Khối 4
Kế hoạch dạy học lớp 4/2 tuần 8
TUẦN 8
Thứ hai ngày 01tháng 11 năm 2021
Sinh hoạt chào cờ
........................................................
TOÁN
Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc..
2. Kĩ năng
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Ê ke, thước thẳng
- HS: Ê ke, thước thẳng
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài |
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: : Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|
a. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD + Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì? + Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?) - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. +Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? + Các góc này có chung đỉnh nào? * Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. - GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. - GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. |
Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - HS vẽ vào nháp + Hình ABCD là hình chữ nhật. + Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. - HS theo dõi thao tác của GV. - Làm theo GV + Là góc vuông. + Chung đỉnh C. - HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, … - HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
|
3. HĐ thực hành (17p) * Mục tiêu: Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. * Cách tiến hành |
|
Bài 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường… - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK. - GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV. - Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần). - GV chốt đáp án. + Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. Bài 3a: (HSNK làm cả bài) - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài: dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. 4. Hoạt động vận dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
-HS đọc yêu cầu bài Đ/a: - Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau. - Hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. +Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì em thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Đ/a: AB và AD, AD và DC, DC và CB, BC và AB. - Thực hiện theo yêu cầu của GV Đ/a: a. AE và ED, ED và DC
- Thực hành kiểm tra các đường thẳng vuông góc trong thực tế bằng ê-ke - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND bài: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên
3. Phẩm chất
- GD HS lòng yêu nước, yêu con người.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) - HS hát bài "Trái đất này là của chúng mình" - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên, thể hiện niềm vui, niềm khác khao của thiếu nhi khi mơ ước về một thế giới tốt đẹp. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em: (nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn,...) - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 4 đoạn: (Mỗi khổ thơ là 1 đoạn) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nảy mầm, phép lạ, thuốc nổ,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ, bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp, nêu được nội dung từng khổ, nội dung bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? + Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ? Điều ước ấy nói gì? + Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? + Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? + Bài thơ muốn nói điều gì?
|
- 1 HS đọc - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét + Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi kết thúc bài thơ. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc. +Khổ 1: Các bạn ước muốn cây mau lớn để cho quả. + Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. + Khổ 3: Các bạn ước mơ trái đất không còn mùa đông giá rét. + Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. + Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người. + Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn. + Em thích hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả và cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ, ông bà không mất nhiều công sứ chăm bón. + Em thích ước mơ ngủ dậy mình thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới và làm việc để giúp đỡ bố mẹ Ý nghĩa: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. - HS nêu, ghi nội dung bài |
3. Luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui tươi. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. -Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2. - YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ. 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài -4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài. - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - Thi học thuộc lòng tại lớp. - HS nêu - Hãy vẽ về ước mơ của em |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 2)
DẠY: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRE EM
..........................................................................
LỊCH SỬ
Đinh BỘ Lĩnh dẸp loẠn 12 sỨ quân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu biết đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
2. Kĩ năng
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
3. Phẩm chất
- Nêu cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện ).
+ Bản đồ Việt Nam.
- HS: SGK, hình sưu tầm được của cuộc dẹp loạn hoặc tranh ảnh về Đinh Bộ Lĩnh.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||
1.Khởi động: (4p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
|
||||||
2.Bài mới: (30p) * Mục tiêu - Hiểu biết đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - So sánh được những đổi thay của đất nước sau khi dẹp loạn 12 sứ quân. * Cách tiến hành:Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|||||||
*HĐ1: Tìm hiểu đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh - Yêu cầu đọc phần thông tin SGK và trả lời + Đinh Bộ Lĩnh là người ở đâu? + Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ? + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? *GV: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn + Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? HĐ2: Đất nuớc thống nhất. - GV: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình. + Đại Cồ Việt: nước Việt lớn. + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu - Gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt đáp án.
3. Hoạt động vận dụng (1p). - GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp + Là người Hoa Lư – Gia Viễn – ninh Bình. + Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn. + Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn đất nước. - 1 đến 2 HS nhắc lại.
+ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt Nhóm 4 – Lớp - HS thực hiện theo HD của GV.
- Kể chuyện lịch sử về Đinh Bộ Lĩnh |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
+ Chấp hành các qui định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
2. Kĩ năng
- Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước
.3. Phẩm chất
- Có ý thức phòng tránh đuối nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*KNS: +Phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước
+Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
+ Phiếu ghi các tình huống.
- HS: SGK
2.Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
1, Khởi động (4p)
+Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ? + Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng, … +Phải cho uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối… |
2.Khám phá: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: - Thực hiện được các qui tắc an toàn phòng tránh đuối nước * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|
HĐ 1: Biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước: - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao? + Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? - GV kết luận. HĐ2: Một số nguyện tắc khi tập hoặc đi bơi. - GV cho HS hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Hình minh hoạ cho em biết điều gì? + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
* GV: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi. 3. Thực hành: Xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? + Nhóm 1: Cường và Dũng vừa đi đá bóng về. Dũng rủ Cường ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Cường em sẽ nói gì với bạn ? + Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+ Nhóm 3: Minh đến nhàTuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ? + Nhóm 4: Tình huống 4: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ? 4. HĐ vận dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 - Lớp - Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp. + Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao. + Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em. + Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. + Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy. - HS đọc bài học. Nhóm 4- Lớp - HS thảo luận nhóm. - HS tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: + Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh họa các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển. + Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. + Trước khi bơi cần phải khởi động; tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi. - HS lắng nghe - Nhận phiếu, tiến hành thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. + Em sẽ nói với Dũng là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm. + Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đvận xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đvận gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn. + Em sẽ bảo Minh mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ. + Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối. - HS ghi nhớ KT bài học -Tìm hiểu cách sơ cứu người bị đuối nước |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam;
2. Kĩ năng
- Hs biết viết tên người, tên địa lí Việt Nam, địa chỉ gia đình theo đúng quy tắc viết hoa
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2 mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|
1. Hoạt động mở đầu (3p) - Lấy VD về DT riêng - GV chuyển ý vào bài mới. |
- 2 HS lên bảng lấy VD |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15p) * Mục tiêu: HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||
a. Nhận xét + HS quan sát và nhận xét cách viết. +Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. +Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng Vàm Cỏ Tây. + Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng được viết ntn? + Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào? b. Ghi nhớ |
Cá nhân-Lớp - Quan sát, nhận xét cách viết. + Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên riêng thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng. + Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng - 2 HS đọc ghi nhớ - HS lấy VD về tên người, tên địa lí VN |
|
3, Hoạt động thực hành (20p) *Mục tiêu: HS biết cách viết hoa tên người, tên địa lí VN trong thực tế. * Cách tiến hành: Cá nhân - Lớp |
||
Bài tập 1: - Y/c hs tự làm bài, viết tên mình và địa chỉ gia đình. - GV nhận xét, chốt ý Bài tập 2: - Gọi hs nxét cách viết của bạn. Bài tập 3: Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề - GV nxét, tuyên dương h/s.
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1) |
- H/s đọc to, cả lớp theo dõi. - Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp làm vào vở. VD: Nguyễn Việt Hùng Địa chỉ: Thôn Ân Thi 3, xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. - Gọi HS nhận xét - H/s đọc y/c, cả lớp lắng nghe. - Hs lên bảng viết, cả lớp viết vào vở. Xã Hồng Quang, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên. - Hs nhận xét bạn viết trên bảng. Bài tập 3 - H/s đọc y/c. - Làm việc theo nhóm. Thành phố Hưng Yên. Huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Yên Mỹ, Kim Động,... - Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em ( Phố Hiến, Chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng; Đền Ủng, Đền Đa Hòa...) - Viết tên của 10 bạn trong lớp em - Viết tên thủ đô của 10 nước trên thế giới. |
|
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KĨ THUẬT
THỰC HÀNH KHÂU ĐỘT THƯA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS biết cách khâu đột thưa và vận dụng của khâu đột thưa.
2. Kĩ năng
- Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm.
*HS khéo tay khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị rúm.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bộ đồ dùng khâu thêu.
+ Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- HS: Bộ ĐDHT lớp 4, vở.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) - HS hát bài hát khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS |
- TBVN điều hành |
2.Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - HS biết cách khâu đột thưa và vận dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị rúm. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa + Hình dạng mũi khâu ở mặt phải hay mặt trái ? Lưu ý: Khi khâu mũi đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ một lần như khâu thường. -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ ) ð Kết luận: Như mục 1 phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV treo tranh quy trình khâu đột thưa (SGK) để nêu các bước khâu mũi đột thưa . -GV yêu cầu HS dựa vào quan sát hình 2 (SGK ) để nêu cách vạch dấu trên vải. - Chú ý vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. - HS kết hợp đọc nội dung của mục 2 với quan sát hình 3a , 3b, 3c,3d (SGK) nêu cách khâu mũi đột thưa. -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng khâu kim len. -Gọi 1 – 2 HS dựa vào quan sát thao tác GV và hướng dẫn trong SGK để thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo. -GV yêu cầu HS nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa và gọi HS thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu. - GV hướng dẫn cách kết thúc đường khâu đột thưa. Lưu ý : +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện bằng quy tắc “lùi 1” “ tiến 3” có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim, ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ. + Không rút chỉ chặt quá, lỏng quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. ð Kết luận : Như mục 2 phần ghi nhớ - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của HS và tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. - GV quan sát, giúp đỡ HS. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS quan sát để nhận xét khâu đột thưa ,nhận xét . + Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu đều cách đều giống như đường khâu các mũi khâu thường. Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. - Lắng nghe -HS đọc phần ghi nhớ. Cá nhân – Lớp - HS quan sát hình 2,3,4 - Quan sát, 1 HS nêu cách nêu các bước khâu mũi đột thưa. -HS nêu -Quan sát, nêu cách thực hiện. - Theo dõi. -1 – 2 HS thực hiện thao tác khâu các mũi đột thưa tiếp theo HS khác quan sát nhận xét. - Giống thao tác nút chỉ mũi khâu thường. HS thực hiện thao tác - Lắng nghe, quan sát -1 HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ. -HS tiến hành tập khâu đột thưa trên giấy ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu - Thực hành khâu đột thưa tại nhà - Sưu tầm các mẫu sản phẩm có mũi khâu đột thưa. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 02 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Thước thẳng và ê ke.
-HS: Bộ ĐD Toán 4, thước kẻ, ê ke,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||
2. Hình thành kiến thức mới (15p) * Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng song song. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm – Lớp |
|||||||
a.Giới thiệu hai đường thẳng song song: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình. A B C D - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau. A B C D - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không? b.Tính chất của 2 đường thẳng song song - GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống. + Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song |
- Hình chữ nhật ABCD. - HS theo dõi thao tác của GV.
- HS thao tác
+ Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song. - HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, … + Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau |
||||||
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Nhận biết được hai đường thẳng song song. * Cách tiến hành |
|||||||
Bài 1 Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. + Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau? - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ. - GV nhận xét, kết luận. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. - Gọi 1 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung, chữa bài. (nếu cần) - GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED). Bài 3a: (HSNK làm cả bài) - Gọi 1 HS đọc đề bài. + Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ? + Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân-Nhóm 2- Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. - HS tự suy nghĩ, làm bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. Đ/a: a, Trong hình chữ nhật ABCD, có: Cạnh AB song song DC; cạnh AD song song BC. b, Trong hình vuông MNPQ, có: - Cạnh MN song song QP, cạnh MQ song song NP. - Thực hiện theo YC của GV. Đ/a: Trong hình đã cho ta có: + Các cạnh song song với BE là AG, CD. - Thực hiện theo YC của GV. - Làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp Đ/a: a, * Trong hình tứ giác MNPQ, có: - Cạnh MN song song với cạnh QP. * Trong hình tứ giác DIHGE, có: - Cạnh DI song song với cạnh HG. trong sách toán buổi 2 - Ghi nhớ kiến thức về 2 đt song song * Bài tập: Hình bên có mấy cặp cạnh nào song song? |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Có hiểu biết sơ giản về những danh nhân nước ngoài, địa danh nước ngoài nổi tiếng
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
*HS năng khiếu: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau).
+ Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi học tập
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||
1. Khởi động (3p) + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam + Lấy VD |
- TBHT điều hành - 2 HS lên bảng lấy VD |
|||||
2. Hình thành kiến thức mới:(15p) * Mục tiêu: HS nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||||||
a. Nhận xét Bài 1: Đọc tên người, tên địa lí nước ngoài. + Nêu hiểu biết của em về những người và địa danh trên?
Bài 2: Biết rằng chữ cái… - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? + Cách viết trong cùng một bộ phận như thế nào? *GV: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận có nhiểu tiếng thì dùng gạch nối giữa các tiếng Bài 3: - Yêu cầu thảo luận nhóm 2 a. Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị b. Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thuỵ Điển *GV: Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Chẳng hạn: Hi Mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi- ma- lay- a là tên quốc tế, được phiên âm từ tiếng Tây Tạng. b. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. b. Ghi nhớ |
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng. + Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, Tô-mát Ê-đi-xơn + Tên địa lí: Hi- ma- lay- a, Đa- nuýp, … + HS nêu: VD: Tô-mát Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng, Đa- nuýp là tên một dòng sông rất đẹp ở Nga,... Nhóm 4- Lớp Tên người: + Lép Tôn- xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn /xtôi. + Mô- rít- xơ, Mát- téc- lích gồm 1 bộ phận, mỗi bộ phận gồm 3 tiếng + Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận. Bộ phận 1: Tô-mát gồm 2 tiếng. Bộ phận 2: Ê-đi-xơn gồm 3 tiếng Tên địa lí: + Hi- ma- lay- a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/lay/a + Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp .......................... + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa. + Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. - HS nghe - HS đọc yêu cầu. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi: Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa. - Lắng nghe. - 2 HS đọc |
|||||
3, Hoạt động thực hành (20p) *Mục tiêu: HS biết cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài trong thực tế * Cách tiến hành: |
||||||
Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết cho đúng những tên riêng trong đoạn văn - Kết luận lời giải đúng. + Đoạn văn viết về ai? + Em đã biết nhà bác học Lu- i Pa- xtơ qua phương tiện nào? Bài 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng qui tắc. - GV gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. - Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. - Kết luận lời giải đúng. - Đặt câu hỏi củng cố bài học. VD: + An-be Anh-xtanh là tên người có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận có mấy tiếng?
Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép tên.. ( Dành cho hs năng khiếu) GV giải thích cách chơi: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. Bạn trai cầm là phiếu có tên thủ đô Pa- ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô Pa- ri là nước Pháp. - GV gắn một số thẻ ghi tên một số nước và tên thủ đô của các nước ấy đã được đảo lộn. - Tổ chức cho HS thi ghép đúng tên nước với thủ đô của nước ấy. - GV nhận xét, khen/ động viên
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1) |
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV Đ/á: Ác - boa, Lu- i Pa- xtơ, Ác- boa, Quy- dăng- xơ. + Đoạn văn viết về gia đình Lu- i Pa- xtơ thời ông còn nhỏ. Lu- i Pa- xtơ (1822- 1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc- xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. + Em biết đến Pa- xtơ qua sách Tiếng Việt 3, qua các truyện về nhà bác học nổi tiếng… Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Cá nhân –Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV Đ/á: *Tên người: +An - be Anh- xtanh: ( Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Đức (1879- 1955). +Crít- xti- an An- đéc- xen (Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết chuyện cổ tích, người Đan Mạch. (1805- 1875) +I- u- ri Ga- ga- rin (Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934- 1968) * Tên địa lí: +Xanh Pê- téc- bua(Kinh đô cũ của Nga) +Tô- ki- ô(Thủ đô của Nhật Bản) +A- ma- dôn (Tên 1 dòng sông lớn chảy qua Bra- xin. ) +Ni- a- ga- ra (Tên 1 thác nước lớn ở giữa Ca- na- đa và Mĩ ). - Nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu sai) - HS quan sát tranh. - Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Viết lại các tên riêng nước ngoài vào vở Tự học - Tìm thêm tên của 5 nước và thủ đô tương vận của 5 nước đó. |
|||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).
2. Kĩ năng
-Biết viết câu mở đoạn và câu kết đoạn cho phù hợp.
* HS năng khiếu thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK.
3. Phẩm chất
- Tự giác, làm việc nhóm tích cực.
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ truyện: “Vào nghề”, bảng nhóm. Bảng phụ, phiếu học tập thống kê các lỗi.
- HS: Vở BT, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) - HS hát khởi động - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành |
2. . Hoạt động thực hành: (27p) * Mục tiêu: - Viết được câu mở đầu cho từng đoạn văn ở truyện Vào nghề - Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian . * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Dựa vào cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết TLV tuần 7).
Bài 2: Đọc lại toàn bộ đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết. + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào? + Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy? Bài 3: Kể lại một truyện em đã học.... (hs năng khiếu) - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? - Nhận xét, khen/ động viên. 3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
-Hs đọc thành tiếng -Hoạt động cặp đôi- Chia sẻ trước lớp VD: Đoạn 1: Mở đầu: Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc./ Tết ấy, Va-li-a tròn 11 tuổi, bố mẹ cho đi xem xiếc. - Đoạn 2,3,4 hs làm tương tự. - 1 hs đọc thành tiếng. - 2HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời trả lời câu hỏi. + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian. + Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian. - 1 hs đọc thành tiếng. Em kể câu chuyện: + Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. + Lời ước dưới trăng. + Ba lưỡi dìu. + Sự tích hồ Ba Bể. + Người ăn xin,... - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - 7-10 HS tham gia kể chuyện. - Kể lại các câu chuyện cho người thân nghe. - Sưu tầm và kể các câu chuyện ngoài chương trình SGK theo trình tự thời gian. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Kĩ năng
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
3. Phẩm chất
- Có ý thức ăn uống hợp lí để nhanh khỏi bệnh; quan tâm, chăm sóc người bệnh
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: + Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
+ Phiếu ghi sẵn các tình huống.
- HS: chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô- rê- dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (5p) + Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ? + Khi bị bệnh cần phải làm gì ? - GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét +Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh có thể có những dấu hiệu… + Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ… |
2.Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào? + Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao? + Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? + Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào? + Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em? - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối Bước 1: - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK - GV gọi 2 HS: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. + Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh cần ăn uống như thế nào ? Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị. - Yêu cầu HS thực hành: + Đối với nhóm pha dung dịch ô- rê- dôn, cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha trên gói và làm theo hướng dẫn. + Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo) - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - GV nhận xét, khen các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. * GV: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô- rê- dôn để chống mất nước. Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. - GV tiến hành cho HS thi đóng vai. - Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai. - GV gọi các nhóm lên thi diễn. - GV nhận xét khen cho nhóm diễn tốt nhất. 3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - TBHT điều hành hoạt động báo cáo. + Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trvận, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành. +Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trvận, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. + Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. + Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. +Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô- rê- dôn, uống nước cháo muối. - 2 HS đọc. - HS lắng nghe. Nhóm – Lớp - 2 HS thực hành theo hướng dẫn của GV + Phải cho chấu uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước cháo muối. - HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. - 3 đến 6 nhóm lên trình bày. - Một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Nhóm – Lớp - Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn. - HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp. - Thực hành nấu cháo tại nhà - Nêu cách chế biến một món ăn ngon cho người bị bệnh |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................
Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 43: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng vuông góc
2. Kĩ năng
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: : Ê-ke, thước
- HS: Bộ đồ dùng Toán, ê-ke, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||
1. HĐ khởi động (3p) - GV dẫn vào bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. * Cách tiến hành a.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước: |
||||
- GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp). - Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. - Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. Điểm E nằm trên đường thẳng AB. - GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. + Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB bất kì. + Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB). + Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB. - GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình. b. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác: - GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK. - GV yêu cầu HS đọc tên tam giác. - GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC. + Đường cao của tam giác có đặc điềm gì? - GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC. + Một hình tam giác có mấy đường cao ?(hs năng khiếu) |
Cá nhân – Lớp. - Theo dõi thao tác của GV. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở - Tam giác ABC. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. A B H C + Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó. - HS dùng ê ke để vẽ.
+ Một hình tam giác có 3 đường cao. |
|||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: - Vẽ được đt đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đt cho trước - Vẽ được đường cao của tam giác * Cách tiến hành: |
||||
Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình. - GV nhận xét, khen/ động viên.
Bài 2: Hãy vẽ các đường cao AH của hình tam giác trong mỗi trường hợp sau... - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài, nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) - Vẽ đường cao cho tam giác ở hình bên |
- 2 HS lên bảng vẽ hình, mỗi HS vẽ theo một trường hợp, HS cả lớp vẽ vào vở. - HS nhận xét. C E C E D D D E C - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
A B C B C A - HS tự vẽ vào vở
- Ghi nhớ cách vẽ đt vuông góc A B
C |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu một số từ ngữ trong bài: giày ba ta, vận động, cột, ....
- Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
3. Phẩm chất
- Yêu mến cuộc sống, biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK (phóng to)
+ Bảng lớp ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + Em thích ước mơ nào trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ? Vì sao? + Nêu ý chính của bài thơ. |
-TBHT điều hành: + Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ về 1 thế giới hoà bình, không có chiến tranh |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết nhận diện đoạn văn, đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy và giải nghĩa được một số từ ngữ. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
+ Em hiểu lang thang có nghĩa như thế nào?(là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố) |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: Ngày còn bé… đến các bạn tôi. + Đoạn 2: Sau này … đến nhảy tưng tưng. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hàng khuy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng tưng,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài học, nêu được nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Phát phiếu giao việc cho từng nhóm: + Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai? + Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì? + Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? + Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không? + Đoạn 1 cho em biết điều gì? + Khi làm công tác Đội, chị phụ trách đưôc phân công làm nhiệm vụ gì? + Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang? + Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? + Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? + Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? + Đoạn 2 nói lên điều gì? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? - GV ghi nội dung lên bảng |
- HS trong nhóm lớn tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi vào phiếu giao việc - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong + Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. + Những câu văn: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cvận dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua + Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đội giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng hơn và các bạn sẽ nhìn thèm muốn. * Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. + Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học. + Vì chị đã đi theo Lái khắp các đường phố. + Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. +Vì Lái cũng có ước mơ giống hệt chị ngày nhỏ: cũng ao ước có một đôi giày ba ta màu xanh… +Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng, …. * Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. Ý nghĩa: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp. - HS ghi lại nội dung |
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm 1 đoạn với giọng phù hợp * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - GV nhận xét chung 4. Hoạt động vận dụng (1 phút) - Em có suy nghĩ gì về chị Tổng phụ trách trong câu chuyện? - Liên hệ, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại: giọng kể chậm rãi - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm đoạn 2 - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu suy nghĩ của mình - Kể 1 câu chuyện em biết trong cuộc sống nói về sự quan tâm, chăm sóc của người lớn dành cho trẻ em. |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
3. Phẩm chất
- Yêu thích văn học, ham học hỏi và tham khảo sách văn học.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
* GDKNS : Tư duy sáng tạo phân tích , phán đoán ; Thể hiện sự tự tin ; Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh họa truyện Ở vương quốc Tương Lai trang 70, 71 SGK.
- HS: Vở BT, sgk.
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1 * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian - Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. +Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể? - Yêu cầu 1 HS năng khiếu kể lại lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho HS thi kể từng màn. - Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. - Nhận xét, khen/ động viên. *GV: Cách kể như trên là kể theo trình tự thời gian. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước Bài 2: Giả sử các nhân vật Tin- tin và Mi- tin trong câu chuyện Ở vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm … - Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. + Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? - GV: Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tin- tin và Mi- tin không đi thăm cùng nhau. Mi- tin thăm công xưởng xanh và Tin- tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Tin- tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi- tin đi thăm khu vườn kì diệu. GV đi giúp đỡ những hs chưa biết kể - Nhận xét, khen/ động viên. *GV: Cách kể chuyện như trên là kể theo trình tự không gian (“không gian” nghĩa là nơi diễn ra các sự việc của truyện.) Bài 3: Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể chuyện trong bài tập 1. - GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 (theo trình tự thời gian và không gian) Kể theo trình tự thời gian - Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin- tin và Mi- tin đến khu vườn kì diệu. Kể theo trình tự không gian - Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kì diệu. - Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh. + Về trình tự sắp xếp các sự việc? + Về ngôn ngữ nối hai đoạn? - Nhận xét, chốt. 3. Hoạt động vận dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp - 2 HS đọc thành tiếng + Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. Một hôm, Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi: - Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy? Em bé trả lời: - Mình sẽ dùng nó trong việc sáng chế trên trái đất. - Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. - 2 đến 3 HS thi kể. - Lắng nghe Nhóm 4- Lớp - HS theo dõi, lắng nghe. + Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau - Từng cặp HS suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - HS kể chuyện trong nhóm - Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. Nhóm 4 – Lớp - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm 4, so sánh + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu sau và ngược lại. + Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. - Kể lại câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian hoặc không gian - Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc theo trình tự thời gian thành trình tự không gian |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
HoẠt đỘng sẢn xuẤt cỦa ngưỜi dân Ở Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,…) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
2. Kĩ năng
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
* HS năng khiếu: + Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên
+ Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,...
3. Phẩm chất
- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
* GD BVMT:
-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
+Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
+Trồng trọt trên đất dốc
+Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
+Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
-Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi vàt trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
* GD SDNLTK & HQ:
- Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột (nếu có).
-HS: Tranh ảnh - HS: Vở, sách GK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p)
+ Kể tên các dân tộc đã sống từ lâu đời ở Tây Nguyên? + Trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên có gì độc đáo? - Nhận xét, khen/ động viên. - GV chốt ý và giới thiệu bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét: + Dân tộc Ba na, Ê- đê, Xơ đăng, Gia rai,.... + Nam quấn khố, nữ mặc váy hoa văn. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ hội cồng chiêng,... |
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
HĐ 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan: - GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1, HS trong nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (quan sát lược đồ hình 1). Chúng thuộc loại cây công nghiệp, cây lương thực hay cây rau màu? + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? (quan sát bảng số liệu ) + Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? - GV sửa chữa, hoàn thiện phần trả lời. * GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đóng cvận lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột hoặc hình 2 trong SGK, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (giúp cho HS có biểu tượng về vùng chuyên trồng cà phê). + HS lên bảng chỉ vị trí ở Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. GV: Không chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, che, hồ tiêu... + Cà phê Buôn Ma Thuột có chất lượng như thế nào? - GV giới thiệu cho HS xem một số tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma thuột (cà phê hạt, cà phê bột…) + Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên là gì? + Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? * GV: Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng là rất quan trọng... Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ: - Cho HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: + Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên. + Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên? + Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? *GV: Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghề truyền thống ở Tây Nguyên. Số lượng trâu, bò, voi là một biểu hiện về sự giàu có, sung túc của các gia đình ở Tây Nguyên. 3. Hoạt động vận dụng (2p) - Liên hệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - BVMT 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm-Lớp - HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè …Chúng thuộc loại cây công nghiệp. +Cây cà phê được trồng nhiều nhất. + Vì phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ đất đỏ ba dan. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh, ảnh và hình 2 trong SGK - Buôn Ma Thuột là vùng chuyên trồng cà phê (nơi đây cây trồng chủ yếu là cây cà phê) - HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ. + Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. - HS quan sát. + Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. + Phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây.
Cá nhân – Lớp + Trâu, bò, voi. + Bò được nuôi nhiều nhất. + Voi được nuôi để chuyên chở hàng hóa (hình3) - Lắng nghe - Diễn hoạt cảnh: Chú voi con ở Bản Đôn. |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT *
(Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập vở thực hành)
......................................................................
Thứ năm, ngày 04 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố đặc điểm của 2 đường thẳng song song
2. Kĩ năng
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: ê- ke, thước
- HS: đồ dùng học toán, ê-ke, thước
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành kiến thức (15p) * Mục tiêu: : Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). * Cách tiến hành:. |
|
a. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước: - GV nêu các thao tác vẽ + Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB. + Vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. + Vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ. b. Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB? - GV kết luận: Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. |
Cá nhân- Nhóm- Lớp - HS thực hành vào nháp- 1 HS lên bảng - Vẽ theo yêu cầu của GV + Hai đt AB và CD song song với nhau - HS nêu lại trình tự các bước vẽ như vừa thực hành |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: HS nhận biết và biết kẻ, vẽ hai đường thẳng song song,... * Cách tiến hành: |
|
Bài 1:. - GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài +Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì? + Sau khi đã vẽ được đường thẳng qua M và vuông góc với CD, chúng ta tiếp tục vẽ gì? - Nhận xét, khen/ động viên. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình. - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. - GV nhận xét, khen/ động viên. Bài 2 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV chữa, chốt cách vẽ và các cặp cạnh song song 4. HĐ vận dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- HS đọc yêu cầu bài tập. + Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng CD. + Tiếp tục vẽ đường thẳng song song với CD. - HS lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn của GV. Lớp làm vào vở. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - Thực hiện theo yêu cầu của GV - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở C B E A D - Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD. (Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.) - Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông. - HS tự làm vào vở Tự học - Ghi nhớ cách vẽ 2 đt song song a. Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ của bài tập 3? b. Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong bài tập 3? |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DẤU NGOẶC KÉP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài..
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo
* GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ trong SGK trang 84 hoặc tập truyện Trạng Quỳnh.
+ Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
+ Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1 phần Nhận xét.
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (5p) + Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài + Lấy VD minh hoạ - Dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời-nhận xét + Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi bộ phận, dùng gạch nối giữa các tiếng của mỗi bộ phận + Viết như tên người, tên địa lí VN với các tên nước ngoài phiên âm Hán Việt + 3 HS lên bảng lấy VD |
2. Hình thành KT (15p) * Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép * Cách tiến hành: |
|
a. Nhận xét: Bài 1: Những từ ngữ và câu đặt trong … - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn. Lớp theo dõi. + Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? + Những từ ngữ và câu văn đó là của ai? + Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay một cụm từ như: “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” hay trọn vẹn một câu “Tôi chỉ có một…hoc hành” hoặc cũng có thể là một đoạn văn. - Liên hệ giáo dục: Bác Hồ chính là tấm gương sáng về người công dân mẫu mực, hết lòng vì nước,, vì dân. Chúng ta cần noi theo tấm gương của Bác Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. + Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm? *GV: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu + Em biết gì về con tắc kè? + Từ “lầu”chỉ cái gì? + Tắc kè hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không? + Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? + Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? * GV: Tác giả gọi cái tổ của tắc kè bằng từ “lầu” để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu từ ‘lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. b. Ghi nhớ:
|
Cá nhân – Nhóm 2- Lớp - 1 HS đọc –HS lên bảng gạch chân các câu, từ ngữ đặt trong dấu ngoặc kép - Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: + Từ ngữ: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. + Câu: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta, hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” + Những từ ngữ và câu đó là lời của Bác Hồ. + Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ. - Lắng nghe. - HS lắng nghe
Nhóm 2 – Lớp - HS đọc thành tiếng. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi. + Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính tuân lệnh quốc dân ra mặt trận”. + Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn như lời nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một sự ham muốn được học hành ” - Lắng nghe. Cá nhân – Lớp + Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc kè. Người ta hay dùng nó để làm thuốc. +“lầu” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ. +Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé, nhưng không phải “lầu” theo nghĩa trên. +Từ “lầu” nói các tổ của tắc kè rất đẹp và quý. +Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè. - Lắng nghe. - 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo để thuộc ngay tại lớp. - Lấy VD minh hoạ (HSNK) |
3. Hoạt động thực hành (18p) * Mục tiêu: Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: - Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Chốt đáp án. + Dấu ngoặc kép dùng để làm gì?
Bài 2: Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn … - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. *GV: Đề bài của cô giáo và câu văn của HS không phải là dạng hội thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng được. Đây là điểm mà chúng ta thường hay nhầm lẫn trong khi viết. Bài 3: Em đặt dấu ngoặc… a)- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng, chữa bài - Kết luận lời giải đúng. + Tại sao từ “vôi vữa” được đặt trong dấu ngoặc kép? b). Tiến hành tương tự như phần a
4. Hoạt động vận dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thảo luận cặp đôi, gạch chân dưới lời nói trực tiếp. - Gọi 1, 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đ/a: - “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?” - “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.” + Dùng đánh dấu lời nói trực tiếp (đi kèm dấu hai chấm) Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nối tiếp nêu ý kiến cá nhân Đ/a: -Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. - Lắng nghe. Cá nhân –Nhóm 2 – Lớp - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp trao đổi, đánh dấu bằng chì vào SGK. Đ/a: Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. +Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt. - Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”. - Ghi nhớ cách sử dụng dấu ngoặc kép - Lấy VD một số trường hợp dấu ngoặc kép dùng đánh dấu một số từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,...
- Hiểu ND bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
3. Phẩm chất
- GD HS biết mơ ước và chia sẻ những ước mơ của mình
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: KN lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) - HS đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh - Trả lời câu hỏi: Đôi giày ba ta có gì đẹp? + Câu chuyện có ý nghĩa gì? - GV dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời. +Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cvận, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. + Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết quan tâm, chia sẻ với người khác, nhất là trẻ em |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc, phát âm đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ. * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ…anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. - GV chốt vị trí các đoạn: - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) - GV giải nghĩa một số từ khó. + thưa : có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn + Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình + Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ |
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Lắng nghe - Bài chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ ngày phải … đến phải kiếm sống. + Đoạn 2: Mẹ Cương … đến đốt cây bông. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (thợ rèn, quan sang, nắm lấy tay mẹ , phì phào,...,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? + Đoạn 1 nói lên điều gì? + Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? + Nội dung chính của đoạn 2 là gì? + Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện) - Gọi HS trả lời và bổ sung. ** Liên hệ giáo dục: + Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ? + Bài văn cho em biết điều gì?
|
- 1 HS đọc - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p) - TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét + Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. - Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. + Bà ngạc nhiên và phản đối. + Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. + Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. + Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. - HS nêu, ghi nội dung bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc phân vai được lời các nhân vật * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc phân vai - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động vận dụng (1 phút) + Em có ước mơ gì? Hãy chia sẻ ước mơ của em với các bạn 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Phân vai trong nhóm + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - HS nêu - Nếu bố mẹ em phản đối ước mở của em, em sẽ thuyết phục họ như thế nào? |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT *
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Hiểu nội dung đoạn viết.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a phân biệt l/n
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết
4. Góp phần phát triển năng lực:
- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: Vở, bút,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (2p)
- GV dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ |
2. Bài mới Chuẩn bị viết chính tả:(6p) * Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn thơ 7 chữ. * Cách tiến hành: |
|
a. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS bài viết. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2: + Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả? * GV: Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động. - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết. |
- 2 HS đọc- HS lớp đọc thầm + ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai. - HS nêu từ khó viết: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch, … |
3. Viết bài chính tả: (15p) * Mục tiêu: Hs nghe-viết tốt bài chính tả theo thể thơ 7 chữ * Cách tiến hành: |
|
- GV đọc cho HS viết bài. - GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt. |
- HS nghe - viết bài vào vở |
4. Đánh giá và nhận xét bài: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai * Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi |
|
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS |
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. |
5. Làm bài tập chính tả: (5p) * Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n * Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp |
|
Bài 2a: l/n?
6. Hoạt động vận dụng (1p) 7. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp Đáp án : năm - le te - lập loè – lưng– làn – lóng lánh- loe - 1 hs đọc to đoạn thơ đã điền hoàn chỉnh. - Viết 5 tiếng, từ chứa l/n - Sưu tầm các câu đố về vật có chứa âm l/n |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2021
TOÁN
Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức về 2 đt vuông góc, 2 đt song song
2. Kĩ năng
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận, làm việc nhóm tích cực
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: 1a, 2a (tr 54). Bài 1a, 2a (tr 55),
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
- HS: Vở BT, bút, ê-ke
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||
1.Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài mới |
- HS cùng hát và vận động dưới sự điều hành của TBVN |
||||||||
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). * Cách tiến hành: |
|||||||||
Bài 1: a. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: + Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là góc gì? + Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ? * GV: Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. VD: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm. - GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu: + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 cm) trên bảng. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. b. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: + Hình vuông có độ dài các cạnh như thế nào với nhau ? + Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? VD: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. - Gọi HS nêu các bước như phần bài học của SGK. c. Làm bài tập: Bài 1(tr 54): GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. - GV nhận xét. Bài 2(tr 54): Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
Bài 1(tr 55): - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, tính chu vi và diện tích của hình. - GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. Bài 2(tr55): Vẽ theo mẫu: 4. HĐ vận dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p) |
- HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
M N Q P + Các góc này đều là góc vuông. + Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN. - HS vẽ vào giấy nháp – Trình bày các bướ A B C D + Các cạnh bằng nhau. + Là các góc vuông. - HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. A B
C D - HS đọc yêu cầu bài tập - HS vẽ hình, nêu cách vẽ hình A B C D - HS đọc yêu cầu bài tập: - HS vẽ hình - 1 HS lên bảng. Lớp làm bài vào vở. A B C D - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS vẽ. - Ghi nhớ cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật - Thực hành làm bài tập số 3 (tr 54) và bài số 3 (tr 55) |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................._______________________________
TOÁN*
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
2. Kĩ năng
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Ê ke, thước thẳng
- HS: Ê ke, thước thẳng
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||
1. Khởi động: (5p) - GV giới thiệu vào bài |
- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ |
||||
2. Hoạt động thực hành:(30p) * Mục tiêu: - Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp |
|||||
Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. - GV chốt đáp án.
+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn? + Góc bẹt bằng mấy góc vuông? Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chốt đáp án * GV: + Hình tam giác ABC là tam giác vuông nên 2 cạnh AB và BC cũng đồng thời là hai đường cao. + AB đồng thời cũng là đường cao của tam giác AHC vì tam giác này tù nên có 1 đường cao nằm ngoài tam giác. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình, HS khác nhận xét, bổ sung. - GVnhận xét. Bài 4a (HSNK làm cả bài): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. a. GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. A B
M N D C
3. Hoạt động vận dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2-Lớp - Thực hiện theo nhóm 2- Đại diện báo cáo - Ghi tên các góc. Đ/a: a) Hình tam giác ABC có: góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. b) Hình tứ giác ABCD có: góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. + Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. + 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. Nhóm 2 – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đưa đáp án và giải thích Đ/a: a. Sai; b. Đúng
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - HS thực hành vẽ- 2 HS trao đổi cách vẽ với nhau Cá nhân – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nêu rõ các bước vẽ của mình. b. + Tên các hình CN: ABMN; MNCD; ABCD. + Cạnh song song với cạnh AB: MN; DC - Ghi nhớ KT về góc. - Vẽ 1 tam giác tù. Vẽ 3 đường cao của tam giác đó. Nhận xét về 3 đường cao đó |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 8
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 9
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Lớp trưởng và các tổTrưởng báo cáo nắm các nội dung báo cáo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Diễn tả
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 tổTrưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
- Tiếp tục phát huy vai trò các câu lạc bộ HS NK để giúp đỡ cho các bạn còn hạn chế trong các môn học
- Thực hiện tốt 5K phòng chống dịch
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
_