Khối 4
KE HOACH BAI DAY TUAN 3 - LOP 4/2
TUẦN 3
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
............................................................................................................
Tiết2 : Toán:
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết đọc và viết các số đến lớp triệu
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
2. Kĩ năng
- Rèn cách đọc, viết các số đến lớp triệu, cách phân tích cấu tạo số
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
- HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + Lớp triệu gồm mấy hàng, là những hàng nào? - GV giới thiệu vào bài |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Lớp triệu gồm 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu |
2. Hình thành kiến thức:(12p) * Mục tiêu: HS nhận biết các hàng, lớp, biết đọc, viết các số đến lớp triệu, củng cố về hàng, lớp.. * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
- GV đưa bảng phụ đã ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + Em hãy viết số trên? + Em hãy đọc số trên? - Gv hướng dẫn cách đọc số: *Chú ý: Chữ số 0 ở giữa các lớp đọc là "linh" + Nêu lại cách đọc số? - GV đưa ra một vài ví dụ |
- HS theo dõi. - HS viết: 342 157 413 - Hs đọc:ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba. + Tách thành từng lớp từ phải sang trái (3 hàng 1 lớp) lớp đv, lớp nghìn, lớp triệu. + Đọc từ trái sang phải đọc hết các hàng thì đọc tên lớp. - Hs viết lại các số đã cho trong bảng ra bảng lớp. 342 157 413 - HS nêu lại. - HS luyện đọc các số GV đưa ra |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan * Cách tiến hành |
|
Bài 1: - Viết và đọc theo bảng. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, viết các số tương ứng vào vở và đọc số đó. - Chữa bài, nhận xét, chốt lại cách đọc số Bài 2: Đọc các số sau. - GV viết các số lên bảng. - Gọi hs nối tiếp đọc các số. - Chữa bài, nhận xét, chốt cách đọc Bài 3: Viết các số sau. - HS làm cá nhân vào vở - Đổi chéo vở KT * GV chữa bài. lưu ý HS viết số cần tách ra thành các lớp cho dễ đọc
Bài 4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV kiểm tra từng HS - Chốt đáp án đúng 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs viết và đọc các số: 32 000 000 843 291 712 352 516 000 308 150 705 32 516 497 700 000 231 Cá nhân – Lớp - 1 hS đọc đề bài. - Hs chơi trò chơi Chuyền điện. Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp - 1 hs đọc đề bài. - HS làm vở - Trao đổi, thống nhất kết quả * Đáp án: a) 10 250 214 b) 253 564 888 c) 400 036 105 d) 700 000 231 - HS làm và báo cáo kết quả - VN thực hành đọc các số đến lớp triệu - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 3: Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
3. Phẩm chất
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia mọi người xung quanh
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự thông cảm.
- Xác định giá trị.
- Tư duy sáng tạo
* GD BVMT: Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Đọc thuộc lòng bài Truyện cổ nước mình + Nêu ND bài - GV nhận xét, dẫn vào bài |
- 2 HS thực hiện |
2. Luyện đọc: (10p) * Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, rành mạch bài đọc, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của nhân vật - GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn + Đoạn 2: Tiếp theo.......như mình + Đoạn 3: Còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Quách Tuấn Lương, quyên góp, khắc phục, bỏ ống,....) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (10p) * Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết an ủi bạn Hồng? *GDMT: Qua đó GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên + Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư? + Nội dung chính của lá thư thể hiên điều gì?
- GV chốt ý, giáo dục HS biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. |
- 1 HS đọc 4 câu hỏi - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Để chia buồn với bạn. + " Hôm nay …….ra đi mãi mãi."
+ " Nhưng chắc là Hồng.....dòng nước lũ. +" Mình tin rằng.....nỗi đau này." +" Bên cạnh Hồng....như mình."
- HS lắng nghe
+ Phần đầu: Nói về địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi. + Phần cuối: Ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, ,kí tên. * Nội dung: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống. - HS ghi lại ý nghĩa của bài |
4. Luyện đọc diễn cảm(8p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 2 của bài, thể hiện được sự xúc động và sự cảm thông với nỗi đau của bạn Lương với bạn Hồng * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài - Nhóm trưởng điều hành: + Luyện đọc theo nhóm + Vài nhóm thi đọc trước lớp. - Bình chọn nhóm đọc hay. - Nắm nội dung của bài - VN tìm hiểu về cách trình bày, bố cục của một lá thư |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức:
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
2. Kĩ năng
- Chọn lựa. phân biệt được hành vi thể hiện tinh thần vượt khó trong học tập
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, nhân ái,có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
*KNS: - Lập kế hoạch vượt khó trong học tập
- Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ
+ Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||
1.Khởi động: (5p) + Gọi Hs kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập - GV kết nối bài học |
- 1 HS kể |
||
2.Khám phá: (28p) * Mục tiêu: Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Lớp |
|||
*HĐ1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó. - GV giới thiệu: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những khó khăn rủi ro. Chúng ta hãy xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? - GV kể chuyện. *HĐ 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2, 3- SGK trang 6): - GV chia lớp theo nhóm 4 + Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? - GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. + Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? - GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. + Tại sao cần vượt khó trong học tập? *3.Thực hành: Phân biệt hành vi (BT 1) - GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao? a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c. Chép luôn bài của bạn. d. Nhờ người khác làm bài hộ. đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. e. Bỏ không làm. - GV kết luận: Cách a, b, đ là những cách giải quyết tích cực. - GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? - GV nhận xét, kết luận phần bài học. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 4 - Lớp - Cả lớp nghe. 1- 2 HS tóm tắt lại câu chuyện. - Các nhóm thảo luận – Chia sẻ lớp + Thảo gặp những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống là: * Nhà ở xa trường. * Nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu, Thảo phải làm nhiều việc nhà giúp bố mẹ. + Ở lớp Thảo tập trung học tập, chỗ nào không hiểu hỏi cô giáo hoặc các bạn. Buổi tối học bài, làm bài. Sáng dậy sớm học các bài thuộc lòng. - HS lắng nghe - HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết. - HS nêu (vượt khó giúp em mau tiến bộ, ...) Cá nhân – Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. (HS giơ thẻ mặt cười với những cách làm đúng, mặt mếu với những cách làm chưa đúng.) - HS lắng nghe - HS đọc nội dung Ghi nhớ - Thực hiện vượt khó trong học tập - VN sưu tầm các câu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập |
||
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: : Lịch sử
NưỚc Văn Lang
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, …
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, …
2. Kĩ năng
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
3. Phẩm chất
- Hs có tinh thần học tập nghiem túc, tôn trọng lịch sử
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập của HS, phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
1.Khởi động: (3p)
+ Nêu các bước sử dụng bản đồ?
- GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét. + Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử… |
||||||||||||||||||||
2.Khám phá (30p) * Mục tiêu - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: - Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, … - Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, … * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||
HĐ1: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng (GV giới thiệu trục thời gian. - Yêu cầu HS dựa vào trong SGK và lược đồ, tranh ảnh, xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. + Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì? + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? + Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào? - Cho HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. - GV nhận xét và sửa chữa và kết luận. *Hoạt động 2: Các tầng lớp trong XH (phát phiếu học tập) - GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung)
H
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai? - GV: Lạc tướng và lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước. Dân thường gọi là lạc dân. Nô tì là người hầu hạ các gia đình người giàu PK. * Hoạt động 3: Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt: - GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
- GV nhận xét và bổ sung. 3. Hoạt động ứng dụng (1p).
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS quan sát - HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian. + Nước Văn Lang.
+ Khoảng 700 năm trước.
+ 1 HS lên xác định.
+ Ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. - 2 HS lên chỉ lược đồ. Nhóm 2 – Lớp - HS thảo luận nhóm 2, đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng. + Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu , lạc dân, nô tì. + Là vua, gọi là Hùng Vương. - HS lắng nghe Nhóm 4 – Lớp - HS thảo luận theo nhóm 4. - HS đọc và xem kênh chữ, kênh hình điền vào chỗ trống. - Một số HS đại diện nhóm trả lời. - Cả lớp bổ sung. - Vài HS mô tả bằng lời của mình về đời sống của người Lạc Việt. - Tìm hiểu về các tập tục của người Lạc Việt còn gìn giữ tại địa phương em - Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các hoạt động của ngày giỗ tổ |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6:Khoa học:
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, …), chất béo (mỡ, dầu, , bơ, ... ).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng xác định thức ăn và chứa chất đạm và chất béo
3. Phẩm chất
- Có ý thức ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
*BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, Trứng, Đậu Hà Lan, Đậu phụ, Thịt lợn, Pho- mát, Thịt gà, Cá, Đậu tương, Tôm, Dầu thực vật, Bơ, Mỡ lợn, Lạc, Vừng, Dừa.
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy A4, bút màu.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt đông của giáo viên |
Hoạt đông của của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1, Khởi động (3p)
+ Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì? - GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới. |
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT + Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành 4 loại. + Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, …), chất béo - Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ1: 1. Vai trò của chất đạm và chất béo: §Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK tìm hiểu về vai trò của chất béo ở mục Bạn cần biết: § Bước 2: Làm việc cả lớp.+ Nói tên những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang 12 và em biết?
+ Nói tên những thức ăn chứa nhiều chất béo có trong trang 13 và em biết?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm? KL: Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể… ** Lưu ý HS: Pho mát là một thức ăn được chế biến từ sữa bò nên chứa nhiều chất đạm, bơ cũng là thức ăn chứa nhiều sữa bò nhưng chứa nhiều chất béo. HĐ 2: Xác định nguồn gốc của thức ăn: * Bước 1: GV hỏi HS. + Thịt gà có nguồn gốc từ đâu? + Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu? - Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé! - GV phát phiếu học tập *Bước 2: Chữa bài tập: + Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
- GV kết luận, tổng kết nội dung bài
3. HĐ ứng dụng (1p) - GDBVMT: Các thức ăn chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ môi trường sống. Vậy môi trường rất quan trọng, cần bảo vệ môi trường 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 - Lớp - HS hoạt động cặp đôi. + Những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang 12: Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, cá, đậu khuôn, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc. + Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc, vừng, dừa. + Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mớilàm cho cơ thể lớn lên… - HS lắng nghe Nhóm 4 – Lớp + Thịt gà có nguồn gốc từ động vật. + Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật. - HS lắng nghe. - HS làm việc với phiếu. - HS báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. 1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm.
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. - HS liên hệ - Lên thực đơn thức ăn trong một ngày với các món ăn có nguồn chất đạm và chất béo hợp lí |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 7: Chính tả:
............................................................................................................
Tiết 8: Kỉ thuật:
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
2. Kĩ năng
- Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô.
* Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô.
3. Phẩm chất
- Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu.
+ Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng.
- HS: Bộ dụng cụ KT cắt, khâu, thêu
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp,
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, phòng tranh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. HĐ khởi động (3p) + Nêu các bước xâu kim và vê nút chỉ? + Kể tên một số vật liệu và dụng cụ khác?
- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn vào bài học |
+ Căt một đoạn chỉ dài khoảng 50 – 60 cm, vuốt nhọn một đầu chỉ… + Gồm thước thẳng, thước dây, khung thêu, … + kéo, kim,.. |
2. HĐ khám phá: (20p) * Mục tiêu: - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. * Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít bị mấp mô. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp |
|
HĐ1: Ôn tập lại các thao tác KT * Vạch dấu trên vải: - GV yêu cầu HS nêu lại cách vạch dấu - GV lưu ý: + Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải. + Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt. + Khi vạch dấu đường xong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định. * Cắt vải theo đường vạch dấu: - GV yêu cầu nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. - GV nhận xét, bổ sung và nêu một số điểm cần lưu ý: + Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. + Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. + Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. + Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. + Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. 3.HĐ thực hành - Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS. - GV nêu yêu cầu thực hành:HS vạch 2 đường dấu thẳng, 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3- 4cm. Cắt theo các đường đó. - Trong khi HS thực hành GV theo dõi, uốn nắn. * Đánh giá kết quả học tập. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn: + Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong. + Cắt theo đúng đường vạch dấu. + Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa. + Hoàn thành đúng thời gian quy định. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS nêu. - HS lắng nghe - HS vạch dấu lên mảnh vải - HS quan sát. - HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các tiêu chí đã nêu - VN tiếp tục thực hành - Trang trí sản phẩm cho đẹp |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu
3. Phẩm chất
- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo
4. Góp phần phát huy các năng lực
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: 1, 2, 3(a,b,c), 4(a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1
- HS: SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động (3p) - GV chuyển ý vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hoạt động thực hành (30p) * Mục tiêu: - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số * Cách tiến hành: |
|
Bài 1: - Gọi Hs nêu yêu cầu. + Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn? - Gv nhận xét, chốt cách đọc số Bài 2: Đọc các số sau. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện - GV nhận xét, chốt lại cách đọc số Bài 3a,b,c (HSNK làm cả bài): Viết các số sau. - Cho HS làm cá nhân – Yêu cầu đổi chéo vở KT - Gv nhận xét, chốt cách viết số Bài 4: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số - Chữa bài, nhận xét. + Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì? 3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài + Đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn, triệu, chục triệu, trăm triệu. - HS chia sẻ kết quả: + 403 210 715: bốn trăm linh ba triệu hai trăm mười nghìn bảy trăm mười lăm + 850 304 900 Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs tham gia trò chơi * Đáp án: + 32 640 507: Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy. + 8 500 658: Tám triệu năm trăm nghìn sáu trăm năm mươi tám. + 830 402 960: Tám trăm ba mươi triệu bốn trăm linh hai nghìn chín trăm sáu mươi. + 85 000 120:Tám mươi lăm triệu không trăm linh không nghìn một trăm hai mươi. (Tám mươi lăm triệu không nghìn một trăm hai mươi) + 178 320 005: Một trăm bảy mươi tám triệu ba trăm hai mươi nghìn không trăm linh năm. + 1 000 001: Một triệu không nghìn không trăm linh một. Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs viết vảo vở - Đổi vở KT chéo a. 613 000 000 b. 131 405 000 c. 512 326 103 d. 86 004 702 e. 800 004 720 Cá nhân – Lớp - HS đọc đề bài. - HS làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp a. Chữ số 5 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 500 000 b.Chữ số 5 thuộc hàng nghìn nên có giá trị là 5 000. c.Chữ số 5 thuộc hàng trăm nên có giá trị là 500. + Phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số đó - VN tiếp tục thực hành đọc, viết số đến lớp triệu - Vn tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết3:Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III) ; bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
3. Phẩm chất
- HS có ý thức học tập chăm chỉ, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ, từ điển
- HS: vở BT, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||
1. Khởi động (3p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||
2. Hình thành kiến thức mới:(12p) * Mục tiêu: HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, từ đơn, từ phức. * Cách tiến hành:Hoạt động cả lớp |
||||||
a. Nhận xét - GV ghi ví dụ lên bảng: Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hanh là học sinh tiến tiến. + Câu có bao nhiêu tiếng? + Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ? + Hãy chia các từ trên thành hai loại: Từ đơn (từ gồm một tiếng) và Từ phức (Từ gồm nhiều tiếng)
- Chốt lại lời giải đúng.
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ gồm có mấy tiếng?
+ Tiếng dùng để làm gì? + Từ dùng để làm gì? b. Ghi nhớ:
|
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu + Câu có 18 tiếng - HS dùng gạch xiên tách các từ trong câu (như SGK) Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến + Câu văn có 14 từ. - Nhận bảng nhóm và hoàn thành bài tập theo nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng. + Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng. + Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức. + Từ dùng để đặt câu. - 2 hs đọc ghi nhớ. - HS lấy VD về từ đơn, từ phức |
|||||
3. Hoạt động thực hành:(18p) * Mục tiêu: HS nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ, làm quen với từ điển để giải nghĩa từ. * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm-Cả lớp |
||||||
Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân. - Yêu cầu đổi chéo KT - Chữa bài, nhận xét, chốt lại cấu tạo từ đơn, từ phức. Bài 2: Tìm trong từ điển: - Tổ chức cho hs mở từ điển tìm từ theo yêu cầu. - Gv nhận xét, chữa bài. Bài 3: Đặt câu. - Tổ chức cho hs làm bài vào vở. - Gv nhận xét, chữa bài. lưu ý hình thức và nội dung của câu 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài cá nhân – Trao đổi chéo - Hs thống nhất kết quả Rất /công bằng/ rất/ thông minh Vừa / độ lượng/ lại/ đa tình / đa mang. Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs tìm cá nhân – Chia sẻ lớp
- 1 hs đọc đề bài. - Hs đặt câu, nêu miệng kết quả câu vừa đặt được. - HS viết câu vào vở - Ghi nhớ cấu tạo của từ đơn, từ phức - Xác định từ đơn và từ phức trong câu vừa đặt ở BT 3 |
|||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện mình kể
2. Kĩ năng:
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK)
3. Phẩm chất
- GD HS lòng nhân hậu, yêu thương con người
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDĐĐHCM : Tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, Sách truyện đọc
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, đóng vau
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động:(5p) - Yêu cầu HS kể câu chuyện Nàng tiên Ốc + Câu chuyện muốn nói điều gì?
- GV nhận xét, khen/ động viên. - Kết nối bài học |
- HS kể chuyện + Cần có lòng nhân ái, yêu thương, quan tâm mọi người |
2. Khám phá: :(8P) Tìm hiểu , lựa chọn câu chuyện: * Mục tiêu: HS lựa chọn được câu chuyện về lòng nhân hậu. * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
|
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS gạch chân các từ ngữ quan trọng - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK + Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? + Khi kể chuyện cần lưu ý gì? - GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng. +GV: Các gợi ý mở rộng cho các em rất nhiều khả năng tìm chuyện trong sgk để kể, tuy nhiên khi kể các em nên sưu tầm những chuyện ngoài sgk thì sẽ được đánh giá cao hơn *GDĐĐHCM : Khuyến khích HS kể các câu chuyện về Bác Hồ để thấy tình thương yêu bao la của Bác Hồ đối với dân với nước nói chung và đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng (VD : truyện Chiếc rễ đa tròn – TV2 tập 2) |
- HS đọc đề, gạch chân từ ngữ quan trọng Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. - 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý ở sgk. + Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người. VD: Nàng công chúa nhân hậu, Chú cuội,... + Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: Bạn Lương, Dế Mèn,.. + Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống: hai cây non, Chiếc rễ đa tròn,.. + Tính hiền hậu,không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác,.. - Hs đọc tiêu chí đánh giá . - 3 - 4 hs giới thiệu tên câu chuyện và nhân vật trong truyện mình sẽ kể. - HS lắng nghe |
3 . Thực hành:(20p) * Mục tiêu: HS ghi nhớ nội dung câu chuyện và kể lại được câu chuyện về lòng nhân hậu đã được nghe, được đọc. Nêu được ý nghĩa câu chuyện * Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp |
|
a/. Kể chuyện theo cặp: * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. + Ý nghĩa câu chuyện là gì? * Giúp đỡ hs M1+M2 4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện. - HS đặt câu hỏi cho bạn kể chuyện về nội dung và ý nghĩa của chuyện + Câu chuyện khuyên chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc nhau - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Khoa học:
VAI TRÒ CỦA VI- TA- MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, …) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
2. Kĩ năng
- Xác định và phân loại được các loại thức ăn chứa vi-ta-min và chất xơ
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Đồ dùng
- GV: Các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- HS: + Có thể mang một số thức ăn thật như: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
+ 4 tờ giấy khổ A0.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm
- KT: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (3p) + Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng? + Chất béo có vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo
- GV nhận xét, khen/ động viên. |
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét + Thức ăn có nhiều chất đạm: thịt, cua, trứng, cá, …Có vai trò tạo ra những tế bào… + Chất béo có vai trò giúp cơ thể hấp thu các vi- ta- min A, D, E, K đó là các thức ăn: dầu, mỡ, vừng, lạc |
||||||||||||
2.Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, …) và chất xơ (các loại rau). - Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: * Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp |
|||||||||||||
HĐ1: Trò chơi: Tìm các loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ: § Bước 1:- Gv chia lớp thành theo nhóm 2, mỗi nhóm đều có phiếu học tập - Yêu cầu HS ngồi quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ.
- GV nhận xét, khen. - GV giảng thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây … cũng chứa nhiều chất xơ. HĐ2: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. § Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.- Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số vi- ta- min mà em biết. Nêu vai trò? + Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao?
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết?
+ Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó? + Những thức ăn nào có chứa chất xơ?
+ Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể? § Bước 2: GV kết luận:+ Vi- ta- min là những chất tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng… + Một số khoáng chất như sắt, can- xi … tham gia vào việc xây dựng cơ thể. … 3. Hoạt động ứng dụng (1p) 4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 2 - Lớp - HS làm việc theo nhóm. - Hoàn thiện bảng sau – Chia sẻ lớp
- Báo cáo kết quả bằng trò chơi tiếp sức. - HS lắng nghe Nhóm 4 – Lớp - HS làm theo nhóm 4. + Các loại vi- ta- min A, B, C, D, …Là chất không tham gia trực tiếp vào việc …cơ thể. + Nếu thiếu Vi- ta- min, Thiếu vi- ta- min A sẽ mắc bệnh khô mắt, quáng gà. Thiếu vi- ta- min D sẽ mắc bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu vi- ta- min C sẽ mắc bệnh chảy máu chân răng. Thiếu vi- ta- min B1 sẽ bị phù, … + Can –xi, phốt pho, sắt, kẽm, i- ốt, …có trong các loại thức ăn như:Sữa, pho- mát, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá, tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu, … + Chất khoáng tham gia vào xây dựng cơ thể. Ngoài ra, cơ thể còn cần một lượng nhỏ một số chất khoáng khác để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng, cơ thể sẽ bị bệnh. Ví dụ: Thiếu sắt sẽ gây chảy máu. Thiếu can- xi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Thiếu i- ốt sẽ sinh ra bướu cổ. + Các thức ăn có nhiều chất xơ là: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, súp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đũa, rau muống, … + Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá bằng việc tạo thành phân giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài. - HS lắng nghe - Ghi nhớ KT của bài - VN lên thực đơn cho 1 tuần với các nhóm thức ăn cho hợp lí |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
……………………............................................................................................................
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu .
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, viết số đến lớp triệu
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học
4. Góp phần phát triển các kĩ năng
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* BT cần làm: Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số, bài 2(a, b), bài 3 (a), bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ kẻ nội dung bài 3, 4
- HS: SGk, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||
1. HĐ khởi động (3p) - GV dẫn vào bài |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
||||||||||
2. Hoạt động thực hành (30p) * Mục tiêu: - Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu . - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. * Cách tiến hành |
|||||||||||
Bài 1 - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số (HS nào xong nêu cả giá trị của chữ số 5) - GV chữa bài, chốt lại giá trị của chữ số 3 trong từng số Bài 2a, b (HSNK làm cả bài): - Yêu cầu HS làm việc nhóm 2. - GV nhận xét và đánh giá, chốt cách viết số Bài 3a: (HSNK làm cả bài) - Yêu cầu HS làm nhóm. + Làm thế nào em trả lời được các câu hỏi? Bài 4 (giới thiệu lớp tỉ) - GV nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu? - GV thống nhất cách viết đúng là 1 000 000 000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ. + Số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Nhận xét, chốt cách đọc, viết số đến lớp tỉ Bài 5 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm) - GV kiểm tra từng HS 4. Hoạt động ứng dụng (1p) 5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp. - HS nêu yêu cầu bài toán. - HS làm cá nhân - HS đọc các số - Chia sẻ lớp * Đáp án: a. 35 627 449: Ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi nghìn bốn trămbốn mươi chín; chữ số 3 thuộc hàng chục triệu, lớp triệu. b. 123 456 789: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám chín; chữ số 3 thuộc hàng triệu lớp triệu. c. 82 175 263: Tám muơi hai triệu một trăm bảy mươi lăm nghìn hai trăm sáu mươi ba; chữ số 3 thuộc hàng đơn vị lớp đơn vị. d. 850 003 002: Tám trăm năm mươi triệu không trăm linh ba nghìn không trăm linh hai, chữ số 3 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
Nhóm 2 – Lớp - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp * Đáp án: a. 5 760 342; b. 5 706 342; c. 50 076 342 d. 57 634 002
Cá nhân – Lớp - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Làm việc cá nhân. - Chia sẻ kết quả: a) Nước có dân số nhiều nhất là Ấn Độ; Nước có dân ít nhất là Lào. b) Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ấn Độ? + Tiến hành so sánh các số có nhiều chữ số Cá nhân – Lớp - S nêu yêu cầu của bài. - 3 đến 4 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. - HS đọc số: 1 tỉ. + Số 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1. - HS hoàn thành bài tập và chia sẻ kết quả:
- HS làm và báo cáo kết quả - Ghi nhớ các KT trong tiết học - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2:Tập đọc:
NGƯỜI ĂN XIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng, cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
3. Phẩm chất
- Biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GDKNS : Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 - SGK (phóng to)
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, đóng vai.
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ nhóm 2, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + 1 em đọc bài:“Thư thăm bạn" + Nêu nội dung bài
- GV dẫn vào bài mới |
+ 1 HS đọc + HS nêu nội dung . . . |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, giải nghĩa một số từ ngữ * Cách tiến hành: |
|
- Gọi 1 HS đọc bài (M3) - GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả ngoại hình của ông lão - GV chốt vị trí các đoạn - Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
|
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe - Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu....cứu giúp + Đoạn 2: Tiếp theo....cho ông cả + Đoạn 3: Còn lại - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, biết nhường nào, xiết chặt,...) - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp - Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải) - HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng - Các nhóm báo cáo kết quả đọc - 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc (trả lời được các câu hỏi cuối bài) * Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp |
|
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ?
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy ? + Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? + Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ?
+ Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào? + Đoạn 2 nói lên điều gì?
+ Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói với cậu như thế nào? + Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? + Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông? Theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão? + Đoạn 3 ý nói gì? + Nêu ý nghĩa của bài
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. |
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành hoạt động báo cáo: + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu. + Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi,dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin. - Vì nghèo đòi khiến ông lão thảm thương như vậy. 1. Ông lão ăn xin thật đáng thương. + Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói: Hành động: lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông. Lời nói: Ông đừng giận cháu,, cháu không có gì cho ông cả. + Chứng tỏ cậu tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông. 2. Cậu bé thương ông lão, cậu muốn giúp đỡ ông. + Ông nói: như vậy là cháu đã cho ông rồi. + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và Phẩm chất tôn trọng. + Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu. 3. Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé. *Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão. - HS ghi lại nội dung bài |
3. Luyện đọc diễn cảm (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm đoạn 2 của bài, thể hiện được sự chân thành và cảm thông qua lời nói và hành động của cậu bé * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài - Yêu cầu các nhóm đọc diễn cảm đoạn 2 - GV nhận xét chung 4. Hoạt động ứng dụng (1 phút) - Em học được điều gì qua các câu chuyện cổ? 5. Hoạt động sáng tạo (1 phút) |
- 1 HS nêu lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS nêu theo ý hiểu - VN kể lại câu chuyện Người ăn xin bằng lời của cậu bé |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III).
3. Phẩm chất
- HS tích cực, tự giác làm việc
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||
1. Khởi động:(3p) + Miêu tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện có tác dụng gì? - GV kết nối - dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Giúp làm nổi bật tính cách, thân phận của nhân vật |
||||
2. Hình thành KT (12 p) * Mục tiêu: Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (ND ghi nhớ). * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm 4 - Lớp |
|||||
a. Nhận xét Bài tập 1, 2: - Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé vào bảng nhóm theo nhóm. - Các nhóm nêu kết quả. + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho ta thấy cậu bé là người ntn? + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính cách của cậu bé? - Gv nhấn mạnh nội dung . Bài 3: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau? + Nhận xét, kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn. Cách a) Tác giả dẫn trực tiếp – tức là dùng nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (ông – cháu). Cách b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão, tức là bằng lời kể của mình. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão. + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì? + Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật? b. Ghi nhớ: - GV chốt lại nội dung |
- 1 hs đọc đề bài. - Nhóm 4 hs làm bài. Đại diện nhóm nêu kết quả.
+ Cậu là người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khốn khổ của ông lão. … + Nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu. - Đọc thầm, thảo luận cặp đôi. + HS tiếp nối nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng. Cách a) Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với cậu bé. Cách b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình. + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật. + Có 2 cách: lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. - 2 HS đọc thành tiếng. |
||||
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp, gián tiếp. (BT mục III). * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp |
|||||
Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp. - Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm. - Gọi hs nêu miệng kết quả. + Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp? - Gv chữa bài, nhận xét, chốt lại 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật Bài 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp.
+ Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp ta phải làm gì? - GV chốt lại lời giải đúng, chốt cách chuyển Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp. + Muốn chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp ta cần chú ý những gì?
- GV chữa, chốt cách chuyển đổi 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - 1 hs đọc đề bài, tiến hành thảo luận theo nhóm. ghi kết quả vào bảng nhóm. - Hs đọc thầm 2 cách kể, nêu nhận xét của mình. + Dẫn gián tiếp:Bị chó sói đuổi + Dẫn trực tiếp: - Còn tớ, tớ sẽ nói đang đi thì gặp ông ngoại. - Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. + Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép. + Lời dẫn gián tiếp đứng sau các từ nối: rằng, là và dấu hai chấm. * Nhóm 2 – Lớp - 1 hs đọc yêu cầu - Hs làm bài theo nhóm 2, đại diện chia sẻ kết quả * Đáp án: a) Vua nhìn thấy ….hỏi bà hàng nước: - Xin cụ cho biết ai têm trầu này? Bà lão bảo: - Tâu bệ hạ, trầu này do chính già têm. Nhà vua không tin, ….nói thật: - Thưa, đó là trầu do con gái già têm. + Thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dấu hai chấm kết hợp với gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép. * Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - HS đọc yêu cầu bài. + Ta đổi từ xưng hô, bỏ dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng, gộp lại lời kể với lời nhân vật. - HS làm cá nhân – Đổi chéo KT, chia sẻ kết quả * Đáp án: Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không. Hoè đáp rằng thích lắm. - Ghi nhớ 2 cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật - VN tập chuyển đổi lời dẫn trực tiếp và gián tiếp |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 4: Địa lí:
MỘt sỐ dân tỘc Ở Hoàng Liên Sơn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, …
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ, ...
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
3. Phẩm chất
- HS có Phẩm chất học tập nghiêm túc, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
*GD BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du:
+ Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
+ Trồng trọt trên đất dốc
+ Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
+ Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: + Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS: SGK, tranh, ảnh
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình
- KT: đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Khởi động: (5p) + Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn?
+ Nơi cao nhất của đỉnh núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
- GV giới thiệu bài mới |
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét: + Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung hẹp và sâu… + Khí hậu quanh năm lạnh, những tháng mùa thu đội khi có tuyết rơi, …
|
2. Bài mới: (30p) * Mục tiêu: - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao, … - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm-Lớp |
|
HĐ1: Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của một số dân tộc ít người: - GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi sau: + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng? + Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? + Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao + Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người? + Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời, chốt nội dung HĐ2. Bản làng với nhà sàn: - GV phát phiếu học tập cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi: + Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn? + Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì? + Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây? - GV nhận xét và sửa chữa, chốt nội dung HĐ3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục: - GV cho HS dựa vào mục 3, các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục (nếu có) trả lời các câu hỏi sau: + Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên.
+ Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ. Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hóa này?(dựa vào hình 3). + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4 và 5. - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời, chốt ý 3. Hoạt động ứng dụng (1p) * GD BVMT: Người dân ở HLS đã làm gì để thích nghi và cải tạo môi trường ở miền núi ?
4. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Cá nhân - Lớp + Hoàng Liên Sơn dân cư thưa thớt.
+ Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Thái, Mông … + Thứ tự là Thái, Dao, Mông.
+ Vì có số dân ít.
+ Đi bộ hoặc đi ngựa. Vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn, đi lại khó khăn. - HS khác nhận xét, bổ sung. Nhóm 2 – Lớp - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Ở sườn núi hoặc ở thung lũng. Bản thường có ít nhà, chỉ ở thung lũng mới đông. + Tránh ẩm thấp và thú dữ.
+ Gỗ, tre , nứa … + Nhiều nơi có nhà xây, mái ngói hợp vệ sinh…. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 4 – Lớp - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. + Phiên chợ họp vào những ngày nhất định, chợ họp đông vui. Các hoạt động buôn bán là trao đổi hàng hoá, nơi giao lưu văn hoá, gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên. + Rau, củ, quả và quần áo. Vì nay là những mặt hàng mà người dân tự làm được. + Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, ... + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa xuân. Trong các lễ hội có các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn + Mỗi dân tộc thường có cách ăn mặc riêng, trang phục của họ mang nét riêng biệt của dân tộc mình…
+ Để thích nghi và cải tạo môi trường ở miền núi và trung du con người đã: + Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ + Trồng trọt trên đất dốc + Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước - VN tìm hiểu về các HĐSX của người dân HLS |
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................
Tiết 5: Tiếng Việt*:
Mẹ ốm - Dế Mèn Bênh Vực Kẻ yếu (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phân biệt l hay n; an hay ang.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: |
- Hát - Lắng nghe. |
a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút): - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn chính tả cần viết trong sách giáo khoa. - Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết. - Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả. Bài viết a) Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. b) Tôi cất tiếng hỏi lớn: “Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.” Tôi thét: “Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này.” |
- 2 em đọc luân phiên, lớp đọc thầm. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh viết bài. |
b. Hoạt động 2: Luyện bài tập chính tả (12 phút): |
|
Bài 1. Tìm 4-5 từ có tiếng : la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập, neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.
|
Bài làm .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 2. Điền âm đầu và vần vào các dòng thơ sau : Đồng chiêm phả nắng . . ên không Cánh cò dẫn gió qua thung ...... . úa vàng Gió n…. tiếng hát . . . ói . . . ang …ong …anh lưỡi hái …iếm ngang chân trời. |
Bài 3. Đặt 2 câu có từ “chói chang”. Bài làm .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai; chuẩn bị bài buổi sáng tuần sau. |
- Các nhóm trình bày. - Học sinh nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
............................................................................................................
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2022
Tiết 1:Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
2. Kĩ năng
- Vận dụng các đặc điểm của dãy số tự nhiên để làm các bài tập
3. Phẩm chất
- Học tập tích cực, tính toán chính xác
4. Góp phần phát triền các NL:
- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập.
- HS: SGK, vở,...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV giới thiệu, dẫn vào bài mới |
- HS chơi trò chơi: Truyền điện: Nối tiếp đọc các số tự nhiên trong phạm vi 100 |
2. Hình thành kiến thức (12 p) * Mục tiêu: : HS bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên * Cách tiến hành:.Hoạt động cả lớp |
|
- GV : Các số các em vừa đọc (Khởi động) được gọi là số tự nhiên. Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn gọi là dãy số tự nhiên - Yêu cầu HS biểu diễn các số từ 0-10 trên tia số - Yêu cầu nêu đặc điểm của tia số *Đặc điểm của dãy số tự nhiên. + Em có nhận xét gì về số liền sau của một số tự nhiên? + Cứ thêm 1 vào một số tự nhiên ta được số ntn? +Bớt 1 ở STN ta được số nào? + STN bé nhất là số nào? + Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - GV chốt lại đặc điểm của dãy số tự nhiên |
- Hs lắng nghe - HS biểu diễn – Chia sẻ lớp - HS nêu: Mỗi số ứng với một điểm trên tia số + Lớn hơn số đứng trước 1 đơn vị.
+ Ta được số liền sau nó. Vậy không có STN lớn nhất. +Ta được số liền trước nó + Số 0 + Hai STN liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. |
3. HĐ thực hành (18p) * Mục tiêu: Vận dụng làm các bài tập liên quan * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp |
|
Bài 1: Viết STN liền sau. + Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào? - Chữa bài, nhận xét. Bài 2:Viết STN liền trước + Nêu cách tìm số liền trước? - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân. - Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Tổ chức cho hs làm vào vở - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS - Chữa bài, nhận xét.
Bài 4a:(HSNK làm cả bài) Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Tổ chức làm bài cá nhân - Chữa bài, nhận xét. * KL:
4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- 1 hs đọc đề bài. + Muốn tìm số liền sau ta lây số đó cộng thêm 1. - Hs làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp - 1 hs đọc đề bài. + Ta lấy số đó trừ đi 1. - Hs làm bài - Chia sẻ kết quả 11 ; 12 99 ; 100 1001 ; 1002 9 999 ; 10 000. - 1 hs đọc đề bài. - HS làm vào vở - HS chia sẻ kết quả: a. 4 ; 5 ; 6 b. 86 ; 87 ; 88 c.896 ; 897 ; 898 d. 9 ; 10 ; 11 e.99;100; 101 g. 9998; 9 999; 10000 - 1 hs đọc đề bài. - Hs nêu miệng kết quả, nêu quy luật của dãy số a. 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915. b. 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 6; 18; 20 c. 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 19; 21 - Ghi nhớ các đặc điểm của STN - VN làm các bài tâp về quy luật của dãy STN |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
:...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu::
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4) ; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác học bài. Biết sống nhân hậu, đoàn kết
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL phát hiện và giải quyết vấn đề
* GD BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút, ..
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm,
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||
1. Khởi động (3p)
- Dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
|||||||||||||
2. Hoạt động thực hành (30p) * Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4) ; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác * Cách tiến hành: |
||||||||||||||
Bài 1: Tìm các từ có tiếng : Hiền ; ác. + Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Gọi hs trình bày kết quả. - Gv chữa bài, nhận xét. + Gọi hs giải nghĩa một số từ. Bài 2: Tìm từ trái nghĩa, cùng nghĩa a. Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ nhân hậu? b. Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ đoàn kết? - Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm. - Chữa bài, nhận xét, yêu cầu HS đặt câu với từ vừa xếp Bài 3: Điền từ vào chỗ chấm. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở. - Gọi hs đọc các thành ngữ, tục ngữ vừa điền đầy đủ. - Gv nhận xét.
Bài 4: Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân, nối tiếp nêu miệng kết quả *GDMT : Giáo dục học sinh biết được lòng yêu thương người qua tinh thần đoàn kết. 4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p) |
Nhóm 4 - Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Nhóm 4 hs điền kết quả vào phiếu học tập – Chia sẻ lớp
- Hs dựa vào từ điển giải nghĩa một số từ vừa tìm được . Nhóm 2 – Lớp - Hs làm bài theo nhóm 2, trình bày kết quả.
Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs điền từ vào câu tục ngữ , thành ngữ trong vở. - 3 - 4 hs đọc các câu đã điền hoàn chỉnh. a. Hiền như bụt (đất) b. Lành như đất (bụt). c. Dữ như cọp (beo). d. Thương nhau như chị em ruột. (chị em gái) Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs dùng từ điển để giải nghĩa theo yêu cầu. - Hs nối tiếp nêu miệng kết quả - HS lấy VD minh hoạ - Học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong tiết học - Nêu hoàn cảnh sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ đó |
............................................................................................................
Tiết5: Tập làm văn:
VIÊT THƯ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ)
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thămm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III).
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác làm bài.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo
* KNS: - Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Tư duy sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: bảng phụ
- HS: Vở BT, SGK
2. Phương pháp, kĩ thuât
- PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, quan sát, thực hành.
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (3p) - GV kết nối, dẫn vào bài mới |
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ |
2. Hình thành kiến thức (12p) * Mục tiêu: Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ) * Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp |
|
a. Nhận xét - Tổ chức cho hs đọc thầm bài văn "Thư thăm bạn" thảo luận nhóm yêu cầu 1,2,3. + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? + Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi gia đình và địa phương Hồng ntn?
+ Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư em có nhận xét gì về phần đầu và phần cuối bức thư?
b. Ghi nhớ - GV chốt nội dung |
Cá nhân – Nhóm 4 – Lớp - 1 HS đọc to bài văn. - HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu của bài. - Hs trao đổi nhóm 4, trả lời câu hỏi. + Thăm hỏi, động viên Hồng.
+ Thăm hỏi, động viên, thông báo, trao đổi ý kiến + Sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ + Lương thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương. + ...sự quan tâm của mọi người với bà con vùng lũ... + Nội dung bức thư cần: Lí do mục đích viết thư Thăm hỏi người nhận thư Thông báo tình hình của người viết thư Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm + Phần mở đầu ghi thời gian, địa điểm viết thư, lời thăm hỏi. Phần cuối ghi lời chúc, lời hứa hẹn - 2 hs đọc ghi nhớ |
3. HĐ thực hành:(18p) *Mục tiêu: HS bước đầu biêt trình bày và viết được một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung. * Cách tiến hành: Cá nhân – Lớp |
|
* Tìm hiểu đề. Đề bài: Viết thư gửi một người bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cần xưng hô ntn? + Em cần kể cho bạn nghe điều gì về tình hình ở lớp ở trường mình? + Em nên chúc và hứa hẹn điều gì với bạn? * Viết thư. - Tổ chức cho hs viết bài vào vở. - Gọi hs đọc thư vừa viết. - Gv nhận xét, đánh giá. 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
- Hs đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng + Bạn ở trường khác + Kể cho bạn nghe tình hình của lớp của trường em + Bạn, cậu, đằng ấy ; xưng là :tớ, mình + Tình hình học tập, văn nghệ, thể thao, thăm quan, thầy cô giáo. .. + Chúc bạn khoẻ, hẹn thư sau.
- Hs viết bài vào vở - 4 -> 5 hs đọc bài vừa viết - VN tiếp tục hoàn thiện lá thư - VN tìm hiểu về các đề bài viết thư khác và viết theo yêu cầu |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 7: Tiếng Việt*:
Luyện Tập Tổng Hợp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo của tiếng; mở rộng vốn từ về chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết; từ đơn, từ phức; dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 3 trong 5 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 4 trong 5 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên |
Hoạt động học tập của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: |
- Hát - Lắng nghe. |
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. |
- Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. |
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): |
|
Bài 1. Gạch một gạch dưới từ đơn và hai gạch dưới từ phức trong đoạn thơ sau: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm |
Bài 2. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau: Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tú Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời !” Bài làm .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 3. Nối khung bên trái với một khung tương ứng ở bên phải: |
|
Bài 4. Câu thơ : Bà ơi ! Thương mấy là thương Mong đừng ai lạc giữa đường về quê. a. Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng? b. Những tiếng nào có đủ ba bộ phận? c. Những tiếng nào không đủ ba bộ phận? |
Bài làm ............................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
Bài 5. Đặt 1 câu có 8 đến 10 tiếng , trong đó không có tiếng không có âm đầu. |
Bài làm ............................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... |
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. |
- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. |
RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2022
Tiết 5:Toán:
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
+ Sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân .
+ Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số .
2. Kĩ năng
- Vận dụng được vào giải bài toán có liên quan
3. Phẩm chất
- Tính chính xác, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyế vấn đề,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 , bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|||||||||||||||||
1.Khởi động:(3p) - GV dẫn vào bài mới |
- TBHT điều hành lớp: Trò chơi Xì điện + Nêu quy luật của dãy số + Hoàn thành dãy số |
|||||||||||||||||
2. Hình thành kiến thức mới:(12p) * Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết được đặc điểm của hệ thập phân. * Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp |
||||||||||||||||||
a. Đặc điểm của hệ thập phân. - Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. + 10 đơn vị bằng mấy chục? +10 chục bằng mấy trăm? +10 trăm bằng mấy nghìn? + Trong hệ thập phân cứ 10đv ở một hàng thì tạo thành mấy đv ở hàng trên liên tiếp nó? * Chính vì thế ta goi là hệ thập phân. b. Cách viết số trong hệ thập phân: + Ta sử dụng những chữ số nào để viết được mọi số tự nhiên?
+ Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu? - Gv nêu VD: 999 nêu giá trị của mỗi chữ số 9 trong số trên? * Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi STN. Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân |
+ 10 đơn vị bằng 1 chục + 10 chục bằng 1 trăm + 10 trăm bằng 1 nghìn + Trong.....cứ 10 đv ở một hàng tạo thành một đv ở hàng trên liên tiếp nó. - HS nhắc lại + Sử dụng 10 chữ số: 0 , 1, 2, 3, 3, 5, 6, 7, 8, 9. Hs nêu ví dụ: 789 ; 324 ; 1856 ; 27005. + Hs nêu giá trị của mỗi chữ số trong từng số. + Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. + 9 ; 90 ; 900 - HS nhắc lại |
|||||||||||||||||
2. Hoạt động thực hành:(18p) * Mục tiêu: Vận dụng làm các bài tập liên quan * Cách tiến hành: |
||||||||||||||||||
Bài 1: Viết theo mẫu. - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, chốt cách đọc, viết số Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng. - Hs làm bài cá nhân - Gv chữa bài, nhận xét. Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số - Gọi HS đọc đề bài. - Cho hs làm bài vào phiếu học tập - Gv nhận xét. + Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc điều gì? 4. HĐ ứng dụng (1p) 5. HĐ sáng tạo (1p) |
Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm cá nhân – Đổi chéo KT bài - Thống nhất kết quả.
Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs viết vào vở - Chia sẻ kết quả: 387 = 300 + 80 + 7 873 = 800 + 70 + 3 4 738 = 4 000 + 700 +30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài cá nhân – Chia sẻ lớp:
+ Phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong số đó - Ghi nhớ các đặc điểm của viết số tự nhiên trong hệ thập phân. - Tìm các bài tập cùng dạng trong sách buổi 2 và giải |
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Toan *:
Hàng triệu – Lớp triệu.
A.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, viết, phân tích số ở lớp triệu.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác
B.Đồ dùng dạy học:
- BT thực hành
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||||||||||
1.ổn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giao việc: làm các bài tập trong vở bài tập toán (trang 14 ) Tiết 1 : -BT1 : Viết số ? -BT2 : Giá trị của chữ số 9 ? BT3 : -Viết số thích hợp vào chỗ chấm? BT 4 : Đố vui : Gợi ý HS nk làm vào vở. Tiết 2 : -BT1 : Viết số liền trước, liền sau -BT2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm ? - BT 3 : Viết số thành tổng : BT 4 : HS đọc đề - Gợi ý để HS suy nghĩ làm bài GV chấm bài, nhận xét |
Vở BTT Bài 1: a/ 860 200 400 b/ 471 632 598 c/ 65 857 000 d/ 905 460 800 e/ 500 009 810 Bài 2: 2 em lên bảng –cả lớp làm vào vở: 59 482 177 ( 90 000 000 ) 920 365 781 ( 900 000 000 ) 194 300 208 ( 90 000 000 ) Bài 3: Cả lớp làm vào vở – 2em lên bảng: BT1 :
204, 205, 206, 207, 208, 209 , 210 , 211 538 = 500 + 30 + 8 946 = 900 + 40 + 6 2 759 = 2 000 + 700 + 50 + 9 48 375 = 40 000 + 8 000 + 300 + 70 + 5 a/ Chữ số 6 chỉ 6 000 là B/ 586 172 b/ Chữ số 2 chỉ 20 000 là C/ 24 675 HS hoàn thành BT, nộp vở chấm bài |
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố : Hàng triệu, lớp triệu
2.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài
............................................................................................................
Tiết 4: Sinh hoạt lớp SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 3
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Biết được phương hướng tuần 4
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thu gom giấy vụn, sách báo làm kế hoạch nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tin
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
+ Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Học tập:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
................................................................................................................................................