''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 3

Cập nhật lúc : 16:30 19/12/2021  

kế hoạch dạy học - lớp 3/1 - tuần 1 5

TUẦN 15

 

                                            Thứ hai ngày 20  tháng 12 năm 2021

 

Tiết 1:                                                    Chào cờ

…………………………………………..

 

Tiết 2: Tiếng Việt

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA M

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa M.

- Viết đúng, đẹp tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Một cây làm chẳng nên non...hòn núi cao.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết  nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:

- Giáo dục tình cảm quê hương.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa M, T, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp

- Học sinh lên bảng viết:

+ Yết Kiêu

+ Khi đói cùng chung một dạ

+Khi rét cùng chung một lòng

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh tham gia thi viết.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp          

 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 

 

 

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng

- Giới thiệu từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi

=> Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng

- Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho học sinh luyện viết bảng con.

 

 

- M, T, B. 

 

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

 

- Học sinh viết bảng con: M, T, B. 

 

 

 

 

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

 

 

 

 

 

- 3 chữ: Mạc Thị Bưởi.

- Chữ M, T, h, B cao 2 li rưỡi, chữ a, c, i, ư, ơ cao 1 li.

- Học sinh viết bảng con: Mạc Thị Bưởi.

 

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

 

 

- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.

 

- Học sinh viết bảng: Một, Ba.

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân

 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa M.

+ 1 dòng chữa T, B. 

+ 1 dòng tên riêng Mạc Thị Bưởi.

+ 1 lần câu ứng dụng  bằng cỡ chữ nhỏ.

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

 

- Quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

 

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

 

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết và tự luyện viết cho đẹp hơn.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 3: Tiếng Việt

TẬP LÀM VĂN:

 

NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2).

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT:

- Giáo dục ý thức tự hào  về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng phụ viết gợi ý nói về nông thôn (hoặc thành thị) bài tập 2.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động  của GV

Hoạt động của HS

 1. HĐ khởi động (5 phút)

- 3 học sinh giới thiệu về tổ mình và các bạn trong tổ.

 

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

-  Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

 

- 3 học sinh thực hiện.

 

 

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

 2. HĐ hình thành kiến thức: (25 phút)

*Mục tiêu: Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý.

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Cặp đôi ->  Cả lớp

- Yêu cầu đọc gợi ý.

 

+ Nhờ đâu em biết? (Em biết khi đi chơi, khi nghe kể,...).

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (thành thị) có gì đáng yêu?

+ Em thích nhất điều gì nhất?

- Yêu cầu học sinh kể cá nhân -> theo cặp -> trước lớp.

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh kể.

- Yêu cầu kể trước lớp.

 

 

- Theo dõi nhận xét: Học sinh giới thiệu chân thực - đầy đủ ý - gây ấn tượng nhất về thành thị (nông thôn),...

- Tuyên dương học sinh làm tốt.

- Đọc đề bài và đọc gợi ý

+ Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.

 

 

 

 

 

- Học sinh kể theo yêu cầu.

- Học sinh hoàn thiện yêu cầu bài.

 

 

- 6 học sinh kể trước lớp.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Bình chon bạn kể hay nhất.

 

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

 

4. HĐ sáng tạo  (2 phút)

- Về nhà tiếp tục kể về nông thôn (thành thị).

- Viết một bức thư cho người bạn ở nơi xa để kể cho bạn hiểu biết hơn về nông thôn (thành thị) nơi mình đang ở.

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

......……………………………………………

Tiết 4: Toán:   

TIẾT 81: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo).

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc (   ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- GV: Bảng phụ, phiếu HT

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:     

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Trò chơi: Tính  đúng, tính nhanh

GV đưa ra YC tính giá trị của biểu thức sau: 12 + 7 x 9              375 - 45 : 3  (…)

- Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

 

- HS tham gia chơi, tính nhanh kết quả trên bảng con. Báo cáo kết quả.

 

 

 

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

 

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12 phút):

* Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc (   ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

* Cách tiến hành:

* Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc:

- Ghi lên bảng 2 biểu thức :

30 + 5 : 5     và    ( 30 + 5 ) : 5

- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.

+ Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên?

=>GVKL: Chính điểm khác nhau này mà cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.

- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.

- Ghi bảng:    30 + 5 : 5 = 30 + 1

                           =  31

- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".

- Mời 1HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.

- Nhận xét chữa bài.

 

+ Em hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?

+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?

- Viết lên bảng biểu thức:   3 x ( 20 - 10 )

- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên và thực hành tính vào nháp.

- Mời 1HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét chữa bài.

 

- Cho HS học thuộc quy tắc.

 

 

 

 

 

- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.

 

+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.

 

 

 

- Ta phải thực hiện phép chia trước:

Lấy  5 : 5 = 1  rồi lấy  30 + 1 = 31

 

 

 

 

 

 

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét bổ sung:

( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5

                     = 7

+ Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.

 

+ Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.

- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức.

 

 

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung

3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10

                        = 30

- Nhẩm HTL quy tắc.

- Nêu quy tắc trước lớp

2. HĐ thực hành (18 phút):

* Mục tiêu: Làm và trình bày đúng BT 1, 2, 3.

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Quan sát và giúp đỡ HS M1 trình bày và thực hiện đúng theo thứ tự

 

 

 

Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)

- Đánh giá, nhận xét kết quả làm bài của HS tren phiếu học tập.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS (miệng)

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp

 - Lưu ý HS đọc kỹ bài toán để tìm ra cách làm phù hợp.

 

*GVcủng cố 2 cách giải  bài toán

- Cách 1:

+Tìm số sách trong mỗi tủ trước

+Tìm số sách trong mỗi ngăn

(Trong lời giải thực hiện hai phép tính chia)

- Cách 2:

+Tìm tổng số ngăn sách trong cả hai tủ

+Tìm số sách từng ngăn

(Trong lời giải thực hiện một phép tính nhân và một phép tính chia)

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp

- Chia sẻ kết quả trước lớp, thống nhất KQ:

a) 25 – (20 – 10) = 25 – 10

                           = 15

b) 125 + (13 +7) = 125 + 20

                          = 145 

- HS làm cá nhân (phiếu HT)

 

 

 

 

- Chia sẻ kết quả trước lớp

a) (65 + 15 ) x2 = 80 x 2

                           = 160

     48 : (6 : 3 )   = 48 : 2

                         = 24

b) (74 – 14 ) : 2 = 60 : 2

                          = 30

     81 : ( 3 x 3)  = 81 : 9

                          = 9

- HS làm cá nhân

- Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp

Bài giải:

Cách 1:

Số sách trong mỗi tủ là:

240 : 2 = 120 (quyển)

Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

120 : 4 = 30 (quyển)

Cách 2:

Số ngăn sách trong 2 tủ có là:

4 +  4 = 8 (ngăn)

Số sách xếp trong mỗi ngăn là:

                              240 : 8 = 30 (quyển)

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

 

 

 

4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về làm thêm cách thứ 2 của BT 3

- Suy nghĩ xem có các loại biểu thức nào và thứ tự thực hiện các biểu thức đó ra sao. Thực hiện mỗi loại biểu thức 1 phép tính.

- Thử thực hiện các biểu thức có 3 phép tính.

     

 

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………

Tiết 5: Đạo đức

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (TIẾT 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

+ Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh, liệt sĩ.

2. Kĩ năng: Biết tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*KNS:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.

- Kĩ năng xác định giá trị.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:            

- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu. Tranh vẽ minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích”. Phiếu thảo luận nhóm, tranh ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản).

- Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

            - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (5 phút):

- Kể những việc em đã làm để giúp đỡ làng xóm láng giềng?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Em yêu trường em”

- Học sinh nêu.

 

- Lắng nghe.

 

 2. HĐ thực hành: (25 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh hiểu nội dung câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ.

- Học sinh biết được công việc mình cần làm để giúp đỡ gia đình thương binh và liệt sỹ.

- Học sinh biết được những hành vi nào đúng những hành vi nào sai để biết cách sử lý.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Tiểu phẩm “Một chuyến đi bổ ích ” (Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu: Các nhóm chú ý nghe câu chuyện và thảo luận trả lời 3 câu hỏi sau: (treo bảng phụ có ghi 3 câu hỏi)

1. Vào ngày 27/7, các bạn học sinh lớp 3A đi đâu?

 

2. Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?

 

3. Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như  thế nào?

 

 

 

- Lưu ý:  Kể chuyện, có tranh minh họa cho chuyện.

- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm và kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ.

Việc 2: Việc làm nào là đúng:

(Làm việc cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:

+ Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối cới cô chú thương binh, liệt sĩ chúng ta phải làm gì?

- Ghi lại ý kiến của các nhóm lên bảng.

 

 

- Giáo viên kết luận: Về các việc học sinh có thể làm để bày tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

 

Việc 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?  (Làm việc cả lớp)

- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong phiếu thảo luận.

Phiếu thảo luận:

Em hãy viết chữ Đ vào ô ◻ trước hành vi đúng, chữ S vào ô ◻ trước hành vi sai.

a) ◻ Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai, Nga, Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp em Lan là con chú học bài.

b) ◻ Trêu đùa chú thương binh đang đi trên đường.

c) ◻ Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ của các liệt sĩ.

d) ◻ Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ.

e) ◻ Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân.

- Lắng nghe các nhóm trả lời và đưa ra kết luận.

 

- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao việc làm ở câu b và d lại sai.

 

- Giáo viên kết luận: Bằng những việc làm đơn giản tường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.

 

 

 

- Các nhóm chú ý đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

1. Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng.

2. Các bạn đến trại thương binh nặng để thăm sức khỏe các cô chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện.

3. Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh, liệt sĩ.

- Đại diện của từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

 

 

- 1, 2 học sinh nhắc lại kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

- Tiến hành thảo luận cặp đôi.

- Đại diện mỗi nhóm trả lời.

Ví dụ:

+ Chào hỏi lễ phép.

+ Thăm hỏi sức khỏe.

+ Giúp làm việc nhà.

+ Giúp các con của cô chú học bài.

+ Chăm sóc mộ thương binh, liệt sĩ.

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu của nhóm.

 

 

 

Các tin khác