Khối 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY- LỚP 3/1 - TUẦN 23
TUẦN 23
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ
…………………………………………..
Tiết 2: Tiếng Việt
TẬP LÀM VĂN:
KỂ VỀ LỄ HỘI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Dựa vào kết quả quan sát 2 bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong sách giáo khoa, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*KNS:
- Tư duy sáng tạo.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
- Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hai bức ảnh lễ hội trong sách giáo khoa phóng to.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (5 phút) - 2 học sinh kể lại chuyện “Người bán quạt may mắn”. - Nhận xét, tuyên dương học sinh. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng. |
- 2 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. |
2. HĐ hình thành kiến thức: (12 phút) *Mục tiêu: Dựa vào kết quả quan sát 2 bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong sách giáo khoa, Học sinh nắm được nội dung câu chuyện. *Cách tiến hành: |
|
Việc 1: Tìm hiểu nội dung (Hoạt động cá nhân -> Nhóm đôi) - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa. - Giáo viên viết bảng 2 câu hỏi và giao nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân -> Trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu: + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì? *Lưu ý: Khuyến khích học sinh M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ. |
- 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa, lớp đọc thầm. - Quan sát 2 bức tranh, trả lời 2 câu hỏi. + Học sinh quan sát cá nhân - từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
|
3. HĐ thực hành: (18 phút) *Mục tiêu: Kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. *Cách tiến hành: |
|
Việc 2: Thực hành kể chuyện (Hoạt động cá nhân -> Cả lớp) - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại yêu cầu sách giáo khoa. - TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài.
- Giáo viên và học sinh nhận xét bổ sung về lời kể, diễn đạt. - Bình chọn người quan sát tinh tế, giới thiệu tự nhiên. - Giáo viên giúp đỡ học sinh M1 + M 2 kể chuyện. Lưu ý: Học sinh M1 + M2 kể đúng nội dung yêu cầu. - Giáo viên tuyên dương, khen ngợi. |
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Đại diện học sinh giới thiệu theo nội dung 2 tranh. - Học sinh nhận xét, chia sẻ, bổ sung. VD ảnh 1: Đây là một cảnh sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ “Chúc mừng Năm mới” treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng. |
4. HĐ ứng dụng (3 phút)
5. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Về nhà tiếp tục kể về lễ hội trong bức ảnh đó. - Viết một bức thư cho người bạn ở nơi xa để kể cho bạn hiểu biết hơn về một lễ hội nơi mình đang ở. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………..
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Đọc đúng: du ngoạn, nô nức, ẩn trốn, Chử Đồng Tử, làng Chử Xá, ra lệnh,...
- Đọc đúng câu: Cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội tưởng nhớ ông...
- Hiểu các từ ngữ: Du ngoạn, hóa lên trời, hiển linh, duyên trời, bàng hoàng,...
- Hiểu ND, ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn ( TLCH trong SGK).
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện
Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS:
- Thể hiện sự cảm thông.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Xác định giá trị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- GV: Tranh minh họa bài học.
- HS: Sách giáo khoa..
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
2. – TC Bắn tên
3. – Nội dung: Kể tên các lễ hội mà em biết.
- Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- HS tham gia chơi
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK |
2. HĐ Luyện đọc (25 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: |
|
a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: - GV cho HS giải nghĩa từ: : Du ngoạn, hóa lên trời, hiển linh, duyên trời, bàng hoàng,...
d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (du ngoạn, nô nức, ẩn trốn, Chử Đồng Tử, làng Chử Xá, ra lệnh,…) - HS chia đoạn (4 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. + Cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,/ mở hội tưởng nhớ ông.// (...) - Đọc phần chú giải (cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 và 4.
|
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp + Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ? + Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ? + Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ? + Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
+ Nêu nội dung chính của bài?
=> GV chốt kiến thức (theo ND của bài) |
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố mặc chung..... + Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập vào bờ, hoảng hốt, .....
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải + Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm ...... tưởng nhớ công lao của ông. *Nội dung: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước.Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn. - HS chú ý nghe |
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút) *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao + Đọc đúng đoạn văn: nhịp đọc chậm, giọng trầm,..., giọng phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử + ...Nhà nghèo,/ mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không. // - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ |
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- 1 số HS luyện đọc trước lớp.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét.
|
……….……………………………………..
Tiết 4: Toán:
TOÁN:
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 2, 3, 4 (a, b).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||
1. HĐ khởi động (5 phút): - Trò chơi: Hái hoa dân chủ: + Nêu các bước giải Bài toán giải bằng hai phép tính. + Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị (Bt 2 trang 129). + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? (…) - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
||||||||||||||
2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: - Học sinh biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Học sinh tính giá trị của biểu thức. * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||
Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
Bài 3: (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố cách tính giá trị của biểu thức. Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả. Bài giải Số viên gạch lát nền mỗi căn phòng là: 2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là: 425 x 7 = 2975 (viên) Đáp số: 2975 viên gạch
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp. a) 32 chia 8 nhân 3 32 : 8 x 3 = 4 x 3 = 12 b) 45 x 2 x 5 = 90 x 5 = 450
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. Đáp số: 2700 đồng
|
||||||||||||||
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
- Suy nghĩ và làm bài tập sau: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức: a) 125 chia 5 nhân 7. b) 3252 chia 3 nhân 9. c) 9860 chia 4 nhân 3. d) 7420 chia 7 nhân 8. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………………………………………..
Tiết 5: Đạo đức
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1).
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
2. Kĩ năng: Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS:
- Kĩ năng tự trọng.
- Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Khởi động (5 phút): - TC: Bắn tên + TBHT điều hành. + Nội dung TC: Kể về 1 việc mình làm thể hiện sự tôn trọng người khác. - Tổng kết trò chơi – kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng |
- Tham gia trò chơi.
- Lắng nghe
|
2. HĐ thực hành: (28 phút) * Mục tiêu: Học sinh hiểu được thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. * Cách tiến hành: |
|
Việc 1: Sắm vai xử lý tình huống HĐ nhóm -> Chia sẻ trước lớp - Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống sau và sắm vai thể hiện cách xử lý đó. => Tình huống: An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ 2 bạn chuyển cho nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: “A, đây là thư của anh Hùng đang học Đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay là mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé! Nếu em là An, em sẽ nói gì với Hạnh? Vì sao?”. - Yêu cầu 1 Các tin khác
|