''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 16:19 05/02/2023  

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 20 LỚP 1/2

                                               KẾ HOẠCH DẠY HỌC       

        Tuần thứ 20- Từ ngày: 30/1/2023 đến ngày: 03/2/2023

Thứ

Buổi

Tiết

Môn

TÊN BÀI

Tên thiết bị

Điều chỉnh kế hoạch tuần

2

30/1

Sáng

1

HĐTN-CC

Sinh hoạt dưới cờ

2

TV-HV

Giải thưởng tình bạn

Bộ đồ dùng

3

TV-HV

Giải thưởng tình bạn

Bộ đồ dùng

4

Toán

Số có hai chữ số

Bộ đồ dùng

Chiều

6

TV-HV

Ôn luyện

Bộ đồ dùng

7

TV-HV

Ôn luyện

Bộ đồ dùng

8

Luyện tập TV

3

31/1

Sáng

1

TV-HV

Giải thưởng tình bạn

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Giải thưởng tình bạn

Bộ đồ dùng

3

Luyện tập Toán

4

Âm nhạc

4

1/2

Sáng

1

TV-HV

Sinh nhật của voi con

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Sinh nhật của voi con

Bộ đồ dùng

3

Toán

Số có hai chữ số

Bộ đồ dùng

4

Tiếng Anh

5

HĐTN (2)

Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi

5

2/2

Sáng

1

TV-HV

Sinh nhật của voi con

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Sinh nhật của voi con

Bộ đồ dùng

3

Đạo đức

Tự giác làm việc ở nhà

4

TN&XH

Con vật quanh em

Giáo án điện tử

6

3/2

Sáng

1

TV-HV

Ôn tập

Bộ đồ dùng

2

TV-HV

Ôn tập

Bộ đồ dùng

3

Toán

So sánh số có hai chữ số

Bộ đồ dùng

4

TN&XH

Con vật quanh em

Bộ đồ dùng

Chiều

6

Luyện tập TV

Ôn luyện

7

Thư viện

8

HĐTN (3)

Sinh hoạt lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                             TUẦN 20

                           Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2023

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2,3: Tiếng Việt      Bài 4 : Giải thưởng tình bạn

I. MỤC TIÊU

        Hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần oăng, oac, oach và các tiếng, từ ngữ có các vần này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của VB (truyện không có lời thoại); nội dung của VB Giải thưởng tình bạn-, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo các vẩn oăng, oac, oach; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB {vạch xuất phát, lấy đà, trọng tài, ngã oạch) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sổng

- GV có kiến thức về tâm lí của HS khi kết bạn và cách các em ứng xử với bạn.

3.Phương tiện dạy học

- Giáo viên: Tranh minh hoạ có trong SHS (tranh ngan vịt cứu gà; tranh bé học, chơi, ăn, vẽ cùng bạn) được phóng to hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

 - Học sinh: sgk, vbt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (4-5’)

- Ôn: Con hãy nhắc lại tên bài học trước?

- GV gọi 3 em đọc bài và trả lời câu hỏi

- Gió làm gì khỉ nhớ bạn?

 

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về những gì em thấy trong tranh.

 - Tranh có những nhân vật nào?

 

-  Những nhân vật này đang làm gì?)

 

 

 

 

+ GV thống nhất câu trả lời.

2. Đọc (29-30’)

- GV đọc mẫu lần1.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.

 

+ GV ghi những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. oăng (hoẵng), oac (xoạc chân), oach (ngã oạch).

+ GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vẩn đó

 

 

- HS đọc câu.

+ Luyện đọc nối tiếp từng câu lần 1.

GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS như vạch xuất phát, ra hiệu.

 

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Trước vạch xuất phát/ nai và hoẵng/ xoạc chân lấy đà; Sau khi trọng tài ra hiệu/ hai bạn/ lao như tên bắn; Nhưng cả hai/ đều được tặng/giải thưởng tình bạn.)

- HS đọc đoạn.

+ GV chia VB thành các đoạn

Đoạn 1: từ đẩu đến đứng dậy

Đoạn 2: phần còn lại).

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài.

vạch xuất phát: đường thẳng được kẻ trên mặt đất để đánh dấu chỗ đứng của các vận động viên trước khi bắt đầu thi chạy;

lấy đà: tạo ra cho mình một thế đứng phù hợp để có thể bắt đầu chạy; trọng tài: người điều khiển và xác định thành tích trong cuộc thi;

 ngã oạch: ở đây ý nói ngã mạnh.

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

HS và GV nhận xét.

+ 1 – 2 HS đọc thành tiếng toàn bài.

+ GV đọc lại lần 1 và chuyển tiếp sang phẩn trả lời câu hỏi

 

- Bạn của gió

- 3 HS đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn.

- Khi nhớ bạn, gió gõ cửa tìm bạn, đẩy sóng dâng cao, thổi căng buồm lớn.

+Tranh có gà, ngan, vịt; Ngan, vịt giúp gà bơi vào bờ.)

+ GV dẫn vào bài đọc Giải thưởng tình bạn.

+ 2 – 3 HS trình bày đáp án trước lớp. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

 

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: oăng (hoẵng), oac (xoạc chân), oach (ngã oạch).

- HS đọc theo đổng thanh.

+ 2 – 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần.

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

-  HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

 

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 + HS đọc đoạn theo nhóm 2 người

 - Thi đọc trước lớp.

                                                          Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.

 a. Đôi bạn trong câu chuyện là ai?

- Trước vạch xuất phát nai và hoãng đã làm gì ?

 

b. Vì sao hoẵng bị ngã?

 

c. Khi hoẵng ngã, nai đã làm gì?

- Cả hai bạn đã nhận được giải thưởng gì trong cuộc thi ?

 

 

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời.

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3 (18-20’)

- GV nhắc lại  câu hỏi c. Khi hoẵng ngã, nai đã làm gì?

  - GV viết lên bảng để HS quan sát, hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Khi hoẵng ngã, nai vội dừng lại, đỡ hoẵng đứng dậy)

 Trong câu, chữ đầu dòng viết như thế nào?

 

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu.

a. Đôi bạn trong câu chuyện là nai và hoẵng;

- Trước vạch xuất phát nai và hoãng xoạc chân lấy đà.

b. Hoẵng bị ngã vì vấp phải một hòn đá;

c. Khi hoẵng ngã, nai vội dừng lại, đỡ hoẵng đứng dậy.

- Cả hai bạn đã nhận được giải thưởng tình bạn .

- HS làm việc nhóm  cùng nhau trao đổi về tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.

- 1 HS trả lời Khi hoẵng ngã, nai vội dừng lại, đỡ hoẵng đứng dậy.

 

 

 

- Chữ đầu dòng được viết hoa và lùi vào một ô.

- HS viết bài vào vở bài tập.

..............................................................................................................................

Tiết 4 : Toán         Bài 21: Số có hai chữ số (tiết 4)

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4 phút

10 phút

15 phút

4 phút

1.     Khởi động: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng

- G giơ các bó que tính tương ứng với các chục ( 30 , 50 , 20 )

- GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt.

- Giới thiệu bài.

2. Khám phá

* GV lấy 2 thẻ 1 chục que tính và 4 que tính rời .

- Trên tay trái cô có mấy chục que tính ?

Vậy cô có 2 chục ( GV bắn máy chiếu số 2 vào khung như trong SGK/ 10, vào cột chục )

- Trên tay trái cô có mấy que tính ?

- GV tiếp tục bắn MC 4 vào cột đơn vị .

- GV : Cô có 2 chục , 4 đơn vị , cô viết được số 24 ( GV bắn số 24 vào cột viết số  )

- 24 : đọc là Hai mươi tư ( GV bắn máy chiếu vào cột đọc số )

* GV lấy 3 thẻ 1 chục que tính và 5 que tính rời .

- Cô có mấy chục và mấy đơn vị ?-

- Có 3 chục và 5 đơn vị , bạn nào có thể viết và đọc số cho cô ?

- GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 5 thì đọc là : lăm

* GV lấy 7 thẻ 1 chục que tính và 1 que tính rời .

- Bạn nào viết và đọc số cho cô ?

- GV nhận xét , khen HS

- GV lưu ý HS : Với số có hai chữ số mà hàng đơn vị là 1 , các em không đọc là một mà đọc là mốt : VD : Bảy mươi mốt

- Tượng tự với 89

- GV chốt : Khi đọc số có hai chữ số , các em đọc chữ số chỉ chục rồi mới đến chữ số chỉ đơn vị ,giữa hai chữ số phải có chữ mươi .

- GV đưa thêm yc HS đọc : 67 , 31 , 55 , 23 , 69

GIẢI LAO

3.  Hoạt động

* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

- Quan sát tranh và dựa vào chữ ở dưới, thảo luận nhóm 2 tìm số đúng.

? Vì sao ở hình 4 em lại tìm được số 18.

? Vì sao ở hình cuối em lại tìm được số 25 .

- Bài củng cố KT gì ?

* Bài 2 :

- YC HS đọc yc bài 2 .

- Đọc lại các số

- Em có nhận xét gì về các số này

* Bài 3 :

- GV yc HS thảo luận nhóm 2 , đọc các số trên con chin cánh cụt

- G nhận xét , chốt cách đọc số và khen HS .

4. Củng cố

- G nhận xét , khen HS .

- G nhận xét tiết học .

- H thi đua quan sát và viết nhanh số tròn chục vào bảng, mỗi lần đúng đươc 1 điểm .

- Có 2 chục que tính

- Có 4 que tính .

- Có 3 chục và 5 đơn vị .

- Viết số : 35

Đọc số : Ba mươi lăm

- Viết số : 71

Đọc số : Bảy mươi mốt

- HS đọc nhóm đôi .

- HS đọc 67 : Sáu mươi bảy

             31 : Ba mươi mốt

             55 : Năm mươi lăm

             23 : Hai mươi ba

              69 : Sáu mươi chín

- HS khác nhận xét .

- HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được.

- HS nêu các số tìm được theo dãy.

+ 23 gồm 2 chục và 3 đơn vị

+ 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị

+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị

+ 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị

+ 69 gồm 6 chục và 9 đơn vị

+ 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị

HS1 : Vì có 1 túi quả 1 chục và 8 quả lẻ

HS 2 : Vì số đó gồm 1 chục và 8 đơn vị .

- Vì có 2 túi quả 1 chục và 5 quả lẻ .

- Củng cố KT : cấu tạo của số .

- H nêu yêu cầu : Số

- H đọc các số theo thứ tự và tự tìm số còn thiếu .

- H trao đổi đáp án với bạn trong nhóm 2 .

- H nêu đáp án của mình .

a. 10 ,11 ,12 ,13 ,14 , 15 , 16, 17, 18, 19

b. 20 , 21 , 22 , 23 , 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29

c . 90 , 91 , 92 ,93 ,94 ,95 ,96 , 97 ,98 ,99

- Đây là các số có hai chữ số .

 

- H nêu y/c

- H đọc số trong nhóm 2 .

- H đọc số theo dãy trước lớp .

- H khác nhận xét .

.................................................................................................................

                                  Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt     Bài 4 : Giải thưởng tình bạn

Tiết 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5.Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (17-18’)

- GV ghi bảng:  đi lại , xoạc,  đứng dậy 

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- Em chọn từ nào để điền vào chỗ chấm?

- Tại sao em chọn từ xoạc mà không chọn từ khác?

 

- GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Khi học múa, em phải tập xoạc chân.)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17- 18’)

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, nói về nội dung của từng tranh.

+ Tranh 1: Nai và hoãng đang làm gì?

 

 

 

+Tranh 2: Trong cuộc đua nai và hoãng đang chạy như thế nào?

 

+ Tranh 3: Khi đang chạy bỗng nhiên hoẵng bị làm sao? Nai đã làm gì giúp bạn?

+ Tranh 4: Nai và hoãng về đích cuối cùng nhưng nhận được giải thưởng gì? 

 

- GV tổ chức cho HS kể lại chuyện theo tranh theo từng nhóm dựa vào từ ngữ gợi ý.

- GV và HS nhận xét.

 

 

- 1 HS đọc các từ ngữ trên bảng.

- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- HS chọn từ xoạc

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS đọc lại câu hoàn chỉnh CN – ĐT.

- HS viết bài vào vở.

 

 

 

 

- HS đọc thẩm lại câu chuyện.

 

+ Tranh 1: Nai, hoẵng xoạc chân đứng trước vạch xuất phát cùng các con vật khác, trọng tài sư tử cầm cờ.

- Vài học sinh nhắc lại.

 

+ Tranh 2: Nai và hoẵng nai đang chạy ở vị trí dẫn đầu đoàn đua.

 

+ Tranh 3: Hoẵng vấp ngã, nai đang giúp hoẵng đứng dậy.

+ Tranh 4: Nai và hoẵng  về đích cuối cùng và nhận giải thưởng. Giải thưởng có dòng chữ: Giải thưởng tình hạn.

- HS một vài nhóm trình bày trước lớp.

 

Tiết 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết (17-18’)

- GV đọc to cả hai câu. (Nai và hoẵng về đích cuối cùng. Nhưng cả hai đều được tặng giải thưởng.)

- GV : viết lên bảng

- Những chữ nào được viết hoa?, tại sao?

- GV lưu ý HS một số vấn để chính tả trong đoạn viết:

+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả như hoẵng, tặng, thưởng tiếng

- Phân tích hoẵng, tặng, thưởng cho cô?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ.

(Nai và hoẵng/ về đích cuối cùng./ Nhưng cả hai/ đều được tặng giải thưởng.). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Chọn vần phù hợp cho vào ô vuông (9-10’)

- GV  hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV nêu nhiệm vụ.

a. ước hay ước: b…đi ;  n… suối ;   r … đuổi

b. inh hay in: t… tức ; đội h …; v…dự

 - GV nhận xét , chốt lại.

9. Quan sát tranh và dùng từ ngữ để nói theo tranh (5-6’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

+ Tranh 1: Các bạn nhỏ cùng học với nhau.

+ Tranh 2: Các bạn nhỏ cùng ăn với nhau.

+ Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng vui chơi với nhau.

+ Tranh 4: Các bạn nhỏ cùng nhau tập vẽ.

- HS và GV nhận xét.

10. Củng cố (4-5’)

Qua tiết học này em đã học được những gì?

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

- 1 HS đọc lại 2 câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs phân tích  hoẵng : h + oăng + thanh ngã  tương tự với tiếng:  tặng, thưởng ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tự soát lỗi bài của mình

 

 

- Hs đổi vở  nhau để chấm.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm 4 để tìm những vần phù hợp.

a. ước hay ước: bước đi ;  nước  suối   rượt đuổi

b. inh hay in:  tin tức   đội hình   vinh dự

- Mỗi nhóm 3 HS lên điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng.

-  HS đọc to các từ ngữ CN-  ĐT

 

 

- HS quan sát tranh nói với bạn bên cạnh về các bạn trong tranh đang làm gì

- HS trình bày kết quả nói theo tranh

 

- HS  trả lời.

...............................................................................................................................

                            Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2: Tiếng Việt  Bài 5 : Sinh nhật của voi con

I. MỤC TIÊU

Hình thành năng lực và phẩm chất:

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần oam, oăc, oăm, uơ và các tiếng, từ ngữ có các vẩn này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng viết : thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn; viết sáng tạo một câu ngắn.

3.Phát triển kĩ năng nói và nghe : thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4.Phát triển phẩm chất và năng lực chung: sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân.

II. CHUẨN BỊ

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm của truyện đổng thoại (truyện cho trẻ em trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì, thích hợp với trí tưởng tượng của các em); nội dung của VB Sinh nhật của voi con, cách thể hiện đặc điểm nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.

- GV nắm được đặc điểm phát âm, cấu tạo các vần oam, oăc, oăm, uơ; nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (ngoạm, tiết mục, ngúc ngoắc, mỏ khoằm, huơ vòi) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2.Kiến thức đời sống

- GV nắm được một số đặc tính của con vật sống trong rừng như: vẹt có mỏ khoằm, sóc và khỉ có đuôi dài, voi có vòi dài, gấu có thể ngoạm đồ ăn, thỏ thích ăn cà rốt.

3.Phương tiện dạy học

- Giáo viên : Tranh minh hoạ (tranh voi con, khỉ vàng, sóc nâu, gấu đen, vẹt mỏ khoằm, thỏ trắng) hoặc máy tính có phần mềm dạy chữ, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

- Học sinh :SGK,VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (4-5’)

- Ôn: GV gọi 2 hs đọc lại bài: Giải  thưởng tình bạn và trả lời câu hỏi:

 - Trước vạch xuất phát nai và hoãng đã làm gì ?

GV nhận xét.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để nói về từng con vật trong tranh. 

 Tranh có những con vật nào? Các con vật có gì đặc biệt?

 

+ GV và HS thống nhất câu trả lời.

+ GV giới thiệu bài: Các con vật có những đặc điểm, thói quen khác nhau nhưng chúng cũng luôn biết chia sẻ, quan tâm tới nhau. Điều đó sẽ được thể hiện rõ trong bài Sinh nhật của voi con).

2. Đọc (29-30’)

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới.

+ Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: oam , oăc , oăm, uơ

 

 

 

 

+ GV ghi những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc.

+ GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vẩn đó,

 

+ Luyện đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ  khó : buồn bã, ngúc ngoắc

+ Luyện  đọc nối tiếp từng câu lần 2.

GV hướng dẫn HS đọc  lần lượt những câu dài.

GV đọc mẫu. gọi HS tìm chôc cô vừa ngắt giọng

GV gọi 1 HS đọc lại.

 (VD: Khỉ vàng và sóc nâu/ tặng voi/ tiết mục “ngúc ngoắc đuôi”; Vẹt mỏ khoằm/ thay mặt các bạn/ nói những lời chúc tốt đẹp.)

 

- HD đọc đoạn.

+ GV chia bài thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến tốt đẹp, đoạn 2: phần còn lại).

+ GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài.  

ngoạm: cắn hoặc gặm lấy bằng cách mở to miệng;

 tiết mục: từng phần nhỏ, mục nhỏ của một chương trình được đem ra trình diễn;

ngúc ngoắc: cử động lắc qua, lắc lại; mỏ khoằm: mỏ hơi cong và quặp vào (miêu tả kết hợp với tranh trực quan); huơ vòi: giơ vòi lên và đưa qua đưa lại liên tiếp (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).

+ Luyện đọc đoạn theo nhóm.

 

GV nhận xét

+ GV đọc lại toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

 

 

 

- Trước vạch xuất phát nai và hoãng đã xoạc chân lấy đà

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

 

 

- Vẹt có mỏ khoằm, sóc nấu và khỉ vàng có đuôi dài, voi con có vòi dài, gấu đen có thể ngoạm đồ ăn, thỏ trắng thích ăn cà rốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong

- oam:  ngoạm 

- oăc: ngúc ngoắc

- oăm :mỏ khoằm 

- uơ :huơ vòi.

- HS đọc theo đồng thanh.

+ HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lần.

 

- HS đọc CN- ĐT

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 1 CN

    

- Lớp đọc CN- ĐT

 

 

 

- HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.

+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS đọc đoạn theo nhóm đôi.

+ Đại diện nhóm đọc bài.

+ 2 HS đọc  thành tiếng toàn bài.

 

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi (14-15’)

 

- GV hướng dẫn quan sát tranh HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

 a. Những bạn nào đến mừng sinh nhật voi con?

- Kể tên những đồ vật mà thỏ trắng và gấu đen mang đến cho voi con?

- Khỉ vàng và sóc nâu tặng gì cho voi con?

- Còn vẹt thì làm gì?

 

b. Voi con làm gì để cảm ơn các bạn?

 

c. Sinh nhật của voi con như thế nào?

- GV đọc từng câu hỏi và gọị HS trả lời

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3 (18 - 20’)

GV nhắc lại  câu hỏi b: Voi con làm gì để cảm ơn các bạn?

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi b và ghi bảng hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở (Voi con huơ vòi để cảm ơn các bạn).

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu, đặt dấu chấm đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

-1 HS đọc cả bài

- HS làm việc nhóm cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và trả lời cho từng câu hỏi.

a. Đến mừng sinh nhật voi con có bạn thỏ, gấu, khỉ, sóc, vẹt;

 - Thỏ tắng mang cà rốt, gấu đen ngoặm nguyên một nải chuối.

- Khỉ vàng và sóc nâu tặng cho voi con một tiết mục “ngúc ngoắc đuôi”

 - Vẹt mỏ khoằm thay mặt các bạn nói những lời chúc tốt đẹp.

b. Voi con huơ vòi để cảm ơn các bạn;

c. Sinh nhật của voi con rất vui.

- Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.

 

- Voi con huơ vòi để cảm ơn các bạn

...............................................................................................................

 Tiết 3: Toán        Bài 21: Số có hai chữ số (tiết 5)

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

8 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

9 phút

 

 

 

 

 

 

4 phút

Khởi động: * Trò chơi : Tìm nhanh số

- G chuẩn bị sẵn các biển ghi các số  ( 20 , 53 , 99 , 27 ) , chọn 2 đội chơi . Khi GV đọc số nào , HS tìm nhanh số đó và gắn lên bảng theo đội chơi của mình . Đội nào nhanh và đúng được nhiều sẽ giành chiến thắng .

- GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt.

- Giới thiệu bài.

2. Luyện tập

* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu

- Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 tìm số đúng .

? Số 36 gồm mấy chục và mấy đơn vị

? Vì sao ở phần c em lại tìm được số 59.

 

- Bài củng cố KT gì ?

* Bài 2 :

- YC HS đọc yc bài 2 .

- Hãy quan sát vào phần phân tích số và điền số vào dấu ?

- GV bắn MC đáp án đúng .

+ Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị .

+ Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị

- Tương tự cố có các số sau : 90 , 18 , 55 . Hãy phân tích các số đó .

* Bài 3 :

 

- Thảo luận nhóm 2 tìm hình thích hợp với chim cánh cụt và ô chữ .

* Bài 4 :

- Đọc các số ?

- Trong các số đó

a. Tìm các số có 1 chữ số .

b. Tìm các số tròn chục .

Vậy em có nhận xét gì các số còn lại : 44 , 55 .

3. Củng cố

- G nhận xét , khen HS .

- G nhận xét tiết học

- H thi đua chơi .

- H nêu yêu cầu : Số ?

- HS thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được .

- H nêu các số tìm được theo dãy .

a. 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị

b. 36  gồm 3 chục và 6 đơn vị

c. 59 gồm 5 chục và 9 đơn vị

d.18  gồm 1 chục và 8 đơn vị

e. 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị

- Số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị

HS1 : Vì có 5 chục que tính và 9 que tính lẻ

- Củng cố KT : cấu tạo của số .

- H nêu y/c

- H làm bài .

- Đại diện nhóm trình bày

+ Số 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị .

+ Số 64 gồm 6 chục và 4 đơn vị

- H phân tích số

- H nêu yc .

- H thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Hình 1 - 21 - Hai mươi mốt

+ Hình 2 - 36 - Ba mươi sáu

+ Hình 3 - 28 - Hai mươi tám

+ Hình 4 - 15 - mười lăm

- H nêu y/c .

- H đọc các số.

- Các số tròn chục là : 30 , 50

- Các số có 1 chữ số là :1 , 2 , 8

- Đây là các số có hai chữ số giống nhau .

................................................................................................................

                      Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2023

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

                    Bài 5 : Sinh nhật của voi con

Tiết 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (17- 18’)

- GV ghi bảng:  tốt đẹp ,vui, buồn bã 

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- Em chọn từ nào để điền vào chỗ chấm?

- Tại sao em chọn từ vui mà không chọn từ khác?

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn thiện.

(Vân rất vui vì được đi chơi cùng các hạn.)

- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

 6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (17-18’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- Bức tranh trên nói lên nội dung gì?

 

- Hãy nói với bạn về bức tranh bên dưới các bạn đang làm gì?

 

- GV gọi HS trình bày kết quả nói theo tranh.

- HS và GV nhận xét.

- 1HS đọc các từ ngữ

- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

HS : chọn từ  “vui”

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

 

 

- Gấu mẹ và gấu con đang chơi đùa với nhau.

- Các bạn đang hát chúc mừng sinh nhật.

Tiết 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7. Nghe viết (17- 18’)

- GV đọc to cả hai câu. (Các hạn chúc mừng sinh nhật voi con. Nó huơ vòi cảm ơn các hạn.)

- GV : viết lên bảng

- Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa?

- GV  HD viết:

+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả {sinh, huơ vòi).

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ {Các bạn/ chúc mừng sinh nhật voi con./ Nó huơ vòi/ cảm ơn các bạn). Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại lần 1 cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi..

+ GV đọc lại lần 2 cả hai câu và yêu cầu HS  đổi vở nhau rà soát lỗi..

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Sinh nhật của voi con từ ngữ có tiếng chứa vần oàc, oac, uơ, ưa (9-10’)

- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể có ở trong bài hoặc ngoài bài.

- HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.

Trong bài : ngoắc, huơ,

Ngoài bài: ngoắc tay, nguệch ngoặc, hoắc;  áo khoác , huơ tay, dưa ,dừa, mưa, thưa…

9. Nói lời chúc mừng sinh nhật một người bạn của em (5-6’)

- GV gợi ý cho HS ý tưởng:

Vào ngày sinh nhật em muốn bạn chúc em như thế nào?

 Em muốn chúc bạn điều gì nhân ngày sinh nhật bạn?...

- GV cho HS thực hành nói lời chúc mừng sinh nhật theo nhóm đôi.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả.

- GV lưu ý HS về cách nói lời chúc mừng sinh nhật bạn.

10. Củng cố (4-5’)

- Qua tiết học này em đã học được những gì?

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

 

 

- 1- 2 HS đọc lại đoạn viết.

 

 

- Đoạn văn có 2 câu,  chữ các và chữ nó được viết hoa.

 

 

 

 

 

- HS phân tích tiếng: sinh, huơ vòi

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tự soát lỗi bài của mình

 

 

+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc thành tiếng từ ngữ có tiếng chứa các vần oăc, oac, uơ, ưa.

 

 

 

- HS đánh vẩn, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lẩn.

 

 

 

 

-  Em muốn chúc em những điều hay.

- Chúc mừng sinh nhật bạn; chúc bạn sinh nhật vui vẻ, chúc bạn luôn sinh đẹp, học giỏi…

- HS thực hành nói lời chúc mừng sinh nhật theo nhóm đôi.

- HS trình bày kết quả.

 

………………………………………………………………………..

Tiết 3 : Đạo đức        Bài 17: Tự giác học tập

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được những việc cần tự giác học tập.

- Biết được vì sao phải tự giác học tập.

- Thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà.

II.CHUẨN BỊ

-  SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-  Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Hai chú mèo ngoan” - sáng tác: Phan Huỳnh Điều),... gắn với bài học “Tự giác học tập”;

-  Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.  Khởi       động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Hỡi chú mèo ngoan"

-  GV tổ chức cho HS hát bài “Hai chú mèo ngoan”.

-  GV đặt câu hỏi: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen?

-  HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Hai chú mèo trong bài hát rất chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc
nhà nên được mọi người yêu quý, em cần học tập những thói quen tốt của hai chú mèo này.

2.  Khám phá

Tìm hiểu sự cần thiết của việc tự giác học tập và những biểu hiện của việc tự giác học tập

-  GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK).

-  GV đặt câu hỏi theo tranh: Em hãy cho biết:

+ Bạn nào tự giác học tập? Bạn nào chưa tự giác học tập?

+ Các biểu hiện của việc tự giác học tập.

+ Vì sao cần tự giác học tập?

-       GV mời từ ba tới bốn HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi những HS có câu trả đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận:

-       Hai bạn đang luyện viết, được cô giáo khen đã tự giác học tập. Hai bạn đang đùa nghịch trong giờ học mặc dù được cô giáo nhắc nhở là chưa tự giác học tập.

-       Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát; tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác định mục đích học tập đúng đắn dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, giáo.

-       Tự giác học tập giúp em luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,... Tự giác trong học tập giúp em rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác. Tự giác học tập giúp em đạt kết quả tốt trong học tập.

-                Trái với tự giác học tập là học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cẩu luyện tập của thầy cô; ít quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn.

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác học tập

-           GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác học tập? Vì sao?

-           GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến.

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 đã tự giác học tập vì ở tranh 2 - Bạn gái luôn
tự giác ôn bài đúng giờ; tranh 3 - hai bạn tích cực phát biểu trong giờ học;
tranh 4 - bạn gái chủ động đọc trước bài hôm sau; tranh 6 - ba bạn tích cực hoạt
động nhóm. Ý thức tự giác học tập của các bạn cần được phát huy và làm theo.

+ Trong tranh 1 và 5 còn có các bạn chưa tự giác học tập. Tranh 1 - bạn trai ngồi đọc truyện trong giờ học; tranh 6 - bạn gái vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Ý thức chưa tự giác học tập của các bạn cần được nhắc nhở, điều chỉnh để trở thành người luôn chủ động, tích cực trong học tập.

Ngoài ra, GV có thể mở rộng, đặt thêm các câu hỏi liên quan tới ý thức tự giác và chưa tự giác học tập nhằm giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác học tập

Kết luận: Các em cần chủ động, tích cực trong học tập; không nên học tập một
cách đối phó, chỉ học khi có người khác giám sát, nhắc nhở,... để đạt kết quả cao
trong học tập.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác học tập chưa? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-  HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-  GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác học tập.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

-  GV nêu tình huống: Trong giờ học Thể dục, dù được bạn nhắc nhưng Lan vẫn không tham gia, mà ngồi trong lớp đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-  GV gợi ý:

1/ Lan ơi, cất truyện đi, ra học Thể dục cùng cả lớp nào!

2/ Lan ơi, không nên trốn giờ Thể dục như vậy!

-  GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý nếu có.

Kết luận: Cần tích cực tham gia đầy đủ các giờ học, hoạt động giữa giờ.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác học tập

GV gợi ý để HS chia sẻ cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. GV có thể cho HS đóng vai nhắc nhau tự giác học tập.

Kết luận: Các em cần thực hiện thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao trong học tập.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

 

-HS hát

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-         HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS trả lời

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

…………………………………………………………………………

Tiết 4 : TN&XH          Bài 17: Con vật quanh em (tiết 1)     

I.                  MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

-         Nêu được tên, mô tả hình dạng, màu sắc, độ lớn của một số con vật thường gặp xung quanh và đặc điểm nổi bật của chúng; đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu các con vật; nhận biết được sự đa dạng của động vật.

-         Nêu được các bộ phận chính của con vật gồm: đầu, mình và cơ quan di truyền; vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chú thích tên các bộ phận bên ngoài của một con vật.

-         Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

-         Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại do một số con vât gây ra, từ đó có ý thức và hành động phù hợp để phòng tránh.

II.               CHUẨN BỊ

-         GV:

+ Hình trong SGK phóng to (nếu ), phiếu quan sát con vật.

+ Hình về lợi ích của các con vật; giấy khổ lớn cho các nhóm chơi.

-         Tùy từng điều kiện, GV  cho HS ra vườn trường hoặc khu vực xung quanh trường để quan sát các con vật.

-         HS:

+ Sưu tầm các câu đố về con vật, bộ đồ dùng để vẽ hoặc tô màu.

+ Sưu tầm tranh ảnh về lợi ích của các con vật, hồ dán (cho mỗi nhóm).

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.Mở đầu:

-GV cho HS hát một bài hát về động vật bài Có con chim vành khuyên sau đó dẫn dắt vào bài học.

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận nhóm hoặc cả lớp để nêu được tên và đặc điểm của các con vật trong SGK.

-GV cho HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu quan sát theo mẫu trong SGK.

-Sau đó yêu cầu 1 nhóm (nêu được ít tên con vật nhất) lên trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và đặc điểm nổi bật của một số con vật xung quanh. HS ghi được vào phiếu tên các con vật và đánh dấu. ghi thêm các đặc điểm của từng con vật. HS nhận biết được sự đa dạng của động vật.

Hoạt động 2

-GV cho HS quan sát các hình nhỏ trong SGK, nêu tên và nhận xét về kích thước, đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên và những đặc điểm nổi bật của các con vật trong hình, thấy được sự đa dạng của thế giới động vật và thêm yêu quý các con vật.

3. Hoạt động thực hành

-Chơi trò chơi: GV  cho HS chơi theo nhóm.

 - Sau đó gọi một vài nhóm lên báo cáo trước lớp.

Yêu cầu cần đạt: HS chơi vui vẻ, tự nhiên.

1.     Đánh giá

HS yêu quý các con vật nuôi ở gia đình

2.     Hướng dẫn về nhà

HS tìm hiểu thêm về các con vật được nuôi ở gia đình và địa phương.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-         HS hát

-         HS quan sát tranh SGK

- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu

-         Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình

- Nhận xét, bổ sung.

- HS chơi trò chơi

-         Các nhóm trình bày

.............................................................................................................

                      Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2022

Tiết 1,2 : Tiếng Việt

                               Ôn luyện tuần 18

 I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Tôi và các bạn, Đôi tai xấu xí, Bạn của gió, Giải thưởng tình bạn, Sinh nhật của voi con thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về bản thân và bạn bè; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (bạn bè).

- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Phương tiện dạy học SGV

 - HS:SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 1.TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 1(10-12)

Kết hợp từ ngữ ở A và B

- GV yêu cầu HS kết hợp từ ngữ ở A và B:

A                                               B

Bây giờ, em

Em rất thích

Em đọc sách

 

để biết thêm nhiều điểu bổ ích.

đã biết đọc truyện tranh.

màu đồng phục của trường.

- GV gọi một số 2 – 3 HS đọc lần lượt cột A và cột B.

.

GV gọi đại diện một số nlìóm trình bày kết quả trước lớp, nhận xét, thống nhất câu trả lời, sau đó cho HS làm vào vở.

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cẩu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ thích, em, nhảy dấy, chơi

+ em, đuổi hắt, thích, chơi, củng

+ vui, thật là, đi học

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

Bài 2. ĐÔI TAI XẤU XÍ(10-12)

 Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ lưng, ở trên, lạc đà, có, bướu

+ cái vòi, voi con, dài, có

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

Bài 3. BẠN CỦA GIÓ(10-12)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ thành câu: gió, mây, thổi, bay.

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Gió thổi mây bay.)

 

(1) Do đặc điểm của tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn lập, ầm tiết tính - từ một số từ ngữ cho trước, có thể sắp xếp theo những trật tự khác nhau để tạo thành những câu khác nhau. Vì vậy với dạng bài tập này, đôi khi có nhiều phương án đúng khác nhau và GV cần ghi nhận kết quả làm bài đúng của HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS 2 – 3 đọc lần lượt cột A và cột B.

-HS làm việc nhóm, trao đổi về yêu cầu của bài

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

 

- Em thích chơi nhảy dây.

- Em cũng thích chơi đuổi bắt.

- Đi học thật là vui.yv

- HS làm việc nhóm đôi.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

- Lạc đà có bướu ở trên lưng. -Voi con có cái vòi dài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

Gió thổi mây bay.

 

 

- HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 4. GIẢI THƯỞNG TÌNH BẠN(15-17)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ Cường, Kiên, là, và, đôi, bạn thân

 

+ Cúc, Nhung, và, nhảy dây, chơi

 

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.

 

 

Bài 5. SINH NHẬT CỦA VOI CON(17-18)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

 

 

 

+ voi con, sinh nhật, các bạn, chúc mừng

 

+ các bạn, em, chơi cùng, giờ ra chơi, thường

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Các bạn chúc mừng sinh nhật voi con./ Giờ ra chơi, em thường chơi cùng các bạn.)

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

 

- Cường và Kiên là đôi bạn thân hoặc Kiên và Cường là đôi bạn thân.

-Cúc và Nhung cùng chơi nhảy dây hoặc Nhung và Cúc cùng chơi nhảy dây.

 

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

- 1-2 HS đọc yêu cầu

HS làm việc nhóm đôi.

- Một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.

+Các bạn chúc mừng sinh nhật voi con.

 +Giờ ra chơi, em thường chơi cùng các bạn.)

 

 

 

 

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

................................................................................................................

Tiết 3: Toán         Bài 22: So sánh số có hai chữ số (tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển các kiến thức.

- Biết cách so sánh hai số có hai chữ số ( dựa vào cấu tạo số, so sánh các số chục rồi so sánh số đơn vị ). Vận dụng để xếp thứ tự các sô ( từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé), xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số cho trước ( có không quá 4 số).

2. Phát triển các năng lực

- Phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu khi tìm cách so sánh hai số.

-  Năng lực vận dụng từ “ qui tắc” ( mô hình) so sánh hai số có hai chữ số vào các trường hợp cụ thể, giải các bài toán thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

- Bộ đồ dùng học toán 1.

- Các phiếu ( photo tranh bài tập 4 trong sách giáo khoa) để HS thực hiện theo cặp đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu bài : So sánh số có hai chữ số

 

 

- Hát

- Lắng nghe

2. Khám phá:

* Hướng dẫn so sánh: 16 và 19

- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:

 

+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 16

+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 19 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 19

- GV hướng dẫn HS so sánh số 16 và 19.

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục

 

 

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng đơn vị?

- Vậy 6 đơn vị so với 9 đơn vị như thế nào?

- Vậy số16 như thế nào so với số 19?

- GV ghi bảng: 16 < 19

- Vậy số 19 như thế nào so với số 16?

- GV ghi bảng: 19 > 16

 

* So sánh: 42 và 25

- GV ch HS quan sát hình vẽ và hỏi:

 

+ Đĩa thứ nhất có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 42 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 42

+ Đĩa thứ hai có bao nhiêu quả cà chua?

- Vậy số 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV ghi bảng : 25

- GV hướng dẫn HS so sánh số 42 và 25.

- GV hướng dẫn HS so sánh chữ số ở hàng chục

 

- Vậy 4 chục như thế nào so với 2 chục?

- Vậy sô 42 như thế nào so với số 25?

- GV ghi bảng: 42 > 25

 

- Số 25 như thế nào so với số 42?

GV ghi: 25 < 42

 

@ Gv chốt khi so sánh số có hai chữ số ta so sánh như sau: nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

GIẢI LAO

 

 

- HS quan sát,  đếm số quả cà chua và nêu

+ Có 16 quả cà chua

- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.

 

+ Có 19 quả cà chua

- Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.

 

 

- HS nêu hai số 16 và 19 đều có chữ số ở hàng chục bằng nhau là 1 chục.

- Hs nêu: số 16 có 6 đơn vị, số 19 có 9 đơn vị.

- 6 đơn vị bé hơn 9 đơn vị

- 16 bé hơn 19

 

- 19 lớn hơn 16

- HS đọc: Mười chín lớn hơn mười sáu.

 

- HS quan sát,  đếm sô quả cà chua và nêu

+ Có 42 quả cà chua

- Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.

 

+ Có 25 quả cà chua

- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

 

 

- HS nêu số 42 có 4 chục; số 25 có 2 chục

- 4 chục lớn hơn 2 chục.

- 42 lớn hơn 25

- HS đọc: Bốn mươi hai lớn hơn hai mươi lăm.

- số 25 bé hơn số 42

- HS đọc: Hai mươi lăm bé hơn bốn mươi hai.

 

 

 

 

 

3. Hoạt động:

* Bài 1: So sánh ( theo mẫu)

- Gv hướng dẫn mẫu 13 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 13 < 16

- Cho HS làm bài vào vở

- GV mời HS lên bảng chia sẻ

- Số 25 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Số 15 gồm có mấy chục và mấy đơn vị?

- Yêu cầu HS nêu cách so sánh số 25 và số 15?

- Tiến hành tương tự với những bài còn lại.

- GV cùng HS nhận xét

* GV chốt khi so sánh số có hai chữ số nếu số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có số chục bằng nhau thì số nào có số đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

- Làm vào vở BT.

- HS nêu miệng:

+ 25 quả táo nhiều hơn 15 quả táo nên 25 > 15

- Số 25 gồm 2 chục và 5 đơn vị.

- Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.

- HS nêu

+ 14 quả táo ít hơn 16 quả táo nên 14 < 16

+ 20 quả táo bằng 20 quả táo nên 20 = 20

- HS nhận xét bạn

* Bài 2:

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS quan sát tranh câu a

- Số 35 như thế nào so với số 53?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

 - Cho HS quan sát tranh câu b

- Số 57 như thế nào so với số 50?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

- Cho HS quan sát tranh câu c

- Số 18 như thế nào so với số 68?

- Hỏi: Túi nào có số lớn hơn?

- GV cùng HS nhận xét

- HS nêu: Túi nào có số lớn hơn?

- HS quan sát.

- Số 35 bé hơn số 53.

- Túi 53 có số lớn hơn

- Số 57 lớn hơn số 50.

- Túi 57 có số lớn hơn

- Số 18 bé hơn số 68.

- Túi 68 có số lớn hơn

- HS nhận xét bạn

* Bài 3:

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS nêu kết quả

- GV yêu cầu HS trình bày cách làm.

- GV cùng HS nhận xét

 

- HS nêu: Điền dấu >, < , =

- HS làm bài vào vở.

- HS trình bày kết quả.

24 > 19             56 < 65

35 < 37             90 > 89

68 = 68             71 < 81

- HS trình bày

- HS nhận xét bạn

* Bài 4:

- GV phát phiếu bài tập 4 và hướng dẫn cách làm khoanh tròn vào:

a. Chiếc lọ nào có số lớn nhất?

b. Chiếc lọ nào có số bé nhất?

- Cho HS trình bày kết quả

- HS nhận phiếu bài tập và làm việc theo nhóm đôi

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

4.Củng cố, dặn dò

- Hôm nay học bài gì?

- Muốn so sánh số có hai chữ số ta làm như thế nào?

-GV chốt lại nội dung kiến thức bài.

 

- HS nêu: So sánh số có hai chữ số

- HS nêu

................................................................................................................

Tiết 4 : TN&XH     

                    Bài 17 : Con vật xung quanh em (tiết 2)

1.Mở đầu:

- GV  cho HS chơi trò chơi: ‘’Đố bạn con gì?’’ (yêu cầu của trò chơi là HS đoán tên con vật dựa vào đặc điểm nổi bật của chúng).

2. Hoạt động khám phá

Hoạt động 1

-GV tổ chức cho HS quan sát (theo nhóm hoặc theo lớp) hình các con vật và cho biết từng con vật có những bộ phận nào. Khuyến khích HS nêu thêm tên nhiều bộ phận khác trên cơ thể con vật.

-Sau khi quan sát tất cả các con vật, GV gợi ý để HS tìm ra các bộ phận bên ngoài (chung cho tất cả các con vật) của các con vật.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu tên và chỉ được các bộ phận của con vật trên các hình.

Hoạt động 2

-GV cho HS quan sát hình ảnh bốn con vật: con ong, con ếch, con cá, con tôm; gọi tên các con vật và cho biết tên cơ quan giúp con vật đó di chuyển.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được tên cơ quan di chuyển của các con vật trong hình và thấy được sự phong phú về hình dạng của các bộ phận bên ngoài ở động vật.

3.Hoạt động thực hành

-Chơi trò chơi: HS chơi thành từng nhóm: một bạn nêu câu đố, các bạn khác đoán tên con vật. Hoặc HS  mô tả tiếng kêu hay cách di chuyển,… của con vật để các bạn còn lại đoán tên con vật.

-GV gọi một vài nhóm chơi trước lớp.

Yêu cầu cần đạt: HS chơi vui vẻ, hồn nhiên, thể hiện và đoán được tên các con vật.

3.     Đánh giá

-HS xác định đúng các bộ phận của các con vật và yêu quý chúng.

4.     Hướng dẫn về nhà

-Sưu tầm tranh, ảnh về lợi ích của động vật.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS chơi trò chơi

- HS quan sát và thảo luận theo nhóm

-         Đại diện nhóm trình bày

-         HS thực hành

-         HS quan sát và trả lời

-         HS lắng nghe

………………………………………………………………………..

Tiết 8 : Hoạt động trải nghiệm

 

 

 

Các tin khác