Khối 4
kế hoạch dạy học - lớp 4/2 - tuần 10
TUẦN 10
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021
CHÀO CỜ
(GV&HS Sinh hoạt dưới cờ)
...............................................................
TOÁN
Tiết 52: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1 (a), bài 2 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: : Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a |
b |
c |
(a x b) x c |
a x (b x c) |
3 |
4 |
5 |
||
5 |
2 |
3 |
||
4 |
6 |
2 |
-HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||||||||||||||
1. Khởi động (5p) - HS chơi trò chơi: Xì điện 900 x 10 = 68000 : 10 = 123 x 100 = 420 : 10 = 32 x 1000 = 2000 : 1000 = - GV chuyển ý vào bài mới |
- HS tham gia trò chơi - Phát biểu lại cách nhân, chia với 10, 100, 1000,... |
||||||||||||||||||||||
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
|||||||||||||||||||||||
a So sánh giá trị của các biểu thức - GV viết biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) - GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác: (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) (4 x 5) và 4 x (5 x 6) b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng.
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) trong bảng? - Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). *KL: Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. |
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - HS thực hiện cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 - HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) - HS tính giá trị của các biểu thức và nêu: (5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4) (4 x 5) x 6 = 4 x (5 x 6) - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng + Bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). - HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). - HS đọc ghi nhớ. |
||||||||||||||||||||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. * Cách tiến hành |
|||||||||||||||||||||||
Bài 1a: HSNK làm cả bài Tính bằng hai cách theo mẫu. - GV hướng dẫn bài tập mẫu theo SGK. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần) - GV chốt đáp án. *Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2a: HSNK làm cả bài
+ Dựa vào tính chất nào, em tính thuận tiện được?
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đ/a: a. 4 x 5 x 3 (4 x 5) x 3 4 x (5 x 3) = 20 x 3 = 4 x 15 = 60 = 60 b. 3 x 5 x 6 (3 x 5) x 6 3 x (5 x 6) = 15 x 6 = 3 x 30 = 90 = 90 Cá nhân – Lớp Đ/a: a. 13 x 5 x 2 5 x 2 x 34 = 13 x (5 x2) = (5 x 2) x 34 = 13 x 10 = 10 x 34 = 130 = 340 + Dựa vào t/c giao hoán và kết hợp của phép nhân - HS làm bài vào vở Tự học Bài giải Có tất cả số học sinh là: 8 x 15 x 2 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh - Ghi nhớ tính chất giao hoán * Bài tập PTNL:(M3+M4) 1. Một cửa hàng có 7 gian chứa muối, mỗi gian có 85 bao muối, mỗi bao muối nặng 5 yến. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam muối? (Giải bằng hai cách). |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
2. Kĩ năng
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
3. Phẩm chất
- HS chăm chỉ, tích cực ôn tập KT cũ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2 và bút dạ.
+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 9
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. |
|
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng: 1/3 lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh. - Tổ chức cho HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được. - Nhận xét khen những em đọc tốt.
3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân-Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. Nhóm 2- Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - Các bài tập đọc: + Một người chính trực- trang 36. + Những hạt thóc giống- trang 46. + Nỗi vằn vặt của An- đrây- ca- trang 55. + Chị em tôi- trang 59. - HS thảo luận trong nhóm. - Ghi nhớ KT ôn tập - Đọc diễn cảm các bài tập đọc chủ điểm Măng mọc thẳng |
|
Tên bài |
Nội dung chính |
Nhân vật |
Giọng đọc |
1. Một người chính trực |
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành. |
- Tô Hiến Thành - Đỗ thái hậu |
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khẳng khái của Tô Hiến Thành. |
2. Những hạt thóc giống |
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu. |
- Cậu bé Chôm - Nhà vua |
Khoan thai, chậm rãi, cảm hvận ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc. |
3. Nỗi nằn vặt của An- đrây- ca |
Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca Thể hiện yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân. |
- An- đrây- ca - mẹ An- đrây- ca |
Trầm buồn, xúc động. |
4. Chị em tôi. |
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tĩnh ngộ. |
- Cô chị - Cô em - Người cha |
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực. Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
3. Phẩm chất
- Có ý thức sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí.
(Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ phẩm chất của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành)
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
- Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
- Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
- Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian
* GD tư tưởng HCM: Cần, kiệm, liêm, chính.
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
- HS: Mỗi HS có 2 tấm bìa màu: xanh, đỏ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Khởi động: (5p) + Sau cuộc thi trượt tuyết, Mi- chi- a hiểu ra điều gì? - Gọi HS đọc bài học. - GV nhận xét, khen/ động viên. |
+ Mi- chi- a hiểu ra rằng trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng có thể làm nên chuyện quan trọng. -HS đọc bài học. |
2.HĐ thực hành (30 p) * Mục tiêu: - Bày tỏ ý kiến về hành vi tiết kiệm thì giờ và lãng phí thì giờ - Trình bày được việc làm của bản thân thể hiện tiết kiệm thì giờ - Trưng bày các tranh vẽ, tài liệu sưu tầm về tiết kiệm, lãng phí thì giờ. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|
HĐ1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 1 –SGK) 7’ - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. - GV nêu các việc làm, HS giơ thẻ màu bày tỏ ý kiến và giải thích lí do tán thành/ không tán thành. - GV kết luận. HĐ2: Việc sử dụng thời gian của bản thân (BT4- SGK) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời một số HS trình bày với lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. HĐ3: Trình bày giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm: -GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu… -Nhận xét và khen ngợi những em ĐỒ DÙNG DẠY HỌC tốt và giới thiệu hay. 3. HĐ vận dụng (1p) - Giáo dục tư tưởng HCM: Tiết kiệm thời gian chính là noi theo tấm gương sáng của Bác về cần, kiệm, liêm, chính. 4. HĐ sáng tạo (1p) |
HS làm việc cá nhân - Thực hiện theo HD của GV: Đ/a: + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ Thảo luận theo nhóm đôi: - HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. + HS trình bày bài . + Lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. Cá nhân –Lớp - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em đã sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ. - HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương…vừa trình bày. - Lắng nghe - Kể chuyện được chvận kiến hoặc tham gia về tiết kiệm thời gian hoặc lãng phí thời gian |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
Chùa thỜi LÝ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
2. Kĩ năng
- Hs nhận biết được một số công trình kiến trúc thời Lý, nhất là chùa thời Lý còn tồn tại đến ngày nay tại một số địa phương
3. Phẩm chất
- Hs có phẩm chất yêu quê hương, đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* GD BVMT: Vẻ đẹp của chùa, BVMT về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có phẩm chất, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Ảnh chụp phóng to chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng phật A- di –đà
+ Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm các công trình kiến trúc thời Lý.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1.Khởi động: (4p) + Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? + Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Muốn cho con cháu đời sau được ấm no hạnh phúc. . . + Long Đỗ, Tống Bình, Đông Kinh, Đông Đô, Đại La, Hà Nội. |
|
2.Khám phá: (30p) * Mục tiêu - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.. Nhận biết được một số công trình kiến trúc thời Lý, nhất là chùa thời Lý còn tồn tại đến ngày nay tại một số địa phương * Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp |
||
*HĐ1: . Đạo Phật dưới thời Lý. - GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật …. . ....rất thịnh đạt. ” + Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?” - GV: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kién phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. Hoạt động 2: Vai trò của chùa thời Lý. - GV phát phiếu học tập cho HS - GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: a. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £ b. Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ c. Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ d. Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £ - GV nhận xét, Kết luận: Đáp án: a, b, c làđúng. Hoạt động 3: Mô tả kiến trúc một số chùa - GV đưa hình ảnh chùa Keo, chùa Một Cột, tượng Phật A- di- đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. - GV nhận xét và Kết luận. 3. Hoạt động vận dụng (1p). - Chùa thời Lý là một trong những đóng góp của thời đại đối với nền văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 – Lớp
- HS đọc. - Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. Nhóm 4 – Lớp - HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Cá nhân – Lớp - Vài HS mô tả (kết hợp quan sát tranh) - HS khác nhận xét. - HS đọc bài học. - HS liên hệ ý thức giữ gìn bảo vệ đình chùa, các công trinh văn hoá - HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan). |
|
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
A. MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số đặc điểm của sự hình thành của nước.
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh tai nạn, thương tích
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện theo bài học
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
* BVMT: -Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: : Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy A4, bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) + Nước tồn tại ở những thể nào? + Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét +Nước tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí. + |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.Bài mới: (15p) * Mục tiêu: - Ôn tập được một số KT về con người và sức khoẻ. Hình thành KN chăm sóc sức khoẻ bản thân, phòng tránh tai nạn, thương tích. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ 1 :Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề. - GV cho HS cùng nghe bài hát hoặc hát bài ” Mưa bóng mây” - Theo các em, mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS. - GV cho HS ghi lại những suy nghĩ của mình: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Vào vở Ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 và ghi lại trên bảng nhóm (có thể ghi lại bằng hình vẽ, sơ đồ).
c. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi. - Yêu cầu HS tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây, mưa của các nhóm. - GV tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu: “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?” - GV chọn những câu hỏi sát với nội dung bài học ghi lên bảng. * GV tổng hợp các câu hỏi do HS đặt ra phù hợp với nội dung bài: + Mây được hình thành như thế nào? + Mưa do đâu mà có? *Phần 1. Mây được hình thành như thế nào? - GV cho HS thảo luận nhóm 4 đề xuất cách làm để tìm hiểu: Mây được hình thành như thế nào? - GV gợi ý về tranh ảnh đang treo ở trong lớp. - Có thể chọn phương án quan sát tranh ảnh. *Phần 2: Mưa từ đâu ra? - GV cho HS thảo luận, đề xuất cách làm để tìm hiểu: Khi nào có mưa? - GV gợi tranh treo trong lớp. d. Thực hiện phương án tìm tòi – kết luận kiến thức. *Phần 1. Mây được hình thành như thế nào? - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận và ghi lại vào vở khoa học sau đó HS lên chỉ kết luận bằng sơ đồ để nói về sự hình thành của mây. - GV giải thích: Vì sao có mây đen, mây trắng. *Phần 2: Mưa từ đâu ra? GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ khoa học bầu trời có mây đen và mưa, thảo luận để đưa ra kết luận về Sự hình thành các hạt mưa.
- YC HS vẽ lại sơ đồ hình thành mây và mưa vào vở Ghi chép khoa học. - YC HS so sánh với những cảm nhận kiến thức ban đầu về sự hình thành mây, mưa và đối chiếu SGK để khắc sâu thêm kiến thức. - GV ghi tên bài. 3. HĐ 2 : Trò chơi đóng vai “Tôi là giọt nước” -Yêu cầu HS phân vai theo : giọt nước ; hơi nước ; mây trắng ; mây đen ; giọt mưa -Gọi 1 số HS lên làm mẫu trước lớp -YC HS tự sáng kiến lời thoại và phụ hoạ 3. Hoạt động vận dụng (1p) Liên hệ bảo vệ môi trường: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước dù là nước mưa. Cho HS nêu theo ý hiểu các biện pháp bảo vệ nguồn nước. 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp -Theo dõi, lắng nghe -Nghe và thảo luận nhóm đôi - HS ghi lại những suy nghĩ của mình: mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Vào vở Ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 và ghi lại trên bảng nhóm (có thể ghi lại bằng hình vẽ, sơ đồ) * Ví dụ: + Mây do khói bay lên tạo nên. + Mây do hơi nước bay lên tạo nên. + Mây do khói và hơi nước tạo thành. + Khói ít tạo nên mây trắng, khói nhiều tạo nên mây đen. + Hơi nước ít tạo nên mây trắng, hơi nước nhiều tạo nên mây đen. + Mây tạo nên mưa. + Mưa do hơi nước trong mây tạo nên. + Khi có mây đen thì sẽ có mưa. + Khi mây nhiều thì sẽ tạo thành mưa. - HS làm việc nhóm 4 để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây, mưa. - HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu: “mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?” Hệ thống câu hỏi:+ Mây có phải do khói tạo thành không? + Mây có phải do hơi nước tạo thành không? + Vì sao lại có mây đen, mây trắng? + Mưa do đâu mà có? + Khi nào thì có mưa? - HS làm việc theo hệ thống câu hỏi sau khi đã cùng GV thống nhất. + Mây được hình thành như thế nào? + Mưa do đâu mà có? * HS thảo luận nhóm 4 đề xuất cách làm để tìm hiểu: Mây được hình thành như thế nào? - HS quan sát tranh ảnh treo trong lớp - HS thảo luận, đề xuất cách làm để tìm hiểu: Khi nào có mưa? HS tiến hành quan sát, kết hợp với những kinh nghiệm sống đã có, vẽ lại sơ đồ hình thành mây vào trong vở Ghi chép khoa học và thống nhất ghi vào phiếu nhóm 4
Nước - Các nhóm báo cáo kết quả, rút ra kết luận (Có thể bằng lời hoặc sơ đồ.) Kết luận bằng lời: Nước ở ao, hồ, sông, biển bay hơi lên cao, gặp không khí lạnh, ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, nhiều hạt nước nhỏ đó tạo nên những đám mây.
* Kết luận bằng sơ đồ
-Đại diện trình bày- lớp nhận xét, bổ sung. * HS quan sát tranh vẽ khoa học bầu trời có mây đen và mưa, đọc thêm tài liệu, thảo luận để đưa ra kết luận: Sự hình thành các hạt mưa. Hơi nước trong không trung nếu chỉ gặp luồng khí lạnh thôi không đủ biến thành mây mà phải nhờ vào các hạt bụi nhỏ trong khí quyển mới có thể tạo thành các hạt mây nhỏ li ti. 1. Hơi nước trong không khí. 2. Sau khi gặp lạnh biến thành các hạt mây nhỏ . 3. Dần dần kết lại thành các hạt nước lớn hơn. 4. Sau khi nhiệt độ thấp đi biến thành những tinh thể băng. 5. Gặp hơi nước biến thành bông tuyết. 6. Những bông tuyết nhỏ biến thành những bông tuyết lớn. 7. Khi rơi xuống, xuyên qua vùng không khí ấm lại tan thành giọt nước. 8. Biến thành mưa rơi xuống mặt đất. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Làm việc theo nhóm 5 -Phân vai theo yêu cầu -Đóng vai theo nhóm -Vài nhóm trình bày- lớp nhận xét, bổ sung -Theo dõi bình chọn, biểu dương nhóm diễn tốt. +Nước mưa không phải là vô tận, không phải thích mưa lúc nào là được,… +Trái đất nóng lên lượng nước mưa sẽ cạn kiệt… - Vẽ, trang trí và trưng bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên |
B. SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
3. Phẩm chất
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: :+ Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
|
|
+ Các tấm thẻ ghi:
Hơi nước Mưa Mây
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy A4, bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||||||||||
1, Khởi động (4p)
+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . . |
||||||||||||||||||||||
2. Khám phá: (15p) * Mục tiêu: Hoàn thành sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả được vòng tuần hoàn. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: - Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ? 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì? 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó? - Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, * GV: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. - GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. - Gọi HS lên trình bày. - GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
3. HĐ vận dụng (1p) - GDBVMT: Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần làm thế nào? 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. 1)+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. + Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng. + Các đám mây đen và mây trắng. + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển. + Các mũi tên. 2) Bay hơi, ngưng tụ của nước. 3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . - Lắng nghe Nhóm 2 –Lớp - HS hoàn thành sơ đồ Mây đen Mây trắng Mưa Hơi nước
Nước + Giữ sạch bầu khống khí + Không vứt rác bừa bãi + Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu và phân hoá học,.... - Nêu vận dụng thiết thực của vòng tuần hoàn nước trong cuộc sống |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng tốt các KT đã học để làm các bài tập liên quan
3. Phẩm chất
- Tích cực làm bài, ôn tập KT
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ.
+ Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ.
Thương người như thể Thương thân |
Măng mọc thẳng |
Trên đôi cánh ước mơ |
Từ cùng nghĩa: nhân hậu… |
Từ cùng nghĩa: trung thực |
|
Từ trái nghĩa: độc ác… |
Từ trái nghĩa: gian dối… |
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||||
1. Khởi động:(5p)
|
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||||||||||||
2. HĐ thực hành (30p) * Mục tiêu: - HS hệ thống lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ điểm đã học - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và vận dụng làm bài * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp. |
||||||||||||||||
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu + Yêu cầu HS nhắc lại các bài mở rộng vốn từ. GV ghi nhanh lên bảng. - Nhận xét khen/ động viên, yêu cầu đặt câu với từ bất kì vừa hệ thống lại Bài 2: Tìm thành ngữ, tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở BT1 - Nhận xét sửa từng câu cho HS Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - HS thảo luận ghi vào phiếu học – Chia sẻ lớp dưới sự điều hành của TBHT + Nhân hậu đoàn kết- trang 17 và 33. + Trung thực và tự trọng- trang 48 và 62. + Ước mơ- trang 87. Đáp án:
Nhóm 2 –Lớp Thương người như thể thương thân: Ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng nên non … hòn núi cao; Hiền như bụt; Lành như đất; Thương nhau như chị em ruột; Môi hở răng lạnh;Máu chảy ruột mềm;Nhường cơm sẻ áo;Lá lành đùm lá rách;Trâu buột ghét trâu ăn;Dữ như cọp. Măng mọc thẳng:Thẳng như ruột ngựa;Thuốc đắng dã tật, Giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, ráh cho thơm. Trên đôi cánh ước mơ: Cầu được ước thấy;Ước sao được vậy;Ước của trái mùa;Đvận núi này trông núi nọ. - HS đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng các câu TN, tục ngữ trên. VD: +Trường em luôn có tinh thần lá lành đùm là rách. +Bạn Hùng lớp em tính thẳng thắn như ruột ngựa. + Bà em luôn dặn con cháu đói cho sạch, rách cho thơm. Cá nhân –Lớp Đáp án:
- Ghi nhớ KT ôn tập - Sưu tầm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ khác thuộc chủ điểm đã học |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách thêu móc xích, vận dụng của thêu móc xích.
2. Kĩ năng
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị rúm
* Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể vận dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh quy trình thêu móc xích.
+ Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- HS: Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Len, chỉ thêu khác màu vải.
+ Kim khâu len và kim thêu.
+ Phấn vạch, thước, kéo.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - GV kiểm tra đồ dùng của HS |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: Biết cách thêu móc xích, vận dụng của thêu móc xích. Thêu được mũi thêu móc xích. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H. 1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi: + Nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
* GV: Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. - GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi: + Thêu móc xích được vận dụng vào đâu? - GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn …). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK. + Em hãy nêu cách bắt đầu thêu? + Nêu cách thêu mũi móc xích thứ nhất, thứ hai, - GV hướng dẫn cách thêu SGK. - GV hướng dẫn HS quan sát H. 4a, b, SGK. + Cách kết thúc đường thêu móc xích? - Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK. *GV lưu ý một số điểm: + Theo từ phải sang trái. + Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu. + Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu. + Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. + Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải. . . + Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng. - Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích. - GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân - HS quan sát mẫu và H. 1 SGK. + Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền). + Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau. + Dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật, lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn … - Quan sát + Thêu từ phải sang trái. . . . + Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo thành vòng chỉ. Xuống kim tại điểm 1, lên kim tại điểm 2,. . . - Quan sát + Đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu và xuống kim, rút chỉ ra mặt sau. . . - HS tập thêu móc xích trên giấy - HS thực hành thêu tại nhà. - Tạo sản phẩm từ thêu móc xích |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 53: NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
2. Kĩ năng
- Hs biết cách thực hiện thành thạo nhân với số có tận cùng là chữ số không.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu nhóm
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. HĐ khởi động (3p) - Nêu tính chất kết hợp của phép nhân - GV dẫn vào bài |
- HS nêu |
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm * Cách tiến hành |
|
*Phép tính :1324 x 20=?
+ 20 có chữ số tận cùng là mấy? + Tách 20 thành tích của 10 - Viết lại phép tính bài đã cho - Hãy tính giá trị của 1324 x (2 x 10) + Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu? + 2648 là tích của các số nào? + Nhận xét gì về số 2648 và 26480? + Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? + Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta làm như thế nào? - Hãy đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. * Phép nhân 230 x 70 = ? - GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. - Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10. - GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10. - Vậy ta có: 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) - GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). + 161 là tích của các số nào? + Nhận xét gì về số 161 và 16100? + Số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng? + Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng? + Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng? +Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 ta làm thế nào? - Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. * Chú ý giúp đỡ HS M1 |
Cá nhân – Lớp. - HS đọc phép tính. + Là 0. + 20 = 2 x 10 = 10 x 2. - HS viết lại phép tính: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 + 1324 x 20 = 26480. + 2648 là tích của 1324 x 2. + 26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. + Có một chữ số 0 ở tận cùng. + Ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp - Nêu cách thực hiện phép tính: Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26480 - HS đọc phép nhân. - HS nêu: 230 = 23 x 10. - HS nêu: 70 = 7 x 10. - HS làm cá nhân- Chia sẻ trước lớp: (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7)x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 + 161 là tích của 23 x 7 + 16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải. + Có một chữ số 0 ở tận cùng. + Có một chữ số 0 ở tận cùng. + Có hai chữ số 0 ở tận cùng. +Ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x7. - HS làm cá nhân-Chia sẻ trước lớp - HS nêu: Nhân 23 với 7, được 161. Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Hs biết cách thực hiện thành thạo nhân với số có tận cùng là chữ số 0 * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa (nếu cần) - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính... * Chú ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2: Tính - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV chốt đáp án, nhận xét, đánh giá vở của HS - Củng cố cách tính và thực hiện phép tính... * HS M3+M4 thực hiện nhẩm nhanh Bài 3 +bài 4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Chốt cách tính diện tích hình chữ nhật
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo YC của GV. - HS làm cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp. Đ/a: 1342 13 546 5 642 x 40 x 30 x 200 53 680 406 380 1 128 400 Cá nhân- Lớp - HS làm cá nhân vào vở Đ/a: 1 326 x 300 = 397 800 3 450 x 20 = 69 000 1 450 x 800 = 1 160 000 1 326 3450 1450 x 300 x 20 x 800 397 800 69 000 1160000
- HS làm bài vào vở Tự học Bài 3: 30 bao gạo nặng là: 30 x 50 = 1500 (kg) 40 bao ngô nặng là: 40 x 60 = 2400 (kg) Xe đó chở tất cả là: 1500 + 2400 = 3900 (kg) Đáp số: 3 900 kg Bài 4: Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 (cm) Diện tích tấm kính là: 30 x80 = 1800 (cm2) Đáp số: 1800 cm2 - Ghi nhớ cách nhân nhẩm. - Giải bài tập 3 bằng cách khác |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS nắm được một số thể loại: nội dung, nhân vật,...và cách đọc các bài tập đọc.
2. Kĩ năng
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác ôn tập KT cũ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 90 SGK (phóng to)
+ Bảng lớp ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||
1. Khởi động: (3p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||
2. HĐ thực hành: (30p) * Mục tiêu: HS ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. HS nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. * Cách tiến hành: |
||||||
Bài 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: - Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc - GV nhận xét, khen/ động viên. Bài 2: - Gọi HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu HS trao đổi, làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung. - Kết luận phiếu đúng. - Gọi HS đọc lại phiếu. |
Cá nhân – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - Đọc yêu cầu trong SGK. Nhóm 6 – Lớp - Các bài tập đọc. * Trung thu độc lập - trang 66. * Ở vương quốc Tương Lai - trang 70. * Nếu chúng mình có phép lạ - trang 76. * Đôi giày ba ta màu xanh - trang 81. * Thưa chuyện với mẹ - trang 85. * Điều ước của vua Mi- đát - trang 90. |
|||||
Tên bài |
Thể loại |
Nội dung chính |
Giọng đọc |
|||
1. Trung thu độc lập |
Văn xuôi |
Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên về tương lai của đất nước và của tiếu nhi. |
Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng. |
|||
2. Ở vương quốc tương lai |
Kịch |
Mơ ước của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh, góp sức phục vụ cuộc sống. |
Hồn nhiên(lời Tin- tin, Mi- tin: háo hức, ngạc nhiên, thán phục, lời các em bé: tự tin, tự hào.) |
|||
3. Nếu chúng mình có phép lạ. |
Thơ |
Mơ ước của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. |
Hồn nhiên, vui tươi. |
|||
4. Đôi giày ba ta màu xanh |
Văn xuôi |
Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã làm cho cậu xúc động, vui sướng vì thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước. |
Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1 –hồi tưởng): vui nhanh hơn (đoạn 2 - niềm xúc động vui sướng của cậu bé lúc nhạn quà) |
|||
5. Thưa chuyện với mẹ |
Văn xuôi |
Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp gia đình nên đã thuyết phục mẹ động tình với em, không xem đó nghề hèn kém. |
Giọng Cương: Lễ phép, thiết tha. Giọngmẹ: lúc ngạc nhiên. Lúc cảm động, dịu dàng. |
|||
6. Điều ước của vua Mi- đát. |
Văn xuôi |
Vua Mi- đat muốn mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng, cuối cùng đã hiểu: những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. |
Khoan thai. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận. Lời Đi- ô- ni- dôt phán: Oai vệ. |
|||
Bài 3: GV tiến hành như bài 2
Nhân vật |
Tên bài |
Tính cách |
- Nhân vật “tôi”- chị phụ trách. Lái |
Đôi giày ba ta màu xanh |
Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ. Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày dép. |
- Cương. - Mẹ Cương |
Thưa chuyện với mẹ |
Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ. Dịu dàng, thương con |
- Vua Mi- đat - Thần Đi- ô- ni- dôt |
Điều ước của vua Mi- đat. |
Tham lam nhưng biết hối hận. Thông minh, biết dạy cho vua Mi- đat một bài học. |
3. Hoạt động vận dụng (1p)
- Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người
4. HĐ sáng tạo (1p)
- Đọc diễn cảm các bài tập đọc thuộc chủ điểm
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Giúp HS ôn tập về cấu tạo của tiếng, từ chia theo cấu tạo và từ chia theo chức năng.
2. Kĩ năng
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
- HS có kĩ năng nhận biết và xác đinh được các tiếng, từ.
* HS năng khiếu: Phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác ôn bài.
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp viết sẵn đoạn văn.
+ Phiếu kẻ sẵn và bút dạ.
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Thanh |
a. Tiếng chỉ có vần và thanh |
|||
b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh |
- HS: SGK, Bút, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1. Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||
2. . Hoạt động thực hành: (27p) * Mục tiêu: Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ, động từ trong đoạn văn ngắn. * Cách tiến hành: |
|||||||
Bài 1: - Gọi 2 HS đọc thành tiếng đề bài. + Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào? + Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta? Bài 2: - Gọi 2 HS đọc thành tiếng đề bài. -Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
|
- Cá nhân đọc +Cảnh đẹp của đất nước được qua sát từ trên cao xuống. + Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà. Nhóm 2- Lớp - 2 HS đọc thành tiếng đề bài. - Hs thảo luận nhóm đôi. - Chữa bài (nếu sai). |
||||||
|
Tiếng |
Âm đầu |
Vần |
Thanh |
|||
a/. Tiếng chỉ có vần và thanh |
Ao |
Ao |
Ngang |
||||
b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh |
Dưới Tầm Cánh Chú Chuồn Bay Giờ Là … |
D T C Ch Ch B Gi L … |
ươi âm anh u uon ay ơ a … |
sắc huyền sắc sắc huyền ngang huyền huyền … |
|||
Bài 3: + Thế nào là từ đơn, cho ví dụ. + Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. + Thế nào là từ láy? Cho ví dụ. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ. - Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được. - Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu. - Kết luận lời giải đúng.
Bài 4: + Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? + Thế nào là động từ? Cho ví dụ. - Tiến hành tương tự bài 3. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. + Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. Ví dụ: ăn… + Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: Dãy núi, ngôi nhà… + Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: Long lanh, lao xao, … - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp. - 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ. Từ đơn: Dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng… Từ ghép: Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút, luỹ tre, đất nước, cánh đồng, đàn trâu, dòng sông, đoàn thuyền, đàn cò, . . Từ láy: rì rào, thung thăng, rung rinh - 1 HS đọc thành tiếng đề bài. + Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng,...). Ví dụ: Học sinh, mây, .... +Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh, … Danh từ: Tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền…. Động từ: Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi, - Ghi nhớ KT ôn tập - Tìm các tiếng ngoài bài chỉ có vần và thanh |
||||||
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC:
ÔN KIẾN THỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
3. Phẩm chất
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: :+ Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
|
|
+ Các tấm thẻ ghi:
Hơi nước Mưa Mây
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy A4, bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||||||||||
1, Khởi động (4p)
+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . . |
||||||||||||||||||||||
2. Khám phá: (30p) * Mục tiêu: Hoàn thành sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả được vòng tuần hoàn. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: - Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ? 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì? 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó? - Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, * GV: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. - GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. - Gọi HS lên trình bày. - GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
3. HĐ vận dụng (1p) - GDBVMT: Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần làm thế nào? 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 4- Lớp - HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. 1)+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. + Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng. + Các đám mây đen và mây trắng. + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển. + Các mũi tên. 2) Bay hơi, ngưng tụ của nước. 3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . - Lắng nghe Nhóm 2 –Lớp - HS hoàn thành sơ đồ Mây đen Mây trắng Mưa Hơi nước
Nước + Giữ sạch bầu khống khí + Không vứt rác bừa bãi + Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu và phân hoá học,.... - Nêu vận dụng thiết thực của vòng tuần hoàn nước trong cuộc sống |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 54: ĐỀ – XI – MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích, biết kí hiệu của đề-xi-mét vuông:dm2
2. Kĩ năng
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1dm2 = 100cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, chuyển đổi chính xác các đơn vị đo
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC thước và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
1. Khởi động (5p) Trò chơi: Về đúng nhà mình. - Cách chơi: GV ghi mỗi phép tính vào 1 miếng bìa, các em cầm trên tay vừa đi vừa hát:"Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng,..."GV hô "Mưa to rồi, về nhà thôi" các em chạy mau về nhà của mình vơi đáp số gv ghi trên bảng. Ai chậm (sai) thì bị phạt. - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- HS chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV |
||||||||||
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: : Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông. * Cách tiến hành:.Cá nhân- Nhóm – Lớp |
|||||||||||
a. Ôn tập về xăng- ti- mét vuông: + Vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm2. + 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét? b. Giới thiệu đề- xi- mét vuông (dm2) - GV treo hình vuông có diện tích là 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề- xi- mét vuông. - Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2. - Yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông. + Vậy 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? + Dựa vào kí hiệu xăng- ti- mét vuông, nêu cách viết kí hiệu đề- xi- mét vuông? (GV ghi bảng: dm2) - GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên. * Mối quan hệ giữa cm2 và dm2 - Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. - 10 cm bằng bao nhiêu đề- xi- mét? *KL: Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. + Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu? - Vậy 100cm2 = 1dm2. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ để thấy hình vuông có diện tích 1dm2 bằng 100 hình vuông có diện tích 1cm2 xếp lại. - GV yêu cầu HS vẽ HV có diện tích 1dm2. |
- HS vẽ ra giấy kẻ ô. - 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. - HS đồng thanh: đề- xi- mét vuông - Cạnh của hình vuông là 1dm. + Cạnh dài 1 dm + Là kí hiệu của đề- xi- mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải (dm2). - Một số HS đọc trước lớp. - HS tính và nêu: S= 10cm x 10cm = 100cm2 - HS: 10cm = 1dm. + Là 1dm2. - HS đọc: 100cm2 = 1dm2. - HS vẽ vào giấy HV: 1cm x 1cm. |
||||||||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông. Biết được 1dm2 = 100cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. * Cách tiến hành: |
|||||||||||
Bài 1: Đọc - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV ghi bảng và gọi HS đọc, HS khác nhận xét, bổ sung. *Chú ý hs M1+M2 - Nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách đọc... Bài 2: Viết theo mẫu: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - GV lần lượt đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, yêu cầu HS viết theo đúng thứ tự đọc. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, chữa bài (nếu cần) - GV nhận xét, chốt đáp án. - Củng cố cách viết... Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - GV: Vì đề- xi- mét vuông gấp 100 lần xăng- ti- mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề- xi- mét vuông ra đơn vị diện tích xăng- ti- mét vuông ta nhân số đo đề- xi- mét vuông với 100 (thêm hai số 0 vào bên phải số đo có đơn vị là đề- xi- mét vuông). Bài 4 + Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV chốt cách so sánh: Đổi 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo
4. HĐ vận dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hs nối tiếp đọc cá nhân cá số trong BT1. Đ/a: + 32 dm2 : ba mươi hai dm vuông + 911 dm2 : chín trăm mười một dm vuông. + 1952 dm2 : một nghìn chín trăm năm mươi hai dm vuông + 492 000 dm2 :bốn trăm chín mươi hai nghìn dm vuông. Cá nhân – Lớp - HS làm cá nhan- Chia sẻ trước lớp Đ/a: + 812 dm2 ; 1969 dm2 ; 2812 dm2
Cá nhân –Nhóm 2- Lớp - HS tự làm vào vở, đổi chéo kiểm tra bài. - TBHT điều hành lớp nhận xét, chữa bài. Đ/a: 1dm2 =100cm2 2000cm2 = 20dm2 100cm2 = 1dm2 1997dm2 = 199700cm2 48dm2 = 4800cm2 9900 cm2 = 99 dm2 - Nêu cách chuyển đổi - HS làm bài vào vở Tự học Bài 4: >, 210 cm2 = 2dm210cm2 6 dm23cm2 = 603cm2 1954cm2 > 19 dm250cm2 2001cm2 < 20dm210cm2 Bài 5: a) Đ b) S c) S d) S - Ghi nhớ kí hiệu của đề-xi-mét vuông, mối quan hệ giữa dm2 và cm2 Giải bài tập: (M3+M4) Một hình chữ nhật có chiều dài 72dm, chiều rộng bằng một phần ba chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 1 phần nhận xét.
+Tranh minh họa trang 94, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
+ Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
1. Khởi động (3p)
- Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|
2. Làm bài KT (20 p) * Mục tiêu: Làm đúng các phần bài trắc nghiệm để củng cố các KT về từ và câu đã học từ Tuần 1-Tuần 9 * Cách tiến hành: |
||
a. Đọc thầm: Quê hương ( SGK Tiếng việt 4 trang 100) 1. Tên vùng quê được tả trong bài? A. Ba Thê B. Hòn Đất C. Không có tên 2. Quê hương chị Sứ là: A. Thành phố. B. Vùng núi. C. Vùng biển. 3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2? A. Các mái nhà chen chúc. B. Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam. C . Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới. 4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao? A . Xanh lam B. Vòi vọi. C. Hiện trắng những cánh cò. 5. Tiếng “yêu” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần B. Chỉ có vần và thanh C.Chỉ có âm đầu và vần 6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ đó? A.Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa. B. Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất phơ, vàng óng, sáng lòa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam. C. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn. GV nhận xét chốt đáp án 7. Nghĩa của từ "tiên" trong "đầu tiên" khác nghĩa với chữ "tiên" nào dưới đây? A. Tiên tiến B. Trước tiên C. Thần tiên 8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng? A.Một từ. Đó là từ nào? B. Hai từ. Đó là những từ nào? C. Ba từ. Đó là những từ nào? * KL:GV thu bài, nhận xét chốt đáp án 3. HĐ vận dụng (1p) - GV hỏi câu hỏi liên quan đến nội dung bài học để củng cố bài học 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - HS đọc văn bản. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. 1. Ý B 2. Ý C 3.Ý C 4. Ý B 5. Ý B 6. Ý A 7. Ý C 8. Ý C - HS tìm và làm các bài đọc-hiểu trong sách buổi 2 |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 8)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kiểm tra (viết) theo múc độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
+ Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng viết, kĩ năng làm bài KT
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác và trung thực khi làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
+ Phiếu nhóm.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động kiểm tra:(50p) * Mục tiêu: - Kiểm tra (viết) theo mứ c độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI * Cách tiến hành: |
|
a. KT Chính tả (15p) Bài viết: Chiều trên quê hương. ( SGK trang 102). - GV đọc bài chính tả. -GV đọc . b. KT Tậplàm văn (35p) - Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. - Yêu cầu HS tự làm bài, nộp bài. - GV thu bài. 3. HĐ tiếp nối (1p) - Nhận xét chung về bài làm và ý thức làm bài của HS |
-1 HS đọc bài chính tả -HS lắng nghe - HS viết bài vào giấy kẻ ô li chuẩn bị sẵn - HS viết bài - HS nộp bài |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
Thành phỐ Đà LẠt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- - Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp; nhiều rừng thông, thác nước,…
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
2. Kĩ năng
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
* HS năng khiếu:
- Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.
- Xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao-khí hậu mát mẻ, trong lành-trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất yêu thích môn học, ham tìm hiểu, thích du lịch khám phá các vùng đất mới
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* BVMT: GD hs có ý thức giữ gìn TNTN, BVMT, và có những việc làm cụ thể giúp cho môi trường thêm xanh-sạch-đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm)
-HS: SGK, tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi Du lịch, tập làm phòng viên,..
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||
1.Khởi động: (5p) + Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên? - GV chốt ý và giới thiệu bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét: + Lòng sông ở Tây nguyên lắm thác, nhiều ghềnh thuận lợi phát triển thuỷ điện + Rừng rậm nhiệt đới xanh tốt quanh năm. . .
|
|||||||||||
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
||||||||||||
HĐ 1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước: - GV cho HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 trong SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi sau: + Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Ở độ cao bao nhiêu mét? + Với độ cao đó Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào? + Quan sát hình 1, 2 (nhằm giúp cho các em có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3. + Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt. *GV: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000m thì nhiệt đô không khí lại giảm đi 5 đến 6 0c . Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách. Đà Lạt ở độ cao 1500m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ . Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc . Hoạt động 2: Đà Lạt- thành phố du lịch và nghỉ mát: - GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, vào hình 3, mục 2 trong SGK để thảo luận theo các gợi ý sau: + Tại Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát? + Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? + Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt - HS chỉ vị trí thác Cam li và hồ Xuân Hường trên H3. - Cho HS đem tranh, ảnh sưu tầm về Đà Lạt lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt: - GV cho HS quan sát hình 4, trả lời cá nhân các câu hỏi: + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh? + Kể tên các loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt? + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh? + Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào? 3. Hoạt động vận dụng (2p) - GV cùng HS hoàn thành bảng tổng hợp như bên - Liên hệ việc BVMT
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 -Lớp - HS tiến hành thảo luận nhóm. - TBHT điều hành báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. + Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Ở độ cao 1500m . + Khí hậu quanh năm mát mẻ. - HS chỉ bản đồ. + Giữa thành phố là hồ Xuân Hương xinh xắn. Nơi đây có những vườn hoa và rừng thông. . . - Lắng nghe
Nhóm 2- Lớp + Nhờ có không khí trong lành, thiện nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt được chọn là TP nghỉ mát. . . + Khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau. phục vụ cho việc nghỉ ngơi, du lịch. + Khách sạn công đoàn, khách sạn Lam Sơn, khách sạn Đồi Cù, khách sạn Palace. - HS chỉ lược đồ. - Trưng bày tranh ảnh về Đà Lạt. Cá nhân – Lớp + Vì đa số dân Đà Lạt trồng hoa và rau xanh và trái cây xứ lạnh, diện tích trồng rau rất lớn. + Hồng, cúc, lay- ơn, mi- mô- da, lan …Dâu, đào, mơ, mận, bơ…; Cà rốt, khoai tây, bắp cải, su hào + Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm + Cung cấp cho nhiều nơi và xuất khẩu.
- Tập làm phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về thành phố Đà Lạt |
|||||||||||
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kiểm tra (viết) theo múc độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
+ Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng viết, kĩ năng làm bài KT
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác và trung thực khi làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
+ Phiếu nhóm.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động kiểm tra:(50p) * Mục tiêu: - Kiểm tra (viết) theo mứ c độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI * Cách tiến hành: |
|
a. KT Chính tả (15p) Bài viết: Chiều trên quê hương. ( SGK trang 102). - GV đọc bài chính tả. -GV đọc . b. KT Tậplàm văn (35p) - Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. - Yêu cầu HS tự làm bài, nộp bài. - GV thu bài. 3. HĐ tiếp nối (1p) - Nhận xét chung về bài làm và ý thức làm bài của HS |
-1 HS đọc bài chính tả -HS lắng nghe - HS viết bài vào giấy kẻ ô li chuẩn bị sẵn - HS viết bài - HS nộp bài |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 50: MÉT VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được mét vuông, " m2".
2. Kĩ năng
- Biết được 1m2 = 100d m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2.
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động:(5p) Trò chơi: Ai nhanh ai đúng. Điền dấu < , > , =? 210 cm2 = ... dm2.... cm2 1954 cm2 > .... dm2 .... cm2 210 cm2 < .... cm2 6 dm2 3 cm2 = .... cm2 2001 cm2 < ....dm2... cm2 603 cm2 < .... cm2 - GV chốt KT và dẫn vào bài mới |
- HS chia làm 2 tổ tham gia trò chơi dưới sự điều hành của GV |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được kí hiệu mét vuông: " m2". * Cách tiến hành: |
|
a. Giới thiệu mét vuông - GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2. - GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng. + Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu? + Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu? + Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ? + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu? + Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại? + Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu? - GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm. - Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình) - Mét vuông viết tắt là m2. + 1m2 bằng bao nhiêu đề- xi- mét vuông? - GV viết lên bảng: 1m2 = 100dm2 + 1dm2 bằng bao nhiêu xăng- ti- mét vuông? + Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng- ti- mét vuông? - GV viết lên bảng: 1m2 = 10 000cm2 |
- HS quan sát hình. - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời: + Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm). + Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm. + Gấp 10 lần. + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2. + Bằng 100 hình. + Bằng 100dm2. - HS đọc: Mét vuông + 1m2 = 100dm2. + 1dm2 =100cm2 + 1m2 =10 000cm2 - HS nêu: 1m2 =100dm2 ; 1m2 = 10 000cm2 |
3. HĐ thực hành (18 phút) *. Mục tiêu: Biết được 1m2 = 100d m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Viết theo mẫu: - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. * Lưu ý hs M1+M1
Bài 2(cột 1): HSNK yêu cầu làm cả bài Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
+ Nêu mối quan hệ giữa m2 với dm2 và cm2 Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 xác định các bước giải. - GV giúp đỡ các nhóm yếu: + B1: Tính diện tích 1 viên gạch + B2: Lấy diện tích 1 viên gạch nhân với số viên gạch * HS M3+M4 thực hiện thành thạo
3. HĐ vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
- Cá nhân làm bài- Chia sẻ trước lớp Đ/a: 990 m2: Chín trăm chín mươi chín mét vuông. 2005 m2: Hai nghìn không trăm linh năm m2 1980 m2: Một nghìn chín trăm tám mươi m2 8600 dm2 ; Tám nghìn sáu trăm dm2 28911 cm2;Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một cm2. - Cá nhân- Chia sẻ nhóm 2- Chia sẻ lớp Đ/a: 1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2 1m2 = 1000 cm2 10 000 cm2 = 100 m2 Nhóm 4- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - HS thảo luận nhóm, thực hiện vào phiếu học tập.- Chia sẻ trước lớp Giải: Diện tích của một viên gạch là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích của căn phòng là: 900 x 200 = 180 000(cm2 ) 180 000cm2 = 18m2 Đáp số: 18m2 - Ghi nhó kí hiệu m2 và mối quan nhệ giữa m2 với dm2 và cm2 - Suy nghĩ cách tính diện tích miếng bìa ở bài tập 4 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Phẩm chất
- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu chủ điểm: + Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì? + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. - Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. + Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. + Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. - Lắng nghe. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hvận ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn: (mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? + Cậu bé ham thích trò chơi gì? + Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Đoạn 1,2 cho em biết điều gì? + Những chi tiết cho thấy Nguyễn Hiền ham học và chịu khó? + Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì? + Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”? + Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại - GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. + Câu chuyện khuyên ta điều gì?
|
- 1 HS đọc - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét + Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo. + Cậu bé ham thích chơi diều. + Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. - Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền. + Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đvận ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trvận thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. - Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền + Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. *Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. *Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn. *Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. - Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. - HS nêu, ghi nội dung bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Em học được điều gì từ cậu bé Nguyễn Hiền? - Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . ) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các hình thức các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT (2)a phân biệt s/x.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ |
2. Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 6chữ. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS bài viết. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2: + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ có mơ ước những gì? - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày thơ. |
- 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm + Các bạn nhỏ mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa, kết trái ngọt, để trở thành người lớn, làm việc có ích để làm cho thế giới không còn những mùa đông giá rét, để không còn chiến tranh, trẻ em luôn sống trong hoà bình và hạnh phúc. - HS nêu từ khó viết: hạt giống, đáy biển, đúc thành, trong ruột,… - Viết từ khó vào vở nháp - Chữ đầu dòng lùi vào 2 ô. Giữa 2 khổ thơ để cách một dòng. |
3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nhớ-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 6 chữ * Cách tiến hành: |
|
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. |
- HS nhớ - viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được s/x * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: s/x?
- Lưu ý giúp HSNK cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả thông qua biện pháp nghệ thuật nhân hoá và liên tưởng của tác giả. Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả - GV giới thiệu thêm cho HS hiểu nghĩa của từng câu. + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ ngoài Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài. + Xấu người đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt. + Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon. + Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi Trăng dù mờ vẫn sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (Quan niệm không hoàn toàn đúng đắn). 6. Hoạt động vận dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp Lối sang- nhỏ xíu- sức nóng – sức sống- thắp sáng - 1 hs đọc to đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh. Đ/á: a/. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b/. Xấu người đẹp nết. c/. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. d/. Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. - Lắng nghe - Viết 5 tiếng, từ chứa s/x - Tìm các từ láy chứa s/x |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra..
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác làm việc nhóm
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
*KNS:Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: :+ Sách truyện đọc lớp 4 (nếu có).
+ Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực , ý chí vươn lên.
+ Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý trao đổi.
- HS: SGK, Sách Truyện đọc 4
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. . Hoạt động thực hành: (27p) * Mục tiêu: Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực và ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của người đó. |
|
a. Phân tích đề bài: + Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? + Trao đổi về nội dung gì? + Khi trao đổi cần chú ý điều gì? *GV: Đây là cuộc trao đổi giữa em với gia đình: bố mẹ, anh chị, ông bà. Do đó, khi đóng vai thực hiện trao đổi trên lớp học thì một bạn sẽ đóng vai ông, bà, bố, mẹ, hay anh, chị của bạn kia. b. Hướng dẫn tiến hành trao đổi: - Gọi HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị. - Treo bảng phụ tên nhân vật có nghị lực ý chí vươn lên. + Nhân vật của các bài trong SGK. + Nhân vật trong truyện đọc lớp 4. - Gọi HS nói tên nhân vật mình chọn. - Gọi HS đọc gợi ý 2. - Gọi HS năng khiếu làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi. *Ví dụ: về Nguyễn Ngọc Kí. + Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường). + Nghị lực vượt khó. + Sự thành đạt. *Vídụ: Về vua tàu thuỷ Nguyễn Thái Bưởi. + Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường). + Nghị lực vượt khó. + Sự thành đạt. - Gọi HS đọc gợi ý 3. + Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện. c.Từng cặp HS thực hành trao đổi: ** Trao đổi trong nhóm. - GV theo dõi giúp một số cặp HS gặp khó khăn. ** Trao đổi trước lớp. - Gọi HS nhận xét từng cặp trao đổi. - Nhận xét chung 3. Hoạt động vận dụng (1p) |
- HS đọc đề bài - Dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ quan rọng: em với người thân cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai,… + Cuộc trao đổi diễn ra giữa em với người thân trong gia đình: bố , mẹ ông bà, anh , chị, em. . + Trao đổi về một người có ý chí vươn lên. + Khi trao đổi cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện Phẩm chất khâm phục nhân vật trong truyện. Cá nhân- Lớp - 1 HS đọc thành tiếng gợi ý SGK - Kể tên truyện nhân vật mình đã chọn. - Đọc thầm trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi. + Nguyễn Hiền, Lê- ô- nac- đô- đa Vin- xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy Vận, Nguyễn Ngọc Kí,… + Niu- tơn (cậu bé Niu- tơn), Ben (cha đẻ của điện thoại), Kỉ Xương (Kỉ Xương học bắn), Rô- bin- xơn (Rô- bin- xơn ở đảo hoang),Hốc- kinh (Người khuyết tật vĩ đại), Trần Nguyên Thái (cô gái đoạt 5 huy chương vàng), Va- len- tin Di- cum (Người mạnh nhất hành tinh)… - Một vài HS phát biểu. + Em chọn đề tài trao đổi về nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí. + Em chọn đề tài trao đổi về Rô- bin- xơn. + Em chọn đề tài về giáo sư Hốc- kinh. - 1 HS đọc thành tiếng. -Ông bị tật, bị liệt hai cách tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận. - Ông cố gắng tập viết bằng chân. Có khi chân co quắp, cvận đờ, không đvận dậy nổi nhưng vẫn kiên trì, luyện viết không quản mệt nhọc, khó khăn, ngày mưa, ngày nắng. - Ông đã đuổi kịp các bạn và trở thành sinh viên của trường đại học Tổng hợp và là Nhà Giáo ưu tú. - Từ một cậu bé mồ côi cha phải theo mẹ quảy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành vua tàu thuỷ. - Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề. Có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí. - Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, người Pháp, thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là một bậc anh hùng kinh tế. - 1 HS đọc thành tiếng. + Là bố em/ là anh em/… + Em gọi bố/ xưng con. Anh/ xưng em. + Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện. / Em chủ động nói chuyện với anh khi hai anh em đang trò chuyện trong phòng,.... Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS chọn bạn cùng nhau trao đổi. Thống nhất ý kiến. Từng HS nhận xét và bổ sung cho nhau. - HS trao đổi trước lớp. - Nhận xét bình chọn cặp trao đổi hay. - Trao đổi các nội dung thực hành với người thân ở nhà. -Nêu các chủ đề mà em đã trao đổi với người thân và đã thuyết phục được người thân đó. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
2. Kĩ năng
- Vận dụng tính chất để giải được các bài tập.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 a) 1 ý, b) 1 ý; bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
1. Khởi động: (5p) Trò chơi: Xì điện - GV phổ biến luật chơi, cách chơi 1m2 = ............dm2 100dm2 = .....m2 400dm2 = ........m2 2110m2 = ........dm2 15m2 = ......cm2 10000cm2 =.........m2 - GV giới thiệu vào bài |
- HS tham gia chơi - Nêu MQH giữa các đơn vị đo diện tích đã học |
||||||||||||||||||||
2. Hình thành kiến thức:(15p) * Mục tiêu: HS hiểu được cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|||||||||||||||||||||
* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - GV viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên + So sánh giá trị của 2 biểu thức trên? - Vậy ta có: 4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 + Biểu thức: 4 x (3 + 5) có đặc điểm gì? + Biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 có đặc điểm gì? GV: Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng. + Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào? + Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc? |
Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - HS làm cá nhân- Chia sẻ lớp 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 + Giá trị của 2 bt trên bằng nhau. - HS nêu lại + là nhân một số với một tổng. + Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng, tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. + Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. + a x (b + c) = a x b + a x c + HS phát biểu quy tắc. |
||||||||||||||||||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. * Cách tiến hành |
|||||||||||||||||||||
Bài 1: Tính giá trị của. . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV đính bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm. - GV chốt đáp án.
Bài 2: *HSNK có thể hoàn thành tất cả bài - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta làm thế nào? - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - Củng cố cách nhân một số với một tổng. Bài 3: Tính giá trị biểu thức. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau? + Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? + Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? + Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào? Bài 4: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
+ Vận dụng tính chất gì để giải BT4?
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Lớp - Hs nêu yêu cầu của bài - HS thực hiện theo cặp đôi- Chia sẻ trước lớp Đ/a:
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp + Ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. Đ/a: a. 36 x (7 + 3) 36 x 7 + 36 x 3 = 36 x 10 = 252 + 108 = 360 = 360 b. 5 x 38 + 5 x 62 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 5 x (38 + 62) = 500 = 5 x 100 = 500 Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - Cả lớp làm bài vào vở - Đổi chéo kiểm tra Đ/a: (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 = 8 x 4 = 12 + 20 = 32 = 32 + Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau. + Có dạng một tổng nhân với một số. + Là tổng của 2 tích. + Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau - HS làm bài vào vở Tự học VD: 26 x 11 = 26 x (10+1) = 26 x 10 + 26 x 1 = 260 + 26 = 286 + Một số nhân với 1 tổng - Ghi nhớ tính chất 1 số nhân với 1 tổng, 1 tổng nhân với 1 số BT PTNL: Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện: a. 159 x 54 + 159 x 46 b. 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2 c. 2 x 5 + 4 x 5 + 6 x 5 + 8 x 5 |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN*
ÔN LUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
2. Kĩ năng
- HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: ê- ke, thước
- HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Lyện tập thực hành (15p) * Mục tiêu: : Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. * Cách tiến hành:. |
|
* Phép nhân 241324 x 2 (phép nhân không nhớ) * Phép nhân 136204 x 4 (phép nhân có nhớ) |
Cá nhân- Nhóm- Lớp - HS đọc: 241 324 x 2. - HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ phải sang trái). 241324 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. x 2 * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 482648 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
- HS đọc: 136204 x 4. - 1 HS thực hiện trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 136204 * 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1. x 4 * 4 nhân 0 bằng 0,thêm 1 bằng 1,viết 1 544816 * 4 nhân 2 bằng 8, viết 8. * 4 nhân 6 bằng 24, viết 4 nhớ 2. * 4 nhân 3 bằng 12,thêm 2 bằng 14,viết 4 nhớ 1. * 4 nhân 1 bằng 4,thêm 1 bằng 5, viết 5 |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: HS thực hiện thành thạo phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. * Cách tiến hành: |
|
Bài 1:Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. - Củng cố cách đặt tính va thực hiện phép nhân. Bài 3a: Tính(HSNK làm cả bài) - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án.
* KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức Bài 2+ Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV chữa, chốt cách làm 4. HĐ vận dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con. a. 341231 214325 x 2 x 4 482648 ............. b. 102426 410536 x 5 x 3 .............. ............. - GV yêu cầu HS làm theo cặp, 2 cặp làm bảng lớn. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: a. 321 475 + 423 507 x 2 = 321 475+ 847 014 = 1168 489 * 843 275 – 123 568 x 5 = 843 275 – 617 840 = 225 435 - HS làm bài vào vở Tự học - Chữa bài trong nhóm đôi. - Ghi nhớ cách đặt tính và tính Bài tập PTNL: 1.Mỗi xã được cấp 455550 cây giống , hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống? |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 11
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 10
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 11
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Lớp trưởng và các tổ trưởng; ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua đã đề ra
- Tiếp tục bồi dưỡng HSNK và phụ đạo HS năng lực còn hạn chế.