nào cho đẹp?
|
- Học sinh quan sát và nhận xét. - Nét chữ rộng 1 ô.
- Học sinh quan sát, theo dõi.
- Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái cữa chữ I, T trùng khít nhau. + 2 Học sinh lên thực hiện. + Lớp thực hành trên giấy nháp.
- Chữ T có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô. - Đánh dấu hình chữ T sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b. - Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H.2b) theo đường dấu giũa, cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (H.3b)
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân dối trên đường chuẩn. - Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định. |
3. HĐ thực hành (15 phút) *Mục tiêu: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. *Cách tiến hành: |
|
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp. - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Cho 2 Học sinh lên thực hiện. - Nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp. |
- Thực hành cắt, kẻ chữ I, T trên giấy nháp. |
4. HĐ ứng dụng (4 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà tiếp tục thực hiện kẻ, cắt chữ I, T. - Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………….……………………………………………
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
NẮNG PHƯƠNG NAM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2. - Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương.
- Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?// + Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.// + Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.// + Một cành mai?// - Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng!/ một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam.
d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...) - Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.
|
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Trong chuyện có những bạn nhỏ nào? + Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào? + Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì? + Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Hãy chọn một tên khác cho bài? => Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. |
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Học sinh trả lời....
- Vào ngày 28 Tết.
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. Vì cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân…
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.
|
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
-> GV nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. |
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................
Tiết 2: Toán:
TIẾT 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, bài tập 2; bài tập 3 (cột a, b).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||||||||
1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả: 32 : 8 =? 48 : 8=? 24 : 8 =? 80: 8 =? 40 : 8 =? 72 : 8 =? - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
||||||||||||||||
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
Hương dẫn cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Việc 1: Ví dụ: - Giáo viên treo bảng phụ. + VD: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? - Vậy độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. + Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. Bài toán - Giáo viên nêu bài toán. - Hướng dẫn phân tích. - Giáo viên viết bài giải lên bảng lớp, hướng dẫn cách trình bày.
- Giáo viên kết luận: Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. |
- 2 học sinh đọc bài toán.
- Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 =3 (lần)
- 2 học sinh đọc đề toán: - Học sinh phân tích bài toán - Học sinh theo dõi, trình bày bài giải: Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là 30 : 6 = 5 (lần) Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ Đáp số: |
||||||||||||||||
3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
Bài 1 (cột 1,3,4): Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Tổ chức cho 2 đội học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập.
- Giáo viên phỏng vấn 2 đội chơi về cách làm.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá. *Giáo viên củng cố về cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán. - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.
Bài 3 (ý a, b): (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 3c: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh tham gia chơi. Đáp án:
- Học sinh giải thích cách làm. VD: 6 : 3 = 2 vậy số bé bằng số lớn. 10 : 2 = 5 vậy số bé bằng số lớn. - Học sinh nghe.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả. Bài giải: Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là: 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới. Đáp số: lần
- Học sinh làm bài cá nhân. - Chia sẻ trong cặp. - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) 5 : 1 = 5. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng. b) 6 : 2 = 3. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. c) 4 : 2 = 2. Số hình vuông màu xanh bằng số hình vuông màu trắng.
|
||||||||||||||||
3. HĐ ứng dụng (2 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Lớp 3A có 36 học sinh. Số học sinh ở mỗi tổ là 12 học sinh. Hỏi số học sinh ở mỗi tổ bằng một phần mấy số học sinh của lớp 3A? - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Mẹ cho Mai 15 cái bánh. Mai đã ăn hết 12 cái bánh. Hỏi sau khi ăn thì số cái bánh Mai còn lại bằng một phần mấy số cái bánh mẹ Mai cho lúc đầu? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (TIẾT 2):
NẮNG PHƯƠNG NAM
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Giáo viên nêu nhiệm vụ. - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập. - Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý sách giáo khoa. - Dựa vào các ý tóm tắt trong sách giáo khoa trang 95, 96 kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
+ Ý 1: Chuyện xảy ra vào lúc nào?
+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?
+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh nhìn tranh kết hợp gợi ý tập kể. - Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện... - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì?
+ Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
+ Em rút ra được điều gì? |
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - Cả lớp quan sát tranh minh họa của câu chuyện.
- Học sinh đọc các gợi ý sách giáo khoa (trang 95, 96), chia sẻ bài với bạn cùng bàn, chia sẻ trước lớp.
- Học sinh nêu nhanh kết quả. + Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh. + Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. + Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi… - Thống nhất ý kiến.
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1. - Cả lớp nghe.
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Nhiều học sinh trả lời: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc/ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm. - Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc. |
6. HĐ ứng dụng (1phút) 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Viết một bức thư chúc Tết cho một người bạn ở miền khác. |
..............................................................
Tiết 4: Tự nhiên xã hội:
BÀI 21,22: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Học sinh biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
2. Kĩ năng: Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai? + Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng. |
- HS hát bài: Cả nhà thương nhau. - Học sinh trả lời.
- Lắng nghe – Mở sách giáo khoa.
|
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Mục tiêu: - Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. - HS biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại. - Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại. - Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình. *Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập. *Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ. *Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trong trang 42, thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau: + Trong hình vẽ có bao nhiêu người? + Đó là những ai?
+ Gia đình đó có mấy thế hệ? + Ông bà của Quang có bao nhiêu người con? + Đó là những ai? + Ai là con dâu của ông bà? + Ai là con rể của ông bà? + Ai là cháu nội của ông bà? + Ai cháu ngoại của ông bà? - Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét. *GVKL: Đây là bức tranh vẽ một gia đình có 3 thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con. Ông bà có một con trai, một con gái, một con dâu và một con rể. Ông bà có hai cháu ngoại là Hương và Hồng, hai cháu nội là Quang và Thuỷ. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng: *Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. *Cách tiến hành: - Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi để hình thành sơ đồ như trong sách giáo khoa. + Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm có những ai? + Ông bà đã sinh được mấy người con? Đó là những ai? + Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể? Đó là những ai?
+ Bố mẹ Quang sinh được mấy người con? Đó là những ai? + Bố mẹ Hương sinh được mấy người con? Đó là những ai? - Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình. - Nhận xét. |
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Trong hình vẽ có 10 người. + Ông bà, bố mẹ Hương, Hương, Hồng, bố mẹ Quang, Quang, Thuỷ. + Gia đình đó có 3 thế hệ. + Ông bà có 2 người con: bố mẹ Hương, bố mẹ Quang. + Mẹ của Quang. + Bố của Hương. + Quang và Thủy. + Hương và Hồng. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. - Các nhóm khác nghe, nhận xét.
- Học sinh trình bày trước lớp (mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi) + Gia đình có 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất gồm có ông và bà. + Ông bà đã sinh được 2 người con: bố Quang, mẹ của Hương. + Ông bà có 1 người con dâu là mẹ của Quang và 1 người con rể, đó là bố của Hương. + Bố mẹ Quang sinh được 2 người con là Quang và Thuỷ. + Bố mẹ Hương sinh được 2 người con là Hương và Hồng.
- Học sinh trả lời (3 – 4 học sinh). |
Hoạt động1 TIẾT 22: Thảo luận giải thích mối quan hệ họ hàng. - Nhóm 1: Hương, Tuấn, bố mẹ Linh (Em gái Tuấn), bố mẹ Hương. - Nhóm 2: Ông, bà, con trai, con rể, con gái, con dâu. - Nhóm 3: Ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn. - Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bà.
- Giáo viên nhận xét chung. *GVKL: Với mỗi người họ hàng, chúng ta đều cần phải tôn trọng, lễ phép, yêu thương đùm bọc nhau.3. HĐ ứng dụng (5 phút)
4. HĐ sáng tạo (5 phút)
|
- Tự liên hệ bản thân về gia đình mình và vẽ thật nhanh sơ đồ giới thiệu với các bạn. - Tìm hiểu về các thành viên trong gia đình của bạn ngồi cạnh và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng của gia đình bạn..
- Học sinh thực hành. - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu học tập (bài 1). Phiếu học tập, 4 hình tam giác cân kích thước bằng nhau.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (5 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số”: Giáo viên đọc phép tính để học sinh nêu kết quả: 8 gấp mấy lần 2? 2 bằng một phần mấy 8? 10 gấp mấy lần 2? 2 bằng một phần mấy 10? … - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
|
2. HĐ thực hành (25 phút) * Mục tiêu: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính). * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. *Giáo viên củng cố dạng toán: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét. *Giáo viên củng cố về cách giải bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Bài 3: (Cá nhân – Lớp) - Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán. - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.
*Giáo viên củng cố về giải toán bằng hai phép tính. Bài 4: Trò chơi “Ghép đúng, ghép nhanh” - Tổ chức trò chơi “Ghép đúng, ghép nhanh” để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. |
- Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nhận xét.
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: Bài giải: Số con bò là: 7 +28 = 35 (con) Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 35 : 7 = 5 (con) Vậy số con trâu bằng số con bò Đáp số:
- Cả lớp làm vào vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải: Số vịt đang bơi dưới ao là: 48 : 8 = 6 (con) Trên bờ có số vịt là: 48 - 6 = 42 (con) Đáp số: 42 con
- Học sinh tham gia chơi trò chơi ghép hình tam giác (như sách giáo khoa trang 62). - Học sinh nghe. |
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Góc Thư viện lớp 2B có 12 quyển truyện cười. Số truyện truyền thuyết là 6 quyển. Hỏi số truyện truyền thuyết bằng một phần mấy số truyện cười? - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tú có 5 quả bóng bay, Bình có 7 quả bóng bay. Hỏi số bóng bay Huy có bằng một phần mấy số bóng bay của hai bạn Tú và Bình, biết Huy có 4 quả bóng bay? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC:
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa. Học thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh,…
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Thấy được ý nghĩa: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bải vệ những cảnh đẹp đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh , ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong câu ca dao.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. |
- Hát bài: Quê hương tươi đẹp. - Nêu nội dung bài hát. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ. * Cách tiến hành : |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông. b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/ Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//
Đường vô Xứ Nghệ/ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.//
Hải Vân/ bát ngát nghìn trùng/ Hòn Hồng sừng sững/ đứng trong vịnh Hàn.//
Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm.//
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ la đà, nghìn trùng. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng dòng thơ trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh,…) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
|
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút) *Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. *Cách tiến hành: |
|
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao? + Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì? + Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? *Giáo viên kết luận: Bài đọc nói về vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, mỗi người phải biết ơn cha ông, quý trọng và giữ gìn đất nước với những cảnh đẹp rất đáng tự hào... |
- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Do cha ông ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn. |
4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc lòng 6 câu ca dao. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp |
|
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng câu thơ. - Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. |
- 1 học sinh đọc lại toàn bài đọc (M4). - Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng câu thơ. - Các nhóm thi đọc tiếp sức các câu ca dao. - Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng câu ca dao theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2). - Thi đọc thuộc lòng toàn bài đọc (M3, M4). |
5. HĐ ứng dụng (1 phút)
6. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài đọc. Tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ viết về cảnh đẹp quê hương đất nước. - Viết một đoạn văn ngắn (vẽ tranh) về một cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Luyện đọc trước bài: Người con của Tây Nguyên. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tin
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
……………………………………………
Tiết 4: Tiếng Việt
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện về các từ chỉ hoạt động, trạng thái; kĩ năng so sánh.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1; phiếu học tập bài tập 2.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||||||||||||||||
1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - 2 học sinh lên bảng viết một câu có sử dụng biện pháp so sánh. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
|||||||||||||||||||
2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1). - Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động). - Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3). *Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||||
Bài 1: Cá nhân – Cặp đôi – Lớp - Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1. - Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 1 học sinh lên làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: (Cặp đôi - Lớp) - Yêu cầu một em đọc đề bài tập 2 . - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Yêu cầu trao đổi thảo luận theo cặp và làm vào phiếu học tập. - Mời 2 em đại diện lên bảng làm vào tờ phiếu lớn. - Giáo viên và học sinh theo dõi nhận xét. |
- Một em nêu yêu cầu bài tập1. - Học sinh làm bài tập vào vở rồi chia sẻ cặp đôi. - Một học sinh lên làm trên bảng. - Chia sẻ cách làm: + Từ chỉ hoạt động (chạy, lăn) + Hình ảnh so sánh (chạy như lăn tròn) - Lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc bài tập 2. - Lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Lớp hoàn thành bài tập (N2).
- Hai em đại diện 2 nhóm lên bảng chia sẻ cách làm, thống nhất kết quả:
|
|||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||
Bài 3: Trò chơi “Thi nối nhanh” - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nối các từ ngữ ở cột A với cột B để ghép thành câu.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. |
- Học sinh tham gia chơi. Đáp án: + Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông. + Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả + Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh. + Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông. |
|||||||||||||||||||
3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Đặt câu với từ: Viết bài, chạy nhảy. - Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình mình có sử dụng từ chỉ hoạt động, trạng thái. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2021
Tiết 1: Mỹ thuật
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
....................................................................
Tiết 2:Toán:
TIẾT 63: BẢNG NHÂN 9
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhân nhẩm.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||
1. HĐ khởi động (2 phút) - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung trò chơi liên quan đến bảng nhân 8. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. |
||||
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) * Mục tiêu: Học thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. * Cách tiến hành: |
|||||
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi: + Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 9? - Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích thì tích như thế nào? - Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích của các phép nhân vừa tìm được? - Mời học sinh nêu kết quả.
- Yêu cầu học sinh tính: 9 x 1 = ? + Vì sao em tính được kết quả bằng 9? - Giáo viên ghi bảng: 9 x 1 = 9 9 x 2 = 18 ............... 9 x 8 = 72 + Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau? + Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân: Lập tiếp các phép tính còn lại. 9 x 9 = 81 9 x 10 = 90 - Gọi học sinh nêu kết quả, giáo viên ghi bảng để được bảng nhân 9. - Tổ chức cho học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 9 vừa lập được. |
- Các bảng nhân đã học: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. - Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung. + .... tích của nó không đổi.
- Các nhóm trở lại làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. - Học sinh trả lời.
+ Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 9 đơn vị. + ... lấy tích liền trước cộng thêm 9. - Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 9.
- 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: - Học sinh đọc và ghi nhớ bảng nhân 9. - Học sinh đọc bảng nhân 9 xuôi, ngược. |
||||
3. HĐ thực hành (15 phút) * Mục tiêu: Vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài tập. * Cách tiến hành: |
|||||
Bài 1: Trò chơi “Xì điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: Cặp đôi – Lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: Cá nhân – Lớp - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh. - Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Bài 4: Trò chơi “Điền nhanh, điền đúng” - 2 đội tham gia chơi. - Luật chơi: Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. |
- Học sinh tham gia chơi. Đáp án:
- Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: 9 x 6 + 17 = 54 + 17 = 71 9 x 3 x 2 = 27 x 2 = 54 9 x 7 – 25 = 63 – 25 = 38 9 x 9 : 9 = 81 : 9 = 9 - Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải Số học sinh của lớp 3B là: 9 x 3 = 27 (bạn) Đáp số: 27(bạn)
- 2 đội nhẩm kết quả rồi điền nhanh kết quả vào ô trống liền sau. - Học sinh đọc kết quả của các phép nhân bằng cách dựa vào bảng nhân. - Nhận xét đặc điểm của dãy số. |
||||
3. HĐ ứng dụng (2 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân 9. Áp dụng làm bài tập sau: Mỗi túi có 9 chiếc kẹo. Hỏi 5 túi như thế có bao nhiêu chiếc kẹo? - Suy nghĩ và giải bài tập sau: Có 9 con vịt trên bờ. Số vịt dưới ao nhiều gấp đôi số vịt ở trên bờ. Hỏi có bao nhiêu con vịt đang ở dưới ao? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA H
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa H, N, V viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát: Năm ngón tay ngoan. - Học sinh viết: Ông Gióng, Thọ Xương.
- Lắng nghe. |
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Hàm Nghi. => Hàm Nghi là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. |
- H, N, V.
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: H, N, V.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Hàm Nghi. - Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, chữ a, m, i cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Hàm Nghi.
- Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. |
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân |
|
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa H. + 1 dòng chữa V, N. + 1 dòng tên riêng Hàm Nghi. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. |
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. |
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
|
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tự nhiên & xã hội
BÀI 22: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG (TIẾP THEO)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
2. Kĩ năng: Học sinh biết cách xưng hô đúng với các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các hình trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh hình thành sơ đồ mối quan hệ họ hàng của gia đình mình. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát bài: Cháu thương bà. - Nói về nội dung bài hát.
- Mở sách giáo khoa.
|
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Mục tiêu: Giải thích được mối quan hệ họ hàng của gia đình. *Cách tiến hành: |
|
Hoạt động1: Thảo luận giải thích mối quan hệ họ hàng. - Nhóm 1: Hương, Tuấn, bố mẹ Linh (Em gái Tuấn), bố mẹ Hương. - Nhóm 2: Ông, bà, con trai, con rể, con gái, con dâu. - Nhóm 3: Ông, bà, Giang, Sơn, Bác Thư, Bố mẹ Giang, Sơn. - Nhóm 4: Cô Lan, chú Tư, bố mẹ Tùng, Tùng, ông bà.
- Giáo viên nhận xét chung. *GVKL: Với mỗi người họ hàng, chúng ta đều cần phải tôn trọng, lễ phép, yêu thương đùm bọc nhau. |
- Học sinh thực hành. - Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo các nội dung: nhìn vào sơ đồ giải thích được mối quan hệ giữa các thành viên và nói được gia đình đó có mấy thế hệ. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. |
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Về nhà xem lại bài. - Cùng mọi người tôn trọng, lễ phép, yêu thương người trong gia đình, họ hàng. - Tôn trọng, lễ phép với mọi người xung quanh. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
THỰC HÀNH ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? Mẫu câu ai làm gì?
- Viết được đoạn văn ngắn nói về quê hương hoặc nơi em đang sống
II. Đồ dùng dạy học:
Vở thực hành
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Luyện từ&câu: 15’ Câu 1: C Câu 2: A 4. Tập làm văn: 25’ Hướng dẫn HS nắm yêu cầu GV cho HS tham khảo bài mẫu nếu còn thời gian IV.Củng cố, dặn dò 2’ Rèn thói quen tự học |
HS đọc yêu cầu Trao đổi theo nhóm đôi cùng bàn Trình bày, nhận xét HS tìm ý. Viết đoạn văn vào vở 1 HS viết bảng phụ Nhận xét, sửa chữa bài trên bảng phụ 1 số HS trình bày bài làm của mình |
...............................................................
Tiết 6: Toán*
THỰC HÀNH ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
Ôn bảng nhân 8, nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, tìm thành phần chưa biết, giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở thực hành
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bài 2: 25’ 1,Tính nhẩm (Ôn bảng nhân 8. Lưu ý 0 nhân với số nào cũng bằng 0) 2, Hướng dẫn HS lập tích đúng
3, Bài toán có lời văn (Nhấn mạnh 1 tá chì = 12 bút chì) Bài 3: 25’ 1, Tính: 2,Tìm x Cho HS nhắc lại tìm thành phần chưa biết 3, Bài toán IV. Củng cố, dặn dò:2’ Dặn hs có ý thức tự học |
HS nhẩm, đó nhau nêu kết quả Thảo luận nhóm đôi 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 1 HS làm bảng nhóm Trình bày, sửa chữa HS làm theo cá nhân vào vở Nhận xét bài với nhau theo nhóm đôi Hs làm vào vở theo cá nhân 1 HS làm bảng nhóm Trình bày chữa bài Đọc đề, tóm tắt, giải Số con gà trống có là: 217 x 3 = 651(con) Số con gà bác Hai nuôi là: 217 + 651 = 868(con) Đáp số: 778 con gà |
...............................................................
Tiết 7: Sinh hoạt lớp
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 11.
- Phổ biến kế hoạch tuần tới 12.
II. NỘI DUNG:
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần 11.
Giáo viên tổng kết :
* Ưu điểm :
- Nề nếp ổn định
- Tiến bộ nhiều trong hoc tập
- Đi học đều, chuyên cần
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
*Biểu dương những HS chấp hành tốt nội quy của trường và chăm chỉ học tập:
* Tồn tại :
- Xếp hàng ra vào lớp chưa nghiêm túc:
- Còn nói chuyện riêng trong giờ học:
3. Kế hoạch tuần tới 12:
- Học chương trình tuần 12
- Khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm đã làm được.
- Thực hiện nghiêm túc các nề nếp, đặc biệt là việc xếp hàng ra vào lớp
- Tiếp tục phong trào rèn chữ giữ vở
- Phấn đấu cả lớp cùng thực hiện tốt nội quy của nhà trường .
- Tiếp tục trang trí lớp học thân thiện
ATGT: BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG
.................................................................................................................................................
HẾT TUẦN 11
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU |
|
|