''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Tài nguyên » Kế hoạch bài dạy

Khối 1

Cập nhật lúc : 16:47 03/04/2022  

Kế hoạch bài dạy tuần 29 lớp 1/2

    Trường TH&THCS Lê Văn Miến                                                                Kế hoạch bài dạy lớp 1/2

 

                                              TUẦN 29

                            Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022

Tiết 1: Chào cờ: HĐTN (1) Sinh hoạt dưới cờ : Hát ca ngợi cảnh đẹp

Tiết 2,3: Tiếng Việt           Luyện tập tuần 28  

.................................................................................................................
Tiết 4: Toán           Bài 35: Các ngày trong tuần

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các ngày trong một tuần lễ. Một tuần lễ có 7 ngày.

- Bước đầu làm quen và hiểu các khái niệm “ hôm nay”, “hôm qua”, “ ngày mai”. 

2. Phát triển năng lực:

-Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, đặc biệt là khả năng quan sát.

-Bước đầu biết chỉ ra chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.

-Xác định cách thức giải quyết vấn đề.

-Thực hiện và trình bày giải pháp cho vấn đề.

3. Năng lực – phẩm chất chung:

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Các đồ dùng, vật liệu để thực hiện bài tập nhóm.

- HS:  Bộ đồ dùng học toán 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

Thời gian

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

4 phút

 

 

 

 

 

 

 

26 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 phút

1. Hoạt động 1: Khởi động: 

-GV nói: Bây giờ chúng mình sẽ đứng lên vừa đi vừa hát bài hát “Cả tuần đều ngoan”.

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về những ngày nào trong tuần?

-GV nhận xét.

2.  Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập

* Bài 1:Tìm đường về nhà.

-GV chiếu bài lên bảng cho  HS quan sát.

- GV gọi  HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV dẫn dắt bài: Bạn ốc sên bị quên đường về nhà. Chúng ta cần tìm đường về nhà cho bạn ốc sên. Con đường này rất đặc biệt. Nó phải đi qua tất cả những viên đá, nhưng mỗi viên đá chỉ được đi qua 1 lần.

-Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 và tìm đáp án đúng theo yêu cầu bài tập.

-GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

-Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác.

* Bài 2: Xem thời khóa biểu của bạn Rô-bốt rồi trả lời.

-GV chiếu bài lên bảng cho  HS quan sát.

- GV gọi  HS nêu yêu cầu bài tập.

-GV cho HS đọc nối tiếp cột nội dung các ngày.

- Gv mời HS đọc yêu cầu

a/ Ro-bốt học những mộn học gì trong ngày thứ ba?

-GV mời HS trả lời cá nhân.

-GV nhận xét.

- Gv mời HS đọc yêu cầu

b/.Rô bốt học Tiếng việt vào những ngày nào trong tuần?

-GV hướng dẫn HS cách quan sát Thời Khóa biểu để tìm những ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt.

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trình bày vào phiếu nhóm bằng cách đánh dấu vào các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt theo bảng sau:

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

ü  

 

ü  

 

ü  

-GV mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

-Gv nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm làm nhanh và chính xác.

* Bài 3: Rô bốt đi du lịch. Hành trình đi du lịch của rô bốt qua các địa điểm 1-2-3-4-5-6-7

-GV chiếu bảng đồ lên bảng cho  HS quan sát.

-Gv đặt câu hỏi gợi ý:

+Bức tranh mô tả gì?

+Em thấy những gì trên bức tranh?

-GV giải thích cụ thể: “”Từ thứ hai, bạn Rô bốt bắt dầu chuyến du lịch xuyên Việt trong 1 tuần qua 7 địa điểm. Địa điểm đầu tiên mà bạn Rô bốt chọn trong chuyến đi là Cao Bằng.””

-Gv lưu ý HS xác định ngày trong tuần tương ứng với số hiệu các địa điểm.

1(thứ hai) – 2 (thứ ba) – 3 (thứ tư) – 4 (thứ năm) – 5 (thứ sáu) – 6 (thứ bảy) – 7 (chủ nhật)

-Gv gọi HS đọc các câu hỏi :

a/.Thứ ba, Rô bốt ở đâu?

b/.Thứ mấy  Rô bốt ở Đà Nẵng?

c/. Rô bốt kết thúc hành trình vào ngày nào trong tuần?

-Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời tương ứng.

-GV mời Đại diện các nhóm lên trình bày.

-GV nhận xét và chốt ý, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.

3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

-Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học

- GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài mới

- HS lắng nghe

-HS trả lời “Cả tuần đều ngoan”

-HS trả lời: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.

- HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS đọc to.

- HS lắng nghe

-HS thảo luận nhóm 5

-Đại diện nhóm lên trình bày.

- HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS đọc to.

-Hs đọc nối tiếp.

-HS đọc to.

-HS trả lời cá nhân.

+lắp ghép hình, máy tính, bay.

- HS lắng nghe

-HS đọc to.

-HS quan sát TKB

-HS thảo luận nhóm và tìm các ngày Rô bốt có học môn Tiếng việt.

-Đại diện nhóm lên trình bày.

Thứ hai, thứ tư, thứ sáu

- HS lắng nghe

-HS quan sát

- HS lắng nghe

-HS trả lời

- HS lắng nghe

-HS đọc to

-HS thảo luận nhóm

 

-HS lên trình bày

a/.Hà Nội

b/. Thứ năm

c/.Chủ nhật

- HS lắng nghe

………………………………………………………………………….   

Tiết 5,6: Tiếng Việt              Những cánh cò

I.MỤC TIÊU

Hình thành năng lực, phẩm chất

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa     vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu

đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Kiến thức ngữ văn

GV nắm được đặc điểm của VB tự sự, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba (một hình thức sáng tác phi hư cấu) và nội dung của VB Những cánh cò.

GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

Kiến thức đời sống

GV nắm được đặc điểm sinh sống của loài cò, thể hiện đặc điểm của môi trường thiên nhiên xưa và nay (để hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi); nắm được những phản ứng (ứng xử) của các loài trước sự biến đổi của môi trường thiên nhiên theo nguyên lí “đất lành chim đậu”.

GV nắm được ý nghĩa của việc giữ gìn một môi trường thiên nhiên trong lành.

Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh

2.Học sinh

-  Sách giáo khoa, vở bài tập

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ôn và khởi động(4-5’)

 - Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

 - Khởi động:

  + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

  a. Em thấy gì trong mỗi bức tranh?

  b. Em thích khung cảnh ở bức tranh nào hơn? Vì sao?)

   + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

   + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Những cánh cò.

2.Đọc ( 29-30’)

 - GV đọc mẫu toàn VB. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HS đọc câu

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.   - - GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (luỹ tre, cao vút, cao tốc, mịt mù).

 + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lẩn 2. GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. (VD: Bây giờ,/ ao, hồ, đầm phải nhường chỗ cho những toà nhà cao vút,/ những con đường cao tốc,/ những nhà mấy toả khói mịt mù.)

- HS đọc đoạn

   + GV chia VB thành các đoạn (đoạn 1: từ đầu đến ao, hồ, đầm, đoạn 2: phẩn còn lại). + Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt.

  + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài {ỉuỹ tre: tre mọc thành hàng rất dày; cao vút: rất cao, vươn thẳng lên không trung; cao tốc: có tốc độ cao; mịt mù: không nhìn thấy gì do khói, bụi, hơi nước,...).

+ HS đọc đoạn theo nhóm.

- HS và GV đọc toàn VB

 + 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

  + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phẩn trả lời câu hỏi

Hỏi mẹ

-  HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

-  Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi

-  Học sinh lắng nghe

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2

+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt

 + HS đọc đoạn theo nhóm.

HS và GV đọc toàn VB

+ 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

3. Trả lời câu hỏi (14-15’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

a. Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở đâu?

b. Bây giờ ở quê của bé, những gì đã thay thế ao, hồ, đầm?

c. Điểu gì khiến đàn cò sợ hãi?).

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và câu trả lời cho từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời

Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

4.Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3 (18-20’)

 - GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và c (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở.

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

-  Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời

a. Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hổ, đầm

 b. Bây giờ ở quê của bé, thay thế cho ao, hồ, đầm là những toà nhà cao vút, những con đường cao tốc, những nhà máy toả khói mịt mù

 c. Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi).

-  HS viết câu trả lời vào vở: Hằng ngày, cò đi mò tôm, bắt cá ở các ao, hồ, đầm; Những âm thanh ồn ào khiến đàn cò sợ hãi.

................................................................................................................

                            Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt       Những cánh cò

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (16-17’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

 - GV yêu cẩu đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh,

a. Đàn chim đậu trên những ngọn cây cao vút;

b. Từng áng mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh.)

 - GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

 - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

6. Quan sát các bức tranh và nói việc làm nào tôt và việc làm nào chưa tốt (17-18’)

 - GV yêu cầu HS quan sát và nhận biết hình ảnh trong các bức tranh.

 - Yêu cẩu HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh (tranh nào thể hiện những việc làm tốt, tranh nào thể hiện những việc làm chưa tốt), thảo luận và xác định tính chất của mỗi tranh (có thể chia lớp thành các nhóm, từng cặp 2 nhóm một thi với nhau, mỗi nhóm quan sát, phân tích, thảo luận và phân loại tranh theo yêu cầu của bài).

 - GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh.

 - HS và GV nhận xét.

- HS làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả

a. Đàn chim đậu trên những ngọn cây cao vút.

b. Từng áng mây trắng nhẹ trôi trên bầu trời trong xanh.

- HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh, thảo luận và phân loại tranh

- HS trình bày kết quả nói theo tranh.

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

7.Nghe viết(17-18’)

 - GV đọc to cả đoạn văn. (Ao, hồ, đầm phải nhường chỗ cho nhà cao tầng, đường cao tốc và nhà máy. Cò chẳng còn nơi kiếm ăn. Thế là chúng bay đi.)

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

 + Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.

 + Chữ dễ viết sai chính tả: nhường chỗ, đường cao tốc,...

 - GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

 -Đọc và viết chính tả:

 + GV đọc từng câu cho HS viết. Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Ao, hồ, đầm/ phải nhường chỗ/ cho nhà cao tầng,/ đường cao tốc/ và nhà máy./ Cò chẳng còn nơi kiếm ăn./ Thế là chúng bay đi). Mỗi cụm đọc từ 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

  + Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.

 + HS đối vở cho nhau để rà soát lỗi.

 + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông(9-10’)

 - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

 - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.

Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

 - Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đổng thanh một số lẩn.

- Em thích nông thôn hay thành phố? Vì sao?

 - HS chia nhóm, từng HS nói vê sở thích (nông thôn hay thành phố) của mình và giải thích lí do vì sao (VD: thích nông thôn vì không khí trong lành, có sông, hồ, đồng, ruộng...; thích thành phố vì nhiều đường phố đông vui, náo nhiệt, có công viên để vui chơi, có rạp chiếu phim để xem phim...)

9.Củng cố (4-5’)

 - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

 - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- HS lắng nghe

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS nghe đọc và viết bài vào vở

-  HS rà soát lỗi.

    

- HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.

-  HS lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS đọc từ ngữ: CN - CL

HS HĐ nhóm

 - Từng HS nói vê sở thích (nông thôn hay thành phố

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

.................................................................................................................   

                         Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt            Buổi trưa hè

I.MỤC TIÊU

Hình thành năng lực, phẩm chất

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức vê vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2.Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi vê nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đê đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Kiến thức ngữ văn

GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Buổi trưa hè, nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (chập chờn, rạo rực) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

Kiến thức đời sống

GV có hiểu biết thực tế vê mùa và đặc trưng của từng mùa trong năm.

Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh.

2.Học sinh

- Sách giáo khoa, vở bài tập

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ôn và khởi động (4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một sò điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

 -Khởi động:

 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

 a. Em thấy những gì trong tranh?

 b. Cảnh vật và con người ở đấy như thế nào?

 + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

 + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Buổi trưa hè.

2.Đọc ( 24-25’)

 - GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc đúng, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

 - HS đọc từng dòng thơ

 + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ có thể khó đối với HS (nằm im, ngẫm nghĩ,...).

 + Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. GV hướng dẫn HS đọc một số câu thơ, VD: Hoa đại/ thơm hơn; Giữa/ giờ trưa vắng; Con bướm/ chập chờn; Vờn/ đôi cánh nắng.

- HS đọc từng khổ thơ

 + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

 + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt.

 + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (chập chờn: trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không; rạo rực: ở trạng thái có những cảm xúc, tình cảm làm xao xuyến trong lòng, như có cái gì thôi thúc không yên).

 + HS đọc đoạn theo nhóm.

- HS và GV đọc toàn VB

 + GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phẩn trả lời câu hỏi.

3. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vân với nhau( 5’)

GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẩn với nhau.

HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và HS nhận xét, đánh giá.

GV và HS thống nhất câu trả lời (dim - im, lá - ả, nghỉ - nghĩ, hơn - chờn,...).

 - Những cánh cò

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

- HS lắng nghe

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1

+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2

+  Một số HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, 2 lượt.

-  HS đọc đoạn theo nhóm

+ 1-2 HS đọc thành tiếng toàn VB.

-  HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vẩn với nhau

- HS viết những tiếng tìm được vào vở: dim - im, lá - ả, nghỉ - nghĩ, hơn - chờn,....

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 

4.Trả lời câu hỏi (9-10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

a. Những con vật nào được nói tới trong bài thơ?

b. Những từ ngữ nào trong bài thơ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh?

 c. Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời

 (a. con bò, con bướm; b. Từ ngữ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh: lim dim, êm ả, vắng; c. Câu trả lời mở).

* Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).

4.Học thuộc lòng (10- 12’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ cuối.

 -GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ

quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

5.Nói về điều em thích ở mùa hè (6-7’)

- GV yêu cầu HS chia nhóm và trao đổi với nhau.

- Một số (2 - 3) HS trình bày trước lớp.

6.Củng cô (4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS

- HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.

- Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình.

a. con bò, con bướm;

b. Từ ngữ cho thấy buổi trưa hè rất yên tĩnh: lim dim, êm ả, vắng

- Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.

 - HS thuộc lòng hai khổ thơ cuối.

-  HS chia nhóm và trao đổi với nhau.

 

 

 

 

 

 

- Một số (2 - 3) HS trình bày trước lớp.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

................................................................................................................

Tiết 3: Toán            Bài 35: Các ngày trong tuần (tiết 3)

                      Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2022

Tiết 1,2: Tiếng Việt           Hoa phượng

I.MỤC TIÊU

Hình thành năng lực, phẩm chất

1.Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau, củng cố kiến thức về vẩn; thuộc lòng một khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vẩn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

3. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với thiên nhiên và nơi mình sinh sống; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Kiên thức ngữ văn

GV nắm được đặc điểm vẩn, nhịp và nội dung của bài thơ Hoa phượng-, nghĩa của các từ ngữ khó trong bài thơ (lấm tấm, bừng, rừng rực cháy) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

Phương tiện dạy học

Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù

hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh

2.Học sinh

- Sách giáo khoa, vở bài tập

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ôn và khởi động(4-5’)

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động:

 + GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. (a. Tranh vẽ hoa gì? b. Em biết gì về loài hoa này?)

 + Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

 + GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài thơ Hoa phượng.

2.Đọc ( 24-25’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

-HS đọc từng dòng thơ

 + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1. GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngĩí có thể khó đối với HS (lấm tấm, lẫn, rừng rực, nở, lửa,...).

 + Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.

GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ.

 - HS đọc từng khổ thơ

 + GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ.

 + Một số HS đọc nối tiếp từng khổ/ đoạn, 2 lượt.

 + GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài thơ (lấm tấm: nở ít, xuất hiện rải rác trên cành lá; bừng: ở đây có nghĩa là nở rộ, nở rất nhanh và nhiều; rừng rực cháy: ở đây có nghĩa là hoa phượng như những ngọn lửa).

 + HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

 + Một số HS đọc khổ thơ, mỗi HS đọc một khổ thơ. Các bạn nhận xét, đánh giá.

 - HS đọc cả bài thơ

  + 1 - 2 HS đọc thành tiếng cả bài thơ.

  + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3.Tìm tiếng cùng vẩn với mỗi tiếng xanh, lửa, cây( 4-5’)

 -GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm tiếng trong hoặc ngoài bài thơ cùng vần với các tiếng xanh, lửa, cấy.

 - HS viết những tiếng tìm được vào vở.

 - GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả. GV và  - HS nhận xét, đánh giá.

Buổi trưa hè

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

 

 

 

- Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 1

- Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lẩn 2

- Một số HS đọc nối tiếp từng khổ/ đoạn, 2 lượt.

+ HS đọc từng khổ thơ theo nhóm.

-  Một số HS đọc khổ thơ

- HS đọc ĐT ( CN- CL)

- HS làm việc nhóm

- HS viết những tiếng tìm được vào vở: xanh, lửa, cấy.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

4.Trả lời câu hỏi (9-10’)

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

a. Những câu thơ nào cho biết hoa phượng nở rất nhiều?

b. Trong bài thơ, cây phượng được trổng ở đâu?

c. Theo bạn nhỏ, chị gió và mặt trời đã làm gì giúp cây phượng nở hoa?

- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi và trả lời từng câu hỏi.

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời. Các bạn nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất câu trả lời (a. nghìn mắt lửa, một trời hoa,...; b. góc phố; c. quạt cho cây, ủ lửa).

5.Học thuộc lòng ( 9-10’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu hai khổ thơ đầu.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ đầu bằng cách xoá/ che dẩn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.

6.Vẽ một loài hoa và nói về bức tranh em vẽ (9-10’)

 - GV đưa ra một số bức tranh về loài hoa. GV giới thiệu khái quát về những loài hoa có trong tranh: tên gọi, màu sắc, hương thơm, thường nở vào mùa nào... Hãy cất những bức tranh trước khi đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh.

- GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh: Tên loài hoa em định vẽ là gì? Em thường thấy hoa được trồng ở đâu? Loài hoa ấy có màu gì? Hoa có mấy cánh? Hoa nở từng hông hay chùm?

- HS trao đổi sản phẩm với bạn bên cạnh, nhận xét bài vẽ của nhau.

1- 2 HS nói trước lớp về bức tranh mình vẽ trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

7.Củng cố(4-5’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một bài thơ về thiên nhiên hoặc cuộc sống xung quanh để chuẩn bị cho bài học sau. GV cũng cần chủ động chuẩn bị một sô bài thơ về thiên nhiên và cuộc sống xung quanh để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS.

-  HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi.

- Một số HS trình bày câu trả lời

a. nghìn mắt lửa, một trời hoa,...;

b. góc phố;

 

 c. quạt cho cây, ủ lửa.

-  Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.

- HS thuộc lòng hai khổ thơ

- HS quan sát tranh

 - HS vẽ tranh: HS vẽ loài hoa mình biết hoặc tưởng tượng vào vở.

- 1- 2 HS nói trước lớp về bức tranh mình vẽ trước lớp.

- HS nhắc lại những nội dung đã học

………………………………………………………………………..

Tiết 3: TN&XH:     

                             Bài 26: Cùng khám phá bầu trời

Tiết 3

1.     Mở đầu: Khởi động

- GV  cho HS chơi trò chơi khép chữ vào hình vừa để ôn lại kiến thức sẽ bầu tri ban ngày và ban đêm vừa dễ gây hứng thú, tao tinh thể vào bài học mới.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới

2.     Hoạt động khám phá

 Hoạt động 1

GV yêu cầu HS liên hệ với những gì đã quan sát được hôm trước về bầu trời ban ngày và ban đêm, quan sát hình và hoàn thành phiếu học tập theo các cậu hỏi:

- Bầu trời ban ngày và ban đêm khác nhau thế nào?

- Bầu trời khi nào thì có nhiều mây? Màu của các linh mây ban ngày và ban đến: có khác nhau?

- Khi nào thì nhin thấy Mặt Trời? Khi nào thì  nhìn thấy trăng sao?

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng

Yêu cầu cần đạt: HS nếu được các điểm khác biệt của bầu trời ban ngày và ban đêm, hoàn thành được nhiều so sánh.

Hoạt động 2

-GV yêu cầu HS quan sát và nói lên ý nghĩa của từng hình,

- Yêu cầu HSsau đó nếu vai trò của ánh sáng mặt trời.

-GV nhận xét, chốt đáp án đúng

Yêu cầu cần đạt: Nêu được lợi ích của Mặt Trời dựa vào các hình.

Hoạt động thực hành

-GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Hoạt động nào thường diễn ra vào ban ngày, ban đêm?

+Liên hệ với cuộc sống của các em ở trường và gia đình.

-GV nhận xét

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nếu được những hoạt động thường diễn ra vào ban ngày, ban đêm. Hoạt động vận dụng GV yêu cầu từng cn HS chuẩn bị một cái bút và tờ giấy để trên bàn. Sau đó HS kéo rèm, tắt đèn phòng học và thực hiện theo hướng dẫn trong SGK. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nhận xét xem việc viết chữ khó hay do thực hiện khi không có ánh sáng mặt trời?

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin nói được vai trò chiếu sáng của Mặt Trời đối với đời sống con người.

3.     Đánh giá

- HS biết được cần sinh hoạt điều độ và nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện.

- Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để trả lời các câu hỏi: Minh đang làm gì? Tít khó nói được vai trò của ánh sáng mặt trời.

- GV nhận xét

- GV chốt đáp án

4.     Hướng dẫn về nhà

-  Xem các chương trình dự báo thời tiết trên tivi.

5. Hướng dẫn về nhà

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-         HS chơi trò chơi

-         HS lắng nghe

-         HS lắng nghe

-         HS quan sát và hoàn thành phiếu

-Các nhóm tổng hợp kết quả quan sát và cử đại diện lên báo cáo.

-         HS lắng nghe

-         HS quan sát và nói lên ý nghĩa của từng hình

-         - HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát các hình trong SGK

- 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

-

- HS lắng nghe

- HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để trả lời các câu hỏi

- HS trả lời

- HS lắng nghe

-         HS nhắc lại

-         HS nêu

...............................................................................................................

Tiết 4: Đạo đức

Bài 28: Phòng, tránh điện giật

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

-   Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến bị điện giật.

-   Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của điện giật.

-   Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật.

II. CHUẨN BỊ

-   SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-   Tranh ảnh (các hình ảnh an toàn và hình ảnh vê điện giật), truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh điện giật”;

-   Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1.       Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"

-   GV chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh (gồm các hình ảnh an toàn và hình ảnh bị điện giật).

-   GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời thật nhanh bằng dấu hiệu tay (ngón tay cái chỉ lên trời với các bức tranh làm em cảm thấy an toàn; ngón tay cái chỉ xuống dưới với các bức tranh tình huống em cảm thấy nguy hiểm).

-   GV khen HS có câu trả lời nhanh và chính xác nhất.

Kết luận: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân.

2.       Khám phá

Nhận  biết những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến điện giật và hậu quả của nó

-   GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

-   GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống có thể dẫn tới điện giật.
+ Vi sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến tai nạn điện giật?

+ Em hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật.

+ Em hãy kể thêm các tình huống có thể dẫn đến điện giật?

+ Em sẽ làm gì để phòng, tránh bị điện giật?

Kết luận: Chơi gẩn nguổn điện hở, thả diều dưới đường dây điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đi gần nơi có đường dây điện rơi gần mặt đất,... là những tình huống có thể dẫn đến tai nạn điện giật. Tai nạn điện giật để lại những hậu quả nặng nề: tổn thương cơ thể, ngừng hô hấp,...

3.       Luyện tập

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

-   GV yêu cầu HS xem tranh ở mục Luyện tập trong SGK.

-   GV đặt câu hỏi cho từng tình huống tương ứng với mỗi bức tranh. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

-   GV có thể gợi mở thêm các tình huống khác, nếu còn thời gian.

Kết luận: Không chơi gần trạm biến áp, không chọc que vào ổ điện, tránh xa chỗ dây điện bị đứt để phòng, tránh tai nạn điện giật.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

-   GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh điện giật như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn.

-   GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-   HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-   GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh điện giật.

4.       Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn

-   GV giới thiệu tranh tình huống: Trời nóng, Minh và Quang cởi áo chơi đùa. Quang nghịch ngợm, ném áo của Minh lên cột điện, Minh định trèo lên lấy.

-   GV nêu yêu cầu: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Minh.

-   GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau:

1/ Minh ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy!

2/ Minh ơi, bạn hãy nhờ người lớn lấy giúp.

3/ Minh ơi, cần thận điện giật nhé!

-   GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.

Kết luận: Không chơi gần, tránh xa nơi có nguồn điện để phòng, tránh bị điện giật.

Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòn, tránh bị điện giật

-        HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh bị điện giật. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh bị điện giật (chọn chỗ chơi an toàn, không tự ý sử dụng đồ điện,...) trong các tình huống khác nhau.

-        Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.

Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh bị điện giật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-HS chơi

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

 -HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

-         HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

-HS nêu

-HS lắng nghe

.................................................................................................................   

                           Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2022

Tiết 1,2:Tiếng Việt               Luyện tập tuần 29

I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong các bài :Tia nắng đi đâu, Trong giấc mơ buổi sáng, Ngày mới bắt đầu, Hỏi mẹ, Những cánh cò,Buổi trưa hè, Hoa phượng, thông qua thực hành nhận biết:Viết một câu phù hợp với tranh, Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở và  ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để thể hiện cảm. nhận của con người trước những đổi thay của cuộc sống xung quanh thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (cảm nhận về cuộc sống). Bước đẩu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

Phương tiện dạy học:

Tranh ảnh, video clip vể cảnh vật xung quanh (phong cảnh, hoạt động của con người,...) hoặc thiết bị chiếu để trình chiếu hình tranh cho tranh in. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vẩn HS cần luyện đọc.

2.Học sinh

 - Sách giáo khoa, vở bài tập

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 1. Tia nắng đi đâu?

    1.Viết một câu phù hợp với tranh ( 7-8’)

   - GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi, quan

sát tranh (SHS trang 125) vẽ cảnh bình minh (ông mặt trời thức dậy, bình minh lên, chim ra khỏi tổ, cất tiếng hót). GV có thể gợi ý thêm về tranh bằng cách đặt các câu hỏi như: Tranh vẽ cái gì? Em thấy những gì trong tranh này? Điều gì em thấy thú vị nhất?...

    - Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. Lưu ý tôn trọng những gì HS quan sát và nhận xét vê tranh. Khuyến khích các ý tưởng mang rõ dấu ấn cá nhân.

    - HS cũng có thể tham khảo ý tưởng đã được các HS khác chia sẻ trước lớp và gợi ý của GV.

- GV nhận xét

Bài 2. Trong giấc mơ buổi sáng

2.Viết một câu phù hợp với tranh(7-8’)

- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh (SHS trang 127) vẽ cảnh em bé ngủ và mơ về bầu trời. GV có thể gợi ý thêm vê tranh bằng cách đặt các câu hỏi như: Em thấy những gì trong tranh này? Điểu gì em thấy thú vị nhất?...

- Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. Lưu ý tôn trọng những gì HS quan sát và nhận xét vê tranh. Khuyến khích các ý tưởng mang rõ dấu ấn cá nhân.

- HS viết vào vở một câu vê tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình. HS cũng có thể tham khảo ý tưởng đã được các HS khác chia sẻ trước lớp và gợi ý của GV.

- GV nhận xét

Bài 3. Ngày mới bắt đầu

3.Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở ( 9-10’)

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ mùa xuân, đua nhau, hoa đào, khoe sắc

+ qua, ô cửa sổ, tia nắng, chiếu

 

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. {Mùa xuân, hoa đào đua nhau khoe sắc./ Tia nắng chiểu qua ô cửa sổ.)

HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

- GV nhận xét

Bài 4. Hỏi mẹ

4.Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở ( 8-9’)

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: cánh đồng, trải xuống, vàng óng, ánh nắng.

- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. {Ánh nắng trải xuống cánh đồng vàng óng).

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng

- GV nhận xét

 

 

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh

 

 

 

- Một số HS trình bày kết quả

trao đổi của nhóm

 - HS viết vào vở một câu về

tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình.

  

  - Vào buổi sáng, chim cất tiếng hót; Ông mặt trời mới thức dậy;...

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh

 

- Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm.

 

 

HS có thể nói: Bạn nhỏ đang ngủ và mơ về bầu trời; Bạn nhỏ mơ bay lên bầu trời; Bạn nhỏ mơ trở thành phi công;...

- HS viết vào vở một câu vê tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình.

 

- HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. Mùa xuân, hoa đào đua nhau khoe sắc./ Tia nắng chiểu qua ô cửa sổ.)

 

HS viết vào vở

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi: sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kế

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng: Ánh nắng trải xuống cánh đồng vàng óng.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài 5. Những cánh cò

5. Sắp xêp các từ ngữ thành câu và viết vào vở ( 9-10’)

- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:

+ bạn, thùng, nhặt rác, học sinh, bỏ vào.

+ xuân sang, bay về, đàn cò trắng, từng.

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.

- Một số (2 - 3) HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. {Bạn học sinh nhặt rác bỏ vào thùng/ Xuân sang, từng đàn cò trắng bay về.)

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

- GV nhận xét

Bài 6. Buổi trưa hè

6 Giải câu đố( 6-7’)

GV cho một số (2 - 3) HS đọc thành tiếng câu đố:

Hoa gì nở giữa mùa hè Trong đầm thơm ngát, lá che đội đầu.

HS chỉ ra một số đặc điểm của loài hoa được nêu trong câu đố: nở vào mùa hè, mọc trong đầm, sống dưới nước, lá màu xanh, to giống như chiếc nón đội đầu. GV giải thích đó là những đặc điểm liên quan đến hoa sen. GV có thể trình chiếu cho HS xem một số loài hoa khác.

- GV nhận xét

Bài 7. Hoa phượng

7. Sắp xêp các từ ngữ thành câu và viết vào vở ( 1213’)

 - GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: cây phượng, ở sân trường, đỏ rực, nở hoa.

GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và - HS thống nhất phương án đúng. (Cây phượng nở hoa đỏ rực ở sân trường hoặc Ở sấn trường cây phượng nở hoa đỏ rực...)

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.

- GV nhận xét

8. Củng cố (4-5’)

- GV nhắc lại nội dung bài

-  Nhận xét tiết học

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

-HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu

 

- Một số (2 - 3) HS trình bày kết quả

- HS viết vào vở: Bạn học sinh nhặt rác bỏ vào thùng/ Xuân sang, từng đàn cò trắng bay về.

-  HS hoạt động nhóm đôi

-  HS đọc thành tiếng câu đố:

 

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày

- HS chỉ ra một số đặc điểm của loài hoa được nêu trong câu đố: là hoa sen.

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu.

- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.

- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng: Cây phượng nở hoa đỏ rực ở sân trường hoặc Ở sấn trường cây phượng nở hoa đỏ rực...

 

 

............................................................................................................

Tiết 3: Toán          Bài 35: Các ngày trong tuần (tiết 4)

..............................................................................................................

Tiết 4: TN&XH            Thời tiết luôn thay đổi

    I.MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ

- Nhận biết và nếu được các biểu hiện của thời tiết khi trời nắng, trời mưa; khi trời có gió và không có gió

 - Mô tả được hiện tượng nóng lạnh của thời tiết.

- Dựa vào những biểu hiện của thời tiết phân biệt được trời nắng, mưa hay ra rằm mát; Phân biệt được trời có gió mạnh, gió nhẹ và lặng gió; có kĩ năng nhận biết một số dấu hiệu dự bắc trời sắp cố mi ta, giang bị tiểu được tìmột số lợi ích và tác hại của gió,

- Nêu được một số lí do cho thấy được sự cần thiết phải theo dõi thời tiết hằng ngày từ đó có ý thức thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có sự lựa chọn trang phục, hoạt động phù hợp.

- Thực hiện được việc sử dụng trang phục và lựa chọn hoạt động phải hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ; có ý thức tự giác chuẩn bị trang phục và đồ dùng cần. thiết khi thời tiết thay đổi; biết nhắc nhở người khác sử dụng trang phục, độ dùng phù hợp với thời tiết

II.CHUẨN BỊ

- GV: Hình SGK phóng to, các vật dụng như: mủ, ô, áo mưa, khẩu trang, ao chống nắng kem chống nắng (nếu có), kính râm, ủng, chong chóng để HS chơi trò chơi, mô hình trang phục để HS chơi trò chơi,...

- HS:

+ Chong chóng.

+Xem kĩ bản tin dự báo thời tiết để họẽ cách giới thiệu về thời tiết của người dẫn chương trình

III. Các hoạt động dạy- học

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.     Mở đầu:

GV cho HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc hoặc clip bài hát: Trời nắng, trời lửa và dẫn dắt vào bài học.

-         GV giới thiệu bài mới

Hoạt động khám phá

GV  yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm hoặc theo bàn:

 +Nêu những biểu hiện khác nhau của bầu trời khi trời nắng, trời mưa ở 2 hình.

-         GV nhận xét, chốt ý đúng

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và nêu được các biểu hiện khác nhau của bầu trời khi trời nắng, trời mưa.

3.     Hoạt động thực hành

-GV tổ chức cho HS chơi theo đội, mỗi đội gồm 5 thành viên.

-Trên bảng. GV vẽ hình 2 bạn HS. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ gắn đồ dùng phù hợp với thời tiết cho 2 bạn.

Khi GV hồ “Trời nắng!" hay "Trời mưa!" 2 đội sẽ lần lượt nhanh tay lựa chọn trong giỏ (hoặc trên bàn, gắn lên bảng cho phù hợp. Đội nào nhanh nhất, gắn đúng nhất sẽ chiến thắng

-         GV nhận xét sau phần chơi của HS

Yêu cầu cần đạt: HS tự lựa chọn đồ dùng phù hợp với thời tiết, có ý thức nhắc nhở bạn củng thực hiện

4.     Hoạt động vận dụng

GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận nội dung:

+ Các bạn đang làm gì trong từng hình?

+ Điều đó nên hay không nên? Vì sao?

-         GV cho HS nhận xét

-         GV nhận xét, chốt ý đúng

-         GV kết luận: Hình HS rình bắt chuồn chuồn dưới trời nắng - không nên vì trời nắng to  bị cảm; hình HS trú mưa chờ ngớt mới về - nên vì đi dưới trời mưa to nguy hiểm, nếu trời mưa vừa thì cần có áo mưa; hình HS trú mưa dưới gốc cây to – không nên vì khi mưa to dẻ kèm theo sim sét nguy hiểm).

Yêu cầu cần đạt: HS có kiến thức và kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, tránh nguy hiểm khi trời mưa hay nắng to.

3. Đánh giá

HS biết xem dự báo thời tiết để chuẩn bị trang phục cho phù hợp.

4. Hướng dẫn về nhà

HS tiếp tục theo dõi thời tiết hằng ngày và chọn trang phục phù hợp.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

-         HS vừa hát vừa nhảy theo nhạc

-         HS  lắng nghe

-         HS quan sát, thảo luận theo nhóm

-         Đại diện nhóm lên trình bày

-         HS lắng nghe

-         HS tham gia trò chơi

-         HS lắng nghe luật chơi

-         HS lắng nghe

-         HS quan sát các hình trong SGK

-         Đại diện nhóm trình bày

- HS thảo luận và lên trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS  lắng nghe

- HS  lắng nghe

 

Các tin khác