''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 4

Cập nhật lúc : 15:19 12/12/2021  

Kế hoạch bài dạy tuần 14 lớp 4/2

TUẦN 14

Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021

SINH HOẠT CHÀO CỜ

........................................................

TOÁN

Tiết 72;73 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số.

2. Kĩ năng

- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ

   -HS: SGK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 Trò chơi: Tìm lá cho hoa

- Hoa là: 6; 8

- Lá là các phép tính:

   420 : 7                40 : 5

  3200 : 400          300 : 50

- Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV

- Nhóm nào nhanh và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.

- Củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0

2. Hình thành kiến thức mới (15p)

* Mục tiêu:  Biết cách chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

* Hướng dẫn thực hiện phép chia

  a. Phép chia 672: 21

- GV viết lên bảng phép chia 672: 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia.

+ Vậy 672: 21 bằng bao nhiêu?

- GV: Với cách làm trên chúng ta đã tìm được kết quả của 672: 21, tuy nhiên cách làm này rất mất thời gian, vì vậy để tính 672: 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như  với phép chia cho số có một chữ số.

+ GV đặt tính và hướng dẫn HS cách  tính.

 
   

                   672    21

                   63      32

                     42

                     42

                       0

+ Phép chia 672: 21 là phép chia hết hay phép chia có dư?

b.  Phép chia 779: 18

- GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính.

- GV theo dõi HS là và giúp đỡ nếu HS lúng túng.

                              

+ Phép chia 779: 18 là phép chia hết hay phép chia có dư?

+ Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì?

 ** Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biết cách ước lượng thương.. . .

- HS thảo luận cặp đôi, tìm cách thực hiện – Chia sẻ lớp

672: 21  = 672: (7 x 3)

              =  (672: 3): 7

              = 224: 7

              = 32

+ Bằng 32

- HS nghe giảng.

- Lắng nghe

     

+ Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.

 

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

            779  18

            72    43

           59

           54

             5

  Vậy 779: 18 = 43 (dư 5)

+  Là phép chia có số dư bằng 5.

+ … số dư luôn nhỏ hơn số chia.

 

- Lắng nghe.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia một số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).và vận dụng giải các bài toán liên quan

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm 2- Lớp

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.

 

Bài 2:

- GV nhận xét, đánh giá bài trong vở của HS – Chốt đáp án.

Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

     Đáp án

- Thực hiện theo YC của GV.

      288    24               740     45

      24      12               45       16

        48                       290  

        48                       270

          0                         20

       
       

     469       67                  397      56

     469          7                 392       7

         0                                  5

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

Bài giải

Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là

240: 15 = 16 (bộ)

Đáp số: 16 bộ

 

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

a) X x 34 = 714        b) 846 : X = 18

    X        = 714 : 34           X = 846 : 18

    X        = 21                     X = 47

- Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 chữ số.

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải.

       

Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số.

 2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Vận dụng giải các bài tập liên quan

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 3a

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu nhóm

   - HS:  SGk, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp,  thảo luận nhóm.

- KT:           đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3p)

- GV giới thiệu bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

 

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu:  HS biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

a.  Phép chia  8 192: 64 

- GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. GV theo dõi giúp đỡ.

+ Phép chia 8192: 64 là phép chia hết hay phép chia có dư?

b. GV ghi lên bảng phép chia:

1 154: 62 = ?

- Gọi HS thực hiện. GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS

+ Phép chia 1 154: 62 là phép chia hết hay phép chia có dư?

+ Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì?

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 cách ước lượng thương

- Cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

              8192           64    

              64               128

              179

              128

                512

                512

                    0

+ Là phép chia hết.

-  HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

 
   

                1154         62

                  62           18

                  534

                  496

                    38

+ Là phép chia có số dư bằng 38.

 

+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hành chia được số có 4 chữ số cho số có 2 chữ số. Vận dung giải được các bài tập liên quan

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- GV chốt đáp án.

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính chia cho số có hai chữ số. 

* Lưu ý trợ giúp hs M1+M2

Bài 3a: HSNK có thể hoàn thành cả bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- Củng cố cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi nhớ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Bài 2: (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ

Đáp án

    4674        82                2488     35

    410          57                245       71

   574                                38

    574                                35

        0                                  3

    

     5781         47                9146       72

     47          123                72          127

     108                             194

       94                               144

       141                            506

       141                             504

           0                                2

- Làm cá nhân – Chia sẻ lớp

a) 75 x X = 1800       b) 1855 : X = 35            

            X = 1800: 75            X = 1855 : 35      

            X =        24               X = 53              

 

 

 

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài giải

Ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8)

Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 cái bút chì.

                       Đ/s: 291 tá, thừa 8 bút chì

- Ghi nhớ cách đặt tính, cách ước lượng thương

* Bài tập PTNL HS: (M3+M4)

1. Tính giá trị của biểu thức sau:

1653 : 57 x 402 =    3196 : 68 x 27 =

2. Một tổ có 23 công nhân làm việc trong 24 ngày may được 8280 chiếc áo. Hỏi mỗi ngày mỗi công nhân may được bao nhiêu chiếc áo? Biết năng suất làm việc của mọi người như nhau.

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

TẬP ĐỌC

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng vui, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

3. Phẩm chất

- GD HS tình yêu với các trò chơi vui tươi, lành mạnh của tuổi thơ

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện).

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

-  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

 - Đọc bài Văn hay chữ tốt

+ Em học được điều gì qua hình ảnh chú bé Đất?

- GV  nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

 

+ Phải dũng cảm, dám đương đầu với thử thách thì mới thành công,....

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Biết đọc bài văn với giọng vui tươi, hồn nhiên, tha thiết; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài đọc với giọng, vui tươi, tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.

Nhấn giọng một số từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu trầm bổng, huyền ảo, thảm nhung khổng lồ,....

- GV chốt vị trí các đoạn:

 

 

 

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài được chia làm 2 đoạn

+  Đoạn 1: Tuổi thơ của ……đến vì sao sớm.

+ Đoạn 2: Ban đêm…… khát khao của tôi.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nâng lên, mục đồng, thảm nhung khổng lồ, ngọc ngà, nỗi khát khao, ,....)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

 

 

 

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

* Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn. Vậy khi miêu tả bất kì một vật nào chúng ta cũng cần quan sát kĩ để miêu tả hết được vẻ đẹp của vật đó

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?

 

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?

 

+ Đoạn 2 nói lên điều gì?

 

 

+ Qua các câu mở đầu và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

* Ý nào cũng đúng nhưng đúng nhất là ý 2: Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

- Hãy nêu nội dung của bài.

 

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc

- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại  sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.

+ Tả vẻ đẹp của cánh diều.

+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.

+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng.  Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

+ Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.

+ HS chọn một trong 3 ý.

 

Nội dung: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.

- HS ghi lại nội dung bài

4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 1 đoạn của bài

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

-  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn

- GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

+ Liên hệ giáo dục: Diều là một đồ chơi rất gần gũi với trẻ em, trò chơi thả diều cũng rất cần một môi trường sạch đẹp. Vậy chúng ta cần biết giữ gìn đồ chơi và bảo vệ môi trường sạch đẹp...

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- HS nêu lại giọng đọc cả bài

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

 - Nhóm trưởng và các thành viên:

+ Chọn đoạn đọc diễn cảm

+ Luyện đọc trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

-  Bình chọn nhóm đọc hay.

- HS nêu cách bảo vệ và giữ gìn đồ chơi, bảo vệ môi trường.

- Kể tên một số trò chơi dân gian vui, bổ ích cho trẻ em.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

ĐẠO ĐỨC

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:                     

 1. Kiến thức

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

2. Kĩ năng

-  Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

3. Phẩm chất

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

  * KNS: - Lắng nghe lời dạy của thầy cô

               - Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  : + Máy vi tính, máy chiếu.

        + Thẻ chữ A, B, C, D.

     + Thẻ mặt cười, mặt mếu.

     + Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

- HS: SGK, thẻ bày tỏ ý kiến

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi,  đóng vai.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1.Khởi động: (5p)

- Lớp hát bài: Thầy cô cho em mùa xuân

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2.Hình thành KT mới (15p)

* Mục tiêu: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

HĐ 1: Xử lí tình huống (SGK/20- 21):

- GV nêu tình huống như SGK

- Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

 

HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1-SGK)

- GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập.

  Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?

òNhóm 1: Tranh 1

òNhóm 2: Tranh 2

òNhóm 3: Tranh 3

òNhóm 4: Tranh 4

- GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.

HĐ 3: Các việc làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô (BT 2- SGK):

- GV chia HS làm 8 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

- GV kết luận:

  Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

  Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.

 

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

        Nhóm 2 – Lớp

- HS thảo luận dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.

- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.

- Lắng nghe

- Đọc Ghi nhớ của bài

Nhóm 2 – Lớp

- HS thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

+ Các tranh 1, 2, 4: thể hiện phẩm chất kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

 + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.

Nhóm 4- Lớp

- Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.

- Từng nhóm chia sẻ 

- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS nêu các việc làm khác mà mình đã làm để thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

- Ghi nhớ bài học

- Làm thiệp, vẽ tranh tặng thầy cô

       

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC  MÔNG - NGUYÊN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:

          + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào hai tay chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).

2. Kĩ năng

-  Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.

3. Phẩm chất

- Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc.    

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: + Lược đồ, một số sự kiện về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên

              + Phiếu học tập của HS .

              + Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn

   - HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- KT:  Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1.Khởi động: (4p)

     Trò chơi: Chiếc hộp bí mật

- Trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu những chi tiết chứng tỏ nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê?

- GV nhận xét, khen/ động viên, chốt KT bài cũ và dẫn vào bài mới

- Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi.

+ Lập chức quan Hà đê sứ/ Trai gái già trẻ đều phải đắp đê/ Vua tự mình trông coi việc đắp đê.

2. Bài mới: (30p)

* Mục tiêu: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên.

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp

HĐ1: Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược

- Phát phiếu học tập cho HS :

+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần … đừng lo”

+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “ …”

+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “… phơi ngoài nội cỏ, …gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” .

+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “ …”

- GV đánh giá

*GV chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta.

- GV đọc cho HS nghe một số đoạn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Việc 2: Quân dân nhà Trần 3 lần thắng quân Mông - Nguyên

 -YC HS đọc đoạn : “ Cả ba lần … xâm lược nước ta”.

 

+ Vua, tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

+ Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?)

 

 

+ Kết quả của các trận đánh như thế nào?

 

 

- GV hệ thống KT, giới thiệu về vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo và công lao của ông với cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên

3. Hoạt động ứng dụng (1p).

- Liên hệ giáo dục lòng tự hào truyền thống đánh giặc ngoại xâm.

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

                 Nhóm 4  – Lớp

- Nhận phiếu, trao đổi nhóm: Điền vào chỗ trống ( … ) cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần.

- Chia sẻ trước lớp về:  tình thần quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần .

- Các nhóm khác bổ sung ý kiến

-Thống nhất kết quả

- Lắng nghe.

Nhóm 2 – Lớp

- Đọc đoạn : “ Cả ba lần … xâm lược nước ta”.

- HS thảo luận N2 -> chia sẻ KQ.

+ Vườn không nhà trống

 

+ Đúng, vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí và lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu .

+ Cả ba lần quân Mông – Nguyên đều thua trận phải rút quân về nước.

- HS lắng nghe

- Kể chuyện lịch sử về Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

KHOA HỌC

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ? KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? (theo PP BTNB)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật

2. Kĩ năng

-  Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

3. Phẩm chất

- Yêu thích khoa khoa học, ham tìm tòi, khám phá

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

   *BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Đồ dùng

- GV: Các hình minh hoạ trong SGK (Phóng to nếu có điều kiện).

- HS:  Mổi nhóm: 1 cốc thủy tinh rỗng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Khởi động (5p)

+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?

 

+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

+ Để có nước sạch chúng ta phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được, ...

+ Không nên sử dụng nước sạch một cách bừa bãi, .

2. Khám phá: (30p)

* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp

Hoạt động 1: Chứng minh không khí có ở quanh mọi vật .

*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

- Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí?

*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS

 

 

*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi.

- Gv cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi

 

- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học)

Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì?

*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

*Bước 5: Kết luận kiến thức

- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

- Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.

- Gv tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí.

Hoạt động 2: Chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật .

*Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

- Xung quanh mọi vật đều có không khí. Vậy quan sát cái chai, hay hòn gạch, miếng bọt biển xem có gì?

 

 

 

 

 

 

*Bước 2: Làm bộc lộ biếu tượng ban đầu của HS

 

*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi.

- Gv cho HS quan sát cái chai, viên gạch, miếng bọt biển… và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.

- GV chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học)

Câu 1: Trong chai rỗng có gì?

Câu 2: Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì?

Câu 3: Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì?

* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi

- Gv tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm)

 

 

 

 

 

*Bước 5: Kết luận kiến thức mới

- Gv tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

- Gv hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.

- Gv tổng kết và ghi bảng: Những chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí

Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí

- Gv lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:

+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?

+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong từng chỗ rỗng của mọi vật

- Nhận xét, kết luận, giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

-  Cho HS quan sát các quả bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi

+ Trong các quả bóng có gì?

+ Trong cái bơm tiêm, bơm xe có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu?

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

+ Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí và trình bày ý kiến.

- HS làm việc theo nhóm 4:  tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm:

+ Tại sao túi ni lông căng phồng?

+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?

+ Trong túi ni lông có cái gì?

- HS tiến hành thí nghiệm: nhóm thảo luận cách thức để thực hiện bài thí nghiệm, ghi chép quá trình thí nghiệm và viết nhận xét: Dùng kim đâm thủng túi ni lông căng phồng, đật tay vào lỗ thủng học sinh cảm nhận có một luồn không khí mát bay ra từ lỗ thủng.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức

- HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới.

- HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn đề có gì trong cái chai, viên gạch, miếng bọt biển ….

- HS thảo luận theo nhóm 4 lấy ý kiến cá nhân nêu thắc mắc của nhóm.

- Hs theo dõi

- HS làm thí nghiệm

+ Thí nghiệm 1: Đặt chai rỗng vào trong chậu nước, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ phần rỗng trong chai có không khí.

 
   

+ Thí nghiệm 2: Đặt miếng bọt biển vào trong chậu nước dùng tay nén miếng bọt biển, quan sát thấy có bọt khí nổi lên chứng tỏ những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có không khí.

 
   

+ Thí nghiệm 3: Đặt viên gạch xây vào trong chậu nước, quan sát tháy có bọt khí nổi lên , chứng tổ những chỗ rỗng trong viên gạch có chứa không khí.

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Học sinh so sánh tìm hiểu kiến thức

- HS theo dõi nhắc lại kiến thức mới.

+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là khí quyển.

+ HS nêu ví dụ

- HS quan sát vật thật và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV

- HS nêu hiện tượng và giải thích

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? (áp dụng PP BTNB)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được các tính chất của không khí

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...

2. Kĩ năng

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra.

3. Phẩm chất

- GDHS giữ gìn bảo về không khí, môi trường xung quanh.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Các hình minh hoạ trang 64, 65 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).            

- HS:  chuẩn bị theo nhóm:  1 cốc thủy tinh rổng, một cái thìa, bong bóng có nhiều hình dạng khác nhau, chai nhựa rỗng với các hình dạng khác nhau, ly rỗng với các hình dạng khác nhau, bao ni long với các hình dạng khác nhau, bơm tiêm bơm xe đạp, quả bóng

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt  đông của giáo viên

Hoạt  đông của của học sinh

1, Khởi động (4p)

 

+ Em hãy nêu một ví dụ chứng tỏ không khí có mặt xung quanh ta?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT

- 1, 2 HS trả lời

2. khám phá: (30p)

* Mục tiêu: Nắm được các tính chất của không khí. Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,...

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp

1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:

GV: Ở bài trước chúng ta đã biết không khí có ở xung quanh ta, có ở mọi vật. Vậy không khí củng đang tồn tại xung quanh các em, trong phòng học này em có suy nghĩ gì về tính chất của không khí ?

2. Biểu tượng ban đầu của HS:

- GV yêu cầu học sinh ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vỡ ghi chép khoa học về tính chất của không khí, sau đó thảo luận nhóm 6 để ghi lại trên bảng nhóm

VD: một số suy nghĩ ban đầu của học sinh

3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi

- Từ việc suy đóan của học sinh do các cá nhân (các nhóm) đề xuất. GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu , sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức  tìm hiểu về tính chất của không khí

VD: Các câu hỏi liên quan đến tính chất của không khí do học sinh nêu :

- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm

(chỉnh sữa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của không khí ). VD câu hỏi GV cần có:

+ không khí có màu, có mùi, có vị không?

+ không khí có hình dạng không?

+ không khi có thể bị nén lại hoặc và bị giãn ra không?

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên

4. Thực hiện phương án tìm tòi :

- GV yêu cầu HS viết dự đoán vào  vỡ ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu với các mục :

Câu hỏi, dự đoán, cách tiến hành, kết uận rút ra

- GV gợi ý để các em làm các thí nghiệm như sau

* Để trả lời câu hỏi không khí có màu có mùi, có vị không?, GV sử dụng các thí nghiệm : Sử dụng một cốc thủy tinh rổng 

GV có thể xịt nước hoa hoặc rẫy dầu gió vào không khí để học sinh hiểu các mùi thơm ấy không phải là mùi của không khí

* Để trả lời câu hỏi không khí có hình dạng nào ?, GV sử dụng các thí nghiệm :

*Để trả lời câu hỏi không khí có bị nén lại và giản ra không ?, GV sử dụng các thí nghiệm:

5. Kết luận kiến thức:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm. Qua các thí nghiệm, học sinh có thể rút ra được kết luận :

- GV hướng dẫn học sinh so sánh lại với các  suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức

- GV yêu cầu HS dựa vào tính chất của không khí để nêu một số ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 6 - Lớp

- Học sinh lắng nghe suy nghĩ trả lời

+ không khí có mùi, không khí nhìn thấy được

+ không khí không có mùi, chúng ta không nhìn thấy được không khí

+ không khí có vị lợ, không có hình dạng nhất định

+ chúng ta có thể bắt được không khí

+ không khí có rất nhiều mùi khác nhau

+ không khí có mùi gì ?

+ chúng ta có thể nhìn thấy không khí được không ?

+ không khí có vị gì ?

+ không khí có vị không?

+ không khí có hình dạng nào ?

+ chúng ta có thể bắt được không khí không ?

+ không khí có giản nở không?

- Học sinh có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV để các em tiến hành làm các thí nghiệm mà các em đề xuất. 

- HS tiến hành sờ, ngửi, quan sát phần rổng của cốc. HS có thể dung thìa múc không khí trong ly để nếm - - HS kết luận: không khí trong suốt, không có màu, không có mùi và không có vị .:

+ phát cho học sinh các quả bong bóng với những hình dạng khác nhau (tròn , dài …..) yêu cầu các nhóm thổi căng các quả bóng.

+ phát cho các nhóm các bình nhựa  với các hình dạng, kích thước khác nhau , yêu cầu học sinh lấy không khí ở một số nơi như sân trường, lớp học, trong tủ….

- HS kết luận: không khí không có hình dạng nhất định

+ GV có thể cho HS tiến hành các thí nhiệm tương tự với các cái ly có hình dạng khác nhau hoặc với các tíu nylon to, nhỏ khác nhau

+ sử dụng chiếc bơm tiêm, bịt kín đầu dưới của bơm tiêm bằng một ngón tay, nhấc pittông  lên để không khí tràn vào đầy thân bơm. Dùng tay ấn đầu trên của chiếc bơm bittông của chiếc bơm tiêm sẽ đi xuống thả tay ra, bittông sẻ di chuyển về vị trí ban đầu

- HS kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc bị giản ra

Không khí không màu không mùi, không vị; không khí không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và bị giản ra

 

 

 

- Ghi nhớ tính chất của không khí

- Nêu những ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống hàng ngày.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................











































































CHÍNH TẢ

 

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ - KÉO CO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng  hình thức đoạn văn

- Làm đúng BT2a  phân biệt ch/tr. Miêu tả được một trong các đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm tr/ch

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT:Ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kĩ niệm đẹp của tuổi thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (4p)

- HS chơi trò chơi:Ai nhanh, ai đúng:

- HS 2 đội, mỗi đội 3 em lên bảng viết.

- Gọi đọc từ sau: Sáng láng, sát sao, sâu sắc, xuất sắc, xao xác, xấu xí, sướt mướt, …

- Nhận xét, khen/ động viên, chuyển tiếp vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV

- Nhóm nào viết nhanh và chính xác nhất thì thắng cuộc

2. Chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:

a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết

+  Cánh diều đẹp như thế nào?

- Liên hệ giáo dục BVMT để gìn giữ những nét đẹp của thiên nhiên và gìn giữ những kỉ niệm tuổi thơ

-  Hướng dẫn viết từ khó:  Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

 

- HS liên hệ

 

- HS nêu từ khó viết: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng, ….

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được ch/tr. Miêu tả được 1 đồ chơi hoặc trò chơi có tiếng chứa âm ch/tr

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3a

- Miêu tả 1 trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên

 

 

 

 

 

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

7. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS chơi trò chơi Tiếp sức

Ch

+ Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền …

+ Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền …

Tr

+ Đồ chơi: trống ếch, trống cơm, cầu trượt, ..

+ Trò chơi: đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt, …

- HS nối tiếp miêu tả. VD:

+ Tả trò chơi: Tôi sẽ tả chơi trò nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sáu  người mới vui: Ba người bám vào bụng nối làm ngựa, ba người làm kị sĩ.  Người làm đầu phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường …

-  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Hướng dẫn các bạn chơi 1 trò chơi vừa miêu tả

KÉO CO ( Viết ở nhà)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn (từ Hội làng Hữu Trấp ...đến chuyển bại thành thắng) trong bài Kéo co; bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài

- Làm đúng BT2a  phân biệt r/d/gi.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

   - HS: Vở, bút,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (2p)

 

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Khám phá

chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:

*. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết

+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?

- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng cũng, cũng có năm nữ thắng

- HS nêu từ khó viết: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, khuyến khích,....

- Viết từ khó vào vở nháp

3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe - viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.

* Cách tiến hành:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo  dõi và nhắc nhở, giúp đỡ  HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

3. thực hành: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được r/d/gi.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp

Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

- Giới thiệu thêm về môn nghệ thuật múa rối để HS thấy sự tài hoa của những người nghệ sĩ

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

 

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

Đáp án:

a/ nhảy dây

b/ múa rối

c/ giao bóng

-  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt các tiếng ra/da/ gia; ro/do/gio,....

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KĨ THUẬT

CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu

2. Kĩ năng

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

 *Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.

3. Phẩm chất

- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: : + Tranh quy trình của các bài trong chương.

            + Mẫu khâu, thêu đã học.

 - HS: Bộ ĐD KT lớp 4.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt  động của giáo viên

Hoạt  động của học sinh

1. HĐ khởi động (3p)

- HS hát bài hát khởi động:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS

 

- TBVN điều hành

2. Hình thành KT (30p)

* Mục tiêu:  Vận dụng kiến thức cắt, khâu, thêu để tạo sản phẩm có tính ứng dụng trong cuộc sống

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp

 HĐ1: Thực hành cắt, khâu, thêu:

- HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn .

-  Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đó học .

- GV quan sát và hướng dẫn những HS còn lúng túng

HĐ2: Đánh giá kết quả học tập:

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Các tiêu chuẩn đánh giá.

+  Sản phẩm đúng kĩ thuật.

+  Mũi khâu, thêu tương đồi đều, phẳng.

+  Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

3. HĐ ứng dụng (1p)

 

4. HĐ sáng tạo (1p)

-  HS lựa chọn tùy theo khả năng và ý thíchđể thực hành .

-  HS bắt đầu thêu tiếp tục .

-  HS thờu xong trỡnh bày sản phẩm

-  HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành .

- HS tự đánh giá sản phẩm.

- Ghi nhớ các kiến thức về cắt, khâu, thêu

- Tiếp tục tạo các sản phẩm đẹp và lạ mắt từ cắt, khâu, thêu

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ ba  ngày 14 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 74: LUYỆN TẬP VỀ CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Củng cố KT về chia cho số có 2 chữ  số,

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành:(30p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Vận dụng giải toán

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

-Củng cố ghi nhớ cách đặt tính và thực hiện phép tính.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2

  Bài 2b: HSNK có thể hoàn thành cả bài.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

+ Nêu thứ tự thực hiện các phép tính khi tính giá trị BT?

Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Nhận xét, chốt đáp án.

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

  855: 45 = 19   ;          579: 36 = 16 (dư 3)

  9009: 33 = 273;     9276: 39 = 237(dư 33)                                     

- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đáp án:

a) 4237 x 18 – 34578           8064 : 64 x 37

  = 76266 – 34578               = 126 x 37

  = 41688                             = 4662

b) 46 857 + 3 444: 28         601759- 1 988: 14

 = 46857 + 123                  = 601759- 142

 =    46980                         = 601617

- HS nêu.

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài giải

Thực hiện phép chia: 5260 : 36 = 146 (dư 4)

Vậy lắp được nhiều nhất 146 chiếc xe đạp 2 bánh và dư 4 nan hoa

                   Đ/s: 146 xe đạp, dư 4 nan hoa

- Ghi nhớ cách thực hiện chia cho số có 2 c/s

* Bài tập PTNL HS: (M3+M4)

1. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 144m, chiều rộng 18m. Trên thửa ruộng này người ta trồng khoai, cứ 36m2 thì thu hoạch được 95kg khoai. Hỏi cả thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam khoai?

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện phẩm chất khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).

3. Phẩm chất

- Thể hiện phẩm chất lịch sự trong giao tiếp

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

   * KNS: Thể hiện phẩm chất lích sự trong giao tiếp/Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.

          + Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,...

- Dẫn vào bài mới

- HS  nối tiếp đặt câu

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại...

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.

Bài 2:

+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì

+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

* Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện phẩm chất khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.

+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?

b.  Ghi nhớ:

 

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.

- Sao chú mày nhát thế?

Nung ấy à?

Chứ sao?

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời – Chia sẻ trước lớp

+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất.

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát.

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa

- Lắng nghe

- HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp

+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện phẩm chất khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.

- HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.

- HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện phẩm chất khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể

* Cách tiến hành:

Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.

Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống

- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi.

- Nhận xét, kết luận đáp án đúng.

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

- Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để  yêu cầu con nín khóc.

Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.

- Lắng nghe

- Thực hiện theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thích chứ?

- Cá nhân – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a) Tỏ phẩm chất khen, chê:

- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó:

 “Sao mày hư thế?”

- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định:

- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Tiếng Anh thì hay gì?”

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em dang chăm chú học bài. Em bảo:

 “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

- Sử dụng câu hỏi vào các mục đích khác trong giao tiếp hàng ngày để thể hiện phép lịch sự.

- Tạo đoạn hội thoại giữa em và các bạn. Trong đoạn có sử dụng các câu hỏi vào mục đích khác.

     

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP LÀM VĂN

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

-  Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).

3. Phẩm chất

- Tích cực, tự giác làm bài.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144, SGK.

   - HS: SGK, VBT

2. Phương pháp, kĩ thuât

- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (5p)

+ Thế nào là miêu tả?

- GV dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để....

2. Hình thành kiến thức:(15p)

*Mục tiêu: Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài

* Cách tiến hành:

a. Nhận xét

Bài 1: Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS đọc bài văn và chú giải.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay sát như hiện nay nên người ta dùng cối xay tre để xay lúa. Hiện nay, một số gia đình nông thôn ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay  bằng tre giống như thế này

+ Bài văn tả cái gì?

+ Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?

+ Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?

+ Mở bài trực tiếp là như thế nào?

 

+ Thế nào là kết bài mở rộng?

 

+ Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?

*Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh, nhân hóa sinh động: Chật như nêm cối, cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa… tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói… Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp  tu từ so sánh và nhân hóa trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động.

Bài 2:

+ Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?

* Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man, dài dòng.

 b. Ghi nhớ.

Nhóm 2- Chia sẻ lớp

- HS đọc bài văn và chú giải.

- Quan sát và lắng nghe.

 

+ Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.

+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng,ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”. Mở bài giới thiệu cái cối.

+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi….. từng bước chân anh đi….. ” Nói lên tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.

+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.

 

+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân.

+ Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật.

+ Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tai, hàm răng cối, cần cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui của xóm.

- Lắng nghe

+ Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc đoạn văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài.

+ Câu văn nào tả bao quát cái trống?

 

+ Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?

 

+ Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.

  

 

 

 

- Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên.

- Nhắc HS: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài.

- Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và khen những em viết tốt.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Cá nhân – Nhóm 2- Lớp

+ Câu: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

+ Bộ phận: ngang lưng trống, hai đầu trống.

+ Hình dáng: tròn như cái chum; mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu; ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

+  Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã

 “Tùng! Tùng! Tùng!” – giục trẻ rảo bước tới trường/ trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để từng học sinh tập thể dục. / trống  “xả hơi” một hồi dài là lúc học sinh nghỉ.

- HS tự làm vào vở.- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

+ Mở bài trực tiếp: Những ngày đầu cắp đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường.

+ Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của những ngày đầu bạn đi học là gì? Là cái cổng cao ngợp, là cái bàn học đứng gần tới cổ hay tường vôi trắng mới quét ngày khai trường….? Còn tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.

+ Kết bài mở rộng: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràng của tiếng trống trường thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.

+ Kết bài không mở rộng: Tạm biệt anh trống. Ngày mai anh nhớ “tìng, tùng, tùng…tùng” gọi chúng tôi đến trường nhé.

- 7 đến 10 HS đọc đoạn mở bài, kết bài của mình

 

- Ghi nhớ cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

- Viết MB theo cách gián tiếp và kết bài theo cách mở rộng

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................­

 
   

 

KHOA HỌC

KHÔNG KHÍ  GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Quan sát làm thí nghiệm đẻ phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.

2. Kĩ năng

-  Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.

3. Phẩm chất

-  Có ý thức bảo vệ không khí, môi trưỡng xanh- sạch- đẹp.

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,  NL hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1. Đồ dùng

- GV: Hình trang 66,67 SGK.

- HS: chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:   

  + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ.

  + Nước vôi trong.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm

- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Khởi động (5p)

+ Em hãy nêu những tính chất của không khí

 

 

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét

+ không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra

2. khám phá (30p)

* Mục tiêu: - Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.

 - Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp

*Việc1:Xác định thành phần chính

- Cho các nhóm báo cáo về chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.

- Yêu cầu hs đọc mục “Thực hành” trang SGK để biết cách làm.

- Hướng dẫn các nhóm: trước tiên cần thảo luận “Có phải không khí gồm hai thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy không?

- Em hãy chú ý mực nước trong cốc:

+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?

 

+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không?

+ Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm hai thành phần chính nào?

* Người ta đã chứng minh được thể tích khí ni- tơ gấp 4 lần thể tích khí ô- xi trong không khí.

Kết luận:

 

*Việc 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.

- Dùng lọ nước vôi trong chon hs quan sát, sau đó bơm không khí vào.  Nước vôi còn trong như lúc đầu không?

+ Trong những bài học trước ta biết không khí có hơi nước, em hãy nêu VD chứng tỏ không khí có hơi nước.

- Hãy quan sát hình 4,5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.

- Che tối phòng học dùng đèn pin soi cho hs quan sát chùm ánh sáng sẽ thấy rõ bụi trong không khí.

+ Vậy không khí gồm những thành phần nào?

*GV kết luận: Không khí gồm hai thành phần chính là ô- xi và ni- tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

- Giáo dục BVMT, bảo vệ bầu không khí trong sạch

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

+ Giải thích hiện tượng dùng bình chữa cháy để chữa cháy

 

- HS báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm

- HS đọc mục “Thực hành” trang SGK để làm TN

+ Không khí mất đi, nước dâng lên chiếm chỗ. Không khí mất đi duy trì sự cháy gọi là ô- xi

+ Không duy trì sự cháy vì nến tắt gọi là ni- tơ.

+ Không khí gồm hai thành phần:  một phần duy trì sự cháy và một phần không duy trì sự cháy.

- Hs đọc mục “Bạn cần biết” trang 66 SGK.

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

- Dựa vào mục “Bạn cần biết”để lí giải hiện tượng.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Bề mặt của cốc nước lạnh có nước do hơi nước trong không khí gặp lạnh và ngưng tụ.

- Quan sát

 

 

+ Khói, bụi, khí độc, vi khuẩn…

- HS liên hệ việc giữ gìn bầu không khí trong lớp học, gia đình,...

- Dùng khí Ni tơ đã bị nén lại để dập tắt đám cháy vì khí Ni tơ không duy trì sự cháy.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.   

3. Phẩm chất

- HS tích cực, cẩn thận khi làm bài

4. Góp phần phát huy các năng lực

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ

   -HS: SGK,...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

 - Tính : 4935 : 44       1782 : 48

- Nhận xét chung - Dẫn vào bài mới

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

- Củng cố cách chia cho số có 2 chữ số

2. Hình thành kiến thức mới (15p)

* Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp

Việc1: Hướng dẫn trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị

9450 : 35

+ Đặt tính.

+ Tìm chữ số đầu tiên của thương.

+  Tìm chữ số thứ 2 của thương

+ Tìm chữ số thứ 3 của thương

+ Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.

+ Lưu ý: Ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ ba của thương.

*Việc 2: Hướng dẫn HS trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa.

- Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)

- Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.

+ Lưu ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0  ở vị trí thứ hai của thương

- Chốt lại cách thực hiện phép chia mà thương có chữ số 0

- HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV- Chia sẻ trước lớp

            9450    35

            245      270

              000

             9450 : 35 = 270

- HS nêu cách thử.

  Thử lại: 270 x 35 = 9450

- Lắng nghe và ghi nhớ

-  HS đặt tính và làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.

               2448 : 24 = 102

- HS nêu cách thử.

 Thử lại: 102 x 24 = 2448                         

- Lắng nghe.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia mà thương có chữ số 0

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm 2- Lớp

Bài tập 1 (dòng 1, 2) HSNK có thề làm cả bài

- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- GV nhận xét, chữa bài và kết luận đáp án đúng.

Bài 2 + Bài 3 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách giải bài toán TBC

- GV   gợi ý các bước của bài 3

+ Tìm chu vi mảnh đất

+ Tìm chiều dài và chiều rộng mảnh đất (áp dụng giải BT tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó).

+ Tìm diện tích mảnh đất.

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

Đáp án:

   8750    35                      23520    56

   175      230             112      424

   000                            000

       
       

  2996    28             2420    12

    196   107               020       201

      00                           08

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 2:                     Bài giải

1 giờ 12 phút = 72 phút

Trung bình mỗi phút bơm được là:

97 200 : 72 = 1350 (l)

Đ/S: 1350  l nước

Bài 3:                  Bài giải

a. Chu vi mảnh đất là:

          307 x 2 = 614 (m)

b. Chiều dài mảnh đất là:

        (307 + 97) : 2 = 202 (m)

    Chiều rộng mảnh đất là:

         202 – 97 =105 (m)

Diện tích mảnh đất là:

       202 x 105 =  (m2)

- Ghi nhớ KT bài học

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TẬP ĐỌC

TUỔI NGỰA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

2. Kĩ năng

- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ,

- Đọc diễn cảm được bài thơ

- Học thuộc lòng bài thơ.

3. Phẩm chất

- GD HS tình yêu thương cuộc sống, lòng biết ơn mẹ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK (phóng to)

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

-  Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3p)

 - Hãy đọc bài: Cánh diều tuổi thơ 

+ Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì?

+ Nêu nội dung bài.

- GV dẫn vào bài mới

- 1 HS đọc

+ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ.

+ HS nêu nội dung của bài.

2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu:  Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ của thể thơ 5 chữ.

* Cách tiến hành:

-  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạng của cậu bé. Khổ 4: tình cảm, thiết tha, lắng lại ở hai dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.

- GV chốt vị trí các đoạn

- GV giải nghĩa thêm một số từ (mấp mô: chỉ đường không bằng phẳng, có sỏi, đá)

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

- Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

-  Bài chia làm 4 đoạn.

(mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đen hút, đại ngàn, mấp mô, triền núi, loá,...)

 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó:  (đọc phần chú giải)

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

-  1 HS đọc cả bài (M4)

3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hs hiểu: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

 

+ Bạn nhỏ tuổi gì?

+ Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào?

+“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

+ Đi chơi khắp nơi nhưng “con Ngựa” vẫn nhớ mẹ như thế nào?

 

+ Điều gì hấp dẫn “con Ngựa” trên những cánh đồng hoa?

 

 

 

 

+ Trong khổ 4 "ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

 

Nếu vẽ một bức tanh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

+ Bài thơ nói lên điều gì?

 

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài.

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

- TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Bạn nhỏ tuổi Ngựa.

+ Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi.

+ “Ngựa con” rong chơi khắp nơi: Qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá.

+ Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền” :

+ Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng  tràn ngập hoa cúc dại.

+ Khổ  thơ  thứ  3 tả  cảnh  của  đồng  hoa  mà “Ngựa con” vui chơi

+ “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi  nhưng  mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ

Ÿ Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa  nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ  đang trao bó hoa cho mẹ.

Ÿ Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về phía xa xăm ẩn hiện ngôi nhà.

Nội dung: Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.

- HS ghi lại nội dung bài

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật

- Yêu cầu đọc diễn cảm cả bài

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Nếu là chú ngựa con trong bài, em sẽ nhắn nhủ mẹ điều gì?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)

- 1 HS nêu lại

- 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm bài thơ

- Thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- Học thuộc lòng bài thơ

- HS liên hệ

- Vẽ bức tranh minh hoạ cho bài thơ

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).

2. Kĩ năng

- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).

3. Phẩm chất

- HS tích cực, tự giác, có ý thức quan sát

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Tranh minh hoạ bài học

   - HS: SBT, bút, ...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

+ Đọc phần mở bài, bài kết cho đoạn thân  bài tả cái trống.

- GV nhận xét, đánh giá chung, nêu mục tiêu, yêu cầu bài học

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài, thân bào và kết bài, .. .

+ 2 HS đứng tại chỗ đọc.

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1). Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

Bài 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

- GV giới thiệu tranh vẽ, giới thiệu chung nội dung bài

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư.

 

b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?

d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn.. .Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp?

 

 

GV: Khi miêu tả, ngoài việc quan sát tỉ mỉ đồ vật, cần phải bộc lộ được tình cảm của mình với đồ vật đó. Khi tả có thể xen lẫn giọng kể để tình cảm được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành nhất.

Bài 2: Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. 

- Gợi ý:

+ Lập dàn ý tả chiếc áo mà em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích.

+ Dựa vào các bài văn: Chiếc cối tân, chiếc xe đạp của chú Tư …để  lập dàn ý .

- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- Gọi HS làm bài của mình. GV ghi nhanh các ý chính lên bảng để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc.

- Gọi HS đọc dàn ý

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 lập được dàn ý cho bài văn

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi

- HS đọc phần Chú giải một số từ khó

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Thảo luận nhóm 4 – Chia sẻ lớp về câu trả lời

+ Mở bài: Trong làng tôi hầu như ai cũng biết …đến chiếc xe đạp của chú. (giới thiệu về chiếc xe đạp  của chú Tư – MB trực tiếp)

+ Thân bài: ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp …đến Nó đá đó. (Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe).

+ Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình. (Nói lên niềm vui của đám con nít với chú Tư bên chiếc xe – kết bài tư nhiên- không mở rộng)

- Tả bao quát chiếc xe.

+ Xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng.

- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

+ Xe màu vàng hai cái vành láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai.

+ Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

- Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe

+ Bao giờ dùng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ.

+ Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt.

- Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng:

Ÿ Mắt nhìn: Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng.  Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa.

Ÿ Tai nghe: Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai

+ Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái dẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe  của mình là con ngựa sắt.  Chú dặn bạn nhỏ: “Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa của tao nghe bây”. Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.

+ Những lời kể xen lẫn lời  miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quí chiếc xe, rất hãnh diện vì nó.

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu – Gạch chân từ ngữ quan trọng

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu?

b) Thân bài:-  Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu …)

+ Áo màu gì?

+ Chất vải gì? Chất vải ấy thế nào?

+ Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó …)?

- Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo …)

+ Thân áo liền tay xẻ tà?

+ Cổ mềm hay cứng, hình gì?

+ Túi áo có nắp hay không? hình gì?

+ Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì?

c) Kết bài:-  Tình cảm của em với chiếc áo:

Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình?

+ Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo?

- Hoàn thành dàn ý cho bài văn tả chiếc áo

- Lập dàn ý chi tiết hơn.

     

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐỊA LÍ

THỦ ĐÔ HÀ NỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

+Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của đất nước.

2. Kĩ năng

- Xác định được  trên Bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội

* HS NK : Dựa vào  các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,…).

3. Phẩm chất

- HS có ý thức giữ tự hào về truyền thống của Hà Nội nghìn năm văn hiến

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Đài đĩa ghi bài hát về thủ đô HN (...)

+ Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam.

+ Bản đồ Hà Nội. Tranh ảnh về Hà Nội.

- HS: SGK, tranh, ảnh

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động: (5p)

- Cho HS nghe bài hát về Hà Nội

- GV giới thiệu bài mới

-  HS lắng nghe

 

2. khám phá: (30p)

* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế của đất nước.

- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp

HĐ 1: Hà Nội – thành phố lớn ở TT đồng bằng BB

- Nêu diện tích và số dân của Hà Nội.

- GV kết luận: Đây là thành phố lớn nhất miền Bắc.

- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.

+ Vị trí của Hà Nội ở đâu?

- GV treo bản đồ giao thông Việt Nam.

 + Từ Hà Nội có thể đi tới các nơi khác (tỉnh khác & nước ngoài) bằng các phương tiện & đường giao thông nào?

+ Từ tỉnh (thành phố) em có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện nào?

HĐ 2: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển

 

+ Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm nào? Khi đó kinh đô có tên là gì? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?

+ Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)

+ Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố…)

+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.

- GV trợ giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

- GV kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột…)

HĐ 3: Hà Nội – TT chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước

- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:

+ Trung tâm chính trị

+ Trung tâm kinh tế lớn

+ Trung tâm văn hoá, khoa học

- Kể tên một số trường đại học,viện bảo tàng của Hà Nội.

->GV chốt kiến thức bài học - Chốt lại bài học

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

- Giáo dục ý thức tự hào thủ đô nghìn năm văn hiến

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Cá nhân - Lớp

+ Diện tích: 3358, 9 km2

+ Số dân: 6 654 800 người (2016)

- HS quan sát bản đồ hành chính & trả lời – 1 HS lên chỉ vị trí trên bản đồ

- HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời: đường sắt, đường bộ, đường hàng không

+ Đường sắt, đường bộ

 

Nhóm 4 – Lớp

- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV – Chia sẻ trước lớp

+ Năm 1010, tên Thăng Long. Tính đến nay được 1008 năm

 

 

+ Tên phố gắn với loại mặt hàng buôn bán, nhà cửa cổ kính, san sát nhau,...

+ Rộng rãi, nhà của san sát, cao tầng, đường phố to và rộng

 

+ Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cột cờ Hà Nội,.....

- HS quan sát tranh vẽ

Nhóm 2 – Lớp

- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV – Chia sẻ nội dung

+ Nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất:....

+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch,...

+ Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,...

- HS  kể

- Sưu tầm, giới thiệu các bài hát, bài thơ hay về thủ đô Hà Nội.

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

2. Kĩ năng:

-  Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

3. Phẩm chất

- GD HS phải biết quý trọng, giữ gìn đồ chơi, biết yêu quý mọi vật quanh mình.

4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ, sách kể chuyện

- HS: Sách Truyện đọc 4

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai

- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê.

- 3 HS nối tiếp nhau kể

- Lớp nhận xét, đánh giá

 2. Khám phá (13p)

* Mục tiêu:  Chọn được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.

 

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện được gợi ý

+ Em biết nhân vật nào là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với em?

- Em hãy giới thiệu câu chuyện của mình cho các bạn nghe.

- HS phân tích đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.

+ Chú lính chì dũng cảm – An đéc xen.

+  Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài.

+ Chú Đất Nung – Nguyễn Kiên.

+ Truyện Chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em.  Truyện Võ sĩ Bọ Ngựa có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em.

+ Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Chú mèo đi hia, Vua lợn, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh …

- 2 đến 3 HS giỏi giới thiệu mẫu.

+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện Con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị kẻ gian ác.

+ Tôi xin kể câu chuyện “Chú mèo đi hia”.  Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ.

+ Tôi xin kể chuyện “Dế Mèn phưu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài

3. Thực hành (15- 20p)

* Mục tiêu: Kể được câu chuyện (đoạn truyện) về nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. Hiểu nội dung câu chuyện – Nêu được ý nghĩa của chuyện

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

a. Kể trong nhóm

- Yêu cầu HS kể chuyện và  trao đổi với bạn bè tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.

- GV đi giúp các em gặp khó khăn.

  + Khuyến khích kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa.

+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.

b. Kể trước lớp

- Tổ chức cho HS thi kể.

*Giúp đỡ hs M1+M2 kể đúng nội dung câu truyện.

 Hs M3+M4 kể được lưu loát kết hợp giọng điệu phù hợp.

- Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.

- Gọi HS chia sẻ cách bạn kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện.

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- 4 HS  tạo thành nhóm kể và  trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện.

- 5 đến 7 HS thi kể.

- HS chia sẻ và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Sưu tầm và kể các câu chuyện cùng chủ đề.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số

 2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết, chia có dư).

- Vận dụng giải các bài tập liên quan

3. Phẩm chất

-  Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1b

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Phiếu nhóm

   - HS:  SGk, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp,  thảo luận nhóm.

- KT:           đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3p)

- Trò chơi"Tính nhanh, tính đúng"

9450 : 35     2448 : 24

9720 : 72     3125 :25

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV giới thiệu bài mới

- 2 nhóm tham gia trò chơi

2. Hình thành kiến thức (15p)

* Mục tiêu:  HS biết cách chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp

* Việc 1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 1944 : 162 = ?

a. Đặt tính.

b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.

c. Tìm chữ số thứ 2 của thương

d. Tìm chữ số thứ 3 của thương

e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.

* Việc 2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 8469 : 241 = ?

-Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)

-Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.

Lưu ý HS:  Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.

- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.

- Cá nhân - Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

- HS đặt tính

- HS làm nháp theo sự hướng

- HS chia sẻ cùng bạn

           1944     162

           0324     12

             000

        1944 : 162 =  12

- HS nêu cách thử: 12 x 162 = 1944

- HS đặt tính

- HS làm nháp

- Trao đổi cùng bạn (N2)

- Thống nhât            

       8469 : 241 = 35 (dư 34)

- HS nêu cách thử.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hành chia được số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số. Vận dung giải được các bài tập liên quan

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài 1b: HSNK có thể làm cả bài

 

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

(đặt tính và tính).

- GV nhận xét chữa bài.

- Chốt cách đặt tính rồi tính, cách ước lượng thương, chú ý đối tượng HS M1, M2

Bài 2+ Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Chốt cách tính giá trị biểu thức

Lưu ý các bước giải bài 3

+ Tìm số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải

+ Tìm số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải

+ So sánh hai số đó      

 

 

 

 

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

5. Hoạt động sáng tạo (1p)

- Làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp

           6420     321           

           0000     20

             000

            4957     165

            0007     30

                 7

       

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 2

a)     1995 x 253 + 8910 : 495

= 504735 + 18

= 504753

b)    8700 : 25 : 4

     = 348 : 4

          = 87

Bài 3                   Bài giải

Cửa hàng thứ nhất bán hết vải trong số ngày là:

              7128 ; 264 = 27 (ngày)

Cửa hàng thứ hai bán hết vải trong số ngày là:

              7128 ; 297 = 24 (ngày)

Vậy cửa hàng 2 bán hết sớm hơn cửa hàng 1 và sớm hơn số ngày là:

              27 – 24 = 3 (ngày)

                         Đáp số: 3 ngày

- Thực hành chia tốt số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.

- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.

 

ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI-  TRÒ CHƠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)

2. Kĩ năng

- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3);

- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

3. Phẩm chất

- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: + Tranh minh họa các trò chơi trang  147- 148  SGK (phóng to)

          + Bảng nhóm

- HS: vở BT, bút, ...

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT:           Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động (3p)

 

+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khen ngợi?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện Phẩm chất chê trách?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự khẳng định?

+ Đặt câu hỏi để thể hiện sự mong muốn?

- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ Cái áo này đẹp chứ nhỉ?

+ Sao cậu hay mắc lỗi thế?

+ Đi biển cũng thích chứ sao?

+ Chị làm giúp em bài tập này được không?

2. Hoạt động thực hành:(30p)

* Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2)

- Phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3);

- Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).

* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp

Bài 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh.

- Yc HS quan sát tranh cùng trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 làm bài.

+ Liên hệ: Em đã chơi đồ chơi  nào và tham gia những trò chơi nào trong các đồ chơi và trò chơi vừa nêu?

+ Em đã giữ gìn đồ chơi như thế nào?

Bài 2. Tìm thêm các từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.

- Nhận xét, chốt đáp án.

- KL: Những đồ chơi, trò chơi các em vừa kể trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hoặc riêng bạn nữ thích: cũng có những trò chơi phù hợp với cả bạn nam và bạn nữ.

Bài 3:

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

* Giúp đỡ hs M1+M2

- Giáo dục HS chơi những trò chơi, đồ chơi có ích, tránh xa các đồ chơi, trò chơi có hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi HS nêu các từ ngữ thể hiện Phẩm chất, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi

- Em hãy đặt câu thể hiện Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi.

 

3. Hoạt động ứng dụng (1p)

4. Hoạt động sáng tạo (1p)

Nhóm 4 - Chia sẻ lớp

Đáp án:

+ Tranh 1: đồ chơi: diều/trò chơi: thả diều

+ Tranh 2: đồ chơi: đầu sư  tử, đèn ông  sao, đàn gió./Trò chơi: múa sư tử, rước đèn.

+ Tranh 3: đồ chơi: dây  thừng, búp  bê, bộ  xếp hình  nhà  cửa, đồ nấu bếp/Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột  xếp hình nhà cửa, thổi cơm.

+ Tranh 4: đồ chơi: ti  vi, vật  liệu  xây  dựng/Trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.

+ Tranh 5: Đồ chơi: dây thừng, cái ná./Trò chơi: kéo co, bắn.

+ Tranh 6: Đồ chơi: khăn bịt mắt.

                 Trò chơi: bịt mắt bắt dê.

- HS liên hệ

 

Nhóm 2 – Lớp

Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa – máy bay – mô tô con – ngựa ……

Trò chơi: đá bóng – đá cầu – đấu kiếm – cờ tướng – đu quay – cầu trượt – bày cỗ trong đêm Trung thu – chơi ô ăn quan – chơi chuyền – nhảy lò cò – chơi bi – đánh đáo – cắm trại – trồng nụ hoa hồng – ném vòng vào cổ chai – tàu hỏa trên không – đua mô tô trên sàn quay – cưỡi ngựa ……

 

- Lắng nghe

Nhóm 2 – Lớp

 Đáp án:

a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô……

- Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ, trồng hoa, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ đêm trung thu …

- Trò chơi cả bạn trai, bạn gái thường thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt mắt dê, cầu trượt …

b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và có lợi của chúng khi chơi:

- Thả diều (thú vị, khỏe), Rước đèn ông sao (vui),  Bày cỗ trong đêm trung thu (vui, rèn khéo tay), Chơi búp bê (rèn tính chu đáo, dịu dàng), Nhảy dây (nhanh, khỏe), Trồng nụ  trồng hoa (vui khỏe), Trò chơi điện tự (rèn trí thông minh), xếp hình (rèn trí thông minh).. .

- Chơi các trò chơi ấy, nếu ham chơi quá, quên ăn, quên ngủ, quên học, thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.  Chơi điện tử nhiều sẽ hại mắt.

c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng:

- Súng phun nước (làm ướt người khác) Đấu kiếm (dễ làm cho nhau bị thương không giống như môn thể thao đấu kiếm có mũ và mặt nạ để bảo vệ, đấu kiếm không nhọn). Súng cao su (giết hại chim, phá hại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người).

Cá nhân – Lớp

- Các từ ngữ thể hiện Phẩm chất, tình cảm của con người khi tham gia các trò chơi: Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng thích, ham thích, đam mê, say sưa …

VD:

Ÿ Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.

Ÿ Hùng rất ham thích thả diều.

Ÿ Em gái em rất thích chơi đu quay.

Ÿ Cường rất say mê điện tử.

- Ghi nhớ tên các đồ chơi và trò chơi

- Mô tả cách chơi 1 trò chơi mà em thích

     

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 
   

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng

- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).

3. Phẩm chất

- Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

  * KNS: - Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp

               - Lắng nghe tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.

- HS: Vở BT, bút, ..

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,

- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1. Khởi động (5p)

- Bạn hãy đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi?

- Dẫn vào bài mới

- HS  nối tiếp đặt câu

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu: Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).

* Cách tiến hành:

a.  Phần Nhận xét:

 Bài 1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây.. .

- Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ theo YC.

+ Câu hỏi?

+ Từ thể hiện Phẩm chất lễ phép?

*KL: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, dạ, thưa …

Bài 2: Em muốn biết sở thích của. . .

- Gọi  HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu  - GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS (nếu có)

 

 

* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho hoàn chỉnh.

  - YC HS M3+M4 đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

Bài 3

+ Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội  dung như thế nào?

+ Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi?

* GV: Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác.

+ Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì?

 

b.  Ghi nhớ:

Cá nhân- Nhóm 2- Lớp

- HS đọc và xác định yêu cầu BT

- HS ngồi cùng  bàn, trao đổi, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ thể hiện Phẩm chất lễ phép của  người con.

+ Mẹ ơi, con tuổi gì?

+ Lời gọi: Mẹ ơi 

- Lắng nghe

- Tiếp nối nhau đặt câu. VD:

  a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

+ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ?

+ Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ?

+ Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo  hay nghe ca nhạc ạ?

b)Với bạn em:

+ Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?

+ Bạn có thích thả diều không?

+ Bạn thích xem phim hơn hay ca nhạc hơn?

- HS đọc và xác định yêu cầu BT

+ Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.

VD:

+ Cậu không có áo sao mà toàn mặc áo cũ không vậy?

+ Thưa bác, sao bác hay sang  nhà cháu mượn nồi thế ạ?

- Lắng nghe

+ Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần: Thưa gửi: xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và  người được hỏi. Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người  khác .

- 1 HS đọc thành tiếng.  Cả lớp đọc thầm.

3. Hoạt động thực hành (18p)

* Mục tiêu: Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ.. .

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Qua cách hỏi – đáp ta biết được điều gì về nhân vật?

- KL: Do vậy, khi nói các em luôn luôn ý thức giữ phép lịch sự  với đối tượng mà mình đang nói.  Làm như  vậy chúng ta không chỉ thể hiện tôn trọng người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình.

Bài 2: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau..

- Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm

- Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già.  Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao?

+ Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào?

Hỏi như vậy đã được chưa?

- KL: Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác.

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a)+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò.

+ Thầy Rơ – nê hỏi Lu – i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò. 

+ Lu i- Pa – xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.

b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước.

+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc ngược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày

+ Cậu bé trẻ lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.

+ Qua cách hỏi – đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật.

- Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HĐ cá nhân dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong VBT – Chia sẻ trước lớp:

- Các câu hỏi.

+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

+ Chắc là cụ bị ốm?

+ Hay cụ đánh mất cái gì?

+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ

- Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện Phẩm chất tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.

- Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.

+ Nếu chuyển những câu hỏi này thành câu hỏi cụ già thì chưa hợp lí với người lớn lắm, chưa tế nhị.

+ Chuyển thành câu hỏi.

- Lắng nghe

- Ghi nhớ cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

- Phân vai thể hiện lại tình huống trong bài tập 3

       

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.

2. Kĩ năng

- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài.

3. Phẩm chất

- Giữ gìn, phát huy những trò chơi dân gian

4. Góp phần phát triển NL:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

* KNS: + Tìm kiếm và  xử lí thông tin

   + Thể hiện sự tự tin

   + Giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

   - GV: Bảng phụ, tranh minh họa một số trò chơi hoặc một lễ hội …

   - HS: SBT, bút, ...

2.  Phương pháp, kĩ thuật

- PP:  Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm

- KT:            đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-  HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:(5p)

 

- GV  nêu mục tiêu, yêu cầu bài học mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành KT (15p)

* Mục tiêu:  Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài. Biết giới thiệu được trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.

* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp

Bài 1:

- Gọi HS đọc lại bài tập đọc “Kéo co”

- Cho HS đọc thầm nêu tập quán được giới thiệu trong bài thuộc địa phương nào?

- GV nhận xét cho HS trao đổi theo nhóm để thuật lại các tập quán đã được giới thiệu.

-  GV nhận xét, tuyên dương các nhóm

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:

   + Đề bài yêu cầu gì?

   + Ở quê em có những trò chơi, lễ hội nào?

   + GV giới thiệu 1 số trò chơi, lễ hội ở sgk/ 160 -> cho hs quan sát tranh

   + Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu ta điều gì?

- GV chốt ý và nhắc nhở hs:

+ Phần mở bài: phải nêu được quê mình ở đâu? Có trò chơi hoặc lễ hội gì?

+ Phần giới thiệu: nêu rõ trò chơi (chi tiết), điều kiện để thắng đội bạn -> mục đích trò chơi lễ hội đó -> Phẩm chất của những người cổ vũ, hâm mộ.

- GV cho HS thảo luận tự giới thiệu về trò chơi, lễ hội của địa phương mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe.

- Gọi hs thi đua giới thiệu trò chơi, lễ hội của địa phương mình trước lớp.

- Cả lớp, GV nhận xét, tuyên dương

*Chú ý trợ giúp đối tượng HS M1, M2 hoàn thiện nội dung học tập

->GV chốt kiến thức bài học

4. HĐ ứng dụng (1p)

- Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống

5. HĐ sáng tạo (1p)

- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp theo dõi

- Thực hiện YC của bài -> chia sẻ trước lớp

+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ- Bắc Ninh và Làng Tích Sơn-Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

- HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp

- 1 HS đọc to

- Cả lớp đọc thầm, lại toàn bài

- Chia sẻ YC của bài

- Vài HS nêu

- HS  thảo luận trao đổi theo nhóm 4

- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp

- HS trao đổi, thảo luận

- HS nêu suy nghĩ của mình về các trò chơi, lễ hội tại địa phương

- Tìm hiểu về các trò chơi, lễ hội nổi tiếng khác trong tỉnh mình.

     

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021

TOÁN

Tiết 79: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Củng cố KT về chia cho số có 3 chữ số

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia cho số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số

- Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1a.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành:(30p)

* Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia cho số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số

                     - Biết vận dụng phép chia để giải các bài toán liên quan

* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp

Bài 1a: HSNK có thể làm cả bài

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV lưu ý đối tượng HS M1 +M2 bước đặt tính và tính

Bài 2+ bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

- Nhận xét, chốt đáp án.

 

 

 

 

 

- Chốt lại cách chia một số cho 1 tích

3. HĐ ứng dụng (1p)

4. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 - Chia sẻ lớp

Đáp án

   708    354           7552     236

  000    2                0572    302

                                 000

9060   453

0000     20

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp

Bài 2:                   Bài giải

Có tất cẩ số gói kẹo là:

        24 x 120 = 2880 (gói)

Cần số hộp để xếp là:

          2880 : 160 = 18 (hộp)

                          Đáp số: 18 hộp

Bài 3: Đáp án

 a) 2205 : (35 x 7)

C1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9

C2: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 : 7 = 9

- Ghi nhớ cách chia cho số có 3 chữ số

- Tự nghĩ ra các phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số và thực hành tính

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TOÁN*

ÔN LUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số.

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan

3. Phẩm chất

- Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

4. Góp phần phát triển các NL

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

* Bài tập cần làm: Bài 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

- GV:  Bảng phụ

 - HS: Vở BT, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Khởi động:(5p)

- TBVN điểu hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức:(15p)

* Mục tiêu: Biết cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số

* Cách tiến hành:

    a.  Phép chia 10 105: 43

- GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính.

- GV theo dõi, giúp đỡ hs M1+M2, lưu ý hướng dẫn cách ước lượng thương và cách nhẩm số dư

Vậy 10105: 43 = 235

+ Phép chia 10105: 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư?

  b. Phép chia 26 345: 35 

- GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.

- GV theo dõi HS làm bài.

Vậy 26345: 35 = 752 (dư 25)

+ Phép chia 26345: 35 là phép chia hết hay phép chia có dư?

+ Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì

- HS đọc phép chia

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

            10105     43

              150      235

                215

                  00

+ Là phép chia hết.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

            

   26345     35

     184       752

       095

         25

+ Là phép chia có số dư bằng 25.

 

+ Số dư  luôn nhỏ hơn số chia.

3. HĐ thực hành (18p)

* Mục tiêu: Thực hiện chia được số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. Vận dụng giải các bài tập

* Cách tiến hành:

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Giúp đỡ HS M1, M2

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV  nhắc nhở hs ghi nhớ cách tính.

Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

 

 

 

 

 

4. HĐ ứng dụng (1p)

5. HĐ sáng tạo (1p)

- Cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

      23576       56              31628        48         

        117     421                  282        658

           56                              428

              0                                44                             

                                                                                    

       
       

      18510    15             42546          37

        35      1234             55             1149

           51                        184

             60                         366

                 0                         33

- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp                                                 

Bài giải

               1 giờ 15 phút = 75 phút

       38km 400m = 38 400 m

TB mối phút người đó đi được số mét là:

38 400 : 75 = 512 (m)

                                       Đ/s: 512 m

- Ghi nhớ cách chia và cách ước lượng thương

BT PTNL: Một đội 18  xe ô tô như nhau chở được 360 tấn hàng. Hỏi một đội khác gồm 12 xe ô tô như thế chở được bao nhiêu tấn hàng?

 

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 14

I. MỤC TIÊU:

- Nắm đ­­ược ưu - khuyết điểm trong tuần 14

- Phát huy ­­ưu điểm, khắc phục nh­­ược điểm.

- Biết đ­­ược phư­ơng h­­ướng tuần 15

- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần

- HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng ND báo cáo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1. Khởi động

- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.

- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.

- GV nhận xét chung:

    + Nề nếp:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

    + Học tập:                                     

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Ph­ương h­­ướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt, chào mừng ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

- HS tiếp tục tham gia các vòng thi Trạng nguyên TV và IOE đến 16/12 thi cấp trường ; 3 emtham gia giải toán vi ô- lin pic tren máy.

- Tiếp tục rèn luyện VSCĐ và viết chữ đẹp thi cấp trường vào tháng 12

- Tiếp tục BDHS NK và phụ đạo HS còn hạn chế trong lớp; Ôn tập và chuẩn bị kiểm tra cuối HKI.

4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

 
   

 

 

Các tin khác