Khối 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY - tuần 22- 3/1
TUẦN 22
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ
…………………………………………..
Tiết 2: Tiếng Việt
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1).
- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu hợp lí.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Dấu câu”: TBHT điều hành: + Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. + Học sinh nêu sự vật nhân hoá... (...) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật (BT1). - Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2). *Cách tiến hành: |
|
Bài tập 1: (Trò chơi: “Đố bạn”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để hoàn thành bài tập. + Chỉ những người hoạt động nghệ thuật. + Chỉ các hoạt động nghệ thuật. + Chỉ các môn nghệ thuật. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài tập 2: (Cặp đôi -> Cả lớp) - Yêu cầu trao đổi theo cặp. - Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.
- Giáo viên theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. => Giáo viên củng cố cách đặt dấu phẩy |
- Học sinh tham gia chơi.
+ Diễn viên, ca sĩ, nhà văn,... + Đóng phim, ca hát, múa, vẽ,... + Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng,...
- Học sinh trao đổi theo cặp. - Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung. Ví dụ: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. (...)
|
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Đặt 5 câu với 5 từ chọn trong bài tập 1. - Viết đoạn văn ngắn kể về một môn nghệ thuật trong đó có sử dụng dấu phẩy. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………..
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA R
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa P, R.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: “Rủ nhau đi cấy đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa P, R viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp” - Học sinh lên bảng viết: Quang Trung, Quê, Bên. - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát: Năm ngón tay ngoan. - Học sinh tham gia thi viết.
- Lắng nghe. |
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 2 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Phan Rang. => Địa danh Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận... + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Câu ca dao khuyên ta phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày an nhàn, đầy đủ + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. |
- P, R.
- 2 học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: P, R.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Phan Rang. - Chữ Ph, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, n cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Phan Rang.
- Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Rủ, Bây. |
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân |
|
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa R. + 1 dòng chữa Ph, H + 1 dòng tên riêng Phan Rang. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. |
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. |
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
|
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người phải chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày an nhàn, đầy đủ và tự luyện viết cho đẹp hơn. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……….……………………………………..
Tiết 4: Toán:
TIẾT 118: LÀM QUEN VỚI SỐ LA MÃ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết các số từ 1 đến 12 (để xem được đồng hồ); số 20, 21 (đọc và viết về “Thế kỉ XX”, “Thế kỉ XXI”).
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết số la mã.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3a, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”: TBHT điều hành: + Khi nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? + Thực hiện phép tính: 1023 x 4 + Khi chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? + Thực hiện phép tính: 1205 : 5 (…) - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. |
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) * Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. - Nhận biết các số từ 1 đến 12 (để xem được đồng hồ); số 20, 21 (đọc và viết về “Thế kỉ XX”, “Thế kỉ XXI”). * Cách tiến hành: |
|
Giới thiệu chữ số La Mã - Giáo viên cho xem mặt đồng hồ có ghi số bằng chữ số La Mã. + Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Giới thiệu về các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. - Viết bảng: I và nêu: Đây là chữ số La Mã, đọc là “một”... (Làm tương tự với các số khác). - Giáo viên giới thiệu cách đọc, viết các số từ một (I) đến mười hai (XII). VD: Viết bảng III. + Số III do 3 chữ số I viết liền nhau và có giá trị là “ba”. - Viết bảng IV. + Số IV do chữ số V (năm) ghép với chữ số I (một) viết liền trước để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị. - Viết bảng VI, XI, XII.
=> Ghép với chữ số I vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị. Lưu ý: Học sinh M1+ M2 nhận biết đúng các quy ước của chữ số La Mã. => Giáo viên chốt kiến thức. |
- Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và mặt đồng hồ (bằng trực quan).
- Quan sát giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh đọc là “ba”.
- Học sinh đọc là “bốn”.
- Đọc là “sáu”, “mười”, “mười một”, “mười hai”. - Lắng nghe, ghi nhớ. |
3. HĐ thực hành (15 phút) * Mục tiêu: - Đọc, viết, sắp xếp được số la mã. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố cách đọc viết chữ số La Mã. Bài 2: (Trò chơi: “Xì điện”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Xì điện” để hoàn thành bài nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 3a: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên theo dỗi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung. Bài 4: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét chung. - Giáo viên củng cố: + Nhận dạng số La Mã từ bé đến lớn (ngược lại). + Viết số La Mã từ I -> XII. Bài 3b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: I -> một II -> hai X -> mười (...)
- Học sinh tham gia chơi. + Đồng hồ A chỉ 6 giờ. + Đồng hồ B chỉ 12 giờ. + Đồng hồ C chỉ 3 giờ.
- Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: Theo thứ tự từ bé đến lớn là: II, IV, V, VI, VII, IX, XI.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã: I; II; III; IV; V; VI; VII; VIII; IX; X; XI; XII.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành: Theo thứ tự từ lớn đến bé là: XI, IX, VII, VI, V, IV, II. |
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà xem lại bài trên lớp. Trò chơi: “Đố bạn”: Viết các số la mã từ 1 đến 12 và ngược lại. - Quan sát đồng hồ có số la mã rồi cho biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………………………………………..
Tiết 5: Đạo đức
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (TIẾT 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quý đất nước, con người Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Học sinh có hành động giúp đỡ khách nước ngoài như: chỉ đường, hướng dẫn ...
- Thể hiện sự tôn trọng, chào hỏi, đón tiếp ... khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
- Không tò mò chạy theo sau khách nước ngoài.
Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*KNS:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ. Giấy khổ to, bút dạ. Phiếu bài tập. Bộ tranh vẽ, ảnh (cho các nhóm và treo trên bảng).
- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Khởi động (5 phút): + Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài nếu họ nhờ giúp đỡ? + Việc đó thể hiện điều gì? - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng. |
- Hát: “Tiếng hát bạn bè mình”. - Học sinh nêu.
- Lắng nghe.
|
2. HĐ thực hành: (25 phút) * Mục tiêu: - Học sinh có hành động giúp đỡ khách nước ngoài (chỉ đường, hướng dẫn…). - Học sinh hiểu cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam. * Cách tiến hành: |
|
Việc 1: Nhận xét hành vi (Cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp) - Thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: Nhận xét hành vi sau là đúng hay sai? Vì sao?
a) Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi. b) Mai biết 1 chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ dẫn đương đi cho người nước ngoài
c) Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày. d) Thấy 1 nhóm người nước ngoài, bạn Tùng chỉ trỏ nói: “Trông họ lạ chưa kìa! Người thì đen xì xì, tóc xoăn tít,người thì mặc quần áo dài chẳng thấy gì”. Các bạn nhìn vào nhóm khách lạ và cười ầm lên.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh. *Kết luận: Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười người nước ngoài, lôi kéo mua hàng. Những bạn còn giống bạn hải cần mạnh dạn hơn. Việc 2: Xử lí tình huống (Nhóm -> Chia sẻ trước lớp) - Thảo luận xử lí 2 tình huống sau: 1- Hôm đó có 1 đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ muốn tới thăm, kể chuyện. Nếu là lớp trưởng em sẽ làm gì? 2- Em thấy 1 số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài, một số bạn lôi kéo đòi cho kẹo, đánh giày- Em sẽ làm gì? - Giáo viên lắng nghe, nhận xét và kết luận. - Chia thành 6 nhóm, đóng vai thể hiện lại các tình huống trong việc 1, 2 theo cách ứng xử đúng. - Khuyến khích học sinh M1+ M2 tham gia vào hoạt động nhóm *GVKL chung: Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam,… |
- Làm việc cá nhân-> trao đổi theo cặp (Học sinh thảo luận với nhau nhận xét các hành vi). - Chia sẻ trước lớp Chẳng hạn: + Hành vi của các bạn nhỏ ở câu a,c,d là sai.
- Chúng ta không nên xấu hổ ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường- Họ muốn đến tìm hiểu thêm về văn hoá Việt Nam - Không nên lôi kéo bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự. - Không kì thị người nước ngoài, mỗi người có 1 văn hoá khác nhau Làm như vậy là không tôn trọng họ. + Hành vi ở câu b là đúng: thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn, điều đó thể hiện sự mến khách,tôn trọng khách, chắn chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng tốt đẹp của người Việt Nam. - Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
1- Vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát 1 bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp, trường em với khách. 2- Nhắc không nên vây quanh xe, để họ được nghỉ- Nếu không được, nhờ người lớn can thiệp nói hộ. - Sắm vai theo nội dung yêu cầu. - Thể hiện vai (trước lớp). - Bình chọn vai diễn xuất sắc nhất. |
3. Hoạt động ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Sưu tầm các bài hát về tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. - Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ, những mẫu chuyện nói về sự tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………….
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022
Tiết 1,2: Anh văn
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
.................................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
HỘI VẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố,... - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (3 phút) 1. - Học sinh hát.- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Tiếng đàn”. Yêu cầu trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- Học sinh hát. - Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý: + 2 câu đầu đoạn 2 đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến, thoắt hóa của Quắm Đen. 3 câu tiếp theo đọc chậm hơn, nhấn giọng những từ tả cach vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem. + Đoạn 3, 4: giọng sôi nổi, hồi hộp. + Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng, thoải. mái. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.// Anh vờn bên trái/ đánh bên phải,/ dứ trên, /đánh dưới, thoắt biến,/ thoắt hóa khôn lường.// Trái lại,/ ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ,/ chậm chạp.// Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng,/ để sát xuống mặt đất,/ xoay xoay chống đỡ./ /Keo vật xem chừng chán ngắt.// (...)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ khôn lường, tứ xứ.
d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,...). - Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
|
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật?
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng?
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Chúng ta học được điều gì qua bài đọc? => Giáo viên chốt nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. |
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ... + Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. + Ông Cản Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc. + Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm.
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.
- Học sinh lắng nghe. |
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao: Đọc đúng đoạn văn: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thoải mái: + Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình/ nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân. // Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống/ nắm lấy khố Quắm Đen,/ nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. |
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 5. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
…………………………………………..
Tiết 4:Toán
TIẾT 119: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
2. Kĩ năng: Rèn cho kĩ năng đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4a, b.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, một số que diêm.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (5 phút): - TBHT tổ chức trò chơi: “Gọi thuyền”. Nội dung về đọc, viết số La Mã. - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên củng cố xem đồng hồ ghi bằng số La Mã 9 giờ đúng, giờ hơn và giờ kém). Bài 2: (Trò chơi “Xì điện”) - Giáo viên tổ chức trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 3: (Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”) - Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 4 (a, b): (Cá nhân – Cả lớp) - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ sách giáo khoa -> xếp hình theo yêu cầu của bài.
- Giáo viên trợ giúp học sinh M1 hoàn thành sản phẩm (như hình sách giáo khoa trang 122) - Giáo viên đánh giá bài của học sinh, khen ngợi khích lệ... Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ kết quả: A. 4 giờ B. 8 giờ 155 phút C. 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút
- Học sinh tham gia chơi. I -> một III -> ba IV -> bốn VI -> sáu VII -> bảy IX -> chín XI -> chín VIII -> tám XII -> mười hai.
- Học sinh tham gia chơi. + Đáp án Đúng: giơ thẻ mặt đỏ. + Đáp án Sai: giơ thẻ mặt xanh. - Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh tham gia thi xếp nhanh, xếp đúng. - Học sinh trưng bày sản phẩm. - Chia sẻ cách xếp hình với bạn. - Nhận xét, bổ sung
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
|
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi: “Đố bạn”: Có 4 que diêm, xếp được những chữ số la mã nào? - Tìm hiểu thêm một số cách xếp số la mã khác. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………..
Tiết 5: Tin
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
……………………………………………
Tiết 6: Tiếng Việt*:
Ôn luyện
I.Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy bài Đối đáp với vua , rồi chọn câu trả lời đúng.
- Biết trình bày và viết đúng bài chỉnh tả Tiếng đàn, mắc không quá 5 lỗi.
- Ôn về từ chỉ hoạt động nghệ thuật, cách đặt dấu phẩy trong câu.
- Viết được đoạn văn kể về tiết mục (xem xiếc) mà em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết các bài tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Bài cũ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: I – Đọc – hiểu: Đọc bài Đối đáp với vua (SGK, trang 49 – 50) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Quân lính đã làm gì khi xa giá của vua Minh Mạng ra Hồ Tây ngắm cảnh? 2. Muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát đã làm gì? 3. Vì sao vua nguôi giận và truyền lệnh cởi trói cho Cao Bá Quát? II – Chính tả: Nghe – viết: Bài Tiếng đàn, từ Thủy nhận cây đàn...đến gian phòng. Hướng dẫn HS viết chính tả GV đọc chính tả III – Luyện từ và câu: 1. Dòng nào dưới đây bao gồm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật? 2. Có một bạn học sinh viết đoạn văn kể lại một lần đi xem xiếc như sau: Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị. Em hãy đọc kĩ đoạn văn trên rồi gạch chân dưới những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật và tên các tiết mục xiếc đã được bạn học sinh nói đến trong bài. 3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: IV – Tập làm văn: Em đã từng được xem xiếc ( ở rạp hoặc ở trên truyền hình, trong phim ảnh,...) Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể vềmột tiết mục mà em thích nhất. 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. |
HS đọc bài. C. thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần B. nảy ra ý cởi hết áo quần, nhảy xuống hồ tắm C. Vì Cao Bá Quát ra vế đối vừa cứng cỏi vừa chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. HS theo dõi bài HS nghe đọc và viết bài vào vở thực hành B. nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. HS tự viết đoạn văn vào vở thực hành Cá nhân đọc bài viết, HS nhận xét bài viết của bạn. |
.……………………………………………
Tiết 7: Toán*:
Ôn luyện
I Mục tiêu :
- HD HS ôn về phép nhân chia số có 3, 4 chữ số với số có một chữ số .Ôn vế giải toán có lời văn .
II Đồ dùng dạy học :
BP ghi nội dung các BT
III Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1 Giới thiêu bài học : - GV nêu yêu cầu bài học : 2 HD HS làm bài tập : Bài 1 : Tính : a) 315 2162 1408 x 4 x 4 x 6 .............. .......... ............. b) 426 3 3224 8 1865 5
- Gọi HS nêu yêu cầu BT . - Gọi HS nêu cách đặt tính và làm tính . - GV chốt bài làm đúng . Bài 2 : Đặt tính rồi tính : 321 x 4 3104 x 3 2416 x 3 - Gọi HS nêu yêu cầu BT . - GV cho HS làm bài cá nhân . - Nhận xét Bài 3 : Đặt tính rồi tính : 4695 : 5 7164 : 3 - Gọi HS nêu yêu cầu BT . - GV cho HS làm bài cá nhân . - Nhận xét Bài 4 : Tóm tắt: Có : 2562 cây Trồng : 1/3 số cây Còn lại : ? cây - GV y/c HS đọc và phân tích đề toán - HD HS làm bài vào vở . - GV NX chốt câu đúng . - Chấm một số vở 3. Củng cố dặn dò : - NX tiết học |
- 1 HS nêu yêu cầu BT . - 1 HS nêu cách đặt tính và làm tính . - HS thảo luận nhóm 2 . - Đại diện nhóm TB . Các nhóm khác NX . - 1 HS nêu yêu cầu BT . - HS làm bài - 1 HS nêu yêu cầu BT . - HS làm bài - HS đọc và phân tích đề toán - HS làm bài : Bài giải: Số cây người ta đã trồng là: 2562 : 3 = 854 (cây) Số cây còn lại là: 2562 – 854 = 1708(cây) Đáp số:1708 cây
|
.……………………………………………
Tiết 8: Thủ công
ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Đan được nong đôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng cho học sinh khéo tay: Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong đôi. nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu.
- Học sinh: Giấy màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (5 phút) - Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét. - Giới thiệu bài mới. |
- Hát bài: Năm ngón tay ngoan. - Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên. |
2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút) *Mục tiêu: - Đan được nong đôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan. * Cách tiến hành: |
|
Việc 1: Hướng dẫn quy trình - Học sinh nêu quy trình:
Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. - Cắt các nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy hết ô thứ 8 để làm các nan dọc. - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô (các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh). Bước 2: Đan nong đôi - Giáo viên hướng dẫn cách đan. + Đan nan thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dùng nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: Giống như đan nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ tư: Giống như nan đan thứ hai. + Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. - Giáo viên gọi 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. |
- 2 học sinh nêu. - Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong đôi. |
3. HĐ thực hành (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh thực hành được đan nong đôi. *Cách tiến hành |
|
Việc 2: Thực hành - Học sinh thực hành làm bài. + Cho học sinh thực hành nong đôi (đan mẫu 3 màu khác nhau). - Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (Học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng. Việc 3: Đánh giá sản phẩm - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.
- Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước. - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh |
- Học sinh thực hành đan nong đôi. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
- Đánh giá sản phẩm. + Hoàn thành tốt: Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. (...) + Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, các nan đan khít nhau cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp. + Chưa hoàn thành: Các nan đan chưa khít nhau. Nẹp được tấm đan chưa chắc chắc - Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,... |
4. HĐ ứng dụng (4 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà tiếp tục thực hành đan nong đôi. - Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………….……………………………………………
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
HỘI VẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (3 phút) 2. - Học sinh hát.- Gọi học sinh lên bảng đọc bài “Tiếng đàn”. Yêu cầu trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- Học sinh hát. - Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. |
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. Học sinh M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Cho học sinh quan sát tranh minh họa. - Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 5 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì? |
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh đọc gợi ý.
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện
- Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe.
- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. |
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nêu suy nghĩ của mình về hội thi vật trong truyện. - Giới thiệu cho các bạn nghe về hội vật ở nơi mình sinh sống hoặc hỗi vật đã được tham gia hoặc chứng kiến. |
....................................................................
Tiết 2: Toán:
TIẾT 120: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
-Nhận biết về thời gian (chủ yếu là thời điểm). Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng xem đồng hồ và biểu tượng về thời gian.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Một đồng hồ thật và một đồng hồ bằng nhựa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||
1. HĐ khởi động (2 phút): - Hát: “Đồng hồ quả lắc”. - Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”: TBHT điều hành:
- Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát. - Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. |
|||||||||||||
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: Nhận biết về thời gian (chủ yếu là thời điểm). Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút. * Cách tiến hành: |
||||||||||||||
Việc 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút): - Cho học sinh quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (giới thiệu các vạch chia phút). - Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất – sách giáo khoa và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Tương tự như vậy tới tranh vẽ đồng hồ thứ 3. - Giáo viên quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho học sinh đọc giờ theo 2 cách. - Giáo viên chốt kiến thức và lưu ý đối tượng Học sinh M1 cần biết xem giờ chính xác đến tầng phút - Chú ý: Kim ngắn ở vị trí quá số 4 một ít. Như vậy là hơn 4 giờ. (...) - Giáo viên hướng dẫn cách xem còn thiếu mấy phút nữa đến 21 giờ (9 giờ tối). + Lưu ý: Nếu kim dài chưa vượt quá số 4 thì nói theo cách 1. Nếu kim dài vượt quá số 4 thì nói theo cách 2. (...) |
- Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Lần lượt nhìn vào từng tranh vẽ đồng hồ rồi trả lời:
+ Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. + 6 giờ 13 phút. + 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ. - Học sinh thực hành xem giờ (N2)
+ VD1: 4 giờ 2 phút.
+ VD2: 21 giờ kém 5 phút. (...)
- Lắng nghe |
|||||||||||||
3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút. * Cách tiến hành: |
||||||||||||||
Bài 1: (Trò chơi: “Xì điện”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên nhận xét chung. - Giáo viên lưu ý cho học sinh đặt trước kim giờ như hình vẽ sách giáo khoa -> chỉnh kim phút đúng với thời gian đã cho. Bài 3: (Trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh”) - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Nối đúng, nối nhanh” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. |
- Học sinh tham gia chơi. + Đồng hồ A đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút. + Đồng hồ B đồng hồ chỉ 5 giờ 16 phút. + Đồng hồ E đồng hồ chỉ 11 giờ kém 21 phút. (...)
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.
- Học sinh tham gia chơi. VD: 1 giờ kém 16 phút -> đồng hồ C. 10 giờ 8 phút -> đồng hồ I. 8 giờ 50 phút -> đồng hồ H. (...)
|
|||||||||||||
3. HĐ ứng dụng (2 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. - Trò chơi: “Đố bạn”: Hãy quay đồng hồ để có: 9 giờ 45 phút 3 giờ kém 25 phút 12 giờ đúng - Về nhà tiếp tục thực hành xem đồng hồ. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
HỘI VẬT
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Viết đúng: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, gò lưng lại, trống, chân,...
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả và biết viết hoa các tên người: Cản Ngũ, Quắm Đen.
- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. HĐ khởi động (3 phút) - Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn? - Giáo viên đọc: nhún nhẩy, dễ dãi, bãi bỏ,... - Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát. - Học sinh trả lời.
- Học sinh viết.
- Lắng nghe. |
|
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
||
a. Trao đổi về nội dung đoạn chép |
- 1 học sinh đọc lại. - Ông Cản Ngũ đứng như cây trồng giữa sới. Quắm Đen thì gò lưng, loay hoay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại.
- Viết cách lề vở 1 ô li.
- Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình, gò lưng lại, trống, chân,... |
|
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt. + Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?
b. Hướng dẫn trình bày: + Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh. |
||
3. HĐ viết chính tả (15 phút): *Mục tiêu: - Học sinh viết chính xác đoạn chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả. - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí, phụ âm l/n; ch/tr; ưt/ưc. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân |
||
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. |
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
|
|
4. HĐ đánh giá, nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi |
||
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau. - Lắng nghe.
|
|
5. HĐ làm bài tập (5 phút) *Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a. *Cách tiến hành: |
||
Bài 2a: Trò chơi “Thi tìm từ ngữ chỉ hoạt động” - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Tổ chức học sinh thi đua. + a) Gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bắng tr hoặc ch có nghĩa như sau: +) Màu hơi trắng? +) Cùng nghĩa với từ siêng năng? +) Đồ chơi mà cánh quạt của nó quay được nhờ gió? - Chữa bài và tuyên dương. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên tuyên dương bạn thắng cuộc. |
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh thi đua làm bài nhanh -> Báo cáo.
*Dự kiến đáp án: + Trăng trắng. + Chăm chỉ. + Chong chóng. |
|
6. HĐ ứng dụng (3 phút)
7. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai. - Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. - Về nhà tìm 1 bài văn hoặc đoạn văn viết về một trò chơi dân gian và luyện viết cho đẹp hơn. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………..
Tiết 4: Tự nhiên xã hội:
BÀI 50: CÔN TRÙNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng làm chủ bản thân, đảm nhận trách nhiệm thưc hiện giữ vệ sinh môi trường, nơi ở, tiêu diệt các côn trùng gây hại.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá.
*KNS:
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các hình trang 96, 97 trong sách giáo khoa, sưu tầm các tranh ảnh côn trùng (hoặc các côn trùng có thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn… ) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (5 phút)
- TBHT tổ chức chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ” với nội dung: + Nhận xét gì về hình dạng, độ lớn của động vật? + Cơ chế của động vật có đặc điểm gì giống nhau? (…) - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh hát “Chị Ong Nâu và em bé” - Học sinh nêu.
- Mở sách giáo khoa.
|
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Mục tiêu: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. - Kể tên được 1 số côn trùng có lợi và 1 số côn trùng có hại đối với con người. - Nêu 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. *Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. *Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các côn trùng trong sách giáo khoa trang 96, 97, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? + Chân côn trùng có gì đặc biệt? + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? + Trên đầu côn trùng thường có gì?
- Giáo viên kết luận: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn. - Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. *Kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đầu có cánh. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. *Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. *Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó. - Nhận xét, tuyên dương => Giáo viên giúp cho học sinh hiểu: Có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗi… ; cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia sức, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu… có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch 9 dùng sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên). |
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Học sinh quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân.
- Chân chia thành các đốt.
- Bên trong cơ thể chúng không có xương sống - Trên đầu côn trùng thường có mắt, râu, mồm…
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và phân loại
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung.
|
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
|
- Kể tên một số loài động vật mà em biết. - Tìm hiểu thêm về một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
.......................................................................
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Toán:
TIẾT 122: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: “Quay nhanh, đọc đúng”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi: Học sinh quay đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ (giờ hơn, giờ kém): 1 giờ 25 phút 7 giờ kém 5 9 giờ 55 phút 2 giờ 30 phút (...) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
|
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút) * Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. * Cách tiến hành: |
|
Bài toán 1 (bài toán đơn): Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? + Bài toán cho biết có mấy lít mật ong? + Bài toán yêu cầu tìm gì? + Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta làm như thế nào? + Đơn vị được tính của bài toán này là gì?
=>Giáo viên chốt kết quả đúng
Bài toán 2 (bài toán hợp có 2 phép tính): Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? + Bài toán cho biết gì, tìm gì? - Giáo viên nêu tóm tắt: 7 can: 35 lít. 2 can: ? lít. - Yêu cầu 1 học sinh làm phiếu lớn, lớp làm vào vở nháp.
+ Biết 7 can chứa 35 lít, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít ta làm như thế nào? + Biết mỗi can chứa 5 lít, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm phép tính gì?
=> Giáo viên nhận xét và khái quát các bước khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. B1. Tìm giá trị một phần ta thực hiện phép chia.(Đây là bước rút về đơn vị) B2. Tìm giá trị nhiều phần ta thực hiện phép nhân. * Lưu ý: Học sinh M1+ M2 nhận biết đúng dạng toán và thực hiện giải bài toán theo các bước. |
- 2HS đọc yêu cầu bài toán. *Dự kiến nội dung chia sẻ: - Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
- Tìm mỗi can có mấy lít mật ong. - Học sinh làm vào vở nháp.
- Học sinh nêu.
- Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp: Bài giải Mỗi can có số lít mật ong là: 35 : 7 = 5 (l) Đáp số: 5l mật ong
- 1 học sinh đọc bài toán.
- Trả lời để tìm hiểu nội dung bài toán.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài. - Học sinh chia sẻ bài giải trước lớp: *Dự kiến nội dung chia sẻ: - Lấy 35lít chia cho 7 can thì mỗi can được 5 lít.
- Làm phép nhân, lấy 5 lít của 1 can nhân 2 can. Bài giải Mỗi can có số lít mật ong là: 35 : 7 = 5 (l) Số lít mật ong ở 2 can là: 5 x 2= 10 (l) Đáp số: 10l
|
3. HĐ thực hành (15 phút). * Mục tiêu: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị: - B1. Tìm số viên thuốc trong một vỉ. - B2. Tìm số viên thuốc trong 3 vỉ. Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. - Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài. - Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.
- Giáo viên củng cố cách giải bài toán rút về đơn vị: - Bước 1: Tìm số viên thuốc trong một bao. - Bước 2: Tìm số viên thuốc trong 5 bao. Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. |
- Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: Tóm tắt: 4 vỉ có : 24 viên thuốc 3 vỉ có : ...? viên thuốc Bài giải Số viên thuốc trong mỗi vỉ là: 24 : 4 = 6 (viên) Số viên thuốc trong 3vỉ là: 6 x 3 = 18 (viên) Đáp số: 18 viên thuốc
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả. Tóm tắt 7 bao : 28 kg 5 bao: ...? kg Bài giải Số ki-lô-gam gạo đựng trong mỗi bao là: 28 : 7 = 4 (kg) Số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao là: 4 x 5 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg gạo
- Học sinh tự xếp hình rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
|
4. HĐ ứng dụng (2 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài tập sau: 7 người thợ làm được 56 sản phẩm. Hỏi một phân xưởng có 22 người làm được bao nhiêu sản phẩm? - Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: 8 xe ô tô chở được 1048 thùng hàng. Hỏi 5 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu thùng hàng? |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………………………………….
Tiết 2: Tiếng Việt
TẬP ĐỌC:
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ,...
- Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Lầm lì, nổi lên, Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,...
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
*THQPAN:
- Kể chuyện voi tham gia vận chuyển hàng hóa cho bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. Thêm ảnh chụp hoặc vẽ về voi.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”. - TBHT điều hành: Gọi 3 bạn lên bảng thi đọc bài “Hội vật”. Yêu cầu nêu nội dung bài. - Giáo viên kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. |
- Học sinh hát. - Học sinh trả lời.
- Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp. * Cách tiến hành : |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý học sinh đọc với giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập ở đoạn 2. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó: Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những khán giả/ đã nhiệt liệt cổ vũ,// khen ngợi chúng.// (…)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ gan dạ, cổ vũ. d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Lầm lì, nổi lên, Man-gát, điều khiển, huơ vòi, xuất phát, nhiệt liệt,...) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
|
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. *Cách tiến hành: |
|
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Tìm những chi tiết tả công việv chuẩn bị cho cuộc đua?
+ Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương? + Nêu nội dung của bài?
*Giáo viên kết luận: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. |
- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Mười con voi dàn hàng ngang trước vạch xuất phát, mỗi con voi có 2 người ăn mặc đẹp ngồi trên lưng,… + Chiêng trống vừa nổi lên 10 con voi lao đầu hăng máu phóng như bay bụi cuốn mù mịt... + Ghìm đà huơ vòi chào khán giả nhiệt liệt khen ngợi chúng. *Nội dung: Bài văn tả và kể lại hội dua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét đọc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. - Học sinh lắng nghe.
|
4. HĐ đọc nâng cao (7 phút) *Mục tiêu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng; phất âm đúng: Lầm lì, nổi lên, man-gát, điều khiển, huơ vòi, nhiệt liệt,... *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp |
|
- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2. - Giáo viên mời 2 em thi đua đọc đoạn 2.
- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. |
- Học sinh đọc lại toàn bài.
- 2 học sinh đọc. - Học sinh nhận xét. - Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. |
5. HĐ ứng dụng (1 phút)
6. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. - Nêu một số nét sinh hoạt cộng đồng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - Kể về một lễ hội ở địa phương nơi mình ở. |
|
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................
Tiết 3: Tin
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
……………………………………………
Tiết 4: Tiếng Việt
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: VÌ SAO?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
- Ôn luyện về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi Vì sao?
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hai tờ phiếu kẻ bảng giải bài tập 1.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Hái hoa dân chủ”: - TBHT điều hành: + Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật? + Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật? + (...) - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. |
||||||||||||||||||||
2. HĐ thực hành (28 phút): *Mục tiêu: - Rèn kĩ năng về phép nhân hoá: bước đầu nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận. - Củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? *Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||
Việc 1: Ôn về phép nhân hoá Bài tập 1: (Nhóm 5 -> Cả lớp) - Giáo viên giao nhiệm vụ. + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ? + Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? + Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay? - Dán bảng phiếu học tập. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Việc 2: Ôn câu hỏi Vì sao? Bài tập 2: (Cá nhân -> Cả lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: (Cá nhân -> Cả lớp)
- Giáo viên đánh giá, nhận xét một số bài - Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng. =>Giáo viên củng cố về câu hỏi Vì sao? Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? |
- Học sinh làm bài (phiếu học tập). - Học sinh chia sẻ trong nhóm 5 -> Cả lớp: + Mỗi nhóm 5 em (2 nhóm) thi tiếp sức. + Học sinh đọc lại kết quả của nhóm mình và trả lời: Cách gọi và tả các sự vật, con vật có gì hay? *Dự kiến kết quả:
- Học sinh chữa bài theo lời giải đúng
- Học sinh làm vào vở nháp. - Học sinh chia sẻ bài làm. a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá. b) Những chàng...... vì họ thường là những ...phi ngựa giỏi nhất. c) Chị em Xô- phi đã về ngay vì nhớ lời... - Hoàn thành bài vào vở.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - 1 học sinh đọc bài tập đọc: Hội vật. - Học sinh làm bài cá nhân - Học sinh chia sẻ kết quả. *Dự kiến KQ: - Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông? (TL: ...vì ai cũng muốn xem tài,xem mặt ông Cản Ngũ) - Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt? (TL: ...vì ông Cản Ngũ cứ lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ) - Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống? (TL: ...vì ông bước hụt, thực ra là ông giả vờ bước hụt để lừa Quắm Đen) - Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ? (TL: ...vì anh ta nông nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại mưu trí, giàu kinh nghiệm và có sức khỏe) |
||||||||||||||||||||
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Đặt 3 câu theo mẫu Vì sao? Và trả lời các câu hỏi ấy. - Tìm trong sách giáo khoa bài văn, đoạn văn, bài thơ hoặc đoạn thơ có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra phép nhân hóa đó. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Mỹ thuật
(Giáo viên bộ môn giảng dạy)
....................................................................
Tiết 2:Toán:
TIẾT 123: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố cách giải dạng toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“, tính chu vi hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 2, 3, 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng lớp thể hiện tóm tắt bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (5 phút) - Trò chơi “Đố bạn”: Cứ 5 người thì may được 25 bộ quần áo. Hỏi 3 người như thế may được bao nhiêu bộ quần áo? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. |
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. |
2. HĐ thực hành (25 phút) * Mục tiêu: Củng cố cách giải dạng toán “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật. * Cách tiến hành: |
|
Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp *Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
*GV củng cố giải toán rút về đơn vị: - B1. Tìm số quyển vở của 1 thùng - B2. Tìm số quyển vở của 5 thùng
Bài 3: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài của HS. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS - Gọi 2 HS chia sẻ lại kết quả trước lớp.
*GV lưu ý HS M1 giải bài toán theo 2 bước (...). - GV nhận xét, củng cố các bước giải bài toán. Bài 4: Kĩ thuật khăn trải bàn (N4) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn => GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT => GV lưu ý một số HS M1 về cách tóm tắt và lời giải của bài toán
* GV củng cố tính chu vi HCN và giải toán có lời văn.
Bài 1: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
|
- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở - Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả: *Dự kiến KQ: Tóm tắt 7 thùng có : 2135 quyển 5thùng có: …quyển vở? Bài giải Số quyển vở trong mỗi thùng là: 2137 : 7 = 305 (quyển) Số quyển vở trong 5 thùng là: 305 x 5= 1525 (quyển) Đ/S: 1525 quyển vở
- HS tự tìm hiểu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở
- 1 HS chia sẻ đề toán, 1 HS chia sẻ bài giải trước lớp: Bài giải: Mỗi xe chở được số viên gạch là: 8520 : 4 = 2130 (viên gạch) 3 xe chở được số viên gạch là: 2130 x 3 = 6390 (viên gạch) Đáp số: 6390 viên gạch
- HS nêu yêu cầu của bài. - Lắng nghe - HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân) - Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chun.g - Đại diện HS chia sẻ trước lớp Dự kiến bài giải: Tóm tắt: Chiều dài: 25m Chiều rộng kém chiều dài: 8m Chu vi HCN: ...m? Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là; 25 – 8 = 17 (m) Chu vi hình chữ nhật là: ( 25 + 17 ) x 2 = 84 (m) Đ/S: 84 m - HS đọc nhẩm YC bài + Học sinh tự làm bài vào vở BT rồi báo cáo với giáo viên. *Dự kiến đáp án: 508 cây |
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút) |
- Lập đề toán và giải bài toán đó theo tóm tắt sau: 5 bao: 225 kg 6 bao: ...kg? - Tìm cách giải bài toán sau: Biết rằng cứ 100 quyển sách thì xếp đầy 2 thùng. Hỏi cần mấy thùng để xếp hết 510 quyển vở. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................
Tiết 3: Tiếng Việt
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA S
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa S, C, T.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Sơn suối chảy....... rì rầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Mẫu chữ hoa S, C, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi “Viết nhanh viết đẹp” - Học sinh lên bảng viết: + Phan Rang, Rủ nhau, Bây giờ,... + “ Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu” - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. |
- Hát: Năm ngón tay ngoan. - Học sinh tham gia thi viết.
- Lắng nghe. |
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Sầm Sơn. => Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp nên thơ ở Côn Sơn. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. |
- S, C, T.
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: M, T, B.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Sầm Sơn. - Chữ S cao 2 li rưỡi, chữ â, m, ơ, n cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Sầm Sơn.
- Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Côn Sơn, Ta. |
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân |
|
Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa S. + 1 dòng chữa C, T. + 1 dòng tên riêng Sầm Sơn. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. |
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. |
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
|
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước và tự luyện viết cho đẹp hơn. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................
Tiết 4: Tự nhiên & xã hội
TÔM, CUA
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Sau bài hoc, HS biết :
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát.
- Nêu ích lợi của tôm và cua.
2. Kĩ năng: Nhận biết các bộ phận trên cơ thể tôm , cua.
Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm
Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- GV: Các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (5 phút) - TBHT tổ chức chơi trò chơi Hái hoa dân chủ với nội dung về Côn trùng + Côn trùng có mấy chân? + Chân côn trùng có gì đặc biệt ? + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ? + Trên đầu côn trùng thường có gì ? - GV NX, tuyên dương - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng |
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe – Mở SGK |
2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút) *Mục tiêu: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. - Nêu ích lợi của tôm và cua *Cách tiến hành: |
|
Việc 1 : Quan sát và thảo luận - GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: +Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng. +Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua. +Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không? +Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm chuẩn bị trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt *Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập.
Việc 2: Thảo luận - Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý - Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
=> Câu hỏi gợi ý thảo luận: +Tôm, cua sống ở đâu ? +Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm.
+Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua. +Nêu ích lợi của tôm và cua.
=> Câu hỏi GDBVMT: Cần phải làm gì để môi trường nước được trong sạch? *GDBVMT: Tôm và cua mạng lại nhiều lợi ích kinh tế, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng bằng cách giữ gìn cho môi trường sống của chúng được trong lành. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi: + Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
=> GV giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp … Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. |
* HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận, thống nhất ý kiến.
- TBHT điều hành cho lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
* HĐ nhóm - Cả lớp - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - TBHT điều hành cho lớp chia sẻ nội dung HT trước lớp
=> Dự kiến ND chia sẻ: +Tôm, cua sống ở dưới nước +Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú … +Cua bể, cua đồng… +Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu. - HS trả lời theo ý hiểu.
- Lăng nghe
- HS QS hình 5: +Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu. - Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
|
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
|
- Về nhà nói lại kiến thức đã được học cho gia đình nghe. Đọc thêm sách, báo để biết rõ hơn về tôm, cua và các loại động vật khác. - Cùng với bố mẹ tìm hiểu về mô hình nuôi các loại tôm, cua và các loại động vật khác có tại địa phương. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
...............................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
Ôn luyện
I.Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy bài Đối đáp với vua , rồi chọn câu trả lời đúng.
- Biết trình bày và viết đúng bài chỉnh tả Tiếng đàn, mắc không quá 5 lỗi.
- Ôn về từ chỉ hoạt động nghệ thuật, cách đặt dấu phẩy trong câu.
- Viết được đoạn văn kể về tiết mục (xem xiếc) mà em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết các bài tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Bài cũ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: I – Đọc – hiểu: Đọc bài Đối đáp với vua (SGK, trang 49 – 50) rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Quân lính đã làm gì khi xa giá của vua Minh Mạng ra Hồ Tây ngắm cảnh? 2. Muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát đã làm gì? 3. Vì sao vua nguôi giận và truyền lệnh cởi trói cho Cao Bá Quát? II – Chính tả: Nghe – viết: Bài Tiếng đàn, từ Thủy nhận cây đàn...đến gian phòng. Hướng dẫn HS viết chính tả GV đọc chính tả III – Luyện từ và câu: 1. Dòng nào dưới đây bao gồm những từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật? 2. Có một bạn học sinh viết đoạn văn kể lại một lần đi xem xiếc như sau: Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị. Em hãy đọc kĩ đoạn văn trên rồi gạch chân dưới những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật và tên các tiết mục xiếc đã được bạn học sinh nói đến trong bài. 3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: IV – Tập làm văn: Em đã từng được xem xiếc ( ở rạp hoặc ở trên truyền hình, trong phim ảnh,...) Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể vềmột tiết mục mà em thích nhất. 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. |
HS đọc bài. C. thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần B. nảy ra ý cởi hết áo quần, nhảy xuống hồ tắm C. Vì Cao Bá Quát ra vế đối vừa cứng cỏi vừa chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. HS theo dõi bài HS nghe đọc và viết bài vào vở thực hành B. nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ Vào dịp nghỉ hè, em được ba mẹ cho đi xem xiếc ở rạp xiếc của thành phố. Buổi biểu diễn xiếc hôm đó có nhiều tiết mục như đu quay, đi thăng bằng trên dây, khỉ đạp xe, gấu đá bóng,... Em thích nhất là tiết mục đi thăng bằng trên dây. Lúc đầu, thấy cô diễn viên bước lên dây để chuẩn bị biểu diễn, em cứ sợ cô ấy ngã vì dây treo rất cao. Thế mà cô diễn viên vẫn đi rất thoải mái và còn múa tay, tung hứng những chiếc vòng ngũ sắc rất tài tình. Có đoạn, cô ấy lấy khăn bịt kín mắt nhưng vẫn đi được trên dây, không bị ngã. Kết thúc tiết mục, cô nhún người nhẹ nhàng nhảy xuống, cúi mình chào khán giả trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Buổi xem xiếc hôm ấy thật thú vị. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. HS tự viết đoạn văn vào vở thực hành Cá nhân đọc bài viết, HS nhận xét bài viết của bạn. |
...............................................................
Tiết 6: Toán*
Tiết 2
I. Mục tiêu :
GV HD HS ôn đọc và viết chữ số La Mã .Cách xem đồng hồ có chữ số La Mã .
II Đồ dùng dạy học :
BP ghi nội dung các BT .
III Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||||
1 Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học . 2.HD HS làm bài tập : Bài 1 : Nối số viết bằng chữ số La Mã với cách đọc số đó: (HS trung bình) - GV cho HS đọc y/c bài tập . - GV nêu rõ y/c BT . - GV chốt câu trả lời đúng .
Bài 2 : Số ? (HS trung bình)
- GV nêu y/c bài tập . - HD HS TL N 3 . - GV NX chốt bài làm đúng . Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm: (HS Khá) - GV HD HS quan sát các mô hình đồng hồ rồi trả lời câu hỏi .
Bài 4 : Viết các số VIII , V , I X , IV , XI , X : Theo thứ tự từ bé đên lớn :........................... Theo thứ tự từ lớn đến bé :...............- GV nêu y/c BT . - GV chốt câu đúng . 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học. |
- HS đọc thầm y/c bài tập . - HS thảo luận nhóm 2 . - Một số em TB miệng KQ .Lớp NX BS . - HS đọc thầm y/c bài tập . - HS TL N3 làm bài . - Đại diện nhóm TB , các nhóm khác NX BS . - HS QS mô hình đồng hồ rồi làm bài cá nhân. - 3 HS TB miệng . - 1HS nêu y/c BT - HS làm vào vở - Lớp NX BS . |
...............................................................
Tiết 7: Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp
. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá để HS nhận thấy ưu khuyết điểm.
- HS nắm được kế hoạch để thực hiện.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1/ Đánh giá hoạt động tuần 21: Tổ trưởng nhận xét các hoạt động của các bạn trong tuần. -Lớp trưởng đánh giá: + Về học tập: +Về vệ sinh: + Các hoạt động khác: - Giáo viên đánh giá chung. - Thực hiện hoàn thành chương trình tuần 21 -Nhìn chung lớp học chuyên cần, vệ sinh cá nhân, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Về học tập: -Có ôn lại bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc. - Làm bài tập về nhà tương đối đầy đủ. - Xây dựng đôi bạn cùng tiến có nhiều tiến bộ - Lao động vệ sinh lớp xung quanh khu vực được phân công sạch sẽ. -Còn hay nói chuyện riêng trong lớp 2/ Kế hoạch tuần 22 - Thực hiện chương trình tuần 22 - Lao động vệ sinh lớp - Tiếp tục thu nộp các khoản đóng góp 3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Thi đua dạy tốt, học tốt Chào mừng ngày sinh nhật Bác, ngày thành lập Đội TNTP HCM Rung chuông vàng - Tổng kết, nhận xét |
- Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua - Lắng nghe – nêu ý kiến - HS dùng bảng con và phấn cùng tham gia chơi. |
.................................................................................................................................................
HẾT TUẦN 22
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU |
|
|