Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17
TUẦN 17
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Bài 1: Tôi là học sinh lớp 1
I. MỤC TIÊU
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, người viết tự giới thiệu về mình; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi về nhân vật; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh về một số hoạt động quen thuộc (đá bóng, đọc sách, kéo co, múa) và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh, về những gì các em thích và không thích cũng như những thay đổi của các em từ khi đi học.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, thầy cô và nhà trường; sự tự tin; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB tự sự, người viết tự giới thiệu về mình; nội dung của VB Tôi là học sinh lớp 1 (lời kể của cậu bé Nam, nói về bản thân mình từ ngày đi học đến nay).
- GV nắm được kĩ năng giới thiệu bản thân trước nhiều người để có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn cho HS (mắt nhìn vào người đối thoại, gương mặt tươi cười, biểu cảm tự tin, nói năng mạch lạc,...).
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (đồng phục, hãnh diện, chững chạc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
GV nắm được những thay đổi chung về tâm sinh lí của HS lớp 1 từ ngày bắt đầu khai giảng đến hết học kì 1. Quan sát kĩ từng em để thấy được sự tiến bộ ở từng cá nhân, để giúp các em nói về bản thân trước lớp theo yêu cầu bài học. Qua đó, GV có biện pháp khích lệ, giúp đỡ các em hoàn thiện bản thân.
3. Phương tiện dạy học
*. Giáo viên: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể sưu tấm những clip giới thiệu về bản thân của HS tiểu học để trình chiếu trước lớp.
*. Học sinh: SGK, bảng con, vở BTTV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (4-5’) + GV yêu cẩu HS nói về những điều các em thích hoặc không thích từ khi đi học đến nay. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý: - Các em đã học một học kì, các em thấy đi học có vui không? - Em thân nhất với bạn nào trong lớp? - Đồ ăn ở trường có ngon không? - Em thích nhất món nào? - Đi học mang lại cho em những gì? - Em có thay đổi gì so với đầu năm học? - Em không thích điều gì ở trường?... (Có thể chiếu clip về những đoạn giới thiệu bản thân của HS lớp 1 mà GV đã chuẩn bị). - HS trả Gv gọi HS khác nhận xét, bổ sung hoặc có câu trả lời khác. + GV: Các em đã học song học một học kì, các em thấy đi học rất vui, các em học được nhiều điều hay làm nhiều việc tốt, đã biết đọc,biết viết,biết thêm nhiều bạn mới… để hiểu hơn về điều đó hôm nay cô cùng các em đọc và tìm hiểu bài đọc Tôi là học sinh lớp 1. 2. Đọc (29 – 30’) - GV đọc mẫu toàn VB. - Bài có mấy câu? - HS đọc câu. + Đọc câu lần 1 - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (hãnh diện, truyện tranh,...). + Đọc câu lần 2 - GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Tôi tên là Nam,/ học sinh lớp 1A,/ Trường Tiểu học Lê Quý Đôn;...) - HS đọc đoạn. + GV chia VB thành các đoạn Đoạn 1: từ đẩu đến hãnh diện lắm, Đoạn 2: phần còn lại. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài. đổng phục: quần áo được may hàng loạt cùng một kiểu dáng, cùng một màu sắc theo quy định của một trường học, cơ quan, tổ chức; hãnh diện: vui sướng và tự hào; chững chạc: đàng hoàng, ở đây ý nói: có cử chỉ và hành động giống như người lớn. + HS đọc đoạn theo nhóm.
- GV nhắc HS khi đọc văn bản, hãy “nhập vai” coi mình là nhân vật Nam, giọng đọc biểu lộ sự sôi nổi, vui vẻ và hào hứng. - GV đọc toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- 5- 6 HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe - Bài có 7 câu + 7 HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ 7 HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS đọc bài trong nhóm
- Đại diện 1- 2 nhóm thi đọc.
+ 2 HS đọc cả bài. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi (15- 15’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi: + GV Chia lớp thành nhóm a. Bạn Nam học lớp mấy? b. Hồi đầu năm, Nam học gì?
c. Bây giờ, Nam biết làm gì?.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. GV và HS thống nhất câu trả lời 4. Viết vào vở câu trả lời(18-20’) GV nhắc lại câu hỏi: - Bạn Nam học lớp mấy? - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và viết lên bảng để HS quan sát và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Nam học lớp 1.) - Trong câu này có từ nào được viết hoa? Vì sao?
- Cuối câu có dấu gì? Nam học lớp 1. - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm cuối câu. GV hướng dẫn HS tô chữ N viết hoa, sau đó viết câu vào vở. Khi viết câu, GV cho HS tự chọn viết chữ N viết hoa hoặc chữ N in hoa. Nên khuyên khích HS viết chữ in hoa cho đơn giản. Điều lưu ý này áp dụng cho các phần có liên quan đến viết chữ hoa trong toàn tập hai. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Nam học lớp 1; b. Hồi đấu năm học, Nam mới bắt đầu học chữ cái; c. Bây giờ, Nam đã đọc được truyện tranh, biết làm toán. - Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- 1 HS trả lời - Bạn Nam học lớp 1
- Từ Nam được viết hoa vì vừa là chữ đầu câu ,vừa là tên riêng. - Cuối câu có dấu chấm
Học sinh tô chữ hoa N
|
............................................................................................................................
Tiết 4 Toán : Bài 21: Số có hai chữ số (tiết 1)
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
10 phút
15 phút
|
1. Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- G giơ các bó que tính tương ứng với các chục ( 30 , 50 , 20 ) - GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt. - Giới thiệu bài. 2. Khám phá * GV lấy 2 thẻ 1 chục que tính và 4 que tính rời . - Trên tay trái cô có mấy chục que tính ? Vậy cô có 2 chục ( GV bắn máy chiếu số 2 vào khung như trong SGK/ 10, vào cột chục ) - Trên tay trái cô có mấy que tính ? - GV tiếp tục bắn MC 4 vào cột đơn vị . - GV : Cô có 2 chục , 4 đơn vị , cô viết được số 24 ( GV bắn số 24 vào cột viết số ) - 24 : đọc là Hai mươi tư ( GV bắn máy chiếu vào cột đọc số ) * GV lấy 3 thẻ 1 chục que tính và 5 que tính rời . - Cô có mấy chục và mấy đơn vị ?- - Có 3 chục và 5 đơn vị , bạn nào có thể viết và đọc số cho cô ? - GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 5 thì đọc là : lăm * GV lấy 7 thẻ 1 chục que tính và 1 que tính rời . - Bạn nào viết và đọc số cho cô ? - GV nhận xét , khen HS - GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà hàng đơn vị là 1 , các em không đọc là một mà đọc là mốt : VD : Bảy mươi mốt - Tượng tự với 89 - GV chốt : Khi đọc số có hai chữ số , các em đọc chữ số chỉ chục rồi mới đến chữ số chỉ đơn vị ,giữa hai chữ số phải có chữ mươi . - GV đưa thêm yc HS đọc : 67 , 31 , 55 , 23 , 69 GIẢI LAO 3. Hoạt động * Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu - Quan sát tranh và dựa vào chữ ở dưới, thảo luận nhóm 2 tìm số đúng. ? Vì sao ở hình 4 em lại tìm được số 18. ? Vì sao ở hình cuối em lại tìm được số 25 . - Bài củng cố KT gì ? * Bài 2 : - YC HS đọc yc bài 2 . - GV bắn MC đáp án đúng . - Đọc lại các số - Em có nhận xét gì về các số này * Bài 3 :
- GV yc HS thảo luận nhóm 2 , đọc các số trên con chin cánh cụt - G nhận xét , chốt cách đọc số và khen HS . 4. Củng cố - G nhận xét , khen HS . - G nhận xét tiết học . |
- H thi đua quan sát và viết nhanh số tròn chục vào bảng, mỗi lần đúng đươc 1 điểm . - Có 2 chục que tính - Có 4 que tính . - Có 3 chục và 5 đơn vị . - Viết số : 35 Đọc số : Ba mươi lăm - Viết số : 71 Đọc số : Bảy mươi mốt - HS đọc nhóm đôi . - HS đọc 67 : Sáu mươi bảy 31 : Ba mươi mốt 55 : Năm mươi lăm 23 : Hai mươi ba 69 : Sáu mươi chín - HS khác nhận xét . - HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được. - HS nêu các số tìm được theo dãy. + 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị + 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị + 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị + 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị + 69 gồm 6 chục và 9 đơn vị + 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị HS1 : Vì có 1 túi quả 1 chục và 8 quả lẻ HS 2 : Vì số đó gồm 1 chục và 8 đơn vị . - Vì có 2 túi quả 1 chục và 5 quả lẻ . - Củng cố KT : cấu tạo của số . - H nêu yêu cầu : Số - H đọc các số theo thứ tự và tự tìm số còn thiếu . - H trao đổi đáp án với bạn trong nhóm 2 . - H nêu đáp án của mình . a. 10 ,11 ,12 ,13 ,14 , 15 , 16, 17, 18, 19 b. 20 , 21 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 c . 90 , 91 , 92 ,93 ,94 ,95 ,96 , 97 ,98 ,99 - Đây là các số có hai chữ số .
- H nêu y/c - H đọc số trong nhóm 2 . - H đọc số theo dãy trước lớp . - H khác nhận xét . |
............................................................................................................................
Tiết 5,6 Tiếng Việt : Bài 1: Tôi là học sinh lớp 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở( 15- 17’) GV: Ghi bảng các từ: bổ ích, mới, hãnh diện GV : Ghi bảng câu: Nam rất (…) khi được cô giáo khen - GV hướng dẫn chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Hãy nói cho cô biết nhóm con chọn từ nào để điền vào câu trên? - Tại sao con không chọn từ bổ ích hay từ mới để điền? - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện. (Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen.)
-Trong câu này chữ nào được viết hoa? - Quan sát chữ đầu câu cô viết như thế nào? GV: hướng dẫn cách viết hoa, cuối câu có dấu chấm - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh ( 15 -17’) GV Ghi bảng từ ngữ: đá bóng, đọc sách, kéo co, múa. - GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. HS và GV nhận xét. |
- HS: 1 em đọc lại các từ trên bảng
HS: Thảo luận tìm câu trên thích hợp với câu dưới
HS: Chọn từ hãnh diện
- HS: Đại đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Nam rất hãnh diện khi được cô giáo khen. - HS: 1 em đọc câu hoàn chỉnh - Lớp đọc đồng thanh
- HS: chữ Nam - Chữ đầu câu viết hoa và lùi vào một ô.
- HS viết bài vào vở.
- 1- 2 HS đọc các từ ngữ trên bảng. - HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
VD: tranh 1, có thể nói: Các bạn chơi đá bóng rất hào hứng/ Em rất thích chơi đá bóng cùng các bạn; Tranh 2: Em thích đọc sách/ Đọc sách rất thú vị,...)
|
Tiết 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết(17- 18’) GV đọc to cả hai câu. {Nam đã đọc được truyện tranh. Nam còn biết làm toán nữa.) - GV : viết lên bảng - GV hướng dẫn đoạn viết: - Viết lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. - Chữ dễ viết sai chính tả: truyện tranh, làm, nữa. - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: - GV đọc câu theo từng cụm từ cho HS viết. {Nam/ đã đọc được/ truyện tranh./ Nam/ còn biết/ làm toán nữa.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. - Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại lần1 cả câu và yêu cầu HS chỉ tay vào từng chữ để rà soát lỗi. - Đọc lần 2 yêu cầu HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa( 9-10’) - GV : Đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp a. s hay x : học ..inh , …inh đẹp, …ách vở b.tr hay ch: …anh ảnh, …ữ cái vui …ơi - Gọi HS lên trình bày kết quả trước lớp. - HS Và Gv nhận xét.
9. Chọn ý phù hợp để nói về bản thân em(4- 5’) - Đây là phần luyện nói theo những gợi ý cho sẵn. GV giải thích: (không cần phải lấy tất cả các ý). VD: Từ khi đi học lớp 1, em thức dậy sớm hơn,...
- GV gọi một vài HS trình bày trước lớp 10. Củng cố (3-4’) - Khi học song bài này em đã học được những gì? - Em có thích không? Thích nhất phần nào? - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS: 2 em đọc
- Lần 1: tự soát lỗi bài của mình
- Lần 2: đổi vở cho cho nhau để soát lỗi, dùng bút chì, thước kẻ gạch chân chữ bị sai cho bạn.
- 2 HS đọc nội dung bài. - HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp. - (2 - 3) HS lên điển vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng. a. s hay x : học sinh, xinh đẹp, sách vở b.tr hay ch: tranh ảnh, chữ cái , vui chơi
- HS: 2-3 em đọc to các từ ngữ, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm các nội dung trong SHS, sau đó thảo luận nhóm.
- HS tự chọn các ý đúng với bản thân và nói lại câu hoàn chỉnh với các bạn - Từ khi đi học lớp 1: Em không khóc nhè. Ăn sáng nhanh hơn. Em không ngóng bố mẹ đón về… - HS trình bày trước lớp.
- HS: trả lời - HS nêu ý kiến về bài học
|
............................................................................................................................
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2022
Tiết 1,2 Tiếng Việt:
Bài 2: Đôi tai xấu xí
I. MỤC TIÊU
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có dẫn trực tiếp lời nhân vật; đọc đúng các vẩn uây, oang, uyt và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kỹ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phẩm triển phẩm chất và năng lực: tự tin vào chính mình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm của VB (truyện có dẫn trực tiếp lời nhân vật); nội dung của VB Đôi tai xấu xí, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
- GV nắm được đặc điểm phát âm và cấu tạo của các vẩn uảy, oang, uyt; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (động viên, quên khuấy, suyt, tấm tắc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
- GV hiểu được vẻ ngoài không bình thường (thậm chí xấu xí) của một số động vật và vai trò của điểm khác thường đó. Chẳng hạn: Cái bướu của lạc đà và chức năng dự trữ năng lượng; cái sừng lớn, sắc nhọn của tê giác và vai trò làm vũ khí tấn công kẻ thù; cái túi của kang-gu-ru như cái nôi bảo vệ an toàn cho đàn con; cái túi cổ họng của bồ nông, nơi chứa đựng thức ăn và nước uống; cái cổ dài quá cỡ của hươu cao cổ giúp nó có thể ăn được lá cây keo ở độ cao mà hầu hết động vật ăn cỏ khác không thể với tới;...
- GV hiểu tập tính của mèo để hướng dẫn HS làm bài tập hoàn thiện câu bằng cách chọn từ ngữ trong khung điền vào chỗ trống. (Tai của mèo có 30 cơ khác nhau, cho phép xoay theo nhiều hướng khác nhau. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng phát ra âm thanh hoặc dựng hẳn lên.)
3. Phương tiện dạy học
- GV: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
-HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (4-5’) - Ôn: Con hãy nhắc lại tên bài học trước? Hãy nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó? - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm về điểm đặc biệt của mỗi con vật trong tranh. - Trong tranh vẽ những con gì? - Hãy nêu đặc điểm của từng con vật?
+ GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời. GV giới thiệu vào bài : Mỗi một loài động vật đều có tên gọi và có những đặc điểm riêng . Bài học hôm nay cũng nói về đặc điểm một loài động vật đó lài bài đọc Đôi tai xấu xí. - GV treo tranh cho HS quan sát. GV: Các em nhìn tranh và nói xem đôi tai xấu xí là của ai? GV: Các em có nghĩ là đôi tai của thỏ con thực sự xấu không? GV: Vì sao các em nghĩ vậy? 2.Đọc (29-30’) - GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - HS đọc câu. + Đọc nối tiếp từng câu lần 1. - GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới. - Tìm cho cô từ ngữ trong bài có chứa vần uây, oang, uyt? + Gv ghi bảng: quên khuấy, hoảng sợ, suyt. và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó + Gọi HS đánh vần, đọc trơn + Đọc nối tiếp từng câu lần 2. + GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. + GV đọc mẫu câu dài lần 1 + Cô giáo đã ngắt hơi ở những chỗ nào? (VD: Một lẩn,/ thỏ và các bạn/ đi chơi xa,/ quên khuấy đường về.) + GV đọc mẫu câu dài lần 2 - HS đọc đoạn. - GV chia VB thành các đoạn Đoạn 1: từ đầu đến rất đẹp, Đoạn 2: từ Một lần đến thật tuyệt, Đoạn 3: phẩn còn lại). + HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ (động viên: làm cho người khác vui lên; quên khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến nữa; suyt: tiếng nói có thể kèm theo cử chỉ để nhắc người khác im lặng; tấm tắc: luôn miệng khen ngợi). + HS đọc đoạn theo nhóm. Bài tập đọc ngoài người dẫn chuyện ra còn có những nhân vật nào?
Câu văn nào là lời nói của bố thỏ? Câu văn nào là lời nói của thỏ? GV: Lớp đọc trong nhó 3: thời gian 2’
- GV nhận xét, tuyên dương. - Gọi 1 HS đọc thành tiếng toàn bài. + Tiết học vừa rồi chúng ta vừa đọc toàn bài. Để hiểu nội dung bài hơn chúng ta tìm hiểu và trả lời câu hỏi trong bài. |
- Tôi là học sinh lớp 1.
- HS trao đổi nhóm 2 - Tranh vẽ lạc đà, tê giác, kang-gu-ru. - Lạc đà có bướu to tướng trên lưng. Cái bướu là nơi dự trữ năng lượng, giúp lạc đà có thể vượt quãng đường rất dài mà không cần ăn hay uống nước. Tê giác có cái sừng to và nhọn ngay trước mặt. Sừng trở thành vũ khí tấn công lợi hại của tê giác khi gặp kẻ thù hoặc gặp nguy hiểm. Kang-gu-ru (thú có túi) đeo một cái túi trước bụng. Cái túi giúp kang-gu-ru mẹ đựng con mỗi khi nó di chuyển.)
- HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
HS: Đôi tai xấu xí là của thỏ con
- HS: Có./ Không. - HS trả lời
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: uấy, oang, uyt (quên khuấy, hoảng sợ, suyt).
- HS: Đọc ĐT
- HS: đọc CN - ĐT
+ Đọc nối tiếp từng câu lần 1. CN
- HS trả lời
- HS: đọc CN - ĐT
+ Đọc nối tiếp từng câu lần 2. CN
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt
- Ngoài người dẫn chuyện ra còn có nhân vật : Bố của thỏ và thỏ. - Rồi con sẽ thấy tai mình rất đẹp. - Suýt! Có tiếng bố tớ gọi. - Hs: Tự phân vai nhau đọc - Hai nhóm lần lượt đọc phân vai cho cả lớp nghe. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi( 15-16’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
a. Vì sao thỏ buồn?
- Thỏ bố động viên thỏ con thế nào? b. Chuyện gì xảy ra trong lần thỏ và các bạn đi chơi xa? c. Nhờ đâu mà cả nhóm tìm được đường về nhà? - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời. 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (18-20’) - GV nhắc lại câu hỏi và câu trả lời đúng cho câu hỏi c. GV ghi bảng (có thể trình chiếu lên bảng để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.) - Quan sát câu trên bảng những chữ nào được viết hoa? Tại sao? - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. -Gv hướng dẫn các viết chữ c viết hoa và chữ c in hoa.
GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. - HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Thỏ buồn vì bị bạn bè chê đôi tai vừa dài vừa to; - Rồi con sẽ thấy tai mình rất đẹp b. Trong lần đi chơi xa, thỏ và các bạn đã quên khuấy đường về; c. Cả nhóm tìm được đường về nhà nhờ đôi tai thính của thỏ.)
- Chữ Cả được viết hoa vì là chữ đầu câu.
- HS: mở vở bài tập ra viết bài vào vở |
...............................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2022
Tiết 1,2 Tiếng Việt : Bài 2: Đôi tai xấu xí
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (15 - 17’) - GV Viết từ ngữ lên bảng: Chạy nhanh, dỏng tai, thính tai Chú mèo(...) nghe tiếng chít chít của lũ chuột.)
- Ta chọn từ ngữ nào đê điền vào chỗ chấm? - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Chú mèo dỏng tai nghe tiếng chít chít của lũ chuột.) - Tại sao ta không chọn từ chạy nhanh, thính tai? - Trong câu này từ nào được viết hoa? - Chữ đầu câu cô viết như thế nào? - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 6. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Đôi tai xấu xí (17-18’) - GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích tranh, tìm những ý trong câu chuyện tương ứng với mỗi tranh.
GV ghi bảng từ ngữ động viên, quên khuấy, tấm tắc khi kể lại truyện. Yêu cầu các em dùng từ ngữ trên để kể.
- HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện: 1 HS là người dẫn chuyện, 1 HS là thỏ con, 1 HS là thỏ bố, 1 HS là bạn của thỏ. - GV và HS khác nhận xét. |
- HS: đọc từ CN – ĐT - HS: 1em đọc lại câu - HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - Chọn từ dỏng tai
- HS trả lời. Chữ đầu câu được viết hoa và lùi vào một ô. - HS viết bài vào vở.
- HS: 1 em đọc từ ngữ dưới mỗi bức tranh.
HS; 1 em đọc
- HS kể nối tiếp theo từng tranh. Chú ý ngữ điệu, cử chỉ khi kể. - HS kể phân vai trong nhóm. - Đại diện 1- 2 nhóm kể |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết (17-18’) - GV đọc to hai câu. (Các bạn cùng thỏ đi theo hướng có tiếng gọi. Cả nhóm về được nhà.) - GV : viết lên bảng -Những chữ nào được viết hoa?, tại sao? - GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết. - Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc cấu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả: hướng, tiếng, được. - Phân tích từ: hướng, tiếng, được - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Các bạn cùng thỏ/ đi theo hướng/ có tiếng gọi./ Cả nhóm/ về được nhà.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ GV đọc lại lần 1cả câu và yêu cầu HS rà soát lỗi. + Đọc lại lần 2 cho HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra bài viết và nhận xét bài của một số HS. 8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Đôi tai xấu xí từ ngữ có tiếng chứa vần uyt, it, uyêt iêt. (9-10’) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
- GV viết những từ ngữ này lên bảng.
GV nhận xét. 9. Vẽ con vật em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ (5-6’) - GV hướng dẫn HS vẽ vào vở. Lưu ý HS vẽ điểm đặc trưng, dễ nhận diện con vật. VD: ria (mèo), cánh (chim), sừng (trâu), mõm (lợn), vòi (voi),... - HS đặt tên cho bức tranh vừa vẽ. (Gợi ý: Mèo Tôm, Cún Bông, Chú voi con,... Bạn của tôi, Dũng sĩ diệt chuột, Người giữ nhà,...). - GV cho HS trao đổi sản phẩm để xem và nhận xét về tranh và tên bức tranh mà bạn đã đặt. 10. Củng cố (3 - 4’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS quan sát bài viết trên bảng - 2 HS đọc to đoạn viết.
- HS phân tích và đọc từ
- HS rà soát lỗi.
-HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần uyt, it, uyêt, iêt. - suỵt, quả quýt, ăn quỵt, - trái mít, chi chít, - duyệt binh, tuyệt , - mải miết,thiệt, miệt mài, … - HS nêu những từ ngữ tìm được - HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
- HS vẽ theo gợi ý của gv hoặc tự chọn.
- HS thảo luận
|
……………………………………………………………………….
Tiết 3 Toán: Bài 21: Số có hai chữ số (tiết 2)
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
8 phút
8 phút
9 phút
9 phút
4 phút |
Khởi động: * Trò chơi : Tìm nhanh số - G chuẩn bị sẵn các biển ghi các số ( 20 , 53 , 99 , 27 ) , chọn 2 đội chơi . Khi GV đọc số nào , HS tìm nhanh số đó và gắn lên bảng theo đội chơi của mình . Đội nào nhanh và đúng được nhiều sẽ giành chiến thắng . - GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt. - Giới thiệu bài. 2. Luyện tập * Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu - Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 tìm số đúng . ? Số 36 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Vì sao ở phần c em lại tìm được số 59.
- Bài củng cố KT gì ? * Bài 2 : - YC HS đọc yc bài 2 . - Hãy quan sát vào phần phân tích số và điền số vào dấu ? - GV bắn MC đáp án đúng . + Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . + Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị - Tương tự cố có các số sau : 90 , 18 , 55 . Hãy phân tích các số đó . * Bài 3 :
- Thảo luận nhóm 2 tìm hình thích hợp với chim cánh cụt và ô chữ . * Bài 4 : - Đọc các số ? - Trong các số đó a. Tìm các số có 1 chữ số . b. Tìm các số tròn chục . Vậy em có nhận xét gì các số còn lại : 44 , 55 . 3. Củng cố - G nhận xét , khen HS . - G nhận xét tiết học |
- H thi đua chơi . - H nêu yêu cầu : Số ? - HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được . - H nêu các số tìm được theo dãy . a. 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị b. 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị c. 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị d.18 gồm 1 chục và 8 đơn vị e. 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị - Số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị HS1 : Vì có 5 chục que tính và 9 que tính lẻ - Củng cố KT : cấu tạo của số . - H nêu y/c - H làm bài . - Đại diện nhóm trình bày + Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . + Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị - H phân tích số - H nêu yc . - H thảo luận nhóm 2. - Đại diện các nhóm trình bày + Hình 1 - 21 - Hai mươi mốt + Hình 2 - 36 - Ba mươi sáu + Hình 3 - 28 - Hai mươi tám + Hình 4 - 15 - mười lăm - H nêu y/c . - H đọc các số. - Các số tròn chục là : 30 , 50 - Các số có 1 chữ số là :1 , 2 , 8 - Đây là các số có hai chữ số giống nhau . |
............................................................................................................
Tiết 5 HĐTN :
Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2022
Tiết 1,2 Tiếng Việt : Bài 3: Bạn của gió
I. MỤC TIÊU
Hình thành năng lực và phẩm chất:
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vẩn; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với bạn bè, với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn để đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Bạn của gió; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (lùa, hoài, vòm lá, biếc) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
- Học sinh: SGK,VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động (4-5’) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước ? - Gọi 1 – 2 HS đọc bài trước. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. a. Tranh vẽ những vật gì?
b. Nhờ đâu mà những vật đó có thể chuyển động?
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Bạn của gió. 2. Đọc (24-25’) - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - HS đọc từng dòng thơ +Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS GV ghi bảng: lùa, hoài, buồn, buồm, nước, biếc). +Luyện đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. - HS đọc từng khổ thơ + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ. - HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt. + GV giải thích nghĩa: lùa: luồn qua nơi có chỗ trống hẹp; hoài: mãi không thôi, mãi không dứt; vòm lá: nhiều cành lá trên cây đan xen nhau tạo thành hình khum khum úp xuống; biếc: xanh, trông đẹp mắt. - Đọc cả bài thơ
3.Tìm trong hai khổ thơ cuối những tiếng cùng vần với nhau (5-6’) GV ghi câu mẫu lên bảng - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại hai khổ thơ cuối và tìm tiếng cùng vần với nhau.
YC HS đọc câu mẫu: vắng - chẳng - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. yêu cầu HS viết vào vở. |
- HS Đôi tai xấu xí. - 2HS đọc bài.
- Tranh 1 vẽ chong chóng, tranh 2 vẽ cánh diều, tranh 3 vẽ thuyền buồm.
- Nhờ vào gió nên những vật đó chuyển động được. + 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS luyện đọc từ khó CN- ĐT
- HS đọc dòng thơ lần 2
+ HS đọc từng khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. - Các bạn nhận xét, đánh giá.
-2 HS đọc
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ. + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
- HS làm việc nhóm, cùng đọc lại hai khổ thơ cuối và tìm tiếng cùng vần với nhau. - HS: khi - đi, lá - cả - ra, gió - gõ, vắng - lặng - chẳng, ỉm - chim, ơi – khơi - HS viết những tiếng tìm được vào vở. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
4. Trả lời câu hỏi(9- 10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi
a. Ở khổ thơ thứ nhất, gió đã làm gì để tìm bạn? b. Gió làm gì khỉ nhớ bạn?
c. Điều gì xảy ra khi gió đi vắng?.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời. 5. Học thuộc lòng(9- 10’) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng một khổ thơ bất kì bằng cách xoá/ che dần một sò từ ngữ trong khổ thơ này cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng khổ thơ. 6. Trò chơi Tìm bạn cho gió(9- 10’) (Mục tiêu là mở rộng và tích cực hoá vốn từ cho HS, bước đầu tạo ấn tượng về cách gieo vần). - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. GV chuẩn bị sẵn thẻ từ (gồm hình và chữ) phát cho các nhóm, số lượng thẻ từ có thể từ 10 - 15 (bao gồm cả các phương án gây nhiễu). - Hướng dẫn HS chọn các thẻ từ phù hợp để đính vào cây từ ngữ trên bảng. - GV kiểm tra kết quả và đánh giá các nhóm sau phần thi. - Dựa vào các thẻ từ ngữ đã tìm được, HS có thể tập ghép vần để tạo nên những câu thơ đơn giản: Mẫu: Gió thổi/ Mây bay/ Chong chóng xoay/ Cánh diều bay trong gió,... 7.Củng cố (4- 5’) - Gió có tác dụng gì? Nếu gió to quá sẽ có tác hại gì đối với đời sống con người và mọi vật xung quanh? - GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
HS làm việc nhóm đôi để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi. - HS đọc thầm các khổ thơ và trả lời câu hỏi. a. Gió bay theo cánh chim, lùa trong tán lá. b. Khi nhớ bạn, gió gõ cửa tìm bạn, đẩy sóng dâng cao, thổi căng buồm lớn. c. Khỉ gió đi vắng, lá buồn lặng im, vắng cả cánh chim, chẳng ai gõ cửa, sóng ngủ trong nước, buổm chẳng ra khơi.
- Một HS đọc thành tiếng bài thơ.
- HS luyện học thuộc lòng bài thơ
- HS làm việc nhóm đôi.
- Gió cho ta không khí mát mẻ. - Gió to làm sẽ làm đổ cây cối nhà cửa, gây dông, lốc thiệt hại rất lớn cho con người và mọi vật…
|
..........................................................................................................................
Tiết 3 Đạo đức:
Bài 16: Học tập, sinh hoạt đúng giờ
I.MỤC TIÊU
Sau bài học này; HS sẽ:
- Nếu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Bước đầu hình thành được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát Giờ nào việc nấy” - nhạc: Quỳnh Hợp, lời: Nguyễn Viêm),... gắn với bài học “Học tập, sinh hoạt đúng giờ”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Giờ nào việc nấy" - GV tổ chức cho HS hát bài “Giờ nào việc nấy”. - GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ trong bài hát? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã học được nhiều điều hay, thói quen tốt trong cuộc sống trong đó có thói quen giờ nào việc nấy, học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Khám phá Khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp: Thời gian biểu “Một ngày học tập, sinh hoạt của bạn trong tranh”, có điểm gì giống hoặc khác với thời gian biểu của em? Qua đó, em thấy cần thay đổi ở thời gian biểu của mình điều gì không? - GV cùng HS khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - GV đặt câu hỏi: “Theo em, học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?” - GV gợi ý cho HS: Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em thực hiện được kế hoạch đã đề ra, luôn có sức khoẻ để học tập, sinh hoạt,... - GV mời từ hai đến bốn HS trả lời. - GV đặt câu hỏi cho HS: Em cần làm gì để học tập, sinh hoạt đúng giờ? (Ăn uống, ngủ, nghỉ theo kế hoạch đã đặt ra.) Kết luận: Mỗi HS đều phải thực hiện đúng thời gian sinh hoạt (ăn, uổng, ngủ, nghỉ), học tập (ở trường, ở nhà), đi lại,... theo kế hoạch đề ra để luôn khoẻ mạnh và học tập đạt kết quả cao. 3. Luyện tập Hoạt động 1 Xác định việc nên làm và việc không nên làm - GV treo/ chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát ba bức tranh trong mục Luyện tập, thảo luận và bày tỏ thái độ đồng tình với việc làm đúng, không đồng tình với việc làm sai. Giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, có thể dán sticker mặt cười vào việc làm đúng (nên làm); sticker mặt mếu vào việc làm sai (không nên làm). HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chì đánh dấu vào tranh. - Đồng tình với hành động (việc nên làm): Tranh 2 - Giờ ăn trưa ở lớp, bạn trai tập trung ăn đúng thời gian quy định. - Không đồng tình với hành động (việc không nên làm): + Tranh 1: Làm hai việc cùng một lúc, vừa đọc truyện vừa ăn trưa. + Tranh 3: Vẽ tranh trong giờ học Toán. Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là nhiệm vụ của mỗi HS. Em nên học tập theo bạn ở tranh 2 và không nên làm theo các bạn ở tranh 1, 3. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn về một ngày học tập, sinh hoạt của em. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một sỗ em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thực hiện thời gian biểu khoa học, hợp lí để học tập, sinh hoạt đúng giờ. 4. Vận dụngHoạt động 1 Đưa rơ lời khuyên cho bạn - GV chiếu/treo tranh mục Vận dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát, thảo luận đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa ở trường. - Gợi ý: 1/ Bạn ơi, bạn về chỗ ngủ trưa đi. 2/ Bạn ơi, đừng chơi đùa làm ồn nữa, về chỗ ngủ trưa đi. 3/ Bạn ơi, đừng làm thế. - GV cho HS nêu các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất Kết ỉuận: Chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và không làm Hoạt động 2: Em cùng bạn thực hiện thời gian biểu hợp lí để có lợi cho sức khoẻ và học tập Thực hiện theo thời gian biểu hợp lí là rất quan trọng, ai chưa có thời gian biểu hợp lí cho việc ản uống, học tập, chơi, ngủ,... thì cần điều chỉnh cho phù hợp để có lợi cho sức khoẻ và đảm bảo việc học tập. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. - HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………………
Tiết 4 TN&XH: Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
Sau bài học, HS sẽ
- Nêu và thực hiện được một số việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây:
- Nêu và thực hiện được một số việc cần làm để giữ an toàn cho bản thân khi tiếp với cây
- Yêu quý và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây không đồng tình với những hành vi phá hoại cây
II. CHUẨN BỊ
GV:
- Hình SGK phóng to
- Các bộ thể hình cánh hoa, mỗi bộ gồm 2 nhị hoa, 10 cánh. Số bộ bằng số nhóm (mỗi nhóm có 4 hoặc 6 HS). Hai nhị hoa, một có hình thật cli, một có hình trộn hết. Trên mỗi cành hoa ghi một trong những cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng (tuổi vớc, nhổ cỏ, bắt sâu, vun gốc, bón phân)... và một trong những việc làm phá hoại cây (bẻ cành, đốt lửa dưới gốc cây, khắc lên thì ta cây, chăng đèn lên cây...).
III. Các hoạt động dạy- học
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
|
||
1.Mở đầu: - GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi liên quan đến các kiến thức đã học ở bài 15: Phần lại cây theo nhu cầu sử dụng hoặc ghép tên các bộ phận vào sơ đồ cây 2. Hoạt động khám phá - GV cho HS quan sát hình thầy giáo và các bạn HS đang chăm sóc và bảo vệ cây ở vườn trường ng y tế thảo luận nhóm để nêu nội dung hình - Từ đó nêu được tên và tác dụng của các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cây không gian vào gốc cây, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, không bẻ cành, hái hoa - GV đặt các câu hỏi gợi mở giúp HS phát hiện được thêm những việc làm khác để chăm sóc và bảo vệ cây. Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ cây. 3. Hoạt động thực hành -Chơi trò chơi: Tuỳ số bộ cánh hoa và nhị hoa chuẩn bị được, GV cho HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Nếu chơi cả lớp thi GV nên chia thành 2 đội, mỗi đội chọn ra một số em trực tiếp thu và gần cánh hoa, các bạn còn lại cổ vũ cho nhu mình để thua hút sự tập trung chú ý của cả lớp. -Sau khi chơi, GV cho HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của 2 đội. Yêu cầu cần đạt: HS tìm các biện pháp nên, không nên trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cây. 4. Họat động vận dụng Hoạt động 1 – GV cho HS quan sát hình, thảo luận, liên hệ với bản thân và nếu nhưng việc nên, không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây. - GV nêu câu hỏi cho cả lớp hoặc yêu cầu HS đọc lời của bạn Mặt Trời và thảo luận, trả lời câu hỏi: +Tại sao tiết kiệm giấy và giữ gìn đồ dùng bằng gỗ cũng là những việc cần làm để bảo vệ cây? Yêu cầu cần đạt: HS nêu được những việc nên làm và không là n làm để bảo vệ cây trong hình, Giải thích được việc tiết kiệm và giữ gìn đổ dùng bằng gỗ cũng là cách bảo vệ sấy quả HS nào cũng làm được Hoạt động 2 -GV cho HS kể những việc các em đã làm được để chăm sóc và bảo vệ cây. Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, hào hứng kể được những việc các em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cây 3. Đánh giá HS biết yêu quý cây, biết và tham gia thực hiện được các công việc chăm sóc và bảo vệ cây ở trường, gia đình. 4. Hướng dẫn về nhà Sưu tầm tranh, ảnh và tìm hiểu các cây có gai, có độc... * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau Yêu cầu HS sưu tầm một số tranh, ảnh hoặc các cây thật thuộc các nhóm: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây lấy củ,... |
- HS tham gia trò chơi - HS quan sát - HS ghi tên cây và đánh dấu những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát. - Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình - Nhận xét, bổ sung. - HS tham gia chơi trò chơi theo nhóm đượ phân - HS lắng nghe - HS quan sát hình, thảo luận, liên hệ với bản thân - HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung - HS nêu - HS lắng nghe - HS nêu - HS lắng nghe - HS lắng nghe và vể nhà sưu tầm |
..........................................................................................................................
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2022
Tiết 1,2 Tiếng Việt :
Ôn luyện tuần 17
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học, viết trong bài thông qua việc đọc đúng, rõ ràng các bài: Tôi là học sinh lớp 1, Đôi tai xấu xí, Bạn của gió .Thông qua hoạt động viết GV đọc cho học sinh viết lại một đoạn trong bài Đôi tai xấu xí “từ đầu… đến đường về”.”. Nghe viết một đoạn ngắn.
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phương tiện dạy học SGV
- HS:SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn ( 4- 5’) -Trong tuần vừa qua các em đã được học những bài tập đọc nào ? - Bài nào là văn xuôi ? - Bài nào thuộc thể loại thơ ? 2. Đọc lại các bài tập đọc đã học trong tuần.( 29- 30’) - GV hướng dẫn học sinh luyện đọc từng bài. Mỗi bài khoảng 3- 4 em đọc theo yêu cầu của giáo viên. |
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Tôi là học sinh lớp 1,Đôi tai xấu xí, - Bạn của gió
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV
|
TIẾT 2
|
|
3. Viết ( 19-20’) - Nghe viết một đoạn trong bài Đôi tai xấu xí ‘từ đầu… đến đường về”. - GV đọc mẫu - Những chữ nào được viết hoa?, tại sao? - GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết: + Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. + Chữ dễ viết sai chính tả như buồn lắm Đọc và viết chính tả: + GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi. + HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi. + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 4. Làm bài tập VBT trang 6( 9-10’) Bài 1. Điền vào chỗ trống a.oang hay ang ? Thỉnh th… ,cá bống lại ngoi lên mặt nước. b. uây hay ây ? Chú mèo ngoe ng… cái đuôi c.uyt hay ít ? Hà s .. . khóc vì lo sợ
4. Củng cố( 3- 4’) - HS nhắc lại nội dung bài học - Về đọc lại các bài đã học |
-2 HS đọc đoạn viết
HS làm việc theo nhóm
a.oang hay ang ? Thỉnh thoảng,cá bống lại ngoi lên mặt nước. b. uây hay ây ? Chú mèo ngoe nguẩy cái đuôi c.uyt hay ít ? Hà suýt khóc vì lo sợ Đại diện nhóm trình bầy
|
…………………………………………………………………………………
Tiết 3 Toán: Bài 21: Số có hai chữ số (tiết 1)
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
8 phút
8 phút
9 phút
9 phút
4 phút |
Khởi động: * Trò chơi : Tìm nhanh số - G chuẩn bị sẵn các biển ghi các số ( 20 , 53 , 99 , 27 ) , chọn 2 đội chơi . Khi GV đọc số nào , HS tìm nhanh số đó và gắn lên bảng theo đội chơi của mình . Đội nào nhanh và đúng được nhiều sẽ giành chiến thắng . - GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt. - Giới thiệu bài. 2. Luyện tập * Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu - Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 tìm số đúng . ? Số 36 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Vì sao ở phần c em lại tìm được số 59.
- Bài củng cố KT gì ? * Bài 2 : - YC HS đọc yc bài 2 . - Hãy quan sát vào phần phân tích số và điền số vào dấu ? - GV bắn MC đáp án đúng . + Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . + Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị - Tương tự cố có các số sau : 90 , 18 , 55 . Hãy phân tích các số đó . * Bài 3 :
- Thảo luận nhóm 2 tìm hình thích hợp với chim cánh cụt và ô chữ . * Bài 4 : - Đọc các số ? - Trong các số đó a. Tìm các số có 1 chữ số . b. Tìm các số tròn chục . Vậy em có nhận xét gì các số còn lại : 44 , 55 . 3. Củng cố - G nhận xét , khen HS . - G nhận xét tiết học |
- H thi đua chơi . - H nêu yêu cầu : Số ? - HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được . - H nêu các số tìm được theo dãy . a. 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị b. 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị c. 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị d.18 gồm 1 chục và 8 đơn vị e. 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị - Số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị HS1 : Vì có 5 chục que tính và 9 que tính lẻ - Củng cố KT : cấu tạo của số . - H nêu y/c - H làm bài . - Đại diện nhóm trình bày + Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . + Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị - H phân tích số - H nêu yc . - H thảo luận nhóm 2. - Đại diện các nhóm trình bày + Hình 1 - 21 - Hai mươi mốt + Hình 2 - 36 - Ba mươi sáu + Hình 3 - 28 - Hai mươi tám + Hình 4 - 15 - mười lăm - H nêu y/c . - H đọc các số. - Các số tròn chục là : 30 , 50 - Các số có 1 chữ số là :1 , 2 , 8 - Đây là các số có hai chữ số giống nhau . |
...........................................................................................................................
Tiết 4 TN&XH :
Bài 16: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng (tiết 2)
1.Mở đầu: Khởi động -GV cho HS hát bài “Quả gì?’’ và dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 -GV cho HS quan sát và thảo luận nhóm hoặc cả lớp để nói về các điều xảy ra với các bạn trong hình và nhận ra những lưu ý khi tiếp xúc với một số cây có gai và có độc. -GV kết luận Hoạt động 2 -GV yêu cầu HS kể tên một số cây có độc, có gai mà các em biết: Ví dụ: cây bưởi, cây chanh có gai; một số loại cây có độc (cây vạn niên thanh, cây trúc đào, cây lá ngón,…). -Lưu ý, sau khi tiếp xúc với các cây phải rửa tay sạch sẽ; không nên tiếp xúc, ngửi, nếm thử các cây lạ. Yêu cầu cần đạt: HS biết một số lưu ý khi tiếp xúc với cây lạ. Hoạt động thực hành -GV yêu cầu HS thảo luận về những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng ở lớp và gia đình. Yêu cầu cần đạt: HS liên hệ và kể được những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây mà mình đã thực hiện. -GV hướng dẫn và nhắc nhở HS chăm sóc cây đã gieo trồng từ các tiết trước. -GV khai thác thông tin hoặc thông báo nội dung ở Mặt Trời. Yêu cầu cần đạt: HS tích cực tham gia vào việc chăm sóc cây đã trồng. Hoạt động vận dụng -GV tổ chức cho HS trong nhóm thảo luận về ước mơ bảo vệ cây, -Sau đó thực hiện ước mơ đó bằng bức tranh vẽ khu vườn có nhiều cây xanh mà em mơ ước. Yêu cầu cần đạt: HS đưa ra được ước mơ về vườn cây của mình và thể hiện được ước mơ đó qua tranh vẽ. 3. Đánh giá-HS có ý thức tự giác, sẵn sàng tham gia cào các việc làm chăm sóc và bảo vệ cây; thận trọng khi tiếp xúc với những cây có độc và cây có gai. -Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận hoặc đóng vai theo tình huống được gọi ý trong hình tổng kết cuối bài. GV cũng cho HS thực hành tưới cây ở lớp, ở trường. 4. Hướng dẫn về nhà-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ cây ở gia đình và cộng đồng. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS quan sát và thảo luận theo nhóm - HS lắng nghe - HS nêu - HS lắng nghe - HS quan sát và trả lời - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
…………………………………………………………………………………
Tiết 7 HĐTN :