Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 31 LỚP 1/1
Trường TH&THCS Lê Văn Miến Kế hoạch bài dạy lớp 1/1
TUẦN 30
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ : Thân thiện với môi trường
Tiết 2,3: Tiếng Việt
Ruộng bậc thang ở Sa Pa
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản, có yếu tố miêu tả; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đôi với vẻ đẹp của quê hương, đất nước; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Ruộng bậc thang ở Sa Pa.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (ruộng bậc thang, khổng lồ, bất tận, ngạt ngào, cần mẫn) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
+ Kiến thức đời sông
GV có một số hiểu biết về địa lí và văn hoá có liên quan:
- Sa Pa là một huyện của tỉnh Lào Cai. Thị trấn của huyện có tên Sa Pa, nằm ở địa hình cao (khoảng 1500 m so với mặt nước biển). Do vậy, khí hậu nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu ngay cả vào mùa hè. Sa Pa là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, thu hút nhiều khách du lịch. Một trong những cảnh đẹp tiêu biểu, quyến rũ của Sa Pa là các khu ruộng bậc thang vào mùa lúa chín.
- Ruộng bậc thang là các vạt ruộng lúa nước nằm kế tiếp nhau từ thấp lên cao trên sườn núi ở những vùng núi cao (không chỉ có ở Việt Nam mà có cả những nơi khác trên thế giới). Người dân cư trú ở những nơi này đã chọn những sườn đồi, núi có đất đai màu mỡ để tạo thành những vạt ruộng bằng phẳng, canh tác lúa nước. Nước được dẫn từ trên đỉnh núi xuống các vạt ruộng phía dưới.
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh có số lượng người đông nhất chiếm đa số, còn các dân tộc khác, do số lượng người ít hơn, được gọi là dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số thường sống ở vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên,... Ở vùng cao phía bắc Việt Nam có các dân tộc thiểu số có số lượng người tương đối đông như Mường, Tày, Nùng, Thái, H’mông, Dao, Hà Nhì,...
+ Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm
2. Học sinh: Vở viết, SGK, bảng con, phấn, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1.Ôn và khởi động ( 4-5) - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điểu thú vị mà HS học được từ bài học đó. - Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. (a. Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất? b. Em có thích cảnh vật trong tranh không? Vì sao?) + GV có thể có thêm những gợi ý để HS thảo luận và trả lời câu hỏi Em có thích cảnh vật trong tranh không? Vì sao? Thích những người dân tộc vì họ mặc những bộ quần áo sặc sỡ, đẹp; thích các thửa ruộng bậc thang vì các ruộng lúa không bằng phẳng như cánh đổng vùng xuôi mà nằm trên sườn núi, ruộng này xếp cao hơn ruộng kia giống như các bậc thang. Các thửa ruộng lúa chín vàng, rất đẹp). GV dẫn vào bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa: Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Cảnh mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa là một trong những cảnh đẹp tiêu biểu ở vùng núi phía Bắc nước ta. Bài Ruộng bậc thang ở Sa Pa khiến chúng ta thêm yêu những cảnh đẹp và thêm yêu đất nước. 2.Đọc ( 29-30’) - GV đọc mẫu toàn VB
GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (rực rỡ, H’mông) (GV hướng dẫn HS đọc âm đầu H’ nhanh và lướt kết hợp ngay với tiếng đi liền mông. Không đọc thành hai tiếng tách rời Hơ mông).
GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Nhìn xa, chúng giống như những bậc thang khổng lổ./ Từng bậc,/ từng bậc/ như nối mặt đất với bầu trời.) + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ngạt ngào hương lúa, đoạn 2: phần còn lại). - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài ruộng bậc thang: ruộng ở sườn đổi núi, xếp thành từng bậc từ thấp lên cao; khổng lồ: rất to; ngạt ngào: mùi hương thơm lan rộng, tác động mạnh vào mũi; bất tận: không bao giờ kết thúc; cầnmẫn: chăm chỉ, nhẫn nại (làm lụng). - GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi |
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS đọc đoạn + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
- HS đọc đoạn theo nhóm. - HS và GV đọc toàn VB + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
|
TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi ( 9-10’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
a. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt?
b. Ruộng bậc thang có từ bao giờ?
c. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang? - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời 4. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông ( 14-15’) - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. GV nêu nhiệm vụ.
5. Hát một bài hát về quê hương ( 5) - GV cho HS hát một bài hát bất kì. - GV hướng dẫn HS hát từng đoạn của bài hát. 6. Củng cố ( 5) - GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. -GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Vào mùa lúa chín, đến Sa Pa, khách du lịch có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của những khu ruộng bậc thang. b. Ruộng bậc thang có từ hàng trăm năm nay c. Ruộng bậc thang được tạo nên bởi những người H’mong, Dao, Hà Nhì,... sống ở đây.)
- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp - Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng). - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần.
- Cả lớp cùng hát đồng ca.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. |
.................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Bài 38: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 10
TIẾT 2: Luyện tập
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
5 phút
7 phút
7 phút
5 phút
7 phút
3 phút |
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi Bắn tên
2. Hoạt động 2: Luyện tập * Bài 1: Những phép tính nào có kết quả bằng 8? - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh - Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ. - Yêu cầu HS tìm các phép tính có kết quả bằng 8. - GV nhận xét, bổ sung. *Bài 2: Mỗi chú thỏ sẽ vào chuồng có số là kết quả phép tính ghi trên chú thỏ đó. Hỏi chuồng nào sẽ có hai chú thỏ? - GV gọi HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện phép tính ở trên các chú thỏ và cách sắp xếp thỏ vào chuồng. - Yêu cầu HS thực hiện các phép tính trong hình vẽ và xếp thỏ vào các chuồng. - Yêu cầu HS tìm chuồng có 2 chú thỏ. - GV nhận xét, bổ sung. *Bài 3: Số? - GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, hướng chỉ của các mũi tên để rút ra quy luật: Mỗi số ở hàng trên là tổng của 2 số hàng dưới liền kề. - HD HS làm thêm để tìm ra số thích hợp (3+1) - Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? - GV cho HS làm phần còn lại. - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” để sửa bài. - GV cùng HS nhận xét *Bài 4: >; <; = ? - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhẩm các phép tính rồi thực hiện so sánh. - Yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS chia sẻ. - GV nhận xét, bổ sung. *Bài 5: Bướm sẽ đậu vào bông hoa có số là kết quả phép tính trên cánh bướm. - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát tranh, hướng dẫn HS thực hiện các phép tính trên bướm và đậu vào bông hoa tương ứng. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài. - GV tổ chức trò chơi “Chú bướm thông minh” để sửa bài, tìm ra số bướm đậu ở mỗi bông hoa. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Hôm nay em được học bài gì? - Nhận xét tiết học. - Ôn tập bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . (HS đọc 1 phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi 10 và người được bắn trả lời đáp án) -HS nêu yêu cầu bài toán. - HS thực hiện các phép tính vào vở - HS quan sát, trình bày. -1 HS đọc, nêu yêu cầu của bài toán. - HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn. -HS thực hiện phép tính vào vở và xếp thỏ vào các chuồng tương ứng. - HS phát hiện được 2 chú thỏ mang phép tính (5+2) và (10-3) có kết quả là 7 nên cùng chạy vào chuồng số 7. -HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài. -HS lắng nghe. -Số 4. - HS làm vào vở. -HS tham gia trò chơi. -HS nêu yêu cầu bài. -HS lắng nghe. -HS làm bài. -HS nêu yêu cầu bài. -HS lắng nghe. -HS làm bài nhóm đôi. -HS tham gia chơi. -HS trả lời. |
………………………………………………………………………….
Tiết 5,6: Tiếng Việt
Nhớ ơn
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài đồng dao; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung VB; nhận biết một số tiếng cùng vẩn với nhau, củng cố kiến thức vể vần; thuộc lòng bài đồng dao và cảm nhận được vẻ đẹp của đồng dao qua vần và hình ảnh; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: biết ơn và kính trọng những người đã giúp cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp, ấm no; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Kiến thức ngữ văn
GV nắm được đặc điểm của đồng dao (dễ nhớ, dễ thuộc; đặc điểm vần, nhịp) và nội dung của bài đổng dao Nhớ ơn.
GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong bài đồng dao (cày ruộng, vun gốc, mò, sang đò, trồng trọt) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Phương tiện dạy học
Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: Vở viết, SGK, bảng con, phấn, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động (4- 5) - Ôn:
- Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. (a. Các bạn nhỏ đang làm gì? b. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ ý nói gì?) + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đổng dao Nhớ ơn. (Các bạn nhỏ được ngồi mát dưới bóng cây, được ăn quả của cây. Có phải tự nhiên mà các bạn nhỏ được hưởng những thành quả đó không? Muốn biết rõ điều này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài Nhớ ơn.) 2.Đọc ( 24-25) - GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (cày ruộng, sang đò, trồng trọt,...). - GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng, đúng nhịp. + GV hướng dẫn HS nhận biết đoạn.
+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (cày ruộn g: dùng dụng cụ có lưỡi bằng gang, sắt để lật, xới đất ở ruộng lên; vun gốc: vun đất vào gốc; mò: sờ tìm vật (dưới nước hoặc trong bóng tối) mà không nhìn thấy; sang đò: sang sông bằng đò, trổng trọt: trồng cây (nói một cách khái quát).
3. Tìm ở cuối các dòng những tiếng cùng vần với nhau (5-6) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại cả bài và tìm tiếng cùng vần với nhau ở cuối các dòng GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời (ruộng - muống, ao - đào, gốc - ốc, mò - đò, dây - cây).
|
- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điểu thú vị mà HS học được từ bài học đó
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- Một số HS đọc nối tiếp từng dòng lần 1.
- Một số HS đọc nối tiếp từng dòng lần 2.
- HS đọc từng đoạn + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.
+ HS đọc từng đoạn theo nhóm.
+ Một số HS đọc đoạn, mỗi HS đọc một đoạn. Các bạn nhận xét, đánh giá. - HS đọc cả bài + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài. + Lớp đọc đổng thanh cả bài.
- HS viết những tiếng tìm được vào vở. |
TIẾT 2
4.Trả lời câu hỏi ( 9-10) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi. (a. Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai? b. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ? c. Còn em, em nhố ơn những ai? Vì sao?) - GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời (a. Bài đổng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn người cày ruộng, người đào ao, người vun gốc, người đi mò, người chèo chổng, người mắc dây, người trồng trọt; b. Chúng ta nhớ ơn những người đó vì họ giúp chúng ta có cơm, rau, ốc, quả để ăn, có hóng mát để trú nắng, có võng để nằm và có thể sang đò; c. Câu trả lời mở). Trong phẩn trả lời của mình, mỗi HS có thể chỉ cần trả lời một ý, các HS khác bổ sung. 5. Học thuộc lòng ( 13- 14) - GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài đồng dao. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài đồng dao bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong bài cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng cả bài đổng dao. 6. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô ( 9-10) - GV cho HS quan sát tranh và nói về bức tranh (1 bạn nhỏ dìu bà lên bậc thang vào nhà). - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm về những việc HS cẩn làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân (bố, mẹ, ông, bà,...) hoặc thầy cô.
- GV và HS nhận xét. 7. Củng cô ( 3-4) GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vể bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. |
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.
- Một HS đọc thành tiếng cả bài.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp.
HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
|
................................................................................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Du lịch biển Việt Nam
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: biết yêu quý những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước mình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: + Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Du lịch biển Việt Nam.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (hoang sơ, kì diệu) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
+. Kiến thức đời sống
- Biết được những bãi biển đẹp có những khu du lịch nổi tiếng và những bãi biển còn hoang sơ dọc chiểu dài đất nước.
- Biết được một số cảnh quan kì thú của đất nước, biết được đặc điểm của những đồi cát bay.
+. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phẩn mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.
2. Học sinh: Vở viết, SGK, bảng con, phấn, bút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động ( 4-5) - Ôn:
- Khởi động: + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nlìóm để nói về những gì em thấy trong tranh.
+ GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Du lịch biển Việt Nam. 2. Đọc (29-30) - GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (nổi tiếng, bơi lội, nô đùa,...).
- GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Thanh Hoá, Đà Nẵng, Khánh Hoà,./có những bãi biển nổi tiếng,/ được du khách yêu thích./ Nhưng suốt chiểu dài đất nước/ củng có nhiều bãi biển còn hoang sơ.)
+ GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đẩu đến hoang sơ, đoạn 2: phần còn lại). + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (hoang sơ: hoàn toàn tự nhiên, chưa có tác động của con người, kì diệu: có gì đó rất lạ lùng, làm cho người ta phải ca ngợi, khâm phục).
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi. |
- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.
+ Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.
- HS đọc câu + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
+ HS đọc đoạn theo nhóm. - HS và GV đọc toàn VB + 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB.
|
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
3. Trả lời câu hỏi ( 14-15) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi. (a. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu? b. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển? c. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi?) - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. - GV và HS thống nhất câu trả lời (a. Những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở các nơi như Thanh Hoá, Đà Nang, Khánh Hoà,...; b. Chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát; c. Hình ảạng những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay). Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần). 4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3 ( 18-20) - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (b. Đi biển, chúng ta có thê bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. c. Hình dạng những đổi cất luôn thay dổi vì cát bay). - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. |
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
|
.................................................................................................................
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt
Du lịch biển Việt Nam
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (16-17’) - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu. - GV yêu cẩu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh, (a. Dọc bờ biển có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng; b. Miền Nam nước ta có những cánh đổng lúa rộng mênh mông} - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS 6. Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển (17-18’) - GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, quan sát các bức tranh vê các hoạt động trên bãi biển, thảo luận và xác định những trò chơi ở biển mà em thích (có thể chia lớp thành một số nhóm, mỗi nhóm quan sát, phân tích, thảo luận và xác định em thích hay cả nhóm/ nhiều bạn trong nhóm thích). |
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả
- HS nói trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. |
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
7. Nghe viết ( 14-15) - GV đọc to cả đoạn văn. (Đ/ biển, bạn sẽ thoả sức bơi lội, nô đùa trên sóng hoặc nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.)- GV lưu ý HS một số vấn đê chính tả trong đoạn viết. - Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng, giữa câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm. - Chữ dễ viết sai chính tả: nổi tiếng, hoang sơ,... - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. - Đọc và viết chính tả: - GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ (Đ/ biển,/ bạn sẽ thoả sức bơi lội,/ nô đùa trên sóng/ hoặc nhặt vỏ sò,/ xây lâu đài cát./ Biển là món quà/ kì diệu/ mà thiên nhiên/ ban tặng cho chúng ta.ỵ Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. - GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS. - Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS. 8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp ( 9-10) - GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.
9. Đặt tên cho bức tranh ( 3-4) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi về nội dung bức tranh.
10. Củng cố (4- 5) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách hoặc tập thơ về đất nước và con người Việt Nam. Lưu ý, HS không phải đọc hết cả cuốn sách hay cả tập thơ mà chỉ cần đọc một bài viết hoặc một bài thơ ở trong đó về đất nước, con người Việt Nam để chuẩn bị cho bài học sau. - GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số cuốn sách, tập thơ về đất nước và con người Việt Nam để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS |
- HS nghe
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần anh, ach, ươt, ươp. - HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. - Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lẩn.
- HS đề xuất tên cho bức tranh và có thể nói thêm nêu lí do đặt tên đó. HS nhận xét về để xuất tên và lí do đề xuất của bạn.
- HS nêu ý kiến vê bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS về bài học.
|
................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 (số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích số, xếp thứ tự, so sánh số.
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tính trong trường hợp có hai dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn ( toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua việc giải các bài toán thực tế, phát triển trí tưởng tượng, tư duy lôgic qua bài toán vui, trò chơi, năng lực mô hình hóa, giao tiếp (qua việc áp dụng quy tắc tính, diễn đạt,…)
3. Năng lực – phẩm chất chung:
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Trò chơi, mô hình, tranh ảnh phục vụ cho các bài toán trong SGK.
HS: Đồ dùng học toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 1
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
10 phút
6 phút
5 phút
5 phút
5 phút
|
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi: Hái hoa dân chủ
Câu hỏi: Câu 1: 2+…=10 Câu 2: Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Câu 3: Số bé nhất có hai chữ số là số mấy? Câu 4: Số lớn nhất có hai chữ số là số mấy? 2. Hoạt động 2: Luyện tập: 1- Giới thiệu bài 2- Luyện tập *Bài 1: Số? - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài * số 35 - Cho HS quan sát tranh vẽ que tính + Có bao nhiêu que tính? + Số 35 viết như thế nào? + Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? + Đọc số? Tương tự với các số 44, 61, 80, 53 - GV và HS nhận xét, bổ sung. *Bài 2: Số? - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. a) - Cho HS quan sát tranh và hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số (gồm mấy chục và mấy đơn vị) rồi điền số tương ứng vào chỗ trống theo mẫu. - Yêu cầu HS làm bài. - GV cho HS chia sẻ. - GV và HS nhận xét, bổ sung. b) GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo số và trình bày phép cộng tương ứng, tìm các số tương ứng trong các ô. - GV cho HS chia sẻ. - GV và HS nhận xét, bổ sung. *Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS nêu số đo độ dài một bước chân của ba bạn Mai, Việt, Nam và trả lời câu hỏi: + Ai có bước chân dài nhất? + Ai có bước chân ngắn nhất? - GV và HS nhận xét, bổ sung. *Bài 4: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để lập được các số có hai chữ số (lưu ý số có hai chữ số khác nhau vì sử dụng 2 trong 3 tấm thẻ). - GV yêu cầu HS chia sẻ. - GV nhận xét, bổ sung. (GV lưu ý: các số: 07, 03 không phải số có hai chữ số. ) 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Vận dụng: Em hãy đo một gang tay của em và so sánh với bạn bên cạnh. - Nhận xét tiết học. - Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100. |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . -HS nêu yêu cầu bài toán. -35 que tính. - 35 - 3 chục và 5 đơn vị. - ba mươi lăm. -HS nêu yêu cầu bài toán. -HS làm bài. -HS lắng nghe, làm bài. -HS nêu yêu cầu bài toán. - HS nêu và trả lời: + Nam có bước chân dài nhất. +Việt có bước chân ngắn nhất. -HS nêu yêu cầu bài toán. - HS thảo luận nhóm đôi và ghép các số. -Các số: 37, 73, 30, 70. -HS thực hiện. |
................................................................................................................
Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Luyện tập tuần 31
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Giúp HS củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học thông qua đọc thành tiếng và đọc hiểu một bài có nội dung trong tiết học,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phương tiện dạy học
Giúp HS luyện học thuộc lòng.
2. Học sinh: Vở viết, SGK, phấn, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Đọc và trả lời câu hỏi (29- 30) BÀI 1: CẬU BÉ THÔNG MINH - Sắp xêp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ Trò chơi, nhiều, Huy, nghĩ ra, thú vị + Nhiều, có, Việt Nam, tài năng, người - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Bài 2. LÍNH CỨU HOẢ - Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cẩu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: + Cứu hoả, nguy hiểm, một, công việc, là + Cứu hoả, cẩn, chúng ta, những, biết ơn, người lính
Bài 3. LỚN LÊN BẠN LÀM GÌ? - Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu: kiến trúc sư, thích, em, trở thành, khi, lớn lên. - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. |
- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. - Huy nghĩ ra nhiều trò chơi thú vị. -Việt Nam có nhiều người tài năng. - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. - Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. Cứu hoả là một công việc nguy hiểm. - Chúng ta cần biết ơn những người lính cứu hoả. - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. - Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. - Khi lớn lên, em thích trở thành kiến trúc sư. - HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Đọc và trả lời câu hỏi ( 29-30) Bài 4. RUỘNG BẬC THANG Ở SA PA - Sắp xêp các từ ngữ thành câu và viết vào vở - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: + Sa Pa, thích, khách, đến, du lịch + Đẹp, nưốc ta, nhiều, cảnh, có + ruộng bậc thang, rực rỡ, đẹp, mùa lúa chín, vào - GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Khách du lịch thích đến Sa Pa./ Nước ta cónhiều cảnh đẹp./ Ruộng bậc thang đẹp rực rỡ vào mùa lúa chín hoặc Vào mùa lúa chín, ruộng bậc thang đẹp rực rỡ) Bài 5. NHỚ ƠN 1. Viết một câu phù hợp với tranh GV có thể gợi ý về tranh bằng cách đặt các câu hỏi như: Điều gì ở bức tranh làm em chú ý? Em có thích bức tranh này không? Vì sao? Em đã từng làm gì giúp người thân?... 2. Viết đúng chính tả một đoạn trong bài đồng dao Nhớ ơn vào vở - GV trình chiếu đoạn đồng dao và yêu cầu HS chú ý đến những từ được tô đậm Xang đò Nhớ người chèo trống Nằm võng Nhớ người mắc giây GV viết những từ viết đúng chính tả lên bảng hoặc trình chiếu đoạn thơ với những từ đã được chỉnh sửa. Lưu ý, lỗi chính tả ở từ sang (xang) chủ yếu là của HS ở miền Bắc, khi phát âm không phân biệt được s/x. HS nhầm trống với chống cũng như giây với dây, các hình thức chữ viết khác nhau để ghi các âm gần giống nhau (trống/chổng) hoặc cùng một âm (giây/dây). Với trường hợp trống/chống, giây/dây, HS phải phân biệt hình thức chính tả của từ dựa trên nghĩa của mỗi từ và ghi nhớ từng trường hợp cụ thể. Sang đò Nhớ người chèo chống. Nằm võng Nhớ người mắc dây. Bài 6. DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM - Viết một câu phù hợp với tranh - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh ở mục 9 (SHS trang 161). GV có thể gợi ý thêm vê tranh bằng cách các đặt câu hỏi như: Em thấy những gì trong tranh này?; Cái gì làm em chú ý nhất ?; Em có thích cảnh vật trong tranh không ?; Vì sao?;...
2. Củng cố ( 5) - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV yêu cẩu HS tìm đọc một truyện kể để chuẩn bị cho bài học sau. |
Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. - HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng. - Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. . Lưu ý tôn trọng những gì HS quan sát và nhận xét về tranh. Khuyến khích các ý tưởng mang rõ dấu ấn cá nhân. - HS viết vào vở một câu về tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình. HS cũng có thể tham khảo ý tưởng đã được các HS khác chia sẻ trước lớp và gợi ý của GV. - HS làm việc nhóm đôi để trao đổi xem những từ được tô đậm viết sai như thế nào, viết lại thế nào thì đúng. - Một số HS cho biết hình thức viết đúng chính tả của những từ được tô đậm. GV và HS thống nhất phương án đúng. - HS viết vào vở cả đoạn thơ đã được sửa lỗi chính tả. - Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. GV lưu ý tôn trọng những gì HS quan sát và nhận xét về tranh. Khuyến khích các ý tưởng mang rõ dấu ấn cá nhân. HS có thể nói: Bãi biên đẹp; Một sô du khách đang chơi trên bãi biển; Có thuyền đánh cá; Trên những chiếc thuyền này có quốc kì; Em thích đi nghỉ ở biển. - HS viết vào vở một câu về tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình. HS cũng có thể tham khảo ý tưởng đã được các HS khác chia sẻ trước lớp và gợi ý của GV. |
………………………………………………………………………..
Tiết 3: TN&XH: ...............................................................................................................
Tiết 4: Đạo đức Dạy: GD địa phương
.................................................................................................................
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt Ôn tập cuối năm
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Phát triển khả năng khái quát hoá thông qua việc ôn lại và kết nối nội dung chủ điểm của các bài đã được học trong học kì 2; phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nôi hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ.
- Củng cò và phát triển vốn từ ngữ chỉ thời gian trong năm và hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong những khoảng thời gian khác nhau trong năm; qua đó, không chỉ phát triển kĩ năng biểu đạt mà còn có cơ hội nhìn lại một năm đã qua.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phương tiện dạy học: Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to; bảng kẻ có 12 ô tương ứng với 12 tháng trong năm và hình minh hoạ những hoạt động, trạng thái tương ứng với 12 tháng đó; hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hình và bảng. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu ô chữ cần giải, cũng có thể sử dụng bảng phụ nếu không có máy chiếu.
2. Học sinh: Vở viết, SGK, bảng con, phấn, bút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Chọn tranh phù hợp với từng chủ điểm đã học và cho biết lí do em chọn ( 35) - Bài tập này nhằm hệ thống hoá các chủ điểm đã học; giúp HS phát triển kĩ năng quan sát và hiểu ý nghĩa của hình ảnh, kết nối hình ảnh với nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ. - GV nêu nhiệm vụ. Cần giải thích để HS hiểu được nhiệm vụ được giao. Trong SHS tập 2, HS đã học 8 bài lớn, tương ứng với 8 chủ điểm. GV yêu cẩu HS cho biết tên của 8 bài đó. HS: Tôi và các bạn, Mái ấm gia đình, Mái trường mến yêu, Điều em cần biêt, Bài học từ cuộc sống, Thiên nhiên kì thú, Thế giới trong mắt em, Đất nước và con người GV lẩn lượt đưa ra từng tranh trong số 10 tranh có trong SHS. GV có thể trình chiếu hoặc gắn tranh được phóng to lên bảng hoặc HS quan sát tranh trong SHS. GV yêu cầu HS quan sát tranh. Một số HS cho biết nội dung của mỗi tranh (Tranh vẽ gì? Tranh thể hiện điều gì?). - GV thống nhất với HS phương án lựa chọn đúng. Tranh 1: Mấy đứa trẻ đang cùng nhau chơi một trò chơi (Tôi và các bạn); tranh 2: Một gia đình, bố đẩy xe nối, mẹ đi theo sau dắt một bé gái (Mái ấm gia đình); tranh 3: Quang cảnh một trường học (Mái trường mến yêu); tranh 4: Một số biển hiệu (Cấm hút thuốc, Cấm lửa, Cấm xả rác, Cấm câu cá) (Điều em cần biết); tranh 5: Tranh minh hoạ tình huống bổ câu cứu kiến (Bài học từ cuộc sống); tranh 6: Một số loài vật (khỉ, voi, nai, chim,...) ở một góc rừng (Thiên nhiên kì thú); tranh 7: Một bạn nhỏ nhìn lên bầu trời đầy nắng, mây xanh, có cánh diều (Thếgiới trong mắt em); tranh 8: Hổ Gươm có Tháp Rùa (Đất nước và con người); tranh 9: Hình cá heo bơi trên đại dương (Thiên nhiên kì thú); tranh 10: Hình bản đồ Việt Nam (Đất nước và con người). |
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về mối liên hệ giữa từng tranh với mỗi bài đã học. GV lưu ý HS do có 10 tranh minh hoạ cho 8 bài học nên có 2 bài học mỗi bài được minh hoạ bằng 2 tranh. - Một số HS trình bày kết quả trao đổi trong nhóm, cho biết lần lượt các tranh (được đánh số từ 1 đến 10) tương ứng với bài nào đã học trong học kì vừa qua. Lưu ý, HS cần nêu lí do vì sao xác định như vậy. |
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Giải ô chữ ( 14-15) - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, nêu nhiệm vụ và hướng dẫn HS cách thức điền từ ngữ theo hàng ngang. - Sau khi điền đủ 8 từ ngữ theo hàng ngang (7. trống trường, 2. công, 3. biển, 4. gia đình Việt Nam, 5. tia nắng, 6. lời chào, 7. cọ, 8. cây), ở hàng dọc (tô màu), HS sẽ nhìn thấy câu Tôi đi học. Một số HS đọc to câu này. - Lưu ý: Trong quá trình điền ô chữ, có thể có những HS nói được ô chữ ở cột dọc (khi chưa điền xong các ô chữ hàng ngang). GV động viên, khuyến khích các em điền nốt những ô chĩí hàng ngang còn lại. 2. Nói tên các tháng trong năm. Dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu ( 15) - GV trình chiếu bảng như trong SHS (hoặc dùng bảng phụ hướng dẫn HS thực hiện nội dung này). - GV nêu nhiệm vụ: HS nói tên các tháng trong năm và dùng từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu, cho biết hoạt động, trạng thái của con người và thiên nhiên trong mỗi tháng. 3. Củng cố ( 5) - GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - GV yêu cẩu HS tìm đọc một truyện kể để chuẩn bị cho bài học sau. |
- Một số HS đọc câu đố, câu hỏi và gợi ý. Mỗi HS đọc một câu. Một số HS giải câu đố và trả lời. Mỗi HS giải một câu. Trả lời được mỗi câu đố, câu hỏi hoặc gợi ý, HS sẽ biết được một từ ngữ cần điền vào ô chữ hàng ngang. Lưu ý HS, 7 trong 8 từ ngữ cần điền theo hàng ngang đểu đã xuất hiện trong các bài đã học đã nêu ở phần a.
- HS làm việc nhóm, sau đó mỗi HS tự điền vào chỗ trống trên máy chiếu hoặc bảng phụ. - Một số HS trình bày kết quả. GV thống nhất với HS các phương án điền đúng. Ở một số vị trí có thể điền những từ ngữ khác nhau. GV nên tôn trọng sự lựa chọn của HS miễn là HS điền hợp lí. |
............................................................................................................
Tiết 3: Toán
Bài 39: Ôn tập các số và phép tính trong phạm vi 100
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về số và chữ số trong phạm vi 100 ( số có hai chữ số); về đọc, viết số, cấu tạo, phân tích, xếp số thứ tự, so sánh
- Ôn tập, củng cố vận dụng quy tắc tính (đặt tính rồi tính), tính nhẩm, tinh1trong trường hợp có 2 dấu phép tính, vận dụng vào giải toán có lời văn (toán thực tế) để nêu phép tính thích hợp và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực:
- Phát triển - Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2,3 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Những mô hình , tranh ảnh,....để phục vụ các bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Thời gian |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4 phút
16 phút
10 phút
5 phút |
1.Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – truyền bút - Thực hiện nhanh các phép tính khi được truyền bút đến tay mình: 10 + 30 = ... 30 + 6 = .... 70 – 40 = ... 85 - 35 = ..... - GVNX, tuyên dương. 2. Hoạt động 2: Thực hành - Luyện tập * Bài 1: Tính - GV nêu yêu cầu của bài. a ) Tính nhẩm b ) Đặt tính rồi tính Trò chơi - Ô cửa may mắn - Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa. - GV nhận xét, bổ sung. * Bài 2: Hai phép tính nào có cùng kết quả? - Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm (phiếu học tập) - GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ. - Gv hỏi: + Em quan sát lại hai phép tính trên xem có gì giống nhau? + Em quan sát hai phép tính giữa xem có gì khác nhau? + Em quan sát lại hai phép tính cuối xem có gì khác nhau? - Gv nhận xét , kết luận Ở phép tính 35+12= 47 và 40+ 7= 47 kết quả giống nhau Phép tính: 53 +6= 59 và 30+ 50= 80 kết quả khác nhau Phép tính: 60+20= 80 và 40+19= 59 kết quả khác nhau * Bài 3: Số - Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài. GV hỏi: Câu a: - Muốn tìm được kết quả viết vào dấu chấm hỏi ở trong mỗi hình em làm như thế nào? Câu b: - Để có số điền vào dấu chấm hỏi trong ô vuông em thực hiện như thế nào? GVKL: Để tìm được kết quả viết vào mỗi ô tương ứng em tính lần lượt từ trái sang phải; số trong mỗi ô cộng hoặc trừ với các số theo dấu mũi tên sẽ ra kết quả cần tìm - HS tính các phép tính - Gv nhận xét , kết luận 3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn Trò chơi: Vượt chướng ngại vật * Bài 4: Số - Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài. - GV tổ chức hs tham gia trò chơi cả lớp cùng nhẩm, các phép tính ghi trên con rồng. Sau đó nêu kết quả tương ứng với dấu ? trong bảng. - HS nêu kết quả - Gv nhận xét , kết luận 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - NX chung giờ học - Dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số. - Về nhà xem bài: Luyện tập trang 98 |
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi . - HSNX - HS lắng nghe. - Cả lớp viết kết quả nhanh vào bảng con - HS làm việc cá nhân. - HS theo dõi 1 HS đọc. - HS: thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài vào PHT. - 2 nhóm HS đại diện lên chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét. - HS:phép tính ở trên có kết quả cuối cùng giống nhau - Hai phép tính ở dưới có kết quả khác nhau - 1 HS đọc đề bài - HS quan sát - HS nêu cách tính - HS nhận xét bạn - HS nêu kết quả: 50, 30, 50 - HS nhận xét bạn |
..............................................................................................................
Tiết 4: TN&XH Ôn tập cuối năm