''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 14:35 27/02/2023  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 23 LOP 1/1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC       

        Tuần thứ 23 - Từ ngày 20/2/2023 đến ngày 24/2/2023

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh kế hoạch tuần

2

20/2

Sáng

1

HĐTN-CC

Sinh hoạt dưới cờ

2

TV-TĐ

Tôi đi học (tiết 1)

Bộ đồ dùng

3

TV-TĐ

Tôi đi học (tiết 2)

Bộ đồ dùng

4

Toán

Dài hơn – ngắn hơn (tiết 1)

Bộ đồ dùng

Chiều

6

TV

Ôn luyện

Bộ đồ dùng

7

TV

Ôn luyện

Bộ đồ dùng

8

Luyện tập TV

Ôn luyện

Vth

3

21/2

Sáng

1

TV-TĐ

Tôi đi học (tiết 3)

Bộ đồ dùng

2

TV-TĐ

Tôi đi học (tiết 4)

Bộ đồ dùng

3

Tin học

4

Luyện tập Toán

Thực hành Toán

Vth

4

22/2

Sáng

1

TV-TĐ

Đi học (tiết 1)

Bộ đồ dùng

2

TV-TĐ

Đi học (tiết 2)

Bộ đồ dùng

3

Toán

Cao hơn – thấp hơn

Bộ đồ dùng

4

HĐTN (2)

Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết (tiết 1)

5

Tiếng Anh

5

23/2

Sáng

1

TV-TĐ

Hoa yêu thương (tiết 1)

Bộ đồ dùng

2

TV-TĐ

Hoa yêu thương (tiết 2)

Bộ đồ dùng

3

TN&XH

Ôn tập chủ đề: Thực vật & Động vật (tiết 1)

Giáo án điện tử

4

GDTC

6

24/2

Sáng

1

TV-TĐ

Hoa yêu thương (tiết 3)

Bộ đồ dùng

2

TV-TĐ

Hoa yêu thương (tiết 4)

Bộ đồ dùng

3

Toán

Đơn vị đo độ dài (tiết 1)

Bộ đồ dùng

4

TN&XH

Ôn tập chủ đề: Thực vật & Động vật (tiết 2)

Bộ đồ dùng

Chiều

6

Đạo đức

Bài 20: Không nói dối

7

Luyện tập TV

Ôn luyện

Vth

8

HĐTN (3)

Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần – Lập kế hoạch tuần tới.

TUẦN 23

                            Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2023

Tiết 1: Chào cờ: Sinh hoạt dưới cờ

Tiết 2,3: Tiếng Việt          Tôi đi học

I.MỤC TIÊU:

Hình thành và phát triển năng lực

1.Phát triển kĩ năng đọc: Thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vần yêm và tiếng, từ ngữ có vần này hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với bạn bè, thầy cô, trường lớp; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1.Kiến thức ngữ văn:

- GV nắm được đặc điểm VB tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; nắm được nội dung VB Tôi đi học; cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong VB.

-GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo vần yêm; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (buổi mai, âu yếm, bỡ ngỡ, nép) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống:

- Hiểu tâm lí chung của HS lớp 1 trong ngày đầu đến trường.

Nắm được những hoạt động diễn ra ở trường lớp và xác định những hoạt động nào thường khiến HS thấy vui, thấy thân thiết với thầy cô, bạn bè.

3. Phương tiện dạy học                                    

-Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

1. Khởi động: (4-5’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

a. Hình ảnh bạn nào giống với em trong ngày đầu đi học?

 

 

 

- HS – QS và trả lời.

b. Ngày đầu đi học của em có gì đáng nhớ?).

- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Tôi đi học.

+Chỉ rõ một bạn trong tranh và nêu điểm giống.

* VD: khóc nhè, đến trường cùng các bạn khác, bố mẹ chở đi, vui vẻ chào bố mẹ. Kể lại một kỉ niệm trong ngày đầu đi học.)

 

- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

 

2. Đọc: (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc đúng lời người kể (nhấn vật “tôi”), ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

* Luyện đọc từ.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (âu yếm).

+ GV ghi bảng: âu yếm

+ GV đọc mẫu vần yêm và từ: âu yếm.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- HĐ nhóm đôi:

 

- Đọc CN-ĐT.

*Luyện đọc câu:

+ Gọi HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 1.

 GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số tiếng khó: quanh, nhiền, hiền, riêng.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.

VD: Một buổi mai,/ mẹ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng/ dài và hẹp; Con đường này/ tôi đã đỉ lại nhiều lần,/ nhưng lần này/ tự nhiên thấy lạ; Tôi nhìn bạn ngồi bên,/ người bạn chưa quen biết,/ nhưng không thấy xa lạ chút nào.

- GV chỉnh sửa.

 

- Đọc nối tiếp câu (lần 1).

+ Đánh vần-đọc trơn, CN-ĐT

- CN- ĐT.

 

 

 

-Đọc nối tiếp câu (lần 2).

 

* Luyện đọc đoạn:

+ GV chia đoạn:

- Đoạn 1: từ đầu đến tôi đi học.

- Đoạn 2: phần còn lại.

- Y/C- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:

- buổi mai:  buổi sáng sớm.

- âu yếm: biểu lộ tình yêu thương bằng dáng điệu, cử chỉ, giọng nói.

- bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.

 -nép: thu người lại và áp sát vào người, vật khác để tránh hoặc để được che chở).

+ HS đọc đoạn theo nhóm

 

 

 

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt). keets hợp giải nghĩa từ.

 

 

- CN- ĐT

 

TIẾT 2

3.Trả lời câu hỏi. (15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và TLCH:

+ HĐ nhóm đôi, trả lời cho từng câu hỏi.

- Gọi HS đại diện nhóm trả lời

a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh ra sao?

a. Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi hoặc Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy tất cả cảnh vật xung quanh đều thay đổi, con đường đang rất quen bỗng thành lạ

b. Những học trò mới đã làm gì khi còn bỡ ngỡ?

b. Những học trò mới đứng nép bên người thân.

 

c. Bạn nhỏ thấy người bạn ngồi bên thế nào?

c. Bạn nhỏ cảm nhận người bạn ngồi bên không xa lạ chút nào.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời

* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS.

 

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a ở mục 3. (18- 20’)

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đẩu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS

 

 

- Viết bài vào vở:

+ Ngày đầu đi học, bạn nhỏ thấy cảnh vật xung quanh xa lạ.

...................................................................................................................................................................

Tiết 4: Toán           Dài hơn – Ngắn hơn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nhận biết được và biết cách xác định đồ vật nào dài hơn, đồ vật nào ngắn hơn, hai đồ vật bằng nhau.

2. Phát triển năng lực:

Bước đầu làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh, xác định mối quan hệ ngược nhau (a dài hơn b thì b ngắn hơn a).

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Một số vật thật cần thiết để so sánh độ dài như trong SGK.

- HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 1

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

3 phút

 

 

 

 

 

10 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 phút

1.     Khởi động

- GV gọi 2 HS tóc ngắn và tóc dài lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời tóc bạn nào dài hơn? Tóc bạn nào ngắn hơn?

- GV nhận xét

2. Khám phá

1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động giới thiệu bài mới: Dài hơn, ngắn hơn.

2. Khám phá: Dài hơn, ngắn hơn.

- Cho HS quan sát hình vẽ có bút mực, bút chì. Các đầu bút đó đặt thẳng vạch dọc bên trái.

+ Trên hình vẽ 2 loại bút nào?

+ Bút nào dài hơn?

- GV nhận xét, kết luận: Bút mực dài hơn bút chì.

+ Bút nào ngắn hơn?

- GV nhận xét, kết luận: Bút chì ngắn hơn bút mực

- GV gọi HS nhắc lại: Bút mực dài hơn bút chì. Bút chì ngắn hơn bút mực.

3.  Hoạt động

* Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS quan sát câu a và hỏi: +Trong hình vẽ gì?

 

+ Keo dán nào dài hơn?

- Nhận xét, kết luận.

- Tương tự, GV cho HS quan sát từng cặp hai vật ở câu b, c, d nhận biết được vật nào dài hơn trong mỗi cặp rồi trả lời câu hỏi : Vật nào dài hơn?

- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu b,c,d.

- GV nhận xét, kết luận:

     b. Thước màu xanh dài hơn thước màu cam.

     c. Cọ vẽ màu hồng dài hơn cọ vẽ màu vàng.

     d. Bút màu xanh dài hơn bút màu hồng.

- GV hỏi thêm: Vật nào ngắn hơn trong mỗi cặp?

- GV nhận xét, kết luận.

* Bài 2

- Cho HS quan sát tranh vẽ các con sâu A, B, C

- GV lần lượt hỏi:

     + Con sâu A dài mấy đốt?

     + Con sâu B dài mấy đốt?

     + Vậy còn con sâu C dài mấy đốt?

- GV yêu cầu HS so sánh chiều dài các con sâu, từ đó tìm con sâu ngắn hơn con sâu A.

- GV nhận xét, KL: Con sâu C ngắn hơn con sâu A.

- GV hỏi thêm: Con sâu nào dài hơn con sâu A?

- GV nhận xét, KL: Con sâu B dài hơn con sâu A.

* Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

 

- GV kẻ các vạch thẳng dọc ở đầu bên trái và ở đầu bên phải của các chìa khóa, yêu cầu HS quan sát chiều dài các chìa khóa.

- GV cho HS nhận biết chìa khóa ở đặc điểm hình đuôi chìa khóa.

- Gọi HS lần lượt trả lời các câu a, b, c, d.

- GV nhân xét, kết luận:

a) A ngăn hơn B;         b) D dài hơn C;

c) A ngắn hơn C;        d) C ngắn hơn B.

* Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát chiều dài các con cá (kẻ vạch thẳng tương tự bài 3), từ đó xác định ba con cá, con nào dài nhất, con nào ngắn nhất.

- GV nhân xét, kết luận:

a) A ngắn nhất, B dài nhất.

b) A ngắn nhất, C dài nhất.

4. Củng cố

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:

Tranh 1: Chiếc thước kẻ dài hơn hộp bút.

+Chiếc thước này có xếp được vào trong hộp không?

Tranh 2: Đôi giày ngắn hơn bàn chân.

+Chân có đi vừa giày không?

Tranh 3: Quyển sách có kích thước dài hơn ngăn đựng của kệ sách.

+Quyển sách có xếp được vào kệ không?

- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.

- GV nhân xét, kết luận.

- NX chung giờ học

- Xem bài giờ sau.

- HS quan sát trả lời.

- HS quan sát

- Bút mực và bút chì.

- Bút mực dài hơn.

- Vài HS nhắc lại.

- Bút chì ngắn hơn.

- Vài HS nhắc lại.

- 3 HS nhắc lại.

- HS đọc yêu cầu: Vật nào dài hơn?

- Keo dán màu xanh và keo dán màu vàng.

- Keo dán màu vàng dài hơn keo dán màu xanh.

- HS quan sát, suy nghĩ.

.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS quan sát.

- Con sâu A dài 9 đốt.

- Con sâu B dài 10 đốt.

- Con sâu C dài 8 đốt.

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS nhận xét.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: So sánh dài hơn, ngắn hơn.

- HS quan sát các chìa khóa.

- HS xác định được chìa khóa nào dài hơn hoặc ngắn hơn chìa khóa kia.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: Con cá nào dài nhất? Con cá nào ngắn nhất?

- HS quan sát.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện.

       

………………………………………………………………………………………………………….

                       Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt           Tôi đi học

TIẾT 3

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (16-17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

 

- HĐ nhóm bàn.

+ Cô giáo âu yếm nhìn các bạn chơi ở sân trường.

+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.

+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy xa lạ.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

-Yêu cẩu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét

 

 

 

 

- HĐ nhóm 4.

- QS và nói theo tranh.

TIẾT 4

7. Nghe viết. (14-15’)

- GV đọc to cả hai câu (Mẹ dẫn tôi đỉ trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: đường, nhiều,...

- GV yêu cẩu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Mẹ dẫn tôi đi/ trên con đường làng/ dài và hẹp./ Con đường/ tôi đã đi lại nhiều/ mà sao thấy lạ.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

.

- Nghe, viết bài vào vở.

    Mẹ dẫn tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều mà sao thấy lạ.

 

 

 

 

- Đổi vở soát lỗi bài.

8.Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Tôi đi học từ ngữ có tiếng chứa vần ương, ươn, ươi, ươu. (9-10’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vẩn ương, ươn, ươi, ươu.

- HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

- Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một sò lần.

 

 

 

- HĐ nhóm đôi.

- Tìm tiếng ngoài bài chứ tiếng có:

- Vần ương:

9. Hát một bài hát về ngày đầu đi học. (5-6’)

- HS nghe bài hát qua băng đĩa, youtube hoặc qua sự thể hiện của một HS trong lớp.

- GV đưa ra một vài câu hỏi giúp HS hiểu lời bài hát.

- HS nói một câu về ngày đầu đi học.

 

 

 

- Cả lớp hát bài: Ngày đầu tiên đi học.

 

10.Củng cố. (4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

 

- Nhắc lại tên bài học.

………………………………………………………………………………………………………….

                        Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt            Đi học

 I. MỤC TIÊU

Hình thành và phát triển năng lực

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với trường lớp và thầy cô giáo; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

1.Kiến thức ngữ văn

- GV nắm vững đặc điểm vẩn, nhịp và nội dung bài thơ Đi học của tác giả Hoàng Minh Chính; biết hát bài hát Đi học do Bùi Đình Thảo phổ nhạc.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (nương, thầm thì) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2.Kiến thức đời sống

- Sự khác biệt vể khung cảnh của ngôi trường tiểu học ở vùng cao (như được miêu tả trong bài thơ Đi học) và ở các vùng khác, ví dụ ở thành phố, ở nông thôn miền Bắc, nông thôn miền Nam...

3.Phương tiện dạy học

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

- Clip nhạc bài hát Đi học của Bùi Đình Thảo

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

1.Ôn và khởi động. (4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói vể một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động:

+ GV yêu cẩu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi

? Các bạn trông như thế nào khi đi học?

? Nói về cảm xúc của em sau mỗi ngày đi học?.

- Gọi 2-3 HS TL.

- NX, tuyên dươg.

+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Đi học.

 

 

 

 

 

- HS – QS tranh.

 

-2 -3  HS - TL.

- NX câu TL bạn.

2.Đọc. (24-25’)

- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HS đọc từng dòng thơ

+ Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1.

- Luyện từ ngữ: nương, lặng, râm,...

- GV- NX – chỉnh sửa.

+ Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

- HS đọc từng khổ thơ

+ GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

+ Một số HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt.

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ

  - Nương: đất trồng trọt ở vùng đồi núi.

 - Thầm thì: ở đây tiếng suối chảy nhẹ nhàng, khe khẽ như tiếng người nói thầm với nhau.

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

+ Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- HS đọc cả bài thơ

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

 

- Nghe.

 

 

- Đọc nối tiếp  từng dòng thơ (lần 1)

- Đọc CN-ĐT

 

 

- Đọc nối tiếp  từng dòng thơ (lần 2)

 

 

 

 

- Đọc nối tiếp  từng khổ thơ ,kết hợp nghĩa từ.

 

 

 

 

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ theo nhóm.

 

- Đọc CN- ĐT.

3.Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. (4-5’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối các dòng thơ.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

 

 

 

- SH tìm : trường - nương

                  Từng- rừng

           Dạy - hay

           Hương – đường...

TIẾT 2

4.Trả lời câu hỏi. (9-10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

a. Vì sao hôm nay bạn nhỏ đi học một mình?

 b. Trường của bạn nhỏ có đặc điểm gì?

 

c. Cảnh trên đường đến trường có gì?).

 

 

 

- Vì hôm nay mẹ lên nương....

- Ngôi trường be bé, nằm ở giữa rừng cây, có cô giáo trẻ,...

- Có nước suối, cây cọ.

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

 

5.Học thuộc lòng. (9-10’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu.

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đẩu bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong bài thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ.

 

 

 

- HS đọc CN - ĐT

 

- Đọc theo tổ dãy bàn, CN

6.Hát một bài hát về thầy cô. (9-10’)

- GV Sử dụng clip bài hát để cả lớp cùng hát theo.

- HS tập hát.

+ HS hát theo từng đoạn của bài hát.

+ HS hát cả bài.

 

 

 

- HS hát bài đã học.

7.Củng cố. (4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vể bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

 

 

- Nhắc lại tên bài học.

..................................................................................................................

Tiết 3: Toán            Cao hơn – thấp hơn

TIẾT 2

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

3 phút

 

 

 

 

10 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 phút

2.     Khởi động

- GV gọi 2 HS có chiều cao khác nhau lên đứng trước lớp. Yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời bạn nào cao hơn? Bạn nào thấp hơn?

- GV nhận xét

2.  Khám phá

1- Giới thiệu bài: Thông qua phần khởi động GV vào bài: Cao hơn, thấp hơn.

2. Khám phá: Cao hơn, thấp hơn.

- GV cho HS quan sát hình, dựa vào đường vạch ngang ở chân và ở đầu mỗi bạn để nhận biết được bạn nào thấp hơn, cao hơn hoặc cao hơn bằng bạn kia; bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.

- GV nhận xét, kết luận.

3.  Hoạt động

* Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS xác định các đường vạch ngang ở phía chân và phía đầu các con vật, từ đó so sánh, nêu được con vật nào cao hơn trong mỗi cặp.

- GV lần lượt gọi HS trả lời từng câu.

- GV nhận xét, kết luận:

a) Sư tử;                       b) Mèo;

c) Đà điểu;                   d) Gấu.

- GV hỏi thêm: Con vật nào thấp hơn trong mỗi cặp?

- GV nhận xét, kết luận.

* Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV tiến hành tương tự bài 1 giúp HS xác định được lọ hoa nào thấp hơn trong mỗi cặp.

- GV nhận xét, KL.

- GV hỏi thêm: Lọ hoa nào cao hơn trong mỗi cặp?

- GV nhận xét, kết luận.

* Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Tương tự bài 1, GV hướng dẫn HS xác định các vạch ngang ở gốc cây và ngọn cây, quan sát, tìm ra được cây nào cao hơn hoặc thấp hơn cây kia. Từ đó tìm được cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.

- GV nhân xét, kết luận:

a) Cao nhất: D , thấp nhất: A;

b) Cao nhất: A, thấp nhất: C;

c) Cao nhất: A, thấp nhất: C;

d) Cao nhất: A, thấp nhất: D;

e) Cao nhất: C, thấp nhất: D.

4. Củng cố

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

- GV cho HS quan sát 3 tranh và câu hỏi:

Tranh 1: 1 chiếc lọ cao và những cây hoa thấp hơn chiếc lọ.

+Những cây hoa có cắm được vào lọ không?

Tranh 2: 2 bạn học sinh có chiều cao chênh lệch.

+Theo em cô giáo sẽ xếp bạn nào ngồi trên, bạn nào ngồi dưới trong lớp để 2 bạn đều nhìn rõ bảng.

- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận. Hết thời gian GV cho các nhóm xung phong trả lời và giải thích.

- GV nhân xét, kết luận.

- NX chung giờ học.

- Xem bài giờ sau.

- HS quan sát trả lời.

- HS quan sát, trả lời.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: Con vật nào cao hơn trong mỗi cặp?

- HS quan sát, suy nghĩ.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: Lọ hoa nào thấp hơn?

 - HS quan sát,  trả lời.

- HS nhận xét.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu: Tìm cây cao nhất, cây thấp nhất trong mỗi hàng.

- HS quan sát và trả lời, lớp nhận xét.

- HS nghe GV phổ biến luật chơi và thực hiện.

………………………………………………………………………….

Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm

          Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết

I.                       MỤC TIÊU: HS có khả năng:

-         Hiểu được ý nghĩa của phong tục mừng tuổi tặng quà ngày Tết.

-         Biết ứng xử phù hợp khi được mừng tuổi, tặng quà thể hiện tình yêu thương đối với mọi người;

-          Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực diễn đạt suy nghĩ.

II.     CHUẨN BỊ: Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Ngày Tết Quê Em sáng tác Từ Huy hoặc thiết bị phát nhạc. Học sinh: Một số bài hát về ngày Tết, thẻ màu màu xanh/ mặt cười và màu đỏ/ mặt mếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

TG

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4’

1.   KHỞI ĐỘNG

- GV mở bài hát Ngày Tết Quê Em từ thiết bị phát nhạc và yêu cầu em nào thuộc thì hát theo.

- GV đặt câu hỏi:

-         Em có thích Tết không?

-         Vào ngày tết người lớn thường làm phong tục gì đối với trẻ em?

-         Khi HS nói đúng phong tục mừng tuổi lì xì tặng quà thì giáo viên dừng hỏi và khen học sinh nói đúng.

- HS tham gia hát theo nhạc.

-    HS trả lời câu hỏi

9’

1.  KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1: Người thân mong muốn gì khi tặng quà cho em

- GV yêu cầu HS quan sát bốn bức tranh trong SGK và trả lời câu hỏi: “Mọi người mừng tuổi, tặng quà cho trẻ emmong muốn điều gì?” – HĐ nhóm đôi

 - GV khích lệ HS phát biểu những ý không trùng lặp.

- GV yêu cầu HS nhớ lại để trả lời các câu hỏi sau:

+Ngày Tết em đã được mừng tuổi, tặng quà gì?

+Những người tặng quà cho em mong muốn gì?

-GV động viên mọi HS tham gia chia sẻ những ý kiến khác, không giống bạn.

- GV tổng hợp, phân tích, những ý kiến của HS. Bổ sung và kết luận: Mọi người mừng tuổi,tặng quà ngày Tết là mong muốn mọi điều tốt lành đén với các em”

Hoạt động 2:  Nhận xét cách cư xử của các bạn khi được nhận quà.

-  GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 60 thảo luận theo cặp để xác định cách ứng xử phù hợp, chưa phù hợp.

-  GV khích lệ HS xung phong phân tích từng tranh, và giải thích vì sao cách ứng xử đó là phù hợp, chưa phù hợp.

 Sau khi xác nhận hành vi ứng xử phù hợp:

-  GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Khi được mừng tuổi em sẽ nói gì với người mừng tuổi em?

+ Khi được mừng tuổi em đón nhận quà như thế nào?

-   GV ghi nhận câu trả lời đúng, bổ sung và kết luận:“khi được mừng tuổi em cần đón nhận bằng hai tay đầu hơi cúi và nói lời cảm ơn ơn ạ”

- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

- 2-3 HS phát biểu

- HS lắng nghe

-         HS trả lời

- 4-5HS nhắc lại

-    HS quan sát và thảo luận theo cặp

-    HS phát biểu trước lớp.

-    HS trả lời câu hỏi.

-    HS lắng nghe

-    2 -3 HS nhắc lại

2’

2.     Củng cố - dặn dò

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

………………………………………………………………………….

                  Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt      Hoa yêu thương

I. MỤC TIÊU

Hình thành và phát triển năng lực

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; đọc đúng vẩn oay và những tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn

3.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh

4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình cảm đối với thầy cô và bạn bè; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm

II. CHUẨN BỊ

1.Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của một VB tự sự, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất; nội dung của VB Hoa yêu thương.

- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo vần oay; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (hí hoáy, tỉ mỉ, nhuỵ hoa, nắn nót, sáng tạo) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2.Kiến thức đời sống

- Tìm hiểu những tấm gương cao đẹp của thầy cô giáo về lòng nhân hậu, đức hi sinh, hết lòng vì HS thân yêu (qua liên hệ thực tế, qua khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,...).

- Biết về các nhân vật hoạt hình trẻ em rất yêu thích: siêu nhân, mèo máy Đô-rê-mon,... để nắm bắt sở thích của HS trong lớp, giúp các em hiểu hơn nội dung bài đọc.

3.Phương tiện dạy học

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

1.Ổn và khởi động. (4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi

a. Nói về việc làm của cô giáo trong tranh.

b. Nói về thầy giáo hoặc cố giáo của em.

+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nêu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

+ GV gợi ý cho HS trả lời

Gợi ý: Cô giáo đang dạy HS tập viết;, sau đó dẫn vào bài đọc Hoa yêu thương.

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài đã học.

 

 

- QS

- 2-3 HS – TL.

+ Cô giáo đang dạy HS tập viết

+ Hoa yêu thương.

2.Đọc. (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm từ ngữ có vần mới.

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có vần mới trong bài đọc (hí hoáy).

+ GV đưa từ hí hoáy lên bảng và hướng dẫn HS đọc.

- GV đọc mẫu vẩn oay và từ hí hoáy.

+ Y/c HS đánh vần, đọc trơn

- HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm: yêu, hí hoáy, nhuỵ, thích, Huy

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Chúng tôi/ treo bức tranh/ ở góc sáng tạo của lớp.)

- HS đọc đoạn

+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến cái ria cong cong, đoạn 2: phần còn lại).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài:

    -hí hoáy: chăm chú và luôn tay làm việc gì đó.

      - Tỉ mỉ: kĩ càng từng cái rất nhỏ.

     -  Nắn nót: làm cẩn thận từng tí cho đẹp, cho chuẩn.

     - Sáng tạo: có cách làm mới.

     - Nhuỵ hoa: bộ phận của một bông hoa, sau phát triển thành quả và hạt, thường nằm giữa hoa.

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

- HS và GV đọc toàn VB

+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đt-CN.

- Đánh vần- đọc trơn. ĐT-CN

 

- HS đọc nối tiếp từng câu (lần 1).

- luyện đọc CN-ĐT.

 

- HS đọc nối tiếp từng câu (lần 2).

- Đọc ĐT-CN

- Bài chia làm 2 đoạn

 

 

- Đọc nối tiếp đoạn. (2 lượt)

- Đọc nhóm

- 2-3 HS đọc toàn bài.

TIÊT 2

3.Trả lời câu hỏi. (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

a. Lớp của bạn nhỏ có mấy tổ?

b. Bức tranh bông hoa bổn cánh được đặt tên là gì?

c. Theo em, có thể đặt tên nào khác cho bức tranh?).

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

 

 

- HĐ nhóm.

+Lớp của bạn nhỏ có bốn tổ.

+ Bức tranh bông hoa bốn cánh được đặt tên là “Hoa yêu thương.

+Hoa tình thương, Hoa đoàn kết, Lớp học mên yêu, Lớp học tôi yêu, Bông hoa yêu thương, Bức tranh đặc biệt….

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. (18-20’)

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở. (Bức tranh có thể đặt tên khác là)

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và NX bài của một số HS

 

..................................................................................................................

Tiết 3: TN&XH       Ôn tập chủ đề: Thực vật&động vật

I.                 MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

-         Hệ thống được những kiến thức đã học được về thực vật và động vật.

-         Phân loại được thực vật và động vật theo tiêu chí thời gian.

-         Yêu quý và có ý thức nhắc nhở mọi người xung quanh cùng chăm sóc, bảo vệ cây và vật nuôi.

II.             CHUẨN BỊ

-         GV:

+ 2 sơ đồ tư duy để trống như trong SGK cho mỗi nhóm 4 HS.

+ Các bộ tranh, ảnh cây và con vật.

+ Giấy khổ lớn cho các nhóm (nhóm 4 HS)

+ Bút dạ cho các nhóm hoặc bộ thẻ từ (để hoàn thành sơ đồ).

-         HS: Sưu tầm hình về cây và các con vật.

III. Các hoạt động dạy- học

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.     Mở đầu: Khởi động

Hoạt động 1

-GV yêu cầu một HS lên bảng để đố các bạn bên dưới hoặc bạn trên bảng đeo tên cây, con vật vào lưng và các bạn ngồi dưới gọi ý bằng các câu hỏi chỉ có câu trả lời đúng, sai,…

-GV chốt đáp án đúng

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên các cây, con vật dựa vào đặc điểm của chúng hoặc ngược lại dựa và tên các cây, con vật nêu đặc điểm của chúng. HS được củng cố kiến thức đã học và rèn phản xạ.

Hoạt động 2

-GV cung cấp cho các nhóm 2 sơ đồ tư duy để trống.

- Yêu cầu các em HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý.

Yêu cầu cần đạt: HS hệ thống được những kiến thức về cây, con vật đã học và hoàn thành sơ đồ theo các nhánh: cấu tạo (các bộ phận), lợi ích, cách chăm sóc và bảo vệ, lưu ý khi tiếp xúc.

-GV nhận xét

2. Đánh giá

Thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thực vật. Có ý thức bảo vệ cây và con vật.

3.    Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị sản phẩm dự án cho tiết sau.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe

-         HS lắng nghe

- HS lắng nghe

     

…………………………………………………………………………..

                        Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt          Hoa yêu thương

TIẾT 3

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. (17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một sổ HS.

 

 

 

- HS chọ từ ngũ hoàn thiện câu:

- Bé tô, bé vẽ.

- Phương ngắm nhìn dòng chữ nắn nót trên bảng.

- An hí hoáy viết bài.

6.Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. (18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

 

 

- QS tranh.

- HS – HĐ nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

TIẾT 4

7.Nghe viết. (14-15’)

- GV đọc to cả hai câu (Các bạn đều thích bức tranh bông hoa bôn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp.)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đẩu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: thích, tranh,...

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

 

- Viết bc tiếng khó: thích, tranh, sáng,..

- Nghe viết bài vào vở.

 

   Các ban đều thích bức tranh bông hoa bốn cánh. Bức tranh được treo ở góc sáng tạo của lớp.

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cẩn đọc theo từng cụm từ (Các bạn/ đều thích/ bức tranh bống hoa bốn cánh./ Bức tranh/ được treo/ ở góc sáng tạo của lớp). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

 

 

- Đổi vở soát lỗi chính tả.

- NX.

8.Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa. (9-10’)

- GV có thể sử dụng bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những chữ phù hợp.

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả trước lớp. 

- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần.

- HĐ nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

 

- Đọc ĐT-CN.

9.Vẽ một bức tranh về lớp em (lớp học, thầy cô, bạn bè,...) và đặt tên cho bức tranh em vẽ. (5-6’)

- GV cho HS chuẩn bị dụng cụ vẽ (bút, giấy,...) và gợi ý nội dung vẽ: vẽ cảnh lớp học, vẽ một góc lớp học, một đồ vật thân thiết trong lớp học, vẽ thầy cô, nhóm bạn bè, vẽ một bạn trong lớp,...

- Hướng dẫn HS đặt tên tranh để thể hiện nội dung, ý nghĩa bức tranh. Tên tranh có thể đặt theo nghĩa thực (Lớp tôi, Cô giáo tôi, Bạn thân, Góc sáng tạo của lớp,...) hoặc theo nghĩa bóng (Nơi yêu thương ấy, Ấm áp tình thân,...).

- 3 - 4 HS dán tranh lên bảng và nói về bức tranh vừa vẽ (nội dung, ý nghĩa, mục đích,...).

GV và HS khác nhận xét

 

 

 

 

- HS vẽ bài vào vở.

 

 

- HS trưng bầy sản phẩm.

10.Củng cố. (4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

 

 

- Nhắc lại tên đầu bài.

..................................................................................................................

 Tiết 3: Toán           Đơn vị đo độ dài

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài dạng đơn vị tự quy ước và đơn vị đo cm (xăng-ti-mét). Có biểu tượng về “độ dài” của vật (theo số đo bằng đơn vị quy ước hoặc đơn vị đó cm).

- Biết cách đo độ dài một số đồ vật theo đơn vị cm hoặc đơn vị tự quy ước.

2. Phát triển năng lực:

- Qua hoạt động thực hành đo, HS biết phân tích, so sánh độ dài các vật theo số đo của vật.

- Phát triển tư duy qua ước lượng, so sánh độ dài của các vật trong thực tế.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Góp phần phát triển tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

- Thước kẻ có vạch chia cm.

- Một số đồ vật thật để đo độ dài.

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 1

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

3 phút

 

 

12phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 phút

1.             Khởi động

GV cho HS hát múa để tạo tâm thế hứng khởi vào bài mới.

2.  Khám phá

- Giới thiệu bài: Đơn vị đo độ dài.

- GV cho HS thực hành đo thước kẻ và bút chỉ của mình bằng bao nhiêu gang tay.

- Gọi 3 HS đo và nêu kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gọi thêm vài HS nữa đứng tại chỗ nêu kết quả.

- GV lưu ý : Mỗi “gang tay” là một đơn vị “quy ước” (thường dùng để ước lượng độ dài).

Vận dụng :

a) HS quan sát tranh, đếm số gang tay đo chiều cao của mỗi lọ hoa, rồi nêu số đo mỗi lọ hoa (bằng gang tay).

- GV nhận xét, kết luận.

b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như câu a giúp các em nhận thấy bút chì dài hơn 1 gang tay, quyển sách dài hơn 2 gang tay, hộp bút chì bằng  2 gang tay, từ đó xác định được đồ vật nào dài nhất.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV yêu cầu HS lấy ra một số vật thật mà mình đã chuẩn bị ở nhà, thực hành đo rồi nêu sỗ đo của mỗi vật (bằng gang tay) với bạn theo nhóm đôi

- GV theo dõi, giúp đỡ.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét và lưu ý HS: “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.

- Dựa vào kết quả đã đo bằng gang tay GV cho HS xác đinh trong các vật mình mang theo, vật nào dài nhất, vật nào ngắn nhất

- Nhận xét.

3.  Hoạt động

Khám phá lớp học:

- GV cho HS lần lượt quan sát các đồ vật thường thấy ở lớp học như: Cạnh cửa sổ, cạnh bàn, chiều dài của ghế, chiều dài bảng lớp, chiều cao của bàn…rồi tập ước lượng chiều dài hoặc chiều cao mỗi đồ vật theo “gang tay” của em (con số ước lượng này là “vào khoảng” mấy gang tay, chưa chính xác).

- Gọi nhiều HS nêu số đo mà em ước lượng.

- GV cho HS đo thực tế mỗi đồ vật đó (xác định đúng chiều dài, chiều cao mỗi vật đó theo “gang tay”).

- Cho HS so sánh số đo theo ước lượng với số đo thực tế để kiểm tra mình ước lượng đã đúng chưa.

- GV nhận xét và nhắc lại “Gang tay” là đơn vị quy ước của mỗi em nên số đo độ dài của đồ vật có thể khác nhau đối với mỗi em trong lớp.

4. Củng cố

- GV cho HS nói về bản thân hoặc các thành viên trong gia đình mình ở nhà đã vận dụng đo các vật bằng gang tay trong những trường hợp nào.

HS hát múa

- HS thực hành đo.

- HS thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét.

- HS quan sát, thực hiện.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh, đếm số gang tay ở mỗi vật rồi xác định đồ vật nào dài nhất.

- HS phát biểu, lớp nhận xét.

- HS thực hành đo rồi trao đổi với bạn theo nhóm đôi.

- HS trình bày.

- HS so sánh các số đo được rồi đưa ra kết quả.

- HS thực hiện theo dướng dẫn của GV.

- HS phát biểu.

- HS thực hiện đo.

- HS nêu số đo mình đo được và so sánh kết quả với số đo đã ước lượng.

- HS trả lời.

..................................................................................................................

Tiết 4: TN&XH   Ôn tập chủ đề: Thực vật&động vật

Tiết 2 và tiết 3

1.     Mở đầu: Khởi động: HS hát 2.    Hoạt động vận dụng

Hoạt động 1

-GV cho HS thảo luận trong nhóm để từng HS nêu ra những việc đã làm được để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

- GV nhận xét

Yêu cầu cần đạt: HS nêu các việc làm mạch lạc, rõ ràng.

Hoạt động 2

-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả dự án: Trồng và chăm sóc cây.

-GV cho HS trưng bày các sản phẩm dự án mà các em đã mang đến lớp ở vị trí thuận tiện theo nhóm. Các nhóm trao đổi để chuẩn bị phần trình bày gồm:

-         Tên của sản phẩm: Cây đã trồng.

-         Thời gian và cách trồng, chăm sóc

-         Tiến trình phát triển của cây.

Yêu cầu cần đạt: HS phấn khởi, tự tin trình bày về sản phẩm. HS tỏ thái độ trân trọng các sản phẩm của mình.

-GV tự đánh giá cuối chủ đề: Khai thác hình tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập mà HS đạt được sau khi học xong chủ đề.

-GV yêu cầu HS tự đánh giá xem đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung.

-GV đánh giá, tổng kết sau khi HS học xong một chủ đề

3.    Đánh giá

-HS biết yêu quý cây và con vật.

-Định hướng và phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài và liên hệ thực tế với việc làm của bản thân.

4.    Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS thực hiện và tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng thực hiện theo thông đệp mà nhóm đã đưa ra.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS hát

- HS thảo luận trong nhóm

- 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- HS báo cáo kết quả dự án

- HS trưng bày các sản phẩm dự án

- Các nhóm trao đổi để chuẩn bị phần trình bày

-         HS lắng nghe

-         HS tự đánh giá

-         HS lắng nghe

-         HS thảo luận về hình tổng kết cuối bà

-         HS lắng nghe và thực hiện

-         HS nhắc lại

-         HS lắng nghe

………………………………………………………………………..

Tiết 5: Đạo đức         Không nói dối

I.MỤC TIÊU

Sau bài học này; HS sẽ:

-  Nêu được một số biểu hiện của việc nói dối.

-  Biết vì sao không nên nói dối và lợi ích của việc nói thật.

-  Chủ động rèn luyện thói quen nói thật.

-  Đồng tình với những thái độ, hành vi thật thà; không đồng tình với những thái độ,hành vi không thật thà.

II. CHUẨN BỊ

-  SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-  Tranh ảnh, bài hát, truyện (truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu”), hình dán mặt
cười - mặt mếu,... gắn với bài học “Không nói dối”;

-  Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

 

Hoạt động học

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể

-  GV yêu cầu HS kể lại truyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu” hoặc GV kể lại cho cả
lớp nghe.

-  GV đặt câu hỏi: Cậu bé chăn cừu đã nói dối điều gì? Vì nói dối cậu bé chăn cừu đãnhận hậu quả gì?

-  HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Nói dối là tính xấu mà chúng ta cẩn tránh. Cậu bé chăn cừu vì nói dối quánhiều mà đã đánh mất niềm tin của mọi người và phải chịu hậu quả cho những lỗi lầmcủa mình.

2.   Khámphá

Khám phá vì sao không nên nói dối

-                 GV treo 5 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình) và kể câuchuyện “Cất cánh”.

+ Tranh 1: Trên ngọn núi cao, sát bờ biển, có gia đình đại bàng dũng mãnh sinh sống.
+ Tranh 2: Muốn các con giỏi giang, đại bàng mẹ căn dặn: Các con hãy chăm chỉluyện tập!

+ Tranh 3: Trên biển, đại bàng đen siêng năng tập bay còn đại bàng nâu nằm ngủ.

+ Tranh 4: Sắp đến ngày phải bay qua biển, đại bàng mẹ hỏi: Các con tập luyện tốtchưa? Nâu và đen đáp: Tốt rồi ạ!

+ Tranh 5: Ngày bay qua biển đã đến, đại bàng mẹ hô vang: Cất cánh nào các con!Đại bàng đen bay sát theo mẹ, đại bàng nâu run rẩy rồi rơi xuống biển sâu.

_ GV mời một HS kể tóm tắt câu chuyện. Mời các HS trong lớp bổ sung nếu thiếunội dung chính.

-  GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu truyện:

+ Đại bàng nâu đã nói dối mẹ điều gì?

+ Vì nói dối, đại bàng nâu nhận hậu quả như thế nào?

+ Theo em, vì sao chúng ta không nên nói dối?

-  GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS qua lời kết luận sau:

Kết luận: Vì nói dối mẹ nên đại bàng nâu đã bị rơi xuống biển. Nói dối không nhữngcó hại cho bản thân mà còn bị mọi người xa lánh, không tin tưởng.

3.   Luyện tập

Hoạt động 1 Em chọn cách làm đúng

-  GV treo tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HStheo nhóm (4 hoặc 6 HS), nêu rõ yêu cầu: Em chọn cách nào? Vì sao? (Trong tinhhuống bạn nhỏ nghe mẹ hỏi: Con đang ôn bài à?)

+ Cách làm 1: Bạn nói: Con đang ôn bài ạ! (Khi bạn đang chơi xếp hình)

+ Cách làm 2: Bạn nói: Vâng ạ!

+ Cách làm 3: Bạn nói: Con đang chơi xếp hình ạ!

- GV mời đại diện một nhóm lên trình bày, mời tiếp nhóm khác nếu có cách lựa chọnkhác nhóm thứ nhất. Mời một HS nêu ý kiến vì sao không chọn.

- GV khen ngợi HS và kết luận:

+ Chọn: cách làm 2: Bạn làm đúng theo lời mẹ và nói thật; cách làm 3: Bạn nói thật.
+ Không chọn: Cách làm 1 vì bạn vẫn đang chơi mà nói dối mẹ, không ôn bài.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

-       GV đặt câu hỏi: Đã có khi nào em nói dối chưa? Khiđóemcảmthấynhưthế nào?

-       GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mờimột số HSchia sẻ trướclớp hoặccác em chia sẻ theo nhóm đôi.

-       HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-       GV nhận xét và khen ngợi những câu trả lời trung thực.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Xử lí tình huống

-  GV hướng dẫn và mời HS nêu nội dung của tình huống: Cô giáo yêu cầu kiểm trađồ dùng học tập, bạn gái để quên bút chì, bạn sẽ nói gì với cô giáo?

-  GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

-  GV mời đại diện một sổ nhóm trình bày.

-  GV động viên, khen ngợi những bạn, nhóm trả lời tốt.

-  GV đưa ra những lời nói khác nhau, ví dụ:

+ Cách 1: Tớ sợ cô phê bình, cậu cho tớ mượn một cái bút chì nhé!

+ Cách 2: Thưa cô! Con xin lỗi, con để quên bút chì ạ!

+ Cách 3: Thưa cô! Mẹ con không để bút chì vào cho con ạ!

-  HS ghi lại số thứ tự (1 hay 2, 3) ở cách nói nào mình chọn trong mỗi tình huống.

-  GV tổng kết các lựa chọn của cả lớp, ghi lên bảng và mời một số HS chia sẻ, vì saolại chọn cách nói đó.

Kết luận: Nói thật giúp ta tự tin và được mọi người yêu quý, tin tưởng, giúp đỡ, nhất lànói thật trong học tập giúp ta ngày càng học giỏi, tiễn bộ hơn.

Hoạt động 2 Em cùng các bạn nói lời chân thật

-  HS đóng vai nhắc nhau nói lời chân thật, HS có thể tưởng tượng và đóng vai theocác tình huống khác nhau.

-  Ngoài ra, GV nhắc HS về nhà ôn lại bài học và thực hiện nói lời chân thật với thầycô, cha mẹ, bạn bè,... để được mọi người yêu quý và tin tưởng.

Kêt luận: Em luôn nói lời chân thật.

Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc.

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-         HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS trả lời

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

Tiết 7: Hoạt động trải nghiệm

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

- GDHS chủ đề 6“Vui đón mùa xuân”

- Thể hiện được cảm xúc yêu thương phù hợp khi được tặng quà ngày tết.

- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng… 4.     HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.

III. Các hoạt động dạy – học:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

1 phút

14 phút

           

8 phút

10 phút

2 phút

1.Ổn định tổ chức:

- GV  mời lớp trưởng lên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

+ Lần lượt các Tổ trưởng lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi tổ, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

- Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các tổ trưởng và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà tổ trưởng đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay).

- Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở các cá nhân, nhóm, cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

- Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của ban cán sự lớp; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

- Lớp trưởng : Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

- Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến lập kế hoạch thực hiện.

- Các tổ thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

- Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các tổ báo cáo kế hoạch tuần tới.

- Lần lượt các Tổ trưởng báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi tổ báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

- Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các tổ.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

- Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

- Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

- Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban.

3. Sinh hoạt theo chủ đề

- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi sau:

*Kể về cách ứng xử của em khi nhận quà ngày Tết:

+ GV khích lệ HS xung phongchia sẻ cho các bạn nghe tên món quà và người tặng.Cách đón nhận và lời nói khi nhận quà thể hiện cảm xúc yêu thương đối với người tặng quà như thế nào?

- GV khái quát các ý kiến của học sinh.

*Chia sẻ cảm xúc của em khi được nhận quà

- GV khuyến khích học sinh chia sẻ cảm xúc khi được nhận quà ngày Tết.

- GV lưu ý HS ngoài cảm xúc vui sướng các em có cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho em không ông?

- GV động viên các em nói đúng với mong muốn của mình không bắt chước bạn.

- GV khen ngợi những em mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình

ĐÁNH GIÁ

a)    Cá nhân tự đánh giá

-GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:

-Tốt: luôn nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tết.

-Đạt: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tếtnhưng chưa thường xuyên

-Cần cố gắng: Nhận xét được cách ứng xử phù hợp và cách ứng xử không phù hợp khi nhận quà ngày Tếtnhưng không phải luôn đúng.

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

-GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung sau:

- Có biết được cách ứng xử phù hợp khi nhận quà không?

-Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, … hay không?

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4.Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học của lớp mình.

- GV dặn dò nhắc nhở HS

 

-HS hát một số bài hát.

-Các tổ  trưởng nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của tổ.

- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

- HS nghe.

- HS nghe.

-  HS nghe.

- Các tổ thực hiện theo.

- Các tổ thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

- Tổ trưởng lên báo cáo.

- HS chia sẻ

-    HS chú ý để nhận xét hoặc bổ sung thêm

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ

-    HS chú ý để nhận xét hoặc bổ sung thêm

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá theo các mức độ

- HS đánh giá lẫn nhau về các nội dung

- HS lắng nghe.

 

Các tin khác