Khối 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 17 LỚP 1/2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tuần thứ 17- Từ ngày: 26/12/2022 đến ngày: 30/12/2022
Thứ |
Buổi |
Tiết |
Môn |
TÊN BÀI |
Tên thiết bị |
Điều chỉnh kế hoạch tuần |
2 26/12 |
Sáng |
1 |
HĐTN-CC |
Sinh hoạt dưới cờ |
||
2 |
TV-HV |
Bài 81: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TV-HV |
Bài 81: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Toán |
Ôn tập các số trong phạm vi 10 |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
TV-HV |
Tập viết |
Bộ đồ dùng |
||
7 |
TV-HV |
Tập viết |
Bộ đồ dùng |
|||
8 |
Luyện tập TV |
|||||
3 27/12 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 82: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 82: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Luyện tập Toán |
|||||
4 |
Âm nhạc |
|||||
4 28/12 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 83: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 83: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Ôn tập các số trong phạm vi 10 |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
Tiếng Anh |
|||||
5 |
HĐTN (2) |
Chân dung của em |
||||
5 29/12 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 84: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 84: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
TN&XH |
Cây xung quanh em |
||||
4 |
Đạo đức |
Học tập, sinh hoạt đúng giờ |
Giáo án điện tử |
|||
6 30/12 |
Sáng |
1 |
TV-HV |
Bài 85: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|
2 |
TV-HV |
Bài 85: Ôn tập |
Bộ đồ dùng |
|||
3 |
Toán |
Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 |
Bộ đồ dùng |
|||
4 |
TN&XH |
Cây xung quanh em |
Bộ đồ dùng |
|||
Chiều |
6 |
Luyện tập TV |
Ôn luyện |
|||
7 |
Thư viện |
|||||
8 |
HĐTN (3) |
Sinh hoạt lớp, Dạy phòng tránh tai nạn thương tích. Bài 4: Phòng tránh tai nạn do bom mìn, cháy nổ. |
TUẦN 17
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022
Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 2,3: Tiếng Việt Bài 81: Ôn tập .................................................................................................................
Tiết 4: Toán Ôn tập các số trong phạm vi 10
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,…).
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
II. CHUẨN BỊ:
- Các đồ dùng, vật liệu để thực hiện một số trò chơi khi ôn tập.
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1 : Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
2.Hoạt động |
|
* Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số cá của từng bể, rồi tìm số thích hơp. Đọc số đó - GV cùng Hs nhận xét |
- HS quan sát và đếm - HS đọc số -HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số các con vật trong tranh GV hỏi: Trong tranh có mấy con thỏ? ( 6) Tương tự HS thực hiện và trình bày phần còn lại b) GV hỏi: Trong cac con vật : thỏ, chó , trâu số con vật nào ít nhất? ( trâu) - GV cùng Hs nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
*Bài 3: >, <, = - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Để so sánh được chúng ta phải làm gi? - HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả - HS làm bài vào vở - GV cùng Hs nhận xét |
- HS nêu - HS trả lời - HS thực hiện -HS làm vào vở |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
|
.................................................................................................................
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 82: Ôn tập .................................................................................................................
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 83: Ôn tập ...............................................................................................................Tiết 3: Toán Ôn tập các số trong phạm vi 10
Tiết 2: Luyện tập |
|
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
3.Hoạt động * Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS đọc các số theo thứ tự từ 1 đến 10 - Vậy các số còn thiếu là những số nào? - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại - HS nêu -HS nhận xét |
*Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài. a)GV cho HS đọc và xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớncác số 5, 6, 7, 8 -GV hỏi: b) Trong các số đó số nào lớn nhất? Số nào bé nhất? c) Trong các số đó số nào vừa lớn hơn 5, vừa bé hơn 8? - GV cùng HS nhận xét |
- HS nhắc lại y/c của bài - HS thực hiện - HS trả lời b) 8, 5 c) 6, 7 - HS nhận xét bạn |
*Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát tranh: -GV hỏi: + Bức tranh vẽ những con gì? +Rùa xanh đang ở vị trí thứ mấy trong hàng? + Rùa vàng đang ở vị trí thứ mấy? + Rùa nâu đang ở vị trí thứ mấy? GV: Có thêm bạn rùa đỏ chạy xen vào giữa rùa xanh và rùa vàng. Hỏi khi đó rùa nâu xếp thứ mất trong hàng? -GV cùng HS nhận xét, kết luận |
-HS quan sát tranh - Trả lời câu hỏi - HS nhận xét |
*Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát tranh: - GV hỏi: Tranh vẽ gì? -GV: Có 2 ngôi nhà , ngoài trời đang mưa, có 3 chú thỏ đang chạy vào nhà để tránh mưa. Các chú thỏ chạy vào trong cả 2 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy bạn thỏ? Biết ràng số thỏ ở chuồng A nhiều hơn số thỏ ở chuồng B. - HS tìm câu trả lời - GV cùng HS nhận xét |
- Hs quan sát tranh - HS trả lời
- Chuồng A có 2 bạn thỏ, chuồng B có 1 bạn thỏ - Nhận xét |
3/Củng cố, dặn dò .- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? -Về nhà em cùng người thân tìm thêm nhóm sự vật có số lượng nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau |
................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm: Chân dung của em
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:- Nêu được những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Giới thiệu được với bạn bè và mọi người về những đặc điểm bên ngoài của bản thân
- Yêu thích và hài lòng về vẻ bề ngoài vốn có của bản thân
- Biết nhận xét, đánh giá vẻ ngoài của bản thân và người khác theo hướng tích cực, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho HS
II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: -Bài hát (hoặc bài thơ) mô tả vẻ bên ngoài của con người dành cho hoạt động khởi động 2. Học sinh:-Mỗi em chuẩn bị 1 số bức ảnh chụp toàn thân của mình để mang đến lớp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG |
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
4’ |
KHỞI ĐỘNG -GV tổ chức cho HS hát 1 bài hát mô tả ngoại hình của con người để tạo hứng thú và liên tưởng của HS về nhận diện vẻ bên ngoài của bản thân |
-HS tham gia |
12’ |
KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Chia sẻ về vẻ ngoài của em Bước 1: Nhận biết vẻ bên ngoài của em -GV yêu cầu HS ngồi cạnh nhau chia sẻ với bạn về những nét vẻ bên ngoài của mình, đặc biệt là chia sẻ những nét mà các em thích ở mình -GV khích lệ những em còn tự ti về vẻ bên ngoài của mình tìm ra những điểm hài lòng -Lưu ý HS tôn trọng những nét riêng của nhau và nhìn thấy nét đẹp của bạn để đưa ra những điều mình thích ở bạn nhằm khích lệ sự tự tin của bạn -Yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng lắng nghe tích cực và kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình trong quá trình chia sẻ với bạn Làm việc chung toàn lớp -GV khích lệ 1 vài cặp đôi xung phong lên chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn -GV khen ngợi tính tích cực và mạnh dạn của các em xung phong Bước 2: Tổ chức trò chơi “Đi tìm những lời nhận xét về vẻ bên ngoài của mình” -GV phổ biến cách chơi: +Từng HS chạy đến chỗ các bạn trong lớp xin lời nhận xét “Bạn thích điều gì ở vẻ bên ngoài của tớ?” +Các bạn cho lời nhận xét cần có cách nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bạn để nói cho bạn mình nghe +Trong thời gian 7 phút, từng HS vừa xin ý kiến nhận xét vừa đưa ra ý kiến nhận xét của mình về vẻ ngoài của bạn +Bạn nào thu được càng nhiều ý kiến của các bạn trong lớp càng tốt Chia sẻ những điều mọi người nhận xét về vẻ bên ngoài của mình -2 bạn ngồi gần nhau chia sẻ với nhau về những điều mà mọi người thích ở vẻ bên ngoài của mình -GV gợi ý: từng em có thể bổ sung thêm ý kiến nhận xét của những người khác, có thể chia sẻ cả những điều mình băn khoăn về nhận xét nào đó mà mình cảm thấy chưa thật chính xác Làm việc chung toàn lớp -GV yêu cầu vài HS chia sẻ trước lớp về những nhận xét của mọi người về vẻ bên ngoài của mình -Hỏi: Các em thấy mỗi bạn có những vẻ ngoài khác nhau và đều có điểm đáng yêu không? Kết luận: Mỗi người đều có vẻ bên ngoài khác nhau và đều có những điểm đáng yêu. Ai cũng có quyền tự hào/ hài lòng với vẻ bề ngoài của mình |
-HS tham gia nhóm đôi -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS trình bày, lắng nghe -HS lắng nghe -HS chia sẻ với nhau theo yêu cầu |
12’ |
THỰC HÀNH Hoạt động 2: Nói lời động viên để giúp bạn tự tin Bước 1: Làm việc cá nhân -GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2/SGK/44 để hiểu rõ nội dung của từng tranh và chuẩn bị câu nóitích cực về vẻ bên ngoài của các bạn trong mỗi tranh Bước 2: Làm việc theo cặp -GV yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh chia sẻ với nhau về câu nói tích cực đã chuẩn bị về vẻ bên ngoài của các bạn trong tranh -GV lấy tinh thần xung phong của các cặp HS chia sẻ với lớp về những nét bên ngoài của bản thân và nét mình thích ở bạn Kết luận: Chúng ta nên có cái nhìn tích cực về vẻ bên ngoài của bản thân và người khác |
-HS làm cá nhân, thực hiện theo yêu cầu -HS chia sẻ trong nhóm -Đại diện nhóm trình bày -HS lắng nghe |
10’ |
VẬN DỤNG Hoạt động 3: Giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu và nhận xét tích cực về vẻ ngoài của người khác -Hỏi: Để cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh, đáng yêu chúng ta cần làm gì hằng ngày? -GV gợi ý HS vận dụng những điều đã học ở các môn học khác và kinh nghiệm đã có trong cuộc sống để đưa ra câu trả lời -GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại yêu cầu HS giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn trang phục phù hợp, ăn uống đủ chất, an toàn,… để giữ gìn vẻ ngoài đáng yêu của bản thân -GV yêu cầu HS vận dụng đưa ra những nhận xét tích cực về vẻ ngoài của bạn. Hỏi HS về cảm xúc của các em sau khi nghe những ý kiến nhận xét tích cực của bạn -Yêu cầu HS tiếp tục vận dụng cách nhìn tích cực vẻ bên ngoài của những người xung quanh và nói những lời khích lệ Tổng kết: GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động -GV đưa thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ai cũng có những nét bên ngoài đáng yêu. Mọi người nên tự hào và hài lòng với vẻ bên ngoài của mình |
-HS nêu -HS lắng nghe -HS nêu cảm xúc -HS chia sẻ |
2’ |
CỦNG CỐ - DẶN DÒ -Nhận xét tiết học -Dặn dò chuẩn bị tiết sau |
-HS lắng nghe |
................................................................................................................
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2022
Tiết 1,2: Tiếng Việt Bài 84: Ôn tập ................................................................................................................
Tiết 3: TN&XH Cây xung quanh em
I.MỤC TIÊU
Sau bài học HS sẽ:
- Kể được tên, mô tả được hình dạng, màu sắc, kích thước và đặc điểm bên ngoài nổi bật của một số cây mà em biết
- Nhận biết và nêu được các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá. Về hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để ghi chú tên các bộ phận bẽn ngoài của một số cây.
- Nêu được lợi ích của một số loại cây phân loại được một số cây theo yêu cầu sử dụng của con người theo nhóm: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.
- Nêu được lợi ích của rau và hoa quả, từ đó có ý thức ăn đủ rà, hoa quả để cơ thể khoẻ mạnh. Biết yêu quý cây xung quanh, có kĩ năng gieo trồng và chăm sóc một vài cây dễ trồng
II CHUẨN BỊ
- GV; Hình SGK phóng to (nếu ), chậu hoặc khay nhựa nhỏ đựng đất, hạt đậu xanh, đậu đen, Phiếu quan sát cây.
- Tuỳ từng điều kiện, GV cho HS chuẩn bị một số cây để mang đến lớp hoặc cho HS ra vườn trường khu vực xung quanh để quan sát
- HS:
+ Hình về các loại cây (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau) và một số cây thật (cây có quả, có hoa, có rễ, cây có đặc điểm cấu tạo khác biệt: su hào, cà rốt,...),
+ Các cây mà HS đã gieo (nếu có).
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 |
|
1.Mở đầu: -GV cho hát bài hát về cây và dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1 -GV chia lớp thành các nhóm và cho HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường : cây bóng mát: cây phượng, cây bàng, cây xà cừ,... và một số cây rau, cây hoa có ở vườn trưởng: cây cải, hoa mười giờ, cây hoa hồng... trong quá trình quan sát, - Với những cây HS chưa biết tên, GV cung cấp tên cây cho HS. Yêu cầu cần đạt: HS biết cách quan sát, kế được tên một số loại cây trong trường, tả được sơ lược về hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi hương và của một số loại cây đã quan sát Hoạt động 2 GV yêu cầu HS quan sát hình các cây trong SGK, kết hợp quan sát hình về một số cây HS là mưu tím hoặc một số cây thật HS mang đi để giới thiệu với các bạn, -GV chia HS theo nhóm 4. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu trước nhóm các loại cây mà mình sưu tìm được: tên cây, đặc điểm khác biệt,... Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện giới thiệu các loại cây mà nhóm đã sưu tầm được trước lớp. Đại diện các nhóm sắm vai người trồng cây thông thái để giới thiệu cho khách hàng biết về các loại cây của mình. -GV nhắc HS nhấn mạnh vào những đặc điểm thú vị của cây. Yêu cầu cần đạt: HS biết thêm được nhiều loại cây xung quanh với một số đặc điểm nhận dạng chính như hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi hương... của chúng, từ đó thấy được sự đa dạng của thể giới thực vật xung quanh. 3. Hoạt động thực hành -GV phát các chậu hoặc khay nhựa và hạt đậu đã chuẩn bị trước cho các nhóm. -Sau khi GV hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc, các nhóm sẽ thực hành gieo hạt đậu. Sản phẩm sẽ được để ở lớp để hàng ngày HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây. Yêu cầu cần đạt: HS biết cách gieo hạt và chăm sóc để hạt phát triển thành cây con. 4. Đánh giá -HS thấy được sự đa dạng của các loại cây: mong muốn khám phá cây xung quanh. 5. Hướng dẫn về nhà -Yêu cầu HS sưu tầm một số tranh, ảnh hoặc các cây thật thuộc các nhóm: cây rau, cây hoa, cây ăn quả, cây lấy củ,... * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS hát - HS xuống sân trường, quan sát cây ở sân trường - HS ghi tên cây và đánh dấu những đặc điểm quan sát được vào phiếu quan sát cây mà GV đã phát. - Sau khi quan sát, các nhóm cùng thống nhất kết quả quan sát của cả nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp phiếu thu hoạch của nhóm mình - Nhận xét, bổ sung. - HS quan sát hình các cây trong SGK - HS làm việc theo nhóm - Các nhóm trình bày HS chăm sóc và quan sát quá trình nảy mầm, phát triển của cây. - HS nhắc lại - HS lắng nghe |
................................................................................................................Tiết 4: Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ
I.MỤC TIÊU
Sau bài học này; HS sẽ:
- Nếu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Bước đầu hình thành được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. CHUẨN BỊ
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát Giờ nào việc nấy” - nhạc: Quỳnh Hợp, lời: Nguyễn Viêm),... gắn với bài học “Học tập, sinh hoạt đúng giờ”;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Giờ nào việc nấy" - GV tổ chức cho HS hát bài “Giờ nào việc nấy”. - GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ trong bài hát? - HS suy nghĩ, trả lời. Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã học được nhiều điều hay, thói quen tốt trong cuộc sống trong đó có thói quen giờ nào việc nấy, học tập, sinh hoạt đúng giờ. 2. Khám phá Khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp: Thời gian biểu “Một ngày học tập, sinh hoạt của bạn trong tranh”, có điểm gì giống hoặc khác với thời gian biểu của em? Qua đó, em thấy cần thay đổi ở thời gian biểu của mình điều gì không? - GV cùng HS khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - GV đặt câu hỏi: “Theo em, học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?” - GV gợi ý cho HS: Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em thực hiện được kế hoạch đã đề ra, luôn có sức khoẻ để học tập, sinh hoạt,... - GV mời từ hai đến bốn HS trả lời. - GV đặt câu hỏi cho HS: Em cần làm gì để học tập, sinh hoạt đúng giờ? (Ăn uống, ngủ, nghỉ theo kế hoạch đã đặt ra.) Kết luận: Mỗi HS đều phải thực hiện đúng thời gian sinh hoạt (ăn, uổng, ngủ, nghỉ), học tập (ở trường, ở nhà), đi lại,... theo kế hoạch đề ra để luôn khoẻ mạnh và học tập đạt kết quả cao. 3. Luyện tập Hoạt động 1 Xác định việc nên làm và việc không nên làm - GV treo/ chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát ba bức tranh trong mục Luyện tập, thảo luận và bày tỏ thái độ đồng tình với việc làm đúng, không đồng tình với việc làm sai. Giải thích vì sao. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, có thể dán sticker mặt cười vào việc làm đúng (nên làm); sticker mặt mếu vào việc làm sai (không nên làm). HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chì đánh dấu vào tranh. - Đồng tình với hành động (việc nên làm): Tranh 2 - Giờ ăn trưa ở lớp, bạn trai tập trung ăn đúng thời gian quy định. - Không đồng tình với hành động (việc không nên làm): + Tranh 1: Làm hai việc cùng một lúc, vừa đọc truyện vừa ăn trưa. + Tranh 3: Vẽ tranh trong giờ học Toán. Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là nhiệm vụ của mỗi HS. Em nên học tập theo bạn ở tranh 2 và không nên làm theo các bạn ở tranh 1, 3. Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn về một ngày học tập, sinh hoạt của em. - GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một sỗ em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. - HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. - GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thực hiện thời gian biểu khoa học, hợp lí để học tập, sinh hoạt đúng giờ. 4. Vận dụngHoạt động 1 Đưa rơ lời khuyên cho bạn - GV chiếu/treo tranh mục Vận dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát, thảo luận đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa ở trường. - Gợi ý: 1/ Bạn ơi, bạn về chỗ ngủ trưa đi. 2/ Bạn ơi, đừng chơi đùa làm ồn nữa, về chỗ ngủ trưa đi. 3/ Bạn ơi, đừng làm thế. - GV cho HS nêu các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất Kết ỉuận: Chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và không làm Hoạt động 2: Em cùng bạn thực hiện thời gian biểu hợp lí để có lợi cho sức khoẻ và học tập Thực hiện theo thời gian biểu hợp lí là rất quan trọng, ai chưa có thời gian biểu hợp lí cho việc ản uống, học tập, chơi, ngủ,... thì cần điều chỉnh cho phù hợp để có lợi cho sức khoẻ và đảm bảo việc học tập. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. |
-HS hát -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS trả lời - Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. -HS chọn -HS lắng nghe -HS quan sát -HS trả lời -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe |
................................................................................................................
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022
Tiết 1,2:Tiếng Việt Bài 85: Ôn tập ................................................................................................................
Tiết 3: Toán Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 . Thực hiện tính nhẩm ( qua bảng cộng trừ). Vận dụng nêu được phép tính thích hợp với tình huống thực tế liên quan.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu để thực hiên trò chơi
- Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1 : Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài : |
- Hát - Lắng nghe |
2.Hoạt động |
|
* Bài 1: Tính nhẩm - GV nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS dựa vào bảng cộng, bảng trừ để tính nhẩm -HS nêu kết quả - GV cùng Hs nhận xét |
- Hstheo dõi - HS tính -HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. a) GV yêu cầu HS tính nhẩm: 5 + 3 = 8, sau đó điền 8 vào ô vuông. Tương tự giáo viên cho HS làm phần còn lại b) Điền >, <, = GV yêu cầu HS tính kết quả rồi so sánh điền kết quả vào ô trống - GV cùng Hs nhận xét
|
- HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
*Bài 3: Tính nhẩm - Nêu yêu cầu bài tập - GV: Bạn ong đang mang trên mình số 5, các em hãy tìm những bông hoa ghi phép tính có kết quả bằng 5 - HS tính nhẩm và tìm - GV cùng Hs nhận xét |
- HS nêu - HS trả lời - HS thực hiện
- HS nhận xét |
*Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập -GV: Từ các số 2,7,1,9 các em hãy lập các phép tính cộng trừ đúng - HD HS làm việc theo nhóm -Trình bày kết quả - GV cùng Hs nhận xét
|
- HS lắng nghe - HS làm việc theo nhóm - Trình bày kết quả - Nhận xét |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
|
................................................................................................................Tiết 4: TN&XH Cây xung quanh em
Tiết 2 |
|
1.Mở đầu: -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đây là cây gì?" bằng cách cho HS đoán tên cậy dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng. 2.Hoạt động khám phá GV phát lại cho HS các chậu hoặc khay nhựa trồng cây đỗ mà tiết trước HS đã thực hành gieo hạt (nếu cây đã đủ lớn) hoặc cây thật mà GV và HS đã chuẩn bị và yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nhóm: - Cây có mấy bộ phận? Đó là những bộ nào? - Hãy chỉ và nêu rõ tên từng bộ phận trên cây Yêu cầu cần đạt: HS chỉ và nêu được tên (trên cây thật) các bộ phận chính của cây: rễ, thân, lá và hoa, quả (nếu có). 3. Hoạt động thực hành GV cho HS quan sát mô hình hình một cây (hoặc cây thật) với đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả và đặt câu hỏi: Cây có mấy bộ phận, chỉ và nói tên các bộ phận đó, Yêu cầu cần đạt: HS nêu được cây thường có các bộ phận là rể, thân, lá, hoa, quả và chỉ được các bộ phận đó. 4.Hoạt động vận dụng Hoạt động 1 GV cho HS quan sát hình các cây với các bộ phận có hình dạng đặc biệt trong SGK, cũng như quan sát thêm những hình mà GV và HS sưu tầm được yêu cầu thảo luận, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những cây đó. Yêu cầu cần đạt: HS biết được: Mặc dù tất cả các cây đều có rễ, thân, lá, nhiều cây có hoa và quả nhưng hình dạng, kích thước,... của các bộ phận này không giống nhau. Ở một số cây, bộ phận thân có hình dạng đặc biệt: su hào, khoai tây (thân phình to thành củ); thanh long (lá biến thành gai, bộ phận mang quả chính là thân cành); cây khoai lang, sắn, củ cải, cà rốt (rẽ phình to thành củ),... Hoạt động 2 -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: về một cây mà em thích, tô mầu và ghi tên các bộ phận bên ngoài của cây. -Sau khi hoàn thành giới thiệu trước lớp. Yêu cầu cần đạt: HS vẽ, chủ thích các bộ phận bên ngoài và mô tả được loại cây mà mình thích. 5. Đánh giá HS nêu và chỉ rõ được các bộ phận bên ngoài của cây, yêu thích và biết chăm sóc cây. 6. Hướng dẫn về nhà Yêu cầu HS sưu tầm hình về các nhóm cây: cây cho bóng mát, cây ăn quả, cây rau và cây hoa. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau |
- HS chơi trò chơi - HS quan sát và thảo luận theo nhóm - HS quan sát và trả lời - HS quan sát hình các cây với các bộ phận có hình dạng đặc biệt trong SGK - HS thảo luận, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những cây đó - HS thực hiện tô màu - HS giới thiệu trước lớp -HS nêu và chỉ rõ được các bộ phận bên ngoài của cây, yêu thích và biết chăm sóc cây. - HS lắng nghe - HS nêu - HS lắng nghe |
................................................................................................................
Tiết 4: Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt lớp
Dạy phòng tránh tai nạn thương tích.
Bài 4: Phòng tránh tai nạn do bom mìn, cháy nổ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 5 “Em quý trọng bản thân”
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
- HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
1 phút
10 phút
8 phút
|
1.Ổn định tổ chức: - GV mời chủ tịch HĐTQ lên ổn định lớp học. 2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau a/ Sơ kết tuần học * Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua. - Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua. Sau báo cáo của mỗi ban, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến. - CTHĐTQ nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng ban đã báo cáo bằng một tràng pháo tay (vỗ tay). - CTHĐTQ tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, ban nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có). - CTHĐTQ mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về: + Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp. + Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần. + Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp). + Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. - CTHĐTQ: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. - CTHĐTQ: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình. b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới * Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo. *Cách thức tiến hành: - CTHĐTQ yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện. - Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban. - CTHĐTQ cho cả lớp hát một bài trước khi các ban báo cáo kế hoạch tuần tới. - Lần lượt các Trưởng ban báo cáo kế hoạch tuần tới. Sau mỗi ban báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện. - CTHĐTQ: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các ban. Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời) - CTHĐTQ: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay. - CTHĐTQ: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến. - Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các ban. |
-HS hát một số bài hát.
-Các trưởng ban nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các ban.
- CTHĐTQ nhận xét chung cả lớp.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các ban thực hiện theo CTHĐ. - Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.
- Trưởng ban lên báo cáo.
|
14 phút
|
3. Sinh hoạt theo chủ đề -Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao,… của HS trong lớp cho vào hộp -Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng |
-HS tham gia trò chơi
|
6 phút
|
ĐÁNH GIÁ a) Cá nhân tự đánh giá GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây: -Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau: +Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn +Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực -Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên -Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực b) Đánh giá theo tổ/ nhóm -GV HD tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không c) Đánh giá chung của GV GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung |
-HS tự đánh giá
|
1 phút |
4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học của lớp mình. - GV dặn dò nhắc nhở HS |
-HS lắng nghe |